1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Anh Chị Hãy Chỉ Ra Những Điểm Tương Đồng Và Khác Biệt Giữa Biện Phápcầm Cố Tài Sản Và Biện Pháp Thế Chấp Tài Sản Theo Quy Định Của Pháp Luật Việt Nam. Tìm 1 Bản Án Tranh Chấp Về Cầm Cố Tài Sản Và 1 Bản Án Tranh Chấp.pdf

26 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Anh/chị Hãy Chỉ Ra Những Điểm Tương Đồng Và Khác Biệt Giữa Biện Pháp Cầm Cố Tài Sản Và Biện Pháp Thế Chấp Tài Sản Theo Quy Định Của Pháp Luật Việt Nam
Trường học Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật Dân Sự
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 1,1 MB

Nội dung

MỞ ĐẦUTrong quan hệ nghĩa vụ dân sự, để đảm bảo quyền và lợi ích của người có quyền không bị xâm phạm thì các bên có thể thỏa thuận xác lập một biện pháp bảo đảm, trong đó có biện pháp c

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

minh họa cho phần so sánh của anh chị.”

HỌ VÀ TÊN:

KHOA – LỚP:

MÃ SINH VIÊN:

HÀ NỘI – 2022

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 1

I Phân biệt biện pháp cầm cố tài sản và biện pháp thế chấp tài sản 1

1 Một số khái niệm về biện pháp cầm cố tài sản và thế chấp tài sản 1

2 Những nét tương đồng giữa biện pháp cầm cố tài sản và thế chấp tài sản 3

3 Một số điểm khác biệt giữa biện pháp cầm cố tài sản và biện pháp thế chấp tài sản 4

II Bản án minh họa 6

1 BẢN ÁN 10/2021/DS-ST NGÀY 29/04/2021 VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG CẦM CỐ TÀI SẢN của TAND Thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang 7

2 BẢN ÁN 15/2021/KDTM-ST NGÀY 21/05/2021 VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG, HỢP ĐỒNG THẾ CHẤP TÀI SẢN của TAND Thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang 8

KẾT LUẬN 10

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11

PHỤ LỤC 13

Trang 3

MỞ ĐẦU

Trong quan hệ nghĩa vụ dân sự, để đảm bảo quyền và lợi ích của người

có quyền không bị xâm phạm thì các bên có thể thỏa thuận xác lập một biện pháp bảo đảm, trong đó có biện pháp cầm cố tài sản và biện pháp thế chấp tài sản Tuy nhiên, thực tế cho thấy vẫn còn nhiều người nhầm lẫn trong cách dùng hai thuật ngữ pháp lý này Cầm cố và thế chấp tài sản là hai khái niệm pháp lý khác nhau được quy định trong luật dân sự và các văn bản pháp lý chuyên ngành, chúng có một số điểm tương đồng cũng như khác biệt, đòi hỏi người sử dụng cần phân biệt rõ được để làm sao lựa chọn được biện pháp bảo đảm hợp lý nhất trong giao dịch dân sự Vì những lẽ đó, em xin lựa chọn đề

tài số 03 để phân tích: “Anh/chị hãy chỉ ra những điểm tương đồng và khác

biệt giữa biện pháp cầm cố tài sản và biện pháp thế chấp tài sản theo quy định của pháp luật Việt Nam Tìm 1 bản án tranh chấp về cầm cố tài sản và

1 bản án tranh chấp về thế chấp tài sản trên trang web công bố bản án của TANDTC (congbobanan.toaan.gov.vn) hoặc trang web: banan.thuvienphapluat.vn để minh họa cho phần so sánh của anh chị.”

NỘI DUNG

I Phân biệt biện pháp cầm cố tài sản và biện pháp thế chấp tài sản

1 Một số khái niệm về biện pháp cầm cố tài sản và thế chấp tài sản

Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng như các văn bản liên quan chưa đưa ra định nghĩa thế nào là “Biện pháp bảo đảm” Tuy nhiên, qua nội hàm từ ngữ cũng như các quy định pháp luật, có thể hiểu rằng: Biện pháp bảo đảm là những cách thức, giải pháp nhằm hỗ trợ, khẳng định, bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng, thỏa thuận một cách chắc chắn Biện pháp bảo đảm đi liền, không tách rời với nghĩa vụ chính trong hợp đồng, giao dịch chính Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện, thực hiện không đúng, không đẩy đủ các nghĩa vụ đã cam kết, thì bên có quyền có thể áp dụng biện pháp bảo đảm đã thỏa thuận hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng để buộc bên có nghĩa vụ phải thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết nhằm

Trang 4

bảo đảm quyền lợi cho mình Theo quy định tại Điều 292 Bộ luật Dân sự năm

2015, có các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm: 1 Cầm cố tài sản; 2 Thế chấp tài sản; 3 Đặt cọc; 4 Ký cược; 5 Ký quỹ; 6 Bảo lưu quyền

sở hữu; 7 Bảo lãnh; 8.Tín chấp; 9 Cầm giữ tài sản Theo đó:

Cầm cố tài sản là biện pháp bảo đảm theo đó bên cầm cố giao tài sản và các giấy tờ liên quan tới tài sản (nếu có) thuộc quyền sở hữu của mình cho bên nhận cầm cố để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ.1

Bản chất của biện pháp này luôn bao gồm: Một là, tài sản cầm cố phải thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố; Hai là, phải có sự chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố; Ba là, mục đích của cầm cố đó là nhằm bảo đảm việc thực hiện

nghĩa vụ.

Ví dụ: A đi xe máy không may đâm phải sạp rau củ của B, nhưng lúc đó A

lại không đem tiền theo người A và B thỏa thuận ký vào một tờ giấy rằng A

sẽ giao giấy tờ xe của mình cho B cho đến khi A quay về lấy tiền và bồi thường đủ thiệt hại của A gây ra cho B.

Khác với biện pháp bảo đảm cầm cố tài sản là các nhà làm luật ràng buộc tài sản cầm cố trên cả hai phương diện pháp lý và thực tiễn thì biện pháp thế chấp tài sản chỉ hạn chế về phương diện pháp lý đối với tài sản thế chấp.2 Có

thể hiều thế chấp tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên (hoặc theo quy định của pháp luật), theo đó bên có nghĩa vụ phải dùng tài sản của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nhưng không chuyển giao tài sản cho bên có quyền.3

Bản chất của biện pháp này bao gồm: Một là, thế chấp tài sản được phát sinh trên cơ sở một quan hệ nghĩa vụ đã được xác lập từ trước; Hai là, thế chấp tài

sản là biện pháp bảo đảm mang tính đổi vật và có ý nghĩa hạn chế rủi ro cho bên có quyền.4

1 Xem: Điều 309 BLDS 2015: “Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản

thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ”.

2 Xem: Điều 317 BLDS 2015 Thế chấp tài sản

3 Xem: Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, Tập 2, Nxb CAND, Hà Nội, 2019.

4 Lâm Đại Hữu, Pháp luật về thế chấp tài sản là quyền sử dụng đất và thực tiễn thi hành tại Ngân hàng

Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đông Đắk Lắk, luận văn thạc sĩ Luật học,

Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, 2021, tr 9

Trang 5

2 Những nét tương đồng giữa biện pháp cầm cố tài sản và thế chấp tài sản

Cầm cố và thế chấp đều là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được quy định tại Bộ luật Dân sự và đều là các biện pháp mang tính chất bổ sung cho nhiệm vụ chính, nâng cao tính trách nhiệm và đảm bảo thực hiện của bên

có nghĩa vụ Hai biện pháp này có khá nhiều điểm giống nhau Cụ thể:

Thứ nhất, về hình thức: Thỏa thuận cầm cố, thế chấp tài sản giữa các bên

đều được lập thành hợp đồng dưới dạng văn bản.5 Bên cầm cố hoặc bên thế chấp có quyền được bán và thay thế tài sản trong một số trường hợp nhất định.

Thứ hai, về hiệu lực của thỏa thuận cầm cố, thế chấp: Có hiệu lực từ

thời điểm giao kết trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Thứ ba, về thời điểm chấm dứt thỏa thuận cầm cố, thế chấp: Chấm dứt

trong 04 trường hợp gồm:

- Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố/thế chấp chấm dứt;

- Việc cầm cố/thế chấp tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác;

- Tài sản cầm cố/thế chấp đã được xử lý;

- Theo thoả thuận của các bên.6

Thứ tư, về phương thức xử lý tài sản: Cả hai biện pháp này đều xử lý tài

sản theo các phương thức gồm:

- Bán đấu giá tài sản

- Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản

5 Tuy nhiên, tại biện pháp cầm cố tài sản thì pháp luật không quy định “bắt buộc: bằng văn bản như thế chấp tài sản Tại biện pháp cầm cố, nếu tài sản là động sản thì có thể bằng miệng hoặc văn bản, còn tài sản là bất động sản thì mới phải bằng văn bản.

Trang 6

- Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa

vụ của bên bảo đảm

- Phương thức khác.7

3 Một số điểm khác biệt giữa biện pháp cầm cố tài sản và biện pháp thế chấp tài sản

Thứ nhất, về đối tượng

Cầm cố tài sản: Thường là động sản, bất động sản nếu pháp luật có quy

định, các loại giấy tờ có giá như trái phiếu, cổ phiếu, Tài sản cầm cố phải là tài sản hiện tại có thể cầm, nắm và sử dụng, định đoạt, Đối tượng thực hiện biện pháp này thường là cá nhân, tổ chức nhưng thực tế rất đa dạng, không chỉ riêng các tổ chức tín dụng.

Thế chấp tài sản: Thường là động sản, bất động sản, tài sản được hình

thành trong tương lai, tài sản đang cho thuê cũng như hoa lợi, lợi tức thu được

từ việc cho thuê tài sản,tài sản thế chấp được bảo hiểm thì khoản tiền bảo hiểm cũng có thể được thế chấp 8 Đối tượng thực hiện biện pháp này là các

cá nhân, tổ chức nhưng trên thực tế hầu như thường một bên là tổ chức tín dụng.

Thứ hai, về đăng ký giao dịch bảo đảm

Cầm cố tài sản: Cầm cố tàu bay, tàu biển là phải đăng ký giao dịch bảo

đảm, còn lại các loại cầm cố khác không cần.

Thế chấp tài sản: Hầu hết các loại thế chấp đều phải đăng ký giao dịch bảo

đảm

Thứ ba, về hiệu lực đối kháng với người thứ ba

Cầm cố tài sản: Cầm cố tài sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể

từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố Trường hợp bất động sản là đối tượng của cầm cố theo quy định của luật thì việc cầm cố bất động sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.9

7 Xem: Điều 303 BLDS 2015.

8 Xem: Điều 318 BLDS 2015

9 Xem: khoản 2 Điều 310 BLDS 2015.

Trang 7

Thế chấp tài sản: Thế chấp tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người

thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.10

Thứ tư, về nghĩa vụ của bên nhận bảo đảm

Cầm cố tài sản: Theo quy định tại Điều 313 Bộ luật Dân sự 2015, bên

Thế chấp tài sản: Ngược lại, bên nhận thế chấp tuy không được hưởng lợi

tức, hoa lợi từ tài sản thế chấp nhưng cũng không phải lo bảo quản tài sản cho bên thế chấp Trả các giấy tờ cho bên thế chấp sau khi chấm dứt thế chấp đối với trường hợp các bên thỏa thuận bên nhận thế chấp giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp Thực hiện thủ tục xử lý tài sản thế chấp theo đúng quy định của pháp luật.11

Thứ năm, về quyền của bên nhận bảo đảm

Cầm cố tài sản: Bên nhận bảo đảm có các quyền:

+ Yêu cầu người đang chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố trả lại tài sản đó.

+ Xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

+ Được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu có thỏa thuận.

10 Xem: khoản 2 Điều 319 BLDS 2015

11 Xem: Điều 323 BLDS 2015.

Trang 8

+ Được thanh toán chi phí hợp lý bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản cho bên cầm cố.

Thế chấp tài sản: Bên nhận bảo đảm có các quyền sau:

+ Xem xét, kiểm tra trực tiếp tài sản thế chấp, nhưng không được cản trở hoặc gây khó khăn cho việc hình thành, sử dụng, khai thác tài sản thế chấp + Yêu cầu bên thế chấp phải cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp.

+ Yêu cầu bên thế chấp áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn tài sản, giá trị tài sản trong trường hợp có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản do việc khai thác, sử dụng.

+ Thực hiện việc đăng ký thế chấp theo quy định của pháp luật.

+ Yêu cầu bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản thế chấp giao tài sản

đó cho mình để xử lý khi bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

+ Giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác.

+ Xử lý tài sản thế chấp khi thuộc trường hợp quy định tại Điều 299 của

Bộ luật này.

Thứ sáu, về rủi ro của biện pháp bảo đảm:

Cầm cố tài sản: Rủi ro thấp hơn cho bên nhận cầm cố do đã nắm giữ tài

sản và được quyền bán, đổi tài sản cầm cố khi bên cầm cố vi phạm nghĩa vụ

Thế chấp tài sản: Tuy có quyền kiểm tra tài sản nhưng do không nắm giữ

trực tiếp tài sản nên thế chấp chịu rủi ro cao hơn trong trường hợp giấy tờ giả, tài sản bị thay đổi trong thời gian thế chấp,…

II Bản án minh họa

Từ một số phân tích trên, kết hợp minh hoa qua 02 bản án dưới đây nhằm chỉ ra được sự khác biệt giữa hai biện pháp bảo đảm tài sản là cầm cố và thế chấp Do dung lượng bài làm có hạn, tác giả xin trình bày tóm tắt 02 bản án

Trang 9

này, tập trung chỉ rõ đặc điểm hợp đồng cầm cố, thế chấp trong tranh chấp Chi tiết bản án được đính kèm tại phần Phụ lục.

1 BẢN ÁN 10/2021/DS-ST NGÀY 29/04/2021 VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG CẦM CỐ TÀI SẢN của TAND Thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang12

Tóm tắt: Ngày 30/5/2019, ông Trần Văn C và bà Lê Thanh Th đến Công ty

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên QK ký kết hợp đồng cầm cố tài sản số

QV 801/HĐ để vay số tiền 60.000.000 đồng, lãi suất 1,26%/tháng, thời hạn cầm cố 06 tháng, tài sản cầm cố là 01 chiếc xe môtô, nhãn hiệu Yamaha, loại Nozza, màu sơn đen, số máy 1DR1-081788, số khung DR10DY081772, biển

số 68N1-06333, giấy chứng nhận đăng ký xe số 007935 mang tên Lê Thanh

Th do Công an huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang cấp ngày 20/5/2013 và 01 chiếc xe môtô, nhãn hiệu Yamaha, loại Exciter, màu sơn trắng đen, số máy G3D4E-010202, số khung 0610FY010204, biển số 68N1-11501, giấy chứng nhận đăng ký xe số 002539 mang tên Lê Thanh Th do Công an huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang cấp ngày 13/02/2015 Trong quá trình thực hiện hợp đồng ông C, bà Th đã thanh toán cho Công ty tiền gốc 13.332.000 đồng và tiền lãi 1.008.000 đồng, còn nợ lại tiền gốc 46.668.000 đồng và tiền lãi 3.528.000 đồng thì không thanh toán, Công ty đã nhiều lần yêu cầu nhưng ông bà vẫn không thanh toán Nay ông yêu cầu Tòa án giải quyết buộc ông Trần Văn C và bà Lê Thanh Th thanh toán cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên QK số tiền 50.196.000 đồng, không yêu cầu tính lãi.

Có thể thấy hợp đồng cầm cố tài sản số QV 801/HĐ ngày 30/5/2019 giữa Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên QK và ông Trần Văn C, bà

Lê Thanh Th là sự tự nguyện thỏa thuận và phù hợp với quy định tại Điều

309 Bộ luật dân sự , lãi suất các bên thỏa thuận phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật dân sự Việc sử dụng biện pháp cầm cố nên tài sản

là 02 chiếc xe moto và giấy tờ xe đi cùng sẽ do Cty THH MTV QK nắm giữ

12 Xem: Phụ lục tr 13, Nguồn: ve-tranh-chap-hop-dong-cam-co-tai-san-206660

Trang 10

https://thuvienphapluat.vn/banan/ban-an/ban-an-102021dsst-ngay-29042021-để đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ của ông C và bà Th, đây là điểm đặc trưng nhất của biện pháp cầm cố so với biện pháp thế chấp tài sản Cùng với đó, QK

có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn xe, giấy tờ xe, không được bán, trao đổi, tặng cho, sử dụng tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác, và một

số quyền, nghĩa vụ khác theo hợp đồng số QV 801/HĐ ngày 30/5/2019 và theo quy định của pháp luật.

2 BẢN ÁN 15/2021/KDTM-ST NGÀY 21/05/2021 VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG, HỢP ĐỒNG THẾ CHẤP TÀI SẢN của TAND Thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang13

Tóm tắt: Ngày 08/11/2018, Ngân hàng thương mại cổ phần Đ (viết tắt là

Ngân hàng) và ông M (chủ hộ kinh doanh Nguyễn Văn M) ký kết hợp đồng tín dụng số 01/2018/7428454/HĐTD, Ngân hàng cho ông M vay số tiền 800.000.000 đồng, thời hạn vay 11 tháng, mục đích vay: kinh doanh tạp hóa, rượu bia, nhà trọ, karaoke, lãi suất cho vay trong hạn 9,0%/năm, lãi suất nợ quá hạn: 150% lãi suất trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn.

Để đảm bảo khoản vay, Ngân hàng và ông M, bà T ký hợp đồng thế chấp bất động sản số 01/2018/7428454/HĐTC ngày 08/11/2018, tài sản thế chấp là Quyền sử dụng đất số CH03082bF ngày 10/6/2010 do UBND huyện P cấp cho ông Nguyễn Văn M, bà Lê Thị T, diện tích 314,9m2, thửa đất số 102, tờ bản đồ số 14, loại đất ở nông thôn; quyền sở hữu nhà ở số 5008010143, diện tích 180,31m2, kết cấu nhà: nền gạch bông + sàn, số tầng: 1 ván, cột BTCT +

gỗ, vách tường + vách ván, mái tôn + ngói, do UBND huyện P cấp ngày 29/4/2005 cho ông Nguyễn Văn M, bà Lê Thị T; quyền sử dụng đất số H00004bF ngày 30/12/2004 do UBND huyện P cấp cho ông Nguyễn Văn M,

bà Lê Thị T, diện tích 482,20m2, thửa đất số 73, tờ bản đồ số 14; quyền sử dụng đất số H01960bF ngày 01/02/2008 do UBND huyện P cấp cho ông Nguyễn Văn M, bà Lê Thị T, diện tích 1956,0m2, thửa đất số 63, tờ bản đồ số

13 Xem: Phụ lục tr 17, Nguồn: 21052021-ve-tranh-chap-hop-dong-tin-dung-hop-dong-the-chap-tai-san-193334

Trang 11

https://thuvienphapluat.vn/banan/ban-an/ban-an-152021kdtmst-ngay-69, loại đất trồng cây lâu năm khác; đất và nhà ở tọa lạc tại xã T, huyện P, tỉnh

An Giang.

Từ ngày giải ngân đến hết ngày 16/4/2019, ông M đã thực hiện việc thanh toán cho Ngân hàng số tiền lãi 30.378.082 đồng Sau ngày 17/4/2019, ông M ngưng thanh toán cho đến nay.

Do ông M vi phạm nghĩa vụ trả nợ nên Ngân hàng khởi kiện ông M tại Tòa án với yêu cầu: Buộc ông Nguyễn Văn M và bà Lê Thị T phải chịu trách nhiệm trả cho Ngân hàng thương mại cổ phần Đ do Ngân hàng thương mại cổ phần Đ – chi nhánh An Giang đại diện nhận tổng số tiền 919.145.206 đồng (Chín trăm mười chín triệu, một trăm bốn mươi lăm nghìn hai trăm lẻ sáu đồng) Trong đó nợ gốc là: 800.000.000 đồng (Tám trăm triệu đồng) và tổng

số tiền lãi (bao gồm lãi vay trong hạn và lãi vay quá hạn) tạm tính đến ngày 19/07/2020 là 119.145.206 đồng (Một trăm mười chín triệu một trăm bốn mươi lăm nghìn hai trăm lẻ sáu đồng) và tiền lãi phát sinh theo hợp đồng tín dụng số 01/2018/7428454/HĐTD ngày 08/11/2018 trên số dư nợ chưa thanh toán cho đến khi thi hành án xong.

Qua nghiên cứu bản án trên có thể thấy, hợp đồng chính là hợp đồng tín dụng số 01/2018/7428454/HĐTD, ngày 08/11/2018 giữa Ngân hàng và ông

M được xác lập trên cơ sở tự nguyện thỏa thuận, hình thức và nội dung hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật định tại các 463, 466 Bộ luật dân sự năm 2015 Hợp đồng thế chấp chấp bất động sản số 01/2018/7428454/HĐTC ngày 08/11/2018 được coi là hợp đồng phụ đi kèm để đảm bảo nghĩa vụ thực hiện hợp đồng của ông M, bà T Trên thực tế khi thế chấp tài sản tại các tổ chức tín dụng thường là thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất Điểm đặc trưng của Hợp đồng thế chấp số 01/2018/7428454/HĐTC là trong quá trình thế chấp, thực hiện ghĩa vụ trả nợ thì ông M, bà T vẫn được khai thác, sử dụng, sản xuất trên phần bất động sản, động sản đã thế chấp đó Ngân hàng dù không được hưởng hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản thế chấp nhưng vẫn lại phải chịu rủi ro từ giấy tờ liên quan

Trang 12

đến tài sản Khác với cầm cố, sẽ không phải chuyển giao tất cả tài sản cho bên nhận thế chấp Chỉ khi ông M, bà T không trả nợ cho Ngân hàng thương mại

cổ phần Đ thì Ngân hàng được quyền yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ theo Hợp đồng thế chấp bất động sản số 01/2018/7428454/HĐBĐ ngày 08/11/2018.

KẾT LUẬN

Có thể nói cầm cố tài sản và thế chấp tài sản là hai biện pháp bảo đảm được sử dụng phổ biến, thông dụng nhất hiện nay Trên thực tế sự sống còn của các tổ chức cho vay phụ thuộc vào các biện pháp bảo đảm, trong đó có cầm cố và thế chấp Hiểu rõ sự khác biệt cũng như ưu, nhược điểm của từng biện pháp sẽ giúp cho bên vay, bên cho vay lựa chọn được biện pháp phù hợp,

có lợi nhất, bảo đảm tốt nhất cho việc thực hiện nghĩa vụ trong giao dịch, hợp đồng.

Hệ thống các quy định của pháp luật trong giai đoạn hiện nay tuy rằng tương đối đầy đủ nhưng bên cạnh đó vẫn còn thể hiện nhưng điểm bất hợp lý

và chưa tập trung, thiếu thống nhất Để phân tích kỹ hơn về lí luận cũng như thực trạng thực hiện biện pháp cầm cố, thế chấp tác giả xin phép để nghiên cứu trong các đề tài tiếp sau này.

Trang 13

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Luật Hà Nội, Hà Nội, 2010.

4 Dương Thị Phương Liên, Cầm cố tài sản và thế chấp tài sản tại ngân hàng thương mại cổ phần dầu khí toàn cầu (gp bank), luận văn thạc sĩ

luật học, Khoa luật – ĐHQG Hà Nội, Hà Nội, 2014.

5 Lê Thị Trang, Một số vấn đề về thế chấp tài sản để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự - Thực tiễn tại một số tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội, luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật

Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, 2021

8. https://vinhhung.thuathienhue.gov.vn/DichVu/ThongTin/CapNhat/prints.as px?tinid=1852#:~:text=C%E1%BA%A7m%20c%E1%BB%91%20t

Ngày đăng: 04/03/2024, 13:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w