1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thúc đẩy xuất khẩu cà phê của việt nam sang thị trường hoa kỳ

41 342 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 305 KB

Nội dung

Đ n môn hc LI M ĐU Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, vấn đề tự do hóa thương mại trên thế giới ngày càng diễn ra sôi động và mạnh mẽ. Việt Nam đã là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO), có quan hệ với nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau. Mở ra nhiều cơ hội cho nước ta trong việc xuất khẩu hàng hóa nói chung và cà phê nói riêng. Kinh doanh cà phê ngày nay đã chiếm một vị trí rất quan trọng trên phạm vi toàn thế giới. Đối với Việt nam, cà phê là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực chỉ đứng sau gạo. Hàng năm xuất khẩu cà phê đem về cho nền kinh tế một lượng ngoại tệ không nhỏ, đồng thời giải quyết hàng trăm nghìn công ăn việc làm cho người lao động trong nước. Việt Nam đã xuất khẩu cà phê sang rất nhiều nước như Đức, Bỉ, Anh, Tây Ban Nha…và không thể không kể đến thị trường Hoa Kỳ, một thị trường tiềm năng. Hoa Kỳ là một trong những nước có nề kinh tế lớn mạnh nhất thế giới. Nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của Hoa Kỳ hàng năm cao, Hoa Kỳ là thị trường mục tiêu của cà phê xuất khẩu Việt Nam và thường là vị trí dẫn đầu trong việc nhập khẩu của cà phê Việt Nam nhiều năm liền. Tuy nhiên cũng cần thấy rằng thị phần của cà phê xuất khẩu Việt Nam ở thị trường Hoa Kỳ còn rất nhỏ bé và uy tín cũng như vị thế của cà phê Việt Nam ở thị trường này là chưa cao. Trong khi đó Việt Nam có năng lực sản xuất cà phê rất lớn, chúng ta có khí hậu và thổ nhưỡng rất thích hợp với cây cà phê. Mặt khác Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký hiệp định thương mại song phương, nhưng khối lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong những năm gần đây lại tăng trưởng chậm mà không ổn định. Vì vậy việc đẩy SV: Đinh Th Mai Lp: QTKD Thương mi 49B 1 Đ n môn hc nhanh tốc độ xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Hoa kỳ là một nhiệm vụ quan trọng của ngành cà phê Việt Nam, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của ngành cà phê cũng như mục tiêu chiến lược xuất nhập khẩu của quốc gia. Nhận thức được ý nghĩa đó, em đã lựa chọn đề tài: “ Thúc đẩy xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ” để viết đề án môn học Kinh tế thương mại. Kết cấu của đề án, ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo đề tài nghiên cứu gồm 3 chương: Chương I: Tổng quan về xuất khẩu cà phê và thị trường Hoa Kỳ. Chương II: Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ. Chương III: Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê sang thị trường Hoa Kỳ. SV: Đinh Th Mai Lp: QTKD Thương mi 49B 2 Đ n môn hc CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VÀ THỊ TRƯNG HOA KÌ I. Khái quát về cà phê Việt Nam 1.1. Cây cà phê Việt Nam Cây cà phê được người Pháp đưa vào Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1870. Năm 1930 chúng ta đã có 5.900 ha diện tích trồng cà phê và đến những năm 1960 –1970 chúng ta đã phát triển một số nông trường quốc doanh về cà phê ở các tỉnh phía Bắc. Đặc biệt ở trong khoảng thời gian này thì vào năm 1964 –1967 chúng ta có được diện tích trồng cà phê lớn nhất là 13.000 ha. Đến nay ngành cà phê Việt Nam có khoảng 500.000 ha diện tích trồng cà phê với sản lượng 1 triệu tấn 1 năm, trong đó các doanh nghiệp Nhà nước (gồm cả các doanh nghiệp trung ương và địa phương) chỉ nắm giữ khoảng 10 –15% diện tích còn 80 – 85% diện tích còn lại nằm trong tay người nông dân hoặc các hộ gia đình hay các chủ trang trại nhỏ. Sau năm 1975 cà phê Việt Nam phát triển mạnh ở các tỉnh Tây Nguyên nhờ các hiệp định hợp tác liên chính phủ với Liên Xô, Cộng hòa dân chủ Đức, Bungari, Tiệp Khắc và Ba Lan. Nhưng có thể nói chỉ có ít xưởng cũ kỹ và chắp vá do Cộng hóa dân chủ Đức lắp ráp từ những năm 1960. Tuy nhiên trong những năm gần đây ngành cà phê Việt Nam đã có được các công ty và các cơ sở chế biến được lắp ráp các trang thiết bị máy móc mới, đảm bảo chế biến được 150.000 – 200.000 tấn cà phê nhân xuất khẩu. Hiện nay, cà phê chủ yếu của Việt Nam là cà phê Robusta đạt 18 triệu bao và sản lượng cà phê Arabica đạt 0,4 triệu bao, cao hơn dự báo của Fortis Bank Nederland là 18,4 triệu bao. Ngành cà phê Việt Nam hiện nay có Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam với tên viết tắt là Vicofa với 78 thành viên. Trong đó Tổng công ty cà phê Việt Nam là thành viên lớn nhất và cũng như của ngành cà phê Việt Nam hiện nay. Toàn ngành cà phê Việt Nam hiện nay có khoảng gần 200 đơn vị tham gia xuất khẩu cà phê trong đó có 78 đơn vị là SV: Đinh Th Mai Lp: QTKD Thương mi 49B 3 Đ n môn hc thành viên của Vicofa. Mỗi năm toàn ngành cà phê xuất khẩu khoảng 700 nghìn tấn với giá trị khoảng 400 – 600 triệu USD và thu hút bình quân 600.000 lao động mỗi năm. 1.2. Đặc điểm của sản xuất kinh doanh cà phê Cà phê có tính thời vụ cao, đây chính là đặc điểm ảnh hưởng lớn nhất tới kinh doanh cà phê. Ngay cả những nước sản xuất và kinh doanh cà phê lớn như Braxin, Colombia cũng chịu tác động bởi đặc điểm này. Vào thời vụ thu hoạch giá cà phê thường xuống thấp do lúc này nông dân đồng loạt thu hoạch số lượng nhiều, các nước xuất khẩu nhiều. Còn vào giữa niên vụ giá cà phê thường tăng lên do hàng bị khan hiếm số lượng ít. Chính vì lý do này mà các nước xuất khẩu cà phê nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà phê nói riêng sẽ có lợi thế hơn khi họ có đủ nguồn tài chính phục vụ cho việc dự trữ cà phê. Các doanh nghiệp sẽ tận dụng lúc thời vụ giá thấp, tích trữ và bán xuất khẩu khi hàng khan hiếm giá cao thì họ sẽ thu được lợi nhuận nhiều. Cà phê là cây công nghiệp dài ngày, có thời gian từ lúc đầu tư tới lúc khai thác từ 3 tới 5 năm. Chính đặc điểm này ảnh hưởng rất lớn tới những nhà sản xuất, đặc biệt đại đa số là những người nông dân ở những nước sản xuất cà phê có nguồn tài chính hạn chế thì vốn đầu tư ban đầu cho sản xuất cà phê của họ chủ yếu là vay từ các ngân hàng. Mặt khác do thời gian khai thác đưa vào kinh doanh dài nên khi thị trường cà phê có biến động theo chiều có lợi thì nhữngngười trồng cà phê khó có thể nắm bắt cơ hội ngay được. Còn khi đưa vào SV: Đinh Th Mai Lp: QTKD Thương mi 49B 4 Đ n môn hc kinh doanh được thì thị trường cà phê lại có những biến chuyển bất lợi khác. Sản xuất cà phê chịu ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện thời tiết, tự nhiên. Những năm do hạn hán, lũ lụt thì cà phê bị mất mùa làm ảnh hưởng lớn tới thị trường cà phê thế giới và làm đảo lộn nhiều dự đoán của các chuyên gia, cũng như kế hoạch của các quốc gia và các công ty kinh doanh cà phê, đặc biệt là đối với những quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất thế giới như Braxin, Việt Nam. Kinh doanh cà phê có tính rủi ro cao, đặc biệt là các hình thức kinh doanh về hợp đồng tương lai, giá trừ lùi… 1. 3. Vai trò của xuất khẩu cà phê đối vi kinh tế, xã hội Việt Nam 1.3.1. Đối vi nn kinh tế, xã hội và môi trường Xuất khẩu cà phê mỗi năm đem về cho nền kinh tế chúng ta một lượng ngoại tệ lớn, khoảng 1 tỷ USD. Xuất khẩu cà phê góp phần không nhỏ vào việc thực hiện mục tiêu của chiến lược xuất nhập khẩu nói riêng và mục tiêu phát triển chiến lược kinh tế xã hội nói chung của đất nước. Mặt khác xuất khẩu cà phê còn góp phần giúp tạo vốn cho đầu tư máy móc trang thiết bị cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế. Là một ngành sử dụng nhiều lao động, xuất khẩu cà phê góp phần tạo ra nhiều công ăn việc làm, giúp giải quyết vấn đề thất nghiệp cho nền kinh tế. Theo Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa) thì mỗi năm ngành cà phê thu hút khoảng 600.000 – 700.000 lao động, thậm chí trong ba tháng thu hoạch số lao động có thể lên tới 800.000 lao động. Lao động làm việc trong ngành cà phê chiếm khoảng 2,93% tổng số lao động trong ngành nông nghiệp và chiếm 1,83% tổng số lao động trên toàn nền kinh tế quốc dân. Mặt khác nhiều năm gần đây khi xác định cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực thì sẽ giúp Nhà nước hoạch định các chính sách như đầu tư, quy SV: Đinh Th Mai Lp: QTKD Thương mi 49B 5 Đ n môn hc hoạch vùng một cách có trọng điểm, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả cao trong phát triển kinh tế. Cà phê không chỉ là cây có giá trị kinh tế cao, mà trồng cà phê còn giúp thực hiện phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái giúp cho nông dân có thể làm giàu trên chính vùng đất của mình. Vì cây cà phê thích hợp với những vùng đất đồi, đặc biệt là cây cà phê Robusta. SV: Đinh Th Mai Lp: QTKD Thương mi 49B 6 Đ n môn hc 1.3.2. Đối vi cc doanh nghiệp sản xuất, chế biến Xuất khẩu cà phê giúp các doanh nghiệp có thêm lợi nhuận, thu được ngoại tệ để đầu tư mua máy móc thiết bị mở rộng và nâng cao sản xuất từ đó tăng lợi nhuận và hiệu quả trong hoạt động của mình. Tham gia kinh doanh xuất khẩu cà phê giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp chuyên doanh về cà phê nâng cao được uy tín hình ảnh của đơn vị trong con mắt các bạn hàng và trên thị trường thế giới từ đó tạo ra cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh để nâng cao hiệu quả hoạt động mở rộng thị trường tăng thị phần và lợi nhuận. Với những doanh nghiệp kinh doanh tổng hợp, việc kinh doanh xuất khẩu cà phê giúp doanh nghiệp có thêm mặt hàng để lựa chọn trong kinh doanh, từ đó lựa chọn được mặt hàng kinh doanh có hiệu quả tăng lợi nhuận uy tín. 1.3.3. Vi người sản xuất cà phê Cà phê là sản phẩm trong nước có nhu cầu không cao do thói quen tiêu dùng của người Châu Á nói chung và người Việt Nam nói riêng thích uống trà hơn cà phê. Vì vậy xuất khẩu cà phê sẽ tìm được đầu ra cho sản phẩm của người nông dân trồng cà phê, giúp họ tiêu thụ được sản phẩm của mình và có thu nhập. Cà phê là một cây trồng rất thích hợp với điều kiện thời tiết và thổ nhưỡng của Việt Nam, đặc biệt là vùng Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ. Cà phê là một loại cây có giá trị kinh tế cao nên việc xuất khẩu cà phê sẽ giúp người nông dân trồng cà phê làm giàu trên chính mảnh đất của mình. Ngoài ra việc trồng cà phê xuất khẩu giúp họ giải tạo ra việc làm cho người nhà trong thời buổi nông nhàn. Bên cạnh đó việc xuất khẩu cà phê còn giúp cho người nông dân trồng cà phê được Nhà nước cũng như doanh nghiệp đầu tư vật tư, giống và kỹ thuật chăm sóc sẽ làm cho họ nâng cao năng xuất lao động, cây trồng và chất lượng sản phẩm qua đó tăng thu nhập cho chính họ. SV: Đinh Th Mai Lp: QTKD Thương mi 49B 7 Đ n môn hc 1.4. Lợi thế và bất lợi của xuất khẩu cà phê Việt Nam 1.4.1. Lợi thế Cà phê Việt Nam có hương vị đặc thù với giá rẻ hơn so với cà phê cùng loại của các nước. Bên cạnh đó cà phê Việt Nam được các nhà rang xay trên thế giới đánh giá cao là dễ chế biến, đặc biệt là chế biến cà phê dùng ngay. Là mặt hàng xuất khẩu chiến lược nên được Nhà nước ưu đãi thông qua các chính sách về tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu, xúc tiến thương mại cũng như các hỗ trợ khác trong nghiên cứu và phát triển. Nhu cầu cà phê thế giới là không ngừng tăng lên, đặc biệt là sự thay đổi tập quán và thói quen tiêu dùng của người Á Đông trong đó phải kể đến người tiêu dùng Nhật Bản và Trung Quốc, hai quốc gia gần với chúng ta và có thị trường rộng lớn. Bên cạnh đó nhu cầu tiêu dùng cà phê của Châu Âu và Bắc Mỹ cũng không ngừng tăng. Việc Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm vận kinh tế đối với Việt Nam và việc hai nước ký hiệp định thương mại song phương (7/2000) là một lợi thế cho việc xuất khẩu cà phê Việt Nam đặc biệt là vào thị trường chiếm thị phần cà phê thế giới lớn như Hoa Kỳ. Chúng ta đã là thành viên chính thức của tổ chức thương mại WTO cho nên có nhiều thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hóa sang các nước phát triển, các nước của tổ chức trên thế giới. 1.5.2. Những bất lợi Chất lượng cà phê xuất khẩu của chúng ta thấp và không đồng đều, đây là một bất lợi lớn của cà phê xuất khẩu Vịêt Nam. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho cà phê xuất khẩu Việt Nam thấp và có sự chênh lệch lớn với giá cà SV: Đinh Th Mai Lp: QTKD Thương mi 49B 8 Đ n môn hc phê thế giới và với Indonesia. Tình trạng cung vượt quá cầu trên thị trường cà phê thế giới trong những năm qua cũng làm cho cà phê xuất khẩu Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn. Các nước xuất khẩu ngày càng nhiều, thị trường tiêu thụ thì hạn chế. Bên cạnh đấy ngày càng xuất hiện nhiều loại nước uống giải khát khác cạch tranh thay thế cà phê. Thể thức mua bán phức tạp của chúng ta cũng góp phần tạo nên bất lợi cho cà phê Việt Nam. Việc các nhà nhập khẩu than phiền về cách thức mua cà phê của họ ở Việt Nam tốn thời gian. Họ phải đến tận nhà xuất khẩu để đàm phán xem xét chất lượng cũng như các cam kết thời hạn, quá tốn kém thời gian. Trong khi với cách thức mua bán trên các sở giao dịch thì họ chỉ mất vài giờ. II. Đặc điểm thị trường cà phê Hoa Kỳ 2.1. Tình hình tiêu thụ cà phê ở Hoa Kỳ Hoa Kỳ hiện có xấp xỉ 309 triệu người. Theo số liệu nghiên cứu của các nhà làm cà phê Việt Nam, có khoảng 1/3 dân số Hoa Kỳ biết uống cà phê. Mỗi năm, người Hoa Kỳ đã chi khoảng hơn 20 tỷ USD cho việc tiêu thụ cà phê. Hiện Hoa Kỳ đứng thứ hai thế giới (chỉ sau Đức) về nhập khẩu cà phê của Việt Nam. Trong 8 niên vụ cà phê gần đây, trung bình mỗi niên vụ Hoa Kỳ nhập khẩu của Việt Nam 112.000 tấn (chiếm khoảng 12% tổng lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam đi các nước). Riêng niên vụ 2008-2009, Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ 138.000 tấn, đạt kim ngạch khoảng 218 triệu USD. 4 tháng đầu năm 2010, Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ khoảng 1.346.400 bao cà phê nhân (tương đương 80.784 tấn, tăng 31,4% so với cùng kỳ 2009); 6.300 bao cà phê rang xay (tương đương 378 tấn, tăng 85,2% so với cùng kỳ 2009); 17.000 bao cà phê hòa tan (tương đương 1.020 tấn, tăng 17,2% so với cùng kỳ 2009). Mặc dù Hoa Kỳ ở gần các nước sản xuất cà phê lớn như Columbia, Brazil và các nước Trung SV: Đinh Th Mai Lp: QTKD Thương mi 49B 9 Đ n môn hc Mỹ, thế nhưng phần lớn các nước này chủ yếu sản xuất cà phê Arabica. Trong khi đó, việc chế biến cần có cà phê Robusta để pha chế. Việt Nam lại là nước trồng rất nhiều cà phê Robusta. Mặc dù qui mô tiêu thụ lớn, song thị trường cà phê Hoa Kì là thị trường “già”, mức tăng trưởng thấp chỉ khoảng 2- 3%/năm, cạnh tranh gay gắt bởi sự có mặt của nhiều thương hiệu cà phê lớn hoạt động lâu năm. Các đối tác Hoa Kỳ thì không thích làm việc qua trung gian, coi trọng luật lệ và luôn đòi hỏi chuyện làm ăn phải nhanh chóng, rõ ràng. Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu cà phê vào Hoa Kỳ hiện vẫn chủ yếu thông qua trung gian. Chất lượng và tính ổn định của nguồn cung là hai yếu tố quan trọng đảm bảo cho cà phê Việt Nam có chỗ đứng vững và mở rộng thị phần ở thị trường Hoa Kỳ thì đây vẫn là hai khâu còn nhiều bất cập. Mặc dù cà phê Robusta của Việt Nam được đánh giá cao, song khâu thu mua nguyên liệu, bảo quản, sơ chế… chưa được quan tâm đúng mức nên chất lượng chậm được cải thiện đã khiến giá cà phê nhân xuất khẩu của Việt Nam luôn thấp hơn các sản phẩm cùng loại của các nước khác. Nguyên nhân thì rất nhiều, nhưng có một nguyên nhân không thể không kể đến là chính sách khuyến khích áp dụng quy trình sản xuất cà phê bền vững vàthân thiện môi trường triển khai chưa hiệu quả. Mở rộng thị phần tại thị trường Hoa Kỳ sẽ tạo cho ngành cà phê Việt Nam một không gian tiêu thụ rộng lớn để phát triển ổn định và lâu dài, đồng thời có thêm điều kiện tiếp cận và mở rộng thị trường khu vực Bắc Mỹ và Trung Đông đầy tiềm năng thông qua mối quan hệ hợp tác với các nhà nhập khẩu, các tập đoàn công nghiệp cà phê của Hoa Kỳ. 2.2. Cung cà phê trên th trường Hoa Kỳ Hoa Kỳ là một thị trường hấp dẫn đối với bất kỳ một quốc gia nào. Có thể nói thị trường Hoa Kỳ chấp nhận mọi loại hàng hóa. Chính vì vậy các quốc gia đều thúc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của mình vào thị trường này nếu có thể. Cà phê là mặt hàng mà được người dân Hoa Kỳ sử dụng nhiều và nó như là một loại đồ uống thông dụng ở đây giống như trà ở SV: Đinh Th Mai Lp: QTKD Thương mi 49B 10 [...]... nhưng thị phần cà phê của Việt Nam ở thị trường Hoa Kỳ chỉ chiếm 15% còn nhỏ bé so với tiềm năng của cà phê Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ Chất lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam nói chung và sang thị trường Hoa Kỳ nói riêng còn kém nên dễ bị các nhà nhập khẩu ép giá Giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam còn thấp và không ổn định Cà phê xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ chủ yếu là cà phê nhân và là loại cà. .. tranh của cà phê Việt Nam không cao, gặp nhiều khó khăn để xâm nhập vào thị trường lớn 2.4 Khả năng cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ 2.4.1 Các sản phẩm cạnh tranh Cà phê xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ chủ yếu là cà phê Robusta (chiếm hơn 80% tổng lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ) , chính vì vậy cà phê Việt Nam xuất khẩu sang. .. cạnh đó cà phê thành phẩm trong cơ cấu xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ cũng đã tăng lên trong thời gian qua Chất lượng cà phê xuất khẩu của cà phê Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ cũng đã được cải thiện và ngày một nâng cao Cà phê Việt Nam được khách hàng Hoa Kỳ đánh giá là mùi thơm và dễ dàng chế biến cũng như sử dụng ngay.Giá cà phê xuất khẩu của chúng ta sang thị trường Hoa Kỳ rẻ,... Đề án môn học tranh chính của cà phê xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ Ngoài ra cà phê xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ còn bị cạnh tranh bởi cà phê arabica vì người dân Hoa Kì có nhu cầu về cà phê arabica khoảng 70% vì vậy cà phê robusta sẽ bị cạnh tranh mạnh và gặp khó khăn trên thị trường Hoa Kỳ Bên cạnh đó cà phê xuất khẩu của Việt Nam trên thị Hoa Kỳ còn bị cạnh tranh bởi các... lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ có xu hướng tăng lên Đặc biệt là kể từ khi Hoa Kỳ dỡ bỏ cấm vận kinh tế đối với Việt Nam, thì khối lượng cà phê xuất khẩu của chúng ta vào Hoa Kỳ tăng lên nhanh chóng và thị trường Hoa kỳ đã trở thành một thị trường xuất khẩu cà phê lớn của Việt Nam Tuy thị trường cà phê thế giới có nhiều biến động phức tạp trong thời gian qua nhưng khối lượng xuất. .. nhưng khối lượng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ vẫn giữ vững Cơ cấu cà phê xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ cũng đã có những thay đổi tích cực, tỷ lệ cà phê chè có giá trị cao đã tăng qua từng năm trong tổng khối lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ Năm 2003 tỷ lệ này đã đạt 20%, trong khi tỷ lệ xuất khẩu cà phê chè của cả nước trên thị trường thế giới chỉ... của Thủ tướng Phan Văn Khải tới Hoa Kỳ Chuyển đổi cơ cấu mặt hàng cà phê xuất khẩu, tăng mặt hàng cà phê thành phẩm trong cơ cấu cà phê xuất khẩu là cà phê rang, cà phê xay và cà phê hòa tan Ngoài ra tăng dần cơ cấu cà phê chè trong xuất khẩu cà phê chè sang thị trường Hoa Kỳ 3.1.2.Về xuất khẩu Trong những năm tới đây theo quan điểm của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng như của ngành cà phê. .. Thị trường xuất khẩu Cùng với sự mở cửa phát triển kinh tế của đất nước, thị trường của cà phê xuất khẩu Việt Nam cũng được mở rộng Đến hiện nay cà phê Việt Nam đã xuất khẩu sang hơn 88 quốc gia và vùng lãnh thổ Theo số liệu thống kê của Tổ chức Cà phê thế giới (ICO), từ năm 2000 lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã vượt qua Colombia để vươn lên trở thành nhà xuất khẩu lớn thứ hai cung cấp cà phê. .. cả nước chỉ có một số ít các cơ sở sản xuất chế biến cà phê thành phẩm xuất khẩu, trong đó đáng kể chỉ có Nhà máy chế biến cà phê Biên Hòa của Vinacafe và doanh nghiệp cà phê Trung Nguyên, một nhà máy của Nestle II Thực trạng xuất khẩu của cà phê Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ 2.1 Kim ngạch và số lượng Trước đây cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa kỳ đều phải qua các trung gian như Singapo... nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ phải cạnh tranh với các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ, các nước Châu Phi, và phải kể đến các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê robusta của Braxin, Colombia, Mêhico, những doanh nghiệp có lợi thế rất lớn so với các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ Đó là 1 cản trở rất lớn để cà phê Việt Nam xuất khẩu sâu . tranh Cà phê xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ chủ yếu là cà phê Robusta (chiếm hơn 80% tổng lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ) , chính vì vậy cà phê Việt Nam xuất khẩu sang. khối lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ. Bảng 2.4: Cơ cấu sản phẩm cà phê của Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ Năm cơ cấu 2007 2008 2009 Cà phê Rubusta 104 82.5 88 Cà phê Arabica 26. rằng thị phần của cà phê xuất khẩu Việt Nam ở thị trường Hoa Kỳ còn rất nhỏ bé và uy tín cũng như vị thế của cà phê Việt Nam ở thị trường này là chưa cao. Trong khi đó Việt Nam có năng lực sản xuất

Ngày đăng: 27/10/2014, 22:00

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ. - thúc đẩy xuất khẩu cà phê của việt nam sang thị trường hoa kỳ
Bảng 2.3 Kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ (Trang 17)
Bảng 2.4: Cơ cấu sản phẩm cà phê của Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ - thúc đẩy xuất khẩu cà phê của việt nam sang thị trường hoa kỳ
Bảng 2.4 Cơ cấu sản phẩm cà phê của Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ (Trang 18)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w