Trong khi đó, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007 sửa đổi, bổ sung năm 2018 quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản ph
Các khái niệm về bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây
Khái niệm sản phẩm có khuyết tật
"Sản phẩm" là một khái niệm đa nghĩa, tùy thuộc vào lĩnh vực Trong triết lý Marketing, sản phẩm được hiểu là mọi thứ có thể đáp ứng nhu cầu hoặc mong muốn của khách hàng, được đưa ra thị trường với mục tiêu thu hút mua sắm, sử dụng hoặc tiêu dùng.
Có thể thấy, sản phẩm theo quan điểm Marketing được hiểu ở phạm vi rộng khi cho rằng sản phẩm là những yếu tố có thể thỏa mãn nhu cầu hay ước muốn được đưa ra chào bán trên thị trường Theo định nghĩa nêu trên thì sản phẩm không chỉ tồn tại ở hình thức vật chất cụ thể mà còn có thể bao gồm cả dịch vụ
Về mặt pháp lý, một số quốc gia trên thế giới đã đưa ra định nghĩa “sản phẩm” trong chế định trách nhiệm sản phẩm, chẳng hạn tại Điều 1245-2 Bộ luật Dân sự (sau đây gọi tắt là BLDS) Pháp quy định: “Sản phẩm là mọi động sản, kể cả các động sản gắn với một bất động sản, bao gồm cả các sản phẩm của đất, chăn nuôi, săn bắn, đánh bắt Điện được coi là một sản phẩm.” 2 Việc không giới hạn sản phẩm khi quy định “sản phẩm là mọi động sản” đã cho thấy phạm vi của sản phẩm theo pháp luật Cộng hòa Pháp là không giới hạn, có trường hợp từng được ghi nhận cả sản phẩm từ cơ thể người, điển hình như máu cũng được xem là sản phẩm 3 Quy định này cũng tương đồng với pháp luật Cộng hòa liên bang Đức, tại Mục 2 Luật Trách nhiệm sản phẩm Đức năm 1989 sửa đổi năm 2017, quy định rằng sản phẩm là “tất cả các động sản, mặc dù được kết hợp vào động sản khác hoặc thành bất động sản, bao gồm điện
1 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2013), Giáo trình Marketing căn bản (tái bản lần thứ tư), Trần Minh Đạo (Chủ biên), Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, tr 234
2 Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam (2018), Bản dịch Bộ luật Dân sự Pháp, tr 283
Vào đầu những năm 1980 tại Pháp, một vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại đã diễn ra liên quan đến sản phẩm máu nhiễm virus AIDS, ảnh hưởng đến những bệnh nhân mắc bệnh máu khó đông và viêm gan Sự kiện này được ghi nhận trong bài báo "Affaire du sang contaminé : résumé et chiffres du scandale" của Dạanée Tisserand (https://www.linternaute.fr/actualite/guide-histoire/2653960-affaire-du-sang-contamine-resume-et-chiffres- du-scandale/) Ngoài ra, một bệnh nhân khác tại Pháp cũng bị nhiễm virus viêm gan C do truyền máu vào năm…
1979, sau hơn 40 năm đã được Tòa án tuyên bố bồi thường Xem thêm tại: Romain Lecompte, “Sang contaminé à Rennes : 41 ans plus tard, l’État doit verser 183 000 € à sa famille”, [https://www.ouest- france.fr/bretagne/rennes-35000/sang-contamine-a-rennes-41-ans-plus-tard-l-etat-doit-verser-183-000-a-sa- famille-13003ba0-8d50-11eb-9743-bd7a58eda4bc#], truy cập ngày 02/4/2023 năng” 4 Tương tự, tại Mục 4 Luật Trách nhiệm sản phẩm Thái Lan năm 2008 cũng quy định sản phẩm với phạm vi rộng, cụ thể sản phẩm là “bất kỳ loại động sản được sản xuất hoặc nhập khẩu để bán bao gồm các sản phẩm nông nghiệp và điện, ngoại trừ các sản phẩm được chỉ định trong Quy định của Bộ trưởng” 5 Trong đó, sản phẩm nông nghiệp là tất cả các sản phẩm bất kỳ của ngành nông nghiệp, điển hình như sản phẩm được sản xuất từ hoạt động trồng trọt, làm vườn, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, nuôi tằm, côn trùng, trồng nấm, ngoại trừ các sản phẩm tự nhiên Hoặc, Luật Quyền của người tiêu dùng Vương quốc Anh năm 2015 đưa ra khái niệm sản phẩm theo hướng liệt kê, theo đó sản phẩm có nghĩa là: “hàng hóa, một dịch vụ, nội dung kỹ thuật số, bất động sản hoặc quyền hoặc nghĩa vụ” 6 Bên cạnh đó, có một số quốc gia trên thế giới như Philippines và Đài Loan lại có xu hướng không quy định khái niệm về sản phẩm trong chế định trách nhiệm sản phẩm “Về mặt lý thuyết, bất kỳ sản phẩm nào cũng có thể và cần được áp dụng trách nhiệm sản phẩm bởi khả năng gây ra thiệt hại cho người tiêu dùng do những khuyết tật trong sản phẩm Tuy nhiên, cho đến nay, phần lớn các quốc gia mới chỉ dừng ở việc áp dụng chế định trách nhiệm sản phẩm đối với hàng hóa” 7 , ngoại trừ Philippines thừa nhận sản phẩm bao gồm dịch vụ 8
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, tại Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sau đây gọi tắt là Pháp lệnh BVQLNTD) năm 1999 9 trước đây và Luật Bảo vệ
4 Section 2 The Product Liability Act 1989 last amended by Article 5 of the Act of 17 July 2017 of Germany:
“A product within the meaning of this Act is all movables, even though in corporated into another movable or into immovable, as well as electricity”
5 Section 4 The Product Liability Act B.E 2551 (2008) of Thailand:“Products” means any kind of movable properties manufactured of imported for sale including agricultural products and eclectricity except the products specified in the Ministerial Regulations”
6 Part 4 The Consumer Rights Act 2015 (c 15) of United Kingdom: “Product” means – (a) goods, (b) a service,
(c) digital content, as defined in section 2(9), (d) immovable property, or (e) rights or obligations”
7 Trương Hồng Quang (2012), “Hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam”, Tạp chí Luật học, số 12, tr 27
The Philippine Consumer Act of 1992 defines a defective service as one that fails to meet the consumer's reasonable safety expectations, considering factors like service delivery, potential hazards, and the time of service provision.
Dịch vụ bị khuyết tật khi nó không đảm bảo mức độ an toàn mà người tiêu dùng hợp lý mong đợi, dựa trên cách thức cung cấp dịch vụ, hậu quả có thể dự đoán được của các mối nguy hiểm tiềm ẩn và thời điểm cung cấp.
9 Pháp lệnh BVQLNTD số 13/1999/PL-UBTVQH10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 27 tháng
4 năm 1999, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 10 năm 1999 đến ngày 30 tháng 6 năm 2011, bị thay thế bởi Luật BVQLNTD năm 2010 quyền lợi người tiêu dùng (sau đây gọi tắt là Luật BVQLNTD) năm 2010 10 đều không định nghĩa về sản phẩm, chỉ nhắc đến hàng hóa có khuyết tật Luật BVQLNTD hiện hành chỉ đề cập đến sản phẩm là hàng hóa hữu hình, tức phạm vi hẹp hơn sản phẩm bao gồm hàng hóa hữu hình và hàng hóa vô hình (dịch vụ) Ngược lại, tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi tắt là Luật CLSPHH) năm 2007 chỉ ra rằng sản phẩm được hiểu bao gồm cả sản phẩm hữu hình và sản phẩm vô hình khi quy định: “Sản phẩm là kết quả của quá trình sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ nhằm mục đích kinh doanh hoặc tiêu dùng” và “Hàng hóa là sản phẩm được đưa vào thị trường, tiêu dùng thông qua trao đổi, mua bán, tiếp thị” Bên cạnh đó, Luật Thương mại năm 2005 quy định tại khoản 2 Điều 3: “Hàng hóa bao gồm: a) Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai; b) Những vật gắn liền với đất đai” Hiện nay, Luật BVQLNTD năm 2023 11 đã có sự thay đổi khi bổ sung quy định về sản phẩm có khuyết tật vào cùng với hàng hóa có khuyết tật, theo đó thuật ngữ “sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật” 12 được nhắc đến, mặc dù vậy Luật BVQLNTD năm 2023 vẫn chưa đưa ra một khái niệm cụ thể về sản phẩm Hơn nữa, nội hàm thuật ngữ “sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật” cũng không xác định rõ ràng, vô hình trung gây mơ hồ cho người tiêu dùng khi xác định phạm vi của bồi thường thiệt hại
Luật Thương mại năm 2005 và Luật CLSPHH năm 2007 đưa ra định nghĩa về sản phẩm và hàng hóa một cách rời rạc, thiếu thống nhất Khái niệm "sản phẩm" cần được quy định rõ ràng trong Luật BVQLNTD để xác định phạm vi điều chỉnh của pháp luật, đặc biệt là về bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật Khái niệm này nên được mở rộng bao gồm cả hàng hóa hữu hình (tài sản hữu hình nhận diện được bằng giác quan) và hàng hóa vô hình.
10 Luật BVQLNTD (Luật số 59/2010/QH12) đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 17 tháng 11 năm 2010, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm
11 Luật BVQLNTD (Luật số 19/2023/QH15) đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2023, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm
Khái niệm người tiêu dùng
Theo giải thích của Từ điển Tiếng Việt thì: “Tiêu dùng là sử dụng của cải vật chất thỏa mãn các nhu cầu của sản xuất và đời sống” 22 Bên cạnh đó, tiêu dùng còn được hiểu là “cá nhân, tổ chức tham gia giao dịch để có tài sản, hàng hóa, dịch vụ và có được tài sản, hàng hóa, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng” 23 Tóm lại, tiêu dùng là hành vi của con người mang tính chất kinh tế xã hội, tiêu hao các sản phẩm vật chất, dịch vụ nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của con người Ngoài ra, hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng còn là một trong những yếu tố chính góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, tạo ra nhu cầu tiêu dùng, định hướng thị trường và đồng thời tạo nên sự phát triển bền vững nhằm cải thiện môi trường và xã hội
Theo Hướng dẫn của Liên hiệp quốc về Bảo vệ người tiêu dùng, tại Điều II.3, thuật ngữ "người tiêu dùng" được định nghĩa là
22 Hoàng Phê (Chủ biên) (2021), tlđd (13), tr 1255
Người tiêu dùng là “một con người tự nhiên, không phân biệt quốc tịch, hành động chủ yếu vì mục đích cá nhân, gia đình hoặc hộ gia đình” Ngày nay, thế giới áp dụng các hệ thống khái niệm khác nhau về người tiêu dùng, với quan điểm phổ biến là cá nhân, do pháp nhân có nhiều lợi thế hơn trong mối quan hệ cung ứng sản phẩm trên thị trường.
Chỉ thị này, đang thực hiện vì các mục đích nằm ngoài thương mại, kinh doanh, thủ công hoặc nghề nghiệp của người đó” 26 Hoặc, tại Điều 3 Luật Người tiêu dùng năm
2014 của Cộng hòa Pháp đưa ra định nghĩa: “Người tiêu dùng là bất kỳ thể nhân nào hành động không vì các mục đích thuộc phạm vi hoạt động thương mại, công nghiệp, chế tạo thủ công hoặc sản xuất tự do của người đó” 27 Đối với Canada, Luật Bảo vệ người tiêu dùng Quebec cũng đề cập đến khái niệm người tiêu dùng, theo đó “Người tiêu dùng là thể nhân ngoại trừ là thương nhân có được hàng hóa hoặc dịch vụ cho mục đích kinh doanh của mình” 28 Bên cạnh đó, tại Malaysia, Luật Bảo vệ người tiêu dùng Malaysia năm 1999 sửa đổi năm 2019 quy định người tiêu dùng là “người mua hoặc sử dụng hàng hóa, dịch vụ thông thường được mua cho mục đích sử dụng hoặc tiêu dùng cá nhân, gia đình hoặc hộ gia đình; và không mua hoặc sử dụng hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích thương mại, tiêu thụ cho quá trình sản xuất” 29
24 United Nations Guidelines for Consumer Protection II.3 “For the purpose of these guidelines, the term
“consumer” generally refers to a natural person, regardless of nationality, acting primarily for personal, family or household purposes, while recognizing that Member States may adopt differing definitions to address specific domestic needs.” [https://unctad.org/system/files/official-document/ditccplpmisc2016d1_en.pdf]
25 Trường Đại học Luật Hà Nội (2014), Giáo trình Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Tái bản lần thứ 2 có sửa đổi), Nguyễn Thị Vân Anh (Chủ biên), Nxb Công an nhân dân, tr 10
26 Article 3 (1) Directive (EU) 2020/1828 of The European Parliament and of the Council of 25 November
2020 on representative actions for the protection of the collective interests of consumers and repealing Directive 2009/22/EC (as of 25 June 2023) (Điều 3 (1) Chỉ thị (EU) 2020/1828 của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu ngày 25 tháng 11 năm 2020 về các hành động đại diện để bảo vệ lợi ích tập thể của người tiêu dùng và bãi bỏ Chỉ thị 2009/22/EC (kể từ ngày 25 tháng 6 năm 2023) [https://eur-lex.europa.eu/legal- content/EN/TXT/?uriex%3A32020L1828]
27 Article 3 Loi n° 2014-344 du 17 mars 2014 relative à la consommation: “Au sens du présent code, est considérée comme un consommateur toute personne physique qui agit à des fins qui n’entrent pas dans le cadre de son activité commerciale, industrielle, artisanale ou libérale”
[https://www.wipo.int/wipolex/en/text/487742]
28 Article 1 (e) Consumer Protection Act of Quebec (Canada): “consumer” means a natural person, except a merchant who obtains goods or services for the purposes of his business”
[https://www.canlii.org/en/qc/laws/stat/cqlr-c-p-40.1/latest/cqlr-c-p-40.1.html]
29 Section 3 (1) The Consumer Protection Act 1999 as at 1 November 2019 of Malaysia: “consumer” means a person who — (a) acquires or uses goods or services of a kind ordinarily acquired for personal, domestic or
Hai là, người tiêu dùng gồm cá nhân và pháp nhân, liên quan đến lợi ích chung của toàn xã hội 30 Chẳng hạn, Luật Bảo vệ người tiêu dùng Ấn Độ năm 2019, tại Điều
2 (7) quy định: “Người tiêu dùng là bất kỳ người nào mua hàng hóa hoặc thuê, sử dụng dịch vụ có trả tiền, đã thanh toán, hoặc đã hứa thanh toán, hoặc đã thanh toán một phần và hứa thanh toán một phần hoặc thanh toán trả chậm và bao gồm bất kỳ người sử dụng hàng hóa, thụ hưởng dịch vụ đó nào ngoài người mua hàng hóa, người thuê hoặc sử dụng dịch vụ đó để thanh toán hoặc đã hứa thanh toán, hoặc đã thanh toán một phần hoặc hứa thanh toán một phần, hoặc thanh toán trả chậm, khi việc sử dụng đó được thực hiện với sự chấp thuận của người đó, nhưng không bao gồm người lấy hàng hóa, người sử dụng dịch vụ đó để bán lại hoặc vì bất kỳ mục đích thương mại nào” 31 Theo đó, tại Điều 2 (31) quy định “người” 32 bao gồm: Cá nhân, doanh nghiệp, hộ gia đình theo đạo Hindu không chia cắt, hợp tác xã, tập đoàn, pháp nhân nhân đạo,… nhưng không bao gồm người mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ để bán lại hoặc vì mục đích thương mại nào khác
Ba là, pháp luật không quy định cụ thể người tiêu dùng cá nhân hay tổ chức, hoặc gồm cả cá nhân và tổ chức Chẳng hạn, Luật Bảo vệ người tiêu dùng Đài Loan năm 2015 quy định: “Người tiêu dùng là bất kỳ người nào liên quan đến hoạt động thương mại, đang hành động cho mục đích tiêu dùng để thực hiện các giao dịch đổi household purpose, use or consumption; and (b) does not acquire or use the goods or services, or hold himself out as acquiring or using the goods or services, primarily for the purpose of— (i) resupplying them in trade; (ii) consuming them in the course of a manufacturing process; or (iii) in the case of goods, repairing or treating, in trade, other goods or fixtures on land”
30 Phùng Trung Tập (2017), tlđd (23), tr 382
31 Article 2 (7) The Consumer Protection Act (Act No 35 of 2019) of India: “consumer” means any person who — (i) buys any goods for a consideration which has been paid or promised or partly paid and partly promised, or under any system of deferred payment and includes any user of such goods other than the person who buys such goods for consideration paid or promised or partly paid or partly promised, or under any system of deferred payment, when such use is made with the approval of such person, but does not include a person who obtains such goods for resale or for any commercial purpose; or (ii) hires or avails of any service for a consideration which has been paid or promised or partly paid and partly promised, or under any system of deferred payment and includes any beneficiary of such service other than the person who hires or avails of the services for consideration paid or promised, or partly paid and partly promised, or under any system of deferred payment, when such services are availed of with the approval of the first mentioned person, but does not include a person who avails of such service for any commercial purpose”
32 Article 2 (31) The Consumer Protection Act (Act No 35 of 2019) of India: “person” includes: (i) an individual; (ii) a firm whether registered or not; (iii) a Hindu undivided family; (iv) a co-operative society; (v) an association of persons whether registered under the Societies Registration Act, 1860 (21 of 1860) or not; (vi) any corporation, company or a body of individuals whether incorporated or not; (vii) any artificial juridical person, not falling within any of the preceding sub-clauses” lấy hàng hóa hoặc dịch vụ.” 33 Hay tại Hàn Quốc, Đạo luật khung về người tiêu dùng của quốc gia này quy định thuật ngữ “người tiêu dùng” có nghĩa là: “Những người sử dụng hàng hóa và dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp cho cuộc sống hàng ngày của họ với tư cách là người tiêu dùng hoặc cho hoạt động sản xuất của họ, những người được chỉ định bởi Nghị định của Tổng thống.” 34
Khái niệm "người tiêu dùng" trong hệ thống pháp luật Việt Nam được định nghĩa lần đầu tiên tại Điều 1 Pháp lệnh Bảo vệ Quyền lợi Người tiêu dùng năm 1999, theo đó người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt cá nhân, gia đình và tổ chức Định nghĩa này vẫn được duy trì đến nay.
Khái niệm bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra
Người tiêu dùng vốn là chủ thể có nguy cơ bị thiệt hại, chịu sự rủi ro trong quan hệ tiêu dùng, đặc biệt trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, dịch bệnh và lạm phát như hiện nay Có thể nói, nhu cầu cũng như quyền lợi của người tiêu dùng chưa thực sự được đáp ứng khi sức ép lạm phát ngày càng tăng, song song với đó sản phẩm cung ứng đến người tiêu dùng vẫn còn tồn tại những hạn chế, điển hình như khuyết tật của sản phẩm Chính vì vậy, cơ chế BVQLNTD cần thiết là cơ chế tối ưu nhất, ưu tiên nhiều đặc quyền hơn so với cơ chế bảo vệ dân sự thông thường với mục đích đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng cũng như bồi thường những tổn thất mà họ gánh chịu khi quyền và lợi ích bị xâm phạm
Bồi thường thiệt hại là một chế định pháp lý đã có từ lâu, được quy định trong nhiều hệ thống pháp luật trên thế giới Theo Luật La Mã cổ đại, quyền khiếu nại đòi bồi thường thiệt hại là một nội dung cơ bản của quan hệ nghĩa vụ Bồi thường thiệt hại là hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên gây thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù tổn thất vật chất và tinh thần cho bên bị thiệt hại Pháp luật dân sự Việt Nam quy định bồi thường thiệt hại là một trong những phương thức bảo vệ quyền dân sự của cá nhân và pháp nhân, đồng thời là trách nhiệm pháp lý dân sự buộc bên vi phạm nghĩa vụ phải đền bù thiệt hại về tinh thần và vật chất Luật Bảo vệ Quyền lợi Người tiêu dùng năm 2010 quy định quyền của người tiêu dùng được bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra, là một trong những biện pháp dân sự bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ.
44 Nguyễn Minh Thư (2015), tlđd (19), tr 9
45 Bộ Tư pháp – Viện Khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, Nxb Từ điển Bách khoa – Nxb Tư pháp, tr 84
46 Điều 13 BLDS năm 2015 quy định: “Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác” thể, bên cạnh trách nhiệm thu hồi sản phẩm có khuyết tật Tuy nhiên, trách nhiệm bồi thường thiệt hại này mang tính đặc thù khi lỗi không là yếu tố phát sinh trách nhiệm, điều này tác giả sẽ phân tích chi tiết tại mục 2.4 Đồng thời, chế định bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng do sản phẩm có khuyết tật gây ra cũng được ghi nhận tại Điều 608 BLDS năm 2015, cụ thể: “Cá nhân, pháp nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng hàng hóa, dịch vụ mà gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì phải bồi thường”
Từ đó, có thể hiểu, bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra cho người tiêu dùng là trách nhiệm dân sự phát sinh khi cá nhân, tổ chức kinh doanh sản phẩm mà cung cấp sản phẩm có khuyết tật gây thiệt hại về tài sản, tính mạng và sức khỏe của người tiêu dùng.
Đặc điểm, ý nghĩa của bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra cho người tiêu dùng
Đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra cho người tiêu dùng
khuyết tật gây ra cho người tiêu dùng
Bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra cho người tiêu dùng có những đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra cho người tiêu dùng là trách nhiệm dân sự Chính vì vậy, bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra có các đặc điểm chung của trách nhiệm dân sự Đó là trách nhiệm mang tính tài sản; áp dụng đối với chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật hoặc xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác nhằm bù đắp, khôi phục các tổn thất vật chất, tinh thần cho người bị thiệt hại; dựa trên nguyên tắc thỏa thuận, hòa giải hoặc khởi kiện tại Tòa án
Bồi thường thiệt hại là biện pháp chế tài bảo vệ người tiêu dùng khi sản phẩm có khuyết tật gây thiệt hại Theo luật dân sự, người tiêu dùng có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại để bảo vệ quyền lợi hợp pháp và khôi phục tổn thất về sức khỏe, tài sản và tính mạng do sản phẩm khuyết tật gây ra.
Thứ ba, bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra là trách nhiệm áp dụng đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm có khuyết tật Theo quy định pháp luật BVQLNTD, các tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình sản xuất đến cung ứng sản phẩm trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý khi sản phẩm đó có khuyết tật gây ra thiệt hại cho người tiêu dùng Hơn nữa, tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm bồi thường thiệt hại kể cả trường hợp họ không biết hoặc không có lỗi trong việc phát sinh khuyết tật, trừ một số trường hợp ngoại lệ được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra cho người tiêu dùng có thể là trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng Trong hợp đồng, trách nhiệm phát sinh khi một bên không thực hiện đúng nghĩa vụ, gây thiệt hại cho bên kia Người tiêu dùng mua sản phẩm từ nhà sản xuất, cung ứng, tạo thành quan hệ hợp đồng Thiệt hại phát sinh do hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm sẽ khiến họ phải chịu trách nhiệm bồi thường Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh từ hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho chủ thể nhất định, thường tồn tại giữa các chủ thể không có quan hệ hợp đồng Hiện nay, phần lớn mối quan hệ giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất, kinh doanh sản phẩm không dựa trên hợp đồng, do đó bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật thường thuộc trách nhiệm ngoài hợp đồng.
47 Đỗ Văn Đại (2016), Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam – Bản án và Bình luận bản án – Tập
1 (Sách chuyên khảo, xuất bản lần thứ ba, có cập nhật BLDS 2015), Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr 27
48 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2019), Giáo trình pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (Tái bản lần thứ 1, có sửa đổi và bổ sung), Đỗ Văn Đại (Chủ biên), Nxb Hồng Đức – Hội
Luật gia Việt Nam, tr 375 dùng được thực hiện theo quy định của chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định tại BLDS năm 2015.
Ý nghĩa của quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra cho người tiêu dùng
phẩm có khuyết tật gây ra cho người tiêu dùng
Bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra cho người tiêu dùng có một vài ý nghĩa sau:
Bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật là nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng khi tính mạng, sức khỏe, tài sản bị ảnh hưởng Việc bồi thường cần được thực hiện kịp thời, công bằng, minh bạch và đúng pháp luật Trong quan hệ tiêu dùng, thông tin giữa nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm và người tiêu dùng thường bất cân xứng, đặc biệt trong bối cảnh thương mại điện tử phát triển Mục đích của chế định này là phục hồi quyền lợi của người bị thiệt hại, nhưng việc phục hồi chỉ mang tính tương đối Cuối cùng, bảo vệ người tiêu dùng khi sản phẩm có khuyết tật thông qua bồi thường thiệt hại góp phần củng cố niềm tin vào tiêu dùng, vào sản phẩm, từ đó thúc đẩy phát triển và hội nhập kinh tế.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra không chỉ răn đe các chủ thể phải tuân thủ pháp luật, tôn trọng quyền lợi của người khác mà còn nâng cao ý thức của nhà sản xuất, nhập khẩu, cung cấp sản phẩm Điều này bảo vệ sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng và thúc đẩy xu hướng kinh doanh có trách nhiệm, tiêu dùng bền vững.
Chủ thể trong mối quan hệ bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra cho người tiêu dùng
Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Điều 23 Luật BVQLNTD năm 2010 quy định “Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp hàng hóa có khuyết tật do mình cung cấp gây thiệt hại…” Theo đó, tại khoản 2 Điều này liệt kê cụ thể các chủ thể, bao gồm: a) Tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa; b) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa; c) Tổ chức, cá nhân gắn tên thương mại lên hàng hóa hoặc sử dụng nhãn hiệu, chỉ dẫn thương mại cho phép nhận biết đó là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa; d) Tổ chức, cá nhân trực tiếp cung cấp hàng hóa có khuyết tật cho người tiêu dùng trong trường hợp không xác định được tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bồi thường thiệt hại quy định tại các điểm a, b và c khoản này.”
Luật BVQLNTD quy định trách nhiệm bồi thường cho tất cả các chủ thể trong chuỗi cung ứng sản phẩm, từ sản xuất đến phân phối và tiêu thụ Điều đáng chú ý là pháp luật không loại trừ trách nhiệm của người nhập khẩu và người bán hàng, dù khuyết tật sản phẩm thường bắt nguồn từ khâu sản xuất Bởi vì, trong quá trình phân phối, sản phẩm có thể bị hư hỏng do vi phạm quy định về vận chuyển, bảo quản và lưu trữ, ví dụ như trường hợp sữa chua bị hư hỏng do không đảm bảo điều kiện bảo quản trong quá trình phân phối.
Theo luật, tổ chức hoặc cá nhân sản xuất hàng hóa chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra, bất kể sản phẩm đang ở giai đoạn nào trên thị trường Tuy nhiên, nếu người tiêu dùng không thể xác định được tổ chức hoặc cá nhân sản xuất, nhập khẩu hoặc gắn tên thương mại lên hàng hóa, việc bồi thường sẽ gặp khó khăn.
49 Trường Đại học Luật Hà Nội (2014), tlđd (25), tr 134 nhãn hiệu, chỉ dẫn thương mại cho phép nhận biết đó là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa” thì trách nhiệm lúc này thuộc về người trực tiếp bán sản phẩm cho người tiêu dùng Quy định trên có nét tương đồng với quy định của BLDS Pháp tại Điều 1245-6 khi cho rằng: “Nếu không thể xác định được nhà sản xuất thì bên bán, bên cho thuê,… hoặc bất kỳ nhà cung cấp chuyên nghiệp khác phải chịu trách nhiệm về sự không an toàn của sản phẩm theo quy định giống như nhà sản xuất, trừ trường hợp bên đó chỉ định nhà cung cấp hoặc nhà sản xuất của riêng mình trong thời hạn ba tháng kể từ ngày được thông báo về yêu cầu của người bị thiệt hại” 50 Tuy nhiên, “về nguyên tắc, người bị kiện đòi bồi thường là nhà sản xuất sản phẩm có khuyết tật” 51 và “nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm về thiệt hại do khuyết tật của sản phẩm của mình gây ra, dù có bị ràng buộc hay không bị ràng buộc bởi một hợp đồng với người bị thiệt hại” 52 (Điều 1245) Tóm lại, với quy định tại Luật BVQLNTD năm 2010 thì người tiêu dùng có quyền yêu cầu bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức liên quan phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho mình khi sản phẩm xảy ra khuyết tật
Hiện nay, Luật BVQLNTD năm 2023 đã bổ sung một số chủ thể, bao gồm: (i)
Tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động trung gian thương mại đối với sản phẩm, hàng hóa; (ii) tổ chức, cá nhân khác chịu trách nhiệm về sản phẩm, hàng hóa theo quy định khác của pháp luật có liên quan Đối với chủ thể là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động trung gian thương mại 53 , bên trung gian (bên đại diện, bên môi giới, bên nhận ủy thác, bên đại lý) theo Luật Thương mại hiện hành thì phải là thương nhân, hoặc đối với ủy thác mua bán hàng hóa còn có thêm điều kiện phải là thương nhân kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hóa được ủy thác 54 Có thể khẳng định, sản phẩm được sản xuất và đưa vào thị trường, để đến được người tiêu dùng thì sản phẩm đó có thể hoặc phải trải qua nhiều trung gian Do đó, Luật BVQLNTD năm 2023 bổ sung chủ thể là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động trung gian thương mại cho thấy nhà làm luật đã có sự ràng buộc trách nhiệm bồi thường lên hầu hết các chủ thể tham
50 Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam (2018), tlđd (2), tr 284
51 Denis Mazeaud (2011), “Tổng quát pháp luật về trách nhiệm dân sự của Cộng hòa Pháp”, Kỷ yếu Toạ đàm
“Trách nhiệm Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”, Nhà Pháp luật Việt – Pháp, Hà Nội, ngày 06 – 07/12/2011, tr 16
52 Điều 1245, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam (2018), tlđd (2), tr 283
53 Khoản 11 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005 quy định: “Các hoạt động trung gian thương mại là hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho một hoặc một số thương nhân được xác định, bao gồm hoạt động đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý thương mại”
Luật Bảo vệ Quyền lợi Người tiêu dùng năm 2023 cần quy định rõ ràng về trách nhiệm của các chủ thể có ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng, đặc biệt là KOL, KOC, nghệ sĩ nổi tiếng, TikToker, YouTuber và những cá nhân có uy tín trong lĩnh vực cụ thể Mặc dù Luật đề cập đến "người có ảnh hưởng", nhưng cần xác định rõ ràng trách nhiệm bồi thường thiệt hại của họ đối với sản phẩm có khuyết tật, bởi họ có khả năng tác động trực tiếp đến lựa chọn tiêu dùng của người dùng.
Luật BVQLNTD năm 2010 tại điểm c khoản 1 Điều 13 quy định về trách nhiệm liên đới của bên thứ ba trong việc cung cấp thông tin không chính xác hoặc không đầy đủ về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng Trong khi đó, khoản 3 Điều
Luật Quảng cáo năm 2012 quy định người tiếp nhận quảng cáo, có thể là người tiêu dùng, có quyền đòi bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp Người này có quyền yêu cầu người quảng cáo hoặc người phát hành bồi thường.
55 Theo Từ điển Cambridge, TikToker được hiểu là: Người sử dụng dịch vụ truyền thông xã hội TikTok, đặc biệt là người chia sẻ các video ngắn mà họ đã tạo, thường là cảnh họ thực hiện một hoạt động và bao gồm cả âm nhạc Nguyên văn bản gốc: “Someone who uses the social media service TikTok, especially someone who shares short videos they have made, often of themselves doing an activity and including music”
[https://dictionary.cambridge.org/vi/dictionary/english/tiktoker]
56 Theo Từ điển Cambridge, YouTuber được hiểu là: Người thường xuyên sử dụng website YouTube, đặc biệt là người tạo và xuất hiện trong các video trên website Nguyên văn bản gốc: “A person who often uses the website YouTube, especially someone who makes and appears in videos on the website”
[https://dictionary.cambridge.org/vi/dictionary/english/youtuber] quảng cáo bồi thường thiệt hại khi sản phẩm không đảm bảo đúng nội dung đã quảng cáo Có thể thấy, hiện nay quy định về vấn đề này vẫn chưa có sự thống nhất giữa các văn bản pháp luật, điều này gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng khi sản phẩm sử dụng lại có tiềm ẩn những nguy cơ gây nguy hiểm mà với sự hiểu biết, kinh nghiệm thông thường của mình người tiêu dùng không thể tự nhận biết được.
Chủ thể được bồi thường thiệt hại
Luật dân sự hiện hành khẳng định người tiêu dùng là đối tượng được bồi thường khi quy định về bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của họ tại Điều 608 BLDS năm 2015: "Cá nhân, pháp nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng hàng hóa, dịch vụ mà gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì phải bồi thường" Ngoài ra, người tiêu dùng còn được bảo vệ trong mối quan hệ bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra theo quy định của pháp luật BVQLNTD Người tiêu dùng được hiểu là người mua, người sử dụng sản phẩm cuối cùng trong chuỗi sản xuất, phân phối và tiêu thụ, tức là người thụ hưởng giá trị cuối cùng của sản phẩm.
Thứ nhất, người mua, tức là chủ thể trực tiếp giao kết hợp đồng với cá nhân, tổ chức cung ứng sản phẩm Trong quan hệ hợp đồng tiêu dùng, phần lớn người mua (người tiêu dùng) là bên có vị thế yếu hơn khi hạn chế trong đàm phán hợp đồng (thông thường nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm sẽ sử dụng hợp đồng theo mẫu 57 ) Vì vậy, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp đối tượng của hợp đồng là sản phẩm có khuyết tật thì người mua có thể sử dụng những quy định của trách nhiệm hợp đồng để áp dụng cho chính sản phẩm có khuyết tật, cụ thể tại khoản 1 Điều 445 BLDS năm 2015 quy định về bảo đảm chất lượng vật mua bán:
Theo quy định pháp luật, bên bán có trách nhiệm đảm bảo giá trị sử dụng của sản phẩm Nếu phát hiện sản phẩm có khuyết tật, bên mua có quyền yêu cầu bên bán sửa chữa, đổi trả, giảm giá hoặc bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác Điều này buộc bên bán phải chịu trách nhiệm đối với sản phẩm có khuyết tật, đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng.
57 Khoản 5 Điều 3 Luật BVQLNTD năm 2010 quy định: “Hợp đồng theo mẫu là hợp đồng do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ soạn thảo để giao dịch với người tiêu dùng” thiệt hại Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài, tác giả tập trung đến trường hợp người mua (người tiêu dùng) sản phẩm mà sản phẩm đó có khuyết tật gây ra thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người mua thì chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra quy định tại Luật BVQLNTD năm 2010 được áp dụng Điều này cho thấy, mặc dù người mua và người bán sản phẩm có giao kết hợp đồng mua bán nhưng thiệt hại về người và tài sản xuất phát từ sản phẩm có khuyết tật thì áp dụng chế định BVQLNTD Nói cách khác, quy định tại Luật BVQLNTD chỉ áp dụng đối với những thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra mà không áp dụng đối với chính sản phẩm có khuyết tật Trường hợp người mua đồng thời là người sử dụng sản phẩm cho mục đích tiêu dùng và chịu những thiệt hại, tổn thất từ sản phẩm có khuyết tật gây ra, theo quan điểm của tác giả chủ thể bị thiệt hại có thể áp dụng chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng để yêu cầu chủ thể có trách nhiệm phải bồi thường
Thứ hai, người sử dụng sản phẩm, được hiểu là người trực tiếp sử dụng sản phẩm Người sử dụng có thể không có quan hệ trực tiếp với chủ thể cung cấp sản phẩm, nhưng chủ thể này lại có mối quan hệ với nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm vì trong nhiều trường hợp có thể họ được tặng, cho hoặc chu cấp sản phẩm Thông thường, một sản phẩm có khuyết tật thì người sử dụng sản phẩm đương nhiên chịu thiệt hại trong quá trình sử dụng, bởi lẽ họ là người có những trải nghiệm tiêu dùng trực tiếp đối với sản phẩm Hiện nay, Luật BVQLNTD năm 2023 đã bổ sung trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra khi
“người tiêu dùng đã tiếp nhận đầy đủ thông tin nhưng vẫn cố ý sử dụng sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật gây thiệt hại” (khoản 2 Điều 35) Quy định này có nghĩa là người tiêu dùng không được bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra khi họ đã được tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm cung cấp đủ thông tin về sản phẩm có khuyết tật nhưng vẫn cố tình sử dụng sản phẩm Nội dung này đã được quy định tại điểm c khoản 2 Điều 62 Luật CLSPHH năm 2007, người tiêu dùng không được bồi thường trong trường hợp người bán “đã thông báo hàng hóa có khuyết tật đến người mua, người tiêu dùng nhưng người mua, người tiêu dùng vẫn mua, sử dụng hàng hóa đó.” Sự bổ sung này được cho là có sự thống nhất giữa các văn bản pháp luật có liên quan, đồng thời ràng buộc người tiêu dùng, tránh sự lạm dụng quyền và nhằm mang lại sự công bằng
Ngoài người tiêu dùng trực tiếp sử dụng sản phẩm, những cá nhân gián tiếp bị thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra cũng cần được bồi thường Điều này được minh chứng qua vụ án bình gas nổ tại Bình Dương năm 2012, nơi bà Phượng bị thương tật do bình gas bị lỗi kỹ thuật gây ra, dù bà không phải là người mua sản phẩm Luật pháp hiện hành cần được sửa đổi để bảo vệ quyền lợi của những cá nhân này, tương tự như trường hợp vụ nổ chai nước ngọt Pepsi năm 2005, nơi một cháu bé bị thương do sản phẩm có khuyết tật gây ra nhưng không phải là người tiêu dùng trực tiếp.
(ii) Chủ thể thứ ba chịu thiệt hại hoặc có quyền lợi liên quan đến người bị thiệt hại Điển hình như trường hợp người thân của người bị thiệt hại (người tiêu dùng) bị tổn thất về tinh thần, sức khỏe khi người bị thiệt hại có tổn thương sức khỏe, tính mạng do sản phẩm có khuyết tật gây ra Theo thực tiễn xét xử cũng như Luật Trách nhiệm sản phẩm Hoa Kỳ, một cá nhân (là tiều phu) đã kiện hãng Hitachi Nhật Bản đòi bồi thường 15.000.000 USD vì cá nhân này đã sử dụng cưa của hãng Hitachi để đốn gỗ nên bị đứt ba ngón tay, đồng thời, cá nhân này cũng yêu cầu bồi thường tổn thất về
Theo một bài báo của báo Lao Động, Pepsi đã hỗ trợ chi phí điều trị cho một người tiêu dùng 4,5 triệu đồng Pháp luật Việt Nam hiện nay chỉ công nhận thiệt hại về tinh thần phát sinh từ thiệt hại sức khỏe, tức là người tiêu dùng bị thiệt hại về sức khỏe sẽ được bù đắp về tinh thần, nhưng người thân không được bù đắp.
59 Trương Hồng Quang (2013), “Pháp luật về trách nhiệm sản phẩm của Liên minh Châu Âu”, Tạp chí Luật học, số 4, tr 76
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Ở bất kỳ quốc gia nào, người tiêu dùng luôn là đối tượng được quan tâm bởi lẽ đây là đối tượng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội của một quốc gia, điều này đặc biệt được chú trọng trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, thêm vào đó là nền kinh tế kĩ thuật số đang phát triển nổi bật như hiện nay Chính vì vậy, pháp luật đã đặt ra những quy định nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong đó có bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra Những vấn đề chung về bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra cho người tiêu dùng tại chương 1 về cơ bản giải quyết các nội dung:
Bài viết này sẽ làm rõ khái niệm sản phẩm có khuyết tật, người tiêu dùng và bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra, dựa trên phân tích đa chiều và kinh nghiệm pháp luật của các quốc gia tiên tiến Bản chất pháp lý, đặc điểm và ý nghĩa của chế định bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra cho người tiêu dùng cũng sẽ được phân tích chi tiết.
Thứ hai, nêu và phân tích làm rõ các chủ thể trong mối quan hệ bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra, bao gồm chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại và chủ thể được bồi thường Từ đó, có sự đối sánh với Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 cũng như học hỏi kinh nghiệm của pháp luật nước ngoài, nhằm hướng tới hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam.
CĂN CỨ PHÁT SINH TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO SẢN PHẨM CÓ KHUYẾT TẬT GÂY RA CHO NGƯỜI TIÊU DÙNG
Có thiệt hại gây ra cho người tiêu dùng
Có thể nói, thiệt hại xảy ra là tiền đề của trách nhiệm bồi thường thiệt hại bởi mục đích của việc áp dụng trách nhiệm là khôi phục tình trạng tài sản cho người bị thiệt hại, do đó không có thiệt hại thì không đặt ra vấn đề bồi thường cho dù có đầy đủ các điều kiện khác 60 Vấn đề này được thống nhất từ lý luận đến thực tiễn và trong quy định pháp luật của hầu hết các quốc gia từ xưa đến nay, trong đó có Việt Nam 61 Mặc dù vậy, pháp luật dân sự hay pháp luật BVQLNTD tại Việt Nam hiện nay vẫn chưa đưa ra bất kỳ định nghĩa nào về “thiệt hại” Theo Từ điển Luật học, “thiệt hại” được hiểu là “tổn thất về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân; tài sản, danh dự, uy tín của pháp nhân hoặc chủ thể khác được pháp luật bảo vệ” 62 Dưới góc độ khoa học pháp lý, thiệt hại là “sự thay đổi biến thiên theo chiều xấu đi của tài sản, của giá trị nhân thân do pháp luật bảo vệ” 63 hoặc thiệt hại được hiểu là sự giảm bớt những lợi ích vật chất của một người xác định được trên thực tế và những thiệt hại gián tiếp chắc chắn xảy ra 64
Hiện nay, BLDS năm 2015 quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng tại khoản 1 Điều 584 như sau: “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường ” Theo đó, trường hợp bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng cũng được BLDS năm 2015 nêu rõ tại Điều 608: “Cá nhân, pháp nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng hàng hóa, dịch vụ mà gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì phải bồi thường” Trong đó, đối với bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra cho người tiêu dùng hiện nay Luật BVQLNTD năm 2010 65 và Luật BVQLNTD năm
2023 66 đều quy định có thiệt hại gây ra cho người tiêu dùng là một trong những điều kiện cần để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại Chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của BLDS hiện hành nói chung quy định thiệt hại được bồi thường bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần
60 Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam (Tập 2), Đinh Văn Thanh – Nguyễn Minh Tuấn (Chủ biên), Nxb Công an nhân dân, tr 307
61 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2020), Sách tình huống Pháp luật hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (Bình luận bản án), Lê Minh Hùng (Chủ biên), Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt
62 Bộ Tư pháp – Viện Khoa học pháp lý (2006), tlđd (45), tr 713
63 Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng (2007), Luật Dân sự Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr 471
64 Phùng Trung Tập (2009), Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về tài sản, sức khỏe và tính mạng (Sách chuyên khảo), Nxb Hà Nội, tr 261
65 Khoản 1 Điều 23 Luật BVQLNTD năm 2010: “Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp hàng hóa có khuyết tật do mình cung cấp gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng, kể cả…”
66 Khoản 1 Điều 34 Luật BVQLNTD năm 2023: “Tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật do mình cung cấp gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng, kể cả…”
Theo đó, hai loại thiệt hại này cũng được thừa nhận trong bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra tại Luật BVQLNTD năm 2010 và Luật BVQLNTD năm
Thiệt hại về vật chất được hiểu là tổn thất vật chất thực tế xác định được của chủ thể bị xâm phạm, bao gồm tổn thất về tài sản mà không khắc phục được; chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại; thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút do tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền và lợi ích hợp pháp khác bị xâm phạm 67 Pháp luật BVQLNTD quy định thiệt hại về vật chất của người tiêu dùng được bồi thường bao gồm: thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản Luật BVQLNTD năm 2010 và Luật BVQLNTD năm 2023 đều theo hướng
“việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự” Điều này có nghĩa, việc xác định những thiệt hại cụ thể được bồi thường, nguyên tắc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định của BLDS năm 2015, khi những vấn đề này không được Luật BVQLNTD quy định Từ đó, căn cứ theo quy định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của BLDS năm 2015, có thể xác định tổn thất về vật chất bao gồm:
Thiệt hại về tính mạng bao gồm chi phí hợp lý cho việc mai táng, như mua quan tài, hoả táng, chôn cất, và tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng hoặc nuôi dưỡng trước khi chết Khi sản phẩm có khuyết tật gây thiệt hại về tính mạng cho người tiêu dùng, thiệt hại bao gồm không chỉ chi phí lo hậu sự mà còn tiền cấp dưỡng cho những người mà người tiêu dùng có trách nhiệm cấp dưỡng hoặc nuôi dưỡng khi còn sống (nếu có).
Thiệt hại về sức khỏe, là những thiệt hại về vật chất cho việc chữa trị, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại; thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; và chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại 69 Có thể thấy, khi sản phẩm có khuyết tật gây thiệt hại về sức khỏe cho người tiêu dùng, điều này không những thiệt hại chính người sử dụng, tiêu dùng sản phẩm mà còn kéo theo cả tổn thất vật chất của người thân người bị thiệt hại
67 Điểm b khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 02/2022/NQ-HĐTP
68 Khoản 1 Điều 591 BLDS năm 2015 và Điều 8 Nghị quyết số 02/2022/NQ-HĐTP
69 Khoản 1 Điều 590 BLDS năm 2015 và Điều 7 Nghị quyết số 02/2022/NQ-HĐTP
Thiệt hại về tài sản, tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng; lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút; chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại 70 Đây là thiệt hại xảy ra với những tài sản khác của người tiêu dùng mà sản phẩm có khuyết tật gây ra trong quá trình sử dụng, tiêu dùng
Luật Bảo hiểm Dân sự 2015 bổ sung "Thiệt hại khác do luật quy định", khác biệt so với Luật Bảo hiểm Dân sự 2005 Điều này mở rộng phạm vi bồi thường cho các thiệt hại tiềm ẩn trong tương lai, liên quan đến tính mạng, sức khỏe và tài sản, mà nhà làm luật chưa thể dự liệu khi xây dựng Luật Sự bổ sung này nhận được sự đồng tình vì cho rằng khi tài sản bị xâm phạm, chủ sở hữu có thể mất đi lợi ích lẽ ra họ được hưởng, và cá nhân bị xâm phạm sức khỏe có thể chịu thêm những thiệt hại ngoài những thiệt hại đã được liệt kê trong Luật Bảo hiểm Dân sự 2005.
Mặt khác, với quy định pháp luật hiện nay thì yếu tố có thiệt hại thực tế xảy ra là một căn cứ quan trọng nhằm phát sinh trách nhiệm bồi thường, nhưng thực tế sản phẩm có khuyết tật không phải lúc nào cũng phát sinh thiệt hại đối với người tiêu dùng tại thời điểm sử dụng, tiêu dùng sản phẩm, đặc biệt là nhóm thực phẩm, mỹ phẩm Khi sản phẩm có khuyết tật được con người tiêu thụ vào cơ thể, một điều tồi tệ đối với sức khỏe của họ có thể xảy ra trong tương lai là những di chứng, bệnh tật như hội chứng vô sinh, bệnh ung thư,… Câu hỏi đặt ra, với thiệt hại xảy ra trong tương lai thì trường hợp hết thời hiệu khởi kiện, thậm chí tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm không còn hoạt động trên thị trường thì quyền được bảo vệ của người tiêu dùng phải chăng cũng không còn? Có thể thấy, vấn đề này hiện nay vẫn đang bị bỏ ngỏ trong quy định của pháp luật dân sự và pháp luật BVQLNTD Theo quan điểm của tác giả, pháp luật BVQLNTD quy định bổ sung trường hợp ngoại lệ đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra Theo đó, người tiêu dùng có đủ căn cứ để chứng minh được thiệt hại xảy ra trong tương lai, đồng thời dựa vào tính chất, đặc điểm khuyết tật của sản phẩm mà các cơ quan chuyên môn hoặc
70 Điều 589 BLDS năm 2015 và Điều 6 Nghị quyết số 02/2022/NQ-HĐTP
Bộ luật Dân sự năm 2015 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được phân tích và bình luận khoa học trong tác phẩm "Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm 2015 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" do 71 Nguyễn Văn Cừ - Trần Thị Huệ (Đồng chủ biên) biên soạn và được Nxb Công an nhân dân xuất bản năm 2017 Tác phẩm dày 887 trang, cung cấp những phân tích chuyên sâu về nội dung và ý nghĩa của Bộ luật Dân sự mới.
Có việc gây thiệt hại bởi sản phẩm có khuyết tật
Không phải trong mọi trường hợp, sản phẩm có khuyết tật luôn phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng, mà chỉ phát sinh trách nhiệm khi chính khuyết tật của sản phẩm gây ra thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản của người tiêu dùng Thông thường, căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm ba yếu tố: (i) Hành vi trái pháp luật, (ii) thiệt hại xảy ra trên thực tế, và (iii) mối
Luật Trách nhiệm sản phẩm năm 2008 của Thái Lan định nghĩa "tổn hại tinh thần" là nỗi đau, tra tấn, ám ảnh, lo lắng, buồn phiền, xấu hổ hoặc các loại tổn hại tinh thần tương tự Luật tập trung vào mối quan hệ nhân quả giữa sản phẩm lỗi và thiệt hại thực tế, không xét đến hành vi trái pháp luật của người kinh doanh Điều này có nghĩa là trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản phẩm lỗi gây ra dựa trên bản thân sản phẩm, không phải hành vi của con người.
Theo nguyên tắc, sản phẩm lưu thông trên thị trường phải đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, bất kể nhà sản xuất có tuyên bố về an toàn hay không Điều này đặt trách nhiệm sản phẩm lên nhà sản xuất, yêu cầu họ cung cấp sản phẩm không có khuyết tật, đảm bảo quyền an toàn tối đa cho người tiêu dùng Luật quy định sản phẩm bị coi là có khuyết tật trong một số trường hợp cụ thể.
Sản phẩm sản xuất hàng loạt có thể bị lỗi do thiết kế kỹ thuật, ví dụ như lỗi ở các bộ phận, linh kiện không đảm bảo an toàn Đây là vấn đề phổ biến, đặc biệt trong các sản phẩm lắp ráp như ô tô Toyota và Honda tại Việt Nam đã phải triệu hồi xe do lỗi hệ thống cung cấp nhiên liệu và lỗi túi khí Mặc dù chưa gây thiệt hại, nhưng những lỗi này có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe, tài sản và tính mạng của người tiêu dùng Vụ kiện Melia v Ford Motor Co liên quan đến lỗi thiết kế cơ cấu chốt cửa xe là minh chứng cho thấy trách nhiệm sản xuất đối với lỗi thiết kế kỹ thuật.
78 Trường Đại học Luật Hà Nội (2014), tlđd (25), tr 130
79 C Trung, “Toyota, Honda Việt Nam triệu hồi hàng ngàn xe dính lỗi bơm nhiên liệu”, [https://tuoitre.vn/toyota-honda-viet-nam-trieu-hoi-hang-ngan-xe-dinh-loi-bom-nhien-lieu-
20210503093313773.htm], truy cập ngày 22/6/2023 phẩm rằng, cáo buộc Ford Motor Company phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trước cái chết của người lái xe khi xảy ra va chạm tại Omaha 80 (ii) Hoặc chính thiết kế của sản phẩm làm cho những tính năng sử dụng của sản phẩm trở nên nguy hại đến người tiêu dùng Chẳng hạn, sản phẩm Airpods Pro của Apple được thiết kế có tính năng cảnh báo khẩn cấp Amber khi có trẻ em tại Mỹ bị mất tích hoặc bắt cóc Tuy nhiên, chính âm thanh báo động này đã khiến một cậu bé khi sử dụng Airpods Pro bị thương tích nghiêm trọng, tàn tật và suy giảm chức năng Theo đó, bố mẹ cậu bé đã cáo buộc Apple làm ra sản phẩm “lỗi không tự động giảm âm thanh cảnh báo, hoặc cân bằng giữa âm thanh thông báo và cảnh báo”, cũng như không đưa lưu ý cho người dùng 81
Ngoài ra, sản phẩm sản xuất đơn lẻ có thể bị lỗi do quá trình sản xuất, chế biến, vận chuyển, lưu giữ và sử dụng Tuy nhiên, việc quy định chỉ sản phẩm đơn lẻ mới có khuyết tật là chưa đủ thuyết phục, vì thực tế nhiều sản phẩm được sản xuất hàng loạt cũng gặp lỗi trong quá trình đến tay người tiêu dùng.
2023, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (Food and Drug Administration, viết tắt FDA) đã cho thu hồi hơn 300.000 chai Starbucks Frappuccino Vanilla của PepsiCo khi tìm thấy thủy tinh trong một số sản phẩm, trường hợp này thu hồi vì “sản phẩm ít có khả năng gây thương tích nghiêm trọng hoặc tử vong nhưng có thể để lại hậu quả nghiêm trọng” 82 Hay tại Việt Nam đã từng có vụ kiện, nguyên đơn là ông Nguyễn Phương Du kiện Tổng công ty cổ phần bia – rượu – nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) khi ông phát hiện chai bia Sài Gòn đỏ còn nguyên nắp, nguyên tem nhưng bên trong chỉ có 1/3 chất lỏng 83 Hai trường hợp nêu trên điển hình cho sản phẩm được sản xuất hàng loạt theo quy trình có khuyết tật trong quá trình sản xuất, mà hoàn toàn không do thiết kế của sản phẩm Bên cạnh đó, quá trình chế biến, vận chuyển, lưu giữ và sử dụng cũng rất quan trọng khi có thể xảy ra lỗi trong sản
80 Terry R Wittler (1977), “Manufacturers’ Liability for Design Defects: Melia v Ford Motor Co., 534 F2d
795 (8th Cir 1976), Nebraska Law Review, Vol 56, Issue 2, pp 422
Theo MacRumors, Apple đang phải đối mặt với một vụ kiện cáo buộc tai nghe AirPods của họ đã làm thủng màng nhĩ của trẻ em Vụ kiện được đưa tin trên VnExpress.net vào ngày 22/6/2023.
82 McKenna Oxenden, “More than 300,000 Starbucks Vanilla Frappuccino Drink Recalled”, [https://www.nytimes.com/2023/02/18/business/starbucks-vanilla-frappuccino-recall.html], truy cập ngày 22/6/2023
83 Phan Thương, “Vụ Sabeco bị kiện: Toà yêu cầu xác định chai bia bị lỗi của ai?”, [https://thanhnien.vn/vu- sabeco-bi-kien-toa-yeu-cau-xac-dinh-chai-bia-bi-loi-cua-ai-1851059022.htm#], truy cập ngày 22/6/2023 phẩm và sản phẩm đó gây thiệt hại cho người tiêu dùng, chỉ cần một trong những khâu trong chuỗi cung ứng đến người tiêu dùng không tuân thủ quy định, tiêu chuẩn đã đề ra
Thứ ba, sản phẩm tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn trong quá trình sử dụng nhưng không có hướng dẫn, cảnh báo đầy đủ cho người tiêu dùng Một sản phẩm mà về bản chất nó chứa đựng những nguy cơ gây ảnh hưởng xấu cho người tiêu dùng khi sử dụng là điều luôn có thể xảy ra bất cứ lúc nào Việc cảnh báo sẽ tác động đến quyết định của người tiêu dùng nên hay không nên sử dụng sản phẩm, đồng thời sự hướng dẫn đầy đủ giúp người tiêu dùng nhận biết và sử dụng sản phẩm theo hướng dẫn sử dụng tránh những thiệt hại không đáng có Cảnh báo của sản phẩm có sự ảnh hưởng đối với trách nhiệm pháp lý của tổ chức, cá nhân kinh doanh, trong nghiên cứu “Các lý thuyết hiện đại về cảnh báo sản phẩm và Luật Trách nhiệm sản phẩm của Châu Âu”, có quan điểm cho rằng: “Cảnh báo nên được đánh giá dựa trên khả năng nhắc nhở người tiêu dùng thay đổi hành vi của mình Nói chung, điều này có nghĩa việc chỉ chuyển tải thông tin cảnh báo không giúp nhà sản xuất thoát khỏi trách nhiệm pháp lý” 84 Vì vậy, pháp luật của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam luôn coi trọng vấn đề cảnh báo, hướng dẫn đầy đủ, hợp lý cho người tiêu dùng
Từ năm 2013, Việt Nam bắt buộc in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá theo Thông tư liên tịch số 05/2013/TTLT-BYT-BCT Cảnh báo sức khỏe phải chiếm ít nhất 50% diện tích mỗi mặt chính trước và sau của bao bì Điều này nhằm mục đích cảnh báo người tiêu dùng về nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi do hút thuốc lá và tác hại của khói thuốc thụ động, từ đó nâng cao nhận thức về sức khỏe và bảo vệ bản thân.
Trong vụ kiện Varwell Engineering Co Ltd V BHD Chemicals Ltd, một vụ nổ boron tribomide dữ dội xảy ra dẫn đến cái chết của một nhà vật lý người Nga khi ông đang rửa nhãn trên ống thuốc, đồng nghiệp người Anh của ông bị thương và gây
84 Thomas Verheyen (2019), “Modern Theories of Product Warnings and European Product Liability Law”,
Utrecht Law Review, Utrecht University School of Law, Vol 15 (3), pp 45 thiệt hại nghiêm trọng về tài sản cho nguyên đơn Theo đó, phán quyết đưa ra cho rằng Công ty cung cấp boron tribromide chứa trong ống thủy tinh chỉ dán nhãn chứa cảnh báo về mối nguy hiểm nhỏ là “hơi độc hại” (harmful vapour), khiến nguyên đơn tin vào cảm giác an toàn sai lầm rằng không tồn tại mối nguy hiểm công nghiệp nghiêm trọng 85 Liên quan đến cảnh báo khói thuốc lá, tại Vương quốc Anh, đã từng có vụ kiện ở Scotland khi vợ của một người đàn ông qua đời năm 1993, 48 tuổi mắc bệnh ung thư phổi kiện Imperial Tobacco với cáo buộc không cảnh báo về sự nguy hiểm của việc hút thuốc lá Anh ta bắt đầu hút thuốc lá khoảng 30 năm trước 86 Hoặc vào tháng 10 năm 2022 tại Mỹ, một nữ khách hàng ở bang Missouri đã đệ đơn kiện hãng L’ Oreal vì cho rằng cô bị ung thư tử cung sau khi sử dụng sản phẩm duỗi tóc của hãng mỹ phẩm Pháp này trong thời gian dài Nguyên đơn cáo buộc L’ Oreal cố tình tiếp thị sản phẩm mà không cảnh báo rủi ro, mặc dù biết rõ sản phẩm có chứa các hóa chất nguy hiểm 87
Thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra là căn cứ pháp lý để yêu cầu bồi thường, với điều kiện sản phẩm phải tồn tại thực tế và được phép lưu thông trên thị trường Người khởi kiện cần chứng minh sản phẩm có những khiếm khuyết gây tác hại bất thường cho người sử dụng.
Mối quan hệ nhân quả giữa việc sản phẩm có khuyết tật gây thiệt hại với thiệt hại thực tế xảy ra đối với người tiêu dùng
Để người tiêu dùng được bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra, điều kiện quan trọng là phải chứng minh được mối quan hệ nhân quả giữa sản phẩm khuyết tật và thiệt hại xảy ra Nói cách khác, thiệt hại phải được chứng minh là do sản phẩm có khuyết tật trực tiếp gây ra Mối quan hệ nhân quả này là cầu nối giữa hai yếu tố cấu thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại, đảm bảo sự công bằng và minh bạch trong việc xử lý các tranh chấp liên quan đến sản phẩm có khuyết tật.
85 Alex Schuster (2011), “Tortious Liability for Defective Pharmaceutical and Medical Products”, Quarterly
Review of Tort Law, Vol 4, Issue 3, pp 12
86 C.J Miller & R.S Goldberg (2004), “Trách nhiệm pháp lý về sản phẩm (Ấn bản thứ hai)” (Product Liability (Second Edition)), Oxford University Press, pp 342
87 Thanh Phương, “Hãng L’Oreal bị kiện vì thiếu cảnh báo “nguy cơ tiềm ẩn” của sản phẩm”, [https://www.vietnamplus.vn/hang-loreal-bi-kien-vi-thieu-canh-bao-nguy-co-tiem-an-cua-san- pham/825454.vnp], truy cập ngày 22/6/2023
Bài viết "Nguyên lý cơ bản của chế định trách nhiệm sản phẩm tại Hoa Kỳ và một số quốc gia trên thế giới" của tác giả Lê Hồng Hạnh và Trương Hồng Quang được công bố trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 2, năm 2010, trang 40.
89 Đỗ Văn Đại (2016), tlđd (47), tr 95 gây thiệt hại (điều kiện 2) mà không gây ra bất kỳ thiệt hại nào cho người tiêu dùng (điều kiện 1) thì không thể xuất hiện mối quan hệ nhân quả (điều kiện 3) để đủ căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Dưới góc nhìn triết học, mối quan hệ nhân quả còn là cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả trong phép duy vật biện chứng Theo đó, phạm trù nguyên nhân dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng, hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau, từ đó tạo ra sự biến đổi nhất định; và phạm trù kết quả dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tác động giữa các mặt, các yếu tố trong một sự vật, hiện tượng, hoặc giữa các sự vật, hiện tượng 90 Nguyên nhân bao giờ cũng làm phát sinh ra kết quả, về mặt hình thức và tuần tự diễn biến thì nguyên nhân là cái sinh ra kết quả Kết quả chỉ xuất hiện sau khi nguyên nhân xuất hiện và bắt đầu tác động 91
Theo góc nhìn khoa học pháp lý, thiệt hại là hậu quả tất yếu của sản phẩm có khuyết tật, trong khi sản phẩm có khuyết tật là nguyên nhân gây ra thiệt hại cho người tiêu dùng Do đó, mối quan hệ giữa sản phẩm có khuyết tật gây ra thiệt hại và thiệt hại thực tế xảy ra với người tiêu dùng là một mối quan hệ nội tại và tất yếu.
Bên cạnh việc xác định mối quan hệ nhân quả là cơ sở để xác định thiệt hại được bồi thường, đồng thời còn là điều kiện thiết yếu để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại Bởi lẽ tổ chức, cá nhân kinh doanh không phải chịu trách nhiệm bồi thường khi sản phẩm có khuyết tật nhưng khuyết tật đó lại không là nguyên nhân gây ra thiệt hại thực tế nào đối với người tiêu dùng Pháp luật thực định quy định khi yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh bồi thường thiệt hại thì chủ thể có trách nhiệm chứng minh sự tồn tại của quan hệ nhân quả là người tiêu dùng tức người yêu cầu đòi bồi thường Tại đây, người tiêu dùng cần thiết chứng minh được sản phẩm có khuyết tật và những tổn thương, thiệt hại mà mình đã gánh chịu từ việc sử dụng, tiêu dùng sản phẩm có khuyết tật đó Tuy nhiên, để chứng minh mối quan hệ nhân quả này trên thực tế không phải lúc nào cũng là điều dễ dàng đối với người tiêu dùng vì khuyết tật phát sinh từ chính bản thân sản phẩm mà không từ hành vi của con người Mặt khác, như đã bình luận, trong một số trường hợp thiệt hại có thể chưa xảy ra đối với người
90 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (xuất bản lần thứ 11), Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, tr 79 – 80
Theo Phùng Trung Tập (2009), trong trường hợp người tiêu dùng phát hiện sản phẩm có khuyết tật, việc chứng minh quan hệ nhân quả là rất khó khăn Luật pháp hiện hành cũng quy định rõ ràng, người khởi kiện sẽ không được bồi thường nếu không chứng minh được tác hại của sản phẩm đối với bản thân.
2.4 Yếu tố lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra cho người tiêu dùng
Như đã trình bày ở phần dẫn đề đầu chương này, yếu tố lỗi không là căn cứ của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra cho người tiêu dùng Tuy nhiên điều đặc biệt là, Luật BVQLNTD đã minh định tính chất đặc thù về lỗi khi áp dụng loại trách nhiệm này Nội dung mục này làm rõ về vấn đề lỗi theo quy định chung của pháp luật dân sự, cũng như các quy định liên quan đặc thù riêng có của quy định về lỗi trong việc bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra cho người tiêu dùng
Hiện nay, hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam chưa đưa ra bất kỳ một định nghĩa nào về lỗi, trong khi đó đây là khái niệm được sử dụng tương đối phổ biến trong lĩnh vực pháp luật Đồng thời, trong lĩnh vực pháp luật dân sự, “khái niệm lỗi được sử dụng nhiều trong các văn bản pháp luật dân sự với vai trò là một căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường và là căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại” 93
Trước đây, BLDS năm 2005 quy định lỗi là một trong những yếu tố bắt buộc để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại, theo đó người gây thiệt hại phải có “lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý” 94 Điều này một lần nữa được khẳng định tại Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP do Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành ngày
Thông tư số 08/2006/TT-BTP ngày 08 tháng 7 năm 2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự (BLDS) về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Theo Điều 630 BLDS năm 2005, cá nhân, pháp nhân, chủ thể sản xuất, kinh doanh không bảo đảm chất lượng hàng hóa gây thiệt hại cho người tiêu dùng phải bồi thường Quy định này xác định rõ trách nhiệm bồi thường thiệt hại của các chủ thể vi phạm quyền lợi người tiêu dùng.
92 Tưởng Duy Lượng, “Vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”, [https://vibonline.com.vn/bao_cao/vai-tro-cua-toa-an-trong-viec-bao-ve-quyen-loi-nguoi-tieu-dung-tuong- duy-luong-chanh-toa-dan-su-tandtc], truy cập ngày 28/8/2023
Bài viết của Lê Thị Hồng Vân (2020) "Lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa không đảm bảo chất lượng gây ra cho người tiêu dùng" được đăng tải trên Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam số 7, trang 42.
Xác định thiệt hại được bồi thường do sản phẩm có khuyết tật gây ra
Xác định thiệt hại được bồi thường do sản phẩm có khuyết tật gây ra cho người tiêu dùng được hiểu là việc tính toán, vạch rõ một cách hợp lý, chắc chắn, chính xác những tổn thất, thiệt hại thực tế mà người bị thiệt hại phải gánh chịu do sản phẩm có khuyết tật gây ra Có thể nói, đây là bước quan trọng và có ý nghĩa to lớn trong việc áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Như đã phân tích, Luật BVQLNTD hiện hành không quy định trực tiếp những thiệt hại người tiêu dùng có thể yêu cầu cá nhân, tổ chức kinh doanh sản phẩm có khuyết tật phải bồi thường mà viện dẫn đến các quy định của pháp luật dân sự Qua đó, có thể thấy, BLDS được coi là đạo luật chung, còn Luật BVQLNTD là luật chuyên ngành điều chỉnh các quan hệ xã hội về bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra 111 Vì vậy, việc xác định thiệt hại được bồi thường khi sản phẩm có khuyết tật gây ra cho người tiêu dùng được thực hiện dựa trên quy định của BLDS năm 2015 Theo đó, những thiệt hại được bồi thường là những thiệt hại về tài sản, tính mạng và sức khỏe phát sinh trong quá trình tiêu dùng sản phẩm Tuy nhiên, như đã trình bày tại mục 2.1, thiệt hại trong tương lai với những nguy cơ tiềm ẩn do sản phẩm có khuyết tật gây ra cần thiết được xác định Điều đó không những đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng được bảo vệ, khắc phục thiệt hại xảy ra đối với
Theo Nguyễn Tiến Hùng (2019), mục tiêu của luật pháp thế giới về bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật không chỉ bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng mà còn nhằm đảm bảo nguyên tắc "thiệt hại được bồi thường toàn bộ" theo quy định của pháp luật dân sự.
3.1.1 Thiệt hại về vật chất
Thiệt hại về vật chất đối với người tiêu dùng do sản phẩm có khuyết tật có thể bao gồm thiệt hại về tài sản, sức khỏe và thậm chí tính mạng.
Thứ nhất, đối với thiệt hại về tài sản, người bị thiệt hại bị tổn thất về tài sản mà không khắc phục được do tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng; lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút; chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại Theo đó, sản phẩm có khuyết tật gây ra thiệt hại về tài sản cho người tiêu dùng có thể là thiệt hại của chính sản phẩm có khuyết tật đó và cả thiệt hại của những tài sản khác có mối liên hệ thực tế đối với sản phẩm có khuyết tật Khi đó, thiệt hại được xác định thông qua giá trị tài sản đã bị hủy hoại, hoặc hư hỏng Về thiệt hại xảy ra đối với chính sản phẩm có khuyết tật, có nghiên cứu nêu rằng: “Có sự đồng thuận gần như hoàn toàn trên toàn cầu rằng thiệt hại đối với bản thân sản phẩm bị lỗi là không thể phục hồi được vì nó được coi là thuần tuý” 113 Bên cạnh đó, “lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút” bao gồm hoa lợi, lợi tức mà người bị thiệt hại đang hoặc sẽ thu được khi tài sản đó không bị mất, bị hư hỏng, giảm sút Hoặc, có thể hiểu những lợi ích gắn với tài sản là những lợi ích mà chủ sở hữu đáng ra nhận được với công dụng vốn có của sản phẩm đó Chẳng hạn, một chiếc máy tính xách tay bị lỗi về thiết kế kỹ thuật dẫn đến màn hình máy tính không hiển thị, người tiêu dùng không thể sử dụng máy tính để phục vụ nhu cầu làm việc, học tập và giải trí (lợi ích gắn liền với việc sử dụng sản phẩm) Trường hợp người tiêu dùng gửi hoặc mang chiếc máy tính đến đơn vị bảo hành thì chi phí đi lại trong quá trình thực hiện bảo hành, sửa chữa được xác định là chi phí để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại
Ngoài ra, thiệt hại về sức khỏe bao gồm chi phí điều trị, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất hoặc giảm sút Cụ thể, chi phí bồi dưỡng sức khỏe được tính bằng 01 ngày lương tối thiểu vùng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho mỗi ngày khám.
112 Khoản 1 Điều 585 BLDS năm 2015 quy định: “Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời”
113 Kristie Thomas (2014), “The Product Liability System in China: Recent Changes and Prospects”,
International and Comparative Law Quarterly, Vol 63 (3), pp 766 bệnh, chữa bệnh theo số ngày trong hồ sơ bệnh án 114 Bên cạnh đó, còn có chi phí khám bệnh, chữa bệnh; chi phí đi lại; chi phí cho việc phục hồi sức khỏe, hỗ trợ, thay thế một phần chức năng cơ thể bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại Khi yêu cầu bồi thường thiệt hại, người bị thiệt hại phải chứng minh được những thiệt hại thực tế đã phát sinh, thông qua các hóa đơn, chứng từ Chẳng hạn, chi phí phẫu thuật, tiền viện phí, tiền thuốc men,… được xác định dựa trên hóa đơn thanh toán do cơ sở y tế cung cấp cho người bị thiệt hại Hoặc chi phí đi lại trong quá trình điều trị, có thể dựa trên hóa đơn điện tử (nếu di chuyển bằng dịch vụ xe công nghệ), ngược lại nếu đi lại bằng phương tiện xe ôm, xe thông thường trên thực tế khó có bằng chứng chứng minh vì không có hóa đơn
Thiệt hại về thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại được pháp luật dân sự quy định chi tiết, chia thành hai trường hợp: người có thu nhập ổn định và người có thu nhập không ổn định Đối với trường hợp thu nhập ổn định, tiền bồi thường được xác định dựa trên mức lương, tiền công của người bị thiệt hại trong khoảng thời gian bị mất hoặc giảm thu nhập Nếu thu nhập không ổn định, tiền bồi thường sẽ căn cứ vào mức lương, tiền công trung bình của 3 tháng liền kề trước thời điểm bị thiệt hại, hoặc thu nhập trung bình của lao động cùng loại tại địa phương Trường hợp không thể xác định được thu nhập trung bình, bồi thường sẽ dựa trên mức lương tối thiểu vùng Ngoài ra, chi phí chăm sóc người bị thiệt hại, bao gồm cả chi phí đi lại, tiền thuê chỗ ở và thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc, cũng được bồi thường tương tự thu nhập thực tế bị mất của người bị thiệt hại Đối với trường hợp người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động và cần người chăm sóc thường xuyên, chi phí chăm sóc được xác định là 01 ngày lương tối thiểu vùng cho 01 ngày chăm sóc Tuy nhiên, chi phí hợp lý và thu nhập thực tế bị mất chỉ áp dụng cho một người chăm sóc cho một người bị thiệt hại.
114 Điểm b khoản 1 Điều 7 Nghị quyết số 02/2022/NQ-HĐTP
115 Điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị quyết số 02/2022/NQ-HĐTP người bị thiệt hại mà thôi, tránh tình trạng một người bị thiệt hại nhiều người chăm sóc và yêu cầu bồi thường là không hợp lý” 116
Thứ ba, đối với thiệt hại về tính mạng, thiệt hại được xác định bao gồm cả
“Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này”, theo đó, quy định này được hiểu là trường hợp người bị xâm phạm tính mạng chưa chết ngay mà phải điều trị thì thiệt hại bồi thường bao gồm cả bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm, chẳng hạn như chi phí điều trị, cứu chữa cho nạn nhân, thu nhập thực tế bị mất của người bị thiệt hại, của người chăm sóc người bị thiệt hại Tiếp theo, “chi phí hợp lý cho việc mai táng”, là tổng hợp các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc chuẩn bị và thực hiện lễ tang người bị thiệt hại như chi phí mua quan tài, chi phí hoả táng, chôn cất; các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, nến, hoa,… không chấp nhận yêu cầu bồi thường chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ 117 và chi phí này phải đảm bảo tính hợp lý, chấp nhận được và phù hợp với phong tục, tập quán của từng địa phương cụ thể Vì, “khi xác định thiệt hại cần đặt trong mối quan hệ giữa không gian và thời gian, bởi lẽ giá cả, chi phí ở mỗi địa phương khác nhau là khác nhau do điều kiện kinh tế xã hội khác nhau” 118 Ví dụ, “để mai táng cho người chết thì chỉ cần sử dụng loại áo quan với giá trung bình khoảng
10 triệu, nhưng thân nhân của người chết lại đặt chiếc quan tài với mức giá 30 triệu thì mặc dù có hóa đơn mua bán cũng khó có thể được bồi thường toàn bộ 30 triệu” 119
Theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2015, tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng được xem là thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm Điều này đồng nghĩa với việc những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của luật hôn nhân và gia đình được bồi thường Tuy nhiên, luật hiện hành chỉ quy định về người được cấp dưỡng, bỏ qua người được nuôi dưỡng Dựa trên nguyên tắc áp dụng tương tự pháp luật, người được nuôi dưỡng cũng có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại Thậm chí, lý lẽ để thừa nhận quyền yêu cầu bồi thường của người được nuôi dưỡng còn mạnh mẽ hơn lý lẽ dành cho người được cấp dưỡng vì trách nhiệm nuôi dưỡng thường gắn liền với quyền lợi của người được nuôi dưỡng.
116 Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng (2007), tlđd (63), tr 481
117 Khoản 2 Điều 8 Nghị quyết số 02/2022/NQ-HĐTP
118 Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng (2007), tlđd (63), tr 480
119 Nguyễn Văn Cừ - Trần Thị Huệ (Đồng chủ biên) (2017), tlđd (71), tr 891 thực tế, người được nuôi dưỡng là người được người bị thiệt hại yêu thương nhiều hơn người được cấp dưỡng” 120
3.1.2 Tổn thất về tinh thần
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần phát sinh trong trường hợp sản phẩm có khuyết tật gây ra thiệt hại về sức khoẻ và tính mạng của người tiêu dùng Nói cách khác, thiệt hại về tinh thần được các nhà làm luật dự liệu là thiệt hại đi kèm theo thiệt hại về sức khoẻ và tính mạng Thiệt hại về tinh thần là loại tổn thất không định giá được bằng tiền, có quan điểm cho rằng, “cái gọi là tiền của bồi thường để bù đắp tổn thất về tinh thần mang tính chất của một hình phạt nhiều hơn là của một biện pháp bồi thường ngang giá” 121
Khi sức khỏe bị xâm phạm, bên cạnh những tổn hại về vật chất thì người bị thiệt hại có thể bị tổn thất về mặt tinh thần, do đó cần thiết được bù đắp tổn thất trên bằng một khoản tiền “Việc quy định này là hoàn toàn hợp lý, bởi trên thực tế, khi sức khỏe bị xâm phạm, việc khôi phục lại tình trạng sức khỏe như ban đầu gần như là không thể, hầu hết các bộ phận cơ thể con người đều là những bộ phận không thể tái sinh” 122 Theo đó, khoản tiền này do các bên thỏa thuận với nhau phụ thuộc vào mức độ tổn thất mà người bị thiệt hại phải gánh chịu Trường hợp các bên không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm là không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định Tuy nhiên, thiệt hại về tinh thần là loại thiệt hại tương đối khó xác định trên thực tế bởi vì không thể đo lường cụ thể bằng bất kì một công cụ, đơn vị nào Vì vậy, khi xác định mức tổn hại về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm bởi sản phẩm có khuyết tật gây ra phải căn cứ vào sự ảnh hưởng, hậu quả mà sản phẩm có khuyết tật đó gây ra đối với đời sống tinh thần của người bị thiệt hại trong quá trình sức khỏe được chữa lành và phục hồi
Xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra cho người tiêu dùng
3.2.1 Căn cứ chung để xác định thứ tự chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường Để xác định một chủ thể nào đó có thuộc diện chịu trách nhiệm sản phẩm hay không, các nhà làm luật chủ yếu dựa vào mối liên hệ của chủ thể đó với sản phẩm mà người tiêu dùng đã mua hoặc sử dụng 123 Như đã phân tích, theo quy định của Luật BVQLNTD năm 2010 và Luật BVQLNTD năm 2023 thì tổ chức, cá nhân kinh doanh chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra cho người tiêu dùng bao gồm: (i) Tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm; (ii) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu sản phẩm; (iii) Tổ chức, cá nhân gắn tên thương mại lên sản phẩm hoặc sử dụng nhãn hiệu, chỉ dẫn thương mại cho phép nhận biết đó là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm; (iv) Tổ chức, cá nhân trực tiếp cung cấp sản phẩm; (v) Tổ chức, cá nhân trung gian thương mại; (vi) Tổ chức, cá nhân khác chịu trách nhiệm về sản phẩm Theo đó, về nguyên tắc người tiêu dùng được bảo vệ tối đa về sự an toàn của sản phẩm khi sản phẩm đó được lưu thông trên thị trường, đến tay người tiêu dùng và người tiêu dùng có thể yêu cầu những chủ thể có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại Tuy nhiên, thực tế đối với sản phẩm có khuyết tật thì không ít trường hợp người tiêu dùng gặp khó khăn trong vấn đề xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
123 Nguyễn Tiến Hùng (2020), “Bàn về khái niệm và đặc điểm của trách nhiệm sản phẩm”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 9 (342), tr 45
Luật BVQLNTD hiện hành quy định tổ chức, cá nhân trực tiếp cung cấp sản phẩm là chủ thể chịu trách nhiệm trong trường hợp không xác định được những tổ chức, cá nhân kinh doanh còn lại Quy định này cho thấy trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra được áp dụng đối với chủ thể là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu,… sản phẩm trước khi áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trực tiếp cung cấp sản phẩm có khuyết tật (chẳng hạn như người bán hàng) Dưới góc độ so sánh pháp luật Trung Hoa, tại Điều 1203 BLDS nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa cho phép người tiêu dùng có quyền yêu cầu nhà sản xuất hoặc người bán sản phẩm bồi thường thiệt hại Theo đó, người tiêu dùng có thể lựa chọn bất kỳ chủ thể trong chuỗi cung ứng sản phẩm để yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại Bên cạnh đó, “trường hợp lỗi do nhà sản xuất gây ra mà người bán đã bồi thường cho người tiêu dùng thì có quyền yêu cầu nhà sản xuất bồi thường lại, ngược lại lỗi do người bán mà nhà sản xuất đã bồi thường thì người bán bồi thường lại cho nhà sản xuất” 124 Quy định này không những tạo điều kiện cho quyền lợi của người tiêu dùng khi bị xâm phạm được bảo vệ một cách nhanh chóng, hiệu quả mà còn nâng cao trách nhiệm của các chủ thể kinh doanh sản phẩm
Việc xác định chủ thể có trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi giải quyết tranh chấp do sản phẩm có khuyết tật gây ra là vấn đề nan giải đối với Tòa án Tòa án phải xác định rõ sản phẩm có khuyết tật có phải là sản phẩm do tổ chức, cá nhân kinh doanh sản xuất, cung cấp hay không để loại trừ trường hợp sản phẩm giả, nhái Điển hình như vụ kiện chai nước cam ép "Minute Maid Splash" có dị vật, Tòa án đã khẳng định sản phẩm không do Công ty Coca – Cola Việt Nam sản xuất, từ đó loại trừ trách nhiệm của nhà sản xuất.
124 Article 1203 Civil Code of the People’s Republic of China (Adopted at the Third Session of the Thirteenth National People’s Congress on May 28, 2020): “Where a defect of a product causes damage to another person, the infringed person may claim compensation against the manufacturer or the seller of the product Where a defect is caused by the manufacturer, the seller who has paid compensation has the right to indemnification against the manufacturer Where a defect is caused by the fault of the seller, the manufacturer who has paid
219 compensation has the right to indemnification against the seller”
125 Bản án số 06/2015/DS-ST ngày 23/9/2015 của Tòa án nhân dân quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội (Phụ lục II)
126 Bản án số 42/2016/DS-PT ngày 14/3/2016 của Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội (Phụ lục III) không có trách nhiệm phải bồi thường cho bà Minh Mặt khác, Tòa án yêu cầu bà cung cấp địa chỉ của cửa hàng và tên người bán trực tiếp nhưng bà không cung cấp, dẫn đến không xác định được sản phẩm có khuyết tật do đại lý của Công ty Coca – Cola Việt Nam cung cấp Tương tự, tại vụ kiện vào năm 2021 liên quan đến chai bia Sài Gòn đỏ (Sabeco), Tòa án nhân dân Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định tạm ngừng phiên xét xử sơ thẩm, bởi Hội đồng xét xử nhận thấy tài liệu chứng cứ trong hồ sơ chưa đủ xác định chai bia dùng làm vật chứng có phải là sản phẩm của Sabeco không Bên cạnh đó, trước khi tạm ngừng phiên xét xử, Hội đồng xét xử, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân Quận 5 và luật sư bảo vệ quyền lợi cho Sabeco liên tục đặt câu hỏi cho đại diện ủy quyền của ông Du, rằng: “Có chứng minh được chai bia này là của Sabeco sản xuất ra hay không”, “Nguồn gốc của chai bia có phải Sabeco cung cấp” 127
Theo quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm Tuy nhiên, việc xác định nhà sản xuất thực sự gặp khó khăn do tình trạng sản phẩm giả, nhái phổ biến Nếu sản phẩm không phải do Coca – Cola Việt Nam và Sabeco sản xuất, trách nhiệm bồi thường thuộc về tổ chức, cá nhân trực tiếp cung cấp sản phẩm.
3.2.2 Xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường trong một số trường hợp cụ thể
Việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra cho người tiêu dùng nói chung, dựa trên danh sách những chủ thể liên quan đã được quy định cụ thể trong Luật BVQLNTD Tuy vậy, có những trường hợp gây ra thiệt hại mà việc xác định chủ thể có trách nhiệm tương đối khó khăn, vì chưa được dự liệu cụ thể trong luật Có thể kể đến các trường hợp sau đây:
3.2.2.1 Trường hợp việc gây thiệt hại cho người tiêu dùng bởi các sản phẩm có nguồn gốc hình thành từ trí tuệ nhân tạo
127 Phan Thương, “Vụ Sabeco bị kiện đòi bồi thường triệu USD: Khách hàng không có nghĩa vụ chứng minh”, [https://thanhnien.vn/vu-sabeco-bi-kien-doi-boi-thuong-trieu-usd-khach-hang-khong-co-nghia-vu-chung- minh-1851059941.htm], truy cập ngày 25/8/2023 Đối với trường hợp này, việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng là vấn đề không thực sự dễ dàng, khi giữa sản phẩm và hệ thống vận hành của các công nghệ đôi khi không có sự phân định rõ ràng, dẫn đến khuyết tật có thể không nằm ở sản phẩm mà lại nằm ở hệ thống vận hành 128 Trong những năm gần đây, sự kiện xe ô tô tự lái Tesla gây tại nạn giao thông xảy ra ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam không còn là vấn đề mới mẻ Nguyên nhân phần lớn phát sinh từ phần mềm tự lái của xe, chẳng hạn như hệ thống điều khiển xe bị nhầm chân ga, khiến xe không kiểm soát được tốc độ dẫn đến tai nạn 129 hoặc xe bị lỗi tăng tốc mất kiểm soát 130 Từ đó, câu hỏi pháp lý đặt ra là khi một chiếc xe có tính năng tự lái gây tai nạn, chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại là nhà sản xuất xe hay đơn vị phát triển hệ thống trí thông minh tự lái? Thực tế rất nhiều trường hợp người lái xe cho rằng lỗi đến từ hệ thống điện tử của xe bị trục trặc và họ đã cố gắng thực hiện thao tác đạp phanh, trong khi đó Cơ quan An toàn giao thông quốc gia Mỹ (National Highway Traffic Safety Administration, viết tắt NHTSA) từng tiến hành điều tra các vụ tăng tốc đột ngột của xe Tesla ở nước này và đi đến kết luận lỗi do tài xế, chứ không phải lỗi thiết kế của xe Hơn nữa, NHTSA nhắc nhở rằng tất cả hệ thống hỗ trợ lái xe tiên tiến đều yêu cầu người lái phải luôn kiểm soát và tham gia đầy đủ nhiệm vụ lái xe, theo đó, người lái xe phải chịu trách nhiệm về việc vận hành phương tiện của họ 131 Tuy nhiên, hoạt động tự lái của xe tự lái là sự kết hợp của nhiều phần mềm, bộ phận cấu tạo, việc chứng minh khiếm khuyết, sơ suất của nhà sản xuất dẫn tới lỗi hoạt động của xe tự lái gây ra tai nạn trong nhiều trường hợp là không dễ dàng 132 “Bên cạnh đó, cũng có nhiều ý kiến cổ suý cho việc áp dụng trách nhiệm nghiêm ngặt đối với các vật thể thông minh, yêu cầu mở rộng phạm vi các chủ thể phải chịu trách nhiệm – từ nhà sản xuất, nhà phân phối, người bán, thậm
128 Andrea Bertolini (2020), “Trí tuệ nhân tạo và trách nhiệm dân sự” (Artificial intelligence and civil liability), Policy Department for Citizens’ Right and Constitutional Affairs, pp 28
129 Nguyễn Xuân Long, “Xe tự lái gây tai nạn, ai chịu trách nhiệm?”, [https://vietcetera.com/vn/xe-tu-lai-gay- tai-nan-ai-chiu-trach-nhiem], truy cập ngày 22/8/2023
130 Nhật Minh, “Dấy lên nghi vấn xe Tesla bị lỗi tăng tốc mất kiểm soát”, [https://dantri.com.vn/o-to-xe- may/day-len-nghi-van-xe-tesla-bi-loi-tang-toc-mat-kiem-soat-20221124081221584.htm], truy cập ngày 22/8/2023
131 Faiz Siddiqui, Jeremy B Merrill, “17 fatalities, 736 crashes: The shocking toll of Tesla’s Autopilot”, [https://www.washingtonpost.com/technology/2023/06/10/tesla-autopilot-crashes-elon-musk/], truy cập ngày 22/8/2023
Luật sư Phạm Thị Hiền (2022) đã chỉ ra rằng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xe tự lái gây ra có thể thuộc về nhiều chủ thể, không chỉ người lái xe mà còn cả nhà sản xuất, nhà cung cấp phần mềm, nhà mạng viễn thông, v.v Sơ suất của sản phẩm trí tuệ nhân tạo có thể xuất phát từ nhiều nguồn, bao gồm lỗi lập trình, dữ liệu sai lệch, mạng internet yếu kém hay hệ thống quản lý đèn tín hiệu không chính xác.
AI nhưng không trực tiếp tham gia sản xuất, phân phối hay kinh doanh sản phẩm này” 134 Có thể thấy, sự phát triển vượt trội của trí tuệ nhân tạo như hiện nay đã phát sinh vấn đề pháp lý liên quan đến bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra cho người tiêu dùng, do đó pháp luật BVQLNTD cần thiết bổ sung và mở rộng phạm vi đối với chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
3.2.2.2 Sản phẩm gây thiệt hại liên quan tới hành vi của nhiều bên khác nhau
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (BVQLNTD) năm 2010 hiện chưa ghi nhận trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại khi sản phẩm có khuyết tật, nhưng quy định về việc bồi thường theo pháp luật dân sự Tuy nhiên, Luật Dân sự (BLDS) năm 2015 áp dụng yếu tố lỗi trong trách nhiệm liên đới, trái ngược với nguyên tắc bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật không căn cứ vào lỗi Điều này dẫn đến mâu thuẫn pháp luật, ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng Luật BVQLNTD năm 2023 đã khắc phục vấn đề này bằng cách ghi nhận trách nhiệm liên đới đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh cùng gây thiệt hại, tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng trong việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường và hạn chế tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm.
133 Dương Quỳnh Hoa (2020), “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo”, Tạp chí
Nghiên cứu Lập pháp, số 09 (409), tr 19
134 Lê Minh Hùng – Nguyễn Thiện Tâm (2023), “Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do trí tuệ nhân tạo gây ra”, Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam, số 08 (168), tr 17 thiệt hại cho người tiêu dùng” Từ đó, tạo một cơ chế đồng bộ, thống nhất nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng một cách hiệu quả nhất
Luật Dân sự Pháp (BLDS Pháp) tại Điều 1245-7 quy định về trách nhiệm liên đới đối với nhà sản xuất linh kiện và nhà sản xuất sản phẩm thành phẩm, xác định rõ vai trò và trách nhiệm của mỗi bên trong chuỗi cung ứng.
Biện pháp khắc phục thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra cho người tiêu dùng
Sau khi xác định thiệt hại được bồi thường do sản phẩm có khuyết tật gây ra cho người tiêu dùng và chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì biện pháp khắc phục thiệt hại là vấn đề quan trọng được tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp sản phẩm nói chung, người tiêu dùng bị thiệt hại nói riêng đặc biệt quan tâm Bởi lẽ, việc khắc phục thiệt hại sẽ bù đắp, khôi phục phần nào những tổn thất về vật chất và tinh thần mà người tiêu dùng phải gánh chịu Hiện nay, BLDS năm 2015 cũng như Luật BVQLNTD năm 2010 đều không nêu rõ những biện pháp khắc phục hậu quả do sản phẩm có khuyết tật gây ra
135 Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam (2018), tlđd (2), tr 284
136 Điều 1245-10, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam (2018), tlđd (2), tr 285
Theo quy định pháp luật, bồi thường thiệt hại là trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm khi sản phẩm có khuyết tật gây thiệt hại cho người tiêu dùng Nguyên tắc bồi thường là "thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời", đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, đặc biệt trong trường hợp thiệt hại về sức khỏe, tính mạng Tuy nhiên, các bên cũng có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức và phương thức bồi thường, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác Trong trường hợp tranh chấp, người tiêu dùng có quyền yêu cầu bồi thường thông qua thương lượng, hòa giải, trọng tài hoặc tố tụng tòa án Luật BVQLNTD năm 2023 bổ sung hình thức thực hiện các phương thức giải quyết tranh chấp, cho phép thực hiện trực tiếp, trực tuyến hoặc hình thức khác theo quy định pháp luật, phù hợp với xu hướng quốc tế và thực tế Việt Nam.
Tại Việt Nam, gần đây, 141 người tiêu dùng đã bị ngộ độc và phải nhập viện sau khi ăn bánh mì Phượng ở Hội An Kết quả kiểm nghiệm 12 mẫu thực phẩm từ cơ sở sản xuất bánh mì Phượng cho thấy một số mẫu dương tính với khuẩn Bacillus cereus sinh độc tố NHE (độc tố ruột không ly giải hồng cầu) và HBL (độc tố ly giải hồng cầu).
137 Nguyễn Văn Cừ - Trần Thị Huệ (Đồng chủ biên) (2017), tlđd (71), tr 888
138 Nguyễn Văn Cừ - Trần Thị Huệ (Đồng chủ biên) (2017), tlđd (71), tr 876
139 Điều 30 Luật BVQLNTD năm 2010 và Điều 54 Luật BVQLNTD năm 2023
140 Khoản 3 Điều 54 Luật BVQLNTD năm 2023 tính với Salmonella spp 141 Sau sự việc đó, chủ cửa hàng đã trực tiếp gửi lời xin lỗi khách hàng bị ngộ độc, đại diện gia đình chủ cửa hàng đã trực tiếp đến bệnh viện thăm hỏi các khách hàng, đồng thời cam kết chi trả toàn bộ viện phí cho tất cả các trường hợp nhập viện 142 Có thể thấy, chủ cửa hàng – người sản xuất sản phẩm đồng thời là người bán sản phẩm bánh mì có khuyết tật, không đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, đã gây thiệt hại đến sức khỏe của họ Từ đó, chủ cửa hàng đã thực hiện biện pháp khắc phục thiệt hại về sức khỏe, ngăn chặn tổn thất về tính mạng xảy ra
Các tổ chức và cá nhân kinh doanh thường thực hiện các cam kết với người tiêu dùng, bao gồm chính sách đổi trả hoặc hoàn tiền cho sản phẩm lỗi Các nền tảng thương mại điện tử lớn như FPTShop, Thế giới di động, Shopee đã xây dựng chính sách đổi trả và hoàn tiền rõ ràng, dựa trên bảo vệ quyền lợi của cả người tiêu dùng và tổ chức kinh doanh Chính sách này áp dụng khi sản phẩm có khuyết tật gây thiệt hại về tài sản, làm giảm giá trị sử dụng của sản phẩm Tuy nhiên, không phải tất cả sản phẩm lỗi đều được đổi trả hoặc hoàn tiền, điều này phụ thuộc vào chính sách của tổ chức, cá nhân kinh doanh.
Theo pháp luật nước ngoài, điển hình tại Điều 11 Luật Người tiêu dùng Philippines năm 1992 quy định khi sản phẩm có khuyết tật thì nhà sản xuất, nhà phân phối hoặc người bán sản phẩm sẽ được Cơ quan nhà nước chỉ đạo áp dụng bất kỳ hoặc tất cả các biện pháp khắc phục cho người bị thiệt hại: “(i) làm cho sản phẩm đó phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn sản phẩm tiêu dùng hoặc sửa chữa khiếm khuyết để phù hợp với tiêu chuẩn đó, (ii) thay thế sản phẩm bằng sản phẩm tương tự hoặc tương đương tuân thủ các tiêu chuẩn sản phẩm tiêu dùng hiện hành và không có khiếm khuyết, (iii) hoàn lại giá mua sản phẩm trừ đi khoản trợ cấp sử dụng hợp
141 Lê Trung, “Độc tố gì trong bánh mì Phượng khiến loạt người bị ngộ độc?”, [https://tuoitre.vn/doc-to-gi- trong-banh-mi-phuong-khien-hang-loat-nguoi-bi-ngo-doc-2023092116485353.htm], truy cập ngày 28/9/2023
142 Thanh Ba, “Vụ 141 người bị ngộ độc: Chủ tiệm bánh mì Phượng gửi thư xin lỗi”, [https://vtc.vn/vu-141- nguoi-bi-ngo-doc-chu-tiem-banh-mi-phuong-gui-thu-xin-loi-ar821411.html], truy cập ngày 28/9/2023
143 Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT, xem thêm tại: https://fptshop.com.vn
144 Công ty Cổ phần Thế Giới Di Động, xem thêm tại: https://www.thegioididong.com
145 Công ty TNHH Shopee, xem thêm tại: https://www.shopee.vn lý; và (iv) thanh toán cho người tiêu dùng những thiệt hại hợp lý theo quyết định của Bộ” 146 Theo đó, pháp luật Philippines yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh thực hiện biện pháp sửa chữa khiếm khuyết của sản phẩm để phù hợp với Tiêu chuẩn sản phẩm tiêu dùng, và thực hiện các biện pháp trực tiếp khắc phục thiệt hại cho người tiêu dùng bị thiệt hại như: Thay thế sản phẩm khác tương tự không có khuyết tật, hoàn trả số tiền người tiêu dùng đã mua sản phẩm và chi trả những thiệt hại hợp lý mà người tiêu dùng đã gánh chịu Nội dung này của pháp luật Philippines có thể được xem xét, học hỏi kinh nghiệm, từ đó bổ sung các biện pháp khắc phục thiệt hại phù hợp cho người tiêu dùng khi sản phẩm có khuyết tật trong pháp luật BVQLNTD nước ta, bên cạnh trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
146 Article 11 The Consumer Act of the Philippines 1992: “The department shall also direct the manufacturer, distributor or seller of such product to extend any or all of the following remedies to the injured person: a) to bring such product into conformity with the requirements of the applicable consumer product standards or to repair the defect in order to conform with the same; b) to replace the product with a like or equivalent product which complies with the applicable consumer product standards which does not contain the defect; c) to refund the purchase price of the product less a reasonable allowance for use; and d) to pay the consumer reasonable damages as may be determined by the department”
Chương 3 của bài nghiên cứu tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra, bao gồm xác định thiệt hại, xác định chủ thể chịu trách nhiệm và biện pháp khắc phục thiệt hại cho người tiêu dùng.
Thứ nhất, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hiện nay quy định bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra cho người tiêu dùng bao gồm thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản Theo đó, tác giả đã xác định thiệt hại được bồi thường dựa trên thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần; đồng thời nêu những khó khăn trong việc xác định thiệt hại được bồi thường
Thứ hai, việc xác định chủ thể có trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi sản phẩm có khuyết tật gây ra cho người tiêu dùng là không dễ dàng khi phải xác định sản phẩm có khuyết tật có phải do chính tổ chức, cá nhân kinh doanh sản xuất, cung cấp hay sản phẩm đó là hàng giả, hàng nhái Bên cạnh đó, sản phẩm có nguồn gốc từ trí tuệ nhân tạo cũng gây ra nhiều trở ngại trong việc xác định chủ thể có trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Thứ ba, biện pháp khắc phục thiệt hại được tác giả xác định, phân tích gồm bồi thường thiệt hại và những biện pháp khác dựa trên sự thỏa thuận của tổ chức, cá nhân kinh doanh và người tiêu dùng như chính sách đổi trả, hoàn tiền mà thông thường đa số các tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm hiện nay áp dụng
Luật pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam đang không ngừng hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý vững chắc cho người tiêu dùng trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng Điều này không chỉ mang ý nghĩa cho người tiêu dùng mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội của đất nước Tuy nhiên, pháp luật vẫn tồn tại những bất cập, đặc biệt là trong nội dung trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra.