1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận luật kinh doanh Đề tài tìm hiểu về các hành vi tham nhũng theo quy Đinh của pháp luật việt nam

43 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm hiểu về các hành vi tham nhũng theo quy định của pháp luật Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thị Kim Duyên, Đào Đăng Khoa, Trần Hoàng Như, Lâm Minh Phú, Hà Mỹ Quỳnh, Đặng Phương Uyên
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thuỳ Dung
Trường học ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành LUẬT KINH DOANH
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 3,68 MB

Nội dung

Tham nhũng là hiện tượng tiêu cực của xã hội, nó xuất hiện cùng với sự ra đờicủa nhà nước gắn liền với quyền lực kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội, tư tưởng.Tham nhũng được hiểu là mộ

Trang 1

ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA NGÂN HÀNG

TIỂU LUẬN

MÔN HỌC: LUẬT KINH DOANH

ĐỀ TÀI: Tìm hiểu về các hành vi tham nhũng theo quy đinh của

pháp luật Việt Nam

Mã lớp học phần: 23C1LAW51100160

Giảng viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Thuỳ Dung

Khoá – Lớp: K49 – NHP002Sinh viên thực hiện: Nhóm 2Nguyễn Thị Kim DuyênĐào Đăng KhoaTrần Hoàng NhưLâm Minh Phú

Hà Mỹ QuỳnhĐặng Phương Uyên

Trang 2

MỞ ĐẦU 4

1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 4

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 4

3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 5

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5

5 PHẠM VI THAM NHŨNG 7

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ PHÁP LÝ 7

1.1 KHÁI NIỆM THAM NHŨNG 7

1.2 CÁC HÀNH VI THAM NHŨNG THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT V IỆT NAM: 9 1.2.1 Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước 10

1.2.2 Các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước 11

1.3 NGUYÊN NHÂN: 11

1.3.1 Về nguyên nhân chủ quan: 11

1.3.2 Về nguyên nhân khách quan: 12

1.4 HỆ QUẢ CỦA HÀNH VI THAM NHŨNG 13

1.5 BIỆN PHÁP CHỐNG THAM NHŨNG 13

1.6 HIỆU QUẢ VÀ CHÍNH SÁCH 14

1.6.1 Hiệu quả: 14

1.6.2 Chính sách: 15

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 15

2.1 CÁC LOẠI THAM NHŨNG 15

2.1.1 Tham nhũng “vặt” 15

2.1.2 Tham nhũng về kinh tế: 16

2.1.3 Tham nhũng quyền lực 17

2.1.4 Tham nhũng chính trị 17

2.2 MỘT SỐ VỤ ÁN LIÊN QUAN ĐẾN THAM NHŨNG 18

2.2.1 Về Kinh Tế: 19

2.2.2 Về vấn đề y tế 20

2.2.3 Về lĩnh vực chính trị: 22

2.3 CÁC SỐ LIỆU VỀ THAM NHŨNG 23

Trang 3

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG 28 3.1 C ÁC GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG ĐƯỢC QUY ĐỊNH TRONG PHÁP LUẬT 29

3.2 C ÁC GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG ĐƯỢC THỂ HIỆN TRONG BUỔI TOẠ ĐÀM XỬ ÁN , 37

KẾT LUẬN 39 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 41

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Trong những năm gần đây hành vi tham nhũng đang là vấn đề nhạy cảm và đáng

lo ngại của toàn cầu, cũng như của nước ta Vì vậy, việc tìm hiểu về các hành vitham nhũng theo quy định của pháp luật Viêt Nam là rất cần thiết

Tham nhũng là hiện tượng tiêu cực của xã hội, nó xuất hiện cùng với sự ra đờicủa nhà nước gắn liền với quyền lực kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội, tư tưởng.Tham nhũng được hiểu là một sự lạm dụng quyền lực công để phục vụ cho lợi ích

cá nhân mỗi người, cho lòng tham của con người Và gây thiệt hại rất lớn về tài sản

và hạn chế, kìm hãm sự phát triển kinh tế của nhà nước Tham nhũng là một trởngại lớn đối với quá trình xây dựng và đổi mới đất nước; làm mất lòng tin của nhândân đối với Đảng, Nhà nước Tham nhũng gây bất công và bất bình đẳng trong xãhội Đặc biệt, tham nhũng diễn ra nghiêm trọng ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiềulĩnh vực với phạm vi rộng, tính chất phức tạp, gây hậu quả xấu về nhiều mặt.Trước tình hình đó, Đảng ta và lãnh đạo các cấp đã có nhiều chủ trương, biệnpháp đấu tranh nhằm ngăn ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng Nghịquyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hànhTrung ương Đảng khóa X đã xác định: Đảng, hệ thống chính trị và toàn xã hội phảiquyết tâm thực hiện đồng bộ các biện pháp chính trị, tư tưởng, tổ chức hành chính,kinh tế, hình sự trong việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng để từng bước đẩylùi tham nhũng Đối tượng quan tâm đối với tham nhũng không chỉ là những người

có liên quan mà còn là tráchnhiệm của mỗi công dân toàn nhằm đảm bảo chấtlượng sống và giúp quản lýmột đất nước, quốc gia phát triển giàu mạnh, bền vững

và văn minh

Ngoài ra, quá trình nghiên cứu sẽ giúp em đúc kết thêm nhiều bài học cho chínhbản thân mình, nâng cao nhận thức về ngăn chặn, phòng chống tham nhũng, gópphần xây dựng một xã hội công bằng, minh bạch và phát triển Vì vậy em lựa chọn

Trang 5

nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu các hành vi tham nhũng theo quy định của pháp luậtViệt Nam”

2 Mục đích nghiên cứu

Nhằm làm rõ về những hành vi tham nhũng hiện nay ở Việt Nam, phân tích vàphân loại các hành vi tham nhũng thường gặp để giúp công dân phân biệt và hiểusâu hơn, từ đó đề xuất các giải pháp thích hợp để giảm thiểu tình trạng tham nhũng,nâng cao ý thức cộng đồng

3 Đối tượng nghiên cứu

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018: Tham nhũng là hành

vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi Người có chức vụ, quyền hạn là người được bổ nhiệm,bầu cử,tuyển dụng do hợpđồng, từ các hình thức bầu cử công khai hay những hình thức khác nhau(có thể cómặt tiêu cực:đút lót,hối lộ), có hưởng lương hoặc không hưởng lương, có quyềnlực, quyền hạn trong các nhiệm vụ, công việc mà mình được giao hay đảm nhậnnhững trọng trách quan trọng,những cấp bậc cao, bao gồm những người như sau:+ Cán bộ, công chức, viên chức;

+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơquan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩquan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công annhân dân;

+ Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

+ Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức;

+ Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trongkhi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó

Vụ lợi là việc mà người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạnnhằm đạt được lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất không chính đáng

Trang 6

4 Phương pháp nghiên cứu

1) Phương pháp nghiên cứu của luận văn bao gồm tổng thể các phương phápnghiên cứu của khoa học - xã hội Trong đó, vận dụng các phương pháp luận củachủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử là chủ yếu

2) Vận dụng các văn bản quy phạm pháp luật quy định về chức năng, nhiệm vụcủa cơ quan thanh tra để phân tích và tổng hợp, so sánh- thống kê và đối chiếu,phương pháp lịch sử và logic, khái quát hóa, phương pháp trao đổi, điều tra xã hộihọc để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ mà đề tài luận văn đã đặt ra

3) Phương pháp phân tích bản án, phân tích tình huống để khảo sát thực tiễnthực hiện áp dụng pháp luật về phòng chống tham nhũng, từ đó làm rõ những hạnchế, bất cập

4) Phương pháp dự báo, đánh giá tác động pháp luật để đề xuất giải pháp hoànthiện pháp luật chống tham nhũng

Việc nghiên cứu các hành vi tham nhũng là một bài toán phức tạp đòi hỏi phải

có sự kết hợp những phương pháp khác nhau và nhiều tư liệu khác nhau mới có tìm

ra được

Mặc dù, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong thời gian qua đã đạtđược nhiều thành tựu to lớn, tuy nhiên vẫn còn có rất nhiều những vụ án thamnhũng vẫn chưa thể tìm ra được Hay có những vụ án được phát hiện ra nhưng dođồng tiền che mắt đã đưa những vụ việc đó đi sâu vào trong để thoát khỏi vòngpháp luật Đặc biệt, lâu nay, người ta nói nhiều đến chạy chức, chạy quyền bằngnhiều hình thức khác nhau nhưng thực chất đều là hình thức của hối lộ, nhưng rất ítkhi được phát hiện và xử lý…

Để làm được điều đó, chúng ta phải xác định đã có tham nhũng, tiêu cực thìkhông thể loại trừ hành vi phạm tội đưa - nhận hối lộ; khi tiến hành điều tra, xử lý

vụ án về tham nhũng, chức vụ cần tiến hành đồng thời việc điều tra hành vi đưa nhận hối lộ Nếu phát hiện có dấu hiệu phạm tội phải quyết liệt, kiên trì điều tra,

Trang 7

-chứng minh tội phạm và xử lý nghiêm minh, đúng người đúng tội, không có vùngcấm, không có ngoại lệ, tránh bỏ lọt tội phạm.

Song song với đó, cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật về phòng chống thamnhũng Trong đó, hoàn thiện các quy định về kê khai tài sản cán bộ công chức, tăngcường cơ chế giám sát của xã hội; bổ sung quy định về xử lý tài sản không rõnguồn gốc hoặc không giải trình hợp lý; sớm nghiên cứu để có cơ chế xử lý hình sựđược hành vi làm giàu bất chính, nhận quà biếu, đặc biệt cần ban hành luật đăng kýtài sản… những quy định này sẽ làm cho cán bộ, công chức tham nhũng sẽ khôngthể che giấu tài sản bất minh từ đó sẽ không dám nhận hối lộ

5 Phạm vi tham nhũng

Tình trạng tham ô, lãng phí, tiêu cực và tham nhũng tại Việt Nam diễn ra trongnhiều thập niên qua, xảy trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội và ở tất cả các ngành,các cấp trong đời sống xã hội và đặt biệt của nhóm tội phạm tham nhũng thường lànhững người có chức vụ quyền hạn, có trình độ chuyên môn cao, quan hệ hiểu biết

xã hội rộng, có điều kiện kinh tế để thực hiện và che giấu hành vi phạm tội

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ PHÁP LÝ

1.1 Khái niệm tham nhũng

Tham nhũng là một hiện tượng xã hội tiêu cực xuất hiện cùng với sự phát triểncủa Nhà nước, nó là biểu hiện của sự tha hoá của một bộ phận các quan chức đượcgiao cho các quyền về chính trị - kinh tế - văn hoá - xã hội Do vậy hiện tượng tiêucực này được đề cập, nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau ở nhiều lĩnh vực khácnhau: chính trị - pháp lý - kinh tế - xã hội…

Trang 8

 Từ góc độ chính trị, tham nhũng thể hiện sự tha hoá của một bộ phận không nhỏ

các cán bộ công chức Nhà nước mà biểu hiện rõ nhất của nó là tình trạng quanliêu, mua bán chức quyền để vụ lợi

VD: việc mua phiếu bầu, gian lận trong bầu cử,

 Từ góc độ kinh tế, tham nhũng không chỉ gây ra thiệt hại, thất thoát tài sản của

Nhà nước của nhân dân mà nó còn phá hoại cản trở các giải pháp kinh tế xã hội,kìm hãm sự phát triển kinh tế

VD: gian lận trong các giao dịch thương mại, rút ruột tài sản công,…

 Từ góc độ xã hôi, tham nhũng phải được đánh giá là một hiện tượng xã hội chứ

không phải là hiện tượng nhất thời của một người hay một nhóm người nhất định trong xã hội Trạng thái, hình thức và mức độ của tệ tham nhũng phụ thuộc vào những thay đổi đang diễn ra trong xã hội, xã hội càng hiện đại thì tệ nạn nàycàng có môi trường phát triển, mức độ nguy hiểm cho xã hội sẽ cao hơn và thu đoạn phạm tội cũng ngày càng tinh vi, xảo quyệt hơn

 Từ góc độ pháp luật hình sự, tham nhũng là hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi

là tội phạm Các hành vi này do chủ thể đặc biệt (người có chức vụ, quyền hạn) thực hiện với lỗi cố ý, động cơ và mục đích phạm tội là vì vụ lợi cá nhân, có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp đến lợi ích vật chất xâm phạm vào các quan hệ

xã hội được pháp luạt bảo vệ

Tham nhũng là một khái niệm đã xuất hiện từ lâu nhưng ngày nay có rất nhiều khái niệm về tham nhũng được thể hiện qua nhiều cách hiểu khác nhau mà có hình thức trình bày khác nhau

 Theo nghĩa rộng, tham nhũng được hiểu là hành vi của bất kỳ người nào có

chức vụ, quyền hạn hoặc được giao nhiệm vụ, quyền hạn và lợi dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc nhiệm vụ được giao để vụ lợi

 Theo Từ điển Tiếng Việt: “ Tham nhũng là lợi dụng quyền hành để gây phiền

hà, nhũng nhiễu nhân dân”.

Trang 9

 Theo nghĩa hẹp và cũng là khái niệm được pháp luật Việt Nam quy định tại Luật

phòng, chống tham nhũng năm 2005: “Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi” Người có chức vụ, quyền hạn chỉ giới hạn ở những người làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị có sử dụng ngân sách, vốn, tài sản của Nhà nước

Như vậy, có khá nhiều khái niệm khác nhau để giải thích tệ nạn xã hội nguy hiểm này, nhưng nhìn chung đều cho chúng ta thấy một cách hiểu về bản chất của tham nhũng, rằng đó chính là hiện tượng xã hội, tiêu cực được thể hiện bằng nhữnghành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi cho cá nhân hoặc cho người khác dưới bất cứ hình thức nào, gây thiệt hại cho tài sản của tập thể, của công dân hoặc gây thiệt hại cho hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội hoặc quyền và lợi ích hợp pháp của công dân

1.2 Các hành vi tham nhũng theo quy định của pháp luật Việt Nam:

Cho tới nay, tham nhũng một hiện tượng xã hội tiêu cực đã trở thành một quốcnạn của toàn xã hội, nó gây tác động tiêu cực, không nhỏ đối với xã hội, gây tronglòng dân làn sóng bất bình, nó là biểu hiện của sự suy thoái đạo đức, vi phạm phápluật… khi mà những hành vi tham nhũng đó gây ra thiệt hại đáng kể cho xã hội đủcác dấu hiệu để cấu thành tội phạm thì phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự Theo

Bộ luật Hình sự 2015 thì loại tội phạm này được quy định ở Mục 1 – ChươngXXIII, bao gồm các tội sau:

 Tội tham ô tài sản (Điều 353)

 Tội nhận hối lộ (Điều 354)

 Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản (Điều 355)

 Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 356)

 Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ (Điều 357)

 Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi(Điều 358)

 Tội giả mạo trong công tác (Điều 359)

Trang 10

Theo khoản 1 – Điều 8 – Bộ luật Hình sự quy định:“Tội phạm là hành vi nguy

hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.”

 Muốn đưa ra được khái niệm về tội tham nhũng, trước hết chúng ta phải nắm

được khái niệm tội phạm nói chung.

Để nhận dạng các hành vi tham nhũng một cách rõ ràng chính xác hơn căn cứ vào Điều 2 Luật phòng chống tham nhũng năm 2018 quy định

1.2.1 Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước

Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm:

a) Tham ô tài sản;

b) Nhận hối lộ;

c) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;đ) Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;g) Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;

h) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi;

Trang 11

i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi;

1.2.2 Các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước

Các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện bao gồm:a) Tham ô tài sản;

 Hành vi tham nhũng: hành vi thỏa mãn đẩy đủ các dấu hiệu pháp lý của một cấu thành tội tham nhũng đã được pháp luật qui định, đó là các hành vi có ý thức, có chủ định.

1.3 Nguyên nhân:

1.3.1 Về nguyên nhân chủ quan:

- Thứ nhất, nguyên nhân và động cơ chủ yếu của tham nhũng là lòng tham của conngười Một số người có lòng tham, muốn đạt được quyền lực, tài sản hay những thứ

họ mong muốn một cách nhanh chóng, mà không tuân thủ theo các quy tắc đạo đức

và pháp luật Đam mê lợi ích không phải lúc nào cũng xấu, nhưng để lòng tham

Trang 12

dẫn dắt, che mờ lý trí, điều khiển, kiểm soát hành động và vì lợi ích của bản thân,của nhóm lợi ích mà chà đạp lên lợi ích của tập thể, cộng đồng và quần chúng nhândân thì rõ ràng là không thể chấp nhận được Mọi hành vi tham nhũng dù dưới hìnhthức nào chăng nữa đều có thể quy về “lợi ích cá nhân” Lợi ích nhóm cũng xuấtphát từ lợi ích cá nhân mà ra Nếu không vì lợi ích của bản thân thì chẳng ai cònmuốn tham nhũng nữa Vì lợi ích cá nhân, người ta có thể làm tất cả, bất chấp mọithủ đoạn, mọi hậu quả để đạt được dù hành vi đó là vi phạm đạo đức, pháp luật,hay vi phạm nghiêm trọng kỷ luật đảng.

- Thứ hai, nguyên nhân là do ý thức đạo đức và trình độ nhận thức của một bộ phậnngười dân còn yếu kém Đạo đức đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hành

vi và quyết định của mỗi cá nhân; đạo đức là tập hợp các giá trị, nguyên tắc vàchuẩn mực đúng sai trong hành vi và quyết định của con người Khi ý thức về đạođức thấp, một cá nhân có thể dễ dàng bị cám dỗ và tham gia vào hành vi thamnhũng, lòng tham lấn át trách nhiệm công chung, và sự mất đi lòng tôn trọng đốivới luật pháp và quy định Trình độ nhận thức cũng liên quan đến khả năng phânbiệt đúng sai và đánh giá tính hợp lý của các hành vi và quyết định; nếu một ngườikhông nhận thức rõ ràng về những hậu quả xấu của tham nhũng đối với xã hội và

cá nhân, hoặc không hiểu rõ về các quy định pháp luật liên quan đến tham nhũng,

họ có thể dễ dàng bị lôi kéo và tham gia vào hành vi tham nhũng

- Thứ ba và cũng là nguyên nhân quan trọng, dễ dẫn đến tham nhũng nhất đó chính

là sự sơ hở, bất cập, thiếu công khai, thiếu minh bạch Đây là nguyên nhân thườngxuyên được đề cập và lặp đi lặp lại nhiều lần trong các phiên họp của Quốc hội.Nguyên nhân này thể hiện ở chỗ: cơ chế kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng, quản lý,luân chuyển tài sản có nhiều sơ hở, giao tài sản cho nhân viên nhưng không có biệnpháp kiểm tra, giám sát chặt chẽ, tham nhũng có thể dễ dàng phát triển, Các thủtục, quy định của Nhà nước chưa được công khai, rõ ràng nên nhân dân có suy nghĩ

“tiếp cận, giải quyết” mới xong, tạo điều kiện cho cán bộ tham nhũng; thiếu côngkhai, minh bạch trong công tác quản lý, trong công tác kê khai tài sản, trong côngtác sử dụng tài sản, và thiếu minh bạch trong các văn bản, quy định, thủ tục Hơn

Trang 13

nữa, việc thiếu trách nhiệm giải trình của các lãnh đạo cấp cao ở các cơ quan, đơn

vị cũng dẫn đến tình trạng thiếu công khai, minh bạch

1.3.2 Về nguyên nhân khách quan:

- Thứ nhất là do hệ thống pháp luật, chính sách ở nước ta thiếu đồng bộ, chưa thỏađáng và nhất quán; trong xử lý, chế tài chưa nghiêm minh, pháp luật còn nhiều kẽ

hở, cơ chế quản lý còn nhiều yếu kém Các thủ tục hành chính hay giấy tờ, đất đaiđều chưa minh bạch,rườm rà, cơ chế quản lý bất động sản chưa hiệu quả và chặtchẽ tạo kẽ hở cho các cán bộ, viên chức tham nhũng Pháp luật là công cụ mạnhnhất để ngăn chặn, chế tài và xử lý tham nhũng nhưng pháp luật lại chưa nghiêm,lỏng lẻo tạo điều kiện, cơ hội cho tham nhũng phát triển

- Thứ hai là do văn hóa và xã hội, tình trạng này kéo dài làm xuất hiện tư tưởng gâykhó dễ ở cán bộ, công chức để nhận “phong bì” từ dân mới giải quyết công việc,cho rằng nhận hối lộ là một thủ tục tất yếu trong quá trình xử lý công việc Bởi vậy,một số cán bộ, đảng viên khi có quyền lực đã đem địa vị, quyền hành ra để “mặccả” và cho rằng “đầu xuôi đuôi lọt”, “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn” Vôhình trung điều này tạo nên một cách suy nghĩ, một thói quen xấu trong cả cán bộcông chức và cả những người muốn dùng tiền để giải quyết công việc

1.4 Hệ quả của hành vi tham nhũng

Như chúng ta đã biết thực hiện hành vi tham nhũng là một việc làm sai trái,thiếu đạo đức Khi bị bắt người thực hiện tham nhũng sẽ phải chịu mọi trách nhiệmhình sự tuỳ vào từng mức độ tham nhũng Không những thế hành vi tham nhũngkhi được thực hiện ở quy mô lớn như trong nội bộ công ty hay liên quan đến côngchức và việc nước có thể gây ra nhiều hậu quả vô cùng to lớn như kìm hãm sự pháttriển kinh tế, gây khó khăn cho địa phương trong xây dựng môi trường cạnh tranh,kêu gọi đầu tư; làm giảm niềm tin của người dân, hợp tác kinh doanh trong doanhnghiệp; nguy cơ làm thoái hóa, biến chất đội ngũ cán bộ, đảng viên,…Và khi hành

Trang 14

vi tham nhũng ngày càng “lan rộng” thì hậu quả nghiêm trọng sẽ tỷ lệ thuận với độlan rộng ấy, lâu dần không chỉ gây ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động kinh tế,thương mại mà còn ảnh hưởng đến đời sống của công dân ngày một kém đi, còn xãhội sẽ càng ngày tuột dốc không thể phát triển được khi đứng trước những hành vitham nhũng chỉ nghĩ đến bản thân, cái lợi trước mắt bất chấp đúng sai, phạm pháp.

1.5 Biện pháp chống tham nhũng

Nhà nước pháp quyền là nhà nước mà ở đó mọi công dân phải sống và làm việctuân theo mọi quy định trong pháp luật, mọi hành vi vi phạm pháp luật khi bị pháthiện thì đều cần phải được xử lý bình đẳng và đúng pháp luật, không có sự phânbiệt giai cấp giữa người dân, cán bộ, công chức, viên chức Việc xử lý hành vi viphạm cần phải tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật về thẩm quyền, trình

tự, thủ tục xử lý vi phạm Và việc xử lí nghiêm khắc và triệt để theo luật pháp nhưthế chính là một biện pháp răn đe, phòng chống to lớn đối với các hành vi vi phạmnói chung và hành vi tham nhũng nói riêng Căn cứ theo nhiều nghị quyết, chủtrường của Đảng và nhà nước, các điều lệ đối với các hành vi tham nhũng thườngxảy ra trong xã hội như là Nghị quyết số 168/NQ-CP của Chính phủ là chiến lượcquốc gia phòng chống tham nhũng, tiêu cực, Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP vềphương pháp xét xử tội phạm tham nhũng ,nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lầnthứ XI,… Ngoài việc dùng pháp luật để phòng chống hành vi tham nhũng thì bêncạnh đó mọi công dân trong cộng đồng cũng cần phải có trách nhiệm trao dồi dântrí, chung tay giảm thiểu tình trạng tham nhũng để nhằm giúp cho xã hội cũng nhưđất nước ngày càng được phát triển và tốt đẹp

1.6 Hiệu quả và chính sách

1.6.1 Hiệu quả:

Việc ngày càng có nhiều các cách xử lý hành vi tham nhũng đã đóng góp phầngiảm thiểu đáng kể nhưng vẫn chưa thể triệt để Trong năm 2019 các cơ quan cóthẩm quyền đã phát hiện và xử lý nhiều hành vi tham nhũng, theo đó: Cơ quan điềutra trong Công an Nhân dân đã thụ lý điều tra 423 vụ án, 1.073 bị can phạm tội vềtham nhũng; Viện Kiểm sát các cấp đã truy tố 300 vụ/672 bị can; Cơ quan điều tra

Trang 15

Viện kiểm sát nhân dân tối cao khởi tố mới 12 vụ/16 bị can về tội danh tham nhũngxảy ra trong hoạt động tư pháp,… Tiếp theo Trong năm 2020, các cơ quan có thẩmquyền tiếp tục phát hiện và xử lý thêm nhiều hành vi tham nhũng: Các Cơ quanđiều tra trong Công an Nhân dân đã thụ lý điều tra 531 vụ án, 1.245 bị can phạm tội

về tham nhũng; Cơ quan điều tra trong Quân đội Nhân dân đã khởi tố điều tra: 04vụ/04 bị can; Viện Kiểm sát Nhân dân các cấp thụ lý kiểm sát điều tra 845 vụ/1596

bị can; Tòa án Nhân dân các cấp đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 436 vụ với 1.175 bịcáo; đã xét xử sơ thẩm 269 vụ, 645 bị cáo phạm các tội tham nhũng và đã được xử

lí đúng luật đúng tội Hành vi tham nhũng là hành vi bất chấp tất cả để đặt cái lợicủa bản thân lên trên hết nhưng lại theo hướng vô cùng tiêu cực vì mang lại hệ quả

từ nhẹ đến nghiêm trọng nên không thể chủ quan mà phải đưa ra các chính sáchhiệu quả hơn

1.6.2 Chính sách:

Tăng cường, đẩy mạnh công tác giám sát việc thực hiện các quy định của phápluật về tình trạng phòng, chống tham nhũng hiện nay để làm tăng hiệu quả để ngănchặn, đẩy lùi, kìm hãm các hành vi tham nhũng, vi phạm pháp luật về phòng, chốngtham nhũng

Phải nâng cao trách nhiệm về việc xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, hành

vi vi phạm pháp luật về tham nhũng để đảm bảo tính răn đe hiệu quả, giảm tối đacác ý định thực hiện hành vi ham nhũng

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng,chống tham nhũng cho toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, thực hiệncác hoạt động trao dồi kiến thức về phòng chống tham nhũng cũng như cách ngănchặn đến với mọi công dân cũng như học sinh sinh viên

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 Các loại tham nhũng

Hiện nay có thể nói thực trạng hành vi tham nhũng diễn ra rất phức tạp và rấtkhó để kiểm soát và hậu quả của chúng để lại rất nghiêm trọng: tình trạng tham ô,

Trang 16

lãng phí tiêu cực của công, tham nhũng diễn ra trong nhiều thập niên gần đây, xảy

ra ở mọi lĩnh vực đời sống xã hội, ở tất cả các ngành, các cấp khác nhau

Và tham nhũng ở các vấn đề hay lĩnh vực khác nhau cũng được chia ra để dễphân biệt và xử lý các loại tham nhũng ở nhiều mức độ hay tính chất của hành vi,một số dạng tham nhũng phổ biến như:

2.1.1 Tham nhũng “vặt”

Tham nhũng “vặt” là dạng tham nhũng được Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọngđịnh nghĩa như sau: người dân, doanh nghiệp xin giấy chứng nhận quyền sở hữunhà, đất; giấy phép sửa nhà; đơn xin thừa kế tài sản; xin cho con đi học, chuyểntrường; xin vốn đầu tư, dự án xây dựng… thì người dân đều phải đút lót cho cán bộthì mọi việc mới nhanh chóng

Đặc trưng “tham nhũng vặt” là giá trị vật chất thường được nhận hay hối lộ từngười dân hay doanh nghiệp không quá có giá trị, xa xỉ hay không nặng đến mức cáccán bộ, công chức, viên chức Nhà nước bị xử lý trách nhiệm hình sự nhưng lại xảy

ra khá phổ biến trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, trong các tầng lớp khácnhau

Gây bức xúc, khó chịu, kìm hãm sự phát triển kinh tế và làm mất đi hình ảnhcủa Đảng và Nhà Nước trong lòng tin, ánh nhìn gười dân

Không chỉ như vậy điều này còn có thể gây ra một sự lan truyền lớn mang tên

“cán bộ Nhà nước thoái hóa” hay là “sự biến chất của cán bộ”…Tuy rằng tất cả các

bộ Nhà Nước đều không hành động như vậy, nhưng nếu như vẫn để tình trạng thamnhũng xảy ra như hiện nay thì sẽ rất khó để người dân có niềm tin vào Đảng và Nhànước

2.1.2 Tham nhũng về kinh tế:

Đây là dạng tham nhũng rất phổ biến diễn thường hay gặp nhất ở trong đời sống

xã hội hay trong công việc, từ các chức bậc trong công ty,doanh nghiệp

Nhưng dễ nhận biết, họ lợi dụng chức vụ và quyền hạn được giao,từ đó bày mưutính kế lôi kéo những người có long tham cùng tham gia nhằm chuộc lời về cho bản

Trang 17

thân mình, thu thêm khoản tiền hay tài sản từ các hợp đồng,những vụ mua bán sảnphẩm,… (Dạng này thể hiện từ tham nhũng vặt, nhận phong bì, đến tham nhũng lớn,nhận hối lộ hàng chục tỷ đồng, biệt thự, đất đai, ô tô…)

 Loại tham nhũng này diễn ra rất phổ biến,xuất phát từ lòng tham của con ngườimuốn trục lợi cho bản thân, thường sẽ dễ nhận biết bởi các số liệu trên hợpđồng

 Điều này dẫn đến một số những tác hại được sinh ra như:

+ Làm thất thoát tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức và người dân.+ Gây mất công bằng trong xã hội, làm cho người giàu càng giàu, người nghèocàng nghèo

+ Tạo ra môi trường kinh doanh thiếu cạnh tranh, gây khó khăn cho doanhnghiệp hoạt động chân chính

+ Gây mất lòng tin của nhân dân vào chính quyền

2.1.3 Tham nhũng quyền lực

Do người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng vị thế của mình trong công ty để đưanhững người thân, họ hàng,bạn bè thân thiết hay thậm chí là người đút lót hối lộ vào

để đảm nhận những chức vụ, vị trí quan trọng trong bộ máy của các cơ quan, công

ty, doanh nghiệp các tổ chức nhằm vụ lợi, thu them về khoản lời cho riêng cá nhân.Đây là dạng tham nhũng rất nguy hiểm và khó phát hiện Khi họ sắp xếp ngườikhông có kinh nghiệm làm việc, năng lực, kiến thức chuyên môn vào những vị tríquan trọng, nó không chỉ ảnh hưởng đến riêng công ty mà họ điều hành mà còn lànền kinh tế cả nước

 Đây là hình thức tham nhúng nguy hiểm,ảnh hưởng hệ lụy rất lớn lâu dài về sau

và rất khó để khắc phục vì nó xảy ra khá phổ biến và hầu như bất cứ ở đâu cũngxuất hiện tình trạng này

 Và kéo theo đó là những hậu quả, những hệ lụy tiêu cực hơn trong xã hội như:+ Ảnh hưởng đến việc giao dịch trong nền kinh tế

+ Làm giảm chất lượng của nền kinh tế

Trang 18

+ Làm tiêu hụt mức thu nhập của tổ chức hay từng cá nhân

+ Làm suy thoái đi đạo đức của những người quá mộng mơ và dựa dẫm vàoquyền lực của chính bản thân

2.1.4 Tham nhũng chính trị

Tham nhũng chính trị: Do người sở hữu quyền lực về quyền hạn trong bất kỳlĩnh vực hay nhiệm vụ công việc nào đó, họ lợi dụng những quyền lực đó nhằm trụclợi cho bản than họ hoặc có thể là một tổ chức bằng cách tác động trực tiếp vào cơchế quản lí,những quyết định của Đảng và Nhà nước

Dạng tham nhũng này có thể kết cẩu bởi những cá nhân để tạo thành một tổchức,các cá nhân sẽ cùng nhau lợi dụng những quyền lực riêng của từng cá nhân rồisau đó cùng nhau ra các quy định như các chính sách thuế, mức lương của người làmviệc hay thậm chí là các dự án lớn như xây dựng trường học, cao tốc, trường học,sân bay, khu đô thị,…(thường sẽ đẩy giá các nguyên vật liệu lên cao và lấy khoản dư

đó thu về túi tiền riêng cho mình)

 Dạng tham nhũng khó phát hiện do đối tượng tham nhũng là những người cóquyền lực trong bộ máy Nhà nước và thậm chí có thể họ còn cấu kết với nhaulại,là dạng tham nhũng nguy hiểm bởi sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp vào các côngtrình lớn tại đất nước hay thu nhập của cá nhân mỗi người do tác động thẳngvào các quy chế,quy định chung của xã hội

 Đối với loại tham nhũng này không ngoại lệ các loại như đã nêu trên thì nó cũng

là nguyên nhân dẫn đến những hệ quả tiêu cực tất yếu, có phần nghiêm trọnghơn để lại cho nền kinh tế

+Gây mất ổn định chính trị, xã hội

+ Gây thất thoát tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức và người dân +Gây mất công bằng trong xã hội, làm cho người giàu càng giàu, người nghèocàng nghèo

Trang 19

+ Gây suy thoái về đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, làm suy yếu hệthống chính trị

2.2 Một số vụ án liên quan đến tham nhũng

Tham nhũng ngày càng tinh vi, khó phát hiện do các đối tượng tham nhũngthường có chức vụ, quyền hạn, có trình độ hiểu biết pháp luật, quan hệ rộng, liênkết với nhau thành các nhóm lợi ích Bên cạnh đó thì Nhà nước cũng đã có rấtnhiều những cố gắng, phòng chống tham nhũng một cách quyết liệt hơn; triệt đểhơn thông qua việc thay đổi,điều chỉnh bổ sung các văn bản luật,nquy định về côngtác phòng chống tham nhũng Điều này sẽ được trình bày rõ hơn, chi tiết hơn trongphần giải pháp

Tội phạm kinh tế, tham nhũng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, tín dụng,chứng khoán tiếp tục diễn biến phức tạp, gây thất thoát lớn tài sản của Nhà nước.Thiệt hại do tham nhũng gây ra đối với ngân sách nhà nước, tài sản của nhân dân,doanh nghiệp rất lớn nhưng giá trị tài sản thu hồi rất thấp

Tuy nhiên thì tham nhũng trong những thập niên gần đây đã phát triển rất nhiều,ngày càng có rất nhiều vụ án lớn hay “đại án” trong nhiều lĩnh vực khác nhau:

2.2.1 Về Kinh Tế:

1) Một trong những đại án lớn xảy ra vào năm 2018 đó là “Vụ án Trịnh XuânThanh và đồng phạm phạm tội” cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản líkinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và “tham ô tài sản” xảy ra tại Tổng công ty Cổphần Xây lắp dầu khí Việt Nam - PVC và công ty Cổ phần Bất động sản Điện lựcdầu khí Việt Nam - PVP Land

Theo thông tin chúng em tìm hiểu thì bị cáo vụ án này là ông Trịnh Xuân Thanh

- nguyên chủ tịch Hội Đồng Quản Trị, nguyên tổng giám đốc Công Ty Cổ phần Xâylắp dầu khí Việt Nam - PVC đã chỉ đạo, ra lệnh các cấp dưới ký hợp đồng trái phép,

Trang 20

để nhận tạm ứng số tiền rất lớn từ PVN và đã sử dụng hơn 1.115 tỷ đồng trong sốtiền ban đầu tạm ứng này vào mục đích khác, không đưa vào Dự án Nhà máy nhiệtđiện Thái Bình 2, gây thiệt hại cho Nhà Nước gần 120 tỷ đồng Không dừng lại ở đóTrịnh Xuân Thanh đã chỉ đạo lập khống hồ sơ rút 13 tỷ đồng từ Ban điều hành dự ánVũng Áng - Quang Trạch cùng các đồng phạm chia nhau số tiền này để sử dụng cánhân.

Hơn thế ở một tình hình khác, ông Trịnh Xuân Thanh đã chiếm đoạt hơn 14 tỷđồng trong tổng hơn 49 tỷ đồng (trong đó có tài sản Nhà nước) về việc ký và thanhtoán hợp đồng chuyển nhượng cổ phần của PVP land với Công Ty Xuyên Thái BìnhDương thấp hơn mức giá đã đặt cọc, dẫn đến sự chênh lệch cổ phần có trị giá 87 tỷđồng

Với những hành vi vi phạm pháp luật Nhà nước đầy tính sai trái và xem thườngluật pháp đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng, gây thất thoát lớn cho ngân sáchNhà nước thì vào tháng 01/2018 Hội Đồng Xét Xử Tòa Án Nhân Dân Thành phố HàNội đã tuyên án Trịnh Xuân Thanh mức án “chung thân” và có trách nhiệm bồithường thiệt hại cho những hậu quả nghiêm trọng đã gây ra là gần 35 tỷ đồng

2) Một vụ án tham ô, lợi dụng quyền hạn của mình để chiếm đoạt tài sản với giá trịlên đến nghìn tỷ đã diễn ra tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đại Dương OceanBank và được xét xử phúc thẩm vào tháng 05/2018:

Cụ thể Cựu Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị Ngân Hàng Đại Dương Ocean Bank

là ông Hà Văn Thắm đã chỉ đạo và cùng các đồng phạm thực hiện chi lãi ngoài - sốtiền lên đến 1.500 tỷ đồng nhằm phục bụ cho lợi ích của Nhóm lãnh đạo OceanBank, điều này không chỉ là vi phạm quy định về trần lãi suất của Ngân hàng Nhànước mà còn tạo ra một môi trường cạnh tranh không lành mạnh Bên cạnh đó hành

vi của các Hà Văn Thắm và các đồng phạm khác dẫn đến những hệ quả nghiêmtrọng như ảnh hưởng sâu sắc đến chính sách tiền tệ của Ocean Bank, gây thất thoátvốn và hậu quả nặng nề nhất đó là dẫn đến Ocean Bank phá sản

Trang 21

Với những hành vi gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chính sách,quy định của Nhà nước cũng như cho Ocean Bank, vào tháng 08/2017, Hội ĐồngTòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên phạt Hà Văn Thắm mức án “chungthân” và chịu trách nhiệm bồi thường cho những thất thoát đã gây ra cho ngân hàngOcean Bank là 847 tỷ đồng Tuy vào tháng 05/2018 vụ án được đưa ra xét phúcthẩm tại Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội nhưng vẫn không có điều gì thay đổivới mức án của Hà Văn Thắm và chỉ giảm mức án cho một số đồng phạm trong vụán.

2.2.2 Về vấn đề y tế

Vấn đề này tưởng chừng như những điều liên quan về tính nhân đạo sẽ khôngthể có sự tham nhũng nhưng thật sự không như vậy Tham nhũng len lõi vào ngay

cả những lĩnh vực như thế ,nổi bật trong một số vụ án về đề tài này có thể nói đến

“vụ án hối lộ công ty Việt Á”, nội dung cụ thể như sau:

Trong khoảng thời gian 2016-2019, công ty Việt Á có doanh thu giảm từ 166 tỷđồng về 63 tỷ đồng Tuy nhiên chỉ tiêu này tang vọt hơn 400 tỷ đồng vào năm 2020(gấp 6 lần năm 2019)

Khi bắt đầu bán sản phẩm (kit test Covid-19), Việt đưa ra giá công khai là400.000-600.000/cái

Nhưng thực tế thì 1 năm sau đó đã có nhiều người phản ánh về việc loạn giá kit

và chi phí xét nghiệm.Việt Á là 1 trong 3-4 đơn vị sản xuất kit trong nước bị đưavào tầm ngắm vì có những nghi ngờ nâng giá sản phẩm

Theo kết quả ban đầu điều tra cho thấy trong quá trình kinh doanh sản phẩm kittest Covid-19, Việt đã lợi dụng tính cấp bách về nhu cầu test của người dân để kinhdoanh

Sau đó đã thông đồng với lãnh đạo để hợp thức hồ sơ bằng cách sử dụng phápnhân là các công ty liên danh, công ty con để lâp hồ sơ nâng giá thiết bị, chi phínguyên liệu đầu vào

Ngày đăng: 14/10/2024, 16:23

w