Dựa theo phân tích, nhóm tác giả muốn góp phần một số đề xuất trong việc hoàn thiện pháp luật xử lý kỷ luật đối với công chức có hành vi trên, nhằm mong muốn thực hiện thành công chính s
Một số vấn đề lý luận – pháp lý về quy trình xử lý kỷ luật đối với công chức thực hiện hành vi tham nhũng
Khái niệm, đặc điểm về quy trình xử lý kỷ luật đối với công chức thực hiện hành
1.1 Khái niệm quy trình xử lý kỷ luật đối với công chức thực hiện hành vi tham nhũng
Khái niệm công chức là khái niệm thông thường được dùng để chỉ những người làm việc trong cơ quan nhà nước và công việc chính của họ là thực hiện các hoạt động công vụ, phục vụ lợi ích người dân Khác với khái niệm “quan chức” trong bộ máy quan lại thời phong kiến, vốn cũng là những người giúp việc cho cơ quan nhà nước (nhà Vua) Tuy nhiên xét đến cùng, bộ máy quan chức này luôn có sự đối lập về quyền lợi đối với người dân trong thời kỳ phong kiến 4
Tùy vào đặc điểm của từng quốc gia như: chế độ chính trị, xã hội, kinh tế, văn hoá, quan niệm khác nhau sẽ dẫn đến việc định nghĩa về khái niệm công chức của mỗi nước cũng sẽ có sự khác biệt Ở Pakistan, công chức được định nghĩa: “Công chức là người hoạt động công vụ ở Pakistan (All-Pakistan service) hay người hoạt động công vụ của Liên bang (civil service of the Federation), hay người giữ chức vụ dân sự liên quan đến các công việc của Liên bang, bao gồm bất kỳ chức vụ được kết nối với quốc phòng nhưng không bao gồm: Đại biểu của Liên bang từ bất kỳ tỉnh hoặc các cơ quan có thẩm quyền khác; người được tuyển dụng theo hợp đồng, hoặc công việc được trả lương hoặc được trả lương từ khoản dự phòng; người là “công nhân” được định nghĩa trong Đạo luật Nhà máy 1934 (the Factories Act, 1934) hay Đạo luật Bồi thường cho người lao động 1923 (the Workmen's Compensation Act).” 5
Hoạt động công vụ ở Pakistan (All-Pakistan service) được quy định là một hoạt động chung của Liên bang hay các tỉnh đã tồn tại ngay trước ngày Đạo luật Majlis-e- Shoora có hiệu lực hoặc là một hoạt động chung được quy định bởi Đạo luật Majlis-e-
Quan chức và công chức là hai khái niệm thường được dùng để chỉ những người làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước Tuy nhiên, giữa hai khái niệm này có sự khác nhau cơ bản Quan chức là những người được bổ nhiệm hoặc bầu cử vào các chức vụ lãnh đạo, quản lý, điều hành trong bộ máy nhà nước, có quyền lực và trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước Trong khi đó, công chức là những người được tuyển dụng để thực hiện các công việc chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ trong các cơ quan hành chính nhà nước, có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ được giao theo sự chỉ đạo của quan chức.
5 Chapter 1, Clause b, Article 2, The civil servants Act, 1973, tr 3,
[https://www.ilo.org/dyn/natlex/docs/ELECTRONIC/99257/118391/F1180420505/PAK99257.pdf]
Shoora 6 Như vậy, Pakistan định nghĩa công chức theo hướng vị trí việc làm của họ, ví dụ, công chức hành chính quân sự trong Quân đội Pakistan Ở Nhật Bản, Hiến pháp Nhật Bản 1946 quy định: “Công chức là người phục vụ toàn thể nhân dân, không phải là người phục vụ riêng của một bộ phận nào khác.” 7
Hiến pháp điều chỉnh những vấn đề chung nhất của pháp luật Nhật Bản trong đó có vấn đề về công chức, nên việc quy định một cách chi tiết về khái niệm, quyền và nghĩa vụ của công chức là không cần thiết trong một bản Hiến pháp Thay vào đó, Nhật Bản đã đưa ra hai văn bản quy phạm pháp luật riêng điều chỉnh về công chức, được chia thành hai nhóm là Công chức quốc gia và Công chức địa phương Hai văn bản quy phạm pháp luật này đã quy định cụ thể về những vấn đề liên quan đến công chức, tránh việc hiểu công chức là một khái niệm rất rộng theo quy định tại Hiến pháp Nhật Bản Ngoài ra, pháp luật Nhật Bản cũng quy định những đối tượng được loại trừ không phải là công chức tại khoản 6 và khoản 7 Điều 3 Luật Công chức Quốc gia Nhật Bản Theo đó, những người được Chính phủ bổ nhiệm làm việc ở các vị trí khác ngoài chức vụ chung hoặc chức vụ đặc biệt, có trả lương, trả công hoặc các mức lương khác cho vị trí của họ; và những người có hợp đồng công việc được lập trên cơ sở cá nhân giữa Chính phủ hoặc giữa các cơ quan của Chính phủ với người nước ngoài thì không phải là công chức
Luật Công chức Quốc gia Nhật Bản phân loại công chức thành chức vụ chung và chức vụ đặc biệt Chức vụ chung bao gồm toàn bộ vị trí công chức quốc gia không thuộc chức vụ đặc biệt Chức vụ đặc biệt được xác định thông qua liệt kê, bao gồm các chức danh như Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Đại diện Chính phủ, cán bộ nhân sự và thanh tra viên.
Luật Công chức Địa phương Nhật Bản cũng chia vị trí công chức thành hai nhóm là chức vụ chung và chức vụ đặc biệt Chức vụ chung là tất cả các vị trí công chức địa phương không bao gồm chức vụ đặc biệt Vị trí đặc biệt được quy định là các vị trí được bổ nhiệm theo yêu cầu bầu cử công khai hoặc bầu cử, nghị quyết, sự đồng ý của Hội đồng chính quyền địa phương; Thành viên chính thức của ủy ban lao động tỉnh; 9 Ở Trung Quốc, định nghĩa công chức được quy định tại Điều 2 Luật Công chức của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa: “Công chức được đề cập trong Luật này là những người thực hiện công vụ theo quy định của pháp luật, được đưa vào biên chế
6 Part 12, Chapter 1, Article 240, The Constitution of the Islamic Republic of Pakistan, tr 146,
[https://na.gov.pk/uploads/documents/1549886415_632.pdf]
7 15条 項日日日日日 2 (khoản 2 điều 15 Hiến pháp Nhật Bản 1946)
8 (Điều 2 Luật Công chức Quốc gia Nhật Bản), [https://elaws.e-gov.go.jp/document?lawid22AC0000000120]
9 (Điều 2 Luật Công chức Địa phương Nhật Bản), [https://elaws.e- gov.go.jp/document?lawid25AC0000000261] hành chính nhà nước, trách nhiệm về tiền lương và phúc lợi do ngân sách nhà nước chi trả.” 10
Qua việc nghiên cứu khái niệm công chức (Civil servants), nhóm tác giả nhận thấy khái niệm này hiện nay được sử dụng phổ biến ở hầu hết các quốc gia và có chung một số đặc điểm chủ yếu sau:
Thứ nhất, công chức là người thực hiện công vụ mà không phải là người thực hiện các công việc khác như: dịch vụ công, hoạt động có tính chất nghề nghiệp, kinh doanh, xã hội,…
Thứ hai, công chức được nhà nước trả lương từ ngân sách nhà nước;
Thứ ba, công chức phục vụ lợi ích chung của cộng đồng, của người dân trong phạm vi cả nước
Ngoài ra, tuỳ từng quốc gia mà có thêm các đặc điểm khác để nhận diện đối tượng công chức như: nơi làm việc (Pakistan), biên chế (Trung Quốc) Ở Việt Nam, theo khoản 2 Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức năm 2019, công chức được định nghĩa như sau: “Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.” 11
Như vậy, khi xem xét khái niệm về khái niệm công chức của từng quốc gia nêu trên, có thể thấy được sự khác biệt đối với Việt Nam Pakistan định nghĩa công chức dựa trên vị trí việc làm Định nghĩa công chức của Trung Quốc cũng dựa trên tính chất công việc và chế độ Nhật Bản định nghĩa công chức dựa trên tính chất công việc: phục vụ cộng đồng So với các quốc gia khác, ở Việt Nam khái niệm về công chức được quy định chi tiết hơn, với nhiều đặc điểm nhận dạng hơn Dù vậy, khái niệm công chức theo pháp luật Việt Nam hiện hành vẫn có những đặc điểm tiệm cận với quy định về công chức trong pháp luật của các quốc gia khác như: trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước
10 (Điều 2 Luật Công chức của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa), [http://www.gov.cn/guowuyuan/2018- 12/30/content_5353490.htm?fbclid=IwAR1tmL7K13l9koiXu9-
VgXYMZmP0lCPzS2b0g0Qa1KNHRXNFSPkkw_dGRis]
11 Khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức năm 2019
Bên cạnh những điểm giống nhau về khái niệm công chức giữa Việt Nam và các quốc gia nêu trên, ở Việt Nam khái niệm công chức còn một số đặc điểm khác biệt Cụ thể như sau:
Thứ nhất, về điều kiện gắn liền với nhân thân là yếu tố quốc tịch Để trở thành đối tượng công chức theo pháp luật Việt Nam thì điều kiện tiên quyết là cá nhân phải có quốc tịch Việt Nam và chỉ có duy nhất một quốc tịch Đồng thời cá nhân này phải cư trú trên lãnh thổ Việt Nam ở dạng thường trú Người hai hay nhiều quốc tịch hoặc người không quốc tịch không thể trở thành công chức theo pháp luật Việt Nam
Vai trò, ý nghĩa của quy trình xử lý kỷ luật đối với công chức thực hiện hành vi
Việc xử lý kỷ luật nghiêm minh đối với công chức tham nhũng không chỉ mang lại ý nghĩa to lớn về mặt pháp lý và xã hội, mà còn là biện pháp hữu hiệu để răn đe, phòng ngừa những hành vi tương tự trong tương lai Đối với công chức vi phạm, việc bị xử lý nghiêm khắc sẽ cho họ bài học đắt giá, thức tỉnh nhận thức về hậu quả của tham nhũng, từ đó thôi thúc họ tuân thủ pháp luật, giữ gìn liêm chính.
Việc xử lý kỷ luật đối với công chức có hành vi tham nhũng theo quy trình cụ thể không chỉ có ý nghĩa đối với Nhà nước, xã hội mà còn có ý nghĩa đối với công chức thực hiện hành vi tham nhũng nói riêng và công chức nói chung
Thứ nhất, xử lý kỷ luật đối với công chức thực hiện hành vi tham nhũng có ý nghĩa giáo dục và ý thức tuân thủ pháp luật Về mặt giáo dục, Hồ Chí Minh luôn coi trọng việc giáo dục tư tưởng, đạo đức đối với đội ngũ cán bộ, công chức và cho đến thời điểm hiện tại, công tác giáo dục tư tưởng này vẫn luôn được Đảng và nhà nước quan
43 Khoản 2 Điều 30 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP tâm Chỉ có giáo dục về mặt đạo đức mới là “chất đề kháng” hữu hiệu để phòng, chống tham nhũng đối với hàng ngũ cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước Đội ngũ cán bộ, công chức là người thực hiện chức năng kép, vừa là người thừa hành quyền lực ủy thác của nhân dân vừa là những “công dân tốt”, “công dân đứng đắn”, “công dân kiểu mẫu”, thế nên việc xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm góp phần giáo dục về mặt nhận thức cho đội ngũ này Pháp luật là những quy định được xây dựng trên nền tảng lý luận và thực tiễn đời sống Do đó, pháp luật càng gần gũi với đời sống sẽ càng tăng tính hiệu quả khi được áp dụng Công chức sẽ xây dựng cho mình những nhận thức và những chuẩn mực hành vi không trái với quy định của pháp luật Công chức đang công tác sẽ nhận thức được tính nghiêm trọng, tính nguy hiểm cho xã hội của việc tham ô, quan liêu thì sẽ tránh được tình trạng nhũng nhiễu theo “hiệu ứng domino” 44 và đồng thời cũng nhận thức được khi thực hiện hành vi vi phạm về phòng, chống tham nhũng thì phải gánh chịu hậu quả bất lợi là điều tất yếu Việc này giúp công chức có trách nhiệm hơn với nhiệm vụ, chức vụ mà mình được giao và nắm giữ Qua đó, việc xử lý kỷ luật công chức thực hiện hành vi tham nhũng góp phần nâng cao chất lượng của Đảng và Nhà nước trong công tác giáo dục và xây dựng pháp luật, đồng thời góp phần tăng tính hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng
Việc xử lý kỷ luật đối với công chức tham nhũng là hình thức trừng phạt của Nhà nước nhằm uốn nắn nhận thức và răn đe, trừng phạt những hành vi trái pháp luật Không chỉ có khen thưởng dành cho những đóng góp của công chức, Nhà nước cũng có chế tài xử lý nghiêm minh đối với những hành vi vi phạm, đặc biệt là tham nhũng Mức độ xử lý kỷ luật tùy thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi, nhằm buộc những cá nhân vi phạm phải chịu trách nhiệm về những hành động của mình, đảm bảo tính công bằng và nghiêm minh của pháp luật.
Thứ ba, xử lý kỷ luật công chức có ý nghĩa nâng cao trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ và phòng ngừa việc tái phạm của công chức và toàn bộ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nói chung Ngoài ra, việc xử lý các hành vi sai phạm một
44 Hiệu ứng domino là một phản ứng chuỗi xảy ra khi một thay đổi nhỏ tại điểm gốc của hệ có thể gây ra những thay đổi tương tự tại các điểm lân cận, từ đó lan tỏa ra các điểm xa hơn và tạo ra một chuỗi thay đổi tuyến tính Hiệu ứng này thường được sử dụng trong trò chơi xếp quân domino, nó cũng được biết tới thông qua thuyết domino, học thuyết chính trị hay được đề cập trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam. tính khoa học còn là tấm gương để tập thể công chức noi theo, họ biết điều gì nên làm và điều gì không nên làm phòng ngừa được tình trạng nhũng nhiễu trải dài trong bộ máy Nhà nước
Ngoài việc mang lại ý nghĩa đối với công chức như trên, quy trình xử lý kỷ luật đối với công chức thực hiện hành vi tham nhũng còn có ý nghĩa quan trọng đối với nhà nước
Quy định xử lý kỷ luật công chức tham nhũng tạo nền tảng pháp lý vững chắc cho cơ quan, người xử lý, giúp nâng cao định hướng cho chủ thể xử lý Thẩm quyền xử lý quy định rõ trong Nghị định 112/NĐ-CP, giúp chủ thể xác định phạm vi xử lý, tránh lạm quyền, chồng chéo và kéo dài thời gian xử lý Việc xác định thẩm quyền chính xác dựa trên pháp luật thể hiện tính nghiêm khắc của pháp luật Việt Nam đối với tham nhũng, đồng thời cũng là trách nhiệm của cơ quan, người xử lý kỷ luật.
Vì vậy, nếu việc xử được thụ lý không đúng thẩm quyền, cơ quan sẽ dẫn đến tình trạng xảy ra nhiều sai phạm khác nhau và ảnh hưởng diện rộng đến cả quá trình xử lý kỷ luật
Thứ hai, xử lý nhanh và triệt để đối với những công chức vi phạm còn là chủ trương luôn được quan tâm hàng đầu Trước khi trở thành Tân chủ tịch nước, ông Võ Văn Thưởng đã đề nghị Ban Nội chính Trung ương đôn đốc nâng cao hiệu quả của Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng tiêu cực tỉnh; phối hợp với cơ quan chức năng xử lý nghiêm các vụ án tham nhũng với tinh thần “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai và không chịu sức ép của bất cứ tổ chức, cá nhân nào” Có thể thấy việc xử lý những vi phạm trên là thực sự cấp thiết Nhìn vào thực tế, có thể thấy rằng vụ án liên quan đến Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao hiện nay đang trì trệ trong công tác điều tra, xử lý đã dẫn đến tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp vẫn đang kéo dài Do đó, trình tự này cần phải được đẩy nhanh, xử lý tức khắc khi có sai phạm xảy ra, bởi hơn hết, trình tự này mang tính cấp bách trong việc bình ổn trật tự nội bộ cơ quan và đẩy mạnh công tác ngăn chặn tình trạng vi phạm tái xảy ra
Thứ ba, chế tài xử lý công chức vi phạm là một chế tài công khai của Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị Việc xử lý kỷ luật góp phần nâng cao tinh thần và trách nhiệm của công chức, đồng thời cũng đóng vai trò như một áp lực pháp lý khiến họ trở nên thận trọng hơn trong hành vi và có trách nhiệm hơn với quyền hạn được giao Quá trình xử lý vi phạm theo đúng quy trình chính là yếu tố thúc đẩy sự tăng lên về uy tín của cơ quan, đơn vị trong mắt người dân.
Thứ nhất, xử lý kỷ luật đối với công chức có vi phạm làm trong sạch xã hội, góp phần hướng đến một xã hội công bằng, văn minh, dân chủ và phát triển bền vững hơn Sinh thời, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ:“tham ô, lãng phí, quan liêu là một thứ giặc ở trong lòng” Ngày nay, thực trạng nhũng nhiễu của cán bộ, công chức gây ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế đa thành phần của nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam: làm suy thoái tiềm lực của nền kinh tế, làm mất đi tính cạnh tranh giữa các vùng miền, dẫn đến việc xã hội Việt Nam ngày càng xuống dốc và lụn bại Chính vì những nguy cơ xã hội trên, việc xử lý nghiêm minh những trường hợp công chức có hành vi tham ô, quan liêu phải là sự trừng phạt của luật pháp, thay mặt cho Nhân dân trừng trị những kẻ đánh mất bản chất “cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư” của một người cán bộ, công chức Quy trình xử lý kỷ luật phải được thực hiện, giám sát kỹ lưỡng bởi đây là quá trình giáo dục lại nhân phẩm, tư cách, đạo đức và hơn hết còn góp phần kiến tạo một xã hội quan trường liêm chính, trung trực
Thứ hai, xử lý kỷ luật đối với công chức thực hiện hành vi tham nhũng giúp tạo niềm tin đối với Nhân dân Mọi hành vi xâm phạm đến quyền, lợi ích chính đáng của Nhân dân cần được xử lý nghiêm minh, triệt để Người dân tin tưởng vào Nhà nước, vào đội ngũ công chức do mình trao quyền thực hiện công việc quản lý Việc xây dựng đội ngũ công chức trong sạch, có năng lực là mục tiêu quan trọng trong việc hoàn thiện thể chế công vụ Hiện nay, tình trạng tham nhũng ngày càng trở nên phức tạp bởi đối tượng vi phạm luôn biến hóa cách thức thực hành hành vi một cách tinh vi vì vậy quy định về việc xử lý kỷ luật đối với công chức có hành vi tham nhũng nói chung và quy trình xử lý nói riêng cần được tăng cường và hoàn thiện Hồ Chí Minh rất đề cao vai trò của việc xử lý kỷ luật:“Những cán bộ có ưu điểm thì phải khen thưởng, những người làm trái kỷ luật thì phải phạt” Có thể thấy rằng, quan điểm của Người về việc thưởng, phạt là rất nghiêm minh Đối với những công chức có công lao thì việc khen thưởng là cần thiết
Đối với những công chức vi phạm, chế tài xử phạt là hậu quả bất lợi ghi vào hồ sơ công chức, ảnh hưởng đến sự nghiệp Hình thức kỷ luật đóng vai trò chế tài thích đáng, trừng phạt công chức không hoàn thành tốt nhiệm vụ, củng cố niềm tin của nhân dân Thể chế công vụ cần có chế tài trừng trị vi phạm để bảo vệ lòng tin này.
Quy định pháp luật về quy trình xử lý kỷ luật đối với công chức thực hiện hành vi
Công chức thực hiện hành vi tham nhũng không chỉ là vi phạm kỷ luật mà còn có thể xác định là vi phạm hình sự hoặc vi phạm hành chính nên quy trình xử lý kỷ luật được tiến hành theo những cách thức khác nhau tùy vào mức độ của hành vi vi phạm
Có thể phân thành hai quy trình như sau: một là, quy trình xử lý kỷ luật thông thường; hai là quy trình xử lý kỷ luật rút gọn
3.1 Quy trình xử lý kỷ luật thông thường
Tương tự với các quy trình xử lý kỷ luật nói chung, quy trình xử lý kỷ luật công chức áp dụng cho trường hợp thực hiện hành vi tham nhũng nhưng chưa đến mức bị xử lý hình sự gồm các bước sau áp dụng theo Điều 25 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP Một là, phát hiện hành vi vi phạm và thông báo xử lý kỷ luật; Hai là tổ chức họp kiểm điểm;
Ba là thành lập hội đồng xử lý kỷ luật; Bốn là cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật Mặc dù pháp luật chỉ quy định 3 bước (bao gồm: tổ chức họp kiểm điểm, thành lập Hội đồng xử lý kỷ luật và cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật), tuy nhiên để làm rõ hơn quy trình xử lý kỷ luật xuyên suốt bắt đầu từ giai đoạn phát hiện ra hành vi đến lúc có quyết định xử lý kỷ luật thì nhóm tác giả bổ sung thêm 01 bước đó là: Phát hiện hành vi vi phạm và thông báo xử lý kỷ luật
3.1.1 Phát hiện hành vi vi phạm và thông báo xử lý kỷ luật
Phát hiện hành vi tham nhũng là việc tìm ra vụ việc tham nhũng và có biện pháp kịp thời để hạn chế thiệt hại xảy ra, đồng thời xác định mức độ trách nhiệm của người có hành vi vi phạm nhằm áp dụng hình thức xử lý thích đáng và nghiêm minh
Phát hiện hành vi vi phạm của công chức không giới hạn đối tượng thông báo hoặc thông tin về hành vi vi phạm theo quy định tại Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 Do đó, bất kỳ cá nhân nào cũng có quyền báo cáo với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để được pháp luật bảo vệ Phương thức phát hiện hành vi vi phạm này gồm: kiểm tra, tự kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, phản ánh, tố cáo, báo cáo Quy định này tạo cơ chế kiểm tra chặt chẽ đối với công chức trong quá trình thực thi công vụ.
Theo đó, đối với phương thức công tác kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước và tự kiểm tra của cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thì thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm thường xuyên tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của mình nhằm kịp thời phát hiện hành vi tham nhũng Quy định này đặt ra trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức phải chủ động kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức do mình quản lý nhằm kịp thời phát hiện, giám sát, ngăn chặn các dấu hiệu tham nhũng Đồng thời, người đứng đầu cũng phải thường xuyên đôn đốc các đơn vị trực thuộc kiểm tra người có chức vụ, quyền hạn do mình quản lý Khi phát hiện có hành vi tham nhũng, thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước phải kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc thông báo cho cơ quan thanh tra, điều tra, viện kiểm sát có thẩm quyền Bên cạnh đó thì việc tự kiểm tra của cơ quan, tổ chức, đơn vị được quy định cụ thể tại Ðiều
56 cùng Luật 45 Ngoài ra, đối với công tác kiểm tra thì được tiến hành theo hai phương
45 Điều 56 Công tác tự kiểm tra của cơ quan, tổ chức, đơn vị
1 Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm chủ động tổ chức kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người có chức vụ, quyền hạn do mình quản lý mà thường xuyên, trực tiếp giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý tham nhũng
2 Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc đơn vị trực thuộc kiểm tra người có chức vụ, quyền hạn do mình quản lý trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ
3 Khi phát hiện có hành vi tham nhũng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật thức: thường xuyên và đột xuất Trong đó, kiểm tra thường xuyên được tiến hành theo chương trình, kế hoạch và tập trung vào lĩnh vực, hoạt động dễ phát sinh tham nhũng Kiểm tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện có dấu hiệu tham nhũng 46
Hình thức phát hiện tham nhũng thứ hai là thông qua các hoạt động thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử theo Điều 57, Điều 59 và Điều 60 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 Các Cơ quan thanh tra, Kiểm toán Nhà nước, điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án, thông qua hoạt động thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử phải xác minh, xử lý hoặc kiến nghị xử lý và thông báo kết quả cho cơ quan, đại biểu đã đề nghị Đối với Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Ðoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng Nhân dân, đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân thông qua hoạt động giám sát, là những người có trách nhiệm phát hiện hành vi tham nhũng, yêu cầu hoặc kiến nghị việc xử lý theo quy định của pháp luật Những hoạt động này tập trung vào việc kiểm soát và giám sát hoạt động thực hiện nhiệm vụ của cơ quan nhà nước và cán bộ công chức, đồng thời đánh giá việc tuân thủ pháp luật, đặc biệt là các quy định của Nhà nước liên quan đến tài chính công và tài sản công, lĩnh vực mà thường xuyên gặp nguy cơ tham nhũng
Hình thức thứ ba là phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng Theo đó, cá nhân, tổ chức có quyền tố cáo hành vi tham nhũng với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định tại Điều 65 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 Trước đó, trong Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 đã quy định về bảo vệ người phản ảnh, tố cáo tại Điều 67 47 “Tuy nhiên, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định chủ thể được áp dụng bảo vệ trong phản ánh, báo cáo hành vi tham nhũng chỉ là người phản ánh, báo cáo, không bao gồm người thân thích của họ Điều này chưa thật sự hợp lý 48 ” Thông thường, những người tố cáo hành vi tham nhũng của công chức là nhân viên hoặc cấp dưới của họ Theo đó, một điểm mới hiện nay trong vấn đề phòng, chống tham nhũng ở nước ta là đã ban hành Thông tư số 145/2020/TT-BCA để bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo về hành vi tham nhũng Người được bảo vệ bao gồm cả người tố cáo hành vi tham nhũng, lãng phí và người thân của người tố cáo hành vi tham nhũng, lãng phí trong đó bao gồm: Vợ, chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người này Cơ chế này giúp pháp huy được quyền dân chủ trong việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở nước ta hiện nay
46 Điều 58 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2008
47 Điều 67 Bảo vệ người phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng
1 Việc bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo
2 Người phản ánh, báo cáo về hành vi tham nhũng được áp dụng các biện pháp bảo vệ như bảo vệ người tố cáo
48 Trương Thị Minh Thuỳ (2022), “Phát hiện tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước theo pháp luật hiện hành và một số vấn đề được đặt ra”, Kỷ yếu hội thảo về “Phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam -
Ngày 14/10/2022, Khoa Luật Hành chính - Nhà nước Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học cấp trường với chủ đề "Những vấn đề pháp lý" tại địa điểm Trường Đại học Luật TP.HCM, trang 168.
Tuy nhiên, theo quy định tại Thông tư số 145/2020/TT-BCA, việc bảo vệ chỉ áp dụng đối với người tố cáo tham nhũng đang sinh sống, làm việc, học tập trong nước Người đang sinh sống, làm việc, học tập tại nước ngoài sẽ không được hưởng chế độ bảo vệ theo quy định này.
Theo quy định của pháp luật về thời hạn xử lý kỷ luật công chức sẽ được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật của công chức đến khi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành quyết định xử lý kỷ luật là không quá 90 ngày Trường hợp vụ việc có những tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hiệu xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng không quá 150 ngày 49 Như vậy, có thể thấy việc ra thông báo bằng văn bản xử lý kỷ luật thuộc về người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức có thẩm quyền trong việc thực hiện công vụ của công chức do mình quản lý trực tiếp
3.1.2 Tổ chức họp kiểm điểm
Nghị định số 112/2020/NĐ-CP quy định về quy trình tổ chức họp kiểm điểm với
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về quy trình xử lý kỷ luật đối với công chức thực hiện hành vi tham nhũng
Thực trạng về quy trình xử lý kỷ luật đối với công chức thực hiện hành vi tham nhũng
Đến thời điểm hiện tại, pháp luật về quy trình xử lý kỷ luật đối với công chức có hành vi vi phạm đã phần nào hoàn thiện hơn so với những quy định cũ, đồng nghĩa với việc tư duy pháp lý của nhà làm luật nước ta đã bao quát và đi sát với thực tiễn hơn Theo nguồn thông tin của Tổ chức minh bạch quốc tế (TI), điểm CPI của Việt Nam vào năm 2022 đã có phần khởi sắc hơn so với thống kê trước đó vào năm 2021: Việt Nam tăng 3 điểm CPI so với cùng kỳ năm 2021, từ 39 điểm lên 42 điểm dựa trên thang điểm
100 là trong sạch nhất và 0 là tham nhũng nhất Cùng với số điểm tăng lên thì xếp hạng của Việt Nam theo báo cáo của TI cũng tăng lên đáng kể: từ hạng 87 lên hạng 77 57 Điều này chứng minh được nổ lực đẩy lùi tham nhũng tiêu cực của Chính phủ Việt Nam Tuy nhiên, cùng năm, theo báo cáo mới nhất tại Hội nghị tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012-2022 thống kê một số liệu lớn liên quan đến hoạt động vi phạm cho thấy những gì đã làm được và chưa làm được, cũng như sự chuyển biến tích cực trong hoạt động phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở nước ta hiện nay Điển hình như, trong năm 2022, khi nền kinh tế Việt Nam chỉ vừa quay trở lại quỹ đạo phát triển sau sự tàn phá của đại dịch Covid-19, đã không ít trang thông tin chính thống đưa tin rằng: năm 2022 diễn đàn kinh tế Việt Nam xảy ra nhiều đại án liên quan đến tham nhũng mà trong đó chủ thể thực hiện hành vi phạm không ít người là công chức Cụ thể, theo nguồn tin từ Báo Lao động, trong năm 2022 vừa qua, cơ quan chức năng đã xử lý một số đại án như “Vụ thông thầu của công ty AIC”; “Bảo kê cho trùm buôn lậu xăng”, “Vụ nâng khống thiết bị xảy ra tại Bệnh viện Bạch Mai”, 58 Qua những vụ án kể trên có thể thấy rằng, các tội phạm được thực hiện dưới nhiều hình thức tinh vi, lợi dụng “kẽ hở” của pháp luật để “khuấy đục” nền kinh tế Việt Nam Tất nhiên, bên cạnh những yếu tố chủ quan từ phía chủ thể vi phạm, thì nguyên nhân từ các quy định pháp luật như một “cơ hội vàng” để tội phạm thực hiện hành vi Từ đó cho thấy quy định về xử lý kỷ luật đối với công thức thực hiện hành vi tham nhũng nói chung và đối với vấn đề quy trình xử lý kỷ luật nói riêng còn tồn tại một số bất cập, cần xem xét và sửa đổi, bổ sung để phù hợp với tình hình thực tế
57 Hoài Phương, “Chỉ số cảm nhận tham nhũng 2022: Việt Nam tiếp tục tăng điểm, thuộc nhóm nước có tiến bộ nổi bật”, Báo Thanh tra, [https://thanhtra.com.vn/quoc-te/chi-so-cam-nhan-tham-nhung-2022-viet-nam-tiep-tuc- tang-diem-thuoc-nhom-nuoc-co-tien-bo-noi-bat-206757.html] (truy cập 31/01/2023)
58 Việt Dũng(2023), “Những đại án tham nhũng lớn trong năm 2022”, Báo Lao động, [https://laodong.vn/phap- luat/nhung-dai-an-tham-nhung-lon-trong-nam-2022-1133724.ldo] (truy cập 24/7/2023)
1.1 Thực trạng về quy trình xử lý kỷ luật công chức thực hiện hành vi tham nhũng theo thủ tục thông thường
1.1.1 Bất cập về việc phát hiện hành vi tham nhũng
Việc phát hiện hành vi tham nhũng là một trong những bước rất cần thiết để xác định và tiến hành quy trình xử lý kỷ luật đối với công chức Từ việc phân tích các phương thức phát hiện hành vi vi phạm đã được đề cập tại mục 3.1.1, nhóm tác giả nhận thấy một số vướng mắc trong công việc phát hiện hành vi tham nhũng như sau:
Hoạt động kiểm tra và tự kiểm tra vẫn chưa phát hiện hiệu quả hành vi tham nhũng Dù đây là biện pháp không chỉ để phát hiện mà còn phòng ngừa tham nhũng, song còn nhiều hạn chế khiến việc phát hiện từ nội bộ ít xảy ra.
Một là, thiếu vắng những quy định chi tiết về biện pháp kiểm tra và tự kiểm tra để phát hiện và xử lý tham nhũng trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức Mặc dù được ghi nhận trong Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 về công tác kiểm tra và tự kiểm tra tại Điều 55 và 56 nhưng chưa có một văn bản nào hướng dẫn chi tiết về trình tự, thủ tục của hoạt động kiểm tra và tự kiểm tra trong việc thực hiện nhiệm vụ nói chung và phát hiện tham nhũng nói riêng Trên thực tế, trong các báo cáo về kết quả thực hiện công tác phòng chống, tham nhũng, tiêu cực của các địa phương những năm gần đây, điển hình là báo cáo kết quả năm 2022-2023 hầu như đều không phát hiện tham nhũng hay dấu hiệu tham nhũng qua công tác này Một minh chứng cụ thể: Tại tỉnh Lạng Sơn trong kỳ báo cáo, qua hoạt động tự kiểm tra nội bộ chưa phát hiện vụ việc tham nhũng 61 Báo cáo không phát hiện tham nhũng nhưng thực tế tại địa phương này có phát hiện hành vi tham nhũng của các công chức, cụ thể là Toà án nhân dân tỉnh này đã xét xử hai công chức trong vụ án Giả mạo trong công tác, Đưa hối lộ và Nhận hối lộ xảy ra tại
59 Báo cáo số 410/BC-CP, ngày 12/10/2022 của Chính phủ về Công tác phòng, chống tham nhũng năm 2022
60 Nguyễn Văn Trí (2022), “Một số vấn đề pháp lý về các biện pháp phát hiện tham nhũng ở Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo về “Phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam - Những vấn đề pháp lý”, do Khoa Luật Hành chính - Nhà nước Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh tổ chức ngày 14/10/2022 tại Trường Đại học Luật TP.HCM, tr.157
61 Báo cáo số 599/BC-UBND, ngày 04/12/202 của UBND tỉnh Lạng Sơn về Công tác thanh tra; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022; phương hướng, nhiệm vụ năm 2023
Trung tâm đào tạo và sát hạch lái xe mô tô Trường An; Phòng khám đa khoa Lạng Sơn; Phòng khám đa khoa Xứ Lạng và Phòng Quản lý vận tải và phương tiện người lái, Sở Giao thông vận tải 62 Ngoài ra, Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội đánh giá là vẫn còn trường hợp các cơ quan thanh tra tại địa phương sau khi tiến hành thanh tra không phát hiện được vi phạm hoặc không chuyển vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra, chỉ đến khi Thanh tra Chính phủ hoặc cơ quan Ủy ban Kiểm tra tiến hành thanh tra, kiểm tra lại thì các vi phạm này mới được phát hiện để chuyển cho cơ quan điều tra Chủ nhiệm bà Lê Thị Nga nhận định: “công tác tự kiểm tra, tự phát hiện tham nhũng trong nội bộ chưa có nhiều chuyển biến, rất ít vụ việc, vụ án tham nhũng được phát hiện qua tự kiểm tra.” 63 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng “chưa phát hiện vụ việc tham nhũng” thông qua các đợt tự kiểm tra của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thể là do quy định của Luật cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) về xử lý kỷ luật công chức người đứng đầu cơ quan, tổ chức để xảy ra hành vi tham nhũng còn tồn động vài điểm bất hợp lý dẫn đến tình trạng bao che của địa phương
Trong trường hợp công chức là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đóng vai trò lãnh đạo, điều hành hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị Đồng nghĩa với việc họ có nhiệm vụ và quyền hạn cao nhất trong những hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị Bên cạnh việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước thì công chức là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị còn phải tuân thủ theo các nội quy, quy định của chính cơ quan, tổ chức, đơn vị của mình, đồng thời phải chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị do chính mình lãnh đạo, quản lý 64 Tại Điều 10 Luật cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) cũng quy định công chức là người đứng đầu có nghĩa vụ kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thi hành công vụ của cán bộ, công chức Ngoài ra, công chức là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải tích cực thực hiện các biện pháp phòng, chống quan liêu, tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và phải chịu trách nhiệm về việc để xảy ra quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, tổ chức, đơn vị Do đó, khi công chức là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra phát hiện nhiều hành vi tham nhũng trong nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị của mình quản lý thì người đó phải chịu trách nhiệm về việc để xảy ra tham nhũng này Điều này làm phát sinh ra hệ quả, công chức là người đứng đầu khi phát hiện có hành vi tham
62 Việt Bắc, “Xét xử 24 bị cáo trong đường dây làm giả giấy khám sức khỏe để thi sát hạch bằng lái xe”, Báo Công Lý, [https://congly.vn/xet-xu-24-bi-cao-trong-duong-day-lam-gia-giay-kham-suc-khoe-de-thi-sat-hach- bang-lai-xe-220247.html] (truy cập 31/8/2023)
63 Hải Triều , “Tự kiểm tra, tự phát hiện tham nhũng trong nội bộ “chậm chuyển biến””, Báo Công an,
[https://congan.com.vn/tin-chinh/tu-kiem-tra-tu-phat-hien-tham-nhung-trong-noi-bo-cham-chuyen- bien_139535.html] (truy cập 18/7/2023)
64 Điều 72 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 nhũng, tiêu cực thường có xu hướng “ngó lơ”, “đóng cửa bảo nhau” đối với các hành vi tham nhũng đó vì họ không muốn phải chịu trách nhiệm về việc để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mà họ quản lý
Ngoài ra, việc quy định công chức là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị vừa phải có trách nhiệm trong chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ nhằm ngăn chặn hành vi lạm quyền, nhũng nhiễu vừa phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra tham nhũng đều có mục đích riêng Nhà làm luật mong muốn người đứng đầu nhận thức rõ tầm quan trọng của công việc, trọng trách và tận tụy với nhiệm vụ, chức trách mà họ được giao Tuy nhiên, cơ sở để xử lý kỷ luật công chức là trên thực tế công chức phải có hành vi vi phạm Do đó, công chức là người đứng đầu phải chịu trách nhiệm khi có lỗi trong việc để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức đơn vị mình quản lý mà không có biện pháp ngăn chặn Điều này được Nghị định số 112/2020/NĐ-CP quy định tại điểm b khoản 3 Điều 9: “Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong phạm vi phụ trách mà không có biện pháp ngăn chặn” Như vậy, trường hợp người đứng đầu cơ quan để xảy ra hành vi tham nhũng trong lĩnh vực mình quản lý nhưng sau đó có thực hiện các biện pháp ngăn chặn thì được xử lý như thế nào? Trong trường hợp này, nhóm tác giả cho rằng nên xem xét loại trừ, miễn, giảm trách nhiệm pháp lý cho người đứng đầu đó như Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 Theo đó, những cơ sở để xem xét loại trừ, miễn, giảm trách nhiệm pháp lý cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong phạm vi mình quản lý bao gồm: không thể biết hoặc đã áp dụng các biện pháp cần thiết để phòng ngừa, ngăn chặn hành vi tham nhũng; đã áp dụng các biện pháp cần thiết để ngăn chặn, khắc phục hậu quả của hành vi tham nhũng hoặc đã chủ động, kịp thời phát hiện, báo cáo và xử lý tham nhũng theo quy định của pháp luật; chủ động xin từ chức trước khi cơ quan có thẩm quyền phát hiện, xử lý, trừ trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự 65 Tuy nhiên, Nghị định số 112/2020/NĐ-CP chưa quy định các cơ sở để xem xét loại trừ, miễn, giảm trách nhiệm pháp lý trên của Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018 là cơ sở để được xem xét loại trừ miễn, giảm trách nhiệm kỷ luật
Hai là, đối với công tác kiểm tra Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định hai hình thức kiểm tra tại Điều 57 là thường xuyên và đột xuất Đối với hình thức kiểm tra thường xuyên được tiến hành theo chương trình, kế hoạch và tập trung vào lĩnh vực, hoạt động dễ phát sinh tham nhũng Tuy nhiên chương trình, kế hoạch kiểm tra này được xây dựng như thế nào, áp dụng trong thời gian bao lâu, do ai xây dựng,… vẫn còn là vấn đề mà Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 “bỏ ngỏ” Đối với công tác tự kiểm tra, Luật không có quy định cụ thể về các hình thức tự kiểm tra, nội dung kiểm tra,
65 Khoản 3 Điều 73 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 thời gian tự kiểm tra (hàng tháng, hàng quý, nửa năm hay một năm 1 lần) mà chỉ đơn thuần là trao cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức đơn vị nhà nước quyền “chủ động tổ chức kiểm tra” 66 Người đứng đầu cơ quan, đơn vị thường không tự mình kiểm tra một cách đơn phương mà phải có sự tư vấn, tham mưu, hỗ trợ của các thành viên khác trong cơ quan, đơn vị Từ đó, có thể thấy được công tác phát hiện hành vi tham nhũng thông qua phương thức này còn tồn đọng một số bất cập cần được sửa đổi, bổ sung và có hướng dẫn cụ thể hơn
Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về
về quy trình xử lý kỷ luật đối với công chức thực hiện hành vi tham nhũng
2.1 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử lý kỷ luật
Từ việc phân tích những bất cập trên, pháp luật về xử lý kỷ luật công chức thực hiện hành vi tham nhũng nên được sửa đổi, bổ sung ở những điểm vướng mắc sau:
2.1.1 Hoàn thiện quy định pháp luật về phát hiện hành vi tham nhũng
Thứ nhất, đối với hình thức kiểm tra thường xuyên được tiến hành theo chương trình, kế hoạch và tập trung vào lĩnh vực, hoạt động dễ phát sinh tham nhũng Tuy nhiên chương trình, kế hoạch kiểm tra này được xây dựng như thế nào, áp dụng trong thời gian bao lâu, do ai xây dựng,… vẫn còn là vấn đề mà Luật Phòng, chống tham nhũng năm
2018 “bỏ ngỏ” Còn đối với công tác tự kiểm tra, luật không có quy định cụ thể về các hình thức tự kiểm tra mà chỉ đơn thuần là trao cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức đơn vị nhà nước quyền “chủ động tổ chức kiểm tra” Do đó, cần có những quy định chi tiết về các chương trình, kế hoạch của biện pháp kiểm tra và quy định cụ thể các hình thức tự kiểm tra để phát hiện và xử lý tham nhũng trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị Nhất là đối với hoạt động tự kiểm tra trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị Quy định như vậy sẽ dễ dàng nắm bắt và nhận diện hành vi để đưa ra các hình thức kỷ luật tương ứng Đồng thời, nếu phát hiện hành vi vi phạm của công chức thì chủ thể xử lý kỷ luật sẽ dễ căn cứ vào cơ sở pháp lý để tiến hành xử lý kỷ luật
Để hạn chế tình trạng bảo che và trốn tránh trách nhiệm, Nghị định 112/2020/NĐ-CP tiếp nối Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 về việc miễn, giảm trách nhiệm pháp lý cho người đứng đầu có thẩm quyền phát hiện và xử lý tham nhũng trong phạm vi quản lý, tạo điều kiện thuận lợi cho họ tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng hiệu quả hơn.
2018 làm cơ sở để miễn, giảm trách nhiệm kỷ luật
Thứ hai, như đã trình bày ở trên tại Điều 60 Luật Phòng, chống tham nhũng năm
2018 về vấn đề phát hiện ra các hành vi vi phạm pháp luật của công chức tham nhũng qua hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát còn rất ít, do việc xây dựng kế hoạch thanh tra hằng năm, việc tiến hành cuộc thanh tra theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước, áp dụng biện pháp trong quá trình thanh tra và xử lý kết luận thanh tra còn phụ thuộc nhiều vào ý chí của cơ quan quản lý nhà nước Việc này làm giảm khả năng phát hiện tham nhũng thông qua phương thức này Để khắc phục tình trạng này cần sớm bảo đảm tổ chức, hoạt động thanh tra, trao cho cơ quan Thanh tra những quyền hạn riêng biệt, xây dựng kế hoạch và quá trình triển khai cuộc điều tra, xử lý sau thanh tra cần được độc lập hơn so với việc phải dựa vào Thủ trưởng cơ quan quản lý như hiện nay Bên cạnh đó, Điều 62 Luật này cũng không đề cập đến thời hạn cụ thể mà người ra quyết định thanh tra, người ra quyết định kiểm toán phải hoàn thành việc chuyển hồ sơ, kiến nghị Cơ quan điều tra xem xét và thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát nhân dân Đồng thời, đối với trường hợp thứ hai, Luật này cũng không quy định rõ thời hạn mà chủ thể có thẩm quyền xử lý phải xử lý vụ việc và thông báo kết quả xử lý Do đó, trong lần sửa đổi bổ sung Luật Thanh tra sắp tới đây đang được Quốc hội xem xét thảo luận để thông qua và sửa đổi Luật Phòng, chống tham nhũng, cần thiết phải quy định chặt chẽ, rõ ràng về thời hạn mà thanh tra, người ra quyết định phải hoàn thành việc chuyển hồ sơ, kiến nghị và thời hạn mà chủ thể có thẩm quyền xử lý phải xử lý vụ việc và thông báo kết quả xử lý nhằm đốc thúc quá trình xử lý kỷ luật đối với công chức có hành vi tham nhũng
Thứ ba, hoàn thiện các quy định tố cáo và giải quyết tố cáo hành vi tham nhũng Thực tế cho thấy, những người tham nhũng chủ yếu là người có chức vụ quyền hạn, nên những người dưới quyền hoặc phát hiện họ có hành vi tham nhũng, muốn tố cáo rất e ngại, sợ bị trả thù người muốn tố cáo thường sẽ có tâm lý e ngại, dè chừng Vì thế, cần ban hành quy định về việc bảo vệ người tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí được quy định trong Thông tư 145/2020/TT-BCA một cách cụ thể hơn Có thể thấy những quy định hiện nay còn chung chung, định tính, chưa mang tính định lượng Về những quy định liên quan đến vấn đề nguồn kinh phí, nhân lực, cơ sở vật chất để bảo vệ cho người tố cáo chưa được quy định cụ thể Cơ quan có thẩm quyền cần xem xét, bổ sung thêm các quy định về những vấn đề nêu trêu nhằm bảo vệ được người tố cáo và áp dụng được phương thức phát hiện tham nhũng này trên thực tế, nâng cao tính hiệu quả trong công cuộc phòng, chống tham nhũng ở nước ta
Thứ tư, hoàn thiện pháp luật về quy định đối với “người khởi xướng” xử lý kỷ luật đối với công chức vi phạm không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu Như đã đề cập ở tiểu mục 1.1.1 của chương II, theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP thì thời hạn xử lý kỷ luật công chức sẽ bắt đầu từ thời điểm người đứng đầu khởi xướng việc xử lý kỷ luật bằng việc ban hành thông báo về việc xem xét xử lý kỷ luật Như vậy, quy định này vô hình chung đã đẩy “quả bóng trách nhiệm” lên người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu của công chức, đồng nghĩa với việc, nếu người đứng đầu không thông báo về việc xử lý kỷ luật thì việc xử lý kỷ luật công chức có thể không được thực hiện nhanh chóng, kịp thời và thời gian xử lý kỷ luật có thể kéo dài hơn mức cần thiết Vậy nên, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung thêm quy định về thời hạn mà người đứng đầu phải ra thông báo về việc xử lý kỷ luật và cách giải quyết tương ứng nếu quá thời hạn quy định mà người đứng đầu chưa ra thông báo về việc này Từ đó, nhằm thúc đẩy quá trình xử lý kỷ luật công chức một cách nhanh chóng, kịp thời và có hiệu quả hơn, giúp làm giảm sức ép quá tải lên người đứng đầu, lãnh đạo của cơ quan, tổ chứ,c đơn vị, góp phần làm cho việc ra thông báo xử lý kỷ luật không còn là “cái cớ” để “những ông to, bà lớn” chậm trễ việc xử lý kỷ luật đối với những vi phạm của công chức
Thứ năm, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 cần ghi nhận biện pháp phát hiện tham nhũng thông qua hoạt động giám sát của MTTQ Việt Nam và Ban Thanh tra nhân dân để đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, tránh tình trạng chồng chéo giữa các Luật và quy định với nhau Tham nhũng là kẻ thù của nhân dân, xâm hại nghiêm trọng đến quyền lợi, lợi ích của nhân dân nên với trách nhiệm đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích của nhân dân, MTTQ Việt Nam phải tham gia quyết liệt vào công cuộc phòng, chống tham nhũng 105 Cùng với đó là sự phối hợp của nhân dân, các tổ chức thành viên, vào các hình thức giám sát, phát huy dân chủ ở cơ sở như Ban thanh tra nhân dân Do đó, cần thiết phải ghi nhận các biện pháp phát hiện tham nhũng thông qua giám sát xã hội của MTTQ Việt Nam và Ban Thanh tra nhân dân trong Luật Phòng, chống tham nhũng
Thứ sáu, pháp luật cần có quy định về chuyển hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng khi xét thấy vụ việc có dấu hiệu cấu thành tội phạm nhằm nâng cao trách nhiệm của người có thẩm quyền và hạn chế tình trạng giữ vụ vi phạm để xử lý kỷ luật nhẹ hơn mà không chuyển vụ vi phạm cho cơ quan, người có thẩm quyền tố tụng từ đó khắc phục tình trạng xử lý kỷ luật trước xử lý hình sự Nhóm tác giả đề xuất hướng xử lý như sau:
Nghị định số 112/2020/NĐ-CP cần tiếp thu quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 về trách nhiệm chuyển hồ sơ cho cơ quan tố tụng hình sự khi phát hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm Việc này nhằm hạn chế xử lý kỷ luật sai và tình trạng phải hủy quyết định xử lý kỷ luật khi có kết quả xét xử của tòa án ảnh hưởng đến hình thức xử lý kỷ luật đã ban hành trước đó.
“Khi phát hiện hành vi tham nhũng, nếu xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm, thì người có thẩm quyền xử lý kỷ luật phải chuyển ngay hồ sơ vụ cho cơ quan, tổ chức
105 Phúc Hằng, “Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong phòng chống tham nhũng”, Báo Tin tức, [https://baotintuc.vn/chinh-tri/phat-huy-vai-tro-cua-mat-tran-to-quoc-viet-nam-trong-phong-chong-tham-nhung-20171218193756508.htm], (truy cập ngày 03/8/2023) có thẩm quyền để tiến hành điều tra, truy tố, xét xử” “Trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật, nếu hành vi vi phạm được phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì người có thẩm quyền xử lý kỷ luật phải ra quyết định tạm đình chỉ xử lý kỷ luật và phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự Trường hợp đã ban hành quyết định xử lý kỷ luật hoặc đã thi hành xong quyết định kỷ luật mà cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có quyết định khởi tố vụ án và bản án đã có hiệu lực của Toà án làm thay đổi hình thức xử lý kỷ luật công chức thì người có thẩm quyền xử lý kỷ luật phải huỷ bỏ quyết định xử lý kỷ luật trước đó và tiến hành xử lý kỷ luật lại đối với công chức Nếu bản án đã có hiệu lực của Toà án không làm thay đổi đến hình thức xử lý kỷ luật công chức thì người có thẩm quyền không cần ban hành quyết định huỷ quyết định xử lý kỷ luật công chức”
2.1.2 Hoàn thiện quy định pháp luật về Hội đồng xử lý kỷ luật
Thứ nhất, khoản 4 Điều 28 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP cho phép cha chồng, mẹ chồng, cha vợ, mẹ vợ tham gia Hội đồng xử lý kỷ luật là chưa đảm bảo được tính khách quan trọng quá trình xem xét, đánh giá về hành vi vi phạm của công chức Như vậy, cần phải bổ sung quy định không cho phép cha vợ, mẹ vợ, cha chồng, mẹ chồng được tham gia Hội đồng xử lý kỷ luật công chức vi phạm Như vậy, các chủ thể không được tham gia Hội đồng kỷ luật tại khoản 4 Điều 28 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP có thể được sửa đổi, bổ sung bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, cha chồng, mẹ chồng, cha vợ, mẹ vợ, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu hoặc người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến hành vi vi phạm của công chức bị xem xét xử lý kỷ luật
Thứ hai, nguyên tắc Hội đồng kỷ luật họp khi đủ 3 thành viên không đảm bảo tính khách quan, công bằng trong xử lý kỷ luật Cần quy định "Hội đồng kỷ luật chỉ họp khi có đầy đủ các thành viên" để đảm bảo kết quả kỷ luật khách quan và công bằng Ngoài ra, để tránh trường hợp bỏ phiếu ngang nhau, có thể quy định Quyết định kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật thuộc về phiếu đồng ý của Chủ tịch Hội đồng.
Thứ ba, đối với “trường hợp nhiều công chức trong cùng cơ quan, tổ chức, đơn vị có hành vi vi phạm thì Hội đồng kỷ luật họp để tiến hành xem xét xử lý kỷ luật đối với từng công chức” thì chưa quy định cụ thể, rõ ràng dẫn đến cách hiểu và áp dụng khác nhau Nhằm bảo đảm tính hợp pháp và hợp lý trong xử lý kỷ luật công chức, cần sửa đổi quy định này theo hướng minh thị là phải thành lập Hội đồng kỷ luật riêng cho từng công chức vi phạm 106 Như vậy, cần bổ sung khoản 3 Điều 29 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP như sau: “Hội đồng kỷ luật sẽ được thành lập riêng để xử lý kỷ luật từng công chức trong trường hợp nhiều công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị có cùng hành vi vi phạm”