1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng công tác chuẩn bị tâm lý và vệ sinh cá nhân cho người bệnh của điều dưỡng trước phẫu thuật có kế hoạch tại bệnh viện việt nam – thụy điển uông bí năm 2023

43 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Công Tác Chuẩn Bị Tâm Lý Và Vệ Sinh Cá Nhân Cho Người Bệnh Của Điều Dưỡng Trước Phẫu Thuật Có Kế Hoạch Tại Bệnh Viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí Năm 2023
Trường học Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí
Năm xuất bản 2023
Thành phố Uông Bí
Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 550,5 KB

Nội dung

Thực trạng công tác chuẩn bị tâm lý và vệ sinh cá nhân cho người bệnh của Điều dưỡng trước phẫu thuật có kế hoạch tại bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí………...282.Đề xuất một số giải

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

LỜI CAM ĐOAN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v

DANH MỤC BẢNG vi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ viiii

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4

1.1 Cơ sở lý luận 4

1.1.1 Một số khái niệm 4

1.1.2 Nhiệm vụ của thời kỳ trước phẫu thuật: 5

1.1.3 Các bước tiến hành trước phẫu thuật 5

1.1.4 Vai trò của Điều dưỡng trong chuẩn bị người bệnh phẫu thuật. 6

1.1.5 Công tác chuẩn bị các thuốc NB vẫn phải sử dụng trước phẫu thuật: 7

1.1.6 Quy định chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật có kế hoạch: 8

1.2 Cơ sở thực tiễn 9

1.2.1 Trên thế giới: 9

1.2.2 Trong nước: 11

Chương 2 MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT 15

2.1 Giới thiệu về Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí: 15

2.2 Thực trạng công tác chuẩn bị tâm lý và vệ sinh cá nhân cho người bệnh của Điều dưỡng trước phẫu thuật có kế hoạch tại bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí năm 2023. 16

Trang 2

Chương 3 BÀN LUẬN 22 3.1 Thực trạng công tác chuẩn bị tâm lý và vệ sinh cá nhân cho người bệnh của Điều dưỡng trước phẫu thuật có kế hoạch tại bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí năm 2023 22 3.2 Một số khó khăn 23 KẾT LUẬN 28

1 Thực trạng công tác chuẩn bị tâm lý và vệ sinh cá nhân cho người bệnh của Điều dưỡng trước phẫu thuật có kế hoạch tại bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí……… 28

nhân cho người bệnh của Điều dưỡng trước phẫu thuật có kế hoạch tại bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 3

Hồ sơ bệnh án Người bệnh Người nhà người bệnh Phẫu thuật

Phục hồi chức năng Thời kỳ trước phẫu thuật Tâm lý trị liệu

Trang 4

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu 17

Bảng 2.2: Chăm sóc tinh thần cho người bệnh trước phẫu thuật 19

Bảng 2.3: Chuẩn bị vệ sinh cho người bệnh 20

Bảng 2.4: Công tác chăm sóc người bệnh vào ngày phẫu thuật 21

Trang 5

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Đặc điểm tình trạng sức khỏe người bệnh trước khi vào viện 18

Trang 6

ĐẶT VẤN ĐỀ

Phẫu thuật là một phương pháp điều trị gây sang chấn, có ảnh hưởng nhất định tới người bệnh (NB) về cả thể chất và tâm lý Do vậy, công tác chuẩn bị NB trước phẫu thuật là rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả phẫu thuật Trước mỗi cuộc phẫu thuật dù lớn hay nhỏ, NB và gia đình họ cần được chuẩn bị chu đáo

về thể chất và tinh thần cũng như các vấn đề liên quan đến cuộc mổ Công tác chuẩn bị tốt sẽ có thể hạn chế tối đa các tai biến, bất thường trong quá trình tiến hành phẫu thuật Công việc này được thực hiện bởi một ê-kíp: Điều dưỡng, bác sĩ điều trị, kỹ thuật viên…trong đó vai trò của người Điều dưỡng (ĐD) rất quan trọng Điều dưỡng cần nắm được những thông tin cơ bản về NB như: bệnh tật và các rối loạn kèm theo; hiểu và biết diễn biến tâm lý của NB trước phẫu thuật…Mục đích của việc chăm sóc NB trước phẫu thuật là giúp NB đạt đến mức cao nhất về sức khỏe trên cả hai phương diện thể chất và tinh thần [27].

Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã chỉ ra rằng chuẩn bị trước phẫu thuật có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả cuộc phẫu thuật Người bệnh phẫu thuật phiên được chuẩn bị kỹ hơn nên có tỷ lệ nhiễm trùng sau phẫu thuật thấp hơn hẳn so với NB phẫu thuật cấp cứu [1, 27] Đánh giá về tâm lý NB trước phẫu thuật cũng cho thấy, khoảng 58% NB có stress trước phẫu thuật (sợ đau,

sợ bệnh tật), 26% có áp lực về kinh tế Tư vấn kỹ cho NB trước phẫu thuật giúp giảm stress cho NB sau phẫu thuật và đồng thời còn giảm thời gian nằm viện [6] Nghiên cứu của tác giả Trần Thị Mơ, Phạm Đăng Chính, Nguyễn Đức Thành và cộng sự (2014), "Đánh giá công tác chuẩn bị trước phẫu thuật của Điều dưỡng gây mê hồi sức cho người bệnh phẫu thuật tim tại bệnh viện trung ương Huế" cho thấy 83,43% NB trước mổ lo lắng; sợ đau (64.41%), sợ không khỏi tái phát (19.65%), lo về kinh tế (52.14%).[15].

Mặc dù việc chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật quan trọng như vậy, tuy nhiên không phài NB nào cũng được chuẩn bị tốt trước khi phẫu thuật Theo tác giả Ann và cộng sự (2017) người bệnh phẫu thuật được thực hiện nhiều công đoạn, chuyển giao giữa các đơn vị, do vậy công tác chuẩn bị và chuyển giao NB trước phẫu thuật không chu đáo gây ra phần lớn các lỗi y tế nghiêm trọng, theo đó tỷ lệ sự

Trang 7

cố y khoa ngoài phòng phẫu thuật là 53-70% [17] Tác giả cũng cho biết hơn 30% NB không được cung cấp đầy đủ thông tin trước phẫu thuật [17].

Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Bùi Thị Huyền tại bệnh viện Quân Y 354 năm 2015, tỷ lệ NB chưa được vệ sinh toàn thân hoặc vệ sinh vị trí phẫu thuật là 58%, chưa thụt tháo 66,7%, chưa băng vô trùng xác định vùng phẫu thuật 84,7%, Điều dưỡng không kiểm tra lại thông tin, đối chiếu tên NB là 3,3% [4] Nghiên cứu của Tống Thị Minh Nhung năm 2017 cho thấy 100% NB được tiếp đón, hướng dẫn

vệ sinh, tuy nhiên chỉ có 82,5% NB được vệ sinh vùng phẫu thuật [14].

Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí là bệnh viện đa khoa hạng I trực thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh Hàng năm, bệnh viện thực hiện hơn 11.000 ca phẫu thuật, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đánh giá về công tác chuẩn bị tâm lý và vệ sinh cá nhân cho NB trước phẫu thuật Do vậy, tôi

thực hiện chuyên đề “Thực trạng chuẩn bị tâm lý và vệ sinh cá nhân cho người bệnh của Điều dưỡng trước phẫu thuật có kế hoạch tại Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí năm 2023”.

Trang 8

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1 Mô tả thực trạng công tác chuẩn bị tâm lý và vệ sinh cá nhân cho người bệnh của Điều dưỡng trước phẫu thuật có kế hoạch tại Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí năm 2023.

2 Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị tâm lý

và vệ sinh cá nhân cho người bệnh của Điều dưỡng trước phẫu thuật có kế hoạch tại Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí.

Trang 9

1.1.1.2 Công tác chuẩn bị người bệnh phẫu thuật:

Việc lên kế hoạch và ñánh giá tình trạng NB trước phẫu thuật dựa trên tuổi tác, giới tính và tình trạng bệnh giúp cho NB có trạng thái tốt nhất, yên tâm sẵn sàng phẫu thuật [25] Chuẩn bị trước phẫu thuật là chuẩn bị trên hai phương diện: tinh thần và thể chất cho NB [23] Sự thành công của cuộc phẫu thuật phần lớn nhờ vào chuẩn bị trước phẫu thuật, do vậy rất cần ñến sự chuẩn

bị chu ñáo trước phẫu thuật ñặc biệt là chuẩn bị NB trước phẫu thuật [19].

1.1.1.3 Phân loại phẫu thuật theo thời gian

Bệnh ngoại khoa luôn được phân loại phẫu thuật tuỳ vào tình trạng bệnh

lý, từng hoàn cảnh NB, yêu cầu NB và tình huống NB cần được phẫu thuật cấp cứu hay phẫu thuật chương trình:

- Phẫu thuật cấp cứu phải giải quyết trong vòng vài giờ, hoặc nếu tối khẩn thì phải giải quyết ngay như trong chảy máu ñộng mạch…

- Phẫu thuật trì hoãn khi NB có bệnh lý cần phẫu thuật cấp cứu nhưng

do bệnh lý cần phải chờ một khoảng thời gian để thầy thuốc theo dõi, điều trị, hồi sức, chăm sóc trước khi phẫu thuật.

- Phẫu thuật có kế hoạch: tuỳ vào bệnh lý không cần phẫu thuật ngay, tuỳ từng

NB muốn phẫu thuật lúc nào Thường NB chọn ngày, giờ phẫu thuật và có sự chuẩn bị trước Người bệnh có thể nhập viện để chuẩn bị trước phẫu thuật hoặc chỉ nhập viện một ngày trước phẫu thuật….nhưng tất cả đều có sự chuẩn bị chu đáo [1].

1.1.1.4 Thời kỳ trước phẫu thuật:

Thời kỳ trước phẫu thuật là thời kỳ được tính từ khi BN vào viện đến khi được phẫu thuật.

Thời kỳ trước phẫu thuật được chia ra 2 giai đoạn:

Trang 10

- Giai đoạn chẩn đoán: chẩn đoán xác định bệnh, đánh giá chức năng của các cơ quan trong cơ thể và chỉ định phẫu thuật.

- Giai đoạn chuẩn bị trước phẫu thuật:

+ Giai đoạn này có thể dài hoặc ngắn phụ thuộc vào mức độ phẫu thuật: phẫu thuật cấp cứu hoặc phẫu thuật phiên, vào tình trạng NB, mức độ và tính chất của cuộc phẫu thuật (đại phẫu, trung phẫu, hoặc tiểu phẫu).

+ Khi đó quá trình chuẩn bị phải tiến hành nhanh chóng, phẫu thuật càng nhanh càng tốt vì tính mạng NB đang bị đe dọa Với những bệnh lý ác tính thì việc chuẩn bị NB và thăm khám trước phẫu thuật cần phải khẩn trương hơn nữa [27] 1.1.2 Nhiệm vụ của thời kỳ trước phẫu thuật:

Nhiệm vụ chủ yếu của thời kỳ trước phẫu thuật là làm giảm tối đa các biến chứng nguy hiểm của cuộc phẫu thuật Chuẩn bị phẫu thuật một cách có hệ thống, đánh giá tình trạng NB để đề phòng các biến chứng trong phẫu thuật và sau phẫu thuật.

Phẫu thuật viên cần nhớ: phải chuẩn bị phẫu thuật chu đáo trong phạm

vi có thể để hạn chế thấp nhất các rủi ro của cuộc phẫu thuật.

Trước khi phẫu thuật cần tính xem lượng máu mất trong phẫu thuật và khả năng bù trừ thích nghi của cơ thể NB Mức độ thiếu máu cấp tính cũng như sự rối loạn lượng máu lưu hành do mất máu phụ thuộc vào số lượng máu mất [27].

1.1.3 Các bước tiến hành trước phẫu thuật

Cần thận trọng và tiến hành các biện pháp đề phòng các biến chứng và rủi ro, bao gồm các bước cụ thể sau:

- Chẩn đoán xác định bệnh, chỉ định phương pháp phẫu thuật đúng, chọn phương pháp phẫu thuật và phương pháp vô cảm phù hợp.

- Xác định các biến chứng có thể xảy ra và các bệnh lý kèm theo của NB.

- Đánh giá tình trạng chung của NB, đánh giá chức năng và tổn thương thực thể của các cơ quan Tiến hành các biện pháp điều trị nâng cao thể trạng, điều trị các bệnh kèm theo và các biến chứng có thể xảy ra.

- Nâng cao khả năng thích nghi của hệ thống miễn dịch của cơ thể.

- Áp dụng các biện pháp làm giảm nguy cơ các biến chứng phẫu thuật, giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Trang 11

Để giải quyết các nhiệm vụ trên phải dựa vào đặc điểm cụ thể từng NB, triệu chứng của bệnh và thời gian kéo dài của cuộc phẫu thuật Do đó phải chuẩn bị phẫu thuật cụ thể cho từng trường hợp với từng loại phẫu thuật và với từng loại bệnh lý Ví dụ: phải rửa dạ dày đối với NB hẹp môn vị, thụt tháo đối với phẫu thuật đại tràng… Với tình trạng chung của NB phải tiến hành theo nguyên tắc chung: chuẩn bị tâm lý trước phẫu thuật, cho thuốc ngủ, vệ sinh cá nhân và vệ sinh vùng phẫu thuật, ăn những thức ăn dễ tiêu và giàu vitamin ngay trước hôm phẫu thuật… Có thể dùng đa sinh tố với NB suy mòn, đối với NB hẹp môn vị phải truyền dịch, truyền đạm nâng đỡ cơ thể trước phẫu thuật [27] 1.1.4 Vai trò của Điều dưỡng trong chuẩn bị người bệnh phẫu thuật [1, 7] Điều

dưỡng có vai trò rất quan trọng trong công tác chuẩn bị trước phẫu thuật Điều dưỡng là người trực tiếp thực hiện công tác chăm sóc, hướng dẫn, gần gũi và động viên tinh thần cho NB Có rất nhiều yếu tố góp phần vào sự lo lắng của

NB sắp phải phẫu thuật, họ có nhiều những băn khoăn cần được giải đáp, đối tượng

mà NB hay tìm đến và dễ tìm thấy nhất chính là Điều dưỡng [1, 7].

- Ngày trước phẫu thuật:

+ Tư trang của người bệnh: Điều dưỡng thông báo cho NB cởi và gửi tư

trang cho người nhà vì những vật này vừa gây trở ngại, vừa gây nhiễm khuẩn vùng phẫu thuật Tốt nhất nên hướng dẫn NB cởi cất tư trang để lại nhà trước khi nhập viện.

+Tháo răng giả: là yêu cầu tuyệt đối vì răng giả gây trở ngại trong việc

đặt nội khí quản; gãy hay sứt răng giả dễ trở thành dị vật đường thở khi rơi vào khí quản.

+ Tóc: cần thắt bím hay buộc gọn gàng Tóc giả cần được lấy cất vì đây là

nguyên nhân gây nhiễm trùng cho vùng phẫu thuật.

+ Móng tay, móng chân: cắt móng tay, chân gọn gàng, rửa sạch sẽ trước

phẫu thuật tim; Cần lau chùi sạch móng tay, móng chân có sơn màu giúp quan sát, theo dõi màu sắc da, móng chính xác và theo dõi SpO2 ở đầu ngón tay, chân được chính xác.

+ Vệ sinh thân thể: người bệnh cần phải vệ sinh thân thể sạch sẽ chiều hôm

trước phẫu thuật, vệ sinh vùng phẫu thuật và tắm rửa sạch vùng phẫu thuật tốt nhất với xà phòng sát khuẩn Hiện nay, trong các tài liệu nước ngoài việc cạo lông hạn

Trang 12

chế thực hiện, thay vào đó là việc làm vệ sinh với dung dịch xà phòng sát khuẩn Nếu trong trường hợp cần cạo lông như phẫu thuật bắc cầu động mạch vành thì nên sử dụng dụng cụ dao cạo râu, tranh gây xước da, chảy máu.

+ Ăn uống: chiều trước hôm phẫu thuật NB ăn nhẹ loãng, tối trước ngày

trước phẫu thuật nhịn ăn hoàn toàn, thường nhịn ăn tối thiểu 8 giờ trước phẫu thuật, ngưng uống tối thiểu trước 4 giờ Sáng hôm sau thực hiện truyền dịch cho

NB Trong trường hợp NB gây tê thì không cần nhịn ăn uống tối hôm trước phẫu thuật, chỉ nhịn ăn vào sáng ngày phẫu thuật.

+ Thụt tháo: cần làm sạch ruột tối hôm trước và sáng hôm phẫu thuật bằng

cách: thụt tháo, uống thuốc xổ, bơm hậu môn bằng dung dịch tẩy xổ.

+ Tâm lý trước phẫu thuật: để tránh NB lo âu, căng thẳng, Điều dưỡng

cho NB gặp gỡ người nhà, khuyên NB ngủ sớm, thực hiện thuốc an thần cho NB đêm trước phẫu thuật nếu có chỉ định của bác sỹ.

- Sáng ngày phẫu thuật:

+ Thụt tháo lại sáng ngày phẫu thuật, phẫu thuật Người bệnh thay đồ phẫu thuật sau khi tắm sạch vào buổi sáng.

+ Toàn trạng: luôn thực hiện lấy dấu hiệu sinh tồn vào sáng hôm phẫu thuật và trước khi chuyển NB đến phòng phẫu thuật.

+ Thông tin bàn giao người bệnh: đeo vòng định danh ở tay, ghi rõ ràng

cả họ tên, tuổi, khoa, chẩn đoán, phương pháp phẫu thuật.

+ Dịch thể: truyền dịch, thực hiện thuốc theo y lệnh Phòng ngừa tình trạng thiếu dịch là nhiệm vụ rất quan trọng của Điều dưỡng trước phẫu thuật 1.1.5 Công tác chuẩn bị các thuốc NB vẫn phải sử dụng trước phẫu thuật:

Thuốc trước phẫu thuật nhằm giảm lo lắng, tăng an thần, giúp giảm đau, ngăn ngừa nôn ói, ngăn ngừa các phản xạ tự động, giúp đặt nội khí quản dễ dàng trước phẫu thuật, giảm sự bài tiết dịch dạ dày - ruột, hô hấp, dự phòng trước phẫu thuật

Thời gian và cách dùng thuốc như sau:

- Thuốc uống: nên cho trước 60–90 phút trước khi đưa NB đến phòng phẫu thuật vì NB chỉ được uống ít nước.

- Thuốc tiêm: Tiêm bắp (IM), tiêm trong da (ID): tiêm 30–60 phút trước khi xuống phòng phẫu thuật Tiêm tĩnh mạch (IV), nên thực hiện tiêm ở phòng tiền mê.

Trang 13

Điều dưỡng cần thông báo cho NB những tác dụng chính và phụ của thuốc, hướng dẫn NB theo dõi các tác dụng phụ [1, 7, 27].

1.1.6 Quy định chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật có kế hoạch [2]:

* Ngày trước phẫu thuật

- Chuẩn bị tinh thần:

+ Động viên tinh thần NB hoặc người nhà người bệnh (NNNB) (đối với NB già yếu, giao tiếp hạn chế….)

thuật/thủ thuật và các nguy cơ rủi ro có thể xảy ra trong phẫu thuật/thủ thuật.

+ Hướng dẫn NB tập phục hồi chức năng, phòng ngừa biến chứng sau phẫu thuật.

+ Thông báo để NB biết các ảnh hưởng sau phẫu thuật: Đau, khó chịu khi

có các dẫn lưu, ống thông bàng quang…

+ Trao đổi với NNNB để cùng động viên, hợp tác chăm sóc NB

+ Thuốc an thần buổi tối (nếu không có chống chỉ định).

- Chuẩn bị thể chất, vệ sinh:

+ Hướng dẫn ăn uống: Ăn bình thường bữa chiều hôm trước phẫu thuật, không ăn uống các thức ăn khó tiêu, không dùng chất kích thích, nhịn ăn uống trước phẫu thuật ít nhất 6 giờ/theo y lệnh bác sỹ.

+ Cân nặng

+ Thụt tháo (nếu có)

+ Vệ sinh thân thể (theo hướng dẫn)

- Chuẩn bị thủ tục hành chính hồ sơ:

+ Giấy cam đoan phẫu thuật/thủ thuật có đầy đủ chữ ký.

+ Hồ sơ bệnh án: Chỉ định phẫu thuật/thủ thuật, biên bản hội chẩn/biên bản duyệt phẫu thuật, các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết.

* Buổi sáng ngày phẫu thuật

- Đo dấu hiệu sinh tồn, kiểm tra tuân thủ nhịn ăn uống của NB

- Lấy máu mẫu, thụt tháo (nếu có)

- Vệ sinh thân thể (theo hướng dẫn)

- Bác sỹ đánh dấu/đo kích thước vùng phẫu thuật

- Đeo băng cổ tay ghi: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, mã y tế của NB

Trang 14

* Trước khi đưa người bệnh đi phẫu thuật

- Kiểm tra lại hồ sơ bệnh án, kiểm tra tuân thủ nhịn ăn uống của NB.

- Đo dấu hiệu sinh tồn.

- Vận chuyển NB an toàn bằng phương tiện phù hợp

- Bàn giao NB và hồ sơ bệnh án, bàn giao y lệnh, thuốc, vật tư y tế tiêu hao…cho ĐD/KTV khoa Phẫu thuật - Gây mê hồi sức

* Hướng dẫn vệ sinh người bệnh trước phẫu thuật kế hoạch

- Chuẩn bị

+ Tháo toàn bộ trang sức (nhẫn, dây chuyền, vòng tay…)

+ Cắt móng tay, móng chân

- Cắt lông/tóc (nếu cản trở vùng phẫu thuật) Thực hiện nhẹ nhàng bằng

kéo/tông đơ/máy cạo râu tránh làm tổn thương da

- Gội đầu: Gội đầu tối thiểu 1 lần vào tối hôm trước hoặc sáng hôm sau

Nếu tóc dài yêu cầu buộc/bện tóc gọn gàng.

- Vệ sinh răng miệng

+ Lần 1: Tối hôm trước phẫu thuật

+ Lần 2: Sáng/trước khi phẫu thuật

+ Tháo răng giả (nếu có) trước khi phẫu thuật

- Kỹ thuật tắm ướt: Dùng khăn mềm, xà phòng khử khuẩn có chứa

chlorhexidine do bệnh viện cung cấp.

+ Tắm lần 1: Buổi chiều trước phẫu thuật, tắm sau khi thụt tháo/đại tiện + Tắm lần 2: Buổi sáng hôm phẫu thuật

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Các nghiên cứu trên thế giới:

Theo các thông kê từ các nước trên thế giới được đánh giá cao về mức độ tin cậy như nghiên cứu tại Bồ Đào Nha được thực hiện bởi các tác giả Berendina Elsina Bouwman Christóforol và Denise Siqueira Carvalh cho thấy một số thủ tục trước phẫu thuật được thực hiện thường xuyên hơn so với các thủ tục khác Trong nghiên cứu này, 41% NB không được tắm rửa, 30% NB có sử dụng răng giả trong khi chỉ 73% trong số đó được yêu cầu tháo răng trước phẫu thuật; 64% mặc áo choàng phẫu thuật; 30% mặc đồ ngủ, và 6% mặc áo choàng thông thường [18]

Trang 15

Nghiên cứu của M.E Pettersson về chuẩn bị cho phẫu thuật - Giao tiếp trong

tư vấn trước phẫu thuật của Điều dưỡng với NB phẫu thuật ung thư đại trực tràng sau can thiệp Thời gian trung bình cho các cuộc tư vấn là 27 phút (13-64 phút) Các Điều dưỡng đã sử dụng hai phần ba không gian riêng trong các cuộc tư vấn với NB Tài liệu giáo dục NB được sử dụng như một sự hỗ trợ để cấu trúc cuộc tư vấn và thảo luận các vấn đề nhạy cảm, khó khăn Bảy chủ đề đã được thảo luận trong cuộc

tư vấn Hai cách tiếp cận khác nhau để giao tiếp đã được xác định: Nói chuyện với

NB, Trò chuyện với NB được định nghĩa là: lắng nghe tường thuật và xác nhận lẫn nhau, nêu ra những chủ đề khó, coi nhau là người, xây dựng điểm mạnh và nguồn lực, chuẩn bị cho cuộc phẫu thuật và đặt câu hỏi mở [24].

Nghiên cứu của Chi-Kong Lee về hướng dẫn NB trước phẫu thuật: thực hành và nhận thức của ĐD khu vực phẫu thuật Tổng số 86 ĐD trả lời bằng bảng câu hỏi về nội dung chuẩn bị trước phẫu thuật Nghiên cứu cho thấy, giải thích trực tiếp là cách phổ biến nhất để cung cấp thông tin và internet là phương pháp ít được

áp dụng nhất Sự khác biệt giữa nhận thức của ĐD và thực tế đã được tìm thấy trong nghiên cứu này Hơn nữa, thời gian sẵn có của ĐD, rào cản ngôn ngữ và lịch trình hoạt động chặt chẽ được coi là những yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến việc cung cấp hướng dẫn trước phẫu thuật Hơn nữa, sự hài lòng của ĐD đối với việc hướng dẫn NB như vậy có liên quan đáng kể đến việc đào tạo chuyên môn và khối lượng công việc hàng ngày của họ trong môi trường lâm sàng [20].

Một nghiên cứu định tính của Kritin Harris về các khuyến nghị với NB và nhân viên y tế về danh sách kiểm tra an toàn cho NB phẫu thuật Các yếu tố nguy cơ an toàn được phân loại thành thông tin trước phẫu thuật: chuẩn bị trước phẫu thuật, thông tin hậu phẫu, kế hoạch và theo dõi hậu phẫu Các danh mục phụ dưới thông tin và chuẩn bị trước khi phẫu thuật là: thông tin liên lạc,

an toàn thuốc, tình trạng sức khỏe, tối ưu hóa sức khỏe, tình trạng răng miệng, đọc thông tin, chuẩn bị hai tuần trước khi phẫu thuật, thông báo cho khoa phẫu thuật của bạn, lập kế hoạch xuất viện, chuẩn bị nhập viện trước khi phẫu thuật Các danh mục phụ dưới thông tin hậu phẫu, các kế hoạch và theo dõi tiếp theo là: phòng ngừa và biến chứng, hạn chế và hoạt động, an toàn thuốc, giảm đau, chức năng dạ dày, chăm sóc thêm và các cuộc hẹn Cả nhân viên y tế và NB đều bày tỏ sự cần thiết phải có danh sách kiểm tra an toàn cho NB phẫu thuật [22].

Trang 16

Nghiên cứu của S Hoermann, thông thường trước khi phẫu thuật, NB được cung cấp thông tin để đáp ứng các yêu cầu của pháp luật và bệnh viện, nhưng không tính đến nhu cầu tâm lý của họ Để tìm hiểu cách cải thiện tình trạng này, nghiên cứu này đã được thực hiện Bằng phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc bao gồm một hệ thống thẻ mới được xây dựng, nhằm tránh cung cấp cho NB những thông tin ngầm không được đáp ứng và có thể có hại, nhu cầu thông tin của 60 NB trước khi phẫu thuật thay khớp háng hoặc đầu gối đã được điều tra rất chi tiết Kết quả cho thấy 83,3% NB muốn được phẫu thuật viên chuẩn bị, tốt nhất là bằng phương pháp truyền miệng (75,0%) Thông thường nhất là ngày quyết định phẫu thuật và ngày nhập viện được ưu tiên làm thời điểm chuẩn bị (30% mỗi ngày) Người bệnh quan tâm đến thông tin về cuộc phẫu thuật và phục hồi (43,3% mỗi người) hơn là về rủi ro (33,3%) Chỉ 11,7% muốn chuẩn bị tâm lý trước khi phẫu thuật Chúng tôi kết luận rằng tiếp xúc và thiết lập mối quan hệ tin cậy với bác sĩ phẫu thuật, người thực hiện ca phẫu thuật là nhu cầu quan trọng nhất của NB phẫu thuật Anh ta nên cung cấp thông tin phẫu thuật theo nhu cầu của NB, thường không tập trung vào rủi ro, như các quy định pháp luật Bằng cách chuẩn bị tâm lý cho một số ít bệnh nhân có nhu cầu, các chuyên gia tâm lý có thể góp phần cải thiện

sự hài lòng và kết quả của NB phẫu thuật [26].

1.2.2 Các nghiên cứu trong nước:

Năm 2011, tác giả Lê Tuyên Hồng Dương và cộng sự làm nghiên cứu tại bệnh viện Giao thông vận tải cho thấy có tới 16,7% NB bị nhiễm trùng sau phẫu thuật cấp cứu so với 4,4% nhiễm trùng sau phẫu thuật phiên Như vậy có sự khác biệt rất lớn về tỷ lệ nhiễm trùng sau phẫu thuật giữa nhóm người bệnh phẫu thuật có chuẩn bị và phẫu thuật không chuẩn bị [11].

Tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình năm 2011 qua nghiên cứu của tác giả Đặng Hồng Thanh đã chỉ ra: có 18 NB nhiễm trùng vết phẫu thuật trên 281 NB được phẫu thuật cấp cứu Trong khi đó chỉ có 8 NB nhiễm trùng vết phẫu thuật trong tổng số 225 NB được phẫu thuật phiên tại đây [9] Điều này một lần nữa lại nói đến tầm quan trọng và ý nghĩa của công tác chuẩn bị NB trước phẫu thuật.

Tác giả Đoàn Quốc Hưng và các cộng sự năm 2009 đã thực hiện nghiên cứu

ở bệnh nhân phẫu thuật tim hở có chuẩn bị ở người trưởng thành tại Khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho thấy có 63,7% NB

Trang 17

và 36,3% NNNB được bác sĩ giải thích trước phẫu thuật; 36,3% NB không được bác sỹ gây mê khám trước phẫu thuật Nghiên cứu này cũng cho thấy 100% hồ

sơ Điều dưỡng ghi chép đầy đủ công tác chuẩn bị trước phẫu thuật nhưng trên thực tế khảo sát cho thấy chỉ có 83,5% NB được hướng dẫn cắt móng tay, móng chân và 33% NB được hướng dẫn tháo tư trang, răng giả… [10], như vậy không

có sự tương đồng giữa việc ghi chép hồ sơ bệnh án và công tác thực tế chuẩn bị

NB trước phẫu thuật.

Năm 2015, Dương Quốc Nhật khảo sát thực trạng công tác chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật tim hở ở người trưởng thành, tại đơn vị phẫu thuật tim mạch - viện Tim mạch Việt Nam - bệnh viện Bạch Mai cho thấy 100%

NB đều được đảm bảo công tác về chăm sóc: thụt tháo, vệ sinh, thay quần áo, ñộng viên tinh nhần, hướng dẫn chế độ ăn 98,9% NB được đeo vòng tay ghi thông tin NB và 100% đều được đưa đến phòng phẫu thuật [8].

Nghiên cứu của Bùi Thị Thu và cộng sự (2015) cho thấy, đa số người bệnh

đã ñược tư vấn về tình trạng bệnh, phương pháp phẫu thuật trước phẫu thuật thì vẫn còn 69,86% người bệnh vẫn còn sợ, điều này cho thấy công tác tư vấn đạt hiệu quả chưa cao Có tới 82,5% người bệnh sợ đau, có 80,6% người bệnh sợ lâu hồi phục, 68,1% người bệnh sợ bị tái phát lại, 65,6% người bệnh sợ bị lây nhiễm bệnh khác, 63% người bệnh sợ bị rủi ro trong khi phẫu thuật [5].

Nghiên cứu của Bùi Thị Huyền (2015) “Đánh giá thực trạng chuẩn bị và bàn giao người bệnh trước phẫu thuật tại khoa phẫu thuật – gây mê hồi sức tại Bệnh viện Quân Y 354 năm 2015” nghiên cứu đã tiến hành trên 150 người bệnh được phẫu thuật theo kế hoạch, quan sát trực tiếp quá trình bàn giao, phỏng vấn người bệnh đối chiếu các nội dung chuẩn bị trước phẫu thuật trên phiếu bàn giao người bệnh theo mẫu có sẵn Chuẩn bị trước phẫu thuật chưa thực sự đầy đủ: Cam kết phẫu thuật, phiếu khám trước phẫu thuật, vẫn còn thiếu 1,3 - 2% Chưa vệ sinh toàn thân hay tại chỗ 58%, chưa thụt tháo 66,7%, chưa băng vô trùng để xác định vùng phẫu thuật 84,7% Công tác chuẩn bị và bàn giao người bệnh của Điều dưỡng trước phẫu thuật tuy đã có quy định cụ thể nhưng vẫn xảy ra sai sót do không tuân thủ đầy đủ quy trình Có 42 NB (28%) là tự vệ sinh tắm trước phẫu thuật một ngày chứ không phải là Điều dưỡng hướng dẫn, hay tắm cho người bệnh Việc không ñược vệ sinh toàn thân và tại vị trí phẫu thuật chiểm tới 72% Khi kiểm tra thực tế, vệ sinh

Trang 18

toàn thân và tại chỗ có tỷ lệ thấp hơn so với kết quả trong phiếu chuẩn bị NB trước phẫu thuật (28% so với 42%) Như vậy việc ghi phiếu chuẩn bị trước phẫu thuật có một số trường hợp chưa trung thực, có thể do Điều dưỡng hoặc do NB vì muốn được phẫu thuật mà đã nói không đúng tình trạng vệ sinh của mình Có 28 NB (18,7%) không được thay quần áo trước phẫu thuật Việc không thay quần áo sạch cũng như là là vệ sinh toàn thân và vị trí phẫu thuật sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến vết phẫu thuật của người bệnh và làm tăng tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện Có 1,3% là không phát hiện ra người bệnh có răng giả để tháo ra Còn 9,4% người bệnh nhịn

ăn nhưng vẫn uống nước, điều này cũng ảnh hưởng đến quá trình vô cảm Băng vô trùng vùng phẫu thuật hay xác định vùng phẫu thuật chưa được Điều dưỡng khối ngoại thực hiện, còn 84,7% mặc dù trong phiếu chuẩn bị có nội dụng này Để đảm bảo an toàn người bệnh trong phẫu thuật thì việc xác định vùng phẫu thuật trước phẫu thuật phải được tuân thủ nghiêm túc [4].

Phạm Đăng Chính và cộng sự (2014) đã đánh giá công tác chuẩn bị trước phẫu thuật của Điều dưỡng gây mê hồi sức cho người bệnh phẫu thuật tim tại bệnh viện Trung ương Huế Kết quả cho thấy: 100% người bệnh được các Điều dưỡng kiểm tra, thăm khám và chuẩn bị đầy đủ thuốc, trang thiết bị gây mê trước khi đưa người bệnh vào phòng phẫu thuật Tuy nhiên, có 5,32% người bệnh không ñược khám để tiên lượng đặt nội khí quản khó và 8,52% người bệnh không được kiểm tra thuốc đang dùng, đã dùng trước phẫu thuật và có 38 trường hợp không tham vấn ý kiến bác sĩ (40,42%) Các Điều dưỡng phòng phẫu thuật chuẩn bị đầy đủ về thuốc và phương tiện hồi sức trước phẫu thuật tim, một số Điều dưỡng chưa khám người bệnh để tiên lượng ñặt nội khí quản khó, chưa kiểm tra các thuốc người bệnh [15].

Nghiên cứu đánh giá thực trạng công tác chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật của Điều dưỡng các khoa thuộc khối Ngoại, bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn

La năm 2017 trên 451 người bệnh có chỉ định phẫu thuật theo kế hoạch cho thấy hầu hết các nội dung phải chuẩn bị cho NB trước phẫu thuật như: tiếp đón; hỏi bệnh; hướng dẫn làm xét nghiệm; vệ sinh các nhân trước phẫu thuật…được Điều dưỡng viên các khoa Ngoại đã chuẩn bị rất tốt (100%), có 3 khoa thực hiện tốt là: Ngoại tổng hợp, Chấn thương, U bướu (82.5%) Nội dung Điều dưỡng viên các khoa làm chưa tốt: Vệ sinh, sát khuẩn vùng sẽ phẫu thuật [14].

Trang 19

Khảo sát công tác chuẩn bị phẫu thuật có kế hoạch tại khoa tiêu hóa, bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức năm 2021 cho thấy hầu hết các khâu trong công tác chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật được thực hiện khá tốt: việc định danh người bệnh chuẩn bị đầy đủ chính xác, các bệnh nhân vô danh được xác định bằng mã bệnh nhân; Tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề như: Thủ tục hồ sơ bệnh án người bệnh trước phẫu thuật vẫn còn có thiếu sót; chưa hướng dẫn cụ thể cho bệnh nhân uống thuốc nhuận tràng, vệ sinh vùng hậu môn [12].

Nghiên cứu mô tả cắt ngang ñánh giá thực trạng công tác chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật ổ bụng có kế hoạch của 59 Điều dưỡng tại khoa Ngoại tổng hợp và Ngoại ung bướu bằng phỏng vấn và quan sát quy trình Điều dưỡng thực hiện chuẩn bị người bệnh với 28 bước Điều dưỡng được đánh giá là đạt khi thực hiện đạt ≥ 89,0% các bước quy trình và đạt toàn bộ 4 bước yêu cầu Kết quả cho thấy tỷ lệ đạt về công tác chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật ổ bụng có kế hoạch của Điều dưỡng tại khoa Ngoại, bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình năm 2018 là 50,8% và tỷ lệ không đạt là 49,2% Có mối liên quan giữa trình độ chuyên môn, việc tham gia tập huấn về chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật, số người bệnh trung bình Điều dưỡng chăm sóc trong ngày, số ngày trực trong 1 tuần với công tác chuẩn

bị người bệnh trước phẫu thuật ổ bụng có kế hoạch của Điều dưỡng (p<0,05) [13].

Trang 20

Chương 2

MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT

2.1 Giới thiệu về Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí:

Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí là bệnh viện đa khoa hạng I trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh quản lý với nhiệm vụ khám, chữa bệnh cho nhân dân khu vực Đông Bắc của Việt Nam Bệnh viện có tổng số 1160 giường thực kê với 43 khoa/phòng/trung tâm và gần 1000 cán bộ, nhân viên, cụ thể: Bác sỹ: 191, ĐD/HS/KTV: 480, kỹ sư, công nhân: 51, nhân viên hành chính: 49; hộ lý, bảo vệ: 100 người [3].

Mỗi ngày bệnh viện có trung bình trên 2000 lượt người bệnh, khách hàng khám và điều trị mỗi ngày Ngoài ra, bệnh viện còn là cơ sở thực hành cho học sinh, sinh viên các trường y trong và ngoài nước, chỉ đạo kỹ thuật, chuyên môn cho tuyến trước Mỗi năm có khoảng 2000 sinh viên đến bệnh viện thực tập Bệnh viện cũng được thừa hưởng văn hóa làm việc “Chính quy, kỷ cương, khoa học” từ các chuyên gia Thụy Điển đã từng làm việc tại bệnh viện trước đây Bệnh viện đã xây dựng Chính sách chất lượng lấy “An toàn người bệnh” là then chốt hàng đầu Do vậy việc báo cáo sự cố y khoa chính là việc NVYT bệnh viện “Lên tiếng vì sự an toàn của người bệnh” nên đây là hành động mà bệnh viện đánh giá là một việc làm cao thượng, có đạo đức, có trách nhiệm với NB vì chính NVYT dám nói ra cái sai của mình để chia sẻ cho đồng nghiệp rút kinh nghiệm nên mọi NVYT được rút kinh nghiệm, để phòng ngừa sự cố lặp lại cho NB khác, để tất cả NB được an toàn Năm

2013 ngay khi thông tư 19/2013/TT-BYT ban hành bệnh viện đã triển khai hệ thống báo cáo sự cố y khoa và các sự cố liên quan đến phẫu thuật cũng được NVYT báo cáo và đều được phân tích tìm nguyên nhân và có các giải pháp cải tiến, việc đánh giá mức độ an toàn phẫu thuật đều được đánh giá định kỳ và đột xuất.

Khoa Phẫu thuật - Gây mê hồi sức có 09 phòng phẫu thuật, 10 giường hồi tỉnh, 20 giường hồi sức, 50 nhân viên có trình độ cao, giàu kinh nghiệm, bệnh viện đã ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật: Phẫu thuật tim mở với tuần hoàn ngoài cơ thể, giảm đau bằng morphin tủy sống; hồi sức sốc Cấp cứu, phẫu thuật cho khoảng 25.000 ca mỗi năm.

Trang 21

Bệnh viện Việt Nam -Thụy Điển Uông Bí đã tiến hành áp dụng thí điểm Bảng kiểm ATPT trong năm 2010 theo khuyến cáo của WHO và cho kết quả tốt.

Và sau đó bệnh viện triển khai áp dụng từ năm 2011 đến nay Đánh giá chung là Bảng kiểm phù hợp, đơn giản và dễ thực hiện, tạo điều kiện kiểm soát phẫu thuật an toàn và hiệu quả.

2.2 Thực trạng chuẩn bị tâm lý và vệ sinh cá nhân cho người bệnh của Điều dưỡng trước phẫu thuật có kế hoạch tại Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông

Bí năm 2023.

2.2.1 Đối tượng và phương pháp khảo sát

* Đối tượng khảo sát

Người bệnh điều trị nội trú tại các khoa Ngoại Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí, có chỉ định và được phẫu thuật có kế hoạch tại bệnh viện.

Thời gian: từ 20/8/2023- 20/9/2023

Địa điểm: tại 6 khoa Ngoại, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông

Bí * Phương pháp khảo sát

- Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang

- Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu: 117 người bệnh đủ tiêu chuẩn được lựa chọn khảo sát trong thời gian từ 20/8/2023- 20/9/2023.

- Biến số khảo sát:

+ Thông tin chung về đối tượng khảo sát:

- Công cụ và phương pháp thu thập thông tin

+ Công cụ: bảng kiểm công tác chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật, được thiết kế sẵn.

+ Phương pháp thu thập thông tin: quan sát, phỏng vấn người bệnh, thu thập thông tin từ hồ sơ bệnh án.

- Kỹ thuật thu thập số liệu được tiến hành theo trình tự sau:

+ Tập huấn điều tra viên

Ngày đăng: 29/02/2024, 16:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w