1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu định hướng khởi nghiệp trong sinh viên học viện hành chính quốc gia

77 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu định hướng khởi nghiệp trong sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia
Tác giả Trịnh Thùy Dung, Nguyễn Thị Kim Anh, Nguyễn Minh Ánh, Nguyễn Ngọc Thảo
Người hướng dẫn Ths. Nguyễn Thị Mai
Trường học Học viện Hành chính Quốc gia
Chuyên ngành Quản trị nhân lực
Thể loại Báo cáo tổng hợp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 1,4 MB

Nội dung

Tác động của nhận thức về định hướng khởi nghiệp đến sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia...27 Biểu đồ 2.4.. Do đó, việc tiến hành nghiên cứu về định hướng khởi nghiệp với sinh viên Họ

Trang 1

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

KHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC _

BÁO CÁO TỔNG HỢP

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU ĐỊNH HƯỚNG KHỞI NGHIỆP TRONG SINH VIÊN HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

Mã số: ĐTSV.2024.QTNL.05

Chủ nhiệm đề tài : Trịnh Thùy Dung

Lớp/Khoa : 2205QTNA/Quản trị nhân lực

Cán bộ hướng dẫn : Ths Nguyễn Thị Mai

HÀ NỘI, 4/ 2024

Trang 2

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC _

BÁO CÁO TỔNG HỢP

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU ĐỊNH HƯỚNG KHỞI NGHIỆP TRONG SINH VIÊN HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

Mã số: ĐTSV.2024.QTNL.05

Chủ nhiệm đề tài : Trịnh Thùy Dung

Thành viên tham gia : Nguyễn Thị Kim Anh

: Nguyễn Minh Ánh

: Nguyễn Ngọc Thảo

HÀ NỘI, 4/ 2024

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, nhóm nghiên cứu xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia, Ban Quản lý đào tạo đã tạo điều kiện thuận lợi để nhóm nghiên cứu triển khai và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này

Xin chân thành cảm ơn các giảng viên hỗ trợ hoạt động nghiên cứu, đặc biệt nhóm nghiên cứu xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên hướng dẫn – cô Nguyễn Thị Mai đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ để nhóm nghiên cứu hoàn thành đề tài đúng tiến

độ thời gian

Xin chân thành cảm ơn các bạn sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia đã hợp tác và hỗ trợ nhóm nghiên cứu trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Một lần nữa, nhóm nghiên cứu xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2024

Nhóm nghiên cứu

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Nhóm nghiên cứu xin cam đoan bài nghiên cứu khoa học với đề tài “Nghiên cứu

định hướng khởi nghiệp trong sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia” là bài nghiên

cứu độc lập, được tiến hành công khai, trung thực, dựa trên sự hướng dẫn của giảng viên

và sự nghiên cứu của nhóm nghiên cứu Những nội dung trình bày trong bài nghiên cứu không sao chép hay sử dụng kết quả từ đề tài nghiên cứu tương tự Những số liệu trong bảng biểu và câu trả lời phỏng vấn do chính nhóm nghiên cứu thu thập và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu

Nếu phát hiện có bất kỳ sự sao chép kết quả từ đề tài nghiên cứu khác, nhóm nghiên

cứu xin chịu hoàn toàn trách nhiệm./

Hà Nội, ngày tháng năm 2024

Nhóm nghiên cứu

Trang 5

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN

LỜI CAM ĐOAN

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 5

5 Phương pháp nghiên cứu 5

6 Đóng góp của đề tài 6

7 Bố cục của đề tài 6

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH HƯỚNG KHỞI NGHIỆP TRONG SINH VIÊN 7

1.1 Một số khái niệm cơ bản 7

1.1.1 Khái niệm khởi nghiệp 7

1.1.2 Khái niệm định hướng khởi nghiệp 7

1.1.3 Khái niệm sinh viên 8

1.1.4 Định hướng khởi nghiệp trong sinh viên 9

1.2 Tầm quan trọng của định hướng khởi nghiệp trong sinh viên 10

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng khởi nghiệp trong sinh viên 15

1.3.1 Yếu tố chủ quan 15

1.3.2 Yếu tố khách quan 16

Tiểu kết chương 1 19

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ĐỊNH HƯỚNG KHỞI NGHIỆP TRONG SINH VIÊN HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA 20

2.1 Khái quát về Học viện Hành chính Quốc gia và sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia 20

2.1.1 Khái quát về Học viện Hành chính Quốc gia 20

2.1.2 Khái quát về sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia 21

2.2 Định hướng khởi nghiệp trong sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia 22

2.2.1 Thực trạng nhận thức của sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia về định hướng khởi nghiệp 22

Trang 6

2.2.2 Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến định hướng khởi nghiệp trong sinh viên Học

viện Hành chính Quốc gia 28

2.2.3 Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến định hướng khởi nghiệp trong sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia 37

2.2.4 Đánh giá về định hướng khởi nghiệp của sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia 46

Tiểu kết chương 2 51

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ THÚC ĐẨY ĐỊNH HƯỚNG KHỞI NGHIỆP TRONG SINH VIÊN HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA 52

3.1 Một số giải pháp thúc đẩy định hướng khởi nghiệp trong sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia 52

3.1.1 Nâng cao định hướng khởi nghiệp từ phía bản thân sinh viên 52

3.1.2 Tăng cường giáo dục khởi nghiệp 53

3.1.3 Khuyến khích đào tạo và tư duy đột phá trong sinh viên 54

3.1.4 Tạo cơ hội thực tập và xây dựng mạng lưới liên kết sinh viên với các đơn vị 55

3.1.5 Nâng cao định hướng khởi nghiệp trong sinh viên từ phía gia đình 56

3.2 Một số khuyến nghị 58

3.2.1 Khuyến nghị với Ban Giám đốc Học viện 58

3.2.2 Khuyến nghị với giảng viên, cố vấn học tập 59

3.2.3 Khuyến nghị với sinh viên 59

Tiểu kết chương 3 61

KẾT LUẬN 62

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 63 PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Mức độ tác động của các yếu tố chủ quan đến định hướng khởi nghiệp của sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia 28 Bảng 2.2 Mức độ tác động của các yếu tố khách quan đến định hướng khởi nghiệp của sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia 37

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1 Ý định khởi nghiệp trong sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia 23 Biểu đồ 2.2 Vai trò của định hướng khởi nghiệp trong sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia 25 Biểu đồ 2.3 Tác động của nhận thức về định hướng khởi nghiệp đến sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia 27 Biểu đồ 2.4 Tác động của đặc điểm tính cách đến định hướng khởi nghiệp trong sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia 30 Biểu đồ 2.5 Tác động của nguồn vốn đến định hướng khởi nghiệp trong sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia 33 Biểu đồ 2.6: Tác động của thái độ đến định hướng khởi nghiệp trong sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia 35 Biểu đồ 2.7 Tần suất tổ chức các hoạt động định hướng khởi nghiệp của Học viện Hành chính Quốc gia 40 Biểu đồ 2.8 Tác động của gia đình đến định hướng khởi nghiệp của sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia 41 Biểu đồ 2.9 Tác động của nhà nước đến định hướng khởi nghiệp của sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia 45 Biểu đồ 2.10 Những rào cản trong định hướng khởi nghiệp của sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia 48

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong thời đại hiện nay, cùng với cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại

là những phát minh và các ngành nghề mới được ra đời Khởi nghiệp được xác định là một trong những chiến lược phát triển quan trọng, là một trong những giải pháp cơ bản góp phần thúc đẩy kinh tế và giải quyết vấn đề việc làm cho quốc gia và thế giới Tinh thần khởi nghiệp của thanh niên Việt Nam đã và đang phát triển mạnh mẽ Đặc biệt ngay

từ khi còn ngồi trên giảng đường đại học, nhiều sinh viên đã có ý định khởi nghiệp Ngày 30/10/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt Đề án “Hỗ trợ học sinh sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” (gọi tắt là Đề án 1665) Đề án này được giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì thực hiện với mục tiêu chung là thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của học sinh, sinh viên và trang bị các kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp; tạo môi tường và điều kiện thuận lợi để hỗ trợ học sinh, sinh viên hình thành và thực hiện các dự án khởi nghiệp [10]

Triển khai đề án này ở Việt Nam đã có những chương trình khởi nghiệp dành cho sinh viên nhưng chỉ có một số ít sinh viên tham gia và đạt được thành công Theo khảo sát của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), hầu như sinh viên Việt Nam hiện nay chưa quan tâm đến các hoạt động khởi nghiệp (chiếm khoảng 66%)

Số lượng các sinh viên tìm đến và tham gia các hoạt động khởi nghiệp chỉ đạt 33,4% và thực tế hàng năm số lượng tham gia các chương trình khởi nghiệp do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức chỉ đạt 0,016% [1]

Vậy sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia đã có những hoạt động hay có định hướng như thế nào về vấn đề khởi nghiệp? Tại sao sinh viên Việt Nam nói chung và sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia nói riêng chưa thực sự quan tâm về khởi nghiệp? Nguyên nhân có thể xuất phát từ những yếu tố chủ quan bên trong như: tính cách, thái độ, nhận thức, giới tính, sức khỏe, tâm lý hay từ những tác động của môi trường khách quan bên ngoài như: gia đình, môi trường giáo dục, xã hội, nhà nước, Thực tế một số sinh viên có suy nghĩ mong muốn cuộc sống của họ được bình yên, an toàn nên chỉ tìm một công việc ổn định và "đủ sống"; tâm lý lo sợ, thiếu tự tin, rụt rè trước những điều mới và ngại va chạm với những thử thách cũng là một rào cản cản trở

ý định khởi nghiệp của sinh viên

Trang 9

Khởi nghiệp là vấn đề quan trọng đang được sinh viên và các trường đại học, cao đẳng vô cùng quan tâm vì nó tác động đến cuộc sống, tương lai của sinh viên và sự phát triển của đất nước Xét thấy tính phù hợp và cấp thiết của vấn đề trên, nhóm nghiên cứu lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu định hướng khởi nghiệp trong sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia” làm đề tài nghiên cứu

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Các nghiên cứu trong nước:

Phong trào khởi nghiệp được thúc đẩy tại Việt Nam từ năm 2016 – năm quốc gia khởi nghiệp Phong trào khởi nghiệp đang là một trong các vấn đề được thế giới cũng như Chính phủ Việt Nam, các bộ, ngành, địa phương và các trường đại học đặc biệt quan tâm vì tính mục đích và vai trò của nó đối với mọi mặt của đời sống hiện nay Có thể nhận thấy, khởi nghiệp đang là chủ đề được quan tâm tại Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập mạnh mẽ

Trong kỳ họp thứ 9, khoá XV của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã thông qua chủ trương ban hành Đề án hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2019 – 2025 và các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo thuộc Đề án nhằm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn thành phố giai đoạn 2019 – 2025 Trong

đó đã bổ sung rất nhiều chính sách hỗ trợ như: hỗ trợ hoạt động truyền thông; hỗ trợ hoạt động đào tạo phát triển nguồn nhân lực; hỗ trợ kinh phí phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, mặt bằng; hỗ trợ kinh phí thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp sáng tạo, liên kết, kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo,…với mục tiêu khuyến khích hỗ trợ phát triển khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Hà Nội Đây cũng là cơ hội nhằm khích lệ, động viên và thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp sáng tạo trong cộng đồng người dân Việt Nam nói chung

và thành phố Hà Nội nói riêng, đặc biệt là đối với các sinh viên đang mang trong mình

ý định, tinh thần khởi nghiệp sáng tạo [8]

Chương trình “Ươm mầm ý tưởng sáng tạo và khởi nghiệp Công nghệ thông tin – PISI- CIT” là chương trình hỗ trợ và tài trợ để triển khai các ý tưởng sáng tạo và khởi nghiệp về lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông dành cho học sinh, sinh viên khu vực Miền Trung – Tây Nguyên Chương trình này được Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin – Đại học Đà Nẵng phối hợp với các đơn vị đào tạo, các doanh nghiệp Công nghệ thông tin – truyền thông phát động và thực hiện, với sự tài trợ của dự án Đối tác đổi mới sáng tạo IPP (Innovation Partnership Program) Chương trình có ý nghĩa

Trang 10

quan trọng nhằm thúc đẩy tinh thần sáng tạo, tư duy năng động, ý tưởng khởi nghiệp cũng như giúp học sinh, sinh viên thực hiện hoá được giấc mơ kinh doanh và phát triển các sản phẩm sáng tạo [24]

Phan Anh Tú và Trần Quốc Huy (2017) trong bài nghiên cứu “Phân tích các yếu

tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ” đã chỉ ra những tác động ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh

viên trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ Đó là đặc điểm tính cách, thái độ cá nhân, nhận thức và thái độ, giáo dục khởi nghiệp, nhận thức điều khiển hành vi, quy chuẩn và thái độ, quy chuẩn chủ quan, trong khi kiểm soát các yếu tố gồm: giới tính, độ tuổi, gia đình kinh doanh và kinh nghiệm làm việc trước đó [4]

Hoàng Thị Phương Thảo và Bùi Thị Thanh Chi (2013) đã thực hiện nghiên cứu về

“Ý định khởi nghiệp của nữ học viên đang theo học chuyên ngành MBA tại thành phố

Hồ Chí Minh” Kết quả nghiên cứu thể hiện các yếu tố như nguồn vốn, đặc điểm cá

nhân, gia đình đều có ảnh hưởng tích cực đến ý định khởi nghiệp Hạn chế của nghiên cứu là chỉ được thực hiện khảo sát tại thành phố Hồ Chí Minh ở ba trường đại học mà

bỏ qua khảo sát các nữ học viên MBA tại các trung tâm đào tạo bên ngoài khác (quốc

tế, đào tạo ngắn hạn,…) [5]

Các nghiên cứu của nước ngoài:

Maria-Ana Georgescu và Emilia Herman (2020) với bài viết “Tác động của bối

cảnh gia đình đối với ý định kinh doanh của sinh viên” đã chỉ ra các yếu tố chính ảnh

hưởng đến ý định kinh doanh của sinh viên, đặc biệt chú ý đến nền tảng gia đình doanh nhân của họ, nhằm mục đích khám phá ảnh hưởng của nền tảng gia đình doanh nhân đối với mối quan hệ giữa hiệu quả của giáo dục khởi nghiệp và ý định kinh doanh Các phát hiện nhấn mạnh rằng những sinh viên không có nền tảng đó Hơn nữa, nền tảng gia đình doanh nhân này đã điều chỉnh tiêu cực mối quan hệ giữa hiệu quả của giáo dục khởi nghiệp và ý định kinh doanh Vì lý do này, cần nhấn mạnh vào giáo dục khởi nghiệp cả chính thức và không chính thức, điều này sẽ làm tăng xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên [15]

Trong bài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của sinh viên trong

việc khởi nghiệp kinh doanh nhượng quyền dịch vụ ở Bangdung” Shintya Janice

Kristandy và Leo Aldianto (2014) đã tiến hành một cuộc khảo sát bằng phương pháp thực nghiệm với 100 sinh viên ở một số trường đại học ở thành phố Bangdung,

Trang 11

Indonesia Nghiên cứu cho thấy rằng nhiều sinh viên chỉ coi việc kinh doanh đơn giản

là để có thể kiếm sống qua ngày và những bài học từ xã hội bên ngoài đã tác động rất lớn đến ý định khởi nghiệp của họ [19]

Maupi Eric Letsoalo, Đại học Limpopo Edward Malatse Rankhumise, Đại học

Công nghệ Tshwane (2010) với chủ đề “Ý định kinh doanh của sinh viên tại hai trường

Đại học Nam Phi”, nghiên cứu báo cáo rằng sinh viên tại hai trường đại học đã nhận

thức tương tự về ý định kinh doanh và các sinh viên từ Đại học Tshwane Công nghệ có nhiều khả năng khuyến khích người khác học giáo dục khởi nghiệp hơn các đối tác Đại học Walter Sisulu của họ Bài báo khuyến nghị tinh thần giáo dục kinh doanh nên được giới thiệu cho học sinh ở một số giai đoạn đầu của cuộc đời giáo dục của họ Giáo dục sinh viên kết hợp với các hoạt động dựa trên thực tế cuộc sống và yêu cầu giải quyết vấn đề các kỹ năng như công nghệ vạn vật (công nghệ kỹ thuật số) có thể được chứng minh là rất quan trọng để bộc lộ cho sinh viên kiến thức và kỹ năng hữu ích nhằm tạo thu nhập và tạo cơ hội việc làm cho sinh viên [16]

Nhìn chung, một số tài liệu nghiên cứu trong nước và của nước ngoài nêu trên đều

đã đề cập đến các khía cạnh khác nhau của đề tài Khởi nghiệp là vấn đề quan trọng được toàn xã hội quan tâm và chú ý đến Do đó, việc tiến hành nghiên cứu về định hướng khởi nghiệp với sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia vẫn còn tương đối mới mẻ và cần nhận được nhiều sự quan tâm hơn nữa Vì vậy, nhóm tác giả đã kế thừa và phát huy những thành quả nghiên cứu có trước, đồng thời làm rõ những khía cạnh mới để đề tài được hoàn thiện hơn Từ đó, nhóm nghiên cứu đề xuất một số giải pháp và kiến nghị cho Học viện liên quan đến định hướng khởi nghiệp trong sinh viên nhằm thúc đẩy động lực học tập của sinh viên; khuyến khích sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học và phát huy năng lực của bản thân

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu: Định hướng khởi nghiệp trong sinh viên Học viện

Hành chính Quốc gia

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi thời gian: Từ năm 2023 đến năm 2024

- Phạm vi khách thể: Sinh viên chính quy đang theo học tại Học viện Hành chính Quốc gia cơ sở Hà Nội năm học 2023-2024

Trang 12

- Phạm vi nội dung: Nhận thức về định hướng khởi nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng khởi nghiệp trong sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia

4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài được thực hiện nhằm nghiên cứu lý luận và thực trạng về định hướng khởi nghiệp trong sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia Từ đó đề xuất một số giải pháp thúc đẩy khởi nghiệp ở sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài cần thực hiện các nhiệm vụ sau:

Một là nghiên cứu lý luận về định hướng khởi nghiệp trong sinh viên

Hai là phân tích thực trạng về định hướng khởi nghiệp trong sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia

Ba là đề xuất một số giải pháp thúc đẩy khởi nghiệp cho sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia

5 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu, phân tích và tổng hợp tài liệu: thu thập thông tin về định hướng khởi nghiệp trong sinh viên từ nhiều nguồn khác nhau (sách vở, tạp chí, Internet, các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu ) Từ đó, nhóm nghiên cứu tổng hợp, phân tích và đánh giá các thông tin đã thu thập được để chọn lọc, kế thừa và xây dựng tổng quan đề tài, góp phần bổ sung hệ thống lý luận chung cho đề tài các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng khởi nghiệp trong sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: đây là phương pháp chính của đề tài nhằm thu thập những thông tin về nhận thức về định hướng khởi nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng khởi nghiệp trong sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia Với

đề tài này, nhóm nghiên cứu đã thiết kế phiếu điều tra một lần với một loại phiếu dành cho sinh viên (Phụ lục 01); nhóm nghiên cứu sử dụng hình thức khảo sát phát phiếu trực tiếp và khảo sát bằng phiếu online thông qua các trang mạng facebook, zalo, Trước khi gửi phiếu và sau khi nhận lại phiếu trả lời, nhóm nghiên cứu đã sàng lọc và thu được

300 phiếu trả lời đạt yêu cầu, đảm bảo tính khách quan

Phương pháp phỏng vấn sâu: để thu thập thêm thông tin về thực trạng định hướng khởi nghiệp trong sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia, nhóm nghiên cứu tiến hành

Trang 13

phỏng vấn sâu đối với sinh viên các khóa hiện đang học tại Học viện Hành chính Quốc gia cơ sở Hà Nội năm học 2023-2024 (Phụ lục 02)

Thứ ba, đề tài xác định được mục tiêu và cách thực hiện các giải pháp, đồng thời đưa ra lời khuyến nghị nhằm thúc đẩy các hoạt động định hướng khởi nghiệp trong sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia

Ngoài ra, đề tài là tài liệu hữu ích đối với các đối tượng tham gia nghiên cứu, là nguồn tham khảo cần thiết cho những người nghiên cứu quan tâm về vấn đề này

7 Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài có kết cấu 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận về định hướng khởi nghiệp trong sinh viên

Chương 2 Thực trạng định hướng khởi nghiệp trong sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia

Chương 3 Một số giải pháp và khuyến nghị thúc đẩy định hướng khởi nghiệp trong sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia

Trang 14

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH HƯỚNG KHỞI NGHIỆP TRONG

SINH VIÊN 1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm khởi nghiệp

Hiện nay, “khởi nghiệp” không còn là cụm từ xa lạ và mới mẻ bởi vì nó có tầm quan trọng rất lớn, ảnh hưởng mạnh mẽ đến định hướng tương lai của tất cả mọi người Chính vì vậy, có rất nhiều nhà nghiên cứu, nhà diễn giả đưa ra những nhận định khác nhau về “khởi nghiệp”

Theo Nabi và các cộng sự (2010), “khởi nghiệp là một quá trình tạo ra cái gì đó mang tính chất mới, có giá trị bằng cách dành được thời gian và nỗ lực cần thiết, chẳng hạn những rủi ro về tài chính, tâm linh và xã hội kèm theo, song nhận được những phần thưởng xứng đáng về sự hài lòng cũng như độc lập về tiền tệ” [17]

Theo Zollo & cộng sự (2017), Mamun & cộng sự (2017), “khởi nghiệp được xem như là một giải pháp cơ bản để giải quyết các vấn đề về kinh tế xã hội, công ăn việc làm, nâng cao mức sống của người dân, do đó nó luôn luôn được các Quốc gia quan tâm”

[22]

Theo Nga và Samuganathan (2010), “khởi nghiệp là sự theo đuổi các cơ hội làm giàu về mặt kinh tế thông qua các sáng kiến hay các ý tưởng mới của cá nhân trong môi

trường hoạt động không chắc chắn với các nguồn lực hữu hình giới hạn” [18]

Khởi nghiệp đã và đang là một vấn đề thu hút được rất nhiều sự quan tâm không chỉ với sinh viên mà còn với tất cả mọi người, vì thế đã có rất nhiều nhà nghiên cứu, nhà diễn giả đưa ra các nhận định khác nhau Nhóm nghiên cứu đã chắt lọc và kế thừa những nguồn tài liệu phong phú từ trong và ngoài nước Trong khuôn khổ đề tài này, nhóm nghiên cứu lựa chọn khái niệm của tác giả Nabi và cộng sự (2010): “Khởi nghiệp là một quá trình tạo ra cái gì đó mang tính chất mới, có giá trị bằng cách dành được thời gian

và nỗ lực cần thiết, chẳng hạn những rủi ro về tài chính, tâm linh và xã hội kèm theo, song nhận được những phần thưởng xứng đáng về sự hài lòng cũng như độc lập về tiền tệ”

1.1.2 Khái niệm định hướng khởi nghiệp

Theo từ điển Tiếng Việt, “định hướng” là việc xác định vị trí, xác định phương hướng Nó liên quan đến việc cá nhân xác định, định vị cụ thể về vị trí, nguồn lực bản thân hiện có và những hướng đi trong tương lai mà cá nhân mong muốn hướng tới

Trang 15

“Định hướng khởi nghiệp” có nghĩa là quá trình xác định, lên ý tưởng và bắt đầu một lĩnh vực mới, một sản phẩm hoặc dịch vụ mới

Định nghĩa “khởi nghiệp kinh doanh” được hiểu là việc ấp ủ, lên ý tưởng kinh doanh và thực hiện công việc kinh doanh Trong đó, người sáng lập là người chịu trách nhiệm quản lý, vận hành mọi công việc lớn nhỏ trong doanh nghiệp

Định hướng khởi nghiệp là tiền đề quan trọng trong sự nghiệp và con đường phát triển nghề nghiệp của mỗi cá nhân Tư duy khởi nghiệp sẽ giúp cá nhân đến gần hơn với thành công trên con đường và lĩnh vực họ đã chọn Định hướng khởi nghiệp là một quá trình tư duy, tìm tòi, nghiên cứu; cần phải đầu tư thời gian, tiền bạc, sức lực và chất xám

để bắt đầu xác định hướng đi và lên kế hoạch cụ thể cho một lĩnh vực mới hay một công việc mới mang tính sáng tạo và đầy thách thức

Như vậy, định hướng khởi nghiệp có thể hiểu là việc cá nhân lên ý tưởng khởi

nghiệp và có kế hoạch hành động cho một lĩnh vực mới trong đó các ý tưởng, kế hoạch này được định hướng đúng đắn từ các hoạt động lý luận và thực tiễn

1.1.3 Khái niệm sinh viên

Theo Luật Giáo dục đại học quy định: “Sinh viên là người đang học tập và nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục đại học, theo học chương trình đào tạo cao đẳng, chương trình đào tạo đại học.” [9]

Theo “Thông tư ban hành quy chế công tác sinh viên đối với chương trình đào tạo đại học hệ chính quy” do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành: “Sinh viên được quy định tại quy chế này là người đang học chương trình đào tạo trình độ đại học hệ chính quy tại các cơ sở giáo dục đại học; Sinh viên là trung tâm của các hoạt động giáo dục và đào tạo trong cơ sở giáo dục đại học, được bảo đảm điều kiện thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và quyền trong quá trình học tập và rèn luyện tại cơ sở giáo dục và đào tạo.” [6]

Theo Từ điển Giáo dục học: “Sinh viên là người học của một cơ sở giáo dục cao đẳng, đại học Có thể phân loại sinh viên đại học theo những phạm trù khác nhau Sinh viên tập trung, sinh viên chính quy, sinh viên không tập trung ” [3]

Trong phạm vi nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu đưa ra nhận định sinh viên được hiểu là những cá nhân đang tham gia vào quá trình học tập và nghiên cứu tại một hoặc nhiều cơ sở giáo dục đại học hoặc cao đẳng Đây là một khái niệm rộng và đa chiều, liên quan đến những người đã hoàn thành cấp học phổ thông và quyết định tiếp tục phát triển kiến thức và kỹ năng chuyên môn trong một lĩnh vực cụ thể Sinh viên Việt Nam là một

Trang 16

lực lượng trẻ chiếm số lượng đông đảo, họ là những người đang học tại các trường đại học, cao đẳng trong và ngoài nước; có tinh thần ham học hỏi, nhiệt huyết, không chỉ tích lũy tri thức và kiến thức nghề mà còn tích cực rèn luyện nhân cách bản thân để đáp ứng nhu cầu của nguồn nhân lực xã hội

1.1.4 Định hướng khởi nghiệp trong sinh viên

Khởi nghiệp đang là một trong những hoạt động không còn xa lạ với tất cả mọi người, đặc biệt là sinh viên Việt Nam Ngay từ khi còn ngồi trên giảng đường đại học, cao đẳng, nhiều sinh viên đã có những ý tưởng khởi nghiệp độc đáo Tuy nhiên không phải tất cả sinh viên có ý tưởng khởi nghiệp đều khởi nghiệp thành công, họ phải trải qua rất nhiều những khó khăn, thử thách khác nhau Bằng sức trẻ và sự nhiệt huyết, sinh viên Việt Nam đã vượt qua được những khó khăn rào cản; lấy những thất bại để làm động lực, lấy từng khó khăn để làm mục tiêu Với sự tìm tòi và sáng tạo không ngừng nghỉ cùng với sự quan quan tâm, hỗ trợ của các nhà trường và chính phủ, rất nhiều định hướng khởi nghiệp và những hoạt động khởi nghiệp của sinh viên đã thực hiện thành công

Từ những nội dung chung về khởi nghiệp và sinh viên thì định hướng khởi nghiệp

trong sinh viên có thể được hiểu là: việc sinh viên lên ý tưởng khởi nghiệp và có kế hoạch

hành động cho một lĩnh vực mới hay thành lập một mô hình mới, trong đó các ý tưởng

và kế hoạch này được định hướng đúng đắn từ chương trình giáo dục và những người đào tạo

Định hướng khởi nghiệp trong sinh viên bao gồm ý tưởng khởi nghiệp và kế hoạch hành động cho ý tưởng của mình

Đầu tiên là việc hình thành ý tưởng khởi nghiệp Ý tưởng khởi nghiệp là có thể được hiểu là ý định, tư tưởng, mong muốn để bắt đầu một công việc, một hoạt động mới hay giải quyết một vấn đề nào đó trong tương lai theo cách sáng tạo của riêng mình Thông thường, ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên thường xuất phát từ các vấn đề mà bản thân sinh viên đã hay đang gặp phải trong cuộc sống, trong học tập, trong công việc Các ý tưởng này đôi khi cũng là sự ấp ủ từ lâu của một cá nhân về lĩnh vực mới hay công việc mới Bird (1988) quan niệm ý định khởi nghiệp của một cá nhân là trạng thái tâm trí, trong đó hướng đến việc hình thành một hoạt động kinh doanh mới hay tạo lập một doanh nghiệp mới [13] Ý định khởi nghiệp cũng được định nghĩa là ý định của

Trang 17

một cá nhân để bắt đầu một doanh nghiệp (Souitaris, Zerbinati, & Al-Laham, 2007) [20]

Sau khi đã nhận diện được ý tưởng và định hướng của mình; sinh viên sẽ tìm hiểu

và lập kế hoạch cụ thể cho các ý tưởng đó Lập kế hoạch khởi nghiệp là bản liệt kê và hướng dẫn chi tiết những gì cần làm, cách thức thực hiện các ý tưởng đó ra sao Trước tiên là đặt ra mục tiêu cụ thể và có giới hạn về thời gian, không gian, nguồn lực, cách thức thành lập, vận hành và phát triển Tiếp theo là phân tích điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức mà bản thân sẽ gặp phải nếu khởi nghiệp trong hoàn cảnh hiện nay Để có một bản kế hoạch chi tiết và đúng đắn, sinh viên có thể tự tìm hiểu trên các trang mạng internet hay tham khảo ý kiến, nhờ sự hướng dẫn, giúp đỡ từ thầy cô, gia đình hay bạn bè Hiện nay, có nhiều phương pháp để lên ý tưởng khởi nghiệp và lập kế hoạch, tiêu biểu là phương pháp phân tích SWOT (SWOT là viết tắt của 4 từ Tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức); phương pháp SMART( SMART là viết tắt của năm từ: Specific (cụ thể), Measurable (đo lường được), Achievable (khả thi), Relevant (phù hợp), và Time-bound (có thời hạn) Ngoài các hoạt động trên, để định hướng khởi nghiệp cụ thể và thành công thì sinh viên còn cần thực hiện phân tích các hoạt động: phân tích ngành nghề, phân tích thị trường, nguồn lực khởi nghiệp, dự báo tài chính và rủi ro

1.2 Tầm quan trọng của định hướng khởi nghiệp trong sinh viên

Định hướng khởi nghiệp trong sinh viên có tầm quan trọng to lớn trong việc phát triển kỹ năng và tư duy kinh doanh; tạo cơ hội tự do sáng tạo và đóng góp tích cực vào

xã hội Ngoài ra, định hướng khởi nghiệp còn giúp sinh viên hiểu rõ hơn về thị trường lao động và cách thức hoạt động của doanh nghiệp, từ đó chuẩn bị tốt hơn cho nghề nghiệp tương lai của sinh viên

Thứ nhất, định hướng khởi nghiệp giúp các sinh viên phát triển kỹ năng và tư duy kinh doanh Định hướng khởi nghiệp giúp sinh viên phát triển các kỹ năng quản lý, lãnh đạo, sáng tạo và tư duy kinh doanh Ngày 30/10/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1665/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” Mục tiêu chung của Đề án là: Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của học sinh, sinh viên và trang bị kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên trong thời gian học tập tại các trường Tạo môi trường thuận lợi để hỗ trợ học sinh, sinh viên hình thành và hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp, góp phần tạo việc

Trang 18

làm cho học sinh, sinh viên sau tốt nghiệp [10] Qua quá trình khởi nghiệp, sinh viên học được cách quản lý doanh nghiệp, tài chính, tiếp thị và phát triển sản phẩm, những

kỹ năng này rất quan trọng trong việc khởi nghiệp và quản lý doanh nghiệp thành công Thứ hai, định hướng khởi nghiệp giúp sinh viên khám phá tiềm năng nghề nghiệp, tạo điều kiện cho sự sáng tạo và đóng góp Định hướng khởi nghiệp giúp sinh viên khám phá và phát triển tiềm năng nghề nghiệp của mình Nó cung cấp cơ hội cho sinh viên tìm hiểu về nhiều lĩnh vực mới và thử nghiệm ý tưởng sáng tạo của mình Bên cạnh đó, định hướng khởi nghiệp cho phép sinh viên thể hiện sự sáng tạo và đóng góp của mình cho xã hội Sinh viên có thể tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới giúp giải quyết các vấn đề

xã hội thông qua khởi nghiệp

Thứ ba, sinh viên có định hướng khởi nghiệp đúng đắn có khả năng tạo việc làm cho bản thân và người khác, đóng góp vào sự phát triển kinh tế Định hướng khởi nghiệp trong sinh viên có thể đóng góp vào sự phát triển kinh tế của đất nước Những doanh nghiệp mới do sinh viên thành lập có thể tạo ra việc làm, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy sự đổi mới trong các ngành công nghiệp và dịch vụ

Thứ tư, sinh viên có tư duy và định hướng khởi nghiệp sẽ khuyến khích tinh thần

tự chủ và sự độc lập ở sinh viên Việc tự mình khởi nghiệp giúp sinh viên dám nghĩ, dám làm, dám chấp nhận thất bại và tự tin hơn trong việc ra quyết định, tạo cơ hội cho sinh viên được trải nghiệm và thử thách bản thân, sẵn sàng đối mặt với những thách thức Đây là một thành tố quan trọng, tạo nền tảng để phát triển các dự án khởi nghiệp của sinh viên trong tương lai

Thứ năm, tầm quan trọng của hoạt động giáo dục đến định hướng khởi nghiệp cho sinh viên trong các trường đại học được thể hiện qua việc thúc đẩy sự phát triển của cá nhân và kinh tế của đất nước Thước đo thành công của các trường đại học, không chỉ thể hiện thông qua tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi ra trường mà còn thể hiện qua việc trường đại học đó có bao nhiêu sinh viên có ý tưởng, định hướng khởi nghiệp và thực hiện thành công ý tưởng đó Giáo dục khởi nghiệp tác động đến định hướng khởi nghiệp của sinh viên ở nhiều cấp độ khác nhau Theo báo cáo của Ủy ban Châu Âu: “Đối với

cá nhân, người học đạt được kiến thức, kỹ năng, thái độ và họ chuyển hóa thành các năng lực và hành động để tìm một công việc hoặc bắt đầu kinh doanh; các cơ sở giáo dục thay đổi cách tiếp cận đối với việc dạy và học theo hướng sáng tạo và gắn với cộng đồng nhiều hơn Nền kinh tế có sự tăng trưởng tốt hơn dựa vào đội ngũ các nhà khởi

Trang 19

nghiệp mới và cả những người làm nhân viên sáng tạo để tăng thêm giá trị cho các doanh nghiệp hiện có” [14]

Thứ sáu, định hướng khởi nghiệp giúp sinh viên thay đổi được nhận thức và hình thành thái độ đúng đắn về các giá trị nghề nghiệp và các hoạt động khởi nghiệp Từ đó, sinh viên chủ động học tập, rèn luyện để chiếm lĩnh các giá trị của việc định hướng khởi nghiệp Nếu sinh viên có định hướng khởi nghiệp đúng đắn sẽ giúp họ có nhận thức, thái độ tích cực, tâm huyết, trách nhiệm và tích cực trong học tập, rèn luyện tinh thần khởi nghiệp Đây là động lực chính trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao tại các trường cao đẳng, đại học và học viện hiện nay

Thứ bảy, định hướng khởi nghiệp giúp sinh viên suy nghĩ nghiêm túc và nhận thức đúng đắn về tương lai của bản thân Tương lai của mỗi con người là do sự nỗ lực, trau dồi và rèn luyện không ngừng nghỉ theo thời gian Vì thế, khi có trong mình định hướng khởi nghiệp và tham gia vào hành trình khởi nghiệp, sinh viên sẽ định vị được vị trí, năng lực của mình ở hiện tại cùng tiềm năng phát triển trong tương lai; tích cực học tập

và rèn luyện để đáp ứng được các yêu cầu cần thiết cho công việc Bên cạnh đó, những sinh viên thiếu niềm tin và định hướng cho tương lai, thiếu kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và trải nghiệm sẽ dễ chán nản khi gặp các khó khăn, thử thách trong cuộc sống, không kiên định với ước mơ của mình và dễ sụp đổ khi gặp thất bại Như vậy, định hướng khởi nghiệp là một cơ hội tốt để sinh viên khám phá bản thân và nhận thức đúng đắn về tương lai của chính mình

Nhận thấy những ý nghĩa to lớn trên của định hướng khởi nghiệp với sinh viên, Đảng và Nhà nước đã đề ra rất nhiều chính sách hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp Theo quyết định số 844/QĐ-TTg, ngày 18/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt

Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” với mục tiêu tạo lập môi trường thuận lợi hết mức có thể để thúc đẩy cũng như tạo ra động lực cho các bạn trẻ khởi nghiệp Đồng thời, hỗ trợ tối đa trong quá trình hình thành và phát triển doanh nghiệp trẻ Chính sách này đã đạt những kết quả vô cùng ấn tượng và những khoản đầu tư lớn Trang báo Khởi nghiệp trẻ đã thống kê được “ 800 dự án được

hỗ trợ, có 200 doanh nghiệp khởi nghiệp, có 50 doanh nghiệp thành công trong việc kêu gọi vốn từ các tổ chức đầu tư mạo hiểm, đồng thời chi phí mua bán và sáp nhập những doanh nghiệp này ước tính lên đến 1000 tỷ đồng Đây là dấu hiệu vô cùng tốt cho thực trạng khởi nghiệp của sinh viên tại nước ta” [11] Ngoài ra thì Chính phủ còn đưa ra

Trang 20

nhiều quyết định và đề án khởi nghiệp cho sinh viên như: Quyết định 1665/QĐ - TTg (2017) đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” với mục tiêu “Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của học sinh, sinh viên và trang bị các kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên trong thời gian học tập tại các nhà trường Tạo môi trường thuận lợi để hỗ trợ học sinh, sinh viên hình thành và hiện thực hóa các ý tưởng,

dự án khởi nghiệp, góp phần tạo việc làm cho học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp” [10], Quyết định 303/QĐ - LĐTBXH 2022 Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” năm 2022 về “Tiếp tục đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của học sinh, sinh viên về khởi nghiệp; trang bị kiến thức về khởi nghiệp giúp học sinh, sinh viên tự tin, chủ động trong khởi nghiệp, tìm việc làm, tự tạo việc làm sau khi tốt nghiệp Nâng cao năng lực của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp về đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp, tự tạo việc làm Tạo môi trường hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tìm kiếm các ý tưởng sáng tạo của học sinh, sinh viên và lựa chọn các mô hình khởi nghiệp tiêu biểu nhân rộng toàn ngành Tăng cường kết nối các nguồn lực xã hội hóa để hỗ trợ các hoạt động khởi nghiệp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việc triển khai thực hiện Kế hoạch được

tổ chức rộng khắp trong các địa phương và trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên toàn quốc; đảm bảo thực hiện hiệu quả, tránh lãng phí, hình thức” [7], Quyết định 897/QĐ - TTg 2022 Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp” giai đoạn 2022- 2030

về “Nâng cao nhận thức, khát vọng khởi nghiệp, phát triển năng lực khởi nghiệp của thanh niên Việt Nam trong và ngoài nước, tham gia kiến tạo môi trường hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp phát triển đất nước trên cơ sở khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

và chuyển đổi số, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế -

xã hội giai đoạn 2021 - 2030 mà Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra” [12] Ngoài những quyết định trên thì nhà nước còn ban hành rất nhiều những quyết định và đề án khác để hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp Bên cạnh những đề án và quyết định hỗ trợ khởi nghiệp, các trường đại học cũng

có sự hỗ trợ và vai trò nhất định Trong tạp chí Khoa học và Công nghệ, ông Bùi Tiến Dũng (2019) đã viết: “Với việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo và yêu cầu các trường đại học cần quan tâm hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và xác định vai trò quan trọng của nhà trường đối với hoạt động khởi nghiệp sáng tạo nói chung Đây không chỉ là

Trang 21

nhiệm vụ của riêng Bộ Giáo dục và Đào tạo mà cần sự phối hợp chặt chẽ của nhiều bộ, ngành có liên quan Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao nhằm đóng góp tạo nên một

hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia bền vững thì vai trò quyết định trên hết thuộc về các trường đại học” Bên cạnh đó, ông cũng đưa ra định hướng trong hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp cho sinh viên: “Một là, cung cấp những kiến thức cơ bản, xây dựng những chương trình đào tạo tinh thần doanh nhân, tinh thần khởi nghiệp, tư duy khởi nghiệp, cung cấp các kiến thức cần thiết để thế hệ trẻ có thể đối mặt với các vấn đề của thực tiễn một cách tích cực nhất, nhìn thấy cơ hội trong thách thức, có niềm tin và động lực để giải quyết khó khăn, mang lại giá trị cho bản thân, cộng đồng và doanh nghiệp Hai là, trường đại học phải là nơi cung cấp thông tin, tạo môi trường, tổ chức các hoạt động nhằm mục đích truyền cảm hứng, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của sinh viên Gắn kết giảng viên, các đề tài nghiên cứu khoa học của giảng viên, sinh viên với các nguồn lực của nhà trường, tổ chức các cuộc thi nhằm tìm ra và nuôi dưỡng các ý tưởng sáng tạo, khởi nghiệp; hỗ trợ các dự án, ý tưởng ngày càng hoàn thiện hơn, giúp sinh viên có thể khởi nghiệp thành công sau khi tốt nghiệp Ba là, trường đại học là nơi cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho hệ sinh thái: các nhà sáng lập và điều hành doanh nghiệp khởi nghiệp, nhân lực làm việc trong các công ty khởi nghiệp, các nhà quản lý và các chuyên gia” Đồng thời đề xuất lộ trình và các bước thực hiện gồm 3 bước: Giúp sinh viên biết về khởi nghiệp, giúp sinh viên hiểu về khởi nghiệp, giúp sinh viên làm khởi nghiệp

Nhận thức được vai trò và trách nhiệm của mình trong việc hỗ trợ sinh viên thành lập và thực hiện các ý tưởng khởi nghiệp, các trường đại học đã tích cực tạo ra các sân chơi, các cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo cho sinh viên Trong buổi toạ đàm “Xây dựng

mô hình Đại học Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo”, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành đã đẩy mạnh xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp – đổi mới sáng tạo Tại đây, sinh viên không chỉ được đào tạo để "cầm bằng đại học", mà còn để hình thành niềm đam mê và năng lực khởi nghiệp sáng tạo Hiện nay, nhà trường đã triển khai giảng dạy học phần

“Khởi nghiệp” và học phần “Đổi mới sáng tạo” đối với tất cả các ngành đào tạo bậc cử nhân Từ năm 2016, Trường đã thành lập Trung tâm Sáng tạo và ươm tạo khởi nghiệp (NIIC), một số ý tưởng khởi nghiệp đã được hỗ trợ thực hiện hóa [2] Năm 2023, Trường Đại học Công thương Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo ra các chuỗi hoạt động và có kết quả nổi bật về hoạt động nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp của sinh

Trang 22

viên; tổ chức thành công Ngày hội tư vấn hướng nghiệp – tuyển sinh và Ngày hội việc làm 2023 Trường Đại học Thủ Dầu Một đã tích cực đẩy mạnh các hoạt động khởi nghiệp của sinh viên, tạo động lực cho sinh viên học tập và sáng tạo Nổi bật là vào ngày 15/10/2019 đã thành lập Quỹ hỗ trợ khởi nghiệp cho sinh viên, dành 500 mét vuông để

tổ chức các hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho sinh viên [23] Ngoài các trường đại học trên, sinh viên các trường đại học trên toàn quốc còn thành lập nhiều câu lạc bộ khởi nghiệp nhằm kết nối các sinh viên tài năng, có chung đam mê nhiệt huyết, sáng tạo và quan tâm đến hoạt động khởi nghiệp

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng khởi nghiệp trong sinh viên

1.3.1 Yếu tố chủ quan

Trong quá trình định hướng khởi nghiệp, sinh viên luôn chịu những tác động nhất định từ bên trong và bên ngoài, trong đó các yếu tố bên trong (hay yếu tố chủ quan) là những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến định hướng khởi nghiệp trong sinh viên Các yếu tố chủ quan tác động đến định hướng khởi nghiệp trong sinh viên là: đặc điểm tính cách, thái độ đối với hành vi khởi nghiệp, nguồn vốn, nhận thức kiểm soát

hành vi

Thứ nhất là đặc điểm tính cách Tính cách là tập hợp các đặc điểm tâm lý ổn định của mỗi con người Tính cách chi phối suy nghĩ, cảm xúc và được biểu hiện thông qua lời nói, hành động của con người Vì thế, đặc điểm tính cách có tác động mạnh mẽ đến

xu hướng chọn nghề nghiệp và những định hướng trong tương lai của sinh viên Một số sinh viên khao khát có được thành công trên con đường sự nghiệp của họ hoặc muốn được thể hiện năng lực, muốn được tôn trọng và có tầm ảnh hưởng trong xã hội Xu hướng chấp nhận rủi ro trong kinh doanh là một nét trong đặc điểm tính cách của sinh viên Theo Wilbard (2009), có 5 đặc điểm cá nhân chính mà mỗi nhà khởi nghiệp cần

có, bao gồm: sự tự tin; sự năng động nhạy bén; có hoài bão; khuynh hướng tự chủ cao

và sẵn sàng chấp nhận rủi ro [21] Những sinh viên có cá tính mạnh mẽ, năng động sáng tạo, nhiệt huyết luôn sẵn sàng học hỏi, không ngừng tìm tòi và sáng tạo những điều mới

mẻ liên quan đến vấn đề định hướng khởi nghiệp Bên cạnh những sinh viên có tính cách tốt, vẫn còn những sinh viên có tính cách cá biệt hoặc trầm tư dẫn đến việc không quan tâm đến các chương trình định hướng khởi nghiệp nên dễ gặp rủi do khi thực hiện Thứ hai là nguồn vốn Nhân tố được cho là quan trọng trong việc hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh để cá nhân triển khai hoạt động kinh doanh vào trong thực tiễn là

Trang 23

nguồn vốn Nguồn vốn cung cấp nguồn lực để khởi đầu, duy trì và phát triển các hoạt động khởi nghiệp Nguồn vốn còn giúp cho sinh viên đi theo đúng hướng mục tiêu, đảm bảo cho sự phát triển bền vững khi tham gia vào các hoạt động khởi nghiệp Khi mới bắt đầu khởi nghiệp, chỉ có một bộ phận nhỏ sinh viên có đủ tài chính để thực hiện; còn lại đa số sinh viên đều không có đủ nguồn vốn để thực hiện, cần phải huy động vốn từ các nguồn khác nhau để khởi nghiệp Sự hỗ trợ tài chính từ gia đình, bạn bè hoặc các nguồn tài chính khác có thể ảnh hưởng đến định hướng khởi nghiệp của sinh viên Thứ ba là nhận thức kiểm soát hành vi và nhận thức khả thi Đây là nhận thức của sinh viên về mức độ khó hay dễ, có bị kiểm soát, hạn chế hay không khi thực hiện hành

vi Nó có thể được đánh giá qua cảm nhận của cá nhân về khả năng thực hiện, khả năng tồn tại, phát triển khi khởi nghiệp, khả năng thành công khi kinh doanh, những kiến thức

và kinh nghiệm của cá nhân, khả năng tiếp cận thông tin để việc khởi nghiệp trở nên khả thi hơn Nhận thức khả thi đóng vai trò quan trọng đối với định hướng khởi nghiệp Khi sinh viên có nhận thức khả thi tốt, họ sẽ có thể đánh giá một cách chính xác khả năng thực hiện ý tưởng khởi nghiệp của mình Nhận thức khả thi giúp cho sinh viên hiểu rõ

về thị trường, khả năng cạnh tranh và tiềm năng phát triển ý tưởng của bản thân Bên cạnh những sinh viên có nhận thức tốt, một số sinh viên có nhận thức còn hạn chế nên chưa nhận thức được hết ý nghĩa và tầm quan trọng của định hướng khởi nghiệp Nếu nhận thức về định hướng khởi nghiệp của sinh viên còn hạn chế, họ sẽ ít quan tâm và ít tham gia vào các hoạt động khởi nghiệp

Thứ tư là thái độ đối với hành vi khởi nghiệp Thái độ được thể hiện qua sự đánh giá tích cực hay tiêu cực, ủng hộ hay phản đối của một cá nhân về hành vi Khi sinh viên

có thái độ hứng thú với khởi nghiệp, hình thành các ý tưởng và mong muốn được thực hiện ý tưởng đó thì họ sẽ tiến hành khởi nghiệp khi có cơ hội Sinh viên có thái độ tích cực, cầu thị và quyết tâm sẽ chủ động tìm kiếm và tham gia vào các hoạt động khởi nghiệp, khi gặp khó khăn họ có động lực và sự kiên nhẫn để có thể vượt qua để hoàn thành hướng đi, mục tiêu mà mình mong muốn Ngược lại, một số sinh viên vẫn còn có thái độ thờ ơ, không quan tâm và không có nhu cầu tiếp cận các thông tin về định hướng khởi nghiệp

1.3.2 Yếu tố khách quan

Yếu tố khách quan đầu tiên ảnh hưởng đến định hướng khởi nghiệp của sinh viên

là môi trường giáo dục Đại học, cao đẳng là nơi quy tụ sinh viên từ các vùng miền địa

Trang 24

phương với trình độ phát triển và văn hóa khác nhau tạo nên sự khác biệt lớn trong mỗi sinh viên Trình độ phát triển kinh tế và văn hóa có sự khác biệt lớn giữa các thành phố, nông thôn và vùng đồi núi dẫn đến cơ hội tham gia và tiếp cận với giáo dục khởi nghiệp cũng trở nên khác nhau Ở khu vực thành thị, học sinh, sinh viên trẻ có nhiều cơ hội làm quen, tiếp cận và lựa chọn ý tưởng khởi nghiệp cho bản thân do họ được học tập trong môi trường năng động, sáng tạo, nhà trường xây dựng môi trường học tập đáp ứng đủ các điều kiện để sinh viên có thể thỏa sức học tập, nghiên cứu khoa học, kết nối sinh viên với các doanh nghiệp thực tế trên địa bàn Giáo dục không chỉ cung cấp những kiến thức chuyên ngành mà còn rèn luyện kỹ năng, thái độ của sinh viên Đồng thời bồi dưỡng, khích lệ tinh thần và nâng cao trải nghiệm thực tế của sinh viên bước đầu làm quen với con đường khởi nghiệp của riêng mình Môi trường đại học, cao đẳng cung cấp những đề án, kế hoạch triển khai công tác hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp qua đó họ dễ dàng có được cơ hội tìm hiểu và trực tiếp tham gia vào những chuyên đề tự chọn hay bắt buộc về khởi nghiệp mà các trường đại học, cao đẳng đưa vào chương trình đào tạo phù hợp với tình hình thực tiễn của từng trường Các hội thảo định hướng khởi nghiệp cùng với những cuộc thi được phát động đã tạo ra nhiều sân chơi lành mạnh, thú vị và

bổ ích cho học sinh, sinh viên, khơi dậy tinh thần khởi nghiệp trong họ đặc biệt là học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp Cùng với đó, kích thích khả năng tư duy, đổi mới sáng tạo, nâng cao hiệu quả trải nghiệm thực tế của sinh viên, từ đó giúp sinh viên học được cách áp dụng những kiến thức, kỹ năng vào cuộc sống

Thứ hai là yếu tố liên quan đến gia đình Gia đình là nơi nuôi dưỡng và phát triển thể chất, tinh thần của mỗi con người, do vậy gia đình sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến suy nghĩ, hành động của mỗi cá nhân Khi nền tảng gia đình tốt, sinh viên có thể thỏa sức khám phá, trải nghiệm khởi nghiệp tại những lĩnh vực mà bản thân yêu thích phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của gia đình Điều kiện gia đình tốt tạo nhiều cơ hội để sinh viên có thể tiếp cận đến các hoạt động khởi nghiệp Bậc cha mẹ có tư duy, phương pháp giáo dục con cái hiện đại là một trong những yếu tố tích cực tác động đến định hướng cho con em mình hướng đi dự định trong tương lai Sự ủng hộ về tinh thần, sự hỗ trợ về tài chính từ gia đình có tác động tích cực tới dự định khởi nghiệp của sinh viên vì khi nhận được sự quan tâm, khích lệ động viên, thái độ ủng hộ mạnh mẽ của gia đình, sinh viên sẽ có động lực và sự quyết tâm khởi nghiệp cao hơn Nhưng đôi khi gia đình cũng trở thành gánh nặng, sự cản trở trực tiếp đến định hướng khởi nghiệp của sinh viên

Trang 25

Nhà nước là yếu tố đóng vai trò quyết định đến định hướng khởi nghiệp trong sinh viên Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐND ngày 08/7/2019 của Thành phố Hà Nội đã bổ sung thêm nhiều chính sách hỗ trợ, những chính sách này góp phần tạo cơ hội kết nối các trường đại học, các viện nghiên cứu với các tập đoàn lớn, các nhà đầu tư Đồng thời khích lệ, thúc đẩy tinh thần nhiệt huyết, sẵn sàng khởi nghiệp của các bạn trẻ Hà Nội [8] Những chính sách mà Nhà nước ban hành tạo ra những điều kiện phù hợp, thuận lợi cho các bạn sinh viên trẻ dễ dàng có nhiều cơ hội tham gia, kích thích ý định cũng như định hướng khởi nghiệp trong sinh viên ngay từ khi còn ngồi trên giảng đường Đồng thời tạo cơ hội kết nối sinh viên từ các trường đại học trên toàn quốc được tiếp cận, làm việc với các nhà doanh nhân thành đạt, các tập đoàn lớn Sinh viên được trải nghiệm trực tiếp, thực tế Ngoài ra các hoạt động tuyên truyền, giáo dục trên loa đài, báo chí và mạng xã hội là điều cần thiết giúp truyền đạt, chia sẻ thông tin về khởi nghiệp, nghề nghiệp hiện nay Từ đó sinh viên có thể dễ dàng cập nhật những tin tức quan trọng, có

sự nhìn nhận thực tế và sâu rộng hơn về khởi nghiệp để bản thân tự định hướng và đặt mục tiêu cho con đường khởi nghiệp của riêng mình

Trang 26

Tiểu kết chương 1

Tóm lại, trong chương 1 nhóm nghiên cứu đã khái quát các nội dung về định hướng khởi nghiệp trong sinh viên Nhóm nghiên cứu đã kế thừa những công trình đi trước và đưa ra một số khái niệm sau: khái niệm khởi nghiệp; khái niệm định hướng khởi nghiệp, khái niệm sinh viên, định hướng khởi nghiệp trong sinh viên Từ đó, nhóm nghiêm cứu tập trung tìm hiểu tầm quan trọng của định hướng khởi nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng khởi nghiệp trong sinh viên như: các yếu tố chủ quan về đặc điểm tính cách, nguồn vốn, nhận thức, thái độ và các yếu tố khách quan về môi trường giáo dục, gia đình, nhà nước Xuất phát từ những lý luận trên làm cơ sở để phân tích nhận thức và các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng khởi nghiệp trong sinh viên ở chương 2

Trang 27

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ĐỊNH HƯỚNG KHỞI NGHIỆP TRONG SINH

VIÊN HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA 2.1 Khái quát về Học viện Hành chính Quốc gia và sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia

2.1.1 Khái quát về Học viện Hành chính Quốc gia

Học viện Hành chính Quốc gia là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Nội vụ,

là đơn vị sự nghiệp hạng đặc biệt, là trung tâm quốc gia thực hiện các chức năng đào tạo, bồi dưỡng năng lực, kiến thức, kỹ năng về hành chính, về lãnh đạo, quản lý cho cán

bộ, công chức, viên chức; đào tạo nguồn nhân lực; nghiên cứu khoa học hành chính; tham mưu và tư vấn cho Bộ Nội vụ trong lĩnh vực hành chính và quản lý nhà nước Học viện Hành chính Quốc gia có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật

Ngày 23/01/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 05/2018/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Hành chính Quốc gia Theo đó, Học viện Hành chính Quốc gia có vị trí đặc biệt trong hệ thống các

cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, là trung tâm quốc gia, đơn vị sự nghiệp công lập hạng đặc biệt trực thuộc Bộ Nội vụ, có chức năng đào tạo, bồi dưỡng năng lực, kiến thức, kỹ năng về hành chính, về lãnh đạo, quản lý cho cán bộ, công chức, viên chức; đào tạo nguồn nhân lực; nghiên cứu khoa học hành chính và tư vấn cho Bộ Nội

vụ trong lĩnh vực hành chính và quản lý nhà nước

Ngày 16/09/2022, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ký Quyết định số 699/QĐ-BNV về việc phê duyệt Đề án sáp nhập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội vào Học viện Hành chính Quốc gia

Ngày 25/4/2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số BGDĐT về việc cho phép Học viện Hành chính Quốc gia tổ chức hoạt động đào tạo trên

1189/QĐ-cơ sở kế thừa hoạt động đào tạo của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội và của Học viện Hành chính Quốc gia trước sáp nhập với các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo của Học viện Hành chính Quốc gia theo quy định hiện hành

Theo Quyết định số 05/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, từ năm 2018 Học viện Hành chính Quốc gia không còn nhiệm vụ đào tạo chính quy bậc cử nhân mà chỉ đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ và bồi dưỡng cán bộ theo quy định của pháp luật Từ năm 2023, Học viện thực hiện tuyển sinh và đào tạo trở lại hệ đại học sau khi có Nghị

Trang 28

định số 63/2022/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam và Quyết định số TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Hiện tại, Học viện Hành chính Quốc gia thực hiện 3 cấp đào tạo, có tổng số 14 ngành đại học, 7 ngành thạc sĩ và 1 ngành tiến sĩ Thực hiện bồi dưỡng theo chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý (cấp vụ và tương đương, cấp

27/2022/QĐ-sở và tương đương, cấp huyện và tương đương, cấp phòng và tương đương); bồi dưỡng theo ngạch, hạng (ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương, ngạch chuyên viên chính

và tương đương, ngạch chuyên viên và tương đương); bồi dưỡng theo vị trí việc làm; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo; công tác thi đua, khen thưởng; bồi dưỡng đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và chương trình bồi dưỡng phương pháp sư phạm dành cho giảng viên quản lý nhà nước; bồi dưỡng về Chính phủ điện tử, chuyển đổi số cho cán

bộ, công chức, viên chức; các chương trình bồi dưỡng khác theo nhu cầu xã hội của địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị

Ngày 30/8/2023, Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia ký ban hành Quyết định

số 4025/QĐ-HCQG công bố sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi của Học viện Hành chính Quốc gia

Sứ mệnh: Học viện Hành chính Quốc gia là trung tâm quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; bồi dưỡng, phát triển năng lực về hành chính, lãnh đạo, quản

lý cho nền công vụ Việt Nam

Tầm nhìn: Đến năm 2045, Học viện Hành chính Quốc gia trở thành trung tâm quốc gia ngang tầm khu vực châu Á – Thái Bình Dương về đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học và tư vấn chính sách về hành chính, lãnh đạo, quản lý

Giá trị cốt lõi: Trí tuệ, chất lượng, hiện đại

2.1.2 Khái quát về sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia

Trong 65 năm qua, Học viện Hành chính Quốc gia đã đào tạo, bồi dưỡng hàng trăm nghìn lượt cán bộ, công chức, viên chức thông qua các khóa bồi dưỡng kiến thức,

kỹ năng quản lý nhà nước theo chương trình chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp; bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp phòng, cấp huyện, cấp sở, cấp vụ và tiến tới bồi dưỡng cấp thứ trưởng; bồi dưỡng kiến thức quản lý chuyên ngành, chuyên môn, nghiệp vụ; đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp; kiến thức hội nhập quốc tế; bồi dưỡng tiền công vụ

Trang 29

Từ năm 1995 đến nay, Học viện đã đào tạo được 28 khóa đào tạo thạc sĩ với hàng nghìn học viên cao học tốt nghiệp Từ năm 2003 đến nay, Học viện đã tổ chức được 18 khóa đào tạo tiến sĩ với hàng trăm nghiên cứu sinh tốt nghiệp Học viện đã cung cấp một

số lượng lớn nhân lực có trình độ học vấn cao về Quản lý công và một số chuyên ngành khác như: Luật hiến pháp và Luật hành chính; Chính sách công; Tài chính - Ngân hàng Đến năm 2018, Học viện đã đào tạo 18 khóa đại học ngành Quản lý nhà nước hệ chính quy với khoảng 27.000 sinh viên Bên cạnh đó, Học viện đã đào tạo được gần 30.000 sinh viên đại học ngành Quản lý nhà nước theo hình thức vừa làm, vừa học, các lớp đại học hệ cử tuyển với hàng trăm sinh viên

Hiện tại, trong năm học 2023-2024, Học viện Hành chính Quốc gia trụ sở tại Hà Nội đang đào tạo 10874 sinh viên, trong đó ngành Quản trị nhân lực (1378 sinh viên), ngành Quản trị văn phòng (1253 sinh viên), ngành Luật (1109 sinh viên), ngành Hệ thống thông tin (629 sinh viên), ngành Quản lý nhà nước (1712 sinh viên), ngành Chính trị học (459 sinh viên), ngành Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước (493 sinh viên), ngành Kinh tế (659 sinh viên), ngành Ngôn ngữ Anh (407 sinh viên), ngành Văn hóa học (801 sinh viên), ngành Quản lý văn hóa (499 sinh viên), ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (652 sinh viên), ngành Lưu trữ học (535 sinh viên) và ngành Thông tin thư viện (288 sinh viên)

Sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia đa phần là những bạn sinh viên năng động, sáng tạo, nhiệt huyết; với tinh thần ham học hỏi, chủ động tìm tòi và tiếp thu kiến thức Ngoài ra, sinh viên trong Học viện còn tích cực hưởng ứng và tham gia các phong trào về thể dục thể thao; các cuộc thi, chương trình liên quan đến chuyên môn và nghề nghiệp

2.2 Định hướng khởi nghiệp trong sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia

2.2.1 Thực trạng nhận thức của sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia về định hướng khởi nghiệp

Nhằm tiến hành phân tích thực trạng nhận thức của sinh viên về định hướng khởi nghiệp trong sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia, nhóm nghiên cứu đã có bài khảo sát gửi đến 300 sinh viên thuộc Học viện (bao gồm sinh viên các ngành, các niên khóa đang học tập tại Học viện Hành chính Quốc gia cơ sở Hà Nội) Trong đó, có 43,3% là sinh viên năm hai; 21% là sinh viên năm tư; cuối cùng là 19,7% và 16% tỷ lệ sinh viên lần lượt là năm ba và năm nhất tham gia điền khảo sát Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn

Trang 30

tiến hành phỏng vấn trực tiếp các sinh viên chính quy đang theo học tại Học viện cơ sở

Hà Nội năm học 2023-2024 để nghiên cứu và phân tích rõ ràng hơn về nhận thức định hướng khởi nghiệp của sinh viên

Qua khảo sát, nhóm nghiên cứu đã tổng hợp được kết quả và tiến hành phân tích thực trạng định hướng khởi nghiệp trong sinh viên dựa trên các khía cạnh: nhận thức về định hướng khởi nghiệp trong sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia, những yếu tố chủ quan, những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến định hướng khởi nghiệp trong sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia và đánh giá về định hướng khởi nghiệp của sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia

Hiện nay, sinh viên khởi nghiệp đã trở nên rất phổ biến trong xã hội, bởi đây là khoảng thời gian lý tưởng nhất Đa số sinh viên đều tràn đầy khát khao và nhiệt huyết phấn đấu cho một tương lai tốt đẹp Tuy nhiên, không phải sinh viên nào cũng có trong mình những suy nghĩ hay định hướng về việc khởi nghiệp Để làm rõ vấn đề này, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát về ý định khởi nghiệp trong sinh viên Học viện và thu thập được kết quả như biểu đồ dưới đây:

(Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu năm 2024)

Biểu đồ 2.1 Ý định khởi nghiệp trong sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia

Biểu đồ trên cho thấy, đa số sinh viên trong Học viện đã từng có suy nghĩ đến việc khởi nghiệp (chiếm tỷ lệ 69,7%); phần lớn sinh viên đều muốn thử sức với những ý

69,7%

30,3%

Trang 31

tưởng của bản thân Chia sẻ quan điểm cá nhân về vấn đề trên, sinh viên Nguyễn Thị

Tuyết Mai thuộc Khoa Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia chia sẻ: “Mình

luôn sẵn sàng khởi nghiệp khi có cơ hội, bởi mình muốn bước ra khỏi vùng an toàn để thử sức Để sẵn sàng khởi nghiệp, mình không ngừng trau dồi kiến thức, kỹ năng cần thiết, bên cạnh đó là chuẩn bị nguồn vốn, cuối cùng là tìm hiểu thị trường và nhu cầu khách hàng” Như vậy, đa số sinh viên đều có nhu cầu khởi nghiệp, con số trên hợp lý

với tâm sinh lý và tư duy của sinh viên hiện nay vì sinh viên có rất nhiều cơ hội để thực hiện ý tưởng khởi nghiệp Để phát huy tinh thần khởi nghiệp, các bạn sinh viên cần được trau dồi hơn nữa về vốn hiểu biết cũng như củng cố kỹ năng, không ngừng đổi mới sáng tạo, từ đó nâng cao định hướng khởi nghiệp một cách đúng đắn Tuy nhiên bên cạnh mặt tích cực đó thì tỷ lệ sinh viên chưa từng nghĩ đến việc khởi nghiệp vẫn chiếm tới 30,3%

Tỷ lệ này cho thấy các bạn sinh viên còn tương đối e ngại, chưa thật sự quan tâm tìm hiểu và chú trọng đối với việc khởi nghiệp Đối với nhóm sinh viên không có nhu cầu khởi nghiệp hoặc chưa từng nghĩ đến việc khởi nghiệp, có thể tồn tại nhiều lý do tác động đến bản thân sinh viên như tâm lý sợ mạo hiểm, tự ti về năng lực của bản thân, ngại đối mặt với thách thức, thiếu nguồn vốn hoặc lý do đơn giản có thể hiểu là do sinh viên chỉ muốn một công việc an toàn, ổn định lâu dài theo đúng chuyên ngành mà bản thân đã lựa chọn trước đó Có thể thấy tình trạng lo ngại khởi nghiệp của sinh viên là một vấn đề quan trọng cần được chú trọng và quan tâm kịp thời Tuy nhiên để khắc phục những hạn chế và khó khăn này cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan góp phần tạo thêm nhiều cơ hội và nguồn hỗ trợ để giúp sinh viên vượt qua những rào cản và bắt đầu sự nghiệp của riêng mình

Tóm lại qua kết quả khảo sát trên, nhóm nghiên cứu đã có sự nhìn nhận một cách khái quát về nhận thức của sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia về vấn đề khởi nghiệp Đa phần sinh viên trong Học viện đều đã có suy nghĩ, mong muốn, ý định về khởi nghiệp

Để phân tích cụ thể hơn về vai trò của định hướng khởi nghiệp đối với sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát và có kết quả như biểu đồ dưới đây:

Trang 32

(Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu năm 2024)

Biểu đồ 2.2 Vai trò của định hướng khởi nghiệp trong sinh viên Học viện Hành

chính Quốc gia

Biểu đồ 2.2 cho thấy đa số sinh viên cho rằng việc định hướng khởi nghiệp giúp sinh viên khám phá tiềm năng nghề nghiệp, tạo điều kiện cho sự sáng tạo và đóng góp (190 sinh viên lựa chọn, chiếm 63,3% trên tổng số người tham gia khảo sát) Việc chọn ngành học và trường đại học có vai trò quan trọng; sinh viên cần xem xét sở thích, năng lực và tiềm năng phát triển của ngành nghề mà mình định khởi nghiệp trong tương lai Phần lớn sinh viên đều nhận thấy vai trò của định hướng khởi nghiệp cũng thể hiện mục tiêu, sự sáng tạo, mong muốn cống hiến của đa số sinh viên Học viện và sự chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai mà mỗi cá nhân hướng tới Sinh viên Bùi Thị Giang thuộc Khoa

Quản trị nhân lực bày tỏ quan điểm: “Theo mình, việc có định hướng khởi nghiệp giúp

mình khám phá nhiều điều ở bản thân mà trước giờ mình chưa biết, mình có thể tự chủ hơn, từ việc có định hướng rõ ràng trước khi khởi nghiệp mình có thể thỏa sức sáng tạo

và làm việc theo mong muốn của bản thân”

Chiếm tỷ lệ cao thứ hai trong biểu đồ trên là “Phát triển kỹ năng và tư duy kinh doanh” được 150 sinh viên lựa chọn (chiếm tỷ lệ 50% tổng số người tham gia khảo sát) Sinh viên nhận thấy vai trò của định hướng khởi nghiệp trong sinh viên không chỉ dừng lại ở việc khám phá tiềm năng nghề nghiệp, tạo điều kiện cho sự sáng tạo và đóng góp

2

100

190 150

Ý kiến khác Khuyến khích tinh thần tự chủ

Khám phá tiềm năng nghề nghiệp, tạo điều

kiện cho sự sáng tạo và đóng góp

Phát triển kỹ năng và tư duy kinh doanh

Trang 33

mà còn giúp sinh viên xác định và tận dụng những cơ hội, hành động một cách linh hoạt

Tỷ lệ trên cho thấy, sinh viên đều nhận thức được vai trò của việc khởi nghiệp, bởi những lợi ích của việc khởi nghiệp mang lại là rất lớn Nó giúp bản thân sinh viên ngày càng hoàn thiện hơn cả về kỹ năng, tư duy và nhận thức Bên cạnh đó, có 100 sinh viên (tức 33,3% tổng số người tham gia khảo sát) cho rằng việc định hướng khởi nghiệp giúp khuyến khích tinh thần tự chủ Việc định hướng khởi nghiệp giúp sinh viên nhận biết và tận dụng cơ hội, đồng thời đem lại sự linh hoạt và sáng tạo trong việc giải quyết các khó khăn Cuối cùng, có 0,7% tỷ lệ sinh viên cho rằng định hướng khởi nghiệp có các vai trò khác Mỗi sinh viên đều có những cách nhìn nhận khác nhau về khởi nghiệp, đều có cho mình những định hướng riêng nhằm phù hợp với đặc điểm bản thân Nguyễn Hồng

Hạnh – sinh viên năm nhất Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng chia sẻ: “Theo em,

việc khởi nghiệp không còn quá xa lạ đối với bản thân em nói riêng và các bạn sinh viên khác nói chung, bởi khởi nghiệp không những giúp sinh viên tự tin hơn trong việc lập nghiệp mà còn giúp sinh viên rèn luyện bản thân, bổ sung kiến thức, thái độ, kỹ năng và kinh nghiệm cho quá trình khởi nghiệp”

Tóm lại, dù theo cách nhìn nhận nào thì đây đều là những vai trò quan trọng của định hướng khởi nghiệp với sinh viên, giúp sinh viên sẵn sàng đối mặt với thử thách, mạnh dạn và nỗ lực trong quá trình khởi nghiệp Đây là điều rất cần thiết không chỉ cho tinh thần kinh doanh khởi nghiệp mà còn sự chuẩn bị cho việc điều hướng sự phát triển ngày càng phức tạp của thời đại hiện đại Khi sinh viên nhận thức được vai trò, ý nghĩa của việc khởi nghiệp sẽ chủ động xây dựng cho bản thân tư duy, định hướng khởi nghiệp Nhận thức của sinh viên được hình thành, phát triển trong quá trình sinh sống và học tập Đa phần, sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia đều đã từng suy nghĩ đến việc khởi nghiệp và nhận thức được vai trò to lớn của định hướng khởi nghiệp Vì vậy, nhóm nghiên cứu đã khảo sát nhằm phân tích và đánh giá cụ thể hơn mức độ tác động của nhận thức về định hướng khởi nghiệp đến sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia

và có kết quả như biểu đồ 2.3:

Trang 34

(Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu năm 2024)

Biểu đồ 2.3 Tác động của nhận thức về định hướng khởi nghiệp đến sinh viên Học

viện Hành chính Quốc gia

Từ biểu đồ trên, “Sinh viên có nhận thức đúng sẽ xác định được con đường, hướng

đi mà bản thân mong muốn” được 163 sinh viên lựa chọn (chiếm 54,3% tổng số người tham gia khảo sát) được coi là có tác động lớn nhất của định hướng khởi nghiệp đến sinh viên Sinh viên khi có nhận thức đúng thì sẽ tự mình xác định được con đường muốn theo đuổi, hướng đi mà mình mong muốn, biết rằng định hướng đó có đúng đắn

và có phù hợp với nhu cầu của bản thân sinh viên không Và sinh viên sẽ kiên định, cố gắng để thực hiện các kế hoạch và dự định mà bản thân mong muốn

Tác động lớn thứ hai được sinh viên bình chọn chỉ sau tác động “Sinh viên có nhận thức đúng sẽ xác định được con đường, hướng đi mà bản thân mong muốn” một lượt bình chọn đó là “Sinh viên khi có nhận thức đúng sẽ chủ động tìm kiếm nhiều cơ hội để tham gia vào các hoạt động liên quan đến khởi nghiệp” được 162 lượt bình chọn (chiếm 54% tổng số sinh viên tham gia khảo sát) Việc sinh viên có nhận thức tốt thì tỷ lệ khởi nghiệp thành công rất cao, bởi vì khi có nhận thức tốt thì sinh viện sẽ nhận ra được nhận thức có tác động rất lớn đến khởi nghiệp Khi sinh viên có nhận thức đúng và thấy được tầm quan trọng rồi thì sinh viên sẽ luôn chủ động để tìm kiếm những cơ hội để được tham gia vào hoạt động khởi nghiệp

Tiếp theo là “Sinh viên còn hạn chế về nhận thức, ít quan tâm và tham gia vào các hoạt động định hướng khởi nghiệp” được 90 sinh viên lựa chọn, (chiếm 30% tổng số

Trang 35

sinh viên tham gia khảo sát) Với những sinh viên còn có những hạn chế trong nhận thức

về vấn đề khởi nghiệp, họ sẽ không nhận ra được vai trò của nhận thức về định hướng khởi nghiệp đối với bản thân sinh viên Vì vậy, những sinh viên ấy sẽ không quan tâm

và tham gia vào các hoạt động liên quan tới khởi nghiệp; bỏ lỡ nhiều cơ hội tốt để bản thân phát triển và trau dồi kinh nghiệm

Cuối cùng là “sinh viên có thái độ tiêu cực, chán ghét, không coi trọng các thông tin, chương trình, đề án về định hướng khởi nghiệp” chiếm 27,3% (tức 82 lượt bình chọn của sinh viên) Việc những sinh viên có thái độ tiêu cực, chán ghét là do những sinh viên

ấy vẫn đang có nhận thức sai lệch về định hướng khởi nghiệp Những sinh viên ấy nghĩ rằng các thông tin, chương trình, đề án về khởi nghiệp không phù hợp với kế hoạch trong tương lai của bản thân hoặc do những rào cản tâm lý khác đã ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên Những sinh viên ấy nghĩ rằng bản thân không đủ khả năng tham gia hay thực hiện được dẫn đến có những biểu hiện, thái độ tiêu cực Để sinh viên có nhận thức đúng đắn thì chương trình giáo dục của Học viện và chính sách của nhà nước là rất quan trọng

Từ biểu đồ 2.3, chúng ta có thể thấy đa phần sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia đã có những nhận thức đúng đắn về định hướng khởi trong sinh viên Nhận thức có

sự ảnh hưởng và có những đóng góp nhất định đến khởi nghiệp của sinh viên vì thế mà việc sinh viên nhận thức đúng đắn là rất quan trọng

2.2.2 Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến định hướng khởi nghiệp trong sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia

Bảng 2.1 Mức độ tác động của các yếu tố chủ quan đến định hướng khởi nghiệp

của sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia

(Đơn vị: sinh viên) Mức độ

Yếu tố

Rất lớn

Trang 36

Định hướng khởi nghiệp chịu những ảnh hưởng nhất định từ những yếu tố bên trong, tùy vào từng hoàn cảnh của mỗi cá nhân thì mỗi yếu tố sẽ có những tác động khác nhau Yếu tố “đặc điểm tính cách” được bình chọn cao nhất với 147 lượt bình chọn là

có tác động lớn, 56 lượt bình chọn là rất lớn, 78 lượt bình chọn là có ảnh hưởng bình thường, 17 lượt bình chọn là tác động ít và có 2 lượt bình chọn cho rằng “đặc điểm tính cách” không tác động đến định hướng khởi nghiệp Mỗi sinh viên đều có tính cách riêng biệt nên sẽ có nhiều cách tiếp cận khác nhau đến định định hướng khởi nghiệp Có những sinh viên biết tận dụng những ưu điểm trong tính cách của mình để làm lợi thế cho việc phát triển và cũng có những sinh viên lại gặp những rào cản vì tính cách cá nhân Tiếp theo là yếu tố “nguồn vốn” với 133 lượt bình chọn là các tác động rất lớn, 95 lượt bình chọn là tác động lớn, 65 sinh viên cho rằng nó có tác động bình thường, 17 lượt bình chọn là tác động ít và chỉ 1 lượt bình chọn là không tác động Đa phần sinh viên cho rằng nguồn vốn có tác động rất lớn đến định hướng khởi nghiệp của sinh viên, bởi vì sinh viên phải có nguồn vốn nhất định thì mới có thể bắt tay vào thực hiện hoạt động khởi nghiệp Để cung cấp đầy đủ các nguồn lực và duy trì sự phát triển của hoạt động khởi nghiệp thì tài chính là một yếu tố có vai trò rất quan trọng và không thể thay thế được

Yếu tố “nhận thức” được 118 sinh viên cho rằng có tác động rất lớn, 100 lượt bình chọn là có tác động lớn, 69 lượt bình chọn là tác động bình thường, 17 lượt bình chọn

là tác động ít, cuối cùng là 1 lượt bình chọn cho rằng không có tác động đến định hướng khởi nghiệp Nhận thức cũng là một trong những yếu tố có tác động rất lớn đến định hướng khởi nghiệp, sinh viên muốn đạt được những mục tiêu đòi hỏi phải có nhận thức đúng đắn, xác định được tính khả thi của mục tiêu Nếu sinh viên không có nhận thức đúng đắn sẽ gặp nhiều khó khăn và tỷ lệ thành công là không cao, thậm chí là thất bại nhanh chóng

Cuối cùng là yếu tố “thái độ đối với hành vi khởi nghiệp” được 117 sinh viên bình chọn có tác động rất lớn, 97 lượt bình chọn là có tác động lớn, 62 lượt bình chọn là tác động bình thường, 22 lượt bình chọn là ít tác động và 2 lượt bình chọn là không tác động Khi thực hiện khởi nghiệp thì mỗi sinh viên cần phải có thái độ đúng đắn, thái độ đối với hành vi khởi nghiệp có những tác động nhất định với định hướng và hoạt động khởi nghiệp

Trang 37

Tóm lại, bảng 2.1 thể hiện rõ mức độ tác động của các yếu tố chủ quan như: đặc điểm tính cách, nguồn vốn, nhận thức và thái độ với hành vi khởi nghiệp đến định hướng khởi nghiệp trong sinh viên Các yếu tố chủ quan đều có sự ảnh hưởng nhất định đến định hướng khởi nghiệp trong sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia, với mỗi yếu tố

sẽ tác động một mức độ khác nhau

Tính cách

(Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu năm 2024)

Biểu đồ 2.4 Tác động của đặc điểm tính cách đến định hướng khởi nghiệp trong

sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia

Từ số liệu thống kê của biểu đồ 2.4, chúng ta thấy được kết quả tác động của yếu

tố tính cách đến định hướng khởi nghiệp của sinh viên “Sinh viên có tính cách tự tin, nhiệt huyết, năng động và sáng tạo luôn sẵn sàng học hỏi, quan tâm đến các chương trình định hướng và dự án khởi nghiệp” được sinh viên lựa chọn nhiều nhất với 203 lượt bình chọn chiếm 67,7% (cao hơn 1,39 lần so với “sinh viên có tính cách muốn thể hiện bản thân, tự tin thái quá không lắng nghe khi được góp ý, định hướng”; gấp 2 lần so với

“sinh viên có tính cách hòa đồng chăm chỉ nhưng rụt rè, tự ti ít quan tâm đến các chương trình định hướng về khởi nghiệp”; cuối cùng gấp 3,13 lần so với “sinh viên có tính cách hướng nội, ngại giao tiếp, không quan tâm đến các chương trình về khởi nghiệp” và một

số ý kiến khác) Chính vì thế mà “sinh viên có tính cách tự tin, nhiệt huyết, năng động

và sáng tạo luôn sẵn sàng học hỏi, quan tâm đến các chương trình định hướng và dự án

Trang 38

khởi nghiệp” được coi là tác động lớn nhất của yếu tố tính cánh ảnh hưởng đến định hướng khởi nghiệp Như vậy tính cách có những tác động nhất định đến định hướng khởi nghiệp của sinh viên Sinh viên là thế hệ trẻ, tràn đầy năng lượng nên khi họ có sự

tự tin, nhiệt huyết, năng lượng và sáng tạo thì sinh viên có thể thể hiện được hết những năng lượng ấy của mình vào quá trình khởi nghiệp Để quá trình khởi nghiệp đạt được những thành công như mục tiêu đã đặt ra thì sinh viên cần phải có một định hướng khởi nghiệp đúng đắn và phù hợp với quá trình khởi nghiệp

Tác động lớn thứ hai của tính cách có ảnh hưởng đến định hướng khởi nghiệp là

“sinh viên có tính cách muốn thể hiện bản thân, tự tin thái quá không lắng nghe khi được góp ý , định hướng” đạt 146 lượt bình chọn và chiếm 48,7% tổng số người tham gia khảo sát Các bạn sinh viên cho rằng sinh viên có tính cách muốn thể hiện bản thân thái quá và không lắng nghe khi được góp ý, định hướng có tác động lớn đến định hướng khởi nghiệp Các sinh viên có cá tính, tính cách mạnh mẽ muốn thể hiện bản thân thì sẽ luôn chủ động tìm kiếm những cơ hội khởi nghiệp, cơ hội thể hiện sự sáng tạo và những suy nghĩ riêng của bản thân Bên cạnh những bạn biết tận dụng những ưu điểm trong tính cách của mình làm điểm mạnh, làm lợi thế cho mình thì vẫn còn những bạn lại thể hiện tính cách bản thân chưa phù hợp làm cho những cơ hội đến nhưng nắm bắt không kịp hoặc nắm bắt nhưng lại không thể đạt được mục tiêu mà cá nhân sinh viên ấy đặt ra Nghiêm trọng hơn nữa là sinh viên thể hiện cá tính bản thân thái quá, không chịu lắng nghe khi được người khác góp ý, định hướng; sinh viên là đa phần là những bạn tuổi còn trẻ nên còn tồn tại một số thiếu sót về nhận thức và định hướng, những kinh nghiệm

để thực hiện quá trình khởi nghiệp Do vậy, sinh viên khởi nghiệp trong khi chưa có được định hướng rõ ràng và khoa học thì tỷ lệ thành công là không cao, thậm chí là dễ dàng gặp thất bại Theo bạn Nguyễn Nhật Anh, sinh viên năm hai, Khoa Quản trị nhân

lực, Học viện Hành chính Quốc gia chia sẻ rằng:“Mình thấy tính cách có tác động khá

lớn đến quá trình khởi nghiệp, mình cũng là một người có tính cách hòa đồng, hoạt bát

và nhanh nhẹn nên cũng có nhiều cơ hội để khởi nghiệp nhưng do chưa được định hướng đúng đắn và tính cách của bản thân nên mình đã đưa ra nhiều quyết định nóng vội Điều

đó khiến mình đã gặp thất bại trong lần khởi nghiệp đầu tiên” Vì vậy, những sinh viên

có tính cách như vậy thì nên học cách tiết chế bản thân và kết hợp với việc lắng nghe những nhận xét, góp ý và định hướng từ mọi người Thông qua việc lắng nghe, sinh viên

Ngày đăng: 17/06/2024, 10:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Nguyễn Quốc Cường và Nguyễn Minh Tú Anh (2022), "Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên ngành kỹ thuật tại Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh", Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Số 58 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên ngành kỹ thuật tại Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Nguyễn Quốc Cường và Nguyễn Minh Tú Anh
Năm: 2022
[2] Bùi Tiến Dũng (2019), “Vai trò của trường đại học trong hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp”, Tạp chí Khoa học - Công nghệ, Tr 20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của trường đại học trong hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp
Tác giả: Bùi Tiến Dũng
Năm: 2019
[4] Phan Anh Tú và Trần Quốc Huy (2017), "Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ", Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Tr 101 – 102 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ
Tác giả: Phan Anh Tú và Trần Quốc Huy
Năm: 2017
[5] Hoàng Thị Phương Thảo và Bùi Thị Thanh Chi (2013), "Ý định khởi nghiệp của nữ học viên MBA tại Thành phố Hồ Chí Minh", Tạp chí Phát triển Kinh tế, Tr 10 – 12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ý định khởi nghiệp của nữ học viên MBA tại Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Hoàng Thị Phương Thảo và Bùi Thị Thanh Chi
Năm: 2013
[9] Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012). Luật Giáo dục Đại học, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Giáo dục Đại học
Tác giả: Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật
Năm: 2012
[12] Thủ tướng Chính phủ (2022), Quyết định số 897/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp” giai đoạn 2022 – 2030.TÀI LIỆU TIẾNG ANH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 897/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp
Tác giả: Thủ tướng Chính phủ
Năm: 2022
[6] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016), Thông tư Số 10/2016/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành quy chế công tác sinh viên đối với chương trình đào tạo đại học hệ chính quy Khác
[7] Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2022), Quyết định số 303/QĐ-LĐTBXH Hà Nội của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc phê duyệt kế hoạch triển khai Đề án "Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025&#34 Khác
[8] Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội (2019), Nghị quyết số 05/2019/NQ- HĐND của Hội đồng nhân dân về Thông qua chủ trương ban hành đề án hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2019 - 2025 và các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp tạo thuộc Hà Nội Khác
[10] Thủ tướng Chính phủ (2017), Quyết định số 1665/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án "Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025&#34 Khác
[11] Thủ tướng Chính phủ (2021), Quyết định số 188/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc Khác
[13] Bird, B. (1988). Implementing entrepreneurial ideas: The case for intention. Academy of Management Review, 442-453 Khác
[15] Georgescu, M.-A., & Herman, E. (2020). The impact of the family background on students’ entrepreneurial intentions: An empirical analysis.Sustainability, 12(11), Article 4775. doi:10.3390/su12114775 Khác
[16] Letsoalo, M.E., & Rankhumise, E.M. (2020). Students’ entrepreneurial intentions at two South African universities. Journal of Entrepreneurship Education, 23(1) Khác
[17] Nabi, G., Holden, R. & Walmsley, A. (2010). Entrepreneurial intentions among students: towards a re-focused research agenda. Journal of Small Business and Enterprise Development, 17(4), 537-551 Khác
[18] Nga, J. K. H., & Shamuganathan, G. (2010). The influence of personality traits and demographic factors on social entrepreneurship start up intentions. Journal of Business Ethics, 95(2), 259-282 Khác
[19] Shintya Janice Kristandy & Leo Aldianto (2014). Factors that influence Student's decision starting-up service franchise business in Bangdung DOI:10.1016/j.sbspro.2015.01.316 Khác
[20] Souitaris, V., Zerbinati, S., & Al-Laham, A. (2007). Do entrepreneurship programmes raise entrepreneurial intention of science and engineering students? The effect of learning, inspiration and resources. Journal of Business Venturing, 566 -591 Khác
[21] Wilbard, F. (2009). Entrepreneurship proclivity: An exploratory study on students’ preneurship intention (Master’s thesis). University of Agder, Kristiansand, Norway Khác
[22] Zollo, L., Laudano, M.C., Ciappei, C. and Zampi, V. (2017). Factors affecting universities’ ability to foster students’ entrepreneurial behaviour: An empirical investigation. Journal of Management development, 36 (2), 268-285 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Mức độ tác động của các yếu tố chủ quan đến định hướng khởi nghiệp - nghiên cứu định hướng khởi nghiệp trong sinh viên học viện hành chính quốc gia
Bảng 2.1. Mức độ tác động của các yếu tố chủ quan đến định hướng khởi nghiệp (Trang 35)
Bảng 2.2. Mức độ tác động của các yếu tố khách quan đến định hướng khởi - nghiên cứu định hướng khởi nghiệp trong sinh viên học viện hành chính quốc gia
Bảng 2.2. Mức độ tác động của các yếu tố khách quan đến định hướng khởi (Trang 44)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w