BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG TRẦN ĐỨC MẠNH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHUẨN BỊ NGƯỜI BỆNH TRƯỚC PHẪU THUẬT CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN TẠI KHOA NGOẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ VI
TỔNG QUAN
Đại cương về chuẩn bị NB trước phẫu thuật
Phẫu thuật là các thủ thuật dùng trong ngoại khoa để chữa bệnh hoặc chẩn đoán bệnh Ngoài ra còn mục đích tìm tòi trên cơ sở khoa học những phương pháp và kỹ thuật phẫu thuật mới để giải quyết các yêu cầu chữa bệnh ngày một cao hơn Phẫu thuật gắn liền với các phương pháp vô cảm, chống đau Phẫu thuật gây ra những sang chấn nhất định cho NB về tinh thần, thể chất, có nguy cơ gây tai biến cho người bệnh
Một NB khi được chỉ định phẫu thuật có thể với mục đích khác nhau
- Để chẩn đoán: Sinh thiết hoặc mổ thăm dò;
- Để điều trị triệt để: Cắt bỏ khối u, cắt bỏ ruột thừa viêm…;
- Để tạo hình hoặc thẩm mỹ: Cắt bỏ sẹo dính, tạo hình vú…;
- Có thể là phẫu thuật tạm thời: Mở thông dạ dày…
Chuẩn bị NB trước phẫu thuật là việc làm cần thiết đầu tiên cho tất cả các hoạt động vô cảm hồi sức tiếp theo Qua thăm khám, BS gây mê hiểu rõ được bệnh lý ngoại khoa cũng như các hoạt động phẫu thuật sẽ diễn ra, biết được tiền sử bệnh tật của gia đình và người bệnh, thói quen và tình trạng sức khoẻ hiện tại Trên cơ sở đó, đánh giá được một cách chính xác bệnh tật và các nguy hiểm có thể xảy ra cũng như đề xuất khám hoặc xét nghiệm chuyên khoa bổ sung Sau khi thăm khám người bệnh, người gây mê đưa ra một kế hoạch gây mê và hồi sức tốt nhất cho người bệnh Qua thăm khám cùng với những lời giải thích và động viên phù hợp sẽ giúp NB hiểu, tin tưởng và hợp tác với thầy thuốc [5], [30]
An toàn người bệnh là sự quan tâm của mỗi quốc gia, mỗi cơ sở y tế, người dân và xã hội Tại Hội nghị Thượng đỉnh Bộ trưởng Y tế toàn cầu năm 2016 tại London, Vương Quốc Anh đã khởi xướng phát động mục tiêu an toàn người bệnh, tiếp theo là lần thứ hai tại Đức năm 2017, lần thứ ba tại Nhật năm 2018: An toàn người bệnh được đưa lên thành vấn đề ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự toàn cầu, đã đệ trình và thông qua Đại hội đồng y tế Thế giới tổ chức vào tháng 5/2017 tại Geneva, đã chính thức lấy ngày 17/9 hàng năm là ngày” An toàn người bệnh Thế giới”, bắt đầu từ năm 2019 [49]
Nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã được xây dựng, hướng dẫn và quy định các bệnh viện cần nghiêm túc triển khai thực hiện: Tăng cường hệ thống chính sách, văn bản pháp quy về ATNB; Bảo đảm thiết lập chương trình và xây dựng các quy định cụ thể bảo đảm an toàn người bệnh và nhân viên y tế; Thiết lập hệ thống thu thập, báo cáo, phòng ngừa sự cố y khoa Đồng thời tập trung chỉ đạo theo 6 mục tiêu toàn cầu về an toàn người bệnh:
- Xác định chính xác người bệnh
- Bảo đảm giao tiếp hiệu quả
- Bảo đảm an toàn sử dụng thuốc
- Bảo đảm an toàn phẫu thuật: Phẫu thuật đúng vị trí, đúng phương pháp và đúng người bệnh
- Kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện
- Giảm nguy cơ và hậu quả do ngã
An toàn phẫu thuật: Phẫu thuật đúng vị trí, đúng phương pháp và đúng người bệnh là yếu tố quan trọng giúp phát hiện những nguy cơ sự cố hoặc nguy cơ mất an toàn người bệnh Các công tác kiểm tra được quy định vào các thời điểm lên lịch mổ, vào thời điểm bệnh nhân nhập viện, vào bất kỳ thời điểm nào có bàn giao người bệnh giữa các NVYT và có sự tham gia khi NB tỉnh táo/nhận thức được nếu có thể Việckiểm tra được thực hiện bởi cả ekip phẫu thuật Tất cả các công tác này giúp phát hiệnnhững nguy cơ sự cố hoặc nguy cơ mất an toàn người bệnh Công tác này là đặc biệt quan trọng trong quá trình chuẩn bị và bàn giao người bệnh trước phẫu thuật Đặc biệt, Bộ Y tế đã tích cực tham gia trong cuộc vận động đưa ra sáng kiến
“Ngày An toàn người bệnh Thế giới” Tổ chức Y tế thế giới đã đề ra mười mục tiêu chính nhằm hướng tới An toàn phẫu thuật như sau:
- Phẫu thuật đúng bệnh nhân, đúng vùng mổ
- Sử dụng các phương pháp giảm đau phù hợp tránh gây tổn hại cho người bệnh
- Đánh giá và chuẩn bị đối phó hiệu quả với nguy cơ tắc đường thở và chức năng hô hấp
- Đánh giá và chuẩn bị tốt để xử lý nguy cơ mất máu
- Tránh sử dụng đồ hay thuốc gây dị ứng ở những NB biết có nguy cơ dị ứng
- Áp dụng tối đa các phương pháp giảm thiểu các nguy cơ nhiễm trùng ngoại khoa
- Tránh để quên dụng cụ mổ hay bông gạc trong vùng mổ
- Kiểm tra đối chiếu kỹ bệnh phẩm phẫu thuật
- Thông báo kế quả và trao đổi thông tin đến người tổ chức thực hiện ATPT
- Các bệnh viện và hệ thống y tế thành lập bộ phận có nhiệm vụ thường xuyên theo dõi số lượng và kết quả PT
1.1.2 Vai trò của công tác chuẩn bị NB trước phẫu thuật
Công tác chuẩn bị NB phải được thực hiện xuyên suốt từ khi NB có chỉ định phẫu thuật đến khi họ được phẫu thuật
Mục đích của công tác chuẩn bị trước phẫu thuật là:
- Đánh giá toàn trạng và các bệnh lý nội khoa mà NB mắc phải
- Xác định các yểu tố nguy cơ có thể ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật
- Tư vấn, giải thích cho NB biết về các phương pháp điều trị, phương pháp tối ưu cho
NB NB cũng cần được biết mức độ trầm trọng căn bệnh của mình và nguy cơ xảy ra biến chứng của cuộc phẫu thuật cũng như các vấn đề khác có thể xảy ra trong và sau khi mổ, đặc biệt các vấn đề liên quan đến thẩm mỹ, phục hồi, vận động và hòa nhập với cộng đồng
- Tối ưu hóa tình trạng toàn thân cũng như trạng thái tâm lý, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ xảy ra các tai biến và biến chứng sau phẫu thuật góp phần vào thành công cho cuộc mổ [1], [5], [30]
1.1.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc NB trước phẫu thuật
*Đặc điểm nhân lực Điều dưỡng Điều dưỡng viên hiện tại đang được quan tâm để nâng cao trình độ và tay nghề
Những điều dưỡng chuyên nghiệp có trình độ cao đẳng và đại học, có thâm niên công tác lâu năm trong chăm sóc NB sẽ nhận thức được giá trị của việc áp dụng quy trình điều dưỡng để nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh Người điều dưỡng viên nhận thấy việc áp dụng quy trình điều dưỡng trong chăm sóc NB là khoa học và hiệu quả Điều dưỡng viên được học ở trường và luôn được nâng cao kiến thức về chăm sóc
NB đặc biệt là việc chăm sóc NB dựa vào bằng chứng [21]
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thùy Trâm cho thấy có mối liên quan giữa tuổi và thâm niên công tác của điều dưỡng viên tới mức độ hoàn thành công việc chăm sóc người bệnh Nghiên cứu cho thấy ĐDV dưới 30 tuổi thì có mức độ chưa hoàn thành nhiệm vụ CSNB cao gấp 2 lần so với ĐDV lớn hơn hoặc bằng 30 tuổi ĐDV có thâm niên công tác dưới 10 năm thì mức độ chưa hoàn thành công việc cao gấp 2 lần ĐDV có thâm niên công tác bằng hoặc trên 10 năm Đối với ĐDV có trình độ trung học thì mức độ chưa hoàn thành công việc cao gấp 3 lần đối tượng ĐDV có trình độ cao đẳng trờ lên [31]
*Tổ chức chăm sóc người bệnh
Việc sử dụng quy trình điều dưỡng giúp cho điều dưỡng viên áp dụng được kiến thức chính xác vào chăm sóc, giải quyết vấn đề của NB rõ ràng Sử dụng quy trình điều dưỡng trong chăm sóc NB làm cho người điều dưỡng viên tự tin và yêu nghề của mình và thái độ của họ trong việc áp dụng quy trình điều dưỡng trong chăm sóc NB rất tốt [31]
Bổ sung trang thiết bị, phương tiện phục vụ chăm sóc tăng cường sự tiện nghi cho NB khi nằm viện, sự thuận tiện cho nhân viên y tế trong công tác [31]
*Sự quan tâm của lãnh đạo
Theo sự phát triển của ngành y tế nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, nâng cao chất lượng chăm sóc nên bệnh viện có sự hỗ trợ tốt cho điều dưỡng trong công tác chăm sóc người bệnh Bệnh viện không ngừng đào tạo cán bộ điều dưỡng viên có chất lượng và tạo điều kiện cho điều dưỡng viên làm việc trong môi trường tốt nhất với những quy định, thưởng, phạt rõ ràng Bệnh viện từng bước chuẩn hóa đội ngũ điều dưỡng để đáp ứng nhu cầu xã hội và chuẩn của Bộ Y tế [31]
Việc BV thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá việc áp dụng quy trình điều dưỡng trong chăm sóc NB như một tiêu chuẩn đánh giá điều dưỡng và sự cải tiến chăm sóc [32]
Trong bài báo xuất bản của Health Services Research vào tháng 8 năm 2008, Tiến sĩ Christopher Friese và các đồng nghiệp nhận thấy rằng trình độ học vấn điều dưỡng viên có liên quan đáng kể với kết quả chăm sóc người bệnh Các điều dưỡng viên được chuẩn bị ở cấp độ đại học liên quan đến tỷ lệ tử vong thấp hơn và tỉ lệ sai sót trong chăm sóc ít hơn các đối tượng không được đào tạo đại học
Trong một nghiên cứu được công bố tháng 5 năm 2008 trên Tạp chí Journal of Nursing Administration, Tiến sĩ Linda Aiken và các đồng nghiệp đã khẳng định kết quả từ nghiên cứu năm 2003 cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa trình độ và hiệu quả chăm sóc người bệnh Các nhà nghiên cứu điều dưỡng đã chỉ ra rằng cứ tăng 10% tỷ lệ cử nhân điều dưỡng cho nhân viên bệnh viện thì nguy cơ tử vong của NB giảm 4%
Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật và một số yếu tố liên quan
1.2.1 Thực trạng chuẩn bị NB trước phẫu thuật trên thế giới
Theo nghiên cứu của Blitz JD năm 2016, cho thấy: Có 11 trường hợp tử vong từ 13.964 (0,08%) NB thấy trong thăm khám trước khi phẫu thuật có gây mê và 23 trường hợp tử vong từ 13.964 (0,16%) NB không được thăm khám trước khi gây mê
Theo khảo sát được tiến hành của Martin LA trên 2017 NB trước phẫu thuật cho thấy có có mối liên quan giữa nguồn thông tin y tế được trao đổi giữa thầy thuốc và người bệnh, cho thấy: So với các NB không được chuẩn bị, những người phẫu thuật theo kế hoạch được nhiều thông tin từ NVYT hơn so với phẫu thuật cấp cứu (92 so với 77%, p