Dự báo về thị trường cà phê thế giớ

Một phần của tài liệu thúc đẩy xuất khẩu cà phê của việt nam sang thị trường hoa kỳ (Trang 26 - 29)

Theo báo cáo công bố tháng 6/2010 của Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ, thời gian gần đây do lượng cà phê tồn kho giảm nên giá cà phê trên thị trường thế giới có xu hướng tăng. Dự kiến sản lượng và tiêu thụ tăng sẽ làm cho thị trường cà phê niên vụ thu hoạch 2010/2011 sôi động hơn. Cà phê tồn kho của thế giới hiện có khoảng 31,3 triệu bao ( 60kg/bao), giảm 5,5 triệu bao so với năm trước, chủ yếu do giảm tồn kho tại Braxin. Hai nước sản xuất cà phê hàng đầu là Braxin và Việt Nam chỉ còn giữ 15% tổng lượng tồn kho, trong khi các nước tiêu thụ là Châu Âu, Hoa Kỳ và Nhật Bản chiếm tới 75% cà phê tồn kho. Gần đây tại Braxin và Việt Nam, chính phủ có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp mua trữ cà phê tồn kho, nhằm tăng lượng tổn kho tại các nước xuất khẩu và giảm tồn kho các nước nhập khẩu để nâng giá cà phê xuất khẩu.

Các nước sản xuất chính: Tổng sản lượng cà phê thế giới niên vụ 2010/2011 dự kiến đạt mức kỷ lục 139.7 triệu bao, tăng tới 14 triệu bao so với niên vụ trước, chủ yếu do sản lượng tăng mạnh tại Braxin. Riêng hai nước Braxin và Việt Nam sẽ chiếm 50% tổng sản lượng cà phê thế giới.

Braxin: Nước này dự kiến sẽ tăng thêm 10,5 triệu bao và đạt sản lượng kỷ lục 55,3 triệu bao trong niên vụ thu hoạch 7/2010 – 6/2011. Riêng cà phê Arabica tăng 8,8 triệu bao đạt 41,8 triệu bao. Sản lượng cà phê Robusta của Braxin tăng thêm 1,7 triệu bao đạt 13,5 triệu bao. Những cơn mưa từ tháng 7-9/2009 đã tạo thuận lợi cho việc ra hoa, kết quả và chăm sóc tốt đã làm tăng sản lượng cà phê. Tuy nhiên nông dân chỉ thu hoạch một vụ, nên việc ra hoa và kết quản vào các thời điểm khác nhau có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng thu hoạch cà phê của Braxin.

Việt Nam: Do trước đó đã có lượng mưa phù hợp tại các vùng trồng cà phê ở Tây Nguyên trong thời kỳ ra hoa niên vụ cà phê năm nay (10/2010- 9/2011) hứa hẹn có vụ thu hoạch tốt. Sản lượng cà phê dự kiến tăng 1,2 triệu bao, đạt 18,7 triệu bao đây là năm thứ 5 liên tiếp sản lượng cà phê được giữ ở mức 17,5 -19,5 triệu bao. Trước đây sản lượng cà phê tăng nhanh trong nhiều năm. Indonesia: Dự kiến tăng thêm 400.000 bao đạt sản lượng 9,6 triệu bao trong niên vụ cà phê từ tháng 4/2010 -3/2011, đưa nước này trở thành nước sản xuất cà phê lớn thứ ba sau Braxin và Việt Nam. Dự kiến sản lượng cà phê của Indonesia tiếp tục tăng trong các năm tới do mới đấy chính phủ thông báo đánh thuế với các sản phẩm coca, vì vậy nông dân chặt bỏ coca để chuyển sang trồng cây cà phê.

Colombia: Niên vụ thu hoạch cà phê năm nay (10/2010- 9/2011), sản lượng cà phê của Colombia dự kiến tăng 800.000 bao, đạt 9 triệu bao. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, sản lượng vẫn thấp hơn mức trung bình của 5 năm qua là 11,8 triệu bao. Thời tiết nóng và khô trong suốt thời kỳ ra hoa và nông dân lo mất mùa nên không sử dụng đủ lượng phân hóa học để chăm sóc cây cà phê, khiến sản lượng giảm mạnh.

Ấn Độ: Niên vụ thu hoạch từ tháng 10/2010 -9/2011, dự kiến sản cà phê Ấn Độ 4,6 triệu bao, giảm 225.000 bao so với niên vụ trước do nhiệt độ cao và ít mưa tại các vùng trồng cà phê.

Mexico: Dự kiến đạt 4,6 triệu bao trong niên vụ thu hoạch cà phê 10/2010 -9/2011, tăng 200.000 bao so với niên vụ trước. Thời tiết thuận lợi và nhiều cây mới trồng bắt đầu cho thu hoạch là nguyên nhân tăng sản lượng. Trong những năm tới diện tích trồng cà phê sẽ tiếp tục tăng so với hiện nay.

Tình hình tiêu thụ cà phê của thế giới.

Dự kiến tổng tiêu thụ cà phê của thế giới đạt mức kỷ lục 131,5 triệu bao, tăng 2,8 triệu bao so với niên vụ trước, trong đó riêng Braxin và EU-27 chiếm khoảng một nửa số này. Trong nhiều năm qua, tiêu thụ cà phê ngay tại các

nước sản xuất, nhất là tại Braxin và Việt Nam, đã tăng nhanh hơn các nước nhập khẩu chính là Hoa Kỳ và EU-27. Tại Braxin, hiệp hội cà phê nước này khuyến khích người dân uống cà phế thông qua những chương trình nâng cao chất lượng cà phê. Còn tại Việt Nam, ngày càng có nhiều quán cà phê được mở tại khắp các tỉnh thành làm tăng số lượng người chuyển từ uống trà sang uống cà phê.

Dự kiến tiêu thụ cà phê tại một số khu vực trên thế giới: Tại Braxin tăng thêm 750.000 bao, đạt mức 19,5 triệu bao. Tại Việt Nam tăng thêm 140.000 bao, đạt mức 1,2 triệu bao.

Tại 27 nước thuộc khối EU tăng thêm 650.000 bao, đạt mức 46,3 triệu bao. Tại Hoa Kỳ tăng thêm 400.000bao, đạt mức 23,7 triệu bao.

Tại Nhật Bản tăng 125.000 bao, đạt mức 6,7 triệu bao.

Tổng nhập khẩu cà phê của thế giới quy ra cà phê hạt tiêu niên vụ này dự kiến đạt 100,2 triệu bao, tăng 4,4 triệu bao so với niên vụ trước. Riêng cà phê hạt là 90,9 triệu bao; cà phê hòa tan là 9 triệu và cà phê rang xay là 0,3 triệu bao quy đổi.

Dự kiến nhập khẩu cà phê tại một số thị trường chính: Tại EU-27 tăng 2,4 triệu bao, đạt mức 46,8 triệu bao. Tại Hoa Kỳ tăng 1,3 triệu bao, đạt mức 23,9 triệu bao. Tại Nhật Bản tăng 125.000 bao, đạt mức 6,8 triệu bao.

Tại Liên Bang Nga tăng 250.000 bao, đạt 4,1 triệu bao (trong đó 60% là cà phê hòa tan quy đổi ra bao).

Tổng xuất khẩu cà phê của thế giới quy ra cà phê hạt niên vụ năm nay dự kiến đạt 103,4 triệu bao, tăng 5,1 triệu bao so với niên vụ trước. Riêng cà phê hạt là 92,9 triệu bao; cà phê hòa tan là 10,3 triệu cà phê rang xay là 0,2 triệu bao quy đổi. Dự kiến Braxin xuất khẩu cà phê đạt 32 triệu bao, tăng 2,9 triệu bao chủ yếu do tăng nhập khẩu tại EU. Xuất khẩu cà phê hạt có thể đạt 28,6 triệu bao và cà phê hòa tan đạt 3,3 triệu bao quy đổi. Việt Nam dự kiến

xuất khẩu 16,8 triệu bao, không thay đổi so với năm trước, trong đó chủ yếu là cà phê hạt chỉ có khoảng 100.000 bao là cà phê hòa tan quy đổi.

Colombia dự kiến xuất khẩu của Colombia là 8,8 triệu bao, tăng 900.000 bao so với năm trước. Gần như toàn bộ sản lượng cà phê thu hoạch của Colombia dành cho xuất khẩu.

Hiện tại, do nguồn cung khan hiến vào dịp gối vụ, số lượng hợp đồng kỳ hạn ký được trong tháng 7 giảm mạnh đã làm giá cà phê thế giới tăng từ giữa tháng 6/2010. Niên vụ 2009/2010, sau khi điều chỉnh các thống kê chính thức, thực tế cả thế giới sản xuất 125,7 triệu bao, tăng 400.000 triệu bao tăng 1,3 triệu bao và Colombia đạt 8,2 triệu bao, giảm 800.00.

Một phần của tài liệu thúc đẩy xuất khẩu cà phê của việt nam sang thị trường hoa kỳ (Trang 26 - 29)