1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng công tác chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật có kế hoạch của điều dưỡng tại khoa ngoại bệnh viện đa khoa thọ xuân, thanh hóa năm 2023

44 25 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Công Tác Chuẩn Bị Người Bệnh Trước Phẫu Thuật Có Kế Hoạch Của Điều Dưỡng Tại Khoa Ngoại Bệnh Viện Đa Khoa Thọ Xuân, Thanh Hóa Năm 2023
Trường học Bệnh viện Đa khoa Thọ Xuân
Chuyên ngành Điều dưỡng
Thể loại Luận văn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thanh Hóa
Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 522 KB

Cấu trúc

  • Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (7)
    • 1.1. Cơ sở lý luận (7)
      • 1.1.1. Vai trò của công tác chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật (7)
      • 1.1.2. Mục đích của công tác chuẩn bị trước phẫu thuật (7)
      • 1.1.3. Nội dung của công tác chuẩn bị người bệnh (7)
    • 1.2. Cơ sở thực tiễn (12)
      • 1.2.1. Trên Thế giới (12)
      • 1.2.2. Tại Việt Nam (13)
      • 1.2.3. Các văn bản quy định về việc chuẩn bị người bệnh trước khi phẫu thuật (14)
  • Chương 2: MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT (16)
    • 2.1. Giới thiệu sơ lượng về Bệnh viện Đa khoa Thọ Xuân (16)
    • 2.2. Thực trạng công tác chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật có kế hoạch của điều dưỡng tại khoa Ngoại Bệnh viện Đa khoa Thọ Xuân Thanh Hóa năm 2023 (16)
      • 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu (16)
      • 2.2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu (17)
      • 2.2.3. Thiết kế nghiên cứu (17)
      • 2.2.4. Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu (17)
      • 2.2.5. Tiến trình thu thập số liệu (17)
      • 2.2.7. Xử lý số liệu (19)
      • 2.2.8. Đạo đức nghiên cứu (19)
    • 2.3. Kết quả công tác chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật có kế hoạch tại (19)
      • 2.3.1. Đặc điểm chung của người bệnh trước phẫu thuật có kế hoạch (20)
      • 2.3.2. Thực trạng công tác chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật có kế hoạch (21)
  • Chương 3: BÀN LUẬN (26)
    • 3.1. Đặc điểm chung (26)
    • 3.2. Thực trạng chung của vấn đề khảo sát (26)
    • 3.3. Đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác chuẩn bị trước phẫu thuật có kế hoạch của người Điều dưỡng (31)
      • 3.3.1. Ưu điểm (31)
      • 3.2.2. Tồn tại (32)
      • 3.2.3. Đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác chuẩn bị trước phẫu thuật có kế hoạch (32)
  • KẾT LUẬN (36)
  • PHỤ LỤC (0)

Nội dung

Mô tả thực trạng công tác chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuậtcó kế hoạch của điều dưỡng tại khoa Ngoại Bệnh viện Đa khoa Thọ Xuânnăm 2023 Thông qua ý kiến người bệnh và hồ sơ bệnh án..

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Cơ sở lý luận

1.1.1 Vai trò của công tác chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật

Tai biến trong điều trị và phẫu thuật là sự cố gây nguy hại cho người bệnh ngoài ý muốn, xảy ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, điều trị người bệnh Dù tai biến xảy ra ở bất cứ mức độ và nguyên nhân nào cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, tinh thần và thể chất của người bệnh Nhiều tai biến có thể xảy ra do thiếu sót trong công tác chuẩn bị và kiểm soát người bệnh trước, trong và sau phẫu thuật Những tai biến đó hoàn toàn có thể kiểm soát và giảm thiểu được nếu công tác chuẩn bị trước phẫu thuật được kiểm soát chặt chẽ Do vậy, chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật phải được thực hiện một cách nghiêm túc, cẩn trọng, chu đáo và theo một quy trình nhất định để tránh sai sót [1].

Công tác chuẩn bị người bệnh phải được thực hiện xuyên suốt từ khi người bệnh có chỉ định phẫu thuật đến khi họ được phẫu thuật.

1.1.2 Mục đích của công tác chuẩn bị trước phẫu thuật

Công tác chuẩn bị trước phẫu thuật nhằm:

Chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật là việc làm cần thiết đầu tiên cho tất cả các hoạt động gây mê hồi sức tiếp theo Công tác chuẩn bị người bệnh phẫu thuật theo kế hoạch cần sự tham gia của đội ngũ nhân viên y tế, bao gồm cả bác sĩ phẫu thuật, bác sĩ gây mê, kỹ thuật viên, điều dưỡng…, trong đó, người bệnh đóng vai trò trung tâm Tất cả công tác chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật đều hướng đến mục đích đảm bảo an toàn tối đa cho người bệnh, giúp phẫu thuật thuận lợi, tăng tỷ lệ thành công của cuộc phẫu thuật [1].

1.1.3 Nội dung của công tác chuẩn bị người bệnh

Chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật bao gồm những việc sau:

Chuẩn bị trước phẫu thuật cho người bệnh bao gồm các phần: Thăm khám trước gây mê Đánh giá nguy cơ người bệnh trước khi gây mê Chuẩn bị người bệnh trước khi gây mê

Lập kế hoạch gây mê hồi sức

Thăm khám người bệnh trước gây mê là một trong những phần quan trọng nhất của việc chuẩn bị trước phẫu thuật Thăm khám lâm sàng một cách hệ thống cùng với các thăm dò cận lâm sàng và tìm hiểu tiền sử sẽ giúp bác sĩ gây mê đánh giá chính xác các vấn đề về sức khoẻ của người bệnh [1].

Thăm khám lâm sàng gồm những phần sau đây:

Các bệnh nội khoa: tim mạch, hô hấp, thần kinh cơ, các bệnh nội tiết… Các thuốc đang sử dụng: hỏi kỹ về liều lượng, thời gian sử dụng, đáp ứng với thuốc, đặc biệt là các thuốc điều trị tăng huyết áp, mạch vành, loạn nhịp, thuốc điều trị đái tháo đường và thuốc chống đông.

Các tiền sử khác: tiền sử gây mê hồi sức, tiền sử dị ứng phản ứng thuốc, tiền sử dị ứng với thức ăn, thời tiết, hoá chất…

Các thói quen: hút thuốc lá, nghiện rượu bia, nghiện thuốc phiện… Khám lâm sàng: thăm khám một cách hệ thống như khám nội khoa thông thường, chú ý đánh giá đường hô hấp trên.

Thăm khám toàn trạng, tinh thần, hô hấp, tuần hoàn, thần kinh, bụng, cột sống, các dấu hiệu lâm sàng của Mallampati (đánh giá nguy cơ đặt nội khí quản khó).

Một số yếu tố tiên lượng đặt nội khí quản khó khác: há miệng hạn chế, khoảng cách cằm giáp, hạn chế vận động cột sống cổ, các khối u vùng cổ và hầu họng, béo phì, cổ ngắn.

Phát hiện và điều trị mọi ổ nhiễm khuẩn ở ngoài vị trí phẫu thuật hoặc ổ nhiễm khuẩn tại vị trí phẫu thuật trước phẫu thuật đối với các phẫu thuật có chuẩn bị [1]. Đánh giá các nguy cơ của người bệnh trước gây mê Đánh giá người bệnh theo phân loại tình trạng sức khoẻ ASA, là hệ thống đánh giá người bệnh trước phẫu thuật được Hội Gây mê Hồi sức

Mỹ đưa ra năm 1963 và được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới Ngày nay, phân loại này đã được bổ sung, tình trạng sức khoẻ của người bệnh được đánh giá theo 6 mức độ từ nhẹ đến nặng [1].

Thực hiện các xét nghiệm, cận lâm sàng

Các xét nghiệm cơ bản.

Công thức máu, nhóm máu Đông máu cơ bản

Các xét nghiệm virus: HIV, HbsAg, HCV

Các xét nghiệm khác tuỳ theo tình trạng người bệnh và cuộc phẫu thuật Sinh hoá: đường, điện giải, chức năng gan thận…

Xét nghiệm định lượng glucose máu trước mọi phẫu thuật Duy trì lượng glucose máu ở ngưỡng sinh lý (6 mmol/L trong suốt thời gian phẫu thuật cho tới 48 giờ sau phẫu thuật).

Xét nghiệm định lượng albumin huyết thanh cho mọi người bệnh được phẫu thuật có kế hoạch Những người bệnh phẫu thuật phiên suy dinh dưỡng nặng cần xem xét trì hoãn phẫu thuật và cần bồi dưỡng nâng cao thể trạng trước phẫu thuật. Định lượng hormone tuyết giáp, tuyến thượng thận Điện tim với các người bệnh có tiền sử tim mạch hoặc trên 60 tuổi Chức năng hô hấp với các người bệnh có tiền sử bệnh phổi (hen phế quản, COPD) hoặc phẫu thuật phổi [1].

Chuẩn bị người bệnh trước khi gây mê

Chuẩn bị người bệnh ngày trước phẫu thuật

Cởi bỏ tư trang người bệnh: điều dưỡng nên gửi tư trang của người bệnh cho thân nhân và bàn giao cẩn thận vì những vật này vừa gây trở ngại đè cấn trong tư thế phẫu thuật, vừa gây nhiễm khuẩn vùng phẫu thuật Tốt nhất nên hướng dẫn người bệnh cởi bỏ tư trang để lại nhà trước khi nhập viện.

Tháo răng giả là yêu cầu tuyệt đối vì răng giả gây trở ngại trong việc đặt nội khí quản, gãy hay sứt răng giả, dị vật đường thở nếu răng rớt vào khí quản.

Tóc dài thắt bím lại hay buộc tóc gọn gàng Tóc giả cần được lấy ra vì nó là nguyên nhân gây nhiễm trùng cho vùng phẫu thuật.

Móng tay sơn: chùi sạch móng tay, móng chân có sơn màu giúp quan sát, theo dõi màu sắc da niêm, móng chính xác.

Vệ sinh: nên cho người bệnh vệ sinh sạch sẽ chiều hôm trước phẫu thuật, vệ sinh vùng phẫu thuật và tắm rửa sạch vùng phẫu thuật tốt nhất với xà bông sát khuẩn, nhất là vùng phẫu thuật Người bệnh phẫu thuật phiên phải được tắm bằng dung dịch xà phòng khử khuẩn chứa iodine hoặc chlorhexidine vào tối trước ngày phẫu thuật và/hoặc vào sáng ngày phẫu thuật Người bệnh có thể tắm khô theo cách lau khử khuẩn toàn bộ vùng da của cơ thể, đặc biệt là da vùng phẫu thuật bằng khăn tẩm dung dịch chlorhexidine 2% từ 1-2 lần/ngày trong suốt thời gian nằm viện trước phẫu thuật Không loại bỏ lông trước phẫu thuật trừ người bệnh phẫu thuật sọ não hoặc người bệnh có lông tại vị trí rạch da gây ảnh hưởng tới các thao tác trong quá trình phẫu thuật Với những người bệnh có chỉ định loại bỏ lông, cần loại bỏ lông tại khu phẫu thuật, do NVYT thực hiện trong vòng 1 giờ trước phẫu thuật Sử dụng kéo cắt hoặc máy cạo râu để loại bỏ lông, không sử dụng dao cạo. Ăn uống: chiều trước phẫu thuật ăn nhẹ loãng, tối trước phẫu thuật nhịn ăn hoàn toàn, thường nhịn ăn tối thiểu 8 giờ trước phẫu thuật, ngưng uống tối thiểu trước 4 giờ Sáng hôm sau thực hiện truyền dịch cho người bệnh trước phẫu thuật Trong trường hợp người bệnh gây tê thì không cần nhịn ăn uống tối trước phẫu thuật, chỉ nhịn ăn vào sáng trước phẫu thuật.

Thụt tháo: cần làm sạch ruột tối hôm trước và sáng hôm phẫu thuật như uống thuốc xổ, bơm hậu môn bằng dung dịch tẩy xổ.

Sử dụng kháng sinh dự phòng (KSDP): với các phẫu thuật sạch và sạch

– nhiễm, KSDP cần dùng liều ngắn ngày ngay trước phẫu thuật nhằm diệt các vi khuẩn xâm nhập vào vết phẫu thuật trong thời gian phẫu thuật [1].

Vào buổi sáng hôm phẫu thuật:

Thụt tháo lại sáng trước phẫu thuật, cũng tuỳ vào từng loại phẫu thuật nhưng thường phẫu thuật đại tràng việc này là rất cần thiết.

Chuẩn bị người bệnh: người bệnh thay đồ phẫu thuật sau khi tắm sạch vào buổi sáng.

Cơ sở thực tiễn

Theo các thống kê từ các nước trên thế giới được đánh giá cao về mức độ tin cậy như nghiên cứu tại Bồ Đào Nha được thực hiện bởi các tác giảBerendina Elsina Bouwman Christóforol và Denise Siqueria Carvalho cho thấy một số thủ tục trước phẫu thuật được thực hiện thường xuyên hơn so với các thủ tục khác Trong nghiên cứu này, 41% người bệnh không được tắm rửa, 30% người bệnh có sử dụng răng giả trong khi chỉ 73% trong số đó được yêu cầu tháo răng trước phẫu thuật; 64% mặc áo choàng phẫu thuật;30% mặc đồ ngủ và 6% mặc áo choàng thông thường [15].

Theo nghiên cứu của Blitz JD năm 2016, cho thấy: Có 11 trường hợp tử vong từ 13.964 (0.08%) NB thấy trong thăm khám trước khi phẫu thuật có gây mê và 23 trường hợp tử vong từ 13.964 (0.16%) NB không được thăm khám trước khi gây mê [14].

Tác giả Đoàn Quốc Hưng (2011) và các cộng sự đã thực hiện nghiên cứu ở NB mổ tin hở có chuẩn bị ở người trưởng thành tại khoa Phẫu thuật Tim mạch – Lồng ngực, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho thấy nhận thức về tầm quan trọng của công tác chuẩn bị người bệnh trước mổ chưa phải đã được quán triệt đồng đều tới tất cả thầy thuốc cũng như điều dưỡng Không ít nhân viên y tế nghĩ rằng chỉ cần mổ tốt là được giải thích trước phẫu thuật vẫn còn một tỷ lệ nhất định NB chưa được biết về những can thiệp sau phẫu thuật (84,6%) và nơi nằm điều trị sau phẫu thuật (47,3%), 36,3% NB chưa được bác sĩ gây mê trực tiếp giải thích trước phẫu thuật, vẫn còn 46% điều dưỡng viên chưa quan tâm đến công tác chăm sóc tinh thần cho người bệnh trước phẫu thuật Chỉ có 58 trường hợp (63,7%) bác sĩ giải thích cho cả người nhà và người bệnh, còn lại 33 trường hợp (36,3%) bác sĩ chỉ giải thích về phẫu thuật cho người nhà Tỷ lệ NB không được hướng dẫn tháo răng giả cao (77%), có 61 NB (67%) không được căn dặn [8].

Tác giả Bùi Thị Huyền (2015) đánh giá thực trạng chuẩn bị và bàn giao

NB trước phẫu thuật tại khoa Phẫu thuật – phiếu khám trước phẫu thuật, vẫn còn thiếu 1,3 – 2% Chưa vệ sinh toàn thân hay tại chỗ 58%, chưa thụt tháo 66,7%, chưa băng vô trùng để xác định vùng mổ 84,7% Bàn giao người bệnh: Điều dưỡng nhận NB không kiểm tra lại thông tin, đối chiếu tên NB là 3,3%, chưa thực hiện ký nhận giữa người đưa và người nhận NB 48% Khi kiểm tra thực tế, vệ sinh toàn thân và tại chỗ có tỷ lệ thấp hơn so với kết quả trong phiếu chuẩn bị NB trước phẫu thuật (28% so với 42%) [9].

Tác giả Nguyễn Thị Mai Phương (2016) đánh giá thực trạng công tác chuẩn bị tiền phẫu và bàn giao người bệnh trước mổ tại bệnh viện Mắt thành phố Hồ Chí Minh năm 2016, công tác chuẩn bị người bệnh chưa được thực hiện đầy đủ nhất là hồ sơ bệnh án của người bệnh trước mổ: biên bản hội chẩn phẫu thuật thiếu chữ ký của chủ toạ (16,7%), không khai thác tiền sử dị ứng (20,5%), không ký cam kết phẫu thuật (2,4%), phiếu chăm sóc không ghi đúng quy định (43,3%), hầu hết người bệnh không được thông báo về các biến chứng có khả năng xảy ra sau phẫu thuật, cách tự chăm sóc và phát hiện các biến chứng sau phẫu thuật [11].

Tác giả Trần Thị Thảo (2016) và cộng sự tiến hành nghiên cứu thực trạng chuẩn bị người bệnh trước mổ có kế hoạch tại bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí năm 2016, kết quả cho thấy chỉ có 68% người bệnh được bác sĩ gây mê khám trước mổ, 89,5% người bệnh ký cam kết đầy đủ, 89,9% người bệnh được đánh dấu vị trí phẫu thuật và được sát khuẩn băng kín, 100% người bệnh được thụt tháo, đo DHST trước khi chuyển mổ [12].

Tác giả Nguyễn Văn Hiếu (2021) tiến hành khảo sát 330 NB trước phẫu thuật có kế hoạch tại khoa Phẫu thuật tiêu hoá, Bệnh viện Việt Đức Kết quả cho thấy vẫn còn một số vấn đề như sau: thủ tục hồ sơ bệnh án người bệnh trước phẫu thuật vẫn còn có thiếu sót, đặc biệt cần chú trọng hơn về hỗ trợ giải quyết BHYT, việc định danh người bệnh chuẩn bị đầy đủ chính xác, các người bệnh vô danh được xác định bằng mã người bệnh, người bệnh cần được vệ sinh vùng mổ tốt, tỉ lệ tắm trước mổ cần đạt ≥90%, nhân viên y tế cần hướng dẫn cụ thể cho người bệnh uống thuốc nhuận tràng, hướng dẫn tỉ mỉ vệ sinh vùng hậu môn, đối với người bệnh phải thụt tháo nên động viên người bệnh, tránh gây tâm lý hoang mang trước phẫu thuật [7].

1.2.3 Các văn bản quy định về việc chuẩn bị người bệnh trước khi phẫu thuật

“Chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật” sách Điều dưỡng Ngoại 1 của Bộ Y tế xuất bản năm 2008: Hướng dẫn điều dưỡng viên công tác chăm sóc người bệnh trước phẫu thuật, chuẩn bị về các thủ tục hành chính, thể chất và tinh thần cho người bệnh [4].

Thông tư số 13/2012/TT-BYT của Bộ Y tế: Hướng dẫn công tác gây mê – hồi sức được Bộ Y tế ban hành vào 20/8/2012 nhằm hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, cơ sở vật chất, trang thiết bị và hoạt động gây mê – hồi sức trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép thực hiện phẫu thuật, thủ thuật có gây mê – hồi sức [1].

Quyết định 7482/QĐ-BYT ngày 18 tháng 12 năm 2018 ban hành BộTiêu chí chất lượng đánh giá mức độ an toàn phẫu thuật [2].

MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT

Giới thiệu sơ lượng về Bệnh viện Đa khoa Thọ Xuân

Bệnh viện đa khoa Thọ Xuân là Bệnh viện hạng II tuyến huyện Bệnh viện có 360 giường kế hoạch, hằng ngày tiếp nhận khoảng 450 - 550 người bệnh đến khám và điều trị nội trú cho khoảng 300 - 350 lượt người bệnh / ngày.

Bệnh viện có 17 khoa/phòng (4 phòng chức năng, 8 khoa lâm sàng, 2 phòng khám đa khoa, 3 khoa cận lâm sàng) Nhân lực là 261 cán bộ viên chức người lao động Trong đó, toàn bộ người bệnh phẫu thuật theo kế hoạch đến từ ba khoa là khoa Ngoại, khoa Sản và khoa Liên chuyên khoa. Trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ chọn bệnh nhân phẫu thuật có kế hoạch tại khoa Ngoại để nghiên cứu.

Theo thống kê của phòng Kế hoạch tổng hợp, trong năm 2022, trung bình bệnh viện thực hiện phẫu thuật hơn 2.909 ca Trong đó có nhiều ca phẫu thuật loại I là 900 ca, phẫu thuật loại II là 1.169 ca, phẫu thuật loại 3 là 840 ca/ năm

Thực trạng công tác chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật có kế hoạch của điều dưỡng tại khoa Ngoại Bệnh viện Đa khoa Thọ Xuân Thanh Hóa năm 2023

Chủ thể nghiên cứu: Người bệnh và hồ sơ bệnh án của người bệnh được chỉ định phẫu thuật theo kế hoạch tại khoa Ngoại bệnh viện Đa khoaThọ Xuân trong thời gian khảo sát.

Khách thể nghiên cứu: Điều dưỡng tham gia công tác chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật có kế hoạch.

Người bệnh phẫu thuật có kế hoạch tại khoa Ngoại trong giờ hành chính trong thời gian từ 8h-16h30, tỉnh táo, đến phòng mổ trước 30 phút và có khả năng trả lời các câu hỏi.

Người bệnh chỉ định phẫu thuật cấp cứu

Người bệnh phẫu thuật ngoài giờ hành chính.

2.2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu Địa điểm: Khoa Ngoại bệnh viện Đa khoa Thọ Xuân Thanh Hóa Thời gian nghiên cứu : Từ 7/2023 đến hết 8/2023.

Nghiên cứu mô tả cắt ngang.

2.2.4 Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu

Cỡ mẫu: Trong thời gian thu thập số liệu 1 tháng, có 75 người bệnh đủ tiêu chuẩn chọn mẫu, cỡ mẫu chọn được 75 người bệnh.

Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện.

2.2.5 Tiến trình thu thập số liệu

Phương pháp thu thập số liệu: Phỏng vấn Địa điểm thu thập: Phòng chờ phẫu thuật

Thời điểm thu thập: Thời điểm 30 phút trước phẫu thuật

Quy trình thu thập số liệu:

Bước 1: Trước ngày phẫu thuật: thu thập danh sách người bệnh phẫu thuật từ Khoa Ngoại.

Bước 2: Tiếp cận người bệnh, giải thích về nghiên cứu và lấy phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu.

Bước 3: Trong ngày phẫu thuật, tại thời điểm 30 phút trước phẫu thuật, NCV tiến hành phỏng vấn người bệnh về công tác chuẩn bị tinh thần, chuẩn bị trước ngày mổ, đánh giá sự hài lòng, tình trạng lo âu người bệnh.

Bước 4: Thu thập số liệu trong hồ sơ bệnh án như ký nhận sổ bàn giao, Bàn giao NB, HSBA và những lưu ý đặc biệt về NB với nhân viên phòng phẫu thuật…

2.2.6 Tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá

Bộ công cụ sử dụng bộ công cụ có sẵn của tác giả Nguyễn Thị Thúy

(2022), "Thực trạng công tác chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật có kế hoạch tại Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí năm 2022 [13] Bộ công cụ gồm:

Phần A: Thông tin chung gồm tuổi, giới tính, trình độ học vấn. Phần B: Công tác chuẩn bị người bệnh phẫu thuật có kế hoạch Hỏi người bệnh các nội dung sau:

Hỏi tiền sử bệnh: 4 câu (tiền sử các bệnh nội khoa, các loại thuốc đang sử dụng…)

Khám lâm sàng: 3 câu (Có được khám toàn trạng (hô hấp, tuần hoàn, thần kinh, bụng, cột sống…) Đánh giá tình trạng dinh dưỡng: 3 câu, hỏi người bệnh có được người Điều dưỡng khám chiều cao, cân nặng, BMI và đánh giá tình trạng dinh dưỡng trước phẫu thuật

Công tác chuẩn bị hồ sơ bệnh án trước phẫu thuật: Gồm 7 câu Hỏi

NB có được người Điều dưỡng làm các xét nghiệm cơ bản, phiếu cam kết chấp nhận phẫu thuật, phiếu chăm sóc….

Công tác giải thích trước phẫu thuật: gồm 11 câu như thông báo về tên phẫu thuật viên, ngày, giờ phẫu thuật….

Công tác chuẩn bị hôm trước phẫu thuật: gồm 9 câu với nội dung tắm, vệ sinh cơ thể bằng dung dịch sát khuẩn, Vệ sinh vùng phẫu thuật bằng dung dịch sát khuẩn, Thay quần áo

Công tác chuẩn bị buổi sáng hôm phẫu thuật gồm 9 câu: đo lại DHST, Làm gọn tóc cho người bệnh và đội mũ, Đeo vòng định danh….

Số liệu được xử lý bằng phương pháp thống kê thông thường tần số, tỷ lệ %., sử dụng tính toán bằng phần mềm Excel.

2.2.8 Đạo đức nghiên cứu Đề cương nghiên cứu được thông qua bởi Hội đồng đề cương và được sự đồng ý của Bệnh viện Đa khoa Thọ Xuân Thanh Hóa trước khi tiến hành nghiên cứu.

Các đối tượng trong nghiên cứu được giải thích rõ về mục đích và nội dung của nghiên cứu trước khi tiến hành và chỉ thực hiện khi có sự chấp nhận hợp tác của đối tượng tham gia.

Các số liệu, thông tin thu thập được chỉ phục vụ cho mục đích học tập và nghiên cứu khoa học, không dùng vào mục đích nào khác.

Mọi thông tin cá nhân của đối tượng nghiên cứu phải đảm bảo được giữ kín.

Kết quả công tác chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật có kế hoạch tại

Qua phỏng vấn 75 người bệnh kết hợp xem hồ sơ bệnh án về công tác chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật có kế hoạch của điều dưỡng tại khoaNgoại bệnh viện đa khoa Thọ Xuân Thanh Hóa thu được kết quả như sau:

2.3.1 Đặc điểm chung của người bệnh trước phẫu thuật có kế hoạch

Biểu đồ 2.1 Đặc điểm giới tính của người bệnh (nu)

Nhận xét: Tỷ lệ giới tính của người bệnh nữ giới cao hơn nam giới không đáng kể.

Biểu đồ 2 2 Đặc điểm tuổi của người bệnh (nu) Nhận xét: Người bệnh từ 45-60 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 49,3%.

Dưới THPT THPT Trung Đại học/Sau cấp/Cao đẳng Đại học

Biểu đồ 2.3 Đặc điểm trình độ học vấn của người bệnh (nu)

Nhận xét: Tỷ lệ người bệnh có trình độ dưới THPT chiếm tỷ lệ cao nhất 45,6% và dưới THPT 13,3%.

2.3.2 Thực trạng công tác chuẩn bị người bệnh t rước phẫu thuật có kế hoạch

Bảng 2.1 Hỏi tiền sử của người bệnh (nu)

Nội dung chuẩn bị Đầy đủ/Tốt Chưa đủ n % n %

Hỏi tiền sử các bệnh nội khoa 75 100 0 0

Hỏi các loại thuốc đang sử dụng 75 100 0 0

Hỏi tiền sử dị ứng 75 100 0 0

Hỏi về các thói quen: hút thuốc,

Nhận xét: Công tác khai thác, hỏi tiền sử của người bệnh trước phẫu thuật được thực hiện rất tốt, các chỉ số đạt 100% Đây là một trong những bước quan trọng để các bác sỹ lựa chọn thuốc, các phòng pháp điều trị phù hợp, phòng tránh những tai biết xảy ra trong khi sử dụng thuốc đối với người bệnh

Bảng 2.2 Khám lâm sàng trước phẫu thuật (nu)

Nội dung chuẩn bị Đầy đủ/Tốt Chưa đủ n % n %

Khám toàn trạng (hô hấp, tuần hoàn,

75 100 0 0 thần kinh, bụng, cột sống…) Đánh giá việc đặt nội khí quản khó:

DHLS Mallampati, há miệng hạn chế, khoảng cách cằm giáp, hạn chế vận 75 100 0 0 động cột sống cổ, khối u vùng cổ và hầu họng, béo phì cổ ngắn

Phân loại người bệnh theo ASA 75 100 0 0

Nhận xét: Công tác khám lâm sàng trước phẩu thuật là khâu rất quan trọng trong chuẩn bị người bệnh, nó quyết định rất lớn đến tỷ lệ thành câu của cuộc phẫu thuật Tại bệnh viện đa khoa huyện Thọ Xuân công tác khám lâm sàng trước phẫu thuật được thực hiện rất tốt, tất cả các chỉ số đều đạt 100%.

Bảng 2.3 Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh trước phẫu thuật (nu)

Nội dung chuẩn bị Đầy đủ/Tốt Chưa đủ n % n %

Khám chiều cao, cân nặng, BMI 75 100 0 0 Đánh giá tình trạng dinh dưỡng trước

Nhận xét: Qua bảng 2.3 cho thấy việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh trước phẫu thuật thực hiện chưa tốt đạt tỷ lệ 74,66%, mặc dù 100% người bệnh đều được khám chiều cao, cân nặng và chỉ số BMI.

Bảng 2.4 Chuẩn bị hồ sơ bệnh án trước phẫu thuật (nu)

Nội dung chuẩn bị Đầy đủ/Tốt Chưa đủ n % n %

Các xét nghiệm cơ bản 75 100 0 0

Phiếu cam kết chấp nhận phẫu thuật 75 100 0 0 Biên bản hội chẩn thông qua phẫu thuật 72 96 3 4

Phiếu theo dõi chức năng sống 75 100 0 0

Các giấy tờ về bảo hiểm, viện phí 75 100 0 0

Nhận xét: Công tác chuẩn bị hồ sơ trước phẫu thuật được thực hiện tương đối tốt Riêng có nội dung biên bản hội chẩn thực hiện kém hơn một chút đạt 96% chủ yếu do thiếu chữ ký thành viên hội chẩn.

Bảng 2.5 Công tác giải thích trước phẫu thuật (nu)

Nội dung chuẩn bị Đầy đủ/Tốt Chưa đủ n % n %

Thông báo về tên phẫu thuật viên 60 80 15 20 Thông báo ngày, giờ phẫu thuật 70 93,33 5 6,67

Thông báo thời gian cuộc phẫu thuật dự

52 69,33 23 30,67 kiến kéo dài trong bao lâu

Thông báo về thời gian phục hồi sau

Hướng dẫn cách chăm sóc thường quy

Hướng dẫn dinh dưỡng sau phẫu thuật 65 86,66 10 13,34

Hướng dẫn vận động, phục hồi sau

Nội dung chuẩn bị Đầy đủ/Tốt Chưa đủ n % n %

Giải thích nguy cơ, biến chứng sau

Mức độ thành công của cuộc phẫu thuật 70 93,33 5 6,67 Thông báo về kinh phí điều trị 10 13,33 65 86,67 Được gặp bác sĩ, điều dưỡng chăm sóc và được trả lời những thắc mắc, động 62 82,66 13 17,34 viên trước phẫu thuật

Nhận xét: Qua bảng 2.5 cho thấy công tác giải thích trước phẫu thậu có kế hoạch của điều dưỡng tại khoa ngoại bệnh viện đa khoa huyện Thọ Xuân nhiều nội dung thực hiện chưa tốt Thấp nhất là việc thông báo về kinh phí điều trị cho người bệnh chỉ đạt 13%, sau đó là đến công tác thông báo thời gian phục hồi sau phẫu thuật tỷ lệ là 66,66% Tuy nhiên nội dung giải thích nguy cơ, biến chứng sau phẫu thuật vẫn đạt 100%.

Bảng 2.6 Công tác chuẩn bị hôm trước phẫu thuật (nu)

Nội dung chuẩn bị Đầy đủ/Tốt Chưa đủ n % n %

Tắm, vệ sinh cơ thể bằng dung dịch sát

Vệ sinh vùng phẫu thuật bằng dung

Cắt móng tay, tẩy sơn móng tay 20 26,66 55 73,34

Nhịn ăn 6h trước phẫu thuật 69 92 6 8

Nhận xét: Công tác chuẩn bị người bệnh hôm trước phẫu thuật cũng còn nhiều nội dung chưa đạt Trong đó nội dung cắt móng tay, tẩy sơn móng tay đạt tỷ lệ thấp 26,66% Tiếp đến là nội dung tắm, vệ sinh cơ thể bằng dung dịch sát khuẩn có tỷ lệ chưa đạt lên đến 60% Tuy nhiên vẫn có những nội dung thực hiện tốt như tháo răng giả đạt 100% và thay quần áo cho người bệnh đạt 93,33%.

Bảng 2.7 Công tác chuẩn bị buổi sáng hôm phẫu thuật (nu)

Nội dung chuẩn bị Đầy đủ/Tốt Chưa đủ n % n % Đo lại DHST 69 92 6 8

Làm gọn tóc cho người bệnh và đội mũ 40 53,33 35 46,67

Tháo các tư trang gửi người nhà hoặc

75 100 0 0 ký gửi Đeo vòng định danh 75 100 0 0

Kiểm tra lại HSBA 66 88 9 12 Đưa người bệnh lên nhà phẫu thuật 75 100 0 0 Bàn giao NB, HSBA và những lưu ý đặc biệt về NB với nhân viên phòng 42 56 30 44 phẫu thuật

Kí nhận sổ bàn giao 42 56 30 44

Nhận xét: Qua bảng 2.7 công tác chuẩn bị người bệnh buổi sáng hôm trước phẫu thuật có kế hoạch của điều dưỡng khoa ngoại bệnh viện đa khoa Thọ Xuân vẫn còn nội dung thực hiện chưa tốt, như công tác làn gọn tóc cho người bệnh và đội mũ tỷ lệ đạt thấp và có đến 46,67% tỷ lệ điều dưỡng làn chưa tốt Tiếp theo là nội dung bàn giao người bệnh, hồ sơ bệnh án và kí nhận sổ bàn giao cũng thực hiện chưa tốt có đến 44% điều dưỡng chưa thực hiện đầy đủ nội dung này

BÀN LUẬN

Đặc điểm chung

Giới tính: Tỷ lệ giới tính của người bệnh nữ giới thấp hơn nam giới không đáng kể Nam giới chiếm tỷ lệ 50,7% và nữ giới 49,3% Kết quả này tương đồng với nghiên cứu Nguyễn Thị Thúy nữ chiếm 53% nam giới chiếm 47% [13] Như vậy có thể thấy, dù nam giới hay nữ giới thì việc mắc bệnh và phẫu thuật đều có nguy cơ như nhau.

Tuổi: Trong nghiên cứu độ tuổi người bệnh từ 45-60 chiếm tỷ lệ cao 49,3%; Dưới 45 tuổi chỉ chiếm 13,4% và trên 60 tuổi chiếm 37,3% Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy độ tuổi > 50 chiếm tỷ lệ cao 40,2% [13] Trong khi đó nghiên cứu của Nguyễn Trọng Duynh nhóm tuổi 25-39 tuổi chiếm tỷ lệ cao 81,9% [6] Có sự khác biệt này là do sự khác nhau về đặc điểm đối tượng nghiên cứu và địa điểm nghiên cứu.

Trình độ học vấn: Trong nghiên cứu có 66,1% NB có trình độ học vấn từ THPT trở lên, trong đó có 45,6% người bệnh có trình độ học vấn 45,6%, tuy nhiên vẫn còn 33,3% NB có trình độ học dưới THPT Kết quả này tương đồng với nghiên cứu Nguyễn Văn Hiếu có 61,8% NB có trình độ THPT trở lên [7].

Thực trạng chung của vấn đề khảo sát

Hỏi tiền sử của người bệnh

Việc khai thác tiền sử dị ứng cũng như tiền sử về bệnh nội khoa, tiền sử dùng thuốc, tiền sử dùng chất kích thích là rất quan trọng Việc này có ảnh hưởng trực tiếp tới an toàn người bệnh trong công tác gây mê, đồng thời liên quan đến vấn đề sử dụng thuốc điều trị cho người bệnh sau phẫu thuật, giúp nhân viên y tế phòng tránh được những rủi ro do bệnh sử người bệnh gây ra, từ đó đưa ra các biện pháp dự phòng Theo khảo sát tại khoa Ngoại bệnh viện đa khoa Thọ Xuân Thanh Hóa cho thấy, tỷ lệ người bệnh được hỏi đầy đủ về tiền sử rất cao 100% Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai Phương (79,5%) [11] và tương đương với các nghiên cứu của Bùi Thị Huyền tại bệnh viện 354 (100%) [9] và nghiên cứu của Đoàn Quốc Hưng (97,8%) [8] Có được kết quả này là do bệnh viện đã triển khai đồng bộ đến tất cả các nhân viên trong tất cả các khoa/phòng.

Và cũng đưa vào áp dụng quy chế của đơn vị, tất cả các trường họp người bệnh vào đều phải được khai thác tiền sử, nếu bác sĩ, điều dưỡng không khai tác tiền sử người bệnh sẽ bị xử lý theo quy chế của đơn vị Chính vì vậy, tỷ lệ thực hiện đầy đủ về khai thác tiền sử, bệnh sử của người bệnh đạt 100%.

Khám lâm sàng trước phẫu thuật

Khám thực thể trước phẫu thuật không chỉ nhắm đến những vùng bị ảnh hưởng bởi phẫu thuật mà còn cả hệ thống tim phổi cũng như tìm kiếm các dấu hiệu nhiễm trùng đang diễn ra (ví dụ như đường hô hấp trên, da) … Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho tỷ lệ người bệnh được thực hiện đầy đủ khám lâm sàng cao, đạt 100% Khám lâm sàng bao gồm việc khám toàn trạng cũng như khám đánh giá việc đặt nội khí quản khó, phân loại người bệnh theo ASA đã được các bác sỹ tại bệnh viện thực hiện rất tốt Phân loại ASA giúp bác sĩ phân loại được tình trạng người bênh khỏe mạnh, bệnh nhẹ hay bệnh nặng hay Bệnh hệ thống nặng gây tàn phế và đe dọa tính mạng ASA V: Bệnh chết trong vòng 24giờ (dù có được mổ hay không) … từ đó, đưa ra các biện pháp dự phòng trước mổ phòng các tai biến có thể xảy ra Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của Trần Thị Thảo (68%) [12] tương đương với kết quả của Nguyễn Thị Mai Phương (100%) [11] Khám lâm sàng người bệnh trước phẫu thuật là nội dung quan trọng, bắt buộc phải hoàn thiện trước khi phẫu thuật Do đó, các nội dung về thăm khám lâm sàng đều được các phẫu thuật viên hoàn thiện đầy đủ trước ngày phẫu thuật. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh

100% người bệnh được khám BMI Nội dung đánh giá tình trạng dinh dưỡng trước phẫu thuật, chỉ có 74,66% người bệnh được thực hiện đánh giá tình trạng dinh dưỡng trước phẫu thuật tốt và đầy đủ Kết quả này của chúng tôi cao hơn so với tác giả Nguyễn Thị Mai Phương (64,3%) [11], nhưng thấp hơn so với tác giả Đoàn Quốc Hưng (100%) [8] Việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh trước phẫu thuật là rất quan trọng Dinh dưỡng cũng góp phần rất lớn trong việc phục hồi sau phẫu thuật của người bệnh Theo quy định của bệnh viện việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng là do bác sĩ điều trị phối hợp với điều dưỡng để đánh giá, dựa vào cân nặng chiều cao của người bệnh để bác sĩ đưa ra quyết định về liều lượng thuốc cũng như loại thuốc dùng cho người bệnh. Tuy nhiên chưa nhiều bác sĩ và điều dưỡng quan tâm đến vẫn đề dinh dưỡng của người bệnh nên việc thực hiện này chưa đạt tỷ lệ cao cũng có thể do sự phối hợp giữa bác sĩ và điều dưỡng chưa tốt, cũng như thiếu vai trò kiểm tra của khoa dinh dưỡng, nên còn một tỷ lệ chưa thực hiện đầy đủ phiếu đánh giá tình trạng dinh dưỡng Vì vậy, bác sĩ và Điều dưỡng cần phối hợp đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh trước phẫu thuật để từ đó có thể đáp ứng đủ dinh dưỡng cho người bệnh trong và sau quá trình điều trị, tăng sức đề kháng cho người bệnh và giúp họ nhanh phục hồi.

Chuẩn bị hồ sơ bệnh án trước phẫu thuật

Tỷ lệ hồ sơ bệnh án thực hiện tốt, đầy đủ đạt 100% về các nội dung: các kết quả xét nghiệm, phiếu cam kết chấp nhận phẫu thuật, biên bản hội chẩn thông qua mổ, phiếu theo dõi chức năng sống, phiếu chăm sóc, phiếu truyền dịch, các giấy tờ về bảo hiểm, viện phí Kết quả này của chúng tôi cao hơn so với tác giả Nguyễn Thị Mai Phương, tỷ lệ thực hiện tốt ghi chép phiếu chăm sóc, phiếu theo dõi đạt lần lượt là 87,6% và 86,7% [11], cao hơn kết quả của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Dung (77,1%) [5] Việc chuẩn bị hồ sơ bệnh án là thủ tục cần tuân thủ một cách tuyệt đối trước phẫu thuật, vì đây là tài liệu quan trọng, đảm bảo hành lang pháp lý cho nhân viên y tế khi thực hiện phẫu thuật và là trường dữ liệu bắt buộc phải nhập trong bệnh án điện tử.Đây cũng chính là phần bắt buộc trong quy chế bệnh viện Chính vậy, tỷ lệ thực hiện đầy đủ phần hồ sơ bệnh án đạt tỷ lệ 100%.

Công tác giải thích trước phẫu thuật

Qua khảo sát cho thấy nhiều nội dung tỷ lệ cón đạt thấp mặc dù đây cũng là nội dung rất quan trọng trước khi phẫu thuật Nội dung có tỷ lệ đạt cao nhất là giải thích nguy cơ, biến chứng sau phẫu thuật đạt 100% Tuy nhiên, giờ phẫu thuật cũng đã được thông báo điều dưỡng thao báo cụ thể Chí vì vậy tỷ lệ người bệnh được thông báo đầy đủ ngày, giờ phẫu thuật đạt tương đối cao 93,33%. Nghiên cứu này của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai Phương (71,9%) [11]và Nguyễn Thị Ngọc Dung (89,3%)

[5] Thông báo thời gian dự kiến của cuộc phẫu thuật, chỉ đạt 69,33% người bệnh được giải thích về thời gian dự kiến của cuộc phẫu thuật, kết quả này của chúng tôi thấp hơn của tác giả Mai Phương (71,9%) Việc thông báo ngày giờ phẫu thuật sẽ giúp người bệnh và người nhà yên tâm, chủ động chuẩn bị tâm lý, thể chất trước phẫu thuật, góp phần tạo nên thành công của cuộc phẫu thuật Tuy nhiên, vì là bệnh viện công lập, số lượng người bệnh đến khám và điều trị đông, bệnh lý phức tạp, phẫu thuật viên chưa chủ động tiên lượng được chính xác thời gian dự kiến kéo dài của cuộc phẫu thuật, do đó rất khó để thực hiện đầy đủ về nội dung thông báo giờ phẫu thuật cũng như thời gian dự kiến của cuộc phẫu thuật.

Công tác giải thích trước phẫu thuật: Bên cạnh thông báo về ngày giờ phẫu thuật, việc biết tên phẫu thuật viên cũng được người bệnh rất quan tâm, tạo tâm lý tin tưởng cho người bệnh Tỷ lệ thông báo tên phẫu thuật viên cho người bệnh cũng chỉ đạt tỷ lệ 80%, thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai Phương (100%) [11] Nguyên nhân một phần do phẫu thuật viên chưa chủ động giới thiệu cũng như sự quá tải người bệnh ở tuyến cuối dẫn đến việc thiếu thời gian tiếp xúc, giải thích với người bệnh của phẫu thuật viên.

Về nội dung hướng dẫn vận động, phục hồi sau phẫu thuật, có tới 80% người bệnh được hướng dẫn đầy đủ về vận động, phục hồi sau phẫu thuật Tỷ lệ thực hiện đầy đủ nội dung này chưa cao, nguyên nhân có thể do thời điểm khảo sát là trước khi tiến hành phẫu thuật, việc hướng dẫn vận động, phục hồi sẽ được bác sĩ và điều dưỡng tiến hành hướng dẫn sau thời điểm phẫu thuật cho người bệnh.

Về nội dung hướng dẫn cách chăm sóc thường quy sau phẫu thuật và hướng dẫn dinh dưỡng sau phẫu thuật tốt, tỉ lệ lần lượt là 93,33% và 86,66%, cao hơn so với kết quả của tác giả Mai Phương là 0% và 89,1% [11]. Những nội dung được thực hiện chưa tốt đạt tỉ lệ thấp là thông báo về kinh phí điều trị, Thông báo về thời gian phục hồi sau phẫu thuật, Thông báo thời gian cuộc phẫu thuật dự kiến kéo dài trong bao lâu có tỉ lệ người bệnh được giải thích đầy đủ lần lượt là 13,33%, 66,66% và 69,33% Kết quả này so với nghiên cứu của Lê Thị Liên Bệnh viện Răng hàm mặt trung ưng Hà Nội năm 2022 [10] thì còn có những chỉ số đạt thấp hơn Thực tế, kinh phí điều trị của người bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thể trạng người bệnh, mắc bệnh kèm theo, thuốc bảo hiểm… sẽ khó ước lượng được kinh phí điều trị cụ thể của người bệnh, do đó, mà nhân viên y tế thông báo về kinh tế điều trị còn thấp.

Về nội dung tắm, vệ sinh cơ thể bằng dung dịch sát khuẩn, tỷ lệ người bệnh thực hiện đầy đủ chỉ chiếm 40%, thấp hơn so với tác giả Trần Thị Thảo (97,3%) [12] (84,8%) Nguyên nhân là do điều dưỡng viên có nhắc người bệnh vệ sinh cơ thể trước phẫu thuật, tuy nhiên việc hướng dẫn vệ sinh cơ thể bằng dung dịch sát khuẩn thì chưa hướng dẫn đầy đủ.

Về nội dung vệ sinh vùng phẫu thuật bằng dung dịch sát khuẩn, tỷ lệ thực hiện tốt chỉ chiếm 80% cao hơn so với tác giả Bùi Thị Huyền (58%) [9]và thấp hơn so với kết quả của tác giả Nguyễn Văn Hiếu (84,8%) [7] Nguyên nhân là do đặc thù phẫu thuật vùng hàm mặt, nên việc vệ sinh vùng phẫu thuật bằng dung dịch sát khuẩn vùng phẫu thuật tại khoa điều trị chưa thực hiện đúng quy định Vệ sinh cơ thể không những chỉ giúp người bệnh cảm thấy thoải mái mà còn loại bỏ được một phần vi khuẩn- yếu tố gây nhiễm khuẩn bệnh viện, đặc biệt khi người bệnh chuẩn bị phẫu thuật.

Công tác chuẩn bị hôm trước phẫu thuật đạt tỉ lệ thấp nhất là cắt móng tay, tẩy sơn móng tay chỉ đạt 26,66% tỉ lệ này thấp hơn nhiều so với tỉ lệ của tác giả Lê Thị Liên 97,78%

Trong các nội dung chuẩn bị vào hôm trước phẫu thuật, nội dung Tháo răng giả và thay quần áo có tỉ lệ thực hiện đầy đủ cao nhất lần lượt là 100% và 93,33% Tỉ lệ này tương đương với nghiên cứu của tác Lê Thị Liên (100%; 100%) [10].

Tỷ lệ người bệnh được sử dụng thuốc an thần cũng rất ít, chỉ 46,66% người bệnh được sử dụng thuốc an thần tại thời điểm tối hôm trước phẫu thuật Nguyên nhân tỷ lệ người bệnh sử dụng thuốc an thần tại thời điểm tối hôm trước phẫu thuật thấp là do thiếu sự đánh giá lo âu và bác sĩ điều trị chưa thực sự chú trọng đến việc giảm lo âu trước phẫu thuật cho người bệnh.

Công tác chuẩn bị buổi sáng hôm phẫu thuật

Đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác chuẩn bị trước phẫu thuật có kế hoạch của người Điều dưỡng

có kế hoạch của người Điều dưỡng

Bệnh viện đa khoa Thọ Xuân Thanh Hóa là bệnh viện hạng II tuyến huyện Để nâng cao chất lượng bệnh viện, thực hiện tốt công tác chăm sóc người bệnh, đảm bảo an toàn người bệnh thì công tác phẫu thuật cho người bệnh cũng như công tác chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật là việc hết sức quan trọng Bệnh viện đang trong giai đoạn hoàn thiện thực hiện hồ sơ bệnh án điện tử, tất cả thông tin của người bệnh phẫu thuật được lưu trên hệ thống, dễ dàng tiếp cận và truy cập Trên bệnh án điện tử, những thiếu sót về mặt thủ tục hành chính được hiển thị cảnh báo ngay, do vậy giảm thiểu được tối đa những thiếu sót về mặt thủ tục hành chính và giảm nhiều thời gian của nhân viên y tế khi hoàn thiện hồ sơ bệnh án.

Là bệnh viện tuyến huyện, bình quân một ngày có 4-5 ca phẫu thuật có kế hoạch, công tác chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật được quan tâm và chú trọng Bệnh viện luôn bám sát các hướng dẫn và quy trình của bộ y tế. Đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng có kinh nghiệm và trình độ, qua đó công tác chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật được thực hiện nghiêm túc và phối hợp tốt

Là bệnh viện công lập, tuyến huyện, nhân lực bác sĩ và điều dưỡng chưa đáp ứng được nhu cầu nhân lực hiện tại của bệnh viện Bên cạnh đó cũng có nhiều ca có bệnh lý phức tạp, dẫn đến việc thời gian dành để giải thích, tư vấn của phẫu thuật viên, điều dưỡng cho người bệnh còn hạn chế.

Việc chuẩn bị về tinh thần của người bệnh chưa được quan tâm đúng mức nên công tác đánh giá tình trạng lo âu của người bệnh trước phẫu thuật còn chưa thường xuyên, vấn đề an thần cho người bệnh trước phẫu thuật chưa được quan tâm đầy đủ.

Môt bộ phận nhỏ điều dưỡng chưa xác định đúng vai trò của công tác chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật nên các nội dung liên quan đến công tác chuẩn bị của điều dưỡng còn có tỷ lệ thực hiện đầy đủ thấp.

3.2.3 Đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác chuẩn bị trước phẫu thuật có kế hoạch Đối với Bệnh viện

Thực hiện đào tạo mới và đào tạo lại cho điều dưỡng mỗi năm một lần, bố trí sắp xếp nhân lực hợp lý tránh chồng chéo nhiệm vụ cũng như quá tải cho một số điều dưỡng Xây dựng kế hoạch tập huấn cho nhân viên y tế về các quy định pháp quy liên quan đến an toàn người bệnh cũng như an toàn phẫu thuật.

Hiệu chính quy trình, bằng bảng kiểm chuẩn bị NB trước phẫu thuật theo kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị

Kiểm tra giảm sát định kỳ các công tác chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật tại các khoa ngoại, tìm ra những lỗi thường gặp để rút kinh nghiệm, tìm cách giải quyết để tránh lặp lại trong ca tiếp theo.

Chủ động thực hiện các lớp đào tạo nâng cao kiến thức dưới nhiều hình thức như hội thảo khoa học, sinh hoạt theo chuyên đề tọa đàm, giao lưu với các bệnh viện khác để nâng cao chất lượng chuẩn bị bệnh nhân trước phẫu thuật.

Bố trí các bảng hướng dẫn, nội quy, quy trình chuẩn bị cho phẫu thuật để nhân viên và người nhà dễ nhìn tại các vị trí ngồi chờ, lối đi lại, tuyên truyền cho người bệnh và người nhà nắm được, từ đó việc phối hợp thực hiện sẽ dễ dàng nhanh chóng hơn.

Xây dựng bảng kiểm đánh giá công tác chuẩn bị phẫu thuật để điều dưỡng chủ động rà soát trước khi đưa người bệnh đi phẫu thuật

Yêu cầu 100% cán bộ nhân viên trong khoa thực hiện chuẩn quy tắc ứng xử trong giao tiếp với người bệnh và người nhà người bệnh, đặc biệt khi trao đổi giải thích vấn đề liên quan đến cuộc phẫu thuật Đối với các khoa có NB phẫu thuật theo kế hoạch trong Bệnh viện Kịp thời có các đề xuất với lãnh đạo Bệnh viện khen ưỡng các cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Phối hợp tốt giữa bác sỹ, điều dưỡng của các Khoa Phòng có liên quan đến công tác chuẩn bị NB trước phẫu thuật theo kế hoạch. Đôn đốc điều dưỡng viên thực hiện theo đúng quy trình, băng kiểm chuẩn bị NB trước phẫu thuật có kế hoạch đã được ban hành.

Lập kế hoạch tập huấn cho nhân viên toàn khoa về luật khám chữa bệnh, quy chế bệnh viện.

Thường xuyên kiểm tra giám sát định kỳ hồ sơ bệnh án thủ tục hành chính phiếu trước phẫu thuật cam kết phẫu thuật, phiếu đánh giá mẽ, và công tác nhận hồ sơ sau phẫu thuật.

Xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm cho nhân viên các khoa ngoại thường xuyên kiểm tra tay nghề nhân viên, xây dựng bảng kiểm đánh giá chất lượng công tác chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật. Đối với phẫu thuật viên, bác sĩ điều trị:

Dành thời gian để tiếp xúc với người bệnh, động viên, giải thích cho người bệnh trước phẫu thuật

Thông báo, giải thích cho người bệnh về thời gian phục hồi dự kiến sau phẫu thuật.

Bác sĩ điều trị cần dành thời gian hướng dẫn cách vân dộng, phục hồi sau phẫu thuật cho người bệnh, người nhà. Đối với điều dưỡng trong bệnh viện

Làm việc phải có sự tự tín trong công việc, tận tâm với nghề nghề nghiệp, sẵn sàng hợp tác với đồng và quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ có hiệu quả và chính xác.

Ngày đăng: 14/03/2024, 09:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w