1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn công ty tuyển dụng của sinh viên khoa kinh tế trường đại học nông lâm tp hcm

66 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 893,5 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU (10)
    • 1.1. Đặt vấn đề (10)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (11)
      • 1.2.1. Mục tiêu chung (11)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (11)
    • 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (11)
      • 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu (11)
      • 1.3.2. Phạm vi không gian (11)
      • 1.3.3. Phạm vi thời gian (11)
    • 1.4. Cấu trúc của khóa luận/tiểu luận (12)
  • CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN (12)
    • 2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu (14)
      • 2.1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ngoài nước (14)
      • 2.1.2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu trong nước (15)
    • 2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu: Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM (15)
      • 2.2.1. Giới thiệu (16)
      • 2.2.2. Tổ chức nhà Trường (17)
      • 2.2.3. Đào tạo (19)
      • 2.2.4. Hoạt động hợp tác (19)
  • CHƯƠNG 3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (12)
    • 3.1. Cơ sở lý luận (21)
      • 3.1.1. Khái niệm về quyết định (21)
      • 3.1.2. Khái niệm, phân loại tuyển dụng và cách thức tuyển dụng (21)
    • 3.2. Phương pháp nghiên cứu (23)
      • 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu (24)
      • 3.2.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu (25)
  • CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN (12)
    • 4.1. Thống kê mô tả đặc điểm mẫu điều tra (29)
      • 4.1.1. Thống kê mô tả về giới tính (29)
      • 4.1.2. Thống kê mô tả về số năm đang học của sinh viên (30)
    • 4.2. Đánh giá điểm trung bình của các nhân tố (31)
      • 4.2.1. Thống kê mô tả trung bình về Quyết định lựa chọn công ty tuyển dụng (31)
      • 4.2.2. Thống kê mô tả trung bình về Lương khởi điểm (32)
      • 4.2.3. Thống kê mô tả trung bình về Không gian làm việc (32)
      • 4.2.4. Thống kê mô tả trung bình về Văn hóa công ty (33)
      • 4.2.5. Thống kê mô tả trung bình về Khoảng cách Đồng nghiệp (34)
      • 4.2.6. Thống kê mô tả trung bình về Chính sách thưởng (34)
    • 4.3. Đánh giá độ tin cậy của thang – Hệ số Cronbach’s Alpha (35)
      • 4.3.1. Quyết định lựa chọn công ty (36)
      • 4.3.2. Lương khởi điểm (36)
      • 4.3.3. Không gian làm việc (37)
      • 4.3.4. Văn hóa công ty (37)
      • 4.3.5. Khoảng cách Đồng nghiệp (38)
      • 4.3.7. Chính sách thưởng (38)
      • 4.3.10. Kết luận độ tin cậy thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha (38)
    • 4.4. Phân tích nhân tố khám phá EFA (39)
      • 4.4.1. Biến độc lập (41)
      • 4.4.2. Biến phụ thuộc (43)
    • 4.5. Tương quan Pearson (45)
    • 4.6. Hồi quy đa biến (46)
      • 4.6.1. Xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính (46)
      • 4.6.2. Phân tích hồi quy tuyến tính bội (46)
  • CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (13)
    • 5.1. Kết luận (51)
    • 5.2. Kiến nghị đối với công ty tuyển dụng (53)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (55)
  • PHỤ LỤC (56)

Nội dung

Hội đồng chấm Tiểu luận tốt nghiệp Đại học Khoa Kinh tế, trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận Tiểu luận “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn công ty tuy

TỔNG QUAN

Tổng quan vấn đề nghiên cứu

2.1.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu ngoài nước

Không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn cầu, các sinh viên quốc tế vẫn có những yêu cầu riêng về việc lựa chọn công ty tuyển dụng thích hợp với định hướng của bản thân Theo Veronica H Shipp (1999), các phát hiện chỉ ra rằng trong lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên các chuyên ngành ngoài ngành giáo dục, thì hầu hết đều đặt tầm quan trọng đáng kể về tiền lương, sự ổn định trong công việc và lộ trình thăng tiến nghề nghiệp. Đồng thời, trong nghiên cứu năm 2011 của các tác giả Demagalhaes, Roberto, Harold Wilde và Lisa R Fitzgerald, đã chia 2 nhóm đối tượng làm khảo sát, nhóm 1 đưa ra 8 yếu tố có tầm quan trọng đối với sinh viên trong công việc bao gồm: mức lương khởi điểm, môi trường làm việc năng động, quy mô nhà tuyển dụng, loại hình và quy mô khách hàng của nhà tuyển dụng, áp lực đồng trang lứa, tài liệu quảng cáo, các cơ hội dành cho phụ nữ và/hoặc người thiểu số và kinh nghiệm làm thực tập sinh Mặt khác, nhóm 2 đã đưa ra 9 yếu tố quan trọng sau: kinh nghiệm làm việc mà ứng viên có thể học ở công ty khác, cơ hội thăng tiến, hỗ trợ luyện thi CPA, đào tạo “nội bộ” và phát triển chuyên môn, hỗ trợ của công ty cho việc học sau đại học, bảo đảm việc làm, văn hóa/giá trị của nhà tuyển dụng, nhiệm vụ và trách nhiệm có ý nghĩa cũng như cơ hội trải nghiệm làm việc ở quốc tế Tuy vậy, cả hai nhóm đều đồng ý rằng cơ hội thăng tiến là yếu tố quan trọng nhất và họ cũng cho rằng các yếu tố nội tại như văn hóa công ty và đặc biệt là sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, cũng khá quan trọng.

2.1.2 Tổng quan tài liệu nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn làm việc tại công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ của người lao động” của hai tác giả Đào Duy Huân và Đinh Thanh Hiệp đã kiểm định và xác định 6 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn làm việc tại công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ là: thu nhập, thương hiệu và uy tín của công ty, sự phù hợp giữa cá nhân và tổ chức, tính chất công việc, quy trình tuyển dụng, môi trường làm việc Trong đó yếu tố về sự phù hợp giữa cá nhân và tổ chức có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến quyết định chọn làm việc tại công ty.

Còn theo các tác giả Nguyễn Quốc Nghi, Nguyễn Thành Luân, Nguyễn Thị Bảo Châu và Bùi Văn Trịnh trong bài báo “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định của công nhân khi chọn khu công nghiệp hòa phú để làm việc” đăng trên Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ cho rằng các nhân tố chính là nhân tố điều kiện khu công nghiệp, nhân tố quan hệ và hỗ trợ, nhân tố đảm bảo an toàn, nhân tố lợi ích kinh tế và nhân tố chính sách công ty.

Trước đó, trong bài báo “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc: trường hợp sinh viên Đại học Cần Thơ” trên Tạp chí Khoa học Đại họcCần Thơ đã cho thấy rằng gần 60% sinh viên (từ các tỉnh khác) có xu hướng ở lạiThành phố Cẩn Thơ để tìm việc làm Ngoài ra, các yếu tố như cơ hội học tập, phát triển nghề nghiệp và thu nhập là những nguyên nhân chính dẫn đến quyết định trên.Bên cạnh đó, những yếu tố về nhân khẩu học cũng có ảnh hưởng ý nghĩa thống kê đến quyết định chọn nơi làm việc.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Cơ sở lý luận

3.1.1 Khái niệm về quyết định

Theo Từ điển Tiếng Việt được biên soạn bởi Hùng Thắng – Thanh Hương (Nhà Xuất Bản Giao Thông Vận Tải) định nghĩa rằng: Quyết định là dốc lòng, không thay đổi.

3.1.2 Khái niệm, phân loại tuyển dụng và cách thức tuyển dụng

Tuyển dụng là quá trình sàng lọc và tuyển chọn nhân lực phù hợp với công việc trong một tổ chức, công ty, …

Tuyển dụng gắn liền với các thông tin về yêu cầu và mô tổ công việc.

Tuyển dụng là quá trình tìm kiếm những nhân lực phù hợp với các vị trí còn thiếu trong tổ chức.

Tuyển dụng là sự lựa chọn các cá nhân có kỹ năng, năng lực, tinh thần làm việc và có trách nhiệm để đảm đương các công việc của vị trí nhất định.

3.1.2.2 Các hình thức tuyển dụng hiện nay

1 Tuyển nhân sự từ nội bộ

Tuyển dụng nhân sự nội bộ là hình thức sử dụng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp làm ứng viên dành cho các vị trí cao hơn hoặc làm nguồn giới thiệu việc làm. Hình thức tuyển dụng này giúp doanh nghiệp tìm được nguồn ứng viên chất lượng mà không cần tốn quá nhiều thời gian và chi phí. Ưu điểm Nhược điểm

- Ứng viên đang làm việc trong chính nội bộ.

- Tiết kiệm ngân sách đáng kể so với các hình thức tuyển dụng nhân sự khác.

- Tiết kiệm thời gian cho việc chuẩn bị và phỏng vấn.

- Ứng viên không phải trải qua giai đoạn làm quen và hòa nhập với môi trường.

- Hạn chế tối đa tình trạng “nhảy” việc hay còn gọi là chảy máu chất xám trong doanh nghiệp.

- Tạo ra hiệu ứng “gợn sóng”, dẫn đến tình trạng thiếu hụt nhân lực

Lí do, doanh nghiệp phải mất thời gian để tìm nhân sự thay vào vị trí trống cho nhân viên đã thăng chức.

- Giảm tính đa dạng so với các hình thức tuyển dụng nhân sự khác.

- Ứng viên được chọn đã quen làm việc theo một phong cách nên khi thay đổi vị trí khác thì khó tạo ra sự đổi mới.

- Dễ dẫn đến nguy cơ mâu thuẫn trong nội bộ.

2 Tuyển nhân sự từ bên ngoài

Tuyển dụng nhân sự từ bên ngoài là hình thức tuyển dụng thông qua các kênh khác nhau như trang chủ và mạng xã hội của công ty, nhằm chiêu mộ ứng viên, sàng lọc hồ sơ và tuyển chọn ứng viên.

Thế mạng của hình thức này là tạo ra nguồn nhân lực mới với nhiều tiềm năng khai thác và tính đa dạng, sáng tạo trong phong cách làm việc.

Tuy nhiên, hình thức này cũng tồn tại một vài hạn chế như:

 Chưa thể xác định được năng lực thật sự của ứng viên.

 Có thể sẽ có một khoản chi phí cho quá trình tuyển dụng.

 Không chắc chắn đảm bảo mức độ gắn bó lâu dài của nhân viên mới. Đây là một trong các hình cách tuyển dụng nhân sự đem lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm tuyển dụng Đối với hình thức này, doanh nghiệp thường chủ động liên kết với các trung tâm đào tạo nhân lực, các trường cao đẳng/đại học thông qua chương trình hướng nghiệp, các Ngày hội việc làm,… Đối tượng nhân sự hướng đến là các bạn sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp Cách làm này giúp doanh nghiệp tiếp cận, chọn lọc lực lượng lao động trẻ mang tư duy đổi mới, có sự phá cách so với các thế hệ trước Tuy nhiên, hình thức này chỉ phù hợp với các vị trí mang tính chất cấp thấp như: Thực tập sinh; Học việc; Nhân viên mới; Làm nhân sự nguồn.

4 Tuyển nhân sự thông qua bên thứ ba Đây là hình thức do bên thứ ba thực hiện, đó là các đơn vị chuyên hoạt động trong lĩnh vực tuyển dụng Doanh nghiệp vừa tiết kiệm được thời gian và chi phí, vừa tìm được ứng viên phù hợp với công việc Hiện nay, các đơn vị tuyển dụng hiệu quả, nổi bật trong thị trường lao động là: Glints, Vietnamwork, Careerbuilder, …

Tuy nhiên đối với hình thức này, vì doanh nghiệp không trực tiếp đứng ra phỏng vấn tuyển chọn nên đôi khi đem lại nhiều hạn chế như: khó xác định năng lực làm việc thực tế của ứng viên, khó xác minh danh tính thực của ứng viên …

3.1.2.3 Cách thức tuyển dụng nhân sự

 Bước 1: Chuẩn bị thông tin về vị trí tuyển dụng, mô tả công việc

 Bước 2: Tiến hành đăng thông tin tuyển dụng

 Bước 3: Thu thập hồ sơ tuyển dụng

 Bước 4: Tiến hành sàng lọc hồ sơ, chọn ra những hồ sơ phù hợp với yêu cầu tuyển dụng

 Bước 5: Phỏng vấn ứng viên (có thể Phòng vấn 1 vòng hoặc nhiều hơn)

 Bước 6: Sắp xếp thời gian thử việc

 Bước 7: Quyết định tuyển dụng chính thức

Ngày đăng: 02/04/2024, 10:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w