1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng công tác chuẩn bị tâm lý và vệ sinh cá nhân cho người bệnh của điều dưỡng trước phẫu thuật có kế hoạch tại bệnh viện đa khoa huyện thuỷ nguyên thành phố hải phòng năm 2023

39 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Công Tác Chuẩn Bị Tâm Lý Và Vệ Sinh Cá Nhân Cho Người Bệnh Của Điều Dưỡng Trước Phẫu Thuật Có Kế Hoạch Tại Bệnh Viện Đa Khoa Huyện Thuỷ Nguyên Thành Phố Hải Phòng Năm 2023
Tác giả Đào Thị Oanh
Người hướng dẫn TTƯT.ThS.BSCKI Trần Việt Tiến
Trường học Đại học Điều dưỡng Nam Định
Thể loại báo cáo chuyên đề
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hải Phòng
Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 509,5 KB

Nội dung

Trang 1 LỜI CẢM ƠNTrong quá trình nghiên cứu và hồn thành chun đề này, tơi đã nhậnđược sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô, các anh chị, bạn bè, đồng nghiệp,những người thân trong gia đì

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô, các anh chị, bạn bè, đồng nghiệp, những người thân trong gia đình và các cơ quan có liên quan.

Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo, Khoa Y học lâm sàng trường Đại học Điều dưỡng Nam Định; Ban Giám đốc Bệnh viện, cán bộ, nhân viên khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập

và hoàn thành chuyên đề này.

Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn: TTƯT.ThS.BSCKI Trần Việt Tiến đã tận tình hướng dẫn, động viên, quan tâm

và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học, thực hiện và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.

Tôi xin bày tỏ sự biết ơn đến những người thân yêu trong gia đình, các bạn bè đồng nghiệp, đặc biệt là các anh chị em cùng khóa đã động viên, giúp đỡ tôi về tinh thần và vật chất để tôi hoàn thành chuyên đề này.

Với thời gian thực hiện chuyên đề, do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo không tránh khỏi những sai sót Tôi rất mong nhận được sự đóng góp từ các quý Thầy, Cô và các bạn cùng lớp

để tôi hoàn thành tốt hơn bài báo cáo chuyên đề tốt nghiệp này.

Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!

Hải Phòng, ngày 25 tháng 10 năm 2023

Học viên

Đào Thị Oanh

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là báo cáo chuyên đề của riêng tôi Nội dung trong bài báo cáo này hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa được công bố trong bất cứ một công trình nào khác Báo cáo này do bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của giảng viên Nếu có điều gì sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Người làm báo cáo

Đào Thị Oanh

Trang 3

LỜI CẢM ƠN Error! Bookmark not defined.

LỜI CAM ĐOAN Error! Bookmark not defined DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Error! Bookmark not defined DANH MỤC BẢNG Error! Bookmark not defined DANH MỤC BIỂU ĐỒ Error! Bookmark not defined.

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 3

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 3

PHẦN 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN 9

Chương 2 MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT 13 1 Đặc điểm bệnh viện Đa khoa huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng 13

2.Thực trạng chuẩn bị NB trước PT theo kế hoạch năm 2022 tại bệnh viện Đa khoa huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng 14

2.1.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 14

2.2 Một số đặc điểm chung của người bệnh 15

2.3 Kết quả nghiên cứu 16

Chương 3 BÀN LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP 19

1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 19

2 Thực trạng tuân thủ quy trình chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật theo kế hoạch của điều dưỡng tại khoa Ngoại bệnh viện Đa khoa huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng 19

3 Các ưu điểm, nhược điểm 22

KẾT LUẬN 24

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 26 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4

Tổ chức Y tế thế giới

Nhân viên y tế

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Phân bố người điều dưỡng theo tuổi……….… …15

Bảng 2: Phân bố Điều dưỡng theo giới……….… 15

Bảng 3: Phân bố về trình độ chuyên môn………15

Bảng 4: Phân bố về thâm niên công tác……… …16

Bảng 5: Thực trạng thay băng vết mổ……… ………16

Trang 6

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3: Người điều dưỡng băng vô khuẩn vùng mổ 22

Trang 7

ĐẶT VẤN ĐỀ Phẫu thuật ngoại khoa là một phương pháp điều trị, nó gây ra sang chấn

có ảnh hưởng nhất định tới cơ thể NB Để NB chịu đựng được cuộc PT cần thiết phải chuẩn bị chu đáo về tinh thần và thể chất, đặc biệt là công tác chuẩn bị về tâm lý và vệ sinh cá nhân cho NB Nếu chuẩn bị tốt, sẽ hạn chế được đến mức tốt thiểu các tai biến khi gây mê và tiến hành phẫu thuật, đặc biệt có thể gây nhầm người bệnh, nhầm vùng phẫu thuật, nguy hiểm đến tính mạng người bệnh[3].

Người điều dưỡng giữ vai trò chủ yếu trong việc chuẩn bị NB trước PT, công việc này nhằm mục đích giúp cho NB yên tâm, sẵn sàng chấp nhận cuộc

PT Chăm sóc, theo dõi và chuẩn bị thật tốt NB trước PT góp phần vào sự thành công của cuộc PT Do đó chuẩn bị NB trước khi PT tốt của người điều dưỡng là việc hết sức quan trọng của cả quá trình PT [1], [2].

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm trên toàn thế giới ước chừng có trên 230 triệu ca PT Biến chứng xảy ra gây nguy hiểm đến tính mạng của 7 triệu trường hợp, trong đó gần 1 triệu trường hợp tử vong liên quan đến an toàn PT (ATPT), gần 10% các biến chứng chết người xảy ra tại các phòng PT lớn Cứ 150 NB nhập viện, có 1 trường hợp tử vong do sự cố y khoa và 2/3 sự cố xảy ra trong bệnh viện liên quan đến PT [13].

Phẫu thuật có thể gây ra các biến chứng, do vậy phải biết đề phòng phát hiện và điều trị kịp thời những biến chứng sau PT [5], [12] Theo các báo cáo gần đây cho thấy tỷ lệ sự cố liên quan đến PT của các nước kém phát triển chiếm khoảng 18%, các bệnh lý cần can thiệp PT ngày càng tăng do: tăng bệnh lý tim mạch, tăng tai nạn thương tích và nhiều NB chấn thương, bệnh lý ung thư, tăng tuổi thọ… và như vậy, nguy cơ xảy ra sự cố hoặc sai sót y khoa liên quan đến PT cũng gia tăng [9].

Thông tư 19/2013/ TT - BYT của Bộ Y tế về “Hướng dẫn thực hiện quản

lý chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện” quy định NB được điều dưỡng viên, hộ sinh viên hướng dẫn và hỗ trợ thực hiện chuẩn bị trước PT, thủ thuật theo yêu cầu của chuyên khoa và của BS điều trị [2].

Bệnh viện Đa khoa huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng mỗi năm thực hiện hàng nghìn ca PT Công tác đảm bảo ANPT cho NB luôn được quan tâm, ưu tiên hàng đầu Việc chuẩn bị trước PT của điều dưỡng luôn luôn được chú trọng

Trang 8

thực hiện để đảm bảo an toàn cho NB, kiểm soát được tai biến, hạn chế biến chứng có thể xảy ra trong và sau PT.

Câu hỏi đặt ra là: Thực trạng chuẩn bị NB trước PT của điều dưỡng tại bệnh viện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng ở mức độ nào, cần có khuyến cáo

gì trong công tác chuẩn bị NB trước PT ngày càng tốt hơn Chính vì vậy, chúng

tôi thực hiện chuyên đề tài “Thực trạng công tác chuẩn bị tâm lý và vệ sinh cá nhân cho người bệnh của điều dưỡng trước phẫu thuật có kế hoạch tại bệnh viện

Đa khoa Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng năm 2023”

Với 2 mục tiêu:

1 Mô tả thực trạng công tác chuẩn bị tâm lý và vệ sinh cá nhân cho người bệnh của điều dưỡng trước phẫu thuật có kế hoạch tại bệnh viện Đa khoa Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng năm 2023

2 Đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác chuẩn bị tâm lý và vệ sinh cá nhân cho người bệnh của điều dưỡng trước phẫu thuật có kế hoạch tại bệnh viện

Đa khoa Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng.

Trang 9

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

I CƠ SỞ LÝ LUẬN

1 Khái niệm về chuẩn bị NB trước PT [1], [11]

Phẫu thuật là các thủ thuật dùng trong ngoại khoa để chữa bệnh hoặc chẩn đoán bệnh Ngoài ra còn mục đích tìm tòi trên cơ sở khoa học những phương pháp và kỹ thuật phẫu thuật mới để giải quyết các yêu cầu chữa bệnh ngày một cao hơn Phẫu thuật gắn liền với các phương pháp vô cảm, chống đau Phẫu thuật gây ra những sang chấn nhất định cho NB về tinh thần, thể chất, có nguy cơ gây tai biến cho người bệnh.

Một NB khi được chỉ định phẫu thuật có thể với mục đích khác nhau

- Để chẩn đoán: Sinh thiết hoặc mổ thăm dò;

- Để điều trị triệt để: Cắt bỏ khối u, cắt bỏ ruột thừa viêm…;

- Để tạo hình hoặc thẩm mỹ: Cắt bỏ sẹo dính, tạo hình vú…;

- Có thể là phẫu thuật tạm thời: Mở thông dạ dày…

Chuẩn bị trước PT cho NB là một tập hợp các biện pháp nhằm ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra và ổn định các chức năng của cơ thể nói chung và các hệ thống riêng lẻ của nó Chuẩn bị NB trước PT là việc làm cần thiết đầu tiên cho tất cả các hoạt động vô cảm hồi sức tiếp theo Qua thăm khám, BS gây

mê hiểu rõ được bệnh lý ngoại khoa cũng như các hoạt động phẫu thuật sẽ diễn

ra, biết được tiền sử bệnh tật của gia đình và NB, thói quen và tình trạng sức khoẻ hiện tại Trên cơ sở đó, đánh giá được một cách chính xác bệnh tật và các nguy hiểm có thể xảy ra cũng như đề xuất khám hoặc xét nghiệm chuyên khoa

bổ sung Sau khi thăm khám NB, người gây mê đưa ra một kế hoạch gây mê và hồi sức tốt nhất cho NB Qua thăm khám cùng với những lời giải thích và động viên phù hợp sẽ giúp NB hiểu, tin tưởng và hợp tác với thầy thuốc.

Người điều dưỡng giữ vai trò chủ yếu trong việc chuẩn bị NB trước PT, công việc này nhằm mục đích giúp cho NB yên tâm, sẵn sàng chấp nhận cuộc

PT Chăm sóc, theo dõi và chuẩn bị thật tốt NB trước PT góp phần vào sự thành công của cuộc PT.

2 Các nội dung NB cần được chuẩn bị trước PT có kế hoạch [6], [8]

Trang 10

Khi có chỉ định nhập viện để PT, NB cần có mặt theo hướng dẫn của BS

để chuẩn bị Theo hướng dẫn đó NB phải có mặt đúng giờ theo lịch để được BS gây mê thăm khám, chuẩn bị cho cuộc PT NB sẽ được thông báo thời gian dự kiến của ca PT.

PT theo kế hoạch gồm các bệnh cần PT nhưng có thể để một thời gian chuẩn

bị nhất định mà không ảnh hưởng đến tình trạng bệnh PT này sau khi hội chẩn người có trách nhiệm chỉ định PT sẽ sắp xếp thời gian, ai PT và phương pháp PT.

2.1 Chuẩn bị tinh thần cho NB và thân nhân NB

2.1.1 Đối với NB

Trong những ngày trước PT, người điều dưỡng cần gần gũi, an ủi, giải thích cho NB an tâm, gây cho NB một niềm lạc quan, tin tưởng vào chuyên môn, giải thích biết mục đích, lợi ích của việc PT Cần tìm hiểu những lo lắng, thắc mắc của NB, phản ánh và cùng BS giải quyết cho NB an tâm Giải thích cho NB biết về cuộc PT bằng những từ thông dụng dễ hiểu Không được cho NB biết tình trạng nguy kịch của bệnh, tuyệt đối không được giải thích những điều gì mà

BS không cho phép.

2.1.2 Đối với thân nhân của NB

Cần giải thích kỹ lưỡng, nói rõ bệnh tình của NB cho thân nhân người

bệnh biết, không giấu những tiên lượng xấu, kể cả khả năng có thể nguy hiểm đến tính mạng Mặt khác cũng cần phải tranh thủ sự đồng tình của thân nhân, khuyến khích họ quan tâm, động viên NB, cùng hợp tác trong việc chuẩn bị để tạo điều kiện

thuận lợi cho việc tiến hành PT.

2.2 Chuẩn bị hồ sơ bệnh án và thể chất NB

2.2.1 Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án phải có đủ tất cả các loại giấy tờ có tính pháp lí, địa chỉ của

NB phải ghi rõ ràng, chính xác Có giấy cam kết chấp thuận PT của thân nhân

NB 2.2.2 Chăm sóc thể chất

- Theo dõi NB về mặt tâm thần, phát hiện sự lo lắng của NB Động viên,

an ủi với thái độ nhẹ nhàng, chân thực gây cho NB tin tưởng vào chuyên môn.

Để NB được nghỉ ngơi hoàn toàn.

Trang 11

- Điều dưỡng nhận định sức khoẻ của NB: kiểm tra chiều cao, cân nặng Khai thác kỹ tiền sử xem NB có các vấn đề đặc biệt như hen phế quản, dị ứng thuốc, bệnh tim mạch, tăng huyết áp, HIV hoặc mắc các bệnh truyền nhiễm.

- Kiểm tra dấu hiệu sinh tồn: mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở.

- Theo dõi số lượng nước tiểu trong 24 giờ, bình thường trong 24 giờ một người trưởng thành đi tiểu từ 1,2 lít đến 2,5 lít Theo dõi phân về số lần đi đại tiện trong ngày, số lượng và màu sắc phân Nếu NB nôn phải theo dõi số lần nôn, số lượng nôn, chất nôn, màu sắc v.v Trong quá trình theo dõi, người điều dưỡng báo cáo kịp thời những diễn biến cho BS biết để xử trí, tất cả những theo dõi hằng ngày phải ghi đầy đủ vào hồ sơ bệnh án, giúp cho BS chẩn đoán bệnh và tiên lượng.

- Khuyên NB không hút thuốc và không uống rượu (kể cả các thứ rượu thuốc) Hướng dẫn cho NB cách thở sâu, tập ho, cách khạc nhổ, hướng dẫn cách ngồi tựa bằng kê cao gối, hướng dẫn trở mình và vận động sau PT để giúp cho

sự hồi phục nhanh chóng và đề phòng những biến chứng.

- NB được tắm rửa sạch sẽ, cắt móng tay, móng chân, vệ sinh răng miệng, mũi, họng, mặc quần áo sạch của bệnh viện.

- Chuẩn bị da vùng PT: làm sạch sẽ da vùng PT bằng chất sát khuẩn, cạo hết lông ở vùng PT song lưu ý không để xây sát da vì dễ bị vi khuẩn xâm nhập,

do đó có quan điểm cho rằng không nên cạo lông và chỉ cạo khi cần thiết Thực hiện các thủ thuật như thụt tháo hằng ngày đối với PT đại tràng.

- Chế độ ăn, uống trước khi PT: đảm bảo cho NB ăn uống tốt, cho ăn tăng Protit, như tăng thịt nạc, cá, trứng trong các bữa ăn hàng ngày, nhất là những

NB thiếu máu Đối với những NB không ăn được qua đường miệng báo cáo BS

để cho ăn theo đường khác như cho ăn qua sonde dạ dày, truyền dịch, các loại Vitamin trong hoa quả và rau xanh.

- Đối với NB thiếu máu, PT nhiều lần, cần thiết phải truyền máu trước tuỳ theo mức độ cơ thể truyền một hay hai lần trước khi PT (do BS quyết định) 2.3 Khám các chuyên khoa cần thiết

Khám tai mũi họng: phát hiện những viêm nhiễm để điều trị trước khi PT, vì nếu có viêm nhiễm mà PT thì có thể có những tai biến sau này Khám tim mạch: để

đề phòng các biến chứng có thể xảy ra trong khi PT hoặc sau PT Khám thần kinh:

Trang 12

phát hiện những rối loạn tâm thần có liên quan và ảnh hưởng tới PT Khám da liễu:

phát hiện các bệnh ngoài da.

2.4 Các xét nghiệm cận lâm sàng

2.4.1 Các xét nghiệm cơ bản

- Máu: số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, công thức bạch cầu, nhóm

máu để truyền máu khi cần, tốc độ lắng máu, thời gian đông máu, thời gian chảy máu, tỉ lệ huyết cầu tố, Protit toàn phần, Lipit toàn phần, Glucoza huyết, điện

giải đồ, Ure huyết - Nước tiểu: định lượng Ure niệu, Protein niệu, Glucoza niệu,

tế bào (hồng cầu, bạch cầu v.v ) Phân: tìm trứng ký sinh trùng trong phân, các

tế bào bất thường trong phân (hồng cầu, bạch cầu.v.v )

2.4.2 Thăm dò một số chức năng cần thiết

- Thăm dò chức năng gan: phản ứng Gro-MacLagan, Transaminaza: SGOT, SGPT, Photphataza kiềm, Bilirubin, Prothrombine, siêu âm gan mật Thăm dò chức năng thận: Ure niệu, Ure máu, Creatinin máu, Creatinin niệu.

- X quang: chụp thận không chuẩn bị, chụp thận tiêm thuốc cản quang đường tĩnh mạch.

- Thăm dò một số chức năng khác: X quang: chiếu hay chụp tim phổi, tim mạch: điện tâm đồ, thần kinh: điện não đồ, giáp trạng: đo chuyển hoá cơ bản Một số các

xét nghiệm đặc biệt: chụp vi tính cắt lớp (CT Scaner), chụp cộng hưởng từ (MRI)

2.5 Dự phòng các biến chứng: Để hạn chế những biến chứng có thể xảy ra trong

và sau khi PT, cần phải điều trị dự phòng trước.

- Đối với NB có bệnh tim mạch: ăn nhạt tương đối, vệ sinh răng miệng tốt Dùng thuốc lợi tiểu và trợ tim theo y lệnh Chăm sóc tốt các bệnh: mũi - họng, hô hấp v.v

-Đối với NB có bệnh thận: cho ăn chế độ kiêng muối, hạn chế nước, lợi tiểu tốt.

- Đối với NB có bệnh gan: ăn chế độ tăng Protit, hạn chế Lipit.

- Đối với NB có bệnh tiêu hoá: ăn thức ăn dễ tiêu, tránh rối loạn tiêu hoá 2.6 Vệ sinh cơ thể trước khi PT

2.6.1 NB cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ để giảm nguy cơ nhiễm trùng sau PT.

NB có thể đi vệ sinh trước khi vào phòng PT NB nên tẩy trang, lau sạch sơn móng tay, móng chân, buộc tóc gọn gàng và tẩy lông khu vực PT nếu BS yêu cầu;

Trang 13

tháo răng giả, kính áp tròng, tất cả đồ trang sức đeo trên người, vật dụng cá nhân gửi lại cho người nhà Điều dưỡng sẽ hướng dẫn NB sử dụng loại xà phòng khử trùng đặc biệt, yêu cầu tắm trước khi vào phòng PT và thay quần áo PT do bệnh viện cung cấp.

2.6.2 Hướng dẫn nhịn ăn uống và sử dụng thuốc trước PT

- Cần từ 6 – 8 giờ sau ăn để dạ dày ở trạng thái trống, sẵn sàng cho việc gây mê, tránh nguy cơ thức ăn và dịch từ dạ dày có thể vào phổi nếu dạ dày vẫn còn thức ăn hoặc nhiều dịch Do đó NB cần kết thúc bữa ăn cuối trước khi lên phòng PT khoảng 8 tiếng.

+ Một số vitamin và thảo dược như nhân sâm, tỏi, Ginkgo biloba…, có thể gây biến chứng trong quá trình PT NB cần phải trao đổi với BS về các loại sản phẩm bổ sung đang sử dụng.

+ Thông thường, NB sẽ được hướng dẫn ngưng uống thuốc điều trị đái tháo đường vào buổi sáng ngày PT Nếu NB dùng insulin, BS có thể đề nghị giảm liều hoặc chỉnh liều theo lượng đường trong máu của bạn.

+ Nếu NB có bệnh lý ngưng thở khi ngủ, cần thông báo tình trạng này với BS để

BS và điều dưỡng chủ động kế hoạch theo dõi hô hấp cho NB trong và sau khi PT.

3 Mục đích của công tác chuẩn bị trước PT [4], [12]

- Đánh giá toàn trạng và các bệnh lý nội khoa mà NB mắc phải.

- Xác định các yểu tố nguy cơ có thể ảnh hưởng đến kết quả PT

tối ưu cho NB NB cũng cần được biết mức độ trầm trọng căn bệnh của mình và nguy cơ xảy ra biến chứng của cuộc PT cũng như các vấn đề khác có thể xảy ra

Trang 14

trong và sau khi PT, đặc biệt các vấn đề liên quan đến thẩm mỹ, phục hồi, vận động và hòa nhập với cộng đồng.

- Tối ưu hóa tình trạng toàn thân cũng như trạng thái tâm lý, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ xảy ra các tai biến và biến chứng sau PT góp phần vào thành công cho cuộc PT.

4 Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc NB trước PT [2], [5].

4.1 Đặc điểm nhân lực ĐD

- Điều dưỡng hiện tại đang được quan tâm để nâng cao trình độ và tay nghề Những điều dưỡng chuyên nghiệp có trình độ cao đẳng và đại học, có thâm niên công tác lâu năm trong chăm sóc NB sẽ nhận thức được giá trị của việc áp dụng quy trình điều dưỡng để nâng cao chất lượng chăm sóc NB Họ nhận thấy việc áp dụng quy trình điều dưỡng trong chăm sóc NB là khoa học và hiệu quả Họ được học ở trường và luôn được nâng cao kiến thức về chăm sóc

NB đặc biệt là việc chăm sóc NB dựa vào bằng chứng.

- Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thùy Trâm cho thấy có mối liên quan giữa tuổi và thâm niên công tác của điều dưỡng tới mức độ hoàn thành công việc chăm sóc NB Nghiên cứu cho thấy ĐDV dưới 30 tuổi thì có mức độ chưa hoàn thành nhiệm vụ CSNB cao gấp 2 lần so với ĐDV lớn hơn hoặc bằng 30 tuổi ĐDV có thâm niên công tác dưới 10 năm thì mức độ chưa hoàn thành công việc cao gấp 2 lần ĐDV có thâm niên công tác bằng hoặc trên 10 năm Đối với ĐDV

có trình độ trung học thì mức độ chưa hoàn thành công việc cao gấp 3 lần đối tượng ĐDV có trình độ cao đẳng trờ lên.

4.2 Tổ chức CSNB

Việc sử dụng quy trình điều dưỡng giúp cho điều dưỡng áp dụng được kiến thức chính xác vào chăm sóc, giải quyết vấn đề của NBrõ ràng Sử dụng quy trình điều dưỡng trong chăm sóc NBlàm cho người điều dưỡng tự tin và yêu nghề của mình và thái độ của họ trong việc áp dụng quy trình điều dưỡng trong chăm sóc NB rất tốt.

4.3 Điều kiện làm việc

Bổ sung trang thiết bị, phương tiện phục vụ chăm sóc tăng cường sự tiện nghi cho NBkhi nằm viện, sự thuận tiện cho nhân viên y tế trong công tác.

4.4 Sự quan tâm của lãnh đạo

Trang 15

Theo sự phát triển của ngành y tế nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, nâng cao chất lượng chăm sóc nên bệnh viện có sự hỗ trợ tốt cho điều dưỡng trong công tác chăm sóc NB Bệnh viện không ngừng đào tạo cán bộ điều dưỡng

có chất lượng và tạo điều kiện cho điều dưỡng làm việc trong môi trường tốt nhất với những quy định, thưởng, phạt rõ ràng Bệnh viện từng bước chuẩn hóa đội ngũ điều dưỡng để đáp ứng nhu cầu xã hội và chuẩn của Bộ Y tế.

Việc BV thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá việc áp dụng quy trình điều dưỡng trong chăm sóc NBnhư một tiêu chuẩn đánh giá điều dưỡng và

sự cải tiến chăm sóc.

4.5 Chế độ khuyến khích

Trong bài báo xuất bản của Health Services Research vào tháng 8 năm

2008, Tiến sĩ Christopher Friese và các đồng nghiệp nhận thấy rằng trình độ học vấn điều dưỡng có liên quan đáng kể với kết quả chăm sóc NB Các điều dưỡng được chuẩn bị ở cấp độ đại học liên quan đến tỷ lệ tử vong thấp hơn và tỉ lệ sai sót trong chăm sóc ít hơn các đối tượng không được đào tạo đại học.

Trong một nghiên cứu được công bố tháng 5 năm 2008 trên Tạp chí Journal of Nursing Administration, Tiến sĩ Linda Aiken và các đồng nghiệp đã khẳng định kết quả từ nghiên cứu năm 2003 cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa trình độ và hiệu quả chăm sóc NB Các nhà nghiên cứu điều dưỡng đã chỉ ra rằng cứ tăng 10% tỷ lệ cử nhân điều dưỡng cho nhân viên bệnh viện thì nguy cơ

tử vong của NBgiảm 4%.

Công tác chăm sóc sức khỏe là một hệ thống phức tạp, vì chăm sóc y tế hiếm khi do một cá nhân thực hiện mà nó phụ thuộc lẫn nhau giữa các nhân viên y tế Chăm sóc NB an toàn và hiệu quả phụ thuộc không chỉ vào kiến thức,

kỹ năng và hành vi của các nhân viên y tế trực tiếp điều trị cho NB, mà cả vào cách thức các nhân viên đó hợp tác và liên lạc với nhau trong môi trường làm việc Nói cách khác, NB phụ thuộc vào việc nhiều người làm đúng việc và đúng thời điểm Tức là họ phụ thuộc vào hệ thống chăm sóc.

Không những vậy, chăm sóc y tế còn là hoạt động rất phức tạp do sự đa dạng của các nhiệm vụ liên quan đến cung ứng chăm sóc sức khỏe cho NB, sự đa dạng về

NB, bác sĩ, nữ hộ sinh, điều dưỡng và các nhân viên khác; rồi còn vô số các mối quan hệ giữa NB, thân nhân NB, nhân viên y tế, các nhà quản lý, và cộng đồng;

Trang 16

cũng như những khác biệt trong cách bố trí các khoa/phòng, hay tạo dựng các qui định chồng chéo, không thống nhất hoặc không có qui định cũng tạo nên vô số rắc rối, phức tạp trong vận hành hệ thống Hay như chưa kể đến một hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư tiêu hao, công nghệ kỹ thuật mới đa dạng và phức tạp Điều đó cũng tạo nên nhiều cơ hội mắc lỗi và nhiều sai sót hơn.

II CƠ SỞ THỰC TIỄN

1 Quy trình chuẩn bị NB trước PT theo kế hoạch của điều dưỡng

(Quy định chăm sóc NB, Bệnh viện Đa khoa Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng)

- Chuẩn bị tinh thần cho NB: giải thích để NB biết mục đích, lợi ích, phương thức phẫu thuật Ảnh hưởng sau mổ (đau, khó chịu khi có dẫn lưu), quan tâm chia sẻ, động viên NB cùng hợp tác chuẩn bị tốt trước mổ.

- Thủ tục hành chính: giấy cam đoan chấp nhận mổ của NB hoặc thân nhân của NB, hồ sơ mổ, bảng tóm tắt bệnh lý, chữ ký của người có chỉ định mổ, phiếu khai thác tiền sử dị ứng và cam kết dùng thuốc, các phiếu xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết.

- Đánh giá tình trạng sức khỏe của NB: tổng trạng, tri giác, DHST.

- Chuẩn bị các xét nghiệm cận lâm sàng cơ bản: XN nhóm máu, Công thức máu, dung tích hồng cầu, thời gian máu chảy - máu đông, đường huyết XN nước tiểu, chức năng gan - thận, hô hấp, tuần hoàn.

- Chuẩn bị vệ sinh cá nhân, vệ sinh da vùng mổ:

+ Những ngày trước mổ NB tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày, vệ sinh da tóc móng, bộ phận sinh dục.

+ Chuẩn bị vùng da để mổ (thực hiện ngày trước mổ) làm sạch da, rửa

da, cạo lông vùng mổ Lưu ý: tránh làm xây xát da vì đó là cửa ngõ để vi khuẩn xâm nhập, cạo hết lông vùng mổ, báo cáo các bất thường vùng da nơi sẽ mổ (u, nhọt, vết thương có sẵn), vùng đầu mặt NB nữ cần có chỉ định phẫu thuật viên cạo hết tóc và lông mày.

- Phát hiện ổ nhiễm trùng trong cơ thể: đưa NB đi khám tai mũi họng, theo y lệnh Phát hiện những dấu hiệu nhiễm trùng khác: tăng thân nhiệt đột ngột, cảm cúm, sổ mũi báo BS xử trí kịp thời.

- Chế độ ăn uống:

+ NB cần được bồi dưỡng đầy đủ nhiều ngày trước mổ.

Trang 17

+ Nếu NB ăn không được qua đường miệng cần báo BS để cho ăn qua sonde dạ dày, truyền dịch.

+ Nhịn ăn 6-8 giờ trước mổ nếu mổ vùng tiêu hóa có thể có chỉ định thụt tháo, rửa dạ dày.

- Chuẩn bị trước mổ:

+ Lấy DHST

+ Làm gọn tóc cho NB, làm sạch các vết sơn móng tay, móng chân, son môi + Tháo tư trang NB gửi thân nhân hoặc ký gửi.

+ Đeo bảng tên vào tay NB.

+ Thay quần áo sạch quy định cho NB mổ.

+ Căn dặn tháo bỏ tư trang quý giá, tháo bỏ răng giả cho người nhà giữ trước khi vào phòng.

+ Kiểm tra đầy đủ lại hồ sơ.

+ Di chuyển NB đến phòng mổ an toàn.

+ Bàn giao NB với nhân viên phòng mổ.

2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

2.1 Thực trạng chuẩn bị NB trước phẫu thuật trên thế giới:

Theo nghiên cứu của Blitz JD năm 2016, cho thấy: Có 11 trường hợp tử vong từ 13.964 (0,08%) NB thấy trong thăm khám trước khi phẫu thuật có gây

mê và 23 trường hợp tử vong từ 13.964 (0,16%) NB không được thăm khám trước khi gây mê [9].

Theo khảo sát được tiến hành của Martin LA trên 2017 NB trước phẫu thuật cho thấy có có mối liên quan giữa nguồn thông tin y tế được trao đổi giữa thầy thuốc

và người bệnh, cho thấy: So với các NB không được chuẩn bị, những người phẫu thuật theo kế hoạch được nhiều thông tin từ NVYT hơn so với phẫu thuật cấp cứu (92 so với 77%, p <0,001) và trước khi rời khỏi bệnh viện (91 so với 69%, p = 0,02) nhất NB được chuẩn bị phẫu thuật theo kế hoạch có tỷ lệ phải quay trở lại điều trị thấp hơn NB không được chuẩn bị trước phẫu thuật NB cảm thấy chuẩn bị hoặc trước (7%, so với 22% chuẩn bị không chuẩn bị, p = <0.001) hoặc sau khi phẫu thuật (9% so với chuẩn bị 23% không được chuẩn bị, p <0,001) [10].

Tổ chức Y tế Thế giới đã cố gắng nỗ lực để làm giảm bớt các nguy cơ dẫn đến việc phẫu thuật không an toàn như xây dựng chương trình an toàn người bệnh,

Trang 18

bao gồm an toàn phẫu thuật, áp dụng bảng kiểm đầu tiên từ năm 2009 Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới, nghiên cứu thử nghiệm ở 8 bệnh viện trên toàn cầu: 7688 NBtrong đó 3733 trước và 3955 sau thực hiện bảng kiểm từ tháng 10- 2007 đến T9-2008 Biến chứng lớn giảm từ 11% đến 7% (giảm 36%), tỷ lệ tử vong nội trú giảm từ 1,5% đến 0,8% (giảm gần 50%).

Theo nghiên cứu tại 6 bệnh viện tại Hà Lan (Netherland) qua 3760 trường hợp trước và 3820 sau áp dụng Checklist an toàn phẫu thuật: Biến chứng giảm

từ 27,3% đến 16,7% tử vong tại bệnh viện giảm từ 1,5% đến 0,8%.

2.2 Thực trạng chuẩn bị NB trước phẫu thuật trong nước:

Năm 2011, tác giả Lê Tuyên Hồng Dương và cộng sự làm nghiên cứu tại bệnh viện Giao thông vận tải Trung ương cho thấy có tới 16,7% NB bị nhiễm trùng sau PT cấp cứu so với 4,4% nhiễm trùng sau PT phiên Như vậy có sự khác biệt rất lớn về tỷ lệ nhiễm trùng sau PT giữa nhóm NB PT có chuẩn bị và

Tác giả Đoàn Quốc Hưng và các cộng sự đã thực hiện nghiên cứu ở NB

PT tim hở có chuẩn bị ở người trưởng thành tại khoa PT Tim mạch - Lồng ngực

- Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho thấy nhận thức về tầm quan trọng của công tác chuẩn bị người bệnh trước mổ chưa phải đã được quán triệt đồng đều tới tất

cả thầy thuốc cũng như điều dưỡng Không ít nhân viên y tế nghĩ rằng chỉ cần

mổ tốt là được giải thích trước PT vẫn còn một tỷ lệ nhất định NB chưa được biết về những can thiệp sau PT (84,6%) và nơi nằm điều trị sau PT (47,3%), 36,3% NB chưa được BS gây mê trực tiếp giải thích trước PT, vẫn còn 46% điều dưỡng viên chưa quan tâm đến công tác chăm sóc tinh thần cho NB trước PT Chỉ có 58 trường hợp (63,7%) BS giải thích cho cả người nhà và NB, còn lại 33 trường hợp (36,3%) BS chỉ giải thích về PT cho người nhà Tỷ lệ NB không được hướng dẫn tháo răng giả cao (77%), có 61 NB (67%) không được căn dặn[13].

Trang 19

Tác giả Bùi Thị Huyền: Đánh giá thực trạng chuẩn bị và bàn giao NB trước

PT tại khoa PT - phiếu khám trước PT, vẫn còn thiếu 1,3 - 2% Chưa vệ sinh toàn thân hay tại chỗ 58%, chưa thụt tháo 66,7%, chưa băng vô trùng để xác định vùng

PT 84,7% Bàn giao NB: Điều dưỡng nhận NB không kiểm tra lại thông tin, đối chiếu tên NB là 3,3%, chưa thực hiện ký nhận giữa người đưa và người nhận NB 48% Khi kiểm tra thực tế, vệ sinh toàn thân và tại chỗ có tỷ lệ thấp hơn so với kết quả trong phiếu chuẩn bị NB trước PT (28% so với 42%) [14].

Ngày đăng: 29/02/2024, 16:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w