1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hình thức độc quyền nhóm của tập đoàn xăng dầu việt nam petrolimex và cách thức ra quyết định quản lý nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của hãng trên thị trường việt nam

47 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hình Thức Độc Quyền Nhóm Của Tập Đoàn Xăng Dầu Việt Nam Petrolimex Và Cách Thức Ra Quyết Định Quản Lý Nhằm Mục Tiêu Tối Đa Hóa Lợi Nhuận Của Hãng Trên Thị Trường Việt Nam
Tác giả Nhóm 07
Người hướng dẫn Th.s Lương Nguyệt Ánh
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Kinh Tế Học Quản Lý
Thể loại Bài Thảo Luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 1,93 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI (6)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (6)
    • 1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan (6)
    • 1.3. Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu (7)
    • 1.4. Phạm vi nghiên cứu (8)
    • 1.5. Kết cấu bài thảo luận (9)
  • CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HÌNH THỨC ĐỘC QUYỀN NHÓM VÀ CÁCH THỨC RA QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ NHẰM MỤC TIÊU TỐI ĐA HÓA LỢI NHUẬN (10)
    • 2.1. Một số lý luận cơ bản về hình thức độc quyền nhóm (10)
    • 2.2. Quyết định của nhà quản lý trong thị trường độc quyền nhóm (11)
      • 2.2.1 Quyết định chiến lược (11)
      • 2.2.2 Chiến lược ra quyết định đồng thời (11)
      • 2.2.3 Cân bằng Nash (12)
  • CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ HÌNH THỨC ĐỘC QUYỀN NHÓM CỦA TẬP ĐOÀN XĂNG DẦU VIỆT NAM PETROLIMEX VÀ CÁCH THỨC RA QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ PETROLIMEX NHẰM MỤC TIÊU TỐI ĐA HÓA LỢI NHUẬN GIAI ĐOẠN 1/2013-9/2022 (16)
    • 3.1. Giới thiệu về Tập đoàn xăng dầu Việt Nam Petrolimex và PVOIL (16)
      • 3.1.1. Giới thiệu về Tập đoàn xăng dầu Việt Nam Petrolimex (16)
      • 3.1.2. Giới thiệu về Tập đoàn xăng dầu Việt Nam PVOIL (18)
    • 3.2. Khái quát về tình hình kinh doanh của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (20)
    • 3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ lượng xăng dầu của (20)
      • 3.3.1. Đặc điểm và tính chất của mặt hàng xăng (20)
      • 3.3.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng tiêu thụ xăng dầu của (21)
    • 3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí kinh doanh xăng dầu của Petrolimex và (23)
    • 3.5. Ước lượng hàm cầu về sản lượng tiêu thụ xăng dầu của Petrolimex và (24)
      • 3.5.1. Ước lượng hàm cầu về sản lượng tiêu thụ xăng dầu của Petrolimex (24)
      • 3.5.2. Ước lượng hàm cầu về sản lượng tiêu thụ xăng dầu của PVOIL (33)
    • 3.7. Lập kịch bản cho việc kinh doanh sản phẩm xăng dầu Petrolimex trên thị trường Việt Nam cho những năm tới (41)
  • CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (43)
    • 4.1. Kết luận (43)
    • 4.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Petrolimex (43)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (45)

Nội dung

Nhận thấy sự thiết yếu đó, nhóm chúng tôi lựa chọn đề tài: “Hình thức độc quyền nhóm của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam Petrolimex và cách thức ra quyết định quản lý nhằm mục tiêu tối đa hóa

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Tính cấp thiết của đề tài

Trong kinh doanh, mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu tiên quyết và quan trọng nhất của nhà quản lý Trong điều kiện bị ràng buộc bởi các yếu tố đầu vào và trong môi trường cạnh tranh, nhà quản lý luôn phải đối mặt voi su lua chon ra quyet dinh kinh doanh cái gì, khối lượng bao nhiêu và đầu tư ở điểm nào để tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp mình Lợi nhuận cũng chính là chi tiêu đo lường sự hoạt động hiệu quả của doanh nghiep, là muc tiêu đồng thời cũng là điều kiện không thể thiểu để mở rộng, phát triển quy mô của doanh nghiệp

Petrolimex, với tư cách là doanh nghiệp đầu đàn của ngành xăng dầu hiểu rất rõ vị thể của mình, vị thế được xây dựng bởi cụm từ “đảm bảo an ninh năng lượng" Trải qua hon 53 năm hình thành và phát triển, đến nay Petrolimex dã trò thành một trong số những doanh nghiệp trọng trách hàng đầu của Việt Nam với 41 Công ty Xăng dầu thành viên, 23 công ty cổ phần, 3 liên doanh với nước ngoài và 01 Chi nhánh tại Singapore, tổng doanh thu toàn trong công ty hơn 120.000 tỷ đồng Petrolimex hiện sở hữu hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại và lớn nhất Việt Nam với hơn 1.300.000 m² kho be - cầu cảng chuyên dụng, hơn 1.700 cửa hàng, hơn 500 km tuyển ông duy nhất trên cả nước, đội xe xitec gần 1.000 xe, đội tàu vận tải ven biển và ven đường hơn 300.000 DWT, đảm bảo sản lượng nhập khẩu hơn 8 triệu m3 tấn xăng dầu/năm chiếm khoảng 60% thị phần Trong các lĩnh vực khác, Petrolimex cũng luôn thể hiện vị thể của doanh nghiệp hàng đầu Nhiều công ty đã nổi lên như một thương hiệu lớn và hiệu quả; trong đó, điển hình là trong các lĩnh vực kinh doanh: Vận tài biển (công ty cổ phần VIPCO, VITACO), Gas (công ty Gas Petrolimex), Hoá dầu (công ty Hoá dầu Petrolimex), hay Bảo hiểm Định hướng chiến lược phát triển của Tổng công ty là xây dựng Petrolimex trở thành một tập đoàn của Nhà nước mạnh và năng động, lấy xăng dâu làm trục chính, đa dạng hoá có chọn lọc các mặt hàng và loai hinh kinh doanh khác như vận tải viễn dương, hóa dầu, gas, xây lắp, cơ khí, công trình xăng dâu và các định chế về tài chính, đẩy mạnh chương trình hiện đại hoá, nâng cao năng lực hợp tác và cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh té khu vuc và the gioi Petrolimex dưới sự chỉ đạo của Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước, cũng luôn xác định rõ vai trò và vị thế của mình là doanh nghiệp Nhà nước trọng yếu, chịu trách nhiệm chính trong việc bình ổn, điều tiết và phát triển thị trường xăng dầu, góp phần thực hiện các nhóm giải pháp của Chính phủ về ổn định kinh tế vi mô, đảm bảo an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững.

Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan

Phạm Văn Thanh, Quản trị quan hệ đối tác trong hoạt động kinh doanh của tập đoàn xăng dầu Việt Nam(2020): Ảnh hưởng hợp tác liên kết trong kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xăng dầu nói riêng.Nghiên cứu đưa ra kết quả cho thấy tùy theo từng đối tác mà các lợi ích, quan tâm của hội đối với một doanh nghiệp

4 có khác nhau Theo quan điểm truyền thống, các đối tác quan trọng đối với doanh nghiệp dường như chỉ tập trung vào khách hàng.Việc quản lý các đối tác này bám sát quy trình hoạt động của doanh nghiệp, chẳng hạn từ khâu mua hàng đến sản xuất rồi bán hàng Trong khi đó quan điểm hiện đại lại cho rằng đối tác là người hoặc những nhóm người có ảnh hưởng đáng kể đến sự sống còn và phát triển của doanh nghiệp Đề xuất từ kết quả này, Petrolimex cần đóng góp nguồn lực như tài chính, nhân sự vào mối quan hệ đối tác để đạt mục tiêu chung, xây dựng hoạt động cụ thể để đem lại kỳ vọng này thông qua các khía cạnh sẵn sàng chia sẻ kiến thức, thông tin với đối tác, luôn học hỏi kinh nghiệm từ đối tác để tạo ra sự hợp tác thật sự và bền vững, có lòng tin với nhau trong hợp tác để các bên sẵn sàng chia sẻ thông tin, kiến thức cũng như các nguồn lực khác, sự phân chia nhiệm vụ có thể thực hiện theo khả năng vì nguồn lực có thể được đối tác bên kia hỗ trợ

Nguyễn Quyết, Ảnh hưởng của bất cân xứng của giá xăng dầu đến giá tiêu dùng tại thị trường Việt Nam(2020), Trường Đại học Tài chính-Marketing: Nghiên cứu sử dụng mô hình tự hồi quy phân phối trễ phi tuyến để làm công cụ phân tích Kết quả cho thấy nghiên cứu ảnh hưởng bất cân xứng của giá xăng dầu đến giá tiêu dùng, thực nghiệm tại thị trường Việt Nam đã khẳng định rằng, trong ngắn hạn và dài hạn, giá xăng dầu có ảnh hưởng bất cân xứng lên giá tiêu dùng Điều đó cho thấy chính sách điều hành giá xăng dầu đã bộc lộ những hạn chế, bất cập chưa đáp ứng được kỳ vọng của người tiêu dùng Vì vậy, doanh nghiệp cần thống nhất quan điểm điều hành giá xăng dầu cần đảm bảo theo nguyên tắc thị trường, mang tính cạnh tranh, minh bạch.

Bùi Hữu Quyên, Giải pháp quản lí và bình ổn xăng dầu thị trường xăng dầu tại

Việt Nam(2011) Cụ thể phân tích tình hình biến động giá xăng dầu thế giới và tác động của nó đến giá xăng dầu Việt Nam; phân tích chính sách quản lý giá của một số quốc gia trên thế giới; phân tích lịch sử và thực tiễn các chính sách quản lý giá xăng dầu ở Việt Nam trong tình hình hình giá dầu thế giới biến động không ngừng Phát hiện chính của nghiên cứu này Việt Nam vẫn chịu ảnh hưởng không nhỏ từ biến động giá thế giới và chính sách quản lý giá ở Việt Nam còn nhiều bất cập, cần phải thay đổi Phát hiện này cho thấy, nhà nước ta cần can thiệp sâu rộng vào thị trường xăng dầu bằng các chính sách, thuế, trợ cấp, quy định giá để chủ động điều tiết thị trường, bảo vệ được lợi ích người tiêu dùng Đồng thời, chỉ định các đầu mối nhập khẩu và phân phối xăng dầu Thị phần xăng dầu hiện nay chủ yếu tập trung vào các “ông lớn” trong lĩnh vực này, cụ thể như Petrolimex Tuy nhiên, bên cạnh chính sách về bình ổn giá, thị trường xăng dầu cũng được tạo điều kiện gia nhập để tạo tính cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này Petrolimex đòi hỏi phải tăng cường mạng lưới phân phối, tối ưu hóa quy trình và chi phí, đầu tư vào công nghệ và hệ thống thông tin,

Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu

Hình thức độc quyền nhóm của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam Petrolimex và cách thức ra quyết định quản lý nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của hãng trên thị trường Việt Nam

- Về mặt lý luận: Hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về hình thức độc quyền nhóm, phân tích và dự báo về hình thức độc quyền nhóm, các nhân tố ảnh hưởng tới hình thức độc quyền nhóm và các biện pháp nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho Tập đoàn xăng dầu Việt Nam Petrolimex

- Về mặt thực tiễn: Cách thức ra quyết định quản lý nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuậncủa Tập đoàn xăng dầu Việt Nam petrolimex giai đoạn từ 1/2013-9/2022, từ đó xác định các yếu tố tác động tới hình thức độc quyền nhóm của doanh nghiệp này, có được những bằng chứng thực nghiệm để hiểu biết và nắm bắt được thị trường xăng dầu Việt Nam petrolimex Từ nghiên cứu đưa ra các đề xuất, giải pháp kiến nghị cho công ty nhằm để công ty có những thay đổi và chiến lược, kinh doanh hiệu quả hơn trong thời gian tới

- Phạm vi không gian: Vì tư liệu còn hạn chế cũng như khó khăn về không gian nên nhóm 7 lựa chọn nghiên cứu 2 doanh nghiệp Petrolimex và PVOIL trên thị trường Việt Nam Từ đó đưa ra giải pháp cho Petrolimex nhằm tối đa hóa lợi nhuận

- Phạm vi thời gian: Hình thức độc quyền nhóm của Tập đoàn xăng dầu PETROLIMEX được tiến hành nghiên cứu từ 1/2013-9/2022.

Phạm vi nghiên cứu

Phương pháp thu thập dữ liệu: Đề tài chủ yếu sử dụng dữ liệu thứ cấp được tổng hợp thông qua các báo cáo tài chính của doanh nghiệp qua các năm; các bài báo, tin tức được đăng tải trên các diễn đàn; số liệu từ Tổng cục thống kê Việt Nam

Phương pháp xử lý dữ liệu:

Phương pháp vận dụng trong quá trình nghiên cứu là phương pháp hệ thống, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, đối chiếu, phương pháp thống kê,…để nêu lên mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới khả năng tiêu thụ sản phẩm Đề tài sử dụng phần mềm Eviews 10.0 để xử lý các dữ liệu điều tra, kiểm định giả thuyết, phân tích mô hình hồi quy và tìm ra tương quan tác động của các yếu tố tới hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp

Phương pháp nghiên cứu định tính:

Tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến cầu của mặt hàng xăng dầu, yếu tớ ảnh hưởng đến hàm chi phí từ đó tìm ra quyết định quản lý tốt nhất nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận của hãng

Phương pháp nghiên cứu định lượng:

Nhằm mục đích thu thập các thông tin định lượng về các yếu tố ảnh hưởng đến hàm cầu, hàm chi phí liên quan đến mặt hàng xăng dầu Từ đó ước lượng được mức lợi nhuận tối ưu dựa trên cân bằng Nash

Nhằm mục đích ước lượng các tham số trong phương trình hồi quy Phân tích hồi quy đa biến nhằm kiểm định mô hình nghiên cứu, các giả thuyết nghiên cứu và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố Đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo bằng phần mềm Eviews, qua đó loại bỏ các biến quan sát không đạt độ tin cậy, giá trị hội tụ và phân biệt; đồng thời tái cấu trúc các biến quan sát còn lại vào các yếu tố (thành phần đo lường) phù hợp, đặt cơ sở cho việc hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu, các nội dung phân tích tiếp theo.

Kết cấu bài thảo luận

Bài thảo luận gồm 3 chương:

Chương 1 : Tổng quan về đề tài nghiên cứu

Chương 2: Một số vấn đề lý luận về hình thức độc quyền nhóm và cách thức ra quyết định quản lý nhằm mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận

Chương 3:Thực trạng về hình thức độc quyền nhóm của tập đoàn xăng dầu Việt Nam Petrolimex và cách thức ra quyết định quản lý Petrolimex nhằm mục tiêu tối đa hoá lợi nhận giai đoạn 1/2013-9/2022

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HÌNH THỨC ĐỘC QUYỀN NHÓM VÀ CÁCH THỨC RA QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ NHẰM MỤC TIÊU TỐI ĐA HÓA LỢI NHUẬN

Một số lý luận cơ bản về hình thức độc quyền nhóm

Khái niệm độc quyền nhóm

Khái niệm: Độc quyền nhóm là hình thái thị trường mà trong đó có 1 số doanh nghiệp cùng tham gia hợp tác sản xuất kinh doanh hoặc 1 nhóm số loại hàng hoá, mà sản lượng của họ chiếm toàn bộ hoặc là phần chủ yếu sản lượng của nền kinh tế Đặc trưng cơ bản của độc quyền nhóm Độc quyền nhóm có các đặc điểm sau:

 Thị trường do một số ít người bán chi phối, trong đó có ít nhất một số người bán có sức mạnh đủ lớn so với toàn bộ thị trường để định giá thị trường

 Thị phần của mỗi doanh nghiệp là khá lớn và có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, nghĩa là khi một DN có tiến hành chiến lược thay đổi giá cả, sản lượng, quảng cáo ảnh hưởng đến bất kỳ các DN còn lại, lập tức các DN này sẽ phản ứng đối phó lại nhằm bảo vệ thị phần của mình

 Hàng hóa có thể không đồng nhất (ví dụ: xe ô tô, máy tính, thiết bị điện) hoặc đồng nhất (ví dụ: xăng dầu, thép, nhôm) và các sản phẩm có khả năng thay thế lẫn nhau

 Các DN mới (tiềm tàng) khó hoặc không thể gia nhập ngành vì có những rào chắn lối vào như: độc quyền về bằng sáng chế, quy trình công nghệ, có ưu thế về quy mô lớn, uy tín, tiếng tăm của các DN hiện có, các DN lớn có thể tiến hành những chiến lược để ngăn chặn những DN mới đi vào thị trường bằng cách xây dựng khả năng sản xuất còn thừa, dọa sẽ bán phá giá và làm tràn ngập thị trường sản phẩm nếu có DN mới gia nhập vào ngành

 Đường cầu thị trường có thể thiết lập dễ dàng nhưng rất khó thiết lập đường cầu từng DN vì phải dự đoán chính xác lượng cầu thị trường và số lượng cung ứng của các đối thủ ở mỗi mức giá, mới thiết lập được đường cầu sản phẩm của DN xác đáng

 Ví dụ: KFC quyết định hạ giá bánh mì Hambeger chẳng hạn, thì tác động lên mức lợi nhuận của họ sẽ rất khác nếu Lotteria phản ứng lại bằng cách hạ mức giá thấp hơn với bánh mì Sandwich với số lượng lớn Do sự phụ thuộc lẫn nhau này, các công ty độc quyền nhóm (hay độc quyền thiểu số) can dự vào hành vi chiến lược Hành vi chiến lược xảy ra khi kết quả tốt nhất cho một bên được quyết định bởi hành động của các bên khác

 Mô hình đường cầu cong mô tả một trường hợp trong đó một công ty cho là các công ty khác sẽ làm phù hợp với sự giảm giá của nó nhưng sẽ không cho phép tăng giá tiếp theo Chiến lược tối ưu trong tình huống như vậy thường là giữ mức giá hiện tại và cạnh tranh trên những mặt phi giá cả thay vì cạnh tranh giá

Có thể phân biệt thị trường độc quyền nhóm thành hai loại:

+ Các DN độc quyền nhóm hợp tác với nhau: khi các DN có thể thương lượng với nhau và có những hợp đồng ràng buộc để đưa ra những chiến lược chung

+ Các DN độc quyền nhóm không hợp tác: khi các DN không liên lạc, không thương lượng với nhau, không có những hợp đồng ràng buộc mà cạnh tranh với nhau.

Quyết định của nhà quản lý trong thị trường độc quyền nhóm

Hành vi chiến lược: Các hành động được các hãng tiến hành để lập kế hoạch và phản ứng lại các hành động cạnh tranh từ các hãng đối thủ

Lý thuyết trò chơi: Lý thuyết trò chơi cung cấp lời chỉ dẫn hữu ích về việc làm thế nào để hành xử trong các tình huống chiến lược có liên quan đến tình trạng phụ thuộc lẫn nhau

2.2.2 Chiến lược ra quyết định đồng thời

Xảy ra trong các thị trường độc quyền nhóm khi các nhà quản lý phải đưa ra các quyết định cá nhân mà không biết gì về quyết định của các đối thủ cạnh tranh Không nhất thiết phải xảy ra cùng một thời điểm

- Chiến lược ưu thế: là một chiến lược hoặc hành động mang lại kết cục tốt nhất dù cho các đối thủ có quyết định làm gì đi chăng nữa

+ Khi tồn tại chiến lược ưu thế, một người quyết định có lý trí luôn áp dụng chiến lược ưu thế

+ Dự đoán rằng nếu các đối thủ của mình cũng có các chiến lược ưu thế thì họ cũng sẽ áp dụng các chiến lược ưu thế đó

+ Trạng thái cân bằng chiến lược ưu thế: tồn tại khi tất cả người ra quyết định đều có chiến lược ưu thế

Ví dụ: Tình thế lưỡng nan của người tù

+ Tất cả các đối thủ đều có chiến lược ưu thế

+ Ở trạng thái cân bằng chiến lược ưu thế, các đối thủ đều bị thiệt hơn so với trường hợp họ ra quyết định có hợp tác với nhau

Các quyết định với 1 chiến lược ưu thế

Khi một hãng không có chiến lược ưu thế nhưng ít nhất một trong các đối thủ có chiến lược ưu thế

+ Dự đoán rằng đối thủ sẽ thực hiện chiến lược ưu thế của mình

+ Khi biết hành động của đối thủ, nhà quản lý có thể chọn chiến lược tốt nhất của mình

Các chiến lược bị lấn át

+ Các chiến lược bị lấn át là các chiến lược sẽ không bao giờ được lựa chọn vì luôn có một chiến lược tốt hơn chúng

+ Sự loại trừ liên tiếp các chiến lược lấn át: Một tiến trình ra quyết định lặp lại trong đó các chiến lược bị lấn át bị giảm thiểu để tạo ra bằng lợi ích rút gọn với ít quyết định hơn cho các nhà quản lý xem xét

+ Sự loại trừ liên tiếp các chiến lược bị lấn át

Ra quyết định tốt nhất cho các bên

+ Các nhà quản lý sẽ lựa chọn chiến lược nào mang lại lợi ích lớn nhất cho họ, dựa trên hành động của đối thủ mà họ đã dự đoán

+ Các nhà quản lý dự đoán rằng hành động của mỗi đối thủ là quyết định tốt nhất cho đối thủ đó, dựa trên dự đoán của đối thủ đó về hành động của các đối thủ khác

+ Các nhà quản lý tìm kiếm quyết định tốt nhất cho các bên

Cân bằng Nash là một tập hợp các hành động hay quyết định mà từ đó các nhà quản lý lựa chọn ra quyết định tốt nhất khi đối thủ của họ đưa ra hành động mà họ dự đoán

+ Tính ổn định chiến lược: Không hãng nào có thể được lợi hơn khi đơn phương thay đổi quyết định của mình

+ Nếu chỉ tồn tại một cân bằng Nash duy nhất: có thể mong đợi các đối thủ thực hiện những quyết định dẫn tới trạng thái cân bằng Nash

+ Khi có nhiều trạng thái cân bằng Nash: không dự đoán được kết cục có thể xảy ra + Cân bằng chiến lược ưu thế chính là cân bằng Nash Cân bằng Nash có thể xảy ra mà không có chiến lược ưu thế hay chiến lược bị lấn át nào

- Đường phản ứng tốt nhất

+ Dùng để phân tích và giải thích các quyết định đồng thời khi sự lựa chọn là liên tục (chứ không phải rời rạc)

+ Đường phản ứng tốt nhất của một hãng cho thấy quyết định tốt nhất của hãng dựa trên quyết định mà hãng mong chờ đối thủ của mình sẽ thực hiện Thường là quyết định tối đa hóa lợi nhuận

+ Cân bằng Nash xảy ra khi các đường phản ứng tốt nhất của các hãng cắt nhau

+ Hai hãng hàng không Arrow Airlines và Bravo Airways hoạt động trong thị trường độc quyền nhóm và cạnh tranh nhau về giá cả Hai hãng đang lập kế hoạch để đưa ra giá vé khứ hồi Cả hai nhà quản lý đều biết rằng hàm cầu của hai hãng là:

+ Và hàm chi phí là:

+ Mỗi hãng cần biết mức giá tốt nhất cho mình trong điều kiện đối thủ của hãng ra mức giá mà hãng dự đoán

+ Nhà quản lý của hai hãng đều phải biết cả đường phản ứng tốt nhất của mình và đường phản ứng tốt nhất của đối thủ

+ Xây dựng đường phản ứng tốt nhất cho hãng Arrow Airlines

Giả sử Arrow cho rằng Bravo định mức giá $100, đường cầu của Arrow là

Giải bài toán, xác định mức sản lượng và mức giá của Arrow

Giả sử Arrow cho rằng Bravo định mức giá $200, Arrow sẽ đặt mức giá là P=$208

Các đường phản ứng tốt nhất và cân bằng Nash:

- Xây dựng đường phản ứng tốt nhất

+ Giả sử có 2 hãng A và B hoạt động trên thị trường độc quyền nhóm và phải ra quyết định về giá

+ Hàm cầu đối với hai hãng A và B lần lượt là

+ Giả sử cả hai hãng có hiệu suất không đổi theo quy mô, gọi cA và cB lần lượt là chi phí cận biên dài hạn và chi phí bình quân của hãng A và B, ta có:

+ Hàm lợi nhuận cho hãng A và B lần lượt là:

+ Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận của mỗi hãng là:

+ Giải phương trình (1) được đường phản ứng tốt nhất của hãng A, và giải phương trình (2) được đường phản ứng tốt nhất của hãng B

+ Đường phản ứng tốt nhất của hãng A:

12 + Đường phản ứng tốt nhất của hãng B:

+ Mức giá cân bằng Nash:

THỰC TRẠNG VỀ HÌNH THỨC ĐỘC QUYỀN NHÓM CỦA TẬP ĐOÀN XĂNG DẦU VIỆT NAM PETROLIMEX VÀ CÁCH THỨC RA QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ PETROLIMEX NHẰM MỤC TIÊU TỐI ĐA HÓA LỢI NHUẬN GIAI ĐOẠN 1/2013-9/2022

Giới thiệu về Tập đoàn xăng dầu Việt Nam Petrolimex và PVOIL

3.1.1 Giới thiệu về Tập đoàn xăng dầu Việt Nam Petrolimex

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) hiện nay được hình thành từ việc cổ phần hóa và cấu trúc lại Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam theo Quyết định số 828/QĐ- TTg ngày 31.5.2011 của Thủ tướng Chính phủ, là công ty đại chúng theo văn bản số 2946/UBCK-QLPH ngày 17.8.2012 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Lĩnh vực kinh doanh chính của Petrolimex là xuất nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu, lọc - hóa dầu, đầu tư vốn vào các doanh nghiệp khác để kinh doanh các ngành nghề mà Petrolimex đang kinh doanh và các ngành nghề kinh doanh khác theo quy định của pháp luật

Bên cạnh các lĩnh vực xăng dầu, dầu mỡ nhờn & các sản phẩm hóa dầu, khí hóa lỏng và vận tải xăng dầu; Petrolimex đầu tư kinh doanh vào các ngành nghề: Thiết kế, xây lắp, cơ khí và thiết bị xăng dầu; bảo hiểm, ngân hàng và các hoạt động thương mại dịch vụ khác; trong đó, nhiều thương hiệu được đánh giá là dẫn đầu Việt nam như PLC, PGC, PG Tanker, Pjico, …

Trong lĩnh vực xăng dầu, Petrolimex tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trên thị trường nội địa theo đúng chỉ đạo của Chính phủ Cùng với 29 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu khác và 120 thương nhân phân phối xăng dầu (số liệu có đến ngày 12.01.2017), Petrolimex bảo đảm đầy đủ và kịp thời các chủng loại xăng dầu phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bảo đảm an ninh quốc phòng và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân 43/69 đơn vị thành viên Petrolimex trực tiếp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn 62/63 tỉnh, thành phố Ở nước ngoài, Petrolimex có Công ty TNHH 1 thành viên Petrolimex tại Singapore, Công ty TNHH 1 thành viên Petrolimex tại Lào và đã mở Văn phòng đại diện Petrolimex tại Campuchia Đối với hoạt động bán lẻ xăng dầu; trong số hơn 14.000 cửa hàng xăng dầu thuộc tất cả các thành phần kinh tế (số liệu có đến 30.11.2015), Petrolimex sở hữu 2.471 (số liệu có đến ngày 10.01.2017) cửa hàng hiện diện trên khắp cả nước tạo điều kiện thuận lợi để người tiêu dùng sử dụng hàng hoá, dịch vụ do Petrolimex trực tiếp cung cấp Tại các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn - nơi hiệu quả kinh doanh thấp nhưng ý nghĩa chính trị- xã hội cao, Petrolimex có thị phần cao hơn so với thị phần bình quân của toàn Tập đoàn Tính chung trên phạm vi cả nước và căn cứ sản lượng xăng dầu thực xuất bán tại thị trường nội địa (tại Việt Nam) năm 2013, thị phần thực tế của Petrolimex khoảng 50%

Bên cạnh mặt hàng xăng dầu, tại cửa hàng xăng dầu Petrolimex còn có các hàng hóa, dịch vụ khác như dầu mỡ nhờn, gas, bảo hiểm, ngân hàng, v.v… do các đơn vị thành viên Petrolimex sản xuất, cung cấp Petrolimex là doanh nghiệp đầu tiên áp dụng

14 phương thức bán xăng dầu thanh toán bằng thẻ Flexicard với nhiều tiện ích và sẽ triển khai dịch vụ chuyển tiền nhanh tại Việt Nam

Tiền thân của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam là Tổng công ty Xăng dầu mỡ được thành lập theo Nghị định số 09/BTN ngày 12.01.1956 của Bộ Thương nghiệp

Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) tiền thân là Tổng công ty Xăng dầu mỡ được thành lập theo Nghị định số 09/BTN ngày 12.01.1956 của Bộ Thương nghiệp và được thành lập lại theo Quyết định số 224/TTg ngày 17.4.1995 của Thủ tướng Chính phủ

Tổng công ty Xăng dầu Vệt Nam có: 41 Công ty thành viên, 34 Chi nhánh và Xí nghiệp trực thuộc các Công ty thành viên 100% vốn Nhà nước, 23 Công ty cổ phần có vốn góp chi phối của Tổng công ty, 3 Công ty Liên doanh với nước ngoài và 1 Chi nhánh tại Singapore

Là doanh nghiệp nhà nước trọng yếu, được xếp hạng đặc biệt, có quy mô toàn quốc, bảo đảm 60% thị phần xăng dầu cả nước; Petrolimex luôn phát huy vai trò chủ lực, chủ đạo bình ổn và phát triển thị trường xăng dầu, các sản phẩm hoá dầu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước và bảo đảm an ninh quốc phòng…

Lịch sử hình thành và phát triển:

 Giai đoạn 1956-1975: Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam có nhiệm vụ đảm bảo nhu cầu xăng dầu cho sự nghiệp khôi phục, phát triển kinh tế để xây dựng CNXH và chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc; cung cấp đầy đủ, kịp thời xăng dầu cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc Với thành tích xuất sắc trong giai đoạn này, Nhà nước đã phong tặng 8 đơn vị thành viên của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, 1 cá nhân Anh hùng lao động và công nhận 31 CBCNV là liệt sĩ trong khi làm nhiệm vụ

 Giai đoạn 1976-1986: Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam bắt tay khôi phục các cơ sở xăng dầu bị tàn phá ở miền Bắc, tiếp quản các cơ sở xăng dầu và tổ chức mạng lưới cung ứng xăng dầu ở các tỉnh phía Nam, thực hiện cung cấp đầy đủ, kịp thời nhu cầu xăng dầu cho sản xuất, quốc phòng và đời sống nhân dân đáp

15 ứng yêu cầu hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng CNXH trên phạm vi cả nước Trong giai đoạn này Nhà nước đã tặng thưởng Huân chương độc lập hạng nhì cho Tổng công ty, phong tặng 1 cá nhân danh hiệu Anh hùng lao động và nhiều huân chương lao động cho các tập thể, cá nhân

 Giai đoạn 1986-2011: Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam thực hiện chiến lược đổi mới và phát triển theo chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước, chuyển hoạt động sản xuất kinh doanh sang cơ chế thị trường định hướng XHCN, từng bước xây dựng Tổng công ty trở thành hãng xăng dầu quốc gia mạnh và năng động để tham gia hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới Trong giai đoạn này, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huân chương Chiến công hạng Nhì cho Tổng công ty, phong tặng 2 đơn vị thành viên danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, 5 chiến sỹ thi đua toàn quốc và 114 Huân chương Lao động các hạng cho các tập thể, cá nhân

3.1.2 Giới thiệu về Tập đoàn xăng dầu Việt Nam PVOIL

Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL) là đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), được thành lập theo Quyết định số 1250/QĐ-DKVN ngày 06/06/2008 của Hội đồng Quản trị Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trên cơ sở hợp nhất Tổng công ty Thương mại dầu khí (Petechim), Công ty Chế biến và Kinh doanh phân phối sản phẩm dầu mỏ (PDC) PVOIL chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ ngày 01/08/2018

Lịch sử hình thành và phát triển:

 Công ty Petechim, tiền thân là Công ty Thương mại Dầu khí (tên giao dịch Quốc tế là PetroVietnam Trading Company – PVTC), được thành lập ngày

8/4/1994 Đến tháng 10/1994, Công ty Thương mại Dầu khí tiếp nhận nhiệm vụ xuất nhập khẩu dầu thô và xuất nhập khẩu vật tư thiết bị dầu khí, đồng thời tiếp nhận tên giao dịch Quốc tế “Petechim” từ Công ty xuất nhập khẩu dầu khí thuộc

Bộ thương mại Ngày 27/09/2006, Công ty Petechim chuyển đổi thành Công ty TNHH một thành viên Thương mại dầu khí theo Quyết định số 215/2006/QĐ-

TTg của Thủ tướng Chính phủ

 Công ty Chế biến và kinh doanh sản phẩm dầu mỏ (PDC) được thành lập năm

1996 trên cơ sở sắp xếp lại tổ chức 2 công ty Lọc hóa dầu Tuy Hạ và Công ty Dầu mỡ nhờn VIDAMO Tháng 4/2001, 2 Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu thuộc Công ty PTSC được sáp nhập vào Công ty PDC đã bổ sung thêm cơ sở vật chất kỹ thuật và xây dựng PDC thành đơn vị chủ chốt của ngành Dầu khí trong lĩnh vực phân phối và kinh doanh sản phẩm dầu mỏ trên quy mô toàn quốc Từ năm

Khái quát về tình hình kinh doanh của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam

Petrolimex và PVOIL trong giai đoạn 1/2013 - 9/2022

 Giai đoạn 2013-2018: Trong giai đoạn này, nhìn chung tình hình kinh doanh của cả hai tập đoàn xăng dầu Việt Nam Petrolimex và Pvoil đều có những tín hiệu tốt Giá cả trên thị trường đa phần giữ ở mức ổn định

Cả 2 tập đoàn này đều thu lại được lợi nhuận thông qua việc kinh doanh và cung cấp dịch vụ liên quan đến xăng dầu

 Giai đoạn 2019- 2021: Tình hình Covid-19 diễn ra phức tạp, nhu cầu đi lại của người dân bị hạn chế Chính vì vậy mà doanh thu của cả 2 tập đoàn đều sụt giảm nghiêm trọng Tuy nhiên, vào năm 2021, tình hình dịch bệnh đã được khắc phục, lúc này tình hình kinh doanh của Petrolimex và PVOIL đã gia tăng

 9 tháng đầu 2022: Giá xăng dầu trên cả nước thời gian này bị tác động mạnh mẽ bởi cuộc xung đột giữa Nga và Ukraina làm cho giá cả gia tăng mạnh mẽ Có thời điểm đã đạt đến gần 30.000VND/1 lít Song nhờ có sự can thiệp kịp thời của chính phủ mà giá cả đã được ổn định trở lại.

Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ lượng xăng dầu của

3.3.1 Đặc điểm và tính chất của mặt hàng xăng

Xăng là hàng hóa quan trọng và phổ biến trong sản xuất và trong sinh hoạt hàng ngày của người Việt Nam do nhà nước thống nhất quản lý Trong năm 2021, Việt Nam khai thác gần 11 triệu tấn dầu thô, trong đó 9,1 triệu tấn từ các mỏ trong nước và gần 1,9 triệu tấn khai thác từ các mỏ nước ngoài 6 năm qua, sản lượng khai thác trong nước liên tục giảm, nếu tính bình quân, mỗi năm sản lượng giảm một triệu tấn Năm 2021, trong khi nguồn cung xăng dầu trong nước mới đáp ứng được 70%, Việt Nam vẫn phải xuất đi 3,1 triệu tấn dầu thô rồi nhập về gần 10 triệu tấn dầu

Xăng ngày nay được dùng chủ yếu làm nhiên liệu cho hầu hết các phương tiện giao thông vận tải: Ô tô, máy bay, xe máy,

Xét trên phạm vi thị trường Việt Nam - Một quốc gia đang phát triển, người dân có thu nhập trung bình, số người sử dụng xe máy rất phổ biến, mạng lưới giao thông

18 tương đối thuận tiện Vì vậy xăng dầu được coi như mặt hàng thiết yếu rất quan trọng với đời sống hàng ngày của người dân

3.3.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng tiêu thụ xăng dầu của Petrolimex

Giá xăng: Đối với bất kỳ hàng hóa nào giá cả cũng là mối quan tâm đầu tiên của khách hàng Tính trung bình mỗi gia đình có từ 1 -2 xe máy và mức chi tiêu tiền xăng khoảng từ 500 000 - 700 000 VND/xe/tháng Khoản tiền này chiếm 1 phần không nhỏ trong quỹ tiêu dùng của mỗi gia đình Mặc dù Đã được nhà nước quản lý nhưng giá xăng vẫn liên tục tăng trong thời gian qua Năm 2022, có lúc giá xăng vượt mốc 30 000 đồng/1 lít Giá xăng tăng khiến cho các mặt hàng khác cũng tăng giá như thực phẩm, dịch vụ, giá xăng tăng khiến cho người tiêu dùng sẽ phải trả khoản chi phí tiền xăng tăng lên Do đó người tiêu dùng có xu hướng tiết kiệm xăng, thay vì đi xe cá nhân người tiêu dùng sẽ có xu hướng sử dụng các phương tiện giao thông công cộng như xe bus, xe đưa đón nhân viên của công ty Như vậy giá xăng cũng là yếu tố ảnh hưởng tới lượng cầu về xăng trên thị trường Việt Nam

Năm Giá xăng Petrolimex(PA)

Thu nhập của người lao động: Đây là yếu tố quyết định tới khả năng thanh toán của người tiêu dùng Qua số liệu thu thập từ World bank ta có:

Năm Thu nhập bình quân đầu người (USD)

Thu nhập bình quân đầu người dân Việt Nam đã tăng đáng kể trong những năm gần đây Theo ngân hàng thế giới World bank, GDP bình quân đầu người ở Việt Nam năm 2022 tăng hơn gấp đôi năm 2013, cơ cấu kinh tế dịch chuyển, thu nhập tăng, đời sống của người dân được nâng cao Với tốc độ tăng trưởng, thu nhập cao và ồn định, người dân Việt Nam không những đáp ứng Được nhu cầu thiết yếu mà còn có thể tiêu dùng những hàng mà có giá trị cao hơn như ô tô, xe máy Do đó lượng ô tô xe máy cũng tăng lên và điều đó đồng nghĩa với việc nhu cầu về xăng tăng theo Bên cạnh đó, thu nhập tăng lên tác động trực tiếp đến lượng xăng tiêu thụ trên thị trường vì sẽ tăng phần trăm lượng tiền tiêu thụ cho xăng

Như vậy Thu nhập có cả tác động trực tiếp và gián tiếp đến lượng cầu về xăng

Số lượng xe máy tiêu thụ trên thị trường Việt Nam: Đây là yếu tố tác động mạnh mẽ nhất tới cầu về xăng trên thị trường Việt Nam bởi xe máy là phương tiện đi lại chủ yếu của người dân Cùng với sự gia tăng dân số và thu nhập thì lượng xe máy trên thị trường Việt Nam cũng tăng nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân Qua bảng thống kê lượng phương tiện giao thông đăng ký qua các năm trên địa bàn Việt Nam ta có:

Năm Số lượng xe máy tiêu thụ

+ Qua số liệu trên cho thấy, phương tiện giao thông tăng lên nhanh chóng, vào năm

2022, số lượng xe máy tiêu thụ tăng lên đến 3386097 nghìn chiếc Hiện nay, người dân sử dụng ô tô làm phương tiện đi lại đã tăng lên đáng kể vì mức thu nhập đã tăng lên, tuy nhiên, xe máy vẫn là phương tiện đi lại chính của người dân Việt Nam Vì nó phù hợp với phần lớn mức thu nhập tại Việt Nam, thuận tiện trong việc tham gia giao thông và phù hợp với cơ sở hạ tầng giao thông tại quốc gia này

Giá cả hàng hóa thay thế: Mặt hàng xăng dầu của PVOIL là hàng hóa thay thế cho xăng dầu của Petrolimex Mặt hàng xăng của PVOIL có chất lượng giống như của Petrolimex cung cấp và giá cả của PVOIL biến động có thể thấp hoặc cao hơn của Petrolimex Vì vậy nó có tác động trực tiếp đến sản lượng bán ra của Petrolimex

Dân số cũng tác động đến lượng tiêu thụ xăng, nhưng đó là tác động gián tiếp Dân số làm tăng nhu cầu đi lại tăng kéo theo lượng ô tô, xe máy tăng lên làm nhu cầu về xăng dầu cũng tăng lên

+ Mạng lưới giao thông của Việt Nam

+ Dịch vụ vận tải công cộng

+ Chính sách của Chính phủ…

Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí kinh doanh xăng dầu của Petrolimex và

Xăng dầu ở Việt Nam hiện nay nhập khẩu gần như 100% khối lượng tiêu thụ Petrolimex và PVOIL là doanh nghiệp đặc thù kinh doanh xăng dầu, thuộc lĩnh vực thương mại, dịch vụ, không phải là lĩnh vực sản xuất trực tiếp, không sử dụng nguyên liệu đầu vào để sản xuất chịu sự quản lý của Nhà nước về số lượng (quota nhập khẩu), chất lượng (Tiêu chuẩn Việt Nam đối với xăng và dầu diesel)

Nhà nước điều hành giá các mặt hàng dầu, còn mặt hàng xăng các doanh nghiệp đầu mối được định giá nhưng dưới sự giám sát của các Bộ quản lý chuyên ngành Các yếu tố chính ảnh hưởng đến chi phí hoạt động kinh doanh của Petrolimex và PVOIL bao gồm:

- Chi phí premium nhập khẩu (yếu tố điều chỉnh giá trong hợp đồng nhập khẩu xăng dầu) Đơn cử với mặt hàng xăng khoáng để pha chế xăng E5RON92, chênh lệch là 622

21 đồng/lít, xăng RON95-3 là 551 đồng/lít; các mặt hàng dầu chênh lệch từ gần 300 - 680 đồng/lít

- Chi phí vận chuyển xăng dầu từ nhà máy lọc dầu về đến cảng: Trước tình hình địa chính trị thế giới diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến nguồn cung xăng dầu trên thế giới tác động tới chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam tăng lên trong những năm gần đây Đặc biệt trong năm 2022, xăng nền để phối trộn xăng E5RON92 tăng lên 640 đồng/lít; Xăng RON95 là 1.280 đồng/lít; Dầu diesel 0,05S: 730 đồng/lít; Dầu hỏa có mức tăng cao nhất lên 1.740 đồng/lít

- Ngoài ra chi phí quản lý, chi phí marketing và chi phí nhân sự ảnh hưởng tới chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của Petrolimex và PVOIL Đối với Petrolimex, vào quý II/2020, chi phí bán hàng và quản lý không giảm so với các năm trước đó mà còn tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước dẫn đến lợi nhuận trước thuế giảm 51% xuống 791 tỷ đồng Trong tình hình đất nước, xã hội khó khăn, PVOIL triệt để thực hiện các biện pháp nhằm cắt giảm chi phí bán hàng: chi phí hợp nhất giảm 230 tỷ đồng (giảm 8% so với cùng kỳ), trong đó, chi phí quản lý bán hàng giảm 171 tỷ đồng

Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận thu về của Petrolimex và PVOIL Để ra quyết định quản lý cho Petrolimex tối đa hóa lợi nhuận, giả sử chi phí bình quân trong dài hạn kinh doanh xăng dầu của Petrolimex là 12 nghìn đồng/1 lít và PVOIL là 15 nghìn đồng/1 lít.

Ước lượng hàm cầu về sản lượng tiêu thụ xăng dầu của Petrolimex và

3.5.1.Ước lượng hàm cầu về sản lượng tiêu thụ xăng dầu của Petrolimex

∗ Bước 1: Xây dựng mô hình hàm cầu về sản lượng tiêu thụ xăng dầu của Petrolimex

Hàm cầu của hãng được xác định bằng cách lựa chọn dạng tuyến tính hoặc dạng phi tuyến và bằng việc quyết định những biến làm dịch chuyển cầu sẽ có trong phương trình đường cầu cùng với giá của hàng hóa Đối với hàm cầu về sản lượng tiêu thụ xăng dầu của Petrolimex, ta chọn dạng tuyến tính để đơn giản hóa vấn đề và dự báo các biến có thể lượng hóa được các biến ảnh hưởng đến hàm cầu

QA: Sản lượng tiêu thụ xăng dầu của Petrolimex (RON 95) (triệu m3/ tấn) PA: Giá 1 lít xăng dầu của Petrolimex (nghìn đồng)

PB: Giá 1 lít xăng dầu của PVOIL ( nghìn đồng)

M: Thu nhập trung bình năm của người dân Việt Nam (triệu đồng)

N: Số lượng xe máy tiêu thụ tại Việt Nam (chiếc) a: hệ số chặn b,c,d,e: các hệ số góc đo lường ảnh hưởng của các yếu tố trên đến lượng cầu về sản lượng tiêu thụ xăng dầu của Petrolimex

- Dấu của các hệ số:

+ Hệ số a: có thể dương hoặc âm

+ Hệ số b: b < 0 vì tuân theo luật cầu: khi giá 1 lít xăng dầu của Petrolimex (RON 95) tăng lên thì lượng cầu về sản lượng tiêu thụ xăng dầu của Petrolimex (RON 95) sẽ giảm xuống

+ Hệ số c: c > 0 vì xăng Petrolimex và xăng PVOIL là hai hàng hóa thay thế nên khi giá xăng PVOIL tăng sẽ làm cầu về sản lượng tiêu thụ của Petrolimex tăng

+ Hệ số d: d > 0 vì xăng Petrolimex là hàng hóa thông thường nên khi thu nhập bình quân đầu người trên 1 năm của Việt Nam tăng thì cầu về sản lượng tiêu thụ xăng Petrolimex cũng sẽ tăng

+ Hệ số e: e > 0 vì khi số lượng phương tiện (xe máy và ô tô) tại Việt Nam tăng thì cầu về sản lượng tiêu thụ xăng dầu của Petrolimex cũng sẽ tăng

∗ Bước 2: Thu thập số liệu về các biến có trong hàm cầu

Cầu về sản lượng tiêu thụ xăng dầu của Petrolimex (RON 95) bị ảnh hưởng bới chính giá của nó, giá xăng của PVOIL (RON 95), thu nhập của người dân, số lượng xe máy tiêu thụ và nhiều yếu tố khác

Trong quá trình thu thập số liệu, nhóm thấy cầu về sản lượng tiêu thu xăng của Petrolimex (RON 95) bị ảnh hưởng chủ yếu từ giá hàng hóa này do công ty quyết định, giá xăng của PVOIL (RON 95), thu nhập bình quân đầu người trên một năm của người dân Việt Nam, Số lượng phương tiện di chuyển (xe máy, ô tô) trên toàn Việt Nam Các yếu tố khác do khó định lượng một cách chính xác nên nhóm đã bỏ qua, không đưa vào mô hình

 Qua quá trình thu thập và xử lý số liệu, nhóm đã tổng hợp số liệu lại thành bảng sau:

Bảng số liệu về sản lượng tiêu thụ, giá xăng dầu của Petrolimex (RON 95), giá xăng dầu của PVOIL (RON 95), thu nhập bình quân đầu người trên năm của người dân Việt Nam, số lượng xe máy tiêu thụ tại Việt Nam từ năm 2013 đến năm 2022

Sản lượng tiêu thụ của Petrolimex (QA) (triệu m3/tấn)

Sản lượng tiêu thụ của

Thu nhập người dân (M)(USD/ người)

Số lượng xe máy tiêu thụ (N)

(Nguồn: Tổng hợp của nhóm)

 Phương trình hàm cầu về sản lượng tiêu thụ xăng dầu của Petrolimex (RON 95) là:

QA: Sản lượng tiêu thụ xăng dầu của Petrolimex (RON 95) ( triệu m3/ tấn)

PA: Giá 1 lít xăng dầu của Petrolimex (nghìn đồng)

PB: Giá 1 lít xăng dầu của PVOIL ( nghìn đồng)

M: Thu nhập trung bình năm của người dân Việt Nam (triệu đồng)

N: Số lượng xe máy tiêu thụ tại Việt Nam (chiếc)

3.5.1.2 Kết quả ước lượng hàm cầu về sản lượng tiêu thụ của Petrolimex bằng phương pháp OLS

Từ bảng số liệu trên, sử dụng phần mềm Eviews 10, sử dụng phương pháp OLS ta thu được bảng kết quả sau:

Variable Coefficient Std Error t-Statistic Prob

S.E of regression 0.474434 Akaike info criterion 1.653463

Sum squared resid 1.125436 Schwarz criterion 1.804755

Log likelihood -3.267313 Hannan-Quinn criter 1.487495

Hàm cầu ước lượng là:

 Phân tích kết quả ước lượng:

 Kiểm tra dấu và ý nghĩa thống kê của các hệ số:

𝑏̂ = – 0.292216< 0 => giá xăng dầu của Petroimex (PA) tỉ lệ nghịch với lượng cầu về sản lượng tiêu thụ xăng dầu của Petrolimex (QA)=> Phù hợp với lý thuyết=> Giả sử các yếu tố khác không đổi, nếu giá của 1 lít xăng dầu Petrolimex tăng lên 1 nghìn đồng thì sản lượng tiêu thụ xăng dầu của Petrolimex sẽ giảm đi 0.292216 ( triệu m3/ tấn)

𝑐̂ = 0.233611> 0 => giá xăng dầu của PVOIL (PB) tỉ lệ thuận với lượng cầu về sản lượng tiêu thụ xăng dầu của Petrolimex (QA)=> Phù hợp với lý thuyết=> Giả sử các yếu tố khác không đổi, nếu giá của 1 lít xăng dầu PVOIL tăng lên 1 nghìn đồng thì sản lượng tiêu thụ xăng dầu của Petrolimex sẽ tăng lên 0.233611 ( triệu m3/ tấn)

𝑑̂ = 0.078267> 0 => Thu nhập bình quân đầu người trên 1 năm của người dân Việt Nam tỉ lệ thuận với lượng cầu về sản lượng tiêu thụ xăng dầu của Petrolimex (QA)=> Phù hợp với lý thuyết=> Giả sử các yếu tố khác không đổi, nếu thu nhập bình quân đầu người trên 1 năm của người dân Việt Nam tăng lên 1 triệu đồng thì sản lượng tiêu thụ xăng dầu của Petrolimex sẽ tăng lên 0.078267 ( triệu m3/ tấn)

𝑒̂ = 4.16 10 −6 > 0 => số lượng xe máy tiêu thụ tại Việt Nam tỉ lệ thuận với lượng cầu về sản lượng tiêu thụ xăng dầu của Petrolimex (QA)=> Phù hợp với lý thuyết=> Giả sử các yếu tố khác không đổi, nếu số lượng xe máy tiêu thụ tại Việt Nam tăng lên 1 chiếc thì sản lượng tiêu thụ xăng dầu của Petrolimex sẽ tăng lên 4.16 10 −6 ( triệu m3/ tấn)

 Kiểm định ý nghĩa thống kê của các hệ số với α = 10%

P-value (𝑎̂) = 0.0288 < 0,1 → hệ số 𝑎̂ có ý nghĩa về mặt thống kê với mức ý nghĩa α 10%

P-value (𝑏̂) = 0.0263< 0,1 → hệ số 𝑏̂ có ý nghĩa về mặt thống kê với mức ý nghĩa α 10%

P-value (𝑐̂) = 0.0739< 0,1 → hệ số 𝑐̂ có ý nghĩa về mặt thống kê với mức ý nghĩa α 10%

P-value (𝑑̂) = 0.0658< 0,1 → hệ số 𝑑̂ có ý nghĩa về mặt thống kê với mức ý nghĩa α 10%

P-value (𝑒̂) = 0.0774< 0,1 → hệ số 𝑒̂ có ý nghĩa về mặt thống kê với mức ý nghĩa α 10%

 Kiểm định sự phù hợp của mô hình

Ta thấy R 2 = 0.978133 là khá cao → 97,8133% sự biến động của biến phụ thuộc

QA được giải thích bởi các yếu tố PA, PB,M,N Chỉ có 2,1867% sự biến động của biến phụ thuộc Q được giải thích bởi các yếu tố ngoài mô hình Có thể nói rằng hàm hồi quy này có giải thích cho sự biến động của biến phụ thuộc Q do P- value (F- statistic)= 0.000244< 0,05

 Phát hiện các khuyết tật của mô hình

Kiểm định phương sai sai số thay đổi

Heteroskedasticity Test: Breusch-Pagan-Godfrey

Obs*R-squared 7.960754 Prob Chi-Square(4) 0.0930

Scaled explained SS 0.340860 Prob Chi-Square(4) 0.9870

Variable Coefficient Std Error t-Statistic Prob

S.E of regression 0.042066 Akaike info criterion -3.192323

Sum squared resid 0.008848 Schwarz criterion -3.041030

Log likelihood 20.96161 Hannan-Quinn criter -3.358290

Với 𝛼 = 0,05, ta kiểm định: {H 0 : không có hiện tượng PSSSTĐ

Từ bảng kiểm định Breusch-Pagan-Godfrey, ta thấy: P value = 0.0930> 𝛼

 Chưa đủ cơ sở để bác bỏ H 0

Vậy mô hình không xảy ra hiện tượng phương sai sai số thay đổi với mức ý nghĩa 5%

Kiểm định tự tương quan bậc 2:

Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test:

Obs*R-squared 8.805335 Prob Chi-Square(2) 0.0122

Presample missing value lagged residuals set to zero

Variable Coefficient Std Error t-Statistic Prob

R-squared 0.880533 Mean dependent var -1.78E-15 Adjusted R-squared 0.641600 S.D dependent var 0.353622 S.E of regression 0.211701 Akaike info criterion -0.071257 Sum squared resid 0.134452 Schwarz criterion 0.140553 Log likelihood 7.356283 Hannan-Quinn criter -0.303611 F-statistic 3.685273 Durbin-Watson stat 1.543463 Prob(F-statistic) 0.155860

Theo bảng kiểm định Breush-Godfrey ta có Pro Chi-Square = 0.0122< 𝛼 = 0,05

Vậy với mức ý nghĩa 𝛼 = 0,05, ta có thể nói rằng mô hình có hiện tượng tự tương quan bậc2

Khắc phục tự tương quan

Gõ trên hộp lệnh của Eview

Variable Coefficient Std Error t-Statistic Prob

S.E of regression 0.325268 Akaike info criterion 0.696104

Sum squared resid 0.846393 Schwarz criterion 0.718018

Log likelihood -2.132467 Hannan-Quinn criter 0.648814

Nhìn vào kết quả trên => ρ= -0.439626

Gõ lệnh : genr qam = qa - -0.439626*qa(-1) genr pam = pa - -0.439626*pa(-1) genr pbm = pb - -0.439626*pb(-1) genr mm = m - -0.439626*m(-1) genr nm = n - -0.439626*n(-1) ls qam c pam pbm mm nm Thu được kết quả như sau:

Variable Coefficient Std Error t-Statistic Prob

R-squared 0.991600 Mean dependent var 14.49708 Adjusted R-squared 0.983201 S.D dependent var 2.935872 S.E of regression 0.380525 Akaike info criterion 1.205652 Sum squared resid 0.579198 Schwarz criterion 1.315222 Log likelihood -0.425436 Hannan-Quinn criter 0.969203 F-statistic 118.0522 Durbin-Watson stat 2.364081 Prob(F-statistic) 0.000210

Hàm cầu ước lượng là:

P-value (𝑎̂) = 0.0976< 0,1 → hệ số 𝑎̂ có ý nghĩa về mặt thống kê với mức ý nghĩa α 10%

P-value (𝑏̂) = 0.0123< 0,1 → hệ số 𝑏̂ có ý nghĩa về mặt thống kê với mức ý nghĩa α 10%

P-value (𝑐̂) = 0.0352< 0,1 → hệ số 𝑐̂ có ý nghĩa về mặt thống kê với mức ý nghĩa α 10%

P-value (𝑑̂) = 0.0263< 0,1 → hệ số 𝑑̂ có ý nghĩa về mặt thống kê với mức ý nghĩa α 10%

P-value (𝑒̂) = 0.0365< 0,1 → hệ số 𝑒̂ có ý nghĩa về mặt thống kê với mức ý nghĩa α 10%

Ta thấy R 2 = 0.991600 là khá cao → 99,16% sự biến động của biến phụ thuộc

Lập kịch bản cho việc kinh doanh sản phẩm xăng dầu Petrolimex trên thị trường Việt Nam cho những năm tới

Trong bối cảnh tình hình thế giới biến động: Cuộc chiến tranh xung đột giữa Nga- Ukcraina, Hamas và Israel không chỉ gây tác động lên thị trường tài chính toàn cầu, giá cổ phiếu và thị trường tiền tệ mà còn có thể làm tăng thêm sự bất ổn trong nguồn cung xăng dầu cho các nước Bởi Nga và các nước Trung Đông là một trong các nước có nguồn cung xăng dầu lớn nhất thế giới Điều này gây áp lực lên quá trình sản xuất và

39 tiêu thụ các loại hàng hóa khi giá cả vận chuyển, sản xuất tăng lên, người tiêu dùng cũng gặp khó khăn khi lạm phát, giá cả leo thang

Chính vì vậy, việc Petrolimex cần đưa ra quyết định quản lý, chính sách, chiến lược để đảm bảo mức sản lượng cung ứng ra thị trường, thu được lợi nhuận tối đa trước sự cạnh tranh về thị phần cùng PVOIL là điều luôn cần thiết Đối với doanh nghiệp các giai đoạn tiếp theo cần có những chiến lược cụ thể đối với từng giai đoạn trong mỗi trường hợp khác nhau:

Trường hợp 1: Nền kinh tế thích ứng và tăng trưởng tốt

Trong trường hợp các chính sách của chính phủ đưa ra có hiệu quả và nền kinh tế Việt Nam thích ứng với tác động lớn từ thế giới và tăng trưởng tốt thì thu nhập của người dân sẽ gia tăng đồng thời nền kinh tế phát triển chắc chắn sẽ dẫn tới nhu cầu xăng dầu tăng cao hơn Vì vậy,Petrolimex cần đẩy mạnh việc kinh doanh và tiếp xúc khách hàng mở rộng thị trường Mặc dù nền kinh tế phát triển đưa tới nhiều cơ hội nhưng với việc thế giới còn nhiều bất ổn thì Petrolimex cần cẩn trọng trong việc định giá sản phẩm Một điều cần lưu ý là các đối thủ cạnh tranh gia tăng cả về chất và lượng nên Petrolimex cần nâng cao chất lượng dịch vụ và sản phẩm để có thể thu hút khách hàng

Trường hợp 2: Nền kinh tế tăng trưởng kém

Trong trường hợp nền kinh tế Việt Nam hứng chịu được những tác động từ thế giới nhưng hậu quả để lại là nền kinh tế tăng trưởng chậm Trong trường hợp này sẽ có tác động lớn tới thu nhập của người dân dù nền kinh tế vẫn tăng trưởng dẫn tới cầu vẫn giảm nhẹ Để phản ứng thì Petrolimex cần duy trì kinh doanh ở mức ổn định với số lượng hiện tại khi nhu cầu tiêu dùng giảm để đảm bảo lợi nhuận cũng như sản phẩm cung ứng ra thị trường không bị tồn đọng lớn và đồng thời việc thực hiện phân phối ra thị trường cần được kiểm tra thường xuyên

Trường hợp 3: Nền kinh tế suy thoái

Trong trường hợp nền kinh tế Việt Nam không trụ vững được trước các tác động ngoại lực và rơi vào suy thoái Khi ấy thì lạm phát sẽ tăng cao và thu nhập của người dân bị giảm đáng kể khiến cho người dân giảm tiêu thụ xăng dầu và tập trung tích trữ nhu yếu phẩm Việc cầu giảm mạnh sẽ khiến Petrolimex phải có chiến lược hạn chế kinh doanh và điều chỉnh giá một các hợp lý

Ngày đăng: 16/06/2024, 22:18

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

HÌNH THỨC ĐỘC QUYỀN NHÓM CỦA TẬP ĐOÀN XĂNG DẦU VIỆT  NAM PETROLIMEX VÀ CÁCH THỨC RA QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ  NHẰM MỤC TIÊU TỐI ĐA HÓA LỢI NHUẬN CỦA HÃNG TRÊN THỊ - hình thức độc quyền nhóm của tập đoàn xăng dầu việt nam petrolimex và cách thức ra quyết định quản lý nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của hãng trên thị trường việt nam
HÌNH THỨC ĐỘC QUYỀN NHÓM CỦA TẬP ĐOÀN XĂNG DẦU VIỆT NAM PETROLIMEX VÀ CÁCH THỨC RA QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ NHẰM MỤC TIÊU TỐI ĐA HÓA LỢI NHUẬN CỦA HÃNG TRÊN THỊ (Trang 1)
Bảng số liệu về sản lượng tiêu thụ, giá xăng dầu của PVOIL(RON 95), giá xăng dầu  của Petrolimex (RON 95), thu nhập bình quân đầu người trên năm của người dân Việt  Nam, số lượng xe máy tiêu thụ tại Việt Nam từ năm 2013 đến năm 2022 - hình thức độc quyền nhóm của tập đoàn xăng dầu việt nam petrolimex và cách thức ra quyết định quản lý nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của hãng trên thị trường việt nam
Bảng s ố liệu về sản lượng tiêu thụ, giá xăng dầu của PVOIL(RON 95), giá xăng dầu của Petrolimex (RON 95), thu nhập bình quân đầu người trên năm của người dân Việt Nam, số lượng xe máy tiêu thụ tại Việt Nam từ năm 2013 đến năm 2022 (Trang 35)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w