1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài nghiên cứu Định hướng nghề nghiệp của sinh viên khoa tiếng hàn trường Đại học sư phạm thành phố hồ chí minh

25 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu định hướng nghề nghiệp của sinh viên khoa tiếng Hàn trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả Thái Quang Nhật Anh, Nguyễn Thị Kim Anh, Trần Thị Lan Anh, Huỳnh Thị Thanh Huyền, Phạm Thị Phú Khánh, Nguyễn Võ Kim Thanh, Thái Thị Minh Thư, Nguyễn Thị Ngọc Yến
Người hướng dẫn TS. Phạm Thị Lan Phượng
Trường học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tiếng Hàn
Thể loại Báo cáo nghiên cứu khoa học
Năm xuất bản 2020
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 321,38 KB

Nội dung

Trên thực tế, sinh viên chỉ mới yêu thích nghề nghiệp bởi sựhấp dẫn của nghề đó chỉ là một mặt của nghề nghiệp, sinh viên chưa định hình rõ,phân tích kỹ các đặc điểm của bả

Trang 1

NGHIÊN CỨU ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP

CỦA SINH VIÊN KHOA TIẾNG HÀN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Giảng viên hướng dẫn: TS Phạm Thị Lan Phượng

Nhóm sinh viên thực hiện: Thái Quang Nhật Anh 4301756007

Nguyễn Thị Kim Anh 4501756003 Trần Thị Lan Anh 4501756005 Huỳnh Thị Thanh Huyền 4501756022 Phạm Thị Phú Khánh 4501756026 Nguyễn Võ Kim Thanh 4501756069 Thái Thị Minh Thư 4501756073 Nguyễn Thị Ngọc Yến 4501756098

Trang 2

TP.Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2020

MỤC LỤC

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 3

1 Tính cấp thiết của đề tài 3

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài 5

3 Đối tượng nghiên cứu, khách thể, đối tượng khảo sát 6

4 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 6

5 Giả thuyết nghiên cứu 6

6 Phương pháp nghiên cứu 7

7 Đóng góp của nghiên cứu 7

PHẦN 2: NỘI DUNG 8

Chương 1: Cơ sở lý luận 8

1 Các khái niệm 8

2 Tổng quan lĩnh vực nghiên cứu 9

Chương 2: Thu thập và xử lý dữ liệu 13

Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận 13

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……….22

Trang 3

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Thứ

2 Biểu đồ 1.2 Tỷ lệ % số lượng sinh viên tham gia khảo sát 14

4 Biểu đồ 1.4 Dự định sau khi tốt nghiệp Đại học 15

5 Biểu đồ 1.5 Tiêu chí để lựa chọn nghề nghiệp 16

6 Biểu đồ 1.6 Công việc mong muốn sau khi tốt nghiệp 17

7 Biểu đồ 1.7 Nơi muốn làm việc sau khi tốt nghiệp 18

8 Biểu đồ 1.8 Loại hình doanh nghiệp muốn làm việc 18

DANH MỤC BẢNG

Th

1 Bảng 1 Mối liên hệ giữa sinh viên các năm và dự định sau

2 Bảng 2 Những kỹ năng cần để đáp ứng nhu cầu thị trường 21

Trang 4

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong xã hội ngày nay với sự phát triển khoa học công nghệ, chất lượng cuộcsống con người trở nên tốt hơn qua đó các tiêu chuẩn trong xã hội cũng ngày càng tănglên Với nền kinh tế ngày càng thay đổi, điều này có ảnh hưởng rất lớn đến thị trườnglao động nên các vấn đề về nhu cầu việc làm rất được quan tâm Mặc dù Đảng và Nhànước đã và đang có rất nhiều kế hoạch để xây dựng và phát triển nền kinh tế nhiềuthành phần nhưng nó cũng chưa thể giải quyết được hết các vấn đề thất nghiệp Việcgiải quyết vấn đề việc làm cho người lao động đang trở thành một vấn đề cấp bách Đểgiải quyết vấn đề này người nghiên cứu nhận thấy nên bắt đầu từ các sinh viên –những người có trình độ và nhu cầu việc làm cao sau khi tốt nghiệp Trong những nămgần đây, công tác định hướng nghề nghiệp cho học sinh ở bậc Trung học phổ thôngđang trở nên quan trọng Nhưng việc định hướng nghề nghiệp cho sinh viên chưa được

sự quan tâm đúng mức Nếu chỉ nghĩ rằng định hướng nghề nghiệp chỉ đơn giản là tìmđược một trường đại học tốt để học hay chọn một nghề yêu thích thôi thì chưa đủ.Định hướng nghề nghiệp là một quá trình lâu dài kéo dài từ năm đầu đến năm cuốicùng của thời gian học Trên thực tế, sinh viên chỉ mới yêu thích nghề nghiệp bởi sựhấp dẫn của nghề đó chỉ là một mặt của nghề nghiệp, sinh viên chưa định hình rõ,phân tích kỹ các đặc điểm của bản thân, yêu cầu của nghề nghiệp, dẫn đến rất nhiềutrường hợp sinh viên ra trường nhưng không tìm được công việc thích hợp, làm việctrái với ngành nghề được học hoặc bỏ học giữa chừng do nhận thấy bản thân khôngthực sự yêu thích ngành nghề đang học Chính vì thế, việc định hướng nghề nghiệpcho sinh viên về sở thích, năng lực, thị trường lao động có ảnh hưởng ít nhiều đến việclựa chọn nghề nghiệp cho sinh viên sau khi tốt nghiệp Sinh viên cần phải nắm đượcbối cảnh kinh tế xã hội, năng lực, sở thích bản thân để có kế hoạch học tập tốt, lập kếhoạch định cho tương lai, có được kiến thức phù hợp để tìm được công việc ổn định,lâu dài vì thế việc định hướng nghề nghiệp cho sinh viên rất cần thiết

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có khoảng 200.000 sinh viên cảnước tốt nghiệp đại học, cao đẳng không tìm được việc làm Ngoài ra theo thống kêcủa Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, khoảng 60% sinh viên ra trường làm tráingành, không đúng với chuyên môn được đào tạo Từ các số liệu cho thấy được sinh

Trang 5

viên chưa được chỉ dẫn và định hướng một cách đúng đắn Qua đó cho thấy công tácđịnh hướng nghề nghiệp chưa được thực sự phát huy dẫn đến hệ quả của là các sinhviên mất thời gian, tiền bạc để tìm một công việc, gây lãng phí nguồn nhân lực.

Trong một khảo sát sinh viên với nghề nghiệp của Trung tâm Dự báo nhu cầunhân lực và Thông tin thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh (năm 2019) chobiết tỉ lệ sinh viên chọn sai ngành học chiếm khoảng 60%, chỉ 5% học sinh có hiểubiết về ngành mình học Đáng chú ý hơn là 75% sinh viên thiếu hiểu biết về ngành,nghề bản thân lựa chọn dẫn đến 50% sinh viên không tìm được nghề nghiệp đúng khảnăng Qua các số liệu này cho thấy sinh viên chưa biết được bản thân mình thích gì vàmuốn gì, chưa tìm hiểu về ngành nghề theo học cho nên công tác định hướng nghềnghiệp càng trở nên quan trọng hơn

Qua các cuộc khảo sát cho thấy nếu không thực hiện công tác định hướng nghềnghiệp đúng đắn thì đó sẽ gây lãng phí thời gian, của cải, nguồn nhân lực, cũng nhưgây ảnh hưởng đến các chủ lao động, làm trì trệ ảnh hưởng đến nền kinh tế nước nhà.Định hướng nghề nghiệp nhằm điều hòa mối quan hệ cung – cầu trong nền kinh tếcũng như là cung cấp nguồn lao động kịp thời tránh sự thiếu hụt người lao động và sắpxếp cho người lao động vào các vị trí công việc phù hợp đúng với khả năng, sở thíchgiải quyết được vấn đề thất nghiệp cũng như giúp xã hội tiến bộ hơn Định hướng nghềnghiệp đúng để tránh trường hợp thừa thầy thiếu thợ, đảm bảo sự vận hành trơn tru của

bộ máy cơ cấu xã hội

Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay, các ngành nghề cần sử dụngngôn ngữ hay các doanh nghiệp tư nhân nước ngoài lại càng trở nên phổ biến Vì ViệtNam và Hàn Quốc đã ký kết nhiều văn kiện hợp tác nhằm tăng cường hợp tác kinh tếthương mại giữa hai bên nên các công việc có liên quan đến Hàn Quốc về ngôn ngữ,lịch sử, kinh tế,… được nhận rất nhiều sự quan tâm Các doanh nghiệp Hàn Quốc đangtích cực tham gia đầu tư vào Việt Nam Do đó ngành ngôn ngữ Hàn Quốc – ngành cócác công việc sau khi tốt nghiệp có nhu cầu tuyển dụng cao, đa dạng ngành nghề… rấtcần nguồn lao động chất lượng với số lượng lớn Ngành ngôn ngữ Hàn có nhiều lĩnhvực, mỗi lĩnh vực đều cần sự hiểu biết chuyên sâu Dù chương trình đào tạo của

Trang 6

ngữ Hàn với hai nghề chính: biên dịch, phiên dịch Nhưng khi tốt nghiệp với sự biếnđổi đa dạng của nền kinh tế và nhu cầu của xã hội sinh viên vẫn có rất nhiều cơ hộilàm việc với các ngành nghề đa dạng khác Với nhu cầu của xã hội và sự biến đổikhông ngừng của xã hội, sinh viên luôn cần phải linh động chuẩn bị cho mình hànhtrang đa dạng cho nghề nghiệp tương lai Sinh viên cần xác định được điểm mạnh vànăng lực của bản thân để nâng cao trình độ để ứng tuyển vào vị trí công việc mà bảnthân mong muốn Để làm được điều này sinh viên phải được hướng dẫn, giáo dục địnhhướng nghề nghiệp từ những bước đầu tiên Vì vậy, việc xác định hệ thống giáo dụchướng nghiệp, định hướng nghề nghiệp cho sinh viên là vấn đề rất quan trọng.

Bên cạnh đó nhận thấy chưa có nghiên cứu cụ thể nào về vấn đề định hướngnghề nghiệp cho các sinh viên khoa tiếng Hàn Quốc tại trường Đại học Sư phạmThành phố Hồ Chí Minh cũng như là khoa Ngôn ngữ Hàn Quốc ở các trường Đại họckhác trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Do đó, việc hiểu rõ hơn về vấn đề địnhhướng nghề nghiệp của sinh viên khoa tiếng Hàn Quốc trường Đại học Sư phạmThành phố Hồ Chí Minh là rất cần thiết

Từ những vấn đề đã nêu trên, đề tài: “Nghiên cứu định hướng nghề nghiệp của sinh viên khoa tiếng Hàn trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh” được

xác lập Với mong muốn nắm được tình hình định hướng nghề nghiệp hiện tại của sinhviên khoa tiếng Hàn Quốc tại trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, từ đóđưa ra những giải pháp giải quyết vấn đề của sinh viên

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Đề tài định ra với mong muốn giúp sinh viên có cái nhìn đúng đắn hơn về côngviệc tương lai, định hình rõ công việc tương lai, giải quyết các yếu tố tác động đếnđịnh hướng nghề nghiệp của sinh viên khoa tiếng Hàn Quốc trường Đại học Sư phạmThành phố Hồ Chí Minh Những thông tin, số liệu thu thập được từ khảo sát từ đóphân tích đưa ra các tổng hợp và phương hướng hỗ trợ cho sinh viên

Bên cạnh đó từ các phương pháp hỗ trợ đề ra làm cơ sở để giúp cho nhà trườngtrong công tác giáo dục hướng nghiệp sinh viên lựa chọn công việc phù hợp cho tươnglai

Trang 7

3 Đối tượng nghiên cứu, khách thể, đối tượng khảo sát

3.1 Đối tượng nghiên cứu

“Định hướng nghề nghiệp của sinh viên khoa tiếng Hàn trường Đại học Sư phạmThành phố Hồ Chí Minh”

3.2 Khách thể nghiên cứu

Sinh viên khoa tiếng Hàn trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

3.3 Đối tượng khảo sát

Sinh viên đang học năm nhất (khóa 2020-2024), năm hai (khóa 2019-2023), năm

ba (khóa 2018-2022), năm tư (khóa 2017-2021) tại khoa tiếng Hàn Quốc trường Đạihọc Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

4 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

4.1 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý luận về định hướng nghề nghiệp của sinh viên khoa tiếngHàn Quốc trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay Khảo sát, nghiên cứu, đánh giá về thực trạng định hướng nghề nghiệp của sinhviên khoa tiếng Hàn Quốc trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự định hướng nghề nghiệp của sinh viênkhoa tiếng Hàn Quốc trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minhh sau khi tốtnghiệp

Đề xuất các biện pháp hỗ trợ cho công tác giáo dục hướng nghiệp trong nhàtrường phổ thông hiện nay nhằm giúp cho sinh viên khoa tiếng Hàn Quốc trường Đạihọc Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh lựa chọn được một nghề nghiệp phù hợp

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Không gian nghiên cứu: Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.Thời gian thực hiện nghiên cứu: Tháng 10, tháng 11 năm 2020

Trang 8

5 Giả thuyết nghiên cứu

Trong quá trình chọn nghề của sinh viên khoa tiếng Hàn Quốc đã gặp rất nhiềukhó khăn: Khó khăn trong việc nhận thức và đánh giá bản thân, thiếu hiểu biết vềngành, nghề và khó khăn trong việc ra quyết định chọn ngành, nghề, vì vậy có thể xâydựng quy trình hoạt động tham vấn nghề cho sinh viên khoa tiếng Hàn Quốc trườngĐại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh phù hợp với mục tiêu, nội dung và phươngpháp định hướng nghề nghiệp thông qua đó trợ giúp sinh viên giải quyết được nhữngkhó khăn trong quá trình chọn nghề góp phần nâng cao hiệu qủa định hướng nghềnghiệp cho sinh viên khoa tiếng Hàn Quốc trường Đại học Sư phạm Thành phố HồChí Minh

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp phân tích tài liệu

Bao gồm phân tích, tổng hợp, phương pháp tổng quan so sánh Phương pháp nàygiúp có thêm nhiều cơ sở để nghiên cứu đề tài Việc sử dụng phương pháp này chochúng tôi biết được những nghiên cứu trước đã làm những gì từ đó bổ sung củng cốluận điểm, Đồng thời việc phân tích tài liệu còn giúp cung cấp các thông tin phục vụcho việc chứng minh luận điểm nghiên cứu

6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp khảo sát lấy ý kiến của sinh viên khoa tiếng Hàn Quốc trường Đạihọc Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh từ đó thu thập được số liệu qua bảng khảo sát Bảng khảo sát bao gồm 19 câu hỏi với đối tượng là sinh viên khoá K46, K45,K44 và K43 khoa tiếng Hàn Quốc trường Đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh Với sốphiếu xuất ra là 200 và thu về được 142 phiếu hợp lệ Đó cũng chính là nguồn tài liệuphục vụ cho việc chứng minh giả thuyết nghiên cứu

7 Đóng góp của nghiên cứu

7.1 Về lí luận

Trên cơ sở phân tích, hệ thống hoá và kế thừa các lí thuyết về tham vấn, đã bổsung và làm sáng tỏ thêm khái niệm; mục tiêu, nội dung, hình thức và quy trình hoạtđộng định hướng nghề nghiệp cho sinh viên khoa tiếng Hàn Quốc trường Đại học Sưphạm Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 9

7.2 Về thực tiễn

Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chọn nghề nghiệp cho sinhviên Giúp cho sinh viên có thể xác định, lựa chọn ngành nghề phù phợp với năng lựcvà nhu cầu của bản thân

PHẦN 2: NỘI DUNG

Chương 1: Cơ sở lý luận

1 Các khái niệm:

1.1 Khái niệm nghề nghiệp:

Nghề nghiệp hay hoạt động nghề nghiệp được hiểu là hoạt động phục vụ cho cơ

sở tồn tại và hướng vào việc kiếm sống, việc này phải làm miệt mài, lâu dài và để hoànthành cần có kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm (trình độ chuyên môn) theo tổ hợp đặcbiệt

Nghề nghiệp là một công việc gắn bó trong một thời gian dài phù hợp với nănglực, đam mề của bản thân

Là nghề để sinh sống và để phục vụ xã hội

1.2 Khái niệm sinh viên:

Thuật ngữ sinh viên có nguồn gốc từ “Study” có nghĩa là người làm việc, học tập,người tìm hiểu, khai thác tri thức

Theo TS.Phạm Minh Hạc: “Sinh viên là người đại biểu cho nhóm xã hội đặc biệtlà thanh niên đang chuẩn bị cho hoạt động sản xuất vật chất hay tinh thần của xã hội.V.I Lênin khi phân tích tình hình và hoạt động của giới sinh viên cũng đã nói vềsinh viên như sau: “Sinh viên là bộ phận nhạy cảm nhất trong giới tri thức, mà sở dĩgiới tri thức được gọi là tri thức chính vì nó phản ánh và thể hiện sự phát triển cuarcacslợi ích giai cấp và của các nhóm chính trị trong toàn bộ xã hội một cách có ý thức hơn

cả, kiên quyết hơn cả và chính xác hơn cả” Có thể phần biệt sinh viên với các nhómxã hội khác như sau:

Trang 10

- Sinh viên là nhóm xã hội có khả năng di động cao, do có tính chất hoạt độngnghề nghiệp, họ có nhiều cơ hội hơn trong việc chiếm lĩnh những địa vị cao trong xãhội.

- Có lối sống và định hướng giá trị đặc thù, năng động, khả năng thích ứng caovà tiếp thu nhanh những giá trị mới của xã hội

- Có những đặc thù về lứa tuổi và giai đoạn xã hội hoá khác nhau với cácnhóm thiếu niên, nhi đồng, nhóm trung niên và người cao tuổi.\

1.3 Khái niêm định hướng, định hướng nghề nghiệp:

1.3.1 Khái niệm định hướng:

Theo nghĩa đen “Định hướng” là việc dùng la bàn để xác định phương hướng, từ

đó tìm ra hướng đi đúng

Trong Tâm lý học “Định hướng” được hiểu là một hành động có ý chí xuất hiện

do những kích thích gián tiếp, kích thích bằng ngôn ngữ, được cá nhân nhận thức phùhợp với các chuẩn mực xã hội

Hành động ý chí của con người bao giờ cũng có mục đích Mục đích chính là ýđịnh cần thiết được thực hiện, là nguyện vọng muốn đạt tới một kết quả nhất định Vìvậy, trước khi hành động con người thường đặt ra câu hỏi: Hành động để làm gì?Nhắm tới cái gì? Vì vậy trước khi và trong khi xảy ra hành động ý chí con ngườiluôn ý thức được mục đích của hành động và biểu tượng rõ rệt về kết quả của hànhđộng đó

1.3.2 Khái niệm định hướng nghề nghiệp:

Đây là một khái niệm giáo dục toàn diện được thiết kế để cung cấp cho các cánhân với các thông tin và kinh nghiệm để chuận bị cho họ sống và làm việc trong mộtmôi trường luôn thay đổi nền kinh tế, xã hôi và môi trường cần thiết

Định hướng nghề nghiệp là sản phẩm của quá trình xã hội hoá (về mặt nghềnghiệp) lâu dài, chịu tác động của rất nhiều rất nhiều yếu tố khác nhau

Trang 11

2 Tổng quan lĩnh vực nghiên cứu:

Nghề nghiệp là vấn đề được nhiều ngành khoa học quan tâm nghiên cứu trước hếtkhông chỉ bởi nó là vấn đề quan trọng và cấp thiết đối với các tầng lớp nhân dân laođộng đặc biệt là tầng lớp sinh viên mà đó còn là vấn đề chiến lược trong chương trìnhphát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia Đã có khá nhiều các công trình nghiên cứulớn nhỏ được thực hiện và đăng tải kết quả dưới dạng các bài báo hay các sách chuyênkhảo Dưới đây là một số nghiên cứu có liên quan

2.1 Các kết quả nghiên cứu trên thế giới:

Bài báo có tiêu đề: “Graduates – what are Employers looking for” đăng trên trangweb của Top Universities viết về những tiêu chí mà nhà tuyển dụng cần ở những sinhviên mới tốt nghiệp Theo tác giả bài viết cho biết, trong một cuộc khảo sát trên toànthế giới, 5 kỹ năng người sử dụng lao động yêu cầu ở sinh viên tốt nghiệp là: kỹ nănggiao tiếp thông qua ngôn ngữ, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng nghe-hiểu vấn đề, kỹnăng giải quyết vấn đề và kỹ năng xây dựng các mối quan hệ

Vào những năm 1940 , nhà tâm lý học Mỹ J L Holland đã nghiên cứu và thừanhận sự tồn tại của các loại nhân cách và sở thích nghề nghiệp tác giả đã chỉ ra tươngứng với mỗi kiểu nhân cách nghề nghiệp đó là một số những nghề nghiệp mà cá nhân

có thể chọn để có được kết quả làm việc cao nhất

Học thuyết của Holland đã lập luận rằng: “Thiên hướng nghề nghiệp chính là sựbiểu hiện cá tính của mỗi con người” và nó được phân loại thành 6 nhóm và được diễn

tả ở hai phương diện: tính cách con người và môi truờng làm việc

Theo John Holland, có 6 nhóm sở thích nghề nghiệp tương ứng với các ngànhnghề khác nhau Tạm dịch các nhóm đó là: (1) Realistic – là nhóm Kỹ thuật, (2)Investigate - nhóm Nghiên cứu, (3) Artistic - nhóm Nghệ thuật, (4) Social - nhóm Xãhội, (5) Enterprising - nhóm Quản lí, (6) Convetional - nhóm nghiệp vụ

2.2 Các kết quả nghiên cứu trong nước:

Trong bài viết “Công tác đào tạo cử nhân Tâm lý học với đáp ứng yêu cầu xã hội

ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội” [16, 123

Trang 12

-hội của các cử nhân mới ra trường Bài viết đã đưa ra số liệu sinh viên tìm đc việc làm

có liên quan đến ngành nghề đào tạo ngay sau 1 năm ra trường là 31.4%, số sinh viênchưa tìm được việc làm là 2.9% Như vậy có thể thấy rằng số cử nhân mỗi năm tốtnghiệp chưa đáp ứng nổi yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao và kéo theo hậuquả là làm tốn kém tiền bạc, công sức của cả người học và người dạy trong 4 năm đạihọc

Luận văn “Định hướng nghề nghiệp và khu vực làm việc sau tốt nghiệp của sinhviên ngoài công lập hiện nay” (Nghiên cứu Trường Đại học Đông Đô) [22, 56 – 72]của tác giả Nguyễn Thị Minh Phương Tìm hiểu định hướng nghề nghiệp trước khi thiđại học và định hướng nghề nghiệp sau khi học tập từ năm thứ nhất đến năm thứ tư.Định hướng nghề nghiệp và khu vực làm việc của sinh viên đại học Đông Đô, tìm hiểuđịnh hướng nghề nghiệp và khu vực làm việc sau tốt nghiệp của sinh viên đại họcĐông Đô Giả thuyết 1: Lựa chọn ngành học của sinh viên đại học Đông Đô hiện naykhác khá xa so với định hướng nghề nghiệp ban đầu của họ Giả thuyết 2: Sinh viên có

xu hướng tìm việc làm ở khu vực liên doanh và các đô thị lớn do môi trường làm việcvà các quyền lợi khác Giả thuyết 3: Định hướng nghề nghiệp có liên quan chặt chẽ tớinăng lực thực tế của sinh viên Giả thuyết 4: Vị thế xã hội của gia đình giúp sinh viên

dễ dàng tiếp cận được những cơ hội việc làm lớn

Luận văn Thạc sỹ Xã hội học “Các yếu tố tác động đến định hướng nghề nghiệpcủa sinh viên năm cuối các ngành khoa học xã hội” (Nghiên cứu trường hợp TrườngĐại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) [5, 35 – 56] của tác giả Phạm Huy Cường Tácgiả đã phân tích thực trạng định hướng nghề nghiệp của sinh viên năm cuối các ngànhkhoa học xã hội và các yếu tố tác động đến định hướng nghề nghiệp của họ chẳng hạnnhư yếu tố gia đình, yếu tố môi trường học tập, yếu tố truyền thông đại chúng, yếu tốbạn bè, yếu tố môi trường Đặc biệt, luận văn còn được tác giả phân tích thêm các yếutố tác động đến định hướng nghề nghiệp giữa các nhóm sinh viên năm cuối các ngànhkhoa học xã hội chia theo ngành học, địa bàn cư trú, nghề nghiệp của cha mẹ và kếtquả học tập của sinh viên

Qua các nghiên cứu trên đã cho thấy những kỹ năng mà sinh viên cần có để đápứng nhu cầu của các nguồn lao động, rút ra được 6 nhóm sở thích nghề nghiệp để sinh

Ngày đăng: 11/10/2024, 10:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w