1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích hoạt Động marketing mix của các thương hiệu tai nghe không dây chống Ồn tại thị trường việt nam

39 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích hoạt động Marketing Mix của các thương hiệu tai nghe không dây chống ồn tại thị trường Việt Nam
Tác giả Nguyễn Minh Nhật
Người hướng dẫn Nguyễn Nhật Minh
Trường học Trường Đại học Tài chính – Marketing
Chuyên ngành Marketing
Thể loại Báo cáo thực hành nghề nghiệp 1
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 371,07 KB

Nội dung

Phân khúc, Chọn thị trường và Định vị STP Đây là mô hình được Phillip Kotler phát minh nhằm có thể đánh giá được phân khúc khách hàng mục tiêu phù hợp nhất với sản phẩm của doanh nghiệp

Trang 1

Ngành: MARKETING

Chuyên ngành: TRUYỀN THÔNG MARKETING

Trang 2

TP Hồ Chí Minh, 2023

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX CỦA CÁC THƯƠNG HIỆU TAI NGHE KHÔNG DÂY CHỐNG ỒN TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

Ngành: MARKETING

Chuyên ngành: TRUYỀN THÔNG MARKETING

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Minh Nhật Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Nhật Minh MSSV: 2121009921

Trang 3

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1 CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

1 Thông tin chung

- Họ và tên sinh viên: Nguyễn Minh Nhật Lớp: CLC_21DMC01

- Tên đề tài: Phân tích hoạt động Marketing Mix của các thương hiệu tai nghe không dây chống ồn tại thị trường Việt Nam

- Họ và tên giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Nhật Minh

2 Nhận xét, đánh giá bài báo cáo

Tiêu chí/Điểm tối

TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2023

Giảng viên hướng dẫn

Trang 4

NHẬT KÝ THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1

1 Thông tin chung

- Họ và tên sinh viên: Nguyễn Minh Nhật Lớp: CLC_21DMC01

- Tên đề tài: Phân tích hoạt động Marketing Mix của các thương hiệu tai nghe không dây chống ồn tại thị trường Việt Nam

- Họ và tên giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Nhật Minh

2 Bảng nhật ký Thực hành nghề nghiệp 1

Trang 5

Từ nhìn nhận thị trường đầy phát triển và cạnh tranh như hiện nay, em đã lựa chọn đề tài: Phân tích hoạt động Marketing Mix của các thương hiệu tai nghe không dây chống

ồn tại thị trường Việt Nam Nhằm nghiên cứu sâu hơn về cách các doanh nghiệp trong

ngành hàng thực hiện Marketing Mix của mình

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Đầu tiên, bài nghiên cứu này sẽ giải thích và hệ thống hóa về lý thuyết trong Nguyên

lý Marketing, nhằm có cái nhìn tổng quan về cách thức các doanh nghiệp trong ngành thực hiện phối thức Marketing của doanh nghiệp,

Trang 6

2

2 CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU MARKETING – MIX 2.1 TỔNG QUAN VỀ MARKETING

2.1.1 Khái niệm về marketing

Theo Phillop Kotler – người được xem như cha đẻ của ngành Marketing đưa ra khái niệm của Marketing như sau: “ Marketing là một quá trình qua đó cá nhân và tổ chức có thể đạt được nhu cầu và mong muốn thông qua việc sáng tạo và trao đổi sản phẩm và giá trị giữa các bên”

Như vậy, có thể thấy được rằng khi doanh nghiệp thực hiện Marketing đó chính là nhận biết và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, và mong muốn nhận lại được các giá trị có lợi cho doanh nghiệp

2.1.2 Quy trình Marketing

Hình 2.1 Quy trình Marketing

Nguồn: Phillip Kotler

Đây là quy trình Marketing được đề xuất bởi Phillip Kotler, quy trình này được nhiều doanh nghiệp áp dụng trong hoạt động Marketing của mình

Môi trường vĩ mô là môi trường mà doanh nghiệp không thể kiểm soát và thay đổi

được Môi trường vĩ mô là bối cảnh mà một doanh nghiệp đặt bản thân doanh nghiệp mình vào, các yếu tố có trong môi trường này tác động mạnh mẽ đến doanh nghiệp Các yếu tố

Trang 7

3

• Văn hóa – Xã hội: Phát triển dân số, cơ cấu tuổi,

• Công nghệ: Mức độ phát triển, tiến bộ khoa học kĩ thuật

Môi trường vi mô là môi trường bao gồm các yếu tố có quan hệ trực tiếp với bản thân

doanh nghiệp và doanh nghiệp có thể kiểm soát được Các yếu tố trong môi trường vĩ mô

là đặc biệt với từng doanh nghiệp và các doanh nghiệp phải kiểm soát thật kĩ các yếu tố này nhằm tránh các kết quả có hại đến với lợi ích doanh nghiệp Các yếu tố bao gồm:

• Nhà cung ứng: Những đối tác cung cấp nguồn lực cho hoạt động sản xuất

của doanh nghiệp

• Đối thủ cạnh tranh: Các doanh nghiệp khác trên thị trường

• Các trung gian Marketing: Trung gian phân phối, cung cấp lưu thông sản

phẩm,

• Khách hàng: Người tiêu dùng, nhà sản xuất, trung gian phân phối,

• Công chúng: Giới tài chính, truyền thông, công quyền,

2.1.2.2 Phân khúc, Chọn thị trường và Định vị (STP)

Đây là mô hình được Phillip Kotler phát minh nhằm có thể đánh giá được phân khúc khách hàng mục tiêu phù hợp nhất với sản phẩm của doanh nghiệp Các doanh nghiệp sử dụng mô hình này nhằm có thể hiểu rõ được hơn về khách hàng mình đang tiếp cận và định

vị được bản thân trong thị trường Mô hình được cấu thành bởi 3 yếu tố: Phân khúc (Segmentation), Chọn thị trường (Targeting) và Định vị (Positioning)

o Phân khúc thị trường (Segmentation): Là quá trình phân tách thị trường ra

các nhóm nhỏ hơn có sự khác biệt lớn giữa các nhóm khác Trong các nhóm

đó, khách hàng sẽ có những đặc điểm giống nhau về: hành vi, tuổi tác,

o Chọn thị trường (Targeting): Là quá trình doanh nghiệp lọc ra những

“nhóm” thị trường nhỏ phù hợp với các tiêu chí của mình Các thị trường mục tiêu này bao gồm các khách hàng có những nhu cầu mà doanh nghiệp có thể cung ứng

o Định vị (Postioning): Là việc tạo hình ảnh của doanh nghiệp trong mắt khách

hàng để nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường Đây cũng có thể được coi là mục tiêu cho các chiến lược Marketing của doanh nghiệp

2.1.2.3 Marketing Mix

Marketing Mix là một phương pháp nhiều doanh nghiệp áp dụng trong thực tiễn kinh doanh Phương pháp này tập trung vào tiếp thị sản phẩm doanh nghiệp đến với người tiêu dùng thông qua phương pháp tập trung vào các yếu tố quan trọng trong quá trình này Đây

là kế hoạch chiến lược mà doanh nghiệp sẽ phát triển theo Một trong những mô hình tiêu biểu trong quá trịnh này là mô hình 4 Ps Mô hình 4 yếu tố này được công bố bởi McCarthy bao gồm:

Sản phẩm – Product

Trang 8

4

Giá cả - Price

Phân phối – Place

Truyền thông – Promotion

2.1.2.4 Triển khai (Implementation)

Đây là thời điểm doanh nghiệp sẽ triển khai các kế hoạch Marketing của mình dựa vào các bước chuẩn bị từ trước Các doanh nghiệp phải hiện thực hóa kế hoạch của mình theo hệ thống và kĩ lưỡng Đồng thời, các doanh nghiệp còn phải đề phòng các rủi ro xảy

ra và tạo nên hướng giải quyết, khắc phục các sự cố không mong muốn

2.1.2.5 Kiểm tra và đánh giá (Control)

Ở bước này, doanh nghiệp sẽ đặt ra các mục tiêu cụ thể với kế hoạch Marketing của mình, nhằm cho doanh nghiệp có một tiêu chuẩn để có thể cố gắng đạt được Đồng thời, doanh nghiệp cũng phải giám sát các kết quả đạt được thực tế, để điều chỉnh được kịp thời

kế hoạch để đạt được các mục tiêu đã được đặt ra từ trước

2.1.3 Vai trò và chức năng của Marketing

Marketing có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Một chiến lược Marketing tốt có thể giúp doanh nghiệp hiểu được nhu cầu hiện hữu của khách hàng và khơi dậy những nhu cầu từ sâu bên trong nội tâm cùa khách hàng Từ đó, doanh nghiệp có thể chủ động trong việc đem đến sản phẩm của bản thân đến với những khách hàng mục tiêu mà mình có thể đáp ứng được nhu cầu Đồng thời, Marketing có thể làm cầu nối cho doanh nghiệp với khách hàng, giúp khách hàng hiểu hơn về tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp Với mong muốn tạo dựng nên hình ảnh thương hiệu khắc sâu trong tâm trí của họ Đồng thời, với sự hiểu biết thâm sâu về thị trường và khách hàng sau khi áp dụng thành công chiến dịch Marketing, doanh nghiệp có thể có một cái nhìn rộng hơn về nhiều phân khúc thị trường khác nhau và các nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng Từ đó, doanh nghiệp có thể có những gợi ý quý giá về định hướng phát triển trong tương lai Ngoài

ra, mục tiêu về lợi nhuận cũng được tăng trưởng mạnh nếu áp dụng đúng các kế hoạch Marketing, vì sau khi doanh nghiệp đã tiếp cận được các khách hàng thì việc bán hàng sẽ

dễ dàng hơn rất nhiều Và doanh nghiệp sẽ nhìn nhận rõ hơn về việc phân phối của mình sau khi tạo nên một kế hoạch Marketing chi tiết Doanh nghiệp có thể chọn ra được các cách thức phân phối đến các khách hàng tiềm năng của mình hiệu quả nhất

Trang 9

Dòng sản phẩm là nhóm sản phẩm có chung những đặc điểm về chức năng,

phục vụ cùng một nhu cầu của người tiêu dùng, được doanh nghiệp bán qua cùng một kênh phân phối đến cùng một nhóm khách hàng

Tập hợp sản phẩm là nhiều dòng sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh

Kích thước tập hợp sản phẩm là những số đo về chiều dài, chiều rộng và

chiều sâu của tập hợp sản phẩm Trong đó, chiều rộng là số lượng các dòng sản phẩm trong tập hợp Chiều dài là tổng số món hàng của doanh nghiệp Và chiều sâu là số sản phẩm trong từng dòng sản phẩm của doanh nghiệp

Chiến lược sản phẩm là quá trình doanh nghiệp đưa ra các quyết định về các sản

phẩm mà mình kinh doanh Các quyết định này liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất sản phẩm của doanh, các thay đổi chiến lược này nhằm thỏa mãn các nhu cầu liên tục của khách hàng Doanh nghiệp sẽ định hướng phát triển sản phẩm mình để phục vụ một nhóm khách hàng nhất định và những giá trị mà sản phẩm đem đến cho khách hàng Đồng thời, doanh nghiệp sẽ định ra những mục tiêu với sản phẩm trong suốt phần đời của nó

Các chiến lược về sản phẩm sẽ ảnh hưởng về các yếu tố cấu thành của sản phẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh

Bao bì: Doanh nghiệp sẽ phải xác định được các vai trò của bao bì đối với sản phẩm

Các bao bì có vai trò bảo vệ sản phẩm đồng thời là đặc điểm đặc trưng của một sản phẩm khi so sánh với các sản phẩm khác trên thị trường Đồng thời, doanh nghiệp cũng sẽ đưa ra những quyết định mang tính thay đổi hoặc phát huy những thuộc tính của bao bì như: kích thước, màu sắc, hình dáng, Từ đó doanh nghiệp mới có thể đưa ra những bao bì thực tế

để có thể áp dụng vào sản phẩm của mình, sau khi qua giai đoạn thử nghiệm bao bì Giai đoạn thử nghiệm bao bì nhằm đánh giá được phản ứng khách hàng, tính năng của bao bì và mức độ thành công của bao bì Với các quyết định này, các doanh nghiệp có thể tạo ra bao

bì phù hợp và hiệu quả với sản phẩm của mình

Nhãn hiệu: Doanh nghiệp sẽ phải xác định được những yếu tố cơ bản của nhãn hiệu

sản phẩm để làm nên được nhãn hiệu tốt nhất cho mình: tên gọi, thuật ngữ, biểu tượng,

Trang 10

6

Nhưng nhãn hiệu được tạo ra cũng phải thực hiện được các chức năng cơ bản của nó như: thực tiễn, bảo đảm, cá thể hóa, Một nhãn hiệu tốt là một nhãn hiệu mang tính độc nhất và đặc trưng của doanh nghiệp mà làm nổi bật được sản phẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh

Đặc điểm: Các quyết định về đặc tính sản phẩm là thay đổi về các thông số đặc tính

của sản phẩm Các doanh nghiệp có thể thay đổi các đặc tính của sản phẩm để có thể tạo ra một sản phẩm cụ thể nhắm đến một đối tượng khách hàng cụ thể

Dịch vụ hỗ trợ: Các quyết định về dịch vụ là điều chỉnh về các dịch vụ mà doanh

nghiệp cung cấp sau khi khách hàng mua sản phẩm Doanh nghiệp cần phải hiểu được tầm quan trọng của những dịch vụ hỗ trợ đối với từng loại sản phẩm Và đối với từng sản phẩm

và thị trường khác nhau yêu cầu số lượng các dịch vụ hỗ trợ khác nhau Doanh nghiệp phải xác định được mức giá của các dịch vụ mình cung cấp, liệu các dịch vụ doanh nghiệp cung cấp được cung cấp bởi doanh nghiệp hay bởi doanh nghiệp thứ ba Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phải quan tâm về các dịch vụ mà các đối thủ cạnh tranh đang cung cấp nhằm có những

sự điều chỉnh để có thể cạnh tranh hiệu quả

2.2.2.2 Vai trò

Chiến lược sản phẩm có vai trò định hướng cho doanh nghiệp, một chiến lược sản phẩm tốt sẽ giúp mô tả được các hướng phát triển sản phẩm của doanh nghiệp Doanh nghiệp sẽ thành công hơn trong việc thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng, từ đó doanh nghiệp sẽ đạt được các mục tiêu kinh doanh đặt ra Ngoài ra, doanh nghiệp sẽ có những quyết định đúng hướng với các phân bổ nguồn lực của mình, nhằm đạt được tối đa lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh

2.2.2.3 Các chiến lược sản phẩm

Chiến lược tập hợp sản phẩm

Doanh nghiệp có thể thay đổi kích thước của tập hợp sản phẩm của mình nhằm gia tăng số lượng các sản phẩm hoặc dòng sản phẩm của doanh nghiệp Ngoài ra, các doanh nghiệp còn có thể tăng giảm tính đồng nhất của tập hợp sản phẩm, nhằm tăng hoặc giảm độ liên kết giữa các sản phẩm, để doanh nghiệp có thể có các phương án kinh doanh phù hợp

Chiến lược dòng sản phẩm

Doanh nghiệp có thể lựa chọn phương án xâm nhập vào từng phân khúc khác nhau

bằng cách dãn rộng dòng sản phẩm :

• Dãn xuống: Doanh nghiệp tập trung phát triển các sản phẩm thuộc phân khúc

cao trước, sau đó dần bổ sung các sản phẩm phục vụ các phân khúc thấp hơn

• Dãn lên: Doanh nghiệp tập trung phát triển các sản phẩm thuộc phân khúc

thấp nhằm thâm nhập thị trường một cách nhanh chóng Sau đó, doanh nghiệp

sẽ tiến dần lên các phân khúc cao cấp hơn

Trang 11

7

• Dãn ra cả hai phía: Doanh nghiệp sẽ lựa chọn thâm nhập theo cả hai hướng

nhằm thôn tính thị trường một cách nhanh chóng

Doanh nghiệp có thể phát triển các dòng sản phẩm hiện hữu bằng cách bổ sung dòng

sản phẩm:

• Thu hẹp dòng sản phẩm: Các dòng sản phẩm có sức cạnh tranh yếu trên thị

trường sẽ bị doanh nghiệp loại bỏ nhằm dồn các nguồn lực cho các dòng có

sức cạnh tranh tốt hơn

• Cải biến dòng sản phẩm: Doanh nghiệp sẽ phải thay đổi các yếu tố thành

phần, cấu trúc của sản phẩm như: bao bì, màu sắc, nhằm thu hút, kích thích

khách hàng

• Hiện đại hóa dòng sản phẩm: Doanh nghiệp phải luôn nâng cấp các sản phẩm

của mình nhằm có thể đáp ứng được các nhu cầu của người tiêu dùng trong xu

hướng hiện tại

Chiến lược cho từng sản phẩm cụ thể

Đổi mới sản phẩm là phát triển những sản phẩm hoàn toàn mới nhằm bán trên các

thị trường hiện có hoặc bán trên các thị trường mới Các sản phẩm mà doanh nghiệp phát triển sẽ đáp ứng những nhu cầu mới mà người tiêu dùng mong muốn được đáp ứng

Bắt chước sản phẩm là thay đổi các đặc điểm sản phẩm của mình giống với các sản

phẩm thành công của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường Điều này giúp doanh nghiệp có thể cạnh tranh được với các đối thủ khác

Thích ứng sản phẩm là cải tiến các công nghệ sản xuất, kĩ thuật sản xuất ra sản phẩm,

đồng thời tăng hạ giá bán để cạnh tranh trên thị trường

Tái định vị sản phẩm là tạo ra một vị trị mới cho sản phẩm hiện hữu trong tâm trí

người tiêu dùng Từ đó, doanh nghiệp có thể tạo ra được ấn tượng mạnh mẽ, rõ rệt hơn về sản phẩm với người tiêu dùng

2.2.3 Chiến lược giá

Chiến lược giá là những định hướng dài hạn về giá nhằm đạt được mục tiêu kinh

doanh của một doanh nghiệp Một chiến lược giá phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp đi đúng hướng trong quá trình kinh doanh của mình

2.2.3.2 Vai trò

Một chiến lược giá hiệu quả sẽ có vai trò trong việc tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp, đây là mục tiêu cuối cùng trong hoạt động kinh doanh của mình Một mức giá được quy định phù hợp cho sản phẩm, sẽ kích thích được mong muốn mua hàng của người tiêu dùng Chiến lược giá sẽ giúp phản ánh được giá trị của một thương hiệu, từ đó tạo nên hình ảnh tốt hơn trong lòng người tiêu dùng

Trang 12

8

2.2.3.3 Các chiến lược giá

Chiến lược định giá cho phối thức sản phẩm bao gồm:

• Định giá dòng sản phẩm: Doanh nghiệp sẽ sắp xếp các sản phẩm cùng loại

vào từng mức giá khác nhau, phù hợp cho từng thị trường khác nhau Từ đó,

doanh nghiệp có thể đáp ứng được nhiều phân khúc thị trường khác nhau

• Định giá sản phẩm tùy chọn: Doanh nghiệp sẽ bán những sản phẩm đi kèm với sản phẩm chính

Chiến lược điều chỉnh giá bao gồm:

o Định giá khuyến mãi: Doanh nghiệp sẽ định giá sàn phẩm thấp hơn giá

niêm yết hoặc thậm chí giá thành để tăng doanh số và thu hút người tiêu dùng

Chiến lược thay đổi giá là doanh nghiệp chủ động tăng hay giảm mức giá cho sản

phẩm của mình để có thể đạt được những mong muốn sau cùng như: giành thị phần, thâm nhập, cầu tăng, Ngoài ra, những phản ứng của khách hàng và mức giá bán của đối thủ cạnh tranh cũng ảnh hưởng nhiều đến quyết định thay đổi giá của doanh nghiệp

2.2.4 Chiến lược phân phối

2.2.4.1 Khái niệm

Chiến lược phân phối là hệ thống các quyết định của doanh nghiệp về việc đưa các

sản phẩm về mặt vật chất cũng như quyền sử hữu đến tay người tiêu dùng một cách hiệu quả và có lợi

2.2.4.2 Vai trò

Chiến lược phân phối giúp cho doanh nghiệp thỏa mãn nhu cầu cầu thị trường mình nhắm tới Doanh nghiệp có thể mở rộng được thị trường và dễ dàng kiểm soát được các hoạt động kinh doanh của mình Một chiến lược phân phối thành công cũng góp phần bổ trợ cho các chiến lược còn lại trong kế hoạch Marketing

2.2.4.3 Các chiến lược phân phối

Phân phối độc quyền là doanh nghiệp chỉ sử dụng 1 trung gian làm đại lý/điểm

bán/đối tác phân phối độc quyền cho sản phẩm của mình ở một khu vực xác định Chiến lược này giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng kiểm soát được các trung gian phân phối của mình, từ đó doanh nghiệp có thể tập trung nguồn lực vào những hoạt động khác

Phân phối có chọn lọc là doanh nghiệp chọn ra trong một khu vực thị trường những

trung gian đạt yêu cầu đề phân phối sản phẩm của mình Doanh nghiệp có thể giành được nhiều khu vực thị trường từ đó có thể kiểm soát được thị trường

Trang 13

9

Phân phối rộng rãi là doanh nghiệp sẽ phân bố các sản phẩm của mình ở nhiều khu

vực thị trường thông qua nhiều trung gian Doanh nghiệp sẽ mất đi kiểm soát về mặt trưng bày và giá cả sản phẩm Tuy nhiên, khách hàng sẽ thuận tiện hơn trong việc tiếp cận sản phẩm của doanh nghiệp

2.2.5 Chiến lược truyền thông Marketing

Chiến lược truyền thông Marketing là tập hợp các hoạt động thông tin, giới thiệu

sản phẩm, thương hiệu, về tổ chức, các biện pháp kích thích tiêu thụ nhằm đặt được mục tiêu truyền thông của doanh nghiệp

Phối thức truyền thông là phối hợp các công cụ truyền thông để thực hiện các mục

tiêu truyền thông đã chọn Nhằm đưa thông tin về sản phẩm đến một thị trường nhất định

Hỗn hợp chiêu thị là phối hợp các hoạt động chiêu thị nhằm thực hiện các mục tiêu

truyền thông

2.2.5.2 Vai trò

Một chiến dịch truyền thông Marketing giúp cho doanh nghiệp có thể xây dựng được hình ảnh về doanh nghiệp hoặc sản phẩm trong tâm trí người tiêu dùng Đồng thời, doanh nghiệp có thề cung cấp cho người tiêu dùng về thông tin sản phẩm mà mình đang kinh doanh nhằm làm nổi bật sản phẩm với người tiêu dùng hơn

2.2.5.3 Các công cụ truyền thông

Quảng cáo: một hình thức truyền thông nhằm giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp

nhằm tiếp cận đến những khách hàng tiềm năng Các quảng cáo có mục đích đem đến thông điệp của doanh nghiệp đến khách hàng, từ đó tạo nên mối liên kết giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng

Marketing trực tiếp: phương thức này quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp trực

tiếp đến khách hàng không qua các bên trung gian nào Các hình thức phổ biến của công cụ này có thể kể đến như: tiếp thị qua điện thoại, bán hàng trực tiếp, tin nhắn, Công cụ này

sẽ giúp nâng cao nhận thức khách hàng về sản phẩm hoặc phát triển mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng

Quan hệ công chúng: phương thức giúp doanh nghiệp có thể giao tiếp với công

chúng Giúp doanh nghiệp có thể tạo ra hình ảnh tích cực trong mắt khách hàng Các hình thức phổ biến như: tổ chức sự kiện, gây quỹ,

Khuyến mại: phương thức này khuyến khích khách hàng mua các sản phẩm của

doanh nghiệp qua các chương trình, giảm giá, Nhằm thu hút nhiều khách hàng hơn, làm tăng doanh thu cho doanh nghiệp

Trang 14

10

Bán hàng trực tiếp: phương thức này giúp doanh nghiệp có cái nhìn rõ nét nhất về

phản ứng của khách hàng đến với sản phẩm Ngoài ra, bán hàng trực tiếp còn xây dựng được mối quan hệ gần gũi hơn với khách hàng

Với bối cảnh công nghệ hiện tại, các doanh nghiệp có thể thực hiện các hoạt động truyền thông của mình thông qua nền tảng Internet, hay còn được gọi là Internet Marketing Công cụ này được sử dụng cùng với những công cụ khác trong chiến lược truyền thông Marketing, nên sẽ được phân tích cùng với các công cụ khác

2.2.5.4 Các chiến lược truyền thông Marketing

Chiến lược đẩy là chiến lược đẩy sản phẩm đến gần người tiêu dùng hơn thông qua

các trung gian bán hàng Chiến lược này giúp tạo động lực cho các trung gian khiến các trung gian đem về nhiều doanh thu hơn

Chiến lược kéo là chiến lược lôi kéo người tiêu dùng biết đến sản phẩm của doanh

nghiệp, với chiến lược này doanh nghiệp muốn mình ghi dấu ấn trong lòng khach hàng và

sẽ sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp khi có nhu cầu

Trang 15

2022 (Tổng cục Thống kê Việt Nam)

Lạm phát Việt Nam được kiểm soát chặt chẽ trong bối cảnh kinh tế thế giới đang có nguy cơ suy thoái, lạm phát đình đốn Lạm phát cơ bản Việt Nam năm 2022 tăng 2,59% so với bình quân năm trước, nhưng vẫn đảm bảo được mục tiêu kiểm soát do Quốc hội đề ra (Tổng cục Thống kê Việt Nam)

3.1.2 Chính trị - pháp luật

Tình hình chính trị ở Việt Nam ổn định Chính phủ Việt Nam khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài phát triển kinh doanh ở thị trường trong nước, đồng thời kiểm soát chặt chẽ những doanh nghiệp nước ngoài để bảo vệ các doanh nghiệp trong nước Việt Nam ban hành nhiều bộ luật, pháp lệnh để bảo vệ, hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh hợp pháp Trong bộ luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định nghiêm cấm người điều khiển

mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy có sử dụng tai nghe khi tham gia giao thông Điều này ảnh hưởng đến các quyết định mua hàng của người tiêu dùng khi lựa chọn các sản phẩm tai nghe của các doanh nghiệp

3.1.3 Văn hóa – xã hội

Việt Nam là một nước có quy mô dân số lớn, đạt ngưỡng 100 triệu dân vào năm 2023 (Tổng cục Thống kê Việt Nam) Với cơ cấu dân số trẻ, Việt Nam có số lượng người tiêu dùng ở độ tuổi thích nghi nhanh và có các nhu cầu về sản phẩm công nghệ cao Thu nhập bình quân của 1 người Việt Nam 1 tháng ở thành thị là 5.900.000 đồng

Người Việt Nam rất thích nghe nhạc với âm nhạc là một phần quan trọng trong văn hóa người Việt Nam Với nhiều ứng dụng, nền tảng phát nhạc trực tuyến như: Zing MP3, Spotify, Người tiêu dùng Việt Nam có thể nghe nhạc được ở mọi địa điểm Với văn hóa phương Đông, người Việt Nam rất coi trọng việc riêng tư và phép tắc lịch sự chốn công cộng Nên các sản phẩm tai nghe phục vụ cho việc nghe nhạc, xem phim, trong đời sống hàng ngày rất được người tiêu dùng Việt ưu chuộng Những thành phố lớn ở Việt Nam đang mắc phải vấn đề ô nhiễm tiếng ồn Người tiêu dùng hàng ngày phải chịu đựng những tạp

âm từ nhiều nguồn trong đời sống: karaoke, xe cộ, tính năng chống tiếng ồn được những người tiêu dùng sản phẩm tai nghe chú trọng đến

Trang 16

12

3.1.4 Công nghệ

Việt Nam luôn áp dụng các công nghệ mới trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Với các ngành hàng về đồ điện tử, Việt Nam vẫn đang áp dụng các công nghệ tiên tiến để trong sản xuất và kinh doanh

Các công cụ truyền thông được áp dụng trên nền tảng Internet, giúp các doanh nghiệp tiếp cận được hiệu quả và nhanh chóng các khách hàng mục tiêu của mình Đồng thời, các hình thức quảng cáo thông qua nền tảng Internet cũng không còn xa lạ với các doanh nghiệp Việt Nam

3.2 Môi trường vi mô

3.2.1 Nhà cung ứng

Việt Nam hiện là quốc gia được nhiều các “ông lớn” trên thế giới đặt cái nhà máy sản xuất, lắp ráp ở các khu công nghiệp Với nhân công chất lượng và có kinh nghiệm, các nhà cung ứng lắp ráp cho các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam có thể sản xuất ra được số lượng lớn sản phẩm

Nguyên liệu đầu vào của các doanh nghiệp nước ngoài sản xuất tại Việt Nam luôn tuân theo chuẩn quy định của các trụ sở chính ở nước ngoài

Một trong những doanh nghiệp đứng đầu thế giới về điện tử tiêu dùng, Samsung có mặt trên thị trường quốc tế vào năm 2008 và là một trong các doanh nghiệp tiên phong trong việc sản xuất đồ điện tử Samsung có các sản phẩm tai nghe không dây có chức năng chống

ồn kinh doanh ở thị trường Việt Nam là: Galaxy Buds2, Glaxy Bubs2 Pro, Glaxy Buds Live

3.2.2.3 Apple

Thương hiệu đến từ Mỹ - là một trong những thương hiệu lớn nhất thế giới về ngành điện tử tiêu dùng Apple chính thức xâm nhập vào Viêt Nam vào năm 2015 và vẫn luôn giữ một vị thế cao trong những ngành điện tử tiêu dùng ở thị trường Việt Nam

Trang 17

13

3.2.3 Trung gian Marketing

Hiện nay, có rất nhiều cửa hàng bán lẻ đạt được tiêu chuẩn của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử tin tưởng để có thể bán sản phẩm của họ Các nhà phân phối các sản phẩm thường là những doanh nghiệp lớn trong thị trường và có thâm niên trong việc phân phối các sản phẩm điện tử như: Thế Giới Di Động, Điện máy xanh., Phong Vũ, Ngoài ra, các doanh nghiệp còn chuyển sản phẩm mình đến các nhà bán lẻ nhỏ hơn nhằm đánh được các khu vực thì trường còn thiếu

Ngoài ra, Việt Nam còn có thị trường vận tải đầy cạnh tranh với nhiều trung gian vận chuyển Và ngành tài chính cũng phát triển không kém, trên thị trường có nhiều doanh nghiệp có thể hỗ trợ khách hàng trong chi trả sản phẩm

có thói quen nghe nhạc khi đang làm việc hoặc học tập Khách hàng có lối sống cá nhân,

họ thích những khoảng không riêng tư cho bản thân Ngoài ra, Sony cũng có những sản phẩm nhắm đến các đối tượng khách hàng thích vận động thể thao và có lối sống năng động

3.3.1.2 Định vị

Sony định vị các sản phẩm của bản thân thuộc phân khúc cao cấp và trung trong ngành hàng Sony định vị bản thân là sản phẩm chất lượng, nhắm đến trải nghiệm sử dụng của khách hàng Sony nhắm đến hình ảnh sang trọng nhưng hiện đại, phong cách

3.3.2 Samsung

3.3.2.1 Chọn thị trường mục tiêu

Samsung nhắm đến các khách hàng trẻ từ 18 đến 35 tuổi là sinh viên hay nhân viên văn phòng, có thu nhập trung bình tới cao, sinh sống tại các thành phố lớn Khách hàng của Samsung là những người sử dụng âm nhạc hằng ngày trong cuộc sống Họ là những người nhắm đến phong cách hiện đại, thời thượng Khách hàng của Samsung là những người có lối sống phóng khoáng, tự do

Trang 18

14

3.3.2.2 Định vị

Samsung định vị bản thân là sản phẩm dành cho người trẻ và năng động Các sản phẩm của Samsung được định vị từ phân khúc trung bình trở lên Sản phẩm của Samsung chú trọng về mẫu mã và màu sắc, phù hợp với phân khúc khách hàng trẻ và cá tính

3.3.3 Apple

3.3.3.1 Chọn thị trường mục tiêu

Apple nhắm đến các khách hàng trẻ từ 25-35 tuổi là những người trưởng thành có thu nhập cao, sinh sống ở các thành phố lớn Các khách hàng của Apple là những người có lối sống sôi động, thích hoạt động ngoài trời Họ là những người phá cách, thích sự đổi mới Đồng thời, họ cũng là những người dẫn đầu những xu hướng, luôn thích những điều đổi mới đặc biệt là công nghệ

3.3.3.2 Định vị

Apple định vị các sản phẩm của mình là những sản phẩm thời thượng, phá cách Các sản phẩm của Apple được định vị ở phân khúc cao cấp của ngành hàng Sản phẩm của Apple được xem là sản phẩm hình mẫu của chất lượng Apple định vị bản thân là một thương hiệu

đã vượt xa các đối thủ của mình và hoàn mĩ nhất trên thị trường

3.4 Phân tích chiến lược sản phẩm của các thương hiệu trong ngành hàng 3.4.1 Sony

Sony được kết hợp từ hai từ “sonus” và “sonny” Trong đó, “sonus” trong tiếng Latin

là một tiếng có ý nghĩa là âm thanh và “sonny” trong tiếng Anh dùm để chỉ một chàng trai trẻ tuổi Vì vậy, kết hợp lại Sony đại diện cho thế hệ trẻ với sự năng động và tâm huyết để sáng tạo (Theo Sony)

Trang 19

15

Với tên hiệu sử dụng chữ cái Latin có thể dễ dàng đọc được ở đa số các quốc gia trên thế giới Sony được người tiêu dùng ghi nhớ khi thâm nhập vào các thị trường Điều này rất hiệu quả khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam Người tiêu dùng Việt có thể dễ dàng khi nhớ tên hiệu này

Hình 3.1 Nhãn hiệu Sony

Nguồn: Sony Electronics Việt Nam

“SONY” được viết bằng phông chữ Serif, thể hiện được sự thanh lịch và sang trọng Với nét chữ in đậm tạo được ấn tượng mãnh mẽ khi nhìn vào, cùng với màu đen tạo sự tương phản lớn với các nền sáng Sony đã ghi dấu trong lòng người tiêu dùng bằng sự đơn giản và sang trọng

3.4.1.3 Bao bì

Sony đã thay đổi cách họ thiết kế bao bì của mình, bằng cách loại bỏ nhựa nhằm bảo

vệ môi trường Các bao bì mới của Sony được làm từ giấy nhưng vẫn đảm bảo bảo vệ được các sản phẩm khi giao đến các khách hàng của Sony Chất liệu mới này được Sonty phát triển có nguồn gốc từ các cây ngắn ngày như tre và mía, và Sony trộn lẫn các nguyên liệu trên với các vụn giấy tái chế Sony còn hạn chế các đệm mút bằng nhựa và thay bằng chất liệu hữu cơ Các bao bì của Sony được in hình ảnh của sản phẩm và các thông tin liên quan đến sản phẩm

Hình 3.2 Bao bì của các sản phẩm Sony

Nguồn: Sony

Sony còn hạn chế mực in trên bao bì của mình bằng cách dập nổi tên hiệu của mình lên bao bì Ngoài ra, Sony còn không nhuộm màu cho bao bì của mình để tránh độc hại cho người tiêu dùng và hạn chế những nguyên liệu không cần thiết

Ngày đăng: 14/10/2024, 16:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w