HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA LƯU TRỮ HỌC VÀ QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH THAM GIA NGHIÊN CỨU KHOA
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu: xác định rõ các yếu tố tác động đến quyết định tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố để từ đó tham mưu cho lãnh đạo Học viện, các phòng ban chức năng, khoa, sinh viên, nhằm đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao số lượng sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học tại Học viện Hành chính Quốc gia.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện thành công mục tiêu đã đề ra, đề tài thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận xoay quanh các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên;
- Đề xuất mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên và giải thích mô hình;
- Hình thành bảng câu hỏi dựa trên mô hình đã đề xuất với Học viện Hành chính Quốc gia;
- Kiểm định mô hình và xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia;
- Đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao số lượng sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học tại Học viện Hành chính Quốc gia.
Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ nghiên cứu cũng như các mục tiêu của đề tài tác giả đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau đây:
5.1 Phương pháp luận Đề tài này được tác giả nghiên cứu dựa trên phương pháp nghiên cứu khoa học như: Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Mác-Lenin: Trong đề tài này, tác giả đã vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lenin làm nền tảng trong việc tìm kiếm, xây dựng hệ thống tài liệu, lựa chọn và vận dụng những phương pháp phân tích phù hợp với đề tài các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên
5.2 Phương pháp thu thập tài liệu
Thu thập các thông tin và số liệu có liên quan về tình hình nghiên cứu khoa học sinh viên tại Học viện Hành chính Quốc gia, thư viện số nhà trường và sách, báo, các bài luận văn, đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan Các tài liệu thứ cấp được tác giả thu thập trong bài gồm:
- Tài liệu liên quan đến thành lập, cơ cấu tổ chức và lịch sử hoạt động của Học viện trên các trang điện tử chính thức;
- Thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia nghiên cứu khoa học sinh viên trên các trang thông tin điện tử;
- Tài liệu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên trên các tạp chí, bài luận, nghiên cứu khoa học đã được thực hiện trước đó;
- Thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia nghiên cứu khoa học qua những nghiên cứu trước đó, các tạp chí, sách, báo
Thu thập các thông tin, số liệu dựa trên kết quả nghiên cứu các đề tài có liên quan tại Học viện Hành chính Quốc gia Đối tượng khảo sát lấy số liệu sơ cấp: tác giả thu thập thông qua quá trình điều tra bằng bảng hỏi đồng thời phỏng vấn trực tiếp với đối tượng là các sinh viên đang tham gia học tập tại Học viện Hành chính Quốc gia
Các dữ liệu sơ cấp cần thu thập bằng phương pháp: Thiết kế những câu hỏi phỏng vấn trực tiếp có liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên
5.2.3 Phương pháp chọn mẫu và xác định quy mô mẫu
Tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên thuận tiện Đây là phương pháp lấy mẫu và xác định cỡ mẫu dựa trên nghiên cứu của Cochran (1953) Cụ thể, phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên (Non-probability) là kỹ thuật lấy mẫu trong đó các đơn vị được chọn vào mẫu nghiên cứu không có vai trò ngang nhau trong tổng thể Phương pháp này thích hợp với các nghiên cứu có giới hạn về thời gian, nguồn lực khảo sát Trong đó bao gồm 3 kỹ thuật chọn mẫu và đề tài này áp dụng kỹ thuật chọn mẫu thuận tiện
(Convenience Sampling) Kỹ thuật chọn mẫu phi ngẫu nhiên thuận tiện được tác giả sử dụng nhằm lựa chọn những phần tử dễ tiếp cận, lấy đủ số quan sát theo kích thước mẫu nghiên cứu cần Trong đó, các mẫu được chia về các Khoa của Học viện với số lượng khác nhau Đói với xác định cỡ mẫu nghiên cứu, tác giả dựa trên mô hình phân tích nhân tố khám phá để xác định cỡ mẫu Cỡ mẫu càng lớn càng đem lại kết quả chính xác tuy nhiên có thể giới hạn lại theo tỷ lệ 5:1 Cách xác định này, tác giả đã trình bày rõ tại phạm vi quy mô khảo sát Vì vậy, bài nghiên cứu cần khảo sát ít nhất trên 350 đối tượng là sinh viên tại Học viện Hành chính Quốc gia
5.3 Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu
5.3.1 Phương pháp nghiên cứu sơ bộ
Căn cứ vào những thông tin đã tìm kiếm và tham khảo được trên các trang thông tin điện tử, luận văn, nghiên cứu khoa học,… tác giả đã:
- Trước hết dựa trên các nghiên cứu đã có, đề tài xây dựng mô hình các yếu tố tác động đến quyết định tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên;
- Sau đó tiến hành tạo bảng câu hỏi sơ khai nhằm khảo sát thử trên một số sinh viên đang học tập tại Học viện
Dựa trên những kết quả nghiên cứu sơ bộ, tôi sẽ điều chỉnh bảng hỏi một cách hợp lý, loại bỏ những mục không cần thiết, bổ sung những câu hỏi sát thực tế để người khảo sát hiểu và đưa ra kết quả sát nhất
5.3.2 Phương pháp phân tích thống kê mô tả
Trên cơ sở những số liệu thứ cấp đã thu thập được, đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích, thống kê, mô tả, tình bày số liệu để thấy rõ đặc điểm của mẫu điều tra đã khai
5.3.3 Kiểm định độ tin cậy của thang đo
Hệ số cronbach’s alpha trong SPSS là một công cụ hữu ích để kiểm định thang đo và loại bỏ các biến quan sát không phù hợp trong nghiên cứu Các biến bị loại là những biến rác, các nhân tố không có thật và ảnh hưởng lớn đến mô hình nghiên cứu Ngược lại, những biến có hệ số Cronbach's Alpha càng cao thể hiện độ tin cậy của thang đo càng cao
Theo Hair và cộng sự (2010), kiểm định một thang đo tốt yêu cầu đảm bảo tính đơn hướng và độ tin cậy Cronbach’s Alpha từ 0,7 trở lên Tuy nhiên, trong nghiên cứu học thuật, hệ số tương quan biến - tổng có chỉ số < 0,3 và hệ số cronbach’s alpha < 0,6 thì biến đó sẽ bị loại bỏ Còn thang đo có chỉ số cronbach’s alpha từ 0,6 – 0,7 là sử dụng được, thang đo từ 0,7 – 1,0 là một thang đo tốt(sự, 2018) Qua đây, tác giả sẽ kiểm định thang đo đối với những yếu tố tác động đến quyết định tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên
5.3.4 Kiểm định Independent Sample T-Test và One – Way ANOVA
Kiểm định sự khác biệt trong các yếu tố tác động quyết định nghiên cứu khoa học của sinh viên về giới tính, khóa học, kiểu người, số lần tham gia nghiên cứu khoa học Tác giả sẽ thực hiện phân tích trung bình các mẫu độc lập thông qua kiểm định Independent Sample T-Test từ nguồn dữ liệu nghiên cứu được của tác giả.
Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, đề tài tập trung giải quyết các câu hỏi sau:
- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia?
- Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia?
- Có những kiến nghị nào nhằm nâng cao số lượng sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học tại Học viện Hành chính Quốc gia dựa trên ảnh hưởng của các yếu tố?
Bố cục nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung chính của đề tài gồm 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu
Chương 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia
Chương 3: Đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao số lượng sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học tại Học viện Hành chính Quốc gia
Cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1 Khái niệm nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học là hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư suy; sáng tạo giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn Theo Ary, D et al, 2010; Quốc hội, 2013.
Nghiên cứu khoa học là một hoạt động xã hội, hướng vào việc tìm kiếm những điều mà khoa học chưa biết, hoặc là phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới; hoặc là sáng tạo phương pháp mới và phương tiện kĩ thuật mới để cải tạo thế giới (Dam, V.C, 1999)
Nghiên cứu khoa học là sự tìm kiếm những điều mà khoa học chưa biết: hoặc là phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới; hoặc là sáng tạo phương pháp mới và phương tiện kỹ thuật mới để làm biến đổi sự vật phục vụ cho mục tiêu hoạt động của con người (Vũ Cao Đàm, 2005)
Theo tác giả Nguyễn Đình Thọ (2014), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, Nhà xuất bản Lao động - xã hội Nghiên cứu khoa học là một quá trình tham vấn và điều tra một cách có hệ thống và có phương pháp nhằm làm gia tăng lượng kiến thức; là cách thức con người tìm hiểu các hiện tượng khoa học một cách có hệ thống
Luật Khoa học và Công nghệ số 18/2018/QH 14 quy định: “Nghiên cứu khoa học là hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn” [tr1;2]
Như vậy, nghiên cứu khoa học có thể được hiểu là hoạt động khám phá và phát hiện, nhằm tìm hiểu bản chất và quy luật của các hiện tượng tự nhiên và xã hội, cũng như sự tư duy, sáng tạo ra các giải pháp để áp dụng vào thực tiễn Nghiên cứu khoa học là quá trình hình thành và chứng minh các luận điểm khoa học liên quan đến một sự vật hoặc hiện tượng cụ thể mà cần được khám phá và hiểu rõ
Theo Từ Điển Tiếng Việt, chủ biên Hoàng Phê, nhà xuất bản, NXB Đà Nẵng, 2003: Sinh viên là người học ở bậc đại học là người được học tập, rèn luyện tại chương trình đào tạo trình độ hệ chính quy trong cơ sở giáo dục, được cung cấp cơ sở vật chất, đảm
Sinh viên là người đăng ký vào trường giáo dục nhà nước công lập hoặc tư nhân đủ trình độ học thức và kỹ năng cơ bản ở bậc cao đẳng, đại học Hay sinh viên là người tham gia các khoá học để đạt được mức độ tốt nhất do người hướng dẫn đã dạy
Sinh viên là chủ thể thực hiện hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học được giảng dạy kiến thức và truyền đạt kinh nghiệm để ra trường có một công việc tốt.(Phê, 2003)
Như vậy, sinh viên không chỉ là những người đang học tập ở trường đại học và cao đẳng, mà còn là những người có trách nhiệm và năng lực tham gia vào quá trình học tập, phát triển bản thân và đóng góp vào xã hội
1.1.2 Một số lý thuyết về hành vi
1.1.2.1 Thuyết hành vi hoạch định (TPB - Theory of Planned Behavior) của Azjen (1991)
Tác giả cho rằng một hành vi có thể được dự báo hoặc giải thích bởi các ý định (động cơ) để thực hiện hành vi đó Ý định thực hiện hành vi sẽ chịu ảnh hưởng bởi ba nhân tố như thái độ đối với hành vi, tiêu chuẩn chủ quan và nhận thức về kiểm soát hành vi Thái độ là quan điểm của một người về hành vi của họ, bao gồm các giá trị, niềm tin và cảm xúc Một quan điểm phổ biến là ảnh hưởng của xã hội, gia đình và bạn bè đối với hành vi của người biểu diễn được xác định bởi sự đồng thuận xã hội và áp lực của bạn bè Kiểm soát hành vi là khả năng và niềm tin để kiểm soát hành vi của một người trong các tình huống khác nhau
TPB tin rằng ý định của người biểu diễn là yếu tố quan trọng nhất để dự đoán hành vi của họ Ý định nảy sinh từ sự tác động lẫn nhau của thái độ, ý kiến phổ biến và các yếu tố kiểm soát hành vi Nếu người biểu diễn có ý định rõ ràng để thực hiện một hành động và có khả năng kiểm soát hành vi của mình, thì nhiều khả năng họ sẽ thực hiện hành động đó
Hình 1 1 Mô hình lý thuyết hành vi hoạch định (TPB) (Ajzen, 1991)
• Thái độ đối với hành vi (Ab) Đầu tiên, thái độ của một cá nhân có thể là thiện chí hoặc không thiện chí đối với kết quả của hành vi cụ thể (Ajzen, 1991) Yếu tố quan trọng quyết định thái độ hành vi (Ab) là kết quả dự kiến từ hành động Đánh giá được đo là khả năng xảy ra của kết quả khi hành động được thực hiện và giá trị đánh giá là khả năng của kết quả này Theo Ajzen và Fishbein, những suy nghĩ không nảy sinh trong tâm trí của người dân sẽ không ảnh hưởng đến hành vi Vì vậy, phương pháp tiếp cận đo lường thái độ đối với hành vi theo Fishbein tập trung vào những suy nghĩ về kết quả tích cực hoặc tiêu cực nổi bật nhất trong tâm trí của các cá nhân khi họ có ý định thực hiện một hành vi nào đó
• Nhận thức kiểm soát hành vi (PBC)
Nhận thức kiểm soát hành vi (PBC) là biến mới nhất được đưa vào, đại diện cho niềm tin về khả năng dễ dàng hay khó khăn để thực hiện một hành vi Đo PBC bằng niềm tin về việc kiểm soát thông qua khai thác các yếu tố tạo điều kiện thuận lợi hoặc ức chế (cả hai bên – khả năng, kỹ năng, sự tự tin và các yếu tố bên ngoài – sự sẵn có của nguồn lực cần thiết, cơ hội điều kiện; và sức mạnh nhận thức của từng yếu tố kiểm soát Các đo lường về PBC cũng dựa trên các niềm tin nền tảng nổi bật, được gọi là niềm tin kiểm soát Niềm tin kiểm soát có thể được đo lường gồm: các yếu tố hỗ trợ hành động, và khả năng kiểm soát việc tiếp cận hành vi
• Tiêu chuẩn chủ quan (SN)
SN là ý kiến của những người xung quanh đại diện cho áp lực mà cá nhân cảm nhận từ những cảm nhận của những người khác có tác động quan trọng về việc chấp nhận hay không chấp nhận về việc thực hiện hành vi SN được đo lường bởi các niềm tin chung về sự tham khảo bao gồm tính khả thi của những người tham khảo nắm giữ niềm tin chung và động lực của người thực hiện hành động để phù hợp với cảm nhận của người tham khảo Các ý kiến của những người xung quanh (SN) cũng dựa trên niềm tin nổi bật, được gọi là bản quy phạm niềm tin, về việc những người có khả năng ảnh hưởng quan trọng nghĩ rằng người trả lời nên hay không nên làm một hành vi cụ thể nào đó
* Ý định hành vi (BI) và các yếu tố chi phối ý định hành vi (BI)
Tổng quan nghiên cứu
1.2.1 Một số đề tài về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia nghiên cứu khoa học
Sabrul Wasfi, H Mulyati, Joko Purwono (2020) Factors affecting researchers performance in the indonesian institute of sciences (Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất của nhà nghiên cứu tại viện khoa học indonesian) Nghiên cứu này nhằm mục đích chứng minh các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các nhà nghiên cứu LIPI Nghiên cứu này nhằm mục đích kiểm tra tác động của năng lực, đào tạo, hỗ trợ tổ chức, môi trường tổ chức và đặc điểm của các nhà nghiên cứu đối với hiệu suất (Wasfi et al., 2020)
Svetlana Mikhailovna Kachalova (2020) Organizational and pedagogical conditions for the development of research activities of university students (Điều kiện tổ chức và sư phạm phát triển hoạt động nghiên cứu của sinh viên đại học) Nghiên cứu xác định những phẩm chất chính góp phần tạo ra sự quan tâm đến hoạt động nghiên cứu, bao gồm hoạt động nhận thức, nhận thức về hành động, giải quyết vấn đề độc lập và cam kết tự phát triển và tự giáo dục Được thực hiện tại Đại học Kỹ thuật Bang Lipetsk cho thấy những thay đổi tích cực sự phát triển khả năng nghiên cứu của sinh viên thông qua việc tiếp xúc có tổ chức với công việc nghiên cứu (Kachalova, 2020)
Huỳnh Thanh Nhã (2016) “Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường Cao đẳng công lập ở thành phố Cần Thơ” Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Nghiên cứu này phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường cao đẳng công lập, trên cơ sở khảo sát 125 giảng viên tại các trường cao đẳng công lập của thành phố Cần Thơ Nghiên cứu sử dụng phương pháp kiểm định Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA) để kiểm định và xây dựng các thang đo Bên cạnh đó, phương pháp hồi quy tuyến tính bội được sử dụng để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia nghiên cứu khoa học của giảng viên Kết quả cho thấy, các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia nghiên cứu khoa học của giảng viên bao gồm: Môi trường làm việc, nhận thức, năng lực cá nhân, động cơ thực hiện, tuổi và lĩnh vực chuyên môn của giảng viên Trong đó, nhân tố Môi trường làm việc và Nhận thức có tác động nhiều nhất đến khả năng tham gia nghiên cứu khoa học của giảng viên (Huỳnh Thanh Nhã, 2016)
Hình 1 2 Mô hình nghiên cứu Huỳnh Thanh Nhã
Hoàng Văn Tuyên (2020) “Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu khoa học của Trường Đại học ở Việt Nam” Viện Chiến lược và Chính sách khoa học và công nghệ Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, kết hợp với khảo sát sâu, tọa đàm tại một số trường đại học Việt Nam thời gian 2019-2020 Trên cơ sở tham khảo tài liệu của các học giả trong và ngoài nước, kết hợp với ý kiến nhận định, đánh giá của các chuyên gia tại các buổi tọa đàm như vừa đề cập ở trên, tác giả mô tả các yếu tố khả dĩ ảnh hưởng đến hoạt động NCKH của trường đại học Việt Nam như Hình 1.3 dưới đây Nghiên cứu cũng đã phân tích và làm rõ 10 yếu tố, gồm 05 yếu tố bên trong và 05 yếu tố bên ngoài trường đại học ảnh hưởng đến hoạt động NCKH của trường đại học ở Việt Nam
Hình 1 3 Mô hình nghiên cứu Hoàng Văn Tuyên
(Nguồn: Hoàng Văn Tuyên, 2020) 1.2.2 Một số đề tài về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên
Dựa trên các học thuyết về hành vi hoạch định và tự quyết định kể trên, các nghiên cứu khác nhau về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia của sinh viên đã được ra đời khắp trong và ngoài nước Trong đó, một số nghiên cứu cốt lõi như:
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh rằng, việc tiến hành các NCKH góp phần quan trọng vào sự phát triển sự nghiệp của SV Điều này được thể hiện qua cơ hội để áp dụng kiến thức đã học tại trường đại học vào một môi trường làm việc chuyên nghiệp, đồng thời cung cấp cho SV cơ hội tiếp tục học lên và phát triển trong lĩnh vực học thuật như được đề cập trong các nghiên cứu của Bernadic, Mladosievicova và Traubner
"Students' research and scientific activity at the Faculty of Medicine, Comenius University in Bratislava", Bratislavske lekarske listy, 2004, 281-284; Lamanauskas and D Augiené, "Universitystudent future professional career: Promoting and limiting factors and personal traits", Baltic Journal of Career Education and Management, 2014, 6-15 (Bernadic et al., 2004)
Muhammad Zafar Iqbal and Azhar Mahmood (2011) “Factors Related to Low Research Productivity at Higher Education Level Asian Social Science” (Các yếu tố liên quan đến năng suất nghiên cứu thấp ở trình độ giáo dục đại học) tác phẩm này cho thấy nghiên cứu là một phần quan trọng và cần thiết của giáo dục đại học hiện đại; các trường đại học là nơi sản sinh ra tri thức mới Vai trò của các trường đại học khác với thế kỷ 19; nhu cầu của thế kỷ 21 ngày càng cao hơn Mục đích của nghiên cứu là tìm ra nguyên nhân dẫn đến năng suất nghiên cứu thấp ở cấp đại học (Iqbal & Mahmood, 2011)
Adebisi, Y A (2022) Undergraduate students' involvement in research: Values, benefits, barriers and recommendations Annals of Medicine and Surgery, 81, 104384 “Sự tham gia nghiên cứu của sinh viên đại học: Giá trị, lợi ích, rào cản và khuyến nghị”
(Adebisi, 2022) Biên niên sử Y học và Phẫu thuật Bài nghiên cứu nhằm thu hút sinh viên đại học tham gia nghiên cứu phải vượt ra ngoài luận án năm cuối bắt buộc và phải bao gồm toàn bộ quá trình học của họ Nghiên cứu chỉ ra được một số rào cản gây thách thức đến việc tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên thông qua một số nghiên cứu như:
E Mugabo , L Velin , R Nduwayezu (2021) “Exploring factors associated with research involvement of undergraduate students at the College of Medicine and Health Sciences, University of Rwanda” (Khám phá các yếu tố liên quan đến sự tham gia nghiên cứu của sinh viên đại học tại Trường Cao đẳng Khoa học Y tế và Sức khỏe, Đại học Rwanda) Rào cản quan trọng nhất đối với việc tham gia nghiên cứu là sinh viên tin rằng họ thiếu kiến thức về quy trình nghiên cứu Các rào cản quan trọng khác bao gồm: người cố vấn, thiếu kinh phí và sinh viên đại học tin rằng họ không đủ tiêu chuẩn để tiến hành nghiên cứu (Mugabo et al., 2021);
Awofeso OM và cộng sự (2020) “Factors affecting undergraduates' participation in medical research in lagos” (Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của sinh viên đại học vào nghiên cứu y học ở Lào) Các rào cản được báo cáo bao gồm thiếu kinh phí cho nghiên cứu, thiếu chương trình nghiên cứu và thống kê sinh học, đào tạo không đầy đủ về phương pháp nghiên cứu, phân bổ không đủ thời gian cho nghiên cứu ở bậc đại học, thiếu người giám sát chuyên nghiệp và cố vấn phù hợp, cũng như thiếu cơ sở thí nghiệm được trang bị để tiến hành nghiên cứu (Awofeso et al., 2020)
Tại Việt Nam đã có rất nhiều công trình nghiên cứu với phạm vi lớn nhỏ được thực hiện nhằm tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên trên nhiều khía cạnh khác nhau như:
Hà Đức Sơn và Nông Thị Như Mai (2018) “Các nhân tố ảnh hưởng tới sự tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên - Nghiên cứu trường hợp đại học Tài chính – Marketing” Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng với mẫu khảo sát gồm 749 sinh viên đã và đang theo học tại Trường Nghiên cứu sử dụng phương pháp kiểm định Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA) để kiểm định và xây dựng các thang đo Bên cạnh đó, phương pháp hồi quy tuyến tı́nh bội được sử dụng để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia NCKH của sinh viên Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 04 yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia NCKH của sinh viên là: Môi trường nghiên cứu, Động cơ, Năng lực của sinh viên và Sự quan tâm khuyến khích của nhà trường (Hà Đức Sơn & Nông Thị Như Mai, 2019) Trong đó, môi trường nghiên cứu tác động nhiều nhất đến sự tham gia NCKH của sinh viên
Hình 1 4 Mô hình nghiên cứu của Hà Đức Sơn và Nông Thị Như Mai
(Nguồn Hà Đức Sơn và Nông Thị Như Mai, 2018)
Phạm Quang Văn, Lê Văn Trọng, Huỳnh Văn Kiệt, Hoàng Thị Xuân (2018) “Một số yếu tố tác động đến động lực nghiên cứu khoa học của sinh viên” Tạp chí Khoa học
Mô hình nghiên cứu đề xuất
1.3.1 Bảng tổng hợp các nghiên cứu trong nước
Dựa trên lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia nghiên cứu khoa học kết hợp với tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan, tác giả đã tổng hợp ra Bảng 1.1 dưới đây Trong bảng, các yếu tố được sắp xếp từ trên xuống dưới theo lý thuyết đã trình bày và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trong nghiên cứu thực nghiệm được sắp xếp theo thứ tự từ 1 - ảnh hưởng lớn nhất đến hết Căn cứ vào kết quả trong Bảng
1.1, tác giả nhận thấy tại phần lớn các đề tài liên quan đến quyết định tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên đều xuất hiện các yếu như: Môi trường nghiên cứu, quan tâm khuyến khích của nhà trường, động cơ thực hiện nghiên cứu khoa học, năng lực của sinh viên, sự tự tin Đây cũng là các yếu tố tác giả cần tham khảo để xây dựng mô hình đề xuất riêng cho đề tài
Bảng 1 1 Bảng tổng hợp các đề tài nghiên cứu trước
Chu Thị Thơm, Mai Thị
Hà Đức Sơn, Nông Thị Như
Kim Ngọc và Hoàng Nguyên
Trọng, Huỳnh Văn Kiệt, Hoàng Thị Xuân (2018)
Quan tâm, khuyến khích của nhà trường
Quan tâm của giảng viên
Quan tâm của sinh viên
Cơ quan thực tập – doanh nghiệp
1.3.2 Hình thành mô hình nghiên cứu
Dựa trên quá trình tìm hiểu một số học thuyết về tạo động lực, tác giả nhận thấy thuyết hành vi hoạch định (TPB - Theory of Planned Behavior) của Azjen (1991) là một trong số các học thuyết được sử dụng phổ biến và có tính tương đồng với đề tài nghiên cứu Đồng thời, do giới hạn về thời gian và quy mô khảo sát, tác giả sẽ kế thừa các yếu tố có sự ảnh hưởng lớn theo kết quả Bảng 1.1 ở trên Từ đó, đưa ra đề xuất mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia như sau:
Hình 1 7 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Mô hình nghiên cứu khái quát:
QD = f (MT, QT, NL, DC, TT)
1.3.3 Xây dựng thang đo và đưa ra giả thuyết nghiên cứu
Thang đo sơ bộ của đề tài được kế thừa từ các nghiên cứu trong và ngoài nước Thông qua thiết kế nghiên cứu mô tả, các biến được đo lường bằng thang đo likert 5 mức độ (từ 1- không quan trọng đến 5 - rất quan trọng) tương ứng và sử dụng biểu danh, tỉ lệ để xác định đặc điểm cá nhân của các đối tượng nghiên cứu Thông qua đó, đưa ra các giả thuyết ban đầu cho đề tài
Thang đo về môi trường nghiên cứu được Phạm Quang Văn, Lê Văn Trọng, Huỳnh Văn Kiệt, Hoàng Thị Xuân (2018); Hà Đức Sơn, Nông Thị Như Mai (2018); Lê Thị Bình (2021) và Chu Thị Thơm, Mai Thị Thu Hằng, Nguyễn Ngọc Thành
(2022) xây dựng Thang đo gồm 5 biến quan sát:
1 Sinh viên có quá ít bạn bè tham gia NCKH và có thể làm cùng nhau
2 Sinh viên dễ dàng tiếp cận nguồn tài liệu tham khảo từ thư viện điện tử, trực tiếp, khoa
3 Nguồn tài liệu tham khảo dồi dào và phù hợp để sinh viên làm NCKH
Môi trường nghiên cứu (MT)
Quan tâm, khuyến khích của nhà trường (QT)
Năng lực của sinh viên (NL) Động cơ thực hiện nghiên cứu khoa học (DC)
Sự tự tin (TT) Đặc điểm cá nhân: giới tính, khóa, kiểu người, số lần tham gia
5 Nhà trường, Khoa luôn động viên, tạo điều kiện tốt nhất để sinh viên tham gia NCKH
Giả thiết H 1 : Môi trường nghiên cứu ảnh hưởng thuận chiều đến quyết định tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên
1.3.3.2 Quan tâm khuyến khích của nhà trường
Thang đo được xây dựng dựa trên nghiên cứu của Bùi Thị Lâm, Trần Mai Loan (2022) và Kim Ngọc và Hoàng Nguyên (2015) Thang đo phát triển gồm 5 biến quan sát:
1 Đây là hoạt động không bắt buộc của Nhà trường
2 Mức hỗ trợ 2.000.000/1 đề tài là phù hợp
3 Các chính sách ưu đãi dành cho sinh viên tham gia NCKH (kết nạp đảng, xét học bổng, giấy khen…)
4 Giải thưởng, khen thưởng tại các hội nghị NCKH sinh viên các cấp (cấp khoa, trường) là phù hợp
5 Nhà trường, Khoa, CVHT phổ biến các chính sách, lợi ích khi tham gia NCKH, động viên, khuyến khích sinh viên tham gia NCKH
Giả thiết H 2 : Quan tâm khuyến khích của nhà trường ảnh hưởng thuận chiều đến quyết định tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên
1.3.3.3 Năng lực của sinh viên
Thang đo về năng lực của sinh viên được hình thành dựa trên các nghiên cứu của Kim Ngọc, Hoàng Nguyên (2015) và Bùi Thị Lâm, Trần Mai Loan (2022) với 4 biến quan sát:
1 Sinh viên gặp khó khăn về ý tưởng/đề tài để đăng ký tham gia NCKH
2 Kiến thức về nghiên cứu khoa học của sinh viên còn hạn chế
3 Về thời gian thực hiện một đề tài (5 tháng) NCKH sinh viên là phù hợp
4 Kỹ năng làm bài NCKH của sinh viên còn hạn chế
Giả thiết H 3 : Năng lực của sinh viên ảnh hưởng thuận chiều đến quyết định tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên
1.3.3.4 Động cơ thực hiện nghiên cứu khoa học
Thang đo của động cơ thực hiện nghiên cứu khoa học được xây dựng dựa trên thang đo của Võ Thị Minh Nho (2023) và Chu Thị Thơm, Mai Thị Thu Hằng, Nguyễn Ngọc Thành (2022) phát triển gồm 4 biến quan sát:
1 Phục vụ các mục tiêu cá nhân (kết nạp Đảng, xét học bổng…)
2 Nâng cao kiến thức, kỹ năng (kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm, công cụ)
3 Nâng cao uy tín, danh tiếng cho bản thân
4 Phục vụ mục tiêu công việc sau ra trường
Giả thiết H 4 : Động cơ thực hiện nghiên cứu khoa học ảnh hưởng thuận chiều đến quyết định tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên
Thang đo được hình thành dựa trên thuyết hành vi hoạch định gồm 4 biến quan sát:
1 Sinh viên thiếu tự tin về kiến thức, kỹ năng làm NCKH của bản thân mình
2 Sinh viên thiếu tự tin với kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm (giao tiếp, thuyết trình…) để triển khai đề tài NCKH
3 Bạn thiếu tự tin về khả năng tự học hỏi, tự đào tạo, nghiên cứu để làm NCKH của mình
4 Bạn nghĩ rằng mình sẽ khó có thể hoàn thành tốt bài NCKH nếu tham gia
Giả thiết H 5 : Sự tự tin ảnh hưởng thuận chiều đến quyết định tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên
Trong đề tài này, tác giả lựa chọn một số đặc điểm có liên quan mật thiết đến quyết định tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên làm thang đo đối với đặc điểm cá nhân Các yếu tố được dựa trên nghiên cứu của Hà Đức Sơn và Nông Thị Như Mai (2018) gồm:
Giả thiết H 6 : Đặc điểm cá nhân ảnh hưởng đến quyết định tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên;
Giả thiết H 6.1 : Có mối quan hệ giữa giới tính đến quyết định tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên;
Giả thiết H 6.2 : Có mối quan hệ giữa sinh viên học khóa học đến quyết định tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên;
Giả thiết H 6.3 : Có mối quan hệ giữa tính cách đến quyết định tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên;
Giả thiết H 6.4 : Có mối quan hệ giữa số lần tham gia nghiên cứu đến quyết định tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên
1.3.3.7 Quyết định tham gia nghiên cứu khoa học
Biến phụ thuộc là quyết định tham gia nghiên cứu khoa học được đo lường thông qua các biến sau:
1 Tham gia NCKH vì sẽ giúp nắm bắt được kiến thức một cách sâu sắc và rộng hơn
2 Tham gia NCKH vì sẽ giúp sinh viên có thêm các kỹ năng mềm cần thiết cho việc học tập và công việc sau này
3 Tham gia NCKH vì sẽ có thêm nhiều hơn các mối quan hệ (thầy cô, bạn bè, khác…)
4 Tham gia NCKH vì mọi điều kiện cần thiết đáp ứng được cho việc nghiên cứu (tài liệu tham khảo, cơ sở vật chất, tài chính….)
5 Tổng quát, sinh viên sẽ xây dựng lộ trình để tham gia NCKH sinh viên
1.3.4 Mã hóa lại biến quan sát
Sau quá trình xác định các yếu tố ảnh hưởng và xây dựng thang đo cho từng yếu tố, mô hình nghiên cứu chính thức được đưa ra gồm 6 yếu tố ảnh hưởng và 27 biến quan sát Các mục nêu trên được tác giả mã hóa và lập thành bảng biểu cụ thể (Chi tiết tại Phụ lục
Trong Chương 1, tác giả đã khái quát các khái niệm có liên quan đến quyết định tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên Tại đây, tác giả đã nêu ra lý thuyết chung nhất về các yếu tố tác động đến nghiên cứu khoa học Cùng với đó là tổng quan các nghiên cứu nghiên cứu khoa học và quyết định tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên Căn cứ vào lý luận và nghiên cứu thực nhiệm, đề tài đã đúc rút và tạo ra mô hình nghiên cứu mới dành cho sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia Mô hình được xây dựng với 05 yếu tố độc lập, 01 yếu tố về đặc điểm cá nhân và 01 yếu tố phụ thuộc Mô hình này chính là căn cứ để tác giả nghiên cứu phân tích sự ảnh hưởng khi áp dụng vào thực tế tại Chương 2.
Tổng quan về sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia
Học viện Hành chính Quốc gia (Việt Nam) (tiền thân là: Trường Hành chính) là đơn vị sự nghiệp công lập trọng điểm hạng đặc biệt thuộc hệ thống giáo dục quốc dân trực thuộc Bộ Nội vụ Đây là Học viện hệ công lập thuộc nhóm các trường Đại học, Học viện trọng điểm của Quốc gia Việt Nam và có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng tại
Tên đầy đủ: Học viện Hành chính Quốc Gia (Việt Nam), tiền thân: Trường Hành chính, viết tắt: HVHCQG/NAPA
+ Học viện Hành chính Quốc Gia (Việt Nam) (trụ sở chính Miền Bắc):
Cơ sở số 36, 38 đường Xuân La, phường Xuân La, quận Tây Hồ, thủ đô Hà Nội, nước Việt Nam
Sứ mệnh : Học viện Hành chính Quốc Gia (Việt Nam) là trung tâm quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; bồi dưỡng, phát triển năng lực về hành chính, lãnh đạo, quản lý cho nền công vụ Việt Nam
Tầm nhìn: Đến năm 2045, Học viện Hành chính Quốc Gia (Việt Nam) trở thành trung tâm quốc gia ngang tầm khu vực Châu Á - Thái Bình Dương về đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học và tư vấn chính sách trong lĩnh vực hành chính, chính trị, lãnh đạo và quản lý
Giá trị cốt lõi: Trí tuệ – Chất lượng – Hiện đại
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội trực thuộc Bộ Nội Vụ, là cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, có chức năng: tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ đại học và sau đại học trong lĩnh vực công tác nội vụ và các ngành nghề liên quan; hợp tác Quốc tế; nghiên cứu khoa học và triển khai áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế-xã hội
Chặng đường phát triển của trường Đại học Nội vụ Hà Nội bắt đầu từ năm 1971 với tên gọi Trường Trung học Văn thư Lưu trữ với nhiệm vụ đào tạo cán bộ trung học chuyên nghiệp ngành văn thư, lưu trữ; bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ đang làm công tác văn thư, lưu trữ ở các cơ quan nhà nước Trường đóng tại xã Thanh Lâm, huyện Mê Linh, Vĩnh Phúc
Ngày 11/5/1994, Trường Trung học Văn thư Lưu trữ được chuyển về Xuân La, Tây
Hồ, Hà Nội Ngày 15/6/2005, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quyết định việc thành lập Trường Cao đẳng Văn thư Lưu trữ Trung ương I trên cơ sở nâng cấp từ trường
Trung học Văn thư Lưu trữ Trung ương I
Năm 2008, trường đổi tên thành Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội Ngày 14/11/2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định thành lập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội trên cơ sở Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội nhằm đào tạo đội ngũ nhân lực có trình độ cao trong công tác nội vụ đáp ứng đòi hỏi của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Ngày 15 tháng 09 năm 2022, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 63/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ Trong đó, quy định Trường Đại học Nội vụ Hà Nội sáp nhập vào Học viện Hành chính Quốc Gia (Việt Nam) Ngày 19 tháng 12 năm 2022, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ban hành Quyết định số 27/2022/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Hành chính Quốc Gia (Việt Nam) trực thuộc Bộ Nội vụ Trong đó, quyết định sáp nhập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội vào Học viện Hành chính Quốc Gia (Việt Nam) Các quy định, quyết định sáp nhập này chính thức được thực hiện vào ngày
Các khoa, ban, đơn vị trực thuộc
I Các đơn vị thuộc, trực thuộc (cấp Vụ):
2 Ban Tổ chức cán bộ
3 Ban Kế hoạch - Tài chính
4 Ban Hợp tác quốc tế
5 Ban Quản lý bồi dưỡng
6 Ban Quản lý đào tạo
8 Khoa Nhà nước và Pháp luật
9 Khoa Quản lý Xã hội
10 Khoa Quản lý Kinh tế
11 Khoa Quản trị Nhân lực
12 Khoa Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng
13 Khoa Khoa học Liên ngành
14 Khoa Ngoại ngữ - Tin học
15 Viện Nghiên cứu Khoa học Hành chính
16 Tạp chí Quản lý Nhà nước
17 Trung tâm Công nghệ và Thư viện
18 Trung tâm Khảo thí và đảm bảo chất lượng đào tạo, bồi dưỡng
19 Phân viện Học viện Hành chính Quốc Gia khu vực Miền Trung
20 Phân viện Học viện Hành chính Quốc Gia khu vực Tây Nguyên
21 Phân viện Học viện Hành chính Quốc Gia khu vực Miền Nam (tại thành phố Hồ Chí Minh)
II Các đơn vị do Giám đốc Học viện thành lập (cấp phòng):
1 Văn phòng Đảng - Đoàn thể
Các tổ chức chính trị - xã hội
• Công đoàn Học viện Hành chính Quốc Gia (Việt Nam)
• Đoàn Thanh niên Cộng sản Học viện Hành chính Quốc Gia (Việt Nam)
• Hội Sinh viên, cựu Sinh viên Học viện Hành chính Quốc Gia (Việt Nam)
• Hội Cựu chiến binh Học viện Hành chính Quốc Gia (Việt Nam)
• Hội Cựu giáo chức Học viện Hành chính Quốc Gia (Việt Nam)
Học viện tổ chức 4 hệ đào tạo: (Chi tiết tại Phụ lục 3)
• Đại học (từ năm 2018 đến năm 2022 ngừng việc tuyển sinh giáo dục & đào tạo mới) Từ năm 2023, thực hiện tuyển sinh và đào tạo trở lại hệ đại học sau khi có Nghị định số 63/2022/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam và Quyết định số 27/2022/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội Vụ và Học viện Hành chính Quốc Gia (Việt Nam) Trong đó, có quy định và quyết định sáp nhập Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội vào Học viện Hành chính Quốc Gia (Việt Nam)
• Bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
Đặc điểm mẫu nghiên cứu
2.2.1 Giới thiệu chung về mẫu nghiên cứu
Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả đã thực hiện khảo sát trên 423 sinh viên học tập tại Học viện Hành chính Quốc gia (bao gồm các Khoa: Lưu trữ học và Quản trị văn phòng; Nhà nước và Pháp luật; Quản trị Nhân lực) Tại Bảng 2.1 có thể thấy sinh viên ở những Khoa này chiếm tỷ lệ rất cao, đặc biệt là khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng nên tỷ lệ này mang tính đại diện, phù hợp đưa vào nghiên cứu Như vậy tổng số phiếu phát ra là 423 phiếu, trong đó bao gồm 30 phiếu không hợp lệ do bỏ trống nhiều thông tin và trả lời không đạt yêu cầu Kết quả có 393 phiếu hợp lệ được sử dụng trong nghiên cứu này
Trong đó, 393 sinh viên tham gia khảo sát chủ yếu nằm ở 2 khóa học Do sinh viên năm 4 đang trong giai đoạn thực tập tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp khác nhau, vắng mặt tại trường và không thể tham gia vào khảo sát Đối với sinh viên năm nhất, vì trong quá hoàn thiện hồ sơ và thủ tục khi nhập học đã bỏ lỡ thời gian đăng ký tham gia nghiên cứu khoa học Điều này cho thấy sinh viên năm 2 và năm 3 là hai đối tượng dễ tiếp cận và tham gia vào khảo sát tại Học viện
Bảng 2 1 Thống kê tỷ lệ sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia năm 2023
STT Khoa Số lượng sinh viên Tỷ lệ (%)
5 Lưu trữ học và Quản trị văn phòng 579 24,32%
6 Nhà nước và Pháp luật 229 7,34%
(Nguồn: Phòng Quản lý đào tạo) Bảng 2 2 Thống kê khóa học của người tham gia khảo sát
STT Khóa học Số người tham gia khảo sát Tỷ lệ %
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Tại Bảng 2.2 cho thấy, sinh viên học tập tại Học viện đều có nhu cầu khảo sát nhằm tìm hiểu và nâng cao số lượng tham gia nghiên cứu khoa học của bản thân khi đồng ý tham gia khảo sát
2.2.2 Đặc điểm mẫu nghiên cứu theo yếu tố đặc điểm cá nhân
Dựa theo đặc điểm cá nhân đã nêu tại Chương 1 (bao gồm: giới tính, khóa học, kiểu người, tham gia nghiên cứu khoa học sinh viên), đề tài đã thu thập dữ liệu của 393 sinh viên Học viện và đưa ra kết quả thống kê các yếu tố như sau:
Bảng 2 3 Đặc điểm mẫu nghiên cứu theo yếu tố đặc điểm cá nhân Đặc điểm cá nhân của mẫu
Kiểu người Hướng nội, khép kín, ngại giao tiếp
Tham gia nghiên cứu khoa học
(Nguồn: Tác giả xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS 26) 2.2.2.1 Về đặc điểm giới tính
Thông qua Bảng 2.3, ta nhận thấy rằng nữ giới đang chiếm tỷ lệ cao hơn so với nam giới (với tỷ lệ 79,1% nữ và 20,9% nam) do đặc thù các ngành học tuyển sinh của học viện đến từ khối xã hội là chủ yếu Qua đó có thể nhận thấy rằng, nữ giới có ảnh hưởng lớn hơn so với nam giới trong việc quyết định tham gia nghiên cứu khoa học cho sinh viên Học viện
2.2.2.2 Về đặc điểm khóa học
Qua số liệu điều tra tại Bảng 2.3, ta thấy trong 393 sinh viên được khảo sát tỷ lệ sinh viên đến từ năm 2 là 42,2%, năm 3 chiếm 57,8% Số liệu được thu thập khá đồng đều giữa 2 khóa, đảm bảo được rằng sẽ mang lại kết quả khách quan cho nghiên cứu
2.2.2.3 Về đặc điểm kiểu người
Kết quả khảo sát cho thấy, số lượng sinh viên hướng nội, khép kín, ngại giao tiếp chiếm tỷ lệ cao (83%), trong khi đó số sinh viên hướng ngoại, cởi mở chiếm tỷ lệ khá thấp (17%) Điều này cho thấy sinh viên hiện nay có xu hướng khép kín, tự thu mình và ngại giao tiếp ảnh hưởng rất lớn đến việc quyết định tham gia nghiên cứu khoa học
2.2.2.4 Về đặc điểm tham gia nghiên cứu khoa học học chiếm 89,8%, tỷ lệ này là rất lớn so với số sinh viên đã từng tham gia 1 lần ( 8,9%)
Tỷ lệ sinh viên đã từng tham gia trên 1 lần chỉ chiếm 1,3% Những tỷ lệ này có sự chênh lệch quá lớn, phản ánh rõ rệt thực trạng tham gia nghiên cứu khoa học trong học viện Với tỷ lệ sinh viên đã từng tham gia nghiên cứu khoa học ít như vậy, cho thấy sinh viên còn nhiều thiếu sót và kinh nghiệm làm nghiên cứu khoa học.
Kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s alpha
2.3.1.1 Kiểm định thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên (biến độc lập)
Bảng 2 4 Đánh giá độ tin cậy thang đo các yếu tố ảnh hưởng
Yếu tố ảnh hưởng Biến quan sát
Hệ số tương quan biến – Tổng
Hệ số Cronbach’s alpha khi loại biến
2 Quan tâm, khuyến khích của nhà trường (QT)
3 Năng lực của sinh viên
4 Động cơ thực hiện nghiên cứu khoa học (DC)
(Nguồn: Tác giả xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS 26)
Thông qua Bảng 2.4, có thể thấy thang đo của tất cả các yếu tố đều có hệ số
Cronbach’s alpha > 0,6 và toàn bộ các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến – tổng
> 0,3 Vì vậy, các thang đo quan tâm, năng lực và động cơ thỏa mãn yêu cầu cronbach’s alpha > 0,6 nên được đánh giá là các thang đo sử dụng được Và các thang đo: môi trường nghiên cứu và sự tự tin đều thỏa mãn yêu cầu hệ số cronbach’s alpha > 0,7 nên được đánh giá là thang đo tốt và được sử dụng cho phân tích tiếp theo
2.3.1.2 Kiểm định thang đo yếu tố quyết định tham gia nghiên cứu khoa học (biến phụ thuộc)
Bảng 2 5 Đánh giá độ tin cậy thang đo yếu tố quyết định tham gia nghiên cứu khoa học
Biến quan sát Hệ số tương quan biến – tổng
Hệ số Cronbach’s alpha khi loại biến
Quyết định tham gia nghiên cứu khoa học (QD)
(Nguồn: Tác giả xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS 26)
Thang đo quyết định tham gia nghiên cứu khoa học thông qua Bảng 2.5 cho thấy hệ số Cronbach’s alpha = 0,846 > 0,6 và các hệ số tương quan biến tổng đều > 0,3 Điều này cho thấy độ tin cậy của thang đo quyết định tham gia nghiên cứu khoa học là rất tốt về mặt thống kê và có thể sử dụng rất tốt cho các phân tích sau
Như vậy, sau khi kiểm định độ tin cậy thang đo ta được các kết quả như sau:
1 Hệ số Cronbach’s alpha của các thang đo trong mô hình đều lớn hơn 0,6;
2 Hệ số tương quan biến – tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0,3;
3 6 thang đo với 25 biến quan sát đạt tiêu chuẩn về độ tin cậy được sử dụng để phân tích nhân tố khám phá EFA.
Phân tích nhân tố khám phá EFA
2.3.2.1 Phân tích nhân tố khám phá EFA với các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia nghiên cứu khoa học a, Phân tích nhân tố khám phá EFA lần 1
Sau khi đánh giá độ tin cậy thang đo các yếu tố độc lập, 20 biến đạt tiêu chuẩn được tác giả đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA và cho ra kết quả như sau:
Bảng 2 6 Hệ số KMO and Barlett's Test
(Nguồn: Tác giả xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS 26)
Như vậy, hệ số KMO and Barlett’s Test của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia của sinh viên có chỉ số KMO nằm trong khoảng từ 0,5 – 1,0; chỉ số Sig nhỏ hơn 0,05 nên phân tích EFA là có ý nghĩa
Bảng 2 7 Bảng tổng phương sai trích
Eigenvalues Tổng bình phương hệ số tải Tổng % của phương sai
(Nguồn: Tác giả xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS 26) Đồng thời, từ 20 biến quan sát, kết quả phân tích trích được 5 nhân tố với phương sai trích 55,97% > 50% với trị số Eigenvalue = 1,223> 1,0 Tuy nhiên, tại ma trận xoay (Rotated Component Matrixa ) cho ra kết quả là biến TT1 bị loại (tại Bảng 2.7) do TT1 xuất hiện trên 2 nhóm nhân tố với số tải lần lượt là: 0,514 và 0,550 khiến hệ số tải chung (= 0,514 – 0,550) < 0,3
Sau khi chạy phân tích EFA lần 1, tác giả thực hiện loại biến xấu TT1 có hệ số tải < 0,3
Bảng 2 8 Ma trận xoay các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia nghiên cứu khoa học lần 1
MT4 0,709 ĐC3 0,713 ĐC1 0,692 ĐC4 0,674 ĐC2 0,652
(Nguồn: Tác giả xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS 26) b, Phân tích nhân tố khám phá EFA lần 2
Sau khi loại bỏ biến xấu TT1 với hệ số tải < 0,3 kết quả phân tích EFA cho ra kết quả:
Bảng 2 9 Hệ số KMO and Barlett's Test lần 2
(Nguồn: Tác giả xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS 26) Bảng 2 10 Tổng phương sai trích lần 2
Eigenvalues Tổng bình phương hệ số tải Tổng % của phương sai
(Nguồn: Tác giả xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS 26)
Sau khi phân tích lần 2, kết quả KMO và Barlett đều đạt yêu cầu (tại Bảng 2.8) và kết quả phân tích trích được 5 nhân tố với phương sai trích 56,447% > 50% với trị số Eigenvalue = 1,223 > 1,0 (tại Bảng 2.10) Đồng thời, các hệ số Factor loading đều lớn
Bảng 2 11 Ma trận xoay các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia nghiên cứu khoa học lần 2
MT4 0,708 ĐC3 0,715 ĐC1 0,689 ĐC4 0,675 ĐC2 0,654
(Nguồn: Tác giả xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS 26)
Như vậy, sau khi phân tích nhân tố khám phá, 1 biến bị loại là TT1 Còn lại, các nhân tố trích ra từ 19 biến quan sát được sắp xếp và xác định lại tên như sau:
Nhóm 1 – “Quan tâm” gồm 5 biến quan sát: QT4, QT3, QT5, QT2, MT5 Lý giải: trong nhóm này, QT có ảnh hưởng lớn hơn và chiếm số lượng nhiều hơn nên tác giả chọn
“Quan tâm” làm đại diện nhóm;
Nhóm 2 – “Năng lực” gồm 4 biến quan sát: NL1, NL2, NL4, NL3;
Nhóm 3 – “Môi trường” gồm 3 biến quan sát: MT3, MT2, MT4;
Nhóm 4 – “Động cơ” gồm 4 biến quan sát: DC3, DC1, DC4, DC2;
Nhóm 5 – “Tự tin” gồm 3 biến quan sát: TT4, TT3, TT2
2.3.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA với yếu tố quyết định tham gia nghiên cứu khoa học
Sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA, biến phụ thuộc (yếu tố quyết định tham gia nghiên cứu khoa học) cho ra kết quả KMO và Barlett với hệ số KMO (= 0, 836) nằm trong khoảng từ 0,5 – 1,0; chỉ số Sig (=0,000) < 0,05 Vậy nên, phân tích EFA biến phụ thuộc là có ý nghĩa (tại Bảng 2.12)
Bảng 2 12 Hệ số KMO and Barlett’s Test của yếu tố quyết định tham gia nghiên cứu khoa học
(Nguồn: Tác giả xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS 26)
Kết quả phân tích trích được 01 nhân tố duy nhất với phương sai trích = 61,91% > 50% và trị số Eigenvalue = 3,095 > 1,0 (tại Bảng 2.13)
Bảng 2 13 Bảng tổng phương sai trích của yếu tố quyết định tham gia nghiên cứu khoa học
Eigenvalues Tổng bình phương hệ số tải
% của phương sai Tích lũy
(Nguồn: Tác giả xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS 26)
Bên cạnh đó, tại ma trận không xoay (Component Matrixa ), tất cả các hệ số factor loading của các biến quan sát đều cho ra kết quả lớn hơn 0,5 và đều được giữ lại dùng trong các phân tích tiếp theo như sau:
Bảng 2 14 Phân tích EFA của yếu tố quyết định tham gia nghiên cứu khoa học
Biến quan sát Nhóm nhân tố
(Nguồn: Tác giả xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS 26)
Mô hình hiệu chỉnh
Sau khi đánh giá thang đo thông qua Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, tác giả nhận thấy mô hình lý thuyết ban đầu gồm 5 yếu tố và 27 biến quan sát ảnh hưởng đến quyết định tham gia nghiên cứu khoa học vẫn phù hợp Từ kết quả đã thực hiện, tác giả quyết định giữ nguyên mô hình sau khi hiệu chỉnh như sau:
Hình 2 1: Mô hình hiệu chỉnh
Như vậy, các giả thuyết được tác giả giữ nguyên như sau:
- Giả thuyết H1: Môi trường nghiên cứu có tác động thuận chiều đến quyết định tham gia nghiên cứu khoa học;
- Giả thuyết H2: Quan tâm, khuyến khích của nhà trường có tác động thuận chiều đến quyết định tham gia nghiên cứu khoa học;
Môi trường nghiên cứu (MT)
Quan tâm, khuyến khích của nhà trường (QT)
Năng lực của sinh viên (NL) Động cơ thực hiện nghiên cứu khoa học (DC)
Sự tự tin (TT) Đặc điểm cá nhân: giới tính, khóa, kiểu người, số lần tham gia
- Giả thuyết H3: Năng lực của sinh viên có tác động thuận chiều đến quyết định tham gia nghiên cứu khoa học;
- Giả thuyết H4: Động cơ thực hiện nghiên cứu khoa học có tác động thuận chiều đến quyết định tham gia nghiên cứu khoa học;
- Giả thuyết H5: Sự tự tin có tác động thuận chiều đến quyết định tham gia nghiên cứu khoa học;
- Giả thuyết H6: Đặc điểm cá nhân có ảnh hưởng đến quyết định tham gia nghiên cứu khoa học.
Phân tích thực trạng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia
2.3.4.1 Thực trạng của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên
Dựa vào số liệu điều tra được, tác giả tiến hành thống kê, phân tích và đánh giá về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên Học viện Hành chính quốc gia Tác giả sử dụng phương pháp tính giá trị trung bình để đánh giá mức độ đồng ý của sinh viên với mỗi thông tin thu thập về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên cũng như đánh giá quyết định tham gia nghiên cứu khoa học của các bạn Cụ thể như sau:
- Sử dụng thang đo giá trị khoảng cách:
Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum) / 5 = (5-1)/5 = 0.8
- Ý nghĩa của từng đoạn giá trị trung bình đối với thang đo khoảng
1.00 – 1.80 (làm tròn thành 1): Hoàn toàn không đồng ý
1.81 – 2.60 (làm tròn thành 2): Không đồng ý
2.61 – 3.40 (làm tròn thành 3): Trung lập
4.21 – 5.00 (làm tròn thành 5): Hoàn toàn đồng ý
Sau đó tác giả tiến hành thống kê, phân tích và đánh giá quan điểm/ý kiến của sinh viên về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia nghiên cứu khoa học căn cứ vào giá trị trung bình về thang đo khảo sát được (Chi tiết tại Phụ lục 3)
Bảng 2 15 Môi trường nghiên cứu đối với quyết định tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên
Biến Tiêu chí Trung bình Độ lệch chuẩn Ý nghĩa
MT2 Các em dễ dàng tiếp cận nguồn tài liệu tham khảo từ thư viện điện tử, trực tiếp, khoa
MT3 Nguồn tài liệu tham khảo dồi dào và phù hợp để các em làm NCKH
MT4 Hệ thống cơ sở vật chất (phòng đọc, thư viện, mạng Internet) đáp ứng yêu cầu nghiên cứu
MT5 Nhà trường, Khoa luôn động viên, tạo điều kiện tốt nhất để sinh viên tham gia NCKH
(Nguồn: Tác giả xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS 26)
Qua kết quả phân tích tại Bảng 2.15 cho thấy, giá trị trung bình của biến MT3 xấp xỉ bằng 3, như vậy sinh viên có ý kiến trung lập với quan điểm “Nguồn tài liệu tham khảo dồi dào và phù hợp để các em làm NCKH” Các biến còn lại bao gồm MT2, MT4, MT5 giá trị trung bình đều xấp xỉ 4 Như vậy phần lớn các bạn sinh viên có xu hướng đồng ý với các quan điểm “Các em dễ dàng tiếp cận nguồn tài liệu tham khảo từ thư viện điện tử, trực tiếp, khoa”, “Hệ thống cơ sở vật chất (phòng đọc, thư viện, mạng Internet) đáp ứng yêu cầu nghiên cứu”, “Nhà trường, Khoa luôn động viên, tạo điều kiện tốt nhất để sinh viên tham gia NCKH”
Nhìn chung, từ kết quả trên cho thấy môi trường nghiên cứu tại Học viện đáp ứng tương đối tốt với nhu cầu khi thực hiện nghiên cứu của sinh viên Phần lớn sinh viên cảm thấy hài lòng với điều kiện cơ sở vật chất, dễ dàng tiếp cận với đa dạng nguồn tài liệu và đồng thời cũng nhận được sự động viên tạo điều kiện từ phía Khoa, nhà trường
Bảng 2 16 Quan tâm, khuyến khích của nhà trường đối với quyết định tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên
Biến Tiêu chí Trung bình Độ lệch chuẩn Ý nghĩa QT2 Mức hỗ trợ 2.000.000/1 đề tài là phù hợp 3,44 0,933 Đồng ý
QT3 Các chính sách ưu đãi dành cho sinh viên tham gia NCKH (kết nạp đảng, xét học bổng, giấy khen…)
QT4 Giải thưởng, khen thưởng tại các hội nghị
NCKH sinh viên các cấp (cấp khoa, trường) là phù hợp
QT5 Nhà trường, Khoa, CVHT phổ biến các chính sách, lợi ích khi tham gia NCKH, động viên, khuyến khích sinh viên tham gia NCKH
(Nguồn: Tác giả xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS 26)
Kết quả về sự quan tâm, khuyến khích của nhà trường đối với quyết định nghiên cứu khoa học của sinh viên cho thấy sinh viên đều đồng tình với các tiêu chí được nêu trong Bảng
2.16 Các biến quan sát đều có giá trị trung bình xấp xỉ 4, điều này thể hiện nhà trường đang thực hiện rất tốt về các chính sách ưu đãi và khen thưởng cho sinh viên Đây cũng chính là nguồn động lực to lớn, khuyến khích sinh viên thực hiện nghiên cứu khoa học
Bảng 2 17 Năng lực của sinh viên đối với quyết định tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên
Biến Tiêu chí Trung bình Độ lệch chuẩn Ý nghĩa
NL1 Các bạn gặp khó khăn về ý tưởng/đề tài để đăng ký tham gia NCKH
NL2 Kiến thức về nghiên cứu khoa học của bạn còn hạn chế
NL3 Về thời gian thực hiện một đề tài (5 tháng)
NCKH sinh viên là phù hợp
NL4 Kỹ năng làm bài NCKH của bạn còn hạn chế 3,90 0,818 Đồng ý
(Nguồn: Tác giả xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS 26)
Dựa trên kết quả tại Bảng 2.17 cho thấy giá trị trung bình của các biến quan sát đều đạt mức tương đối cao (xấp xỉ 4) Các bạn sinh viên đều đồng ý với những khẳng định về năng lực nghiên cứu của mình Sinh viên gặp khá nhiều khó khăn trong khi thực hiện nghiên cứu khoa học bao gồm: khó khăn về ý tưởng/đề tài để đăng ký tham gia NCKH, kiến thức và kỹ năng làm bài nghiên cứu khoa học còn hạn chế Biến quan sát “Về thời gian thực hiện một đề tài
(5 tháng) NCKH sinh viên là phù hợp” có giá trị trung bình thấp nhất (3,69) trong yếu tố, cho thấy rằng 1 phần sinh viên vẫn cho đây chưa phải là thời gian phù hợp để thực hiện đề tài nghiên cứu
Bảng 2 18 Động cơ thực hiện nghiên cứu khoa học đối với quyết định tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên
Biến Tiêu chí Trung bình Độ lệch chuẩn Ý nghĩa
DC1 Phục vụ các mục tiêu cá nhân (kết nạp Đảng, xét học bổng…)
DC2 Nâng cao kiến thức, kỹ năng (kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm, công cụ)
DC3 Nâng cao uy tín, danh tiếng cho bản thân 3,84 0,880 Đồng ý
DC4 Phục vụ mục tiêu công việc sau ra trường 4,03 0,806 Đồng ý
(Nguồn: Tác giả xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS 26)
Tại Bảng 2.18 cho thấy giá trị trung bình của các biến khá cao, đa phần sinh viên đều đồng ý với những tiêu chí được liệt kê Đối với biến DC2 có giá trị trung bình cao nhất = 4,21 có mức ý nghĩa là hoàn toàn đồng ý Như vậy, đa số sinh viên đều đồng ý rằng động cơ để thực hiện nghiên cứu khoa học là “Phục vụ các mục tiêu cá nhân (kết nạp Đảng, xét học bổng…)”, “Nâng cao uy tín, danh tiếng cho bản thân”, “Phục vụ mục tiêu công việc sau ra trường” Đặc biệt động cơ chính là để “Nâng cao kiến thức, kỹ năng (kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm, công cụ)” Điều này cho thấy được, sinh viên hiểu được tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học đối với bản thân và cũng xác định được mục đích khi tham gia nghiên cứu
Bảng 2 19 Sự tự tin đối với quyết định tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên
Biến Tiêu chí Trung bình Độ lệch chuẩn Ý nghĩa
TT2 Bạn thiếu tự tin với kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm (giao tiếp, thuyết trình…) để triển khai đề tài NCKH
TT3 Bạn thiếu tự tin về khả năng tự học hỏi, tự đào tạo, nghiên cứu để làm NCKH của mình
TT4 Bạn nghĩ rằng mình sẽ khó có thể hoàn thành tốt bài NCKH nếu tham gia
(Nguồn: Tác giả xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS 26)
Thông qua điều tra về sự tự tin đối với quyết định tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên, kết quả tại 2 biến TT2 và TT3 ( giá trị trung bình xấp xỉ 4) phản ánh phần lớn sinh viên đều đồng tình về việc thiếu tự tin với kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm và về khả năng tự học hỏi, tự đào tạo, nghiên cứu để làm NCKH của mình Kết quả này hoàn toàn phù hợp với biến quan sát TT4, khi giá trị trung bình đạt 3,58 thể hiện việc thiếu tự tin của sinh viên sẽ gây cản trở rất lớn đối với nghiên cứu và sinh viên sẽ nghĩ rằng mình khó có thể hoàn thành tốt bài nghiên cứu khoa học nếu tham gia Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến thực trạng số lượng sinh viên đăng ký nghiên cứu khoa học chiếm tỷ lệ rất thấp tại Học viện
2.3.4.2 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên
Sau khi sử dụng phương pháp tính giá trị trung bình của các yếu tố (biến độc lập) tác giả đã sử dụng cách tính trung bình cộng các biến quan sát và cho kết luận tại Bảng 2.20 (sắp xếp từ ảnh hưởng nhiều nhất – ít nhất), về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên
Bảng 2 20 Kết luận mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên
Yếu tố tác động Giá trị trung bình
H4: Động cơ thực hiện nghiên cứu có tác động thuận chiều đến quyết định tham gia nghiên cứu khoa học;
H2: Quan tâm khuyến khích của nhà trường có tác động thuận chiều đến quyết định tham gia nghiên cứu khoa học;
H3: Năng lực của sinh viên có tác động thuận chiều đến quyết định tham gia nghiên cứu khoa học;
H5: Sự tự tin có tác động thuận chiều đến quyết định tham gia nghiên cứu khoa học;
H1: Môi trường nghiên cứu tác động thuận chiều đến quyết định tham gia nghiên cứu khoa học;
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Kiểm định Independent Sample T-Test
Để xem xét có hay không sự khác nhau trong quyết định tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên có giới tính, khóa học, kiểu người, số lần tham gia nghiên cứu khoa học, tác giả đã thực hiện phân tích trung bình các mẫu độc lập thông qua kiểm định Kiểm định Independent Sample T-Test từ nguồn dữ liệu nghiên cứu được của tác giả Kết quả nghiên cứu như sau:
2.3.5.1 Kiểm định sự khác biệt về “Giới tính” của sinh viên
Bảng 2 21 Kết quả kiểm định Independent Sample T-Test cho giới tính
Kiểm tra sự bằng nhau của phương sai Levene t-test cho sự bình đẳng về phương tiện
95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper
Phương sai bằng nhau giả định
Phương sai bằng nhau không giả định
(Nguồn: Tác giả xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS 26)
Nghiên cứu sử dụng kiểm định trung bình 2 mẫu độc lập Kiểm định Independent Sample T-Test để kiểm định sự khác biệt về giới tính đến quyết định tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên Kết quả kiểm định Levene (Bảng 2.21) cho giá trị F bằng 0,688 với mức ý nghĩa Sig = 0,407 > 0,05 nên phương sai của 2 tổng thể là đồng nhất Ngoài ra kết quả Sig kiểm định t bằng 0,871 > 0,05, như vậy không có sự khác biệt trung bình QD giữa các đáp viên có giới tính khác nhau Kết luận, không có khác biệt về quyết định tham gia nghiên cứu khoa học giữa sinh viên nam và sinh viên nữ trong Học viện
2.3.5.2 Kiểm tra sự khác biệt về “Khóa học” của sinh viên
Bảng 2 22 Kết quả kiểm định Independent Sample T-Test cho khóa học
Kiểm tra sự bằng nhau của phương sai Levene t-test cho sự bình đẳng về phương tiện
95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper
Phương sai bằng nhau giả định
Phương sai bằng nhau không giả định
(Nguồn: Tác giả xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS 26)
Sau khi kiểm định Independent Sample T-Test về đặc điểm khóa học cho quyết định tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên, kết quả phương sai Levene (Bảng 2.22) cho giá trị Sig = 0,762 > 0,05 Kết quả Sig kiểm định t bằng 0,185 > 0,05, như vậy không có sự khác biệt trung bình “Quyết định tham gia nghiên cứu khoa học” giữa các khóa học khác nhau Kết luận, không có khác biệt về quyết định tham gia nghiên cứu khoa học giữa sinh viên năm 2 và năm 3 trong Học viện
2.3.5.3 Kiểm tra sự khác biệt về “Kiểu người” của sinh viên
Bảng 2 23 Kết quả kiểm định Independent Sample T-Test cho kiểu người
Kiểm tra sự bằng nhau của phương sai Levene t-test cho sự bình đẳng về phương tiện
95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper
Phương sai bằng nhau giả định
Phương sai bằng nhau không giả định
(Nguồn: Tác giả xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS 26)
Kết quả kiểm định Independent Sample T-Test về đặc điểm kiểu người của sinh viên cho thấy phương sai Levene (Bảng 2.23) cho giá trị Sig = 0,762 > 0,05 Kết quả Sig kiểm định t bằng 0,185 > 0,05, như vậy không có sự khác biệt trung bình “Quyết định tham gia nghiên cứu khoa học” giữa các khóa học khác nhau Kết luận, không có khác biệt về quyết định tham gia nghiên cứu khoa học giữa sinh viên năm 2 và năm 3 trong Học viện.
Sự khác biệt trung bình One-way ANOVA với đặc điểm “Tham gia NCKH” của sinh viên
Sig kiểm định Levene bằng 0,209 > 0.05, không có sự khác biệt phương sai giữa các nhóm tham gia nghiên cứu khoa học với quyết định tham gia nghiên cứu của sinh viên
(Chi tiết tại Phụ lục 4) Tác giả đã sử dụng kết quả kiểm định F ở bảng ANOVA để phân
Bảng 2 24 Kết quả kiểm định sự khác biệt trung bình One-way ANOVA cho đặc điểm tham gia NCKH
Sum of Squares df Mean Square F Sig
(Nguồn: Tác giả xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS 26)
Sig kiểm định F bằng 0.589 > 0.05, nghĩa là không có sự khác biệt trung bình quyết định tham gia nghiên cứu khoa học giữa các nhóm đối tượng tham gia nghiên cứu khác nhau Như vậy, không có khác biệt trong quyết định tham gia nghiên cứu khoa học giữa các sinh viên có số lần tham gia nghiên cứu khác nhau
Trong Chương 2, tác giả đã thực hiện khái quát về Học viện Hành chính Quốc gia cùng 393 mẫu nghiên cứu Thông qua số liệu đã thu thập, tác giả bước đầu phân tích mẫu nghiên cứu theo yếu tố đặc điểm cá nhân Cùng với đó, qua việc sử dụng phần mềm SPSS
26, đề tài đã kiểm định độ tin cậy của các thang đo và đảm bảo tất cả các thang đo đều đạt yêu cầu Sau kiểm định Cronbach’s alpha, các biến thực hiện chạy phân tích nhân tố khám phá EFA đã đưa ra kết luận loại 3 biến quan sát MT1, QT1, TT1 Cuối cùng, đề tài sử dụng phân tích thống kê mô tả các yếu tố và đưa ra kết quả về 5 yếu tố ảnh hưởng lần lượt là
MT, QT, DC, NL, TT Đây chính là căn cứ giúp tác giả đưa ra đề xuất kiến nghị đến Học viện.
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO SỐ LƯỢNG SINH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
Cơ sở đề xuất
3.1.1 Dựa vào các chính sách của Học viện về nghiên cứu khoa học sinh viên
Tại Học viện Hành chính Quốc gia đã ban hành quy chế về nghiên cứu khoa học sinh viên và được truyền tải đến toàn bộ các sinh viên trong toàn trường (Chi tiết tại Phụ lục 6)
Hệ thống chính sách đã thể hiện sự quan tâm sát sao của Học viện với sinh viên trong hoạt động nghiên cứu khoa học Tuy nhiên, thực tế vẫn còn tồn đọng nhiều hạn chế ảnh hưởng đến quyết định tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên trong Học viện.
Ngoài ra, trong quá trình học tập tại Học viện, tác giả nhận thấy rằng có khá nhiều sinh viên không tham gia nghiên cứu khoa học vì nhiều lý do khác nhau như: bận việc làm thêm, không có hứng thú với nghiên cứu, không cân bằng được thời gian học trên lớp và làm nghiên cứu, thiếu kỹ năng mềm… Tuy nhiên cũng có một bộ phận các bạn muốn tham gia nghiên cứu vì các lý do như: Học hỏi thêm kiến thức, tiếp xúc với các giảng viên có kinh nghiệm Để khắc phục những nhược điểm và nâng cao hơn những ưu điểm, tác giả nhận thấy rằng việc nghiên cứu và đề xuất những hàm ý chính sách là rất quan trọng và cần thiết
3.1.2 Dựa vào giá trị trung bình của các yếu tố
Dựa trên kết quả thống kê trung bình, biết được phạm vi giá trị của biến thông qua giá trị nhỏ nhất/giá trị lớn nhất Qua đó, tác giả sẽ đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố có MEAN thấp/cao và đưa ra kiến nghị phù hợp
Căn cứ vào những kết quả tác giả đã đưa ra tại Chương 2, có thể khẳng định để nâng cao chất lượng và số lượng sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học, Học viện cần quan tâm đến 5 yếu tố ảnh hưởng sắp xếp theo mức độ quan trọng:
1 Động cơ thực hiện (MEAN = 3,98);
2 Quan tâm, khuyến khích của nhà trường (MEAN = 3,84);
3 Năng lực của sinh viên (MEAN = 3,83);
5 Môi trường nghiên cứu (MEAN = 3,44).
Một số kiến nghị với nhà trường
Từ những căn cứ đã được nêu trên cùng với việc so sánh, đối chiếu với các nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả đã đề xuất một số kiến nghị với nhà trường như:
3.2.1 Tạo động cơ thực hiện nghiên cứu khoa học cho sinh viên
Theo kết quả đưa ra thì yếu tố động cơ thực hiện nghiên cứu có sự tác động mạnh mẽ nhất đến quyết định tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên Tuy nhiên yếu tố này vẫn chưa được thỏa mãn tốt (MEAN của các biến = 3,98) Thế nên việc cải thiện yếu tố này là rất quan trọng đối với Học viện Để thúc đẩy động cơ thực hiện nghiên cứu khoa học của sinh viên, Học viện cần đưa kết quả nghiên cứu khoa học vào các mục tiêu như kết nạp Đảng, xét học bổng, tiêu chí đánh giá điểm rèn luyện, danh hiệu thi đua, …qua từng kỳ, năm học nhằm tạo động lực cho sinh viên tham gia vào nghiên cứu Đồng thời, Học viện cần có những buổi hội thảo, hội nghị nghiên cứu khoa học để công bố kết quả và đánh giá quá trình nghiên cứu của sinh viên Tại đây, sinh viên sẽ có cơ hội trình bày và chia sẻ kết quả nghiên cứu của bản thân, cũng là dịp để vinh danh, biểu dương những cá nhân, nhóm nghiên cứu đạt kết quả cao Qua đó có thể truyền cảm hứng và động lực nghiên cứu cho các bạn sinh viên khác
Ngoài ra, Học viện cần mở rộng mối liên kết hợp tác với các doanh nghiệp và tổ chức nghiên cứu để cung cấp cơ hội thực tập và nghiên cứu cho sinh viên Điều này giúp sinh viên có thể áp dụng các kiến thức tiếp thu trên giảng đường vào một tổ chức cụ thể và cũng tạo điều kiện thuận lợi phục vụ cho công việc sau khi ra trường
3.2.2 Tăng cường sự quan tâm, khuyến khích của nhà trường đối với sinh viên
Với kết quả MEAN của các biến = 3,84 ảnh hưởng lớn thứ hai sau động cơ thực hiện nghiên cứu, cho thấy được yếu tố này quan trọng trong quyết định tham gia nghiên cứu khoa học Trong đó, vấn đề đặt ra hướng tới sự quan tâm và các chính sách động viên, khuyến khích sinh viên của nhà trường a, Sự quan tâm của nhà trường với nghiên cứu khoa học sinh viên
Nhà trường cùng các Khoa cần phổ biến rộng rãi hơn nữa đến từng sinh viên, để sinh viên nắm bắt và hiểu rõ các quy chế trong hoạt động nghiên cứu và lợi ích khi tham gia vào hoạt động này
Hoạt động này nên xây dựng theo hình thức tự nguyện, khuyến khích sinh viên tham gia, không biến nó thành một hoạt động bắt buộc khiến sinh viên mất thiện cảm và gò bó Đồng thời, Học viện cần chú trọng vào việc thay đổi một số quy chế giúp nâng cao hơn khả năng nghiên cứu và tạo hứng thú cho sinh viên tham gia (cộng điểm rèn luyện, tiêu chí đánh giá sinh viên 5 tốt,…)
Thêm vào đó, Học viện cần tăng mức hỗ trợ nghiên cứu cao hơn để sinh viên cảm thấy xứng đáng với công sức thực hiện và có thêm động lực nghiên cứu Điều đó cũng cho thấy nhà trường có đầu tư, xem trọng hoạt động nghiên cứu này
Trường cũng nên xây dựng hòm thư góp ý để sinh viên phản hồi và nêu ý kiến từ những vấn đề gây trở ngại cho bản thân trong nghiên cứu Từ đó giúp nắm bắt và định hướng giải quyết một cách kịp thời những khó khăn vướng mắc từ sinh viên thông qua các buổi hội thảo, sinh hoạt b, Các chính sách động viên, khuyến khích của nhà trường
Qua khảo sát, tác giả nhận thấy, phần đông đáp viên cảm thấy mức hỗ trợ cho đề tài nghiên tại Học viện là chưa phù hợp Vậy nên cơ cấu giải thưởng, khen thưởng tại hội nghị nghiên cứu khoa học ở các cấp cần nâng cao hơn và có giá trị lớn hơn
Thêm nữa, các chính sách ưu đãi dành cho sinh viên cần xây dựng phong phú hơn (Kết nạp đảng, xét học bổng, giấy khen,…) tạo điều kiện cho sinh viên có thêm động lực khi tham gia nghiên cứu
Ngoài ra, Học viện cần có những buổi giao lưu trao đổi sinh viên giữa các trường cho các sinh viên đạt kết quả nghiên cứu cao
3.2.3 Nâng cao năng lực cho sinh viên
Năng lực của sinh viên có mức độ ảnh hưởng xếp thứ 3 đối với quyết định tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên Có thể thấy sinh viên rất quan tâm đến yếu tố này Thế nhưng giá trị MEAN = 3,83 cho thấy vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục cho yếu tố này
Trước hết, Học viện cần tổ chức các buổi nói chuyên đề giúp sinh viên củng cố các kỹ năng và truyền cảm hứng nghiên cứu cho sinh viên Tại đây sinh viên cũng có thể đặt ra những câu hỏi và các vấn đề thắc mắc sẽ được các chuyên gia, khách mời giải đáp Tiếp đó Học viện cần có những buổi giao lưu trao đổi sinh viên giữa các trường để sinh viên có cơ hội gặp gỡ và học hỏi thêm từ nhiều đề tài nghiên cứu khác nhau
Về thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu nhà trường cần kéo dài thêm và không tổ chức nghiệm thu vào các giai đoạn sinh viên đang thực hiện các kỳ thi của học kỳ chính Điều này có thể gây dồn quá nhiều hạn bài tập, kiểm tra điều kiện, quá trình ôn thi,…
Học viện cần sát sao hơn nữa trong việc đánh giá chất lượng sinh viên qua các kỳ thi để đảm bảo rằng sinh viên có thể tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất và khả quan nhất (trông thi chặt chẽ tránh gian lận, sử dụng hình thức thi vấn đáp hoặc thực hành, …)
Ngoài ra, Học viện cần tổ chức định kỳ các buổi hội thảo để đánh giá thường xuyên việc học tập nghiên cứu của sinh viên Đồng thời, nhanh chóng kịp thời xử lý những khó khăn của sinh viên Các học phần giúp cải thiện năng lực và củng cố các kỹ năng mềm cũng cần được đưa vào giảng dạy để sinh viên rèn luyện được nhiều kỹ năng hơn
3.3.4 Thúc đẩy sự tự tin cho sinh viên
Một số kiến nghị với sinh viên
3.3.1 Nhận thức đúng đắn về nghiên cứu khoa học
Bản thân mỗi sinh viên cần nhận thức được tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học Nghiên cứu khoa học không chỉ giúp ích cho việc củng cố, nâng cao, đào sâu những tri thức đã lĩnh hội và còn vận dụng các tri thức đó vào thực tế xã hội của sinh viên Sinh viên phải tự tìm tòi, thâm nhập vào đời sống xã hội, nắm bắt rõ thực trạng diễn ra trong thực tế Để từ đó hình thành ý tưởng nghiên cứu, xác định hướng nghiên cứu kết hợp với quá trình hướng dẫn tận tình của giảng viên thì sinh viên sẽ hoàn thành được đề tài nghiên cứu của mình Trên cơ sở đó, các đề tài nghiên cứu mới có tính ứng dụng cao
3.3.2 Nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu
Sinh viên cần tự nâng cao năng lực nghiên cứu cho bản thân bằng việc tích cực, chủ động tham gia vào các buổi sinh hoạt chuyên đề, hội thảo nghiên cứu khoa học,… do Khoa và Học viện tổ chức hoặc các câu lạc bộ nghiên cứu khoa học Tại đây, sinh viên có cơ hội được giao lưu, học hỏi và nhận được những chia sẻ bổ ích đến từ các chuyên gia, các nhà nghiên cứu trước đó
Sinh viên cần nắm chắc những kiến thức tiếp thu trong quá trình học tập và không ngừng tìm tòi nghiên cứu, đào sâu những cái mới Việc trang bị thêm cho bản thân kỹ năng mềm là rất quan trọng trong quá trình làm nghiên cứu Khi đã vạch rõ định hướng cụ thể trong bài nghiên cứu sinh viên cần nghiêm túc và tuân thủ đúng quy trình, đảm bảo hoàn thành đúng thời gian yêu cầu
Việc sắp xếp quỹ thời gian biểu trong nghiên cứu cũng rất cần thiết Bằng việc xác định rõ ràng các mạch triển khai trong đề tài, sinh viên cần phân bổ thời gian cho việc học trên trường và thời gian dành cho nghiên cứu khoa học một cách hợp lý Sinh viên cần tận dụng tốt các khoảng thời gian rảnh như buổi tối, cuối tuần để bắt tay làm bài tránh dán đoạn các nhiệm vụ nghiên cứu và làm trì hoãn thời gian hoàn thành đề tài
3.3.3 Thái độ nghiên cứu nghiêm túc
Thái độ của sinh viên là một yếu tố đặc biệt quan trong khi thực hiện nghiên cứu Sinh viên cần thể hiện được thái độ tích cực, nhiệt tình và tự giác khi thực hiện nghiên cứu như việc tìm hiểu các nguồn tài liệu tham khảo, chủ động thực hành làm bài, nghiêm túc tiếp thu những hướng dẫn của giảng viên góp ý,… Ngoài ra trong bài nghiên cứu sinh viên cũng cần thể hiện sự chỉnh chu thông qua việc đúng hình thức, nội dung nghiên cứu đầy đủ, đảm bảo hoàn thành các yêu cầu đề ra và nộp bài đúng thời gian quy định.
Hạn chế của nghiên cứu
Để hoàn thành bài nghiên cứu này, tác giả đã rất cố gắng trong việc thu thập và xử lý thông tin khách quan nhất Tuy nhiên đề tài vẫn tồn tại một số hạn chế như:
Thứ nhất, trong quá trình thu thập khảo sát, tác giả đã hướng dẫn cụ thể và giám sát quá trình điền phiếu của các đáp viên thế nhưng vẫn không tránh khỏi các đáp án và kết quả trả lời trên phiếu thiếu trung thực và không thực sự khách quan Việc này dẫn tới nhiều phiếu khảo sát không đạt yêu cầu nên đã bị loại bỏ, một số kết quả khác khiến cho nghiên cứu không được như mong đợi
Thứ hai, kết quả nghiên cứu còn hạn chế do chỉ thu thập được trên đối tượng nghiên cứu là sinh viên đang tham gia học tập tại Học viện Hành chính Quốc gia cơ sở Hà Nội nên nghiên cứu chỉ thu thập được các mẫu đại diện, không có điều kiện thực hiện các kiểm định khác có độ tin cậy cao hơn như phân tích mô hình, hồi quy đa biến,… Đối với các đối tượng khác thuộc Học viện hoặc cho sinh viên tại các trường Đại học khác thì sẽ cho kết quả nghiên cứu khác
Thứ ba, do tác giả thực hiện nghiên cứu độc lập, hạn chế về mặt thời gian cũng như ảnh hưởng bởi các hoạt động học tập, sinh hoạt khác nên đề tài chỉ xem xét trên 6 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên mà chưa tính đến các yếu tố ảnh hưởng khác (quan tâm của giảng viên, đặc thù ngành học,…) Tuy nhiên đây cũng sẽ là những gợi ý cho các nghiên cứu tiếp theo
Thứ tư, do thiếu kinh nghiệm về phương pháp nghiên cứu khiến việc thực hiện gặp khó khăn và cách diễn đạt trong bài nghiên cứu còn thiếu sót Nhưng đây cũng sẽ là kinh nghiệm cho các nghiên cứu tương lai của tác giả
Tại chương 3, căn cứ vào tình hình thực tế quy chế quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia cùng kết quả nghiên cứu đã đưa ra, tác giả đề xuất 5 hàm ý chính sách lớn Giải pháp quan trọng nhất là về vấn đề động cơ thực hiện nghiên cứu, Ban giám đốc Học viện cần xây dựng và chỉnh sửa quy chế quản lý để sinh viên nâng cao bản thân và tìm ra định hướng phù hợp nhất nhằm nâng cao chất lượng và số lượng sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học Mặt khác, các hàm ý chính sách khác có mức độ tác động giảm dần từ vấn đề quan tâm, khuyến khích của nhà trường đến môi trường nghiên cứu Tuy đề tài đã đưa ra được kết quả cụ thể cùng hàm ý chính sách rõ ràng nhưng đề tài vẫn không tránh khỏi một số hạn chế nhất định về kết quả khảo sát, đối tượng không áp dụng kết quả đề tài và các yếu tố ảnh hưởng chưa xem xét.