Lí do chọn đề tài Chế định thừa kế là một trong những chế định đặc biệt quan trọng trong pháp luật dân sự nên trong bất kỳ Bộ luật dân sự nào, chế định thừa kế luôn chiếm vị trí trọng tâ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ
BÀI TẬP LỚN PHÁP LUẬT VIỆT NAM ĐẠI CƯƠNG
CHỦ ĐỀ 2DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ
THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015
Giáo viên hướng dẫn: Cao Hồng Quân
Nhóm 7
Trang 2THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 7, NĂM 2022
Trang 3ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ
BÀI TẬP LỚN PHÁP LUẬT VIỆT NAM ĐẠI CƯƠNG
CHỦ ĐỀ 2DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ
THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015
Giáo viên hướng dẫn: Cao Hồng Quân
Nhóm 7
Trang 4THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 7, NĂM 2022
BÁO CÁO PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ KẾT QUẢ
THỰC HIỆN ĐỀ TÀI CỦA TỪNG THÀNH VIÊN NHÓM 7
1 Nguyễn Trung Kiên 2110294
- Làm phần Mở đầu, Kếtluận, Mục lục, hoàn thiệnbài báo cáo
- Kiểm tra và góp ý chấtlượng các phần nội dungchương 1 và chương 2
2 Lê Quốc Kiệt 2111596
- Làm nội dung chương 1(1.1, 1.2.1)
- Tìm kiếm tư liệu thamkhảo
3 Phan Đăng Khoa 2113768
- Làm nội dung chương 1(1.2.2, 1.3)
- Tìm kiếm tư liệu thamkhảo
4 Phạm Nguyễn Anh
- Làm nội dung chương 2
- Tìm kiếm tư liệu thamkhảo
5 Dương Anh Kiệt 2113832
- Làm nội dung chương 2
- Tìm kiếm tư liệu thamkhảo
Trang 5Nguyễn Trung Kiên
Trang 6MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Nhiệm vụ của đề tài 2
3 Bố cục tổng quát của đề tài 2
PHẦN NỘI DUNG 4
CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ 4
THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015 4
1.1 Một số vấn đề lý luận về diện và hàng thừa kế theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 4
1.1.1 Khái niệm về thừa kế theo pháp luật 4
1.1.2 Khái niệm về diện và hàng thừa kế 4
1.1.2.1 Khái niệm về diện thừa kế 4
1.1.2.2 Khái niệm về hàng thừa kế 4
1.2 Quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 về diện và hàng thừa kế 4
1.2.1 Quy định về diện thừa kế 4
1.2.1.1 Diện thừa kế xét theo quan hệ huyết thống 4
1.2.1.2 Diện thừa kế xét theo quan hệ hôn nhân 5
1.2.1.3 Diện thừa kế xét theo quan hệ nuôi dưỡng 5
1.2.2 Quy định về hàng thừa kế 5
1.2.2.1 Quy định về hàng thừa kế thứ nhất 5
1.2.2.2 Quy định về hàng thừa kế thứ hai 5
1.2.2.3 Quy định về hàng thừa kế thứ ba 6
1.2.3 Quy định của pháp luật về thừa kế kế vị 7
1.3 Ý nghĩa của việc phân định hàng thừa kế 7
Trang 7CHƯƠNG II DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015- TỪ THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP ĐẾN KIẾN NGHỊ
HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT 8
2.1 Bản án 1 8
2.1.1 Quan điểm của các cấp Tòa án xét xử vụ việc 8
2.1.2 Quan điểm của nhóm nghiên cứu về tranh chấp 9
2.2 Bản án 2 11
2.2.1 Quan điểm của các cấp Tòa án xét xử vụ việc 11
2.2.2 Quan điểm của nhóm nghiên cứu về tranh chấp 12
2.3 Bản án 3 14
2.3.1 Quan điểm của các cấp Tòa án xét xử vụ việc 15
2.3.2 Quan điểm của nhóm nghiên cứu về tranh chấp 15
2.4 Bất cập và kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành 17
Trang 8PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Chế định thừa kế là một trong những chế định đặc biệt quan trọng trong pháp luật dân
sự nên trong bất kỳ Bộ luật dân sự nào, chế định thừa kế luôn chiếm vị trí trọng tâm.Ngay trong Hiến pháp - đạo luật gốc của hệ thống pháp luật Việt Nam, thừa kế được ghinhận là một quyền cơ bản của công dân Tại Điều 19 Hiến pháp năm 1959 quy định "Nhànước chiếu theo pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản tư hữu của công dân" Tiếp đó,Điều 27 Hiến pháp năm 1980 đã có sự kế thừa và sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn "…Pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản của công dân" Trải qua quá trình phát triển, Hiếnpháp năm 1992 tiếp tục ghi nhận và khẳng định "…Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợppháp và quyền thừa kế của công dân" (Điều 58) Trên tinh thần của Hiến pháp năm 1992
và kế thừa quy định của Bộ luật dân sự năm 1995, chế định thừa kế được ghi nhận trong
Bộ luật dân sự năm 2005 đã có sự thay đổi tích cực, phù hợp với sự phát triển của xã hội
và mang tính khả thi hơn Và sau đó, Bộ luật dân sự năm 2015 trên cơ sở kế thừa nhữngquy định của chế định thừa kế trong Bộ luật dân sự năm 2005 cũng đã có rất nhiều sửađổi, bổ sung mới trên tinh thần tạo nên sự phù hợp giữa quy định pháp luật với thực tiễnkhách quan về vấn đề này Về cơ bản, quy định pháp luật về thừa kế của Việt Nam cũngnhư của các quốc gia khác trên thế giới đều ghi nhận có hai hình thức thừa kế: thừa kếtheo di chúc và thừa kế theo pháp luật Trên thực tế thói quen lập di chúc của người ViệtNam vẫn chưa phổ biến do còn coi trọng các phong tục, tập quán, tình cảm giữa cha con,
vợ chồng, anh em… Bên cạnh đó, có rất nhiều trường hợp lập di chúc nhưng bản di chúcnày lại không có giá trị pháp lý vì không đáp ứng các điều kiện theo quy định của phápluật, chẳng hạn như vi phạm về chủ thể lập di chúc, hình thức di chúc, nội dung di chúc
Do đó, phần lớn các vụ việc thừa kế ở Việt Nam được giải quyết theo quy định về thừa kếtheo pháp luật Trong quá trình xã hội hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, Việt Nam
đã thực sự chuyển mình và có những thay đổi toàn diện và sâu sắc về mọi mặt của đờisống Theo đó, tài sản thuộc sở hữu cá nhân ngày càng đa dạng, phong phú cả về giá trị,
số lượng, chủng loại, trong đó không phải tài sản nào pháp luật cũng có quy phạm điềuchỉnh hay có thể dự liệu hết được Vấn đề thừa kế di sản cũng từ đó mà nảy sinh nhiều
1
Trang 9dạng tranh chấp phức tạp Thực tiễn giải quyết các vụ án về tranh chấp thừa kế gặp phảikhông ít khó khăn, thậm chí phải xét xử nhiều lần ở nhiều cấp xét xử khác nhau gây tốnkém cả về thời gian và chi phí Bộ luật dân sự năm 2015 mới có hiệu lực từ 01/01/2017,nhóm tác giả thiết nghĩ việc nghiên cứu về những cơ sở lý luận cũng như cơ sở thực tiễncủa vấn đề thừa kế theo pháp luật, qua đó đưa ra những đánh giá và kiến nghị hoàn thiệnquy định pháp luật hiện hành về nội dung này, tạo cơ sở pháp lý vững chắc hơn cho côngtác áp dụng pháp luật của tòa án trong giải quyết các tranh chấp về thừa kế theo pháp luậtvẫn luôn là một việc làm cần thiết và đáng được quan tâm, coi trọng Do đó luận ánnghiên cứu và đề xuất các giải pháp mới nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hơn nữahiệu quả áp dụng pháp luật về thừa kế theo pháp luật Từ những lí do trên, nhóm tác giả
thực hiện việc nghiên cứu đề tài “Diện và hàng thừa kế theo quy định của Bộ luật dân
sự năm 2015” cho Bài tập lớn trong chương trình học môn Pháp luật Việt Nam Đại
cương
2 Nhiệm vụ của đề tài
Một là, làm rõ những vấn đề lý luận chung về quyền thừa kế, thừa kế theo pháp luật
theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 Đặc biệt làm rõ những trường hợp được chiathừa kế theo pháp luật
Hai là, làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về diện và hàng thừa kế.
Ba là, làm rõ từng căn cứ để trở thành người thừa kế theo hàng thứ nhất, hàng thứ hai,
hàng thứ ba theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015
Bốn là, phân tích để làm sáng tỏ ý nghĩa của pháp luật trong việc phân định thành
hàng thừa kế
Năm là, nhận xét vấn đề từ góc độ thực tiễn, phát hiện những bất cập và đưa ra kiến
nghị hoàn thiện pháp luật dân sự về chế định diện và hàng thừa kế
3 Bố cục tổng quát của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của chuyên đề được chia làm chương:
Chương I: Khái quát chung về diện và hàng thừa kế theo quy định của Bộ luật dân
sự năm 2015
2
Trang 10Chương II: Diện và hàng thừa kế theo Bộ luật dân sự năm 2015 – Từ thực tiễn giải
quyết các tranh chấp đến kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật
3
Trang 11PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015
1.1 Một số vấn đề lý luận về diện và hàng thừa kế theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015
1.1.1 Khái niệm về thừa kế theo pháp luật:
- Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không
có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản
- Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng trong các trường hợp sau:
- Phần di sản không được định đoạt trong di chúc
- Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực phápluật
4
Trang 12- Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họkhông có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùngthời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng
di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
1.1.2 Khái niệm về diện và hàng thừa kế
1.1.2.1 Khái niệm về diện thừa kế
Diện những người thừa kế là phạm vi những người có quyền hưởng di sản thừa
kế của người chết theo quy định của pháp luật Diện những người thừa kế được xác địnhdựa trên 3 mối quan hệ với người để lại di sản: quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống vàquan hệ nuôi dưỡng
1.1.2.2.Khái niệm về hàng thừa kế
Hàng thừa kế là những nhóm, người thừa kế được pháp luật xếp trong cùng một hàng.Việc chia hàng thừa kế có ý nghĩa thiết thực, đảm bảo để những người thừa kế cùng hàngđược hưởng phần di sản ngang nhau Những người ở hàng sau chỉ được hưởng nếu khôngcòn ai ở hàng thừa kế trước đó, hoặc do không còn quyền thừa hưởng tài sản, hoặc bị trụcxuất, hoặc từ chối nhận thừa kế
Hàng thừa kế được pháp luật áp dụng vào các trường hợp di chúc không hợppháp (bị làm giả, chỉnh sửa, người lập di chúc bị ép viết hoặc ký di chúc) Vì khi dichúc có vấn đề, mâu thuẫn giữa những người thân trong gia đình với nhau sẽ càngtrở nên gay gắt Thậm chí kéo dài việc kiện tụng lên đến 10 năm, 20 năm…Bêncạnh đó, một số trường hợp đặc biệt như con riêng của người lập di chúc đột ngộtxuất hiện Hoặc những người thuộc hàng thừa kế theo quy định của pháp luậtkhông có tên trong di chúc như ( bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, em, ông, bà, cháu,chắt…) do có mâu thuẫn với người lập di chúc.Trong những trường hợp đó, để giảiquyết tranh chấp tài sản thừa kế thì phải tiến phân chia tài sản theo pháp luật màhàng thừa kế được xem như công cụ để dựa vào đó phân chia tàu sản một cáchcông bằng và hợp lí
5
Trang 13Từ trước đến nay hàng thừa kế đã trải qua nhiều lần sửa chữa và bổ sung đểphát triển và ngày càng hoàn thiện hơn:
- Trước năm 1945: là thời kì trọng nam khinh nữ không chú trọng quyền thừa
kế của con gái mà chỉ quan tâm lợi ích của con trai “Nếu có mệnh lệnh của cha mẹ, phải theo đúng Vi phạm điều này sẽ mất phần của mình"
- Từ 1945 đến 1959
1.2 Quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 về diện và hàng thừa kế
1.2.1 Quy định về diện thừa kế:
Diện thừa kế là những người có quyền được hưởng di sản thừa kế theo các quyđịnh của pháp luật Pháp luật căn cứ vào quan hệ giữa họ và người đã mất dựa trêncác yếu tố sau:
- Quan hệ hôn nhân: phải xuất phát từ việc đăng ký kết hôn theo quy định củapháp luật và tại thời điểm người đó mất vẫn tồn tại quan hệ hôn nhân;
- Quan hệ huyết thống: là mối quan hệ họ hàng, cùng chung dòng máu;
- Quan hệ nuôi dưỡng: cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi của người mất
1.2.1.1 Diện thừa kế xét theo quan hệ huyết thống
(CSPL: Điều 651 BLDS 2015)
Quan hệ huyết thống là quan hệ giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ(Những người cùng dòng máu về trực hệ là cha, mẹ đối với con; ông bà đối với cháu nội
6
Trang 14Pháp luật về hôn nhân và gia đình bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của những người
là căn cứ quan trọng để xác định diện thừa kế theo quy định của pháp luật
1.2.1.2 Diện thừa kế xét theo quan hệ hôn nhân
(CSPL: Điều 651 BLDS 2015)
Xuất phát từ việc kết hôn hợp pháp giữa vợ và chồng (Theo luật hôn nhân và giađình) Việc kết hôn chỉ được công nhận là hợp pháp khi tuân thủ đúng quy định về điều
của các gia đình - các tế bào của xã hội nên quan hệ hôn nhân luôn được pháp luật coitrọng và bảo vệ Việc ghi nhận và bảo vệ cho vợ chồng thuộc diện thừa kế pháp luật củanhau có vai trò duy trì quan hệ tình cảm đồng thời tạo cơ sở tiếp tục duy trì cuộc sống giađình
1.2.1.3 Diện thừa kế xét theo quan hệ nuôi dưỡng
( CSPL: Điều 653, Điều 654 BLDS 2015)
Theo quy định của pháp luật thì con nuôi thuộc diện thừa kế theo pháp luật của bố mẹnuôi và ngược lại Quyền thừa giữa cha mẹ nuôi và con nuôi chỉ được bảo vệ khi có đăng
kế trong một số trường hợp cũng thuộc diện thừa kế pháp luật của nhau (Điều 654 Bộ luậtdân sự) Quan hệ nuôi dưỡng là thể hiện nghĩa vụ chăm sóc lẫn nhau, nuôi dưỡng nhaugiữa những người thân thuộc giữa những người thân thuộc theo quy định của pháp luật.Những quyền lợi và nghĩa vụ trong quan hệ thừa kế giữa con nuôi với cha mẹ nuôi đượcxác định như giữa cha mẹ đẻ với con đẻ
1.2.2 Quy định về hàng thừa kế
1.2.2.1 Quy định về hàng thừa kế thứ nhất
(CSPL: Điểm a Khoản 1 Điều 651, Điều 653, Điều 654, Điều 655 BLDS 2015; Thông
tư số 81/TANDTC ngày 24/7/1981 quy định về hàng thừa kế; Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990).
Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, conruột, con nuôi của người chết
7
Trang 15Một là, quan hệ thừa kế giữa vợ và chồng Khi một trong hai người mất đi thì ngườicòn lại sẽ được hưởng di sản thừa kế.
Hai là, quan hệ thừa kế giữa cha đẻ, mẹ đẻ - con đẻ: Con đẻ được thừa hưởng di
sản của bố, mẹ đẻ và ngược lại Bố mẹ có trách nhiệm và bổn phận nuôi dạy con cái,con cái có nghĩa vụ phải nuôi dưỡng và chăm sóc bố, mẹ lúc đau yếu Bên cạnh đó tạikhoản 2 điều 68 bộ Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì con ngoài giá thú cũng cóquyền và nghĩa vụ với bố mẹ như con trong giá thú Do vậy nếu bố mẹ mất thì conngoài giá thú cũng được hưởng thừa kế nếu không thuộc các trường hợp bị truấtquyền thừa hưởng hoặc từ chối nhận thừa hưởng
Ba là, quan hệ thừa kế giữa cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi: con nuôi và cha nuôi,
mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau Người được nhận nuôi phải được pháp luậtcông nhận Cha nuôi, mẹ nuôi và con nuôi phải đáp ứng đủ điều kiện có quan hệchăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha mẹ đẻ, con đẻ thì được thừa kế di sản của nhau.Bốn là, quan hệ thừa kế giữa con riêng với bố dượng, mẹ kế: con riêng cũng cóquyền và nghĩa vụ như những đứa con khác do đó con riêng vẫn có quyền được chia
di sản theo quy định của pháp luật Trong trường hợp trong di chúc xác định rõ khôngcho con riêng nhưng người con riêng ấy không có khả năng lao động thì pháp luật chongười con riêng đó được hưởng 2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật
1.2.2.2 Quy định về hàng thừa kế thứ hai
(CSPL: Điểm b Khoản 1 Điều 651 BLDS 2015, Thông tư số 81/TANDTC ngày 24/7/1981 quy định về hàng thừa kế, Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990).
Một là, quan hệ thừa kế giữa ông nội, bà nội với cháu nội, giữa ông ngoại bàngoại với cháu ngoại và ngược lại Ông bà nội là người sinh ra cha của cháu Ông bàngoại là người sinh ra mẹ của cháu Nếu cháu ruột chết thì ông bà nội, ông bà ngoại lànhững người ở hàng thừa kế thứ 2 của cháu và ngược lại.Những người ở hàng thừa kế thứ
2 chỉ có khả năng được hưởng di sản thừa kế khi không còn ai ở hàng thừa kế thứ nhất(vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết), do những
8
Trang 16người này hoặc đã chết, hoặc không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sảnhoặc từ chối nhận di sản.
Hai là, quan hệ thừa kế giữa anh ruột chị ruột với em ruột và ngược lại Anh chị
em ruột là hàng thừa kế thứ 2 của nhau Anh,chị,em ruột có thể cùng cha mẹ, cùng mẹ,cùng cha Do vậy , không cần phân biệt con trong giá thú hay con ngoài giá thú, nếuanh,chị ruột chết trước em ruột thì em ruột được hưởng thừa kế của anh chị ruột và ngượclại Con riêng của vợ, con riêng của chồng không phải là chị em ruột của nhau Con nuôicủa một người không đương nhiên trở thành anh, chị, em của con đẻ người đó.Do đó connuôi và con đẻ của một người không phải là người thừa kế hàng thứ 2 của nhau Ngườilàm con nuôi người khác vẫn được hưởng thừa kế hàng thứ 2 của anh ,chị,em ruột mình.Người có anh, chị, em ruột làm con nuôi người khác vẫn là người thừa kế hàng thứ 2 củangười đã làm con nuôi người khác đó
1.2.2.3 Quy định về hàng thừa kế thứ ba
(CSPL: Điểm c Khoản 1 Điều 651, Thông tư số 81/TANDTC ngày 24/7/1981 quy định về hàng thừa kế, Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990).
Một là, quan hệ giữa cụ nội với chắt nội, giữa cụ ngoại với chắt ngoại và ngược
lại Trong trường hợp cụ nội , cụ ngoại mất không có người thừa kế là con, cháu hoặc có
người thừa kế nhưng họ đều từ chối hoặc bị truất quyền thừa kế thì chắt sẽ hưởng di sảncủa cụ Cụ nội là người sinh ra ông hoặc bà nội của người đó , cụ ngoại là sinh ra ônghoặc bà ngoại của người đó
Hai là, quan hệ thừa kế giữa bác ruột, cô ruột, dì ruột, chú ruột, cậu ruột với
cháu ruột và ngược lại Bác ruột,cô ruột,dì ruột, chú ruột, cậu ruột, là anh ,chị, em ruột
với ba hoặc mẹ của cháu Khi cháu ruột chết , anh chị em ruột của bố hoặc mẹ là nhữngngười hàng thừa kế thứ 3 của cháu ruột và ngược lại
1.2.3 Quy định của pháp luật về thừa kế kế vị
1.3 Ý nghĩa của việc phân định hàng thừa kế
9