1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận môn quản trị học đề tài tìm hiểu về hành vi tham nhũng

11 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 187,6 KB

Nội dung

Tham nhũng ngăn cản nhiều nước vượt qua nhữngthách thức nghiêm trọng nhất của phát triển, cản trở đầu tư trong nước và nước ngoài,làm xói mòn niềm tin trong các tổ chức công cộng, niềm t

lOMoARcPSD|11424851 ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TIỂU LUẬN MÔN: QUẢN TRỊ HỌC GIẢNG VIÊN: LÊ VIỆT HƯNG ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ HÀNH VI THAM NHŨNG HỌ VÀ TÊN: PHAN THỊ HẠNH MSSV: 31231027701 LỚP: AD0007 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2023 Downloaded by nhung nhung (nhungnguyen949595@gmail.com) lOMoARcPSD|11424851 MỤC LỤC MỞ ĐẦU……………………………………………………………….3 NỘI DUNG…………………………………………………………… 4 PHẦN 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THAM NHŨNG …………………………4 1.1 khái niệm tham nhũng…………………………………………………………… 4 1.2 Các hình thức tham nhũng………………………………………………………….4 1.3 Nguyên nhân của việc tham nhũng…………………………………………………4 1.4 Tác hại của việc tham nhũng……………………………………………………… 6 PHẦN 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH THAM NHŨNG CỦA NƯỚC TA HIỆN NAY……………………………………………………………………………………… 8 2.1.Thực trạng công tác phòng chống tham chúng ỏ nước ta hiện nay………………8 2.2 Vụ án thực tế……………………………………………………………………… 9 PHẦN 3: GIẢI PHÁP NGĂN CHẶN VÀ GIẢM THIỂU THAM NHŨNG…………9 KẾT LUẬN………………………………………………………………….10 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………… 11 2 Downloaded by nhung nhung (nhungnguyen949595@gmail.com) lOMoARcPSD|11424851 MỞ ĐẦU Bước vào thế kỷ thứ 21, thế giới đang vận hành theo xu hướng mới: hoà bình, đối ngoại, hội nhập và cùng phát triển Các ranh giới ngăn cách về kinh tế, chính trị, tôn giáo, sắc tộc sẽ dần được xoá bỏ Việt Nam cũng ở trong xu hướng chung đó Là một nước đang phát triển, Việt Nam gặp phải nhiều vấn đề thách thức trong quá trình hội nhập nhất là về kinh tế, khoa học – kỹ thuật và công nghệ Bằng việc phát huy cao độ nguồn nội lực trong nước và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ từ nước ngoài, Việt Nam đang cố gắn tiến những bước lớn trên con đường phát triển kinh tế Nhưng có một thách thức lớn đang cản trở con đường ấy, đó là các tội phạm về tham nhũng (mà theo ngôn ngữ của người dân là những con sâu mọt đang đục khoét xã hội) cũng đang ngày càng gia tăng về mức độ phổ biến, quy mô và thủ đoạn Có thể nói, tham nhũng không những là vấn đề của nước ta mà nó còn là vấn đề của toàn cầu Tuy nhiên, tham nhũng dường như xâm hại với tỷ lệ cao hơn ở các nước đang phát triển và nền kinh tế đang chuyển đổi Tham nhũng ngăn cản nhiều nước vượt qua những thách thức nghiêm trọng nhất của phát triển, cản trở đầu tư trong nước và nước ngoài, làm xói mòn niềm tin trong các tổ chức công cộng, niềm tin của nhân dân đối với Chính phủ, và làm tồi tệ thêm vấn đề ngân sách bằng cách lấy đôi của Chính phủ các khoản thuế quan và thuế thu nhập đáng kể Dù vẫn đang là sinh viên nhưng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng cũng như trong thực tế đời sống xã hội, tôi cảm thấy rất quan tâm và bức xúc về vấn đề tội phạm tham nhũng hiện nay Vì vậy, mà tôi đã lựa chọn tình hình tham nhũng làm chủ đề tìm hiểu 3 Downloaded by nhung nhung (nhungnguyen949595@gmail.com) lOMoARcPSD|11424851 NỘI DUNG PHẦN 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THAM NHŨNG 1.1 khái niệm tham nhũng Tham nhũng là hành vi lạm dụng quyền lực để thu được lợi ích cá nhân, là một hiện tượng xã hội tiêu cực xuất hiện cùng với sự phát triển của Nhà nước, nó là biểu hiện của sự tha hoá của một bộ phận các quan chức được giao cho các quyền về chính trị – kinh tế – văn hoá – xã hội 1.2 Các hình thức tham nhũng Tham nhũng vật chất: là dạng tham nhũng nhằm thỏa mãn những nhu cầu vật chất của cá nhân như tiền bạc, tài sản Đây là dạng tham nhũng phổ biến và dễ nhận thấy Trước đây, tham nhũng vật chất chủ yếu chỉ xảy ra ở lớp người có quyền lực với thủ đoạn chủ yếu là dùng quyền lực được giao để chiếm đoạt tài sản của nhà nước, của công dân nhằm vụ lợi cá nhân, nhưng ngày nay tham nhũng vật chất đã lan rộng ra mọi tầng lớp dân cư trong xã hội, kể cả lớp người trước đây không thể tham gia vào hoạt động này như thầy giáo, thầy thuốc… Tại nhiều quốc gia đang phát triển, tham nhũng vật chất đã trở thành nguồn sống chủ yếu của một bộ phận quan chức và tầng lớp dân cư có địa vị trong xã hội Tham nhũng quyền lực: là dạng tham nhũng mà người tham nhũng lợi dụng quyền lực cá nhân để đưa những người thân tín vào bộ máy công quyền cũng như vào các tổ chức chính trị, xã hội, đơn vị kinh tế, tài chính vì động cơ vụ lợi Tham nhũng quyền lực thường thể hiện ở các mức độ khác nhau như: Lạm dụng, vận dụng một cách sai trái các quyền hợp pháp được nhà nước và xã hội trao cho; tạo ra các hình thức để mở rộng quyền lực nhằm thỏa mãn những lợi ích không hợp pháp; lợi dụng quyền lực để thỏa mãn khát vọng về quyền lực nhằm duy trì quyền lực đã tham nhũng được hoặc mưu cầu cương vị quyền lực cao hơn… Điển hình cho dạng tham nhũng quyền lực là hiện tượng nhiều cá nhân không xứng đáng, không đủ phẩm chất, trình độ, năng lực nhưng lại chiếm giữ nhiều cương vị, nhiều vị trí quan trọng trong bộ máy Nhà nước, các tổ chức, đơn vị kinh tế, tài chính Tư tưởng “một người làm quan cả họ được nhờ”, “tham quyền cố vị” chính là biểu hiện rõ nét nhất của dạng tham nhũng này 1.3 Nguyên nhân của việc tham nhũng 4 Downloaded by nhung nhung (nhungnguyen949595@gmail.com) lOMoARcPSD|11424851 Hiện nay, tham nhũng là vấn đề mang tính toàn cầu nhưng đồng thời cũng chứa đựng những yếu tố đặc thù gắn với từng quốc gia Về cơ bản, mỗi quốc gia có những nguyên nhân, điều kiện phát sinh tham nhũng riêng Tuy nhiên, dựa trên cơ sở xem xét nguyên nhân, điều kiện phát sinh tham nhũng của các nước trên thế giới, mặc dù có điểm riêng nhưng cũng có một số nguyên nhân, điều kiện mang tính chất chung, tương đồng, đó là: Sự phát triển của các hình thái Nhà nước, đặc biệt là trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, các quan hệ kinh tế, chính trị tạo ra tiền đề khách quan cho tham nhũng nảy sinh, phát triển Các nhà sáng lập Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, nguồn gốc sâu xa của tệ nạn tham nhũng là sự gặp nhau của hai nhân tố: Quyền lực công và lòng tham cá nhân Trong xã hội có giai cấp, Nhà nước trước hết đại diện cho quyền lực của một giai cấp nhất định, nó có chức năng điều hòa những lợi ích của các giai cấp khác nhau, thậm chí đối lập nhau Quyền lực của Nhà nước khi được trao cho những con người cụ thể, những người đại diện cho Nhà nước thực thi quyền lực công, nếu không có cơ chế kiểm soát dễ dẫn tới sự lợi dụng quyền lực hoặc lạm quyền Sự gặp nhau giữa quyền lực công khi không được chế ước với nhu cầu cá nhân vượt quá giới hạn cho phép, lòng tham, đã dẫn tới việc sử dụng quyền lực công phục vụ cho nhu cầu cá nhân Đó chính là cơ sở nảy sinh tham nhũng Tham nhũng còn được coi là “sản phẩm của sự tha hóa quyền lực” Tham nhũng là hệ quả tất yếu của nền kinh tế kém phát triển, quản lý kinh tế, xã hội lỏng lẻo, yếu kém Thực tế cho thấy, ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển, quản lý công khai, minh bạch, văn minh, tham nhũng xảy ra ít hơn Ngược lại, ở các quốc gia, vùng lãnh thổ đang phát triển, trình độ quản lý và dân trí chưa cao thì ở đó tham nhũng phức tạp hơn Hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện và đồng bộ hoặc thực thi pháp luật yếu kém cũng là một nguyên nhân và điều kiện của tham nhũng Cơ chế, chính sách, pháp luật chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, thiếu nhất quán có nhiều “kẽ hở” tạo cho những người có chức vụ, quyền hạn, điều kiện để “lách luật” trục lợi, làm giàu bất chính Bên cạnh đó, phẩm chất chính trị đạo đức của đội ngũ có chức, có quyền bị suy thoái đặc biệt là suy thoái tư tưởng chính trị Họ sẵn sàng bỏ qua lợi ích chung, lợi ích tập thể để trục lợi, làm giàu bất chính cho bản thân, gia đình, họ hàng mình; nhất là trong điều kiện khủng hoảng chính trị, xã hội, kinh tế ảnh hưởng tiêu cực tới đạo đức của đội ngũ công chức 5 lOMoARcPSD|11424851 Trình độ dân trí thấp, ý thức pháp luật của người dân chưa cao tạo điều kiện cho những người có chức quyền có thể nhũng nhiễu, hạch sách dân chúng, vòi vĩnh nhận quà biếu, tặng hay nói cách khác là nhận hối lộ Thực tế ở các nước phát triển có trình độ dân trí cao, tham nhũng ít xảy ra hơn so với những nước đang phát triển và kém phát triển với trình độ dân trí thấp, người dân chưa có điều kiện tham gia vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng Bộ máy hành chính Nhà nước cồng kềnh, với nhiều thủ tục hành chính phiền hà, nặng nề, bất hợp lý tạo điều kiện cho một số cán bộ, công chức Nhà nước sách nhiễu, nhận hối lộ của người dân, doanh nghiệp; cơ chế “xin - cho” trở thành “mảnh đất màu mỡ” của tham nhũng Chế độ, chính sách đãi ngộ, nhất là vấn đề tiền lương cho cán bộ, công chức chưa thỏa đáng cũng là nguyên nhân dẫn dến tình trạng tham nhũng tràn lan Một khi cán bộ, công chức Nhà nước chưa thể sống no ấm, đầy đủ với tiền lương của mình thì tất yếu họ sẽ tìm mọi cách để kiếm thêm thu nhập từ chính công việc, chức vụ mà Nhà nước giao cho mình kể cả tham nhũng 1.4 Tác hại của việc tham nhũng Tác hại về chính trị Tham nhũng phá hoại đội ngũ cán bộ, tầm thường hoá hệ thống pháp luật Các giá trị quản lý nhà nước xây dựng không mang đến ý nghĩa tương xứng trong nhu cầu của người dân Đây cũng là nguyên nhân căn bản nhất dẫn đến thất bại của Đảng và Nhà nước Kỷ cương xã hội không thể giữ vững, các sức mạnh của nhà nước cũng giảm đi trong lòng tin của nhân dân Gây mất đoàn kết nội bộ, làm giảm uy tín của Đảng và Nhà nước trước nhân dân Từ đó hạn chế sức mạnh, niềm tin mãnh liệt của nhân dân vào lực lượng lãnh đạo Cũng mang đến cơ hội để cho kẻ thù phá hoại, xâm lược, lực lượng phản động Làm cho bộ máy trở thành quan liêu, đội ngũ viên chức tốt cũng có thể bị tác động trong nhận thức và thái độ Tham nhũng là trở lực lớn đối với quá trình đổi mới đất nước, tiến lên chủ nghĩa xã hội Khi bộ phận lãnh đạo không đảm bảo đóng góp vai trò, thành quả vào sự nghiệp chung Cản trở, tác động lên các tư tưởng mạnh mẽ trong thống nhất xây dựng đất nước Tác hại về kinh tế 6 Downloaded by nhung nhung (nhungnguyen949595@gmail.com) lOMoARcPSD|11424851 Tham nhũng làm thất thoát những khoản tiền lớn trong chi tiêu chính sách công Như các chi phí cho việc đấu thầu, việc cấp vốn, việc thanh tra, kiểm toán và hàng loạt các chi phí khác Từ đó không đảm bảo ý nghĩa, hiệu quả sử dụng triệt để ngân sách nhà nước Tham nhũng gây tổn thất lớn cho nguồn thu của ngân sách nhà nước thông qua thuế Làm thất thoát nguồn thu, không phải ánh đúng giá trị nghĩa vụ các tổ chức, cá nhân phải thực hiện Một số lượng lớn tài sản công trở thành tài sản tư của một số cán bộ, công chức, viên chức Do đó không đảm bảo sử dụng, đầu tư công Do tham nhũng mà một số công trình xây dựng như các công trình cầu đường, nhà cửa kém chất lượng Gây nguy hiểm cho cuộc sống của người dân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của nền kinh tế – xã hội Các chất lượng công trình không đảm bảo về mặt thời gian, vật chất đã bỏ ra Tham nhũng gây ảnh hưởng lớn đến môi trường kinh doanh Làm giảm đáng kể năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, chậm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Các hành vi tham nhũng gây mất công bằng, bình đẳng để các doanh nghiệp tiếp cận quyền lợi theo pháp luật Hành vi sách nhiễu, gây khó khăn, đòi hối lộ của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức là có thật Làm ảnh hưởng đến giải quyết thủ tục hành chính, làm đình trệ các hoạt động sản xuất, kinh doanh Tác động sâu sắc đến nhận thức, mất niềm tin của nhân dân khi sử dụng các dịch vụ của nhà nước Tác hại về xã hội Tham nhũng xâm phạm, thậm chí làm thay đổi, đảo lộn những chuẩn mực đạo đức xã hội Các giá trị phản ánh, giá trị nhận thức trong xã hội không được duy trì Làm tha hoá một bộ phận không nhỏ trong đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước Nhiều cán bộ, công chức đã không giữ được phẩm chất đạo đức của người cán bộ cách mạng, không phục vụ nhân dân Họ coi nghề nghiệp của mình là cơ hội, là điều kiện để thực hiện các hành vi tham nhũng Từ đó hướng tới các lợi ích bất chính, làm trái công vụ, trái lương tâm, đạo đức nghề nghiệp Mục đích là để nhanh chóng giàu có, bất chấp việc vi phạm pháp luật Điều đáng báo động là việc tham nhũng dường như đã trở thành bình thường trong quan niệm của một số cán bộ, công chức Đây cũng là nhận thức, đánh giá của người dân Họ 7 Downloaded by nhung nhung (nhungnguyen949595@gmail.com) lOMoARcPSD|11424851 không dám tin, không có cơ sở để tin tưởng tuyệt đối vào một cá nhân lãnh đạo nào Đó chính là biểu hiện của sự suy thoái, xuống cấp về đạo đức một cách nghiêm trọng PHẦN 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH THAM NHŨNG CỦA NƯỚC TA HIỆN NAY 2.1 Thực trạng công tác phòng chống tham chúng ỏ nước ta hiện nay Tham nhũng đang là một vấn nạn của đất nước ta Năm vừa qua, vấn đề này đã được nhiều cơ quan, ban ngành đặt lên bàn nghị sự, nhưng xem ra chuyện chống tham nhũng còn nhiều phức tạp Chính phủ cũng đã phải thừa nhận rằng “Khi xã hội đã nói tới “chạy chọt” là nói đến đi cửa sau, không đàng hoàng Càng nhức nhối hơn khi người ta thấy chạy chọt được việc hơn là không chạy Ai không chạy bị xem như kẻ hâm, kẻ không thức thời, bị thiệt thòi nên đua nhau “chạy”” Cũng như theo báo cáo này, hiện tượng chạy: chạy chức, chạy dự án, chạy tội… được nhiều nơi nói tới nhưng rất ít khi bị phát hiện Cụ thể, các bộ, ngành, địa phương kiểm tra tại 8.300 cơ quan, tổ chức, đơn vị về côngkhai, minh bạch, phát hiện 98 cơ quan, tổ chức, đơn vị vi phạm Bên cạnh đó, đã tiếnhành kiểm tra tại 6.980 cơ quan, tổ chức, đơn vị (tăng 26,2% so với năm 2021) về thựchiện quy tắc ứng xử; từ đó đã xử lý 178 cán bộ, công chức, viên chức vi phạm (tăng 98trường hợp so với năm 2021) Đặc biệt, có 7 trường hợp nộp lại quà tặng cho đơn vị, vớisố tiền 135,3 triệu đồng.Trong kỳ báo cáo, đã có 542.337 người thực hiện kê khai tài sản, thu nhập Đến nay, có7.662 người được xác minh tài sản, thu nhập; 4.934 cơ quan, tổ chức, đơn vị đã đượckiểm tra việc thực hiện Qua xác minh có 74 người kê khai chưa đúng quy định, đã chấnchỉnh, kiểm điểm, xử lý theo quy định.Đáng chú ý, từ đầu năm 2022 đến nay đã có 19 người đứng đầu đã bị xử lý do thiếu tráchnhiệm để xảy ra tham nhũng Trong đó, xử lý hình sự 10 người, cắt chức 1 người, cảnhcáo 5 người và khiển trách 3 người.Thực tế, từ sau Phiên họp thứ 21 của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống tham nhũng,các cơ quan tố tụng trong cả nước đã khởi tố mới 297 vụ án/682 bị can về các tội thamnhũng (tăng 153 vụ, 298 bị can so với cùng kỳ năm trước) Riêng các vụ án, vụ việc thuộcdiện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, đã khởi tố mới 08 vụ án/29 bị can, khởi tố thêm 40 bịcan trong 12 vụ án; kết thúc điều tra 10 vụ án/134 bị can, kết thúc điều tra bổ sung 6 vụán/142 bị can; truy tố 7 vụ án/77 bị can; xét xử sơ thẩm 5 vụ án/55 bị cáo, xét xử phúcthẩm 6 vụ án/53 bị cáo.Các cơ quan thi hành án dân sự đã thu hồi được hơn 9.027 tỷ đồng trong các vụ án thuộcdiện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo (tăng hơn 7.000 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước) Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đã và đang đạt được, thực tế cũng cho thấy, các biệnpháp phòng ngừa tham nhũng chưa được phát huy toàn diện Việc xử lý trách nhiệmngười đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng, chuyển đổi vị trí công tác, kiểm soát tài sản,thu nhập, nộp lại quà tặng vẫn còn hạn chế, vướng mắc Tham nhũng cũng giống như một tảng băng trên biển, chúng ta chỉ có thể nhận biết được phần nổi của tảng băng - là những vụ việc đã được phát hiện, xử lý Tuy 8 Downloaded by nhung nhung (nhungnguyen949595@gmail.com) lOMoARcPSD|11424851 nhiên, thông qua kết quả phát hiện, xử lý các vụ việc tham nhũng trong những năm qua và hiện nay, căn cứ vào việc đánh giá của các cơquan chức năng, Đảng và Nhà nước đã khẳng định rằng: tình hình tham nhũng ở ViệtNam là nghiêm trọng.Từ thực tế đã nêu, một số ý kiến cho rằng, thời gian tới và trong năm 2023, Chính phủ cầntiếp tục hoàn thiện và thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa thamnhũng, tiêu cực; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính Tăng cường thanh tra, kiểm tra,điều tra, thi hành án; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh các hành vi tham nhũng, tiêucực; ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, vòi vĩnh, gây khó khăn, phiền hà chongười dân, doanh nghiệp; nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng 2.2 Vụ án thực tế Vụ án sai phạm tại Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á: Ngày 18/1/2021, ông Phan Quốc Việt, Tổng giám đốc công ty cổ phần Công nghệ Việt Á đã bị bắt để điều tra về hành vi nâng khống giá kit test COVID-19, chi tiền hối lộ cho lãnh đạo Bệnh viện, CDC các tỉnh thành để bán kit với giá cao hơn so với giá thành sản xuất Cùng bị tạm giam là Phạm Duy Tuyến (Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương ) Cả hai cùng 5 bị can khác bị cáo buộc đã vi phạm Luật đấu thầu gây thiệt hại tài sản Nhà nước ước tính khoảng 30 tỉ đồng Trước đó vào tháng 4/2020, Bộ Y tế Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam đưa tin loại kit test trên đã được WHO chấp thuận và Bộ Y tế Anh cấp chứng nhận đạt chuẩn châu Âu nhưng thực tế WHO không chấp nhận loại kit này Cũng trong thời gian này, Bộ Y tế Việt Nam với tư cách bộ quản lý chuyên ngành đã cấp phép đăng ký lưu hành cho sản phẩm kit xét nghiệm COVID-19 củaViệt Á và gởi văn bản thông báo giá là 470.000 đồng/kit tới các địa phương theo, mặc dù giá kit test chưa được Hội đồng thẩm định thông qua Ngày 27/12/2021 Bộ Khoa học và Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan phát đi vào tối 20/1/2022, từ tháng 9đến tháng 12/2021, công ty Việt Á nhập khẩu 3 triệu que test nhanh kháng nguyên virusSARS-CoV-2 từ Trung Quốc với giá khai báo 0,955 USD/test (khoảng 21.560 đồng/test),tổng trị giá là 64,68 tỉ đồng Ngoài ra công ty còn nhập khẩu hóa chất, chất thử, chất chuẩn, dụng cụ, máy móc, thiết bị, Đến ngày 7/1/2022, trung tướng Tô Ân Xô cho biết Phan Quốc Việt khai nâng khống giá kit xét nghiệm COVID-19 lên khoảng 45% và hối lộcho các đơn vị, cá nhân gần 800 tỷ đồng Phía Việt Á thu lợi 500 tỷ đồng PHẦN 3: GIẢI PHÁP NGĂN CHẶN VÀ GIẢM THIỂU THAM NHŨNG Nhận thấy được tình trạng tham nhũng là một tệ nạn nguy hiểm nghiêm trọng Đảng và Nhà nước đã đề ra các quan niệm, chủ trương trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, cần thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm như sau: Thứ nhất, nâng cao vai trò lãnh đạo của đảng trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng 9 Downloaded by nhung nhung (nhungnguyen949595@gmail.com) lOMoARcPSD|11424851 Thứ hai, hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước để đấu tranh phòng, chống tham nhũng có hiệu quả Thứ tư, xây dựng cơ quan chuyên trách phòng, chống tham nhũng độc lập để điều tra, xử lý các hành vi tham nhũng Thứ năm, xử lý kiên quyết, kịp thời, nghiêm minh và không có vùng cấm đối với các hành vi tham nhũng Đối với các vụ án tham nhũng cần xét xử nghiêm minh, kịp thời và công khai, với những mức hình phạt thích đáng đối với các hành vi và hậu quả đã gây ra Áp dụng các biện pháp trừng phạt một cách triệt để đối với các hành vi tham nhũng dù người đó là ai, giữ bất cứ cương vị gì cũng phải xử lý Trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng không có “vùng cấm” Thứ sáu, đổi mới chế độ tiền lương và các chính sách đãi ngộ cho cán bộ, công chức, viên chức nhà nước Đây được xem là một phương án phòng, chống hiệu hữu hiệu đối với nạn tham nhũng, nhất là tệ nạn “tham nhũng vặt” Bởi một trong những nguyên nhân sâu xa của những hiện tượng tham nhũng, đó là chế độ tiền lương và các chế độ chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ, công chức còn bất hợp lý, chưa đáp ứng được những nhu cầu cơ bản thiết yếu Thứ bảy, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và có chế độ khen thưởng, bảo vệ đối với những cán bộ, công chức làm công tác phòng, chống tham nhũng Rèn luyện bản lĩnh chính trị, không khoan nhượng trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng Có chế độ khen thưởng xứng đáng, đề bạt kịp thời những cán bộ, công chức có thành tích trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng Đồng thời, cần sớm có cơ chế bảo vệ đối với những cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tham nhũng cũng như gia đình họ Các giải pháp đề ra như trên góp phần quan trọng trong công tác phòng, chống tham hũng bởi đây là những nguyên nhân cốt lỗi gây nên nạn tham nhũng Dù là người dân hay bất cứ ai cũng có quyền tham gia phòng chống tham nhũng, tích cực tuyên truyền, tố giác tội phạm tham nhũng Sống, học tập và làm theo tư tưởng chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong công tác phòng, chống tham nhũng, kiên quyết đấu tranh không để một ai thoát tội KẾT LUẬN Việc thực hiện phòng, chống tham nhũng đang là vấn đề cấp thiếtvà vô cùng quan trọng của Đảng và toàn dân ta Tham nhũng không chỉlàm tổn hại đến nền chính trị, kinh tế, xã hội mà còn làm ảnh hưởngnghiêm trọng đến uy tín cũng như đường lối lãnh đạo của 10 Downloaded by nhung nhung (nhungnguyen949595@gmail.com) lOMoARcPSD|11424851 Đảng Đó làtình trạng suy thoái đạo đức cách mạng của một số cán bộ, đảng viênkhông kiên định trong việc thực hiện mục tiêu của Đảng, hơn thế nữatham nhũng làm mất lòng tin của nhân dân vào Đảng, làm xấu bộ mặtcủa Đảng, của Nhà nước Việc truyên truyền giáo dục những chủtrương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong việc đấutranh phòng chống tham nhũng là việc cấp bách ở nước ta hiện nay.Vậy nên toàn Đảng, toàn dân cần nâng cao tinh thần tố giác, kết hợpcùng nhau chống lại quốc nạn mang tính toàn cầu này Qua đề tài:“Phòng, chống tham nhũng hiện nay ở Việt Nam” đã tổng hợp đưa racác cơ sở lý luận về hành vi tham nhũng, các thực trạng về tham nhũngtừ đó có các giải pháp đưa ra nhằm nâng cao chất lượng, bổ sung thêmkiến thức về phòng, chống tham nhũng đạt hiểu quả tốt hơn Góp phầncho công tác phòng, chống tham nhũng để xây dựng đất nước vănminh, phát triển không còn những nỗi lo về nạn tham thũng TÀI LIỆU THAM KHẢO Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam|Họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, 琀椀êu cực (dangcongsan.vn) Cổng thông tin điện tử chính phủ|Vụ ngân hàng SCB: Trương Mỹ Lan chiếm đoạt 304.096 tỷ đồng (chinhphu.vn) Công ty luật ACC|Các bài mẫu 琀椀ểu luận về hành vi tham nhũng (accgroup.vn) 11 Downloaded by nhung nhung (nhungnguyen949595@gmail.com)

Ngày đăng: 13/03/2024, 22:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w