1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tác động của mạng xã hội đến hoạt động học tập của sinh viên học viện hành chính quốc gia hiện nay

107 13 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác động của mạng xã hội đến hoạt động học tập của sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia hiện nay
Tác giả Hoàng Ngọc Phương, Trần Tố Quyên, Triệu Nguyên An, Hoàng Công Phúc Thịnh
Người hướng dẫn TS. Ngô Văn Hùng
Trường học Học viện Hành chính Quốc gia
Chuyên ngành Khoa học liên ngành
Thể loại Báo cáo tổng hợp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 1,25 MB

Nội dung

Thiết bị sử dụng MXH của sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia 38 2.3 Trung bình thời gian sử dụng mạng xã hội của sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia 39 2.4 Mục đích sử dụng mạng x

Trang 1

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

KHOA KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

BÁO CÁO TỔNG HỢP

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐẾN HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC

GIA HIỆN NAY

Mã số: ĐTSV.2024.KHLN.01

Chủ nhiệm đề tài: Hoàng Ngọc Phương Lớp/Khoa: 2105XDDA – Khoa Khoa học liên ngành Cán bộ hướng dẫn: TS Ngô Văn Hùng

Hà Nội - 2024

Trang 2

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

KHOA KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

BÁO CÁO TỔNG HỢP

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐẾN HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC

GIA HIỆN NAY

Mã số: ĐTSV.2024.KHLN.01

Chủ nhiệm đề tài: Hoàng Ngọc Phương

Thành viên tham gia: Trần Tố Quyên – 2105XDDA

Triệu Nguyên An- 2105XDDA Hoàng Công Phúc Thịnh – 2105 XDDA

Hà Nội - 2024

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này nhóm nghiên cứu xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo hướng dẫn TS Ngô Văn Hùng Thầy đã dành nhiều thời gian và tâm sức tận tình hướng dẫn định hướng cho nhóm nghiên cứu trong suốt quá trình nhóm chúng em thực hiện đề tài

Nhóm nghiên cứu cũng xin gửi lời cảm ơn tới quý Thầy Cô trong Khoa Khoa học liên ngành đã tận tình truyền đạt kiến thức trong suốt thời gian học tập vừa qua Với những kiến thức chúng em đã được tiếp nhận trong quá trình học tập và nghiên cứu tại Khoa sẽ là nền tảng quan trọng để chúng tiếp tục có những nghiên cứu chuyên sâu về những vấn đề mang tính thực tiễn có thể áp dụng vào trong cuộc sống

Đề tài nghiên cứu của nhóm chúng em khó tránh khỏi những hạn chế Chúng em rất mong nhận được sự góp ý chỉ bảo của các Thầy Cô để nhóm tiếp tục triển khai chỉnh sửa cho hoàn thiện

Chúng em xin trân trọng cảm ơn

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Nhóm nghiên cứu xin cam đoan đề tài nghiên cứu “Tác động của Mạng

xã hội đến hoạt động học tập của sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia hiện

nay” là một công trình nghiên cứu đề tài nhóm Trong quá trình nghiên cứu có

tham khảo tài liệu, các tài liệu tham khảo đều được trích dẫn nguồn gốc rõ ràng

Đề tài, nội dung tiểu luận là sản phẩm cá nhân đã nỗ lực nghiên cứu Kết quả trình bày trong bài hoàn toàn trung thực, nếu như có vấn đề gì xảy ra tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm, kỷ luật của bộ môn và nhà trường

Hoàng Ngọc Phương

Trang 5

Trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân Văn, Đại học quốc gia Hà Nội

Trang 6

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Số hiệu

Học viện Hành chính Quốc gia sử dụng 37

2.2 Thiết bị sử dụng MXH của sinh viên

Học viện Hành chính Quốc gia 38

2.3 Trung bình thời gian sử dụng mạng xã hội của sinh

viên Học viện Hành chính Quốc gia 39

2.4 Mục đích sử dụng mạng xã hội của sinh viên

Học viện Hành chính Quốc gia 40

2.5 Mất tập trung trong quá trình sử dụng

mạng xã hội trong học tập 44

2.6 Mạng xã hội có ảnh hưởng tích cực đến việc kết nối

và giao tiếp với bạn bè không 48

2.7 Mạng xã hội có ảnh hưởng tới khả năng tư duy sáng

2.8 Mạng xã hội sử dụng như một công cụ học tập hiệu

2.9 Mạng xã hội ảnh hưởng tới thông tin tiếp nhận 56

2.10 Tác động tiêu cực của mạng xã hội đến học tập của

sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia 58

Trang 7

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 6

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

5 Phương pháp nghiên cứu 7

6 Đóng góp mới của đề tài 7

7 Cấu trúc nghiên cứu của đề tài 7

Chương 1 MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐẾN SINH VIÊN 8

1.1 Một số khái niệm 8

1.1.1 Mạng xã hội 8

1.1.2 Sinh viên 8

1.1.3 Học tập 10

1.2 Đặc điểm 11

1.2.1 Đặc điểm của mạng xã hội 11

1.2.2 Đặc điểm của sinh viên 12

1.3 Tác động của mạng xã hội đến học tập của sinh viên 13

1.3.1 Tập trung khi sử dụng mạng xã hội để phục vụ học tập 14

1.3.2 Kết nối bạn bè trong khi sử dụng MXH để phục vụ học tập 15

1.3.3 Tư duy sáng tạo 16

1.3.4 Tự học, nghiên cứu 16

1.3.5 Chọn lọc thông tin 17

1.3.6 Lập kế hoạch, cân bằng thời gian 18

1.4 Phương thức tác động từ mạng xã hội đến học tập của sinh viên 19

1.4.1 Trực tiếp 19

Trang 8

2

1.4.2 Gián tiếp 22

Tiểu kết 24

Chương 2 THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG MXH ĐẾN HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HVHCQG 25

2.1 Lịch sử hình thành và phát triển HVHCQG 25

2.1.1 Lịch sử hình thành của HVHCQG 25

2.1.2 Lãnh đạo HVHCQG qua các thời kỳ 27

2.2 Đặc điểm của sinh viên HVHCQG 31

2.3 Tác động MXH đến sinh viên các trường đại học, cao đẳng 33

2.3.1 Tác động tích cực 33

2.3.2 Tác động tiêu cực 35

2.4 Thực trạng sử dụng MXH của Sinh viên HVHCQG 37

2.4.1 Các trang MXH được sinh viên sử dụng 37

2.4.2 Thiết bị và thời gian sử dụng MXH của sinh viên HVHCQG 38

2.4.3 Mục đích sử dụng MXH của sinh viên 40

2.5 Thực trạng tác động của MXH đến học tập của sinh viên HVHCQG 41

2.5.1 Tập trung khi sử dụng MXH để phục vụ học tập 42

2.5.2 Kết nối bạn bè trong khi sử dụng MXH để phục vụ học tập 45

2.5.3 Tư duy sáng tạo 48

2.5.4 Tự học, tự nghiên cứu 51

2.5.5 Chọn lọc thông tin 54

2.5.6 Lập kế hoạch, cân bằng thời gian 57

2.5.7 Yếu tố bên ngoài (yếu tố bảo mật, đường truyền mạng, chức năng của MXH) 59

2.5.8 Tác động tích cực của MXH tới học tập của sinh viên HVHCQG 60

2.5.9 Tác động tiêu cực của MXH tới học tập của sinh viên HVHCQG 62

2.6 Nguyên nhân tác động của MXH đến học tập của sinh viên HVHCQG 64

2.6.1 Nguyên nhân chủ quan 64

2.6.2 Nguyên nhân khách quan 66

Tiểu kết 68

Trang 9

3

Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐẾN HỌC TẬP CỦA SINH

VIÊN HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA 69

3.1 Một số giải pháp để khai thác và sử dụng hiệu quả mạng xã hội đến sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia 69

3.1.1 Giải pháp tăng cường khả năng tập trung trong học tập của sinh viên do tác động mạng xã hội 69

3.1.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả học tập trên mạng xã hội thông qua kết nối bạn bè 71

3.1.3 Giải pháp giúp sinh viên tự lập, tránh lệ thuộc vào mạng xã hội 72

3.1.4 Giải pháp sử dụng mạng xã hội để phục vụ học tập hiệu quả cho sinh viên 74

3.1.5 Giải pháp khai thác, chọn lọc thông tin trên mạng xã hội để phục vụ học tập của sinh viên 75

3.1.6 Giải pháp cân bằng giữa việc học tập và giải trí của sinh viên 76

3.2 Một số kiến nghị 78

3.2.1 Đối với Học viện Hành chính Quốc gia 78

3.2.2 Đối với khoa, trung tâm: 80

3.2.3 Đối với gia đình: 81

3.2.4 Đối với quản lý nhà mạng 81

Tiểu kết 82

KẾT LUẬN 83

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85

PHỤ LỤC 87

Trang 10

Theo báo cáo của We are social đầu năm năm 2023, tổng dân số Việt Nam là 98.53 triệu người, có 77.93 triệu người sử dụng internet chiếm tỷ lệ 79.1% Trong đó có 70 triệu người sử dụng mạng xã hội, và đã giảm 9% so với năm 2022 Người Việt Nam trung bình dành 6 giờ 23 phút mỗi ngày cho việc

sử dụng internet, trong đó hơn 3 giờ sử dụng internet bằng điện thoại và hơn 2 giờ là dành cho MXH Có thể nhận thấy được MXH ngày càng trở nên quan trọng và gắn liền nhiều hơn tới đời sống mỗi người ở Việt Nam Nhưng có thể thấy thời gian sử dụng internet ở nước ta khá lớn, và gần với thời gian trung bình đi làm một ngày của người lao động Bộ Luật Lao Động 2019, nếu thời gian sử dụng điện thoại với tần suất như vậy thì người sử dụng MXH và internet không có mục đích rõ ràng, và điều đó gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của mỗi cá nhân và là tính nghiêm trọng với xã hội về nhiều mặt

Theo kết quả khảo sát thực hiện bởi InfoQ, hầu hết giới trẻ ở Việt Nam, đặc biệt đối tượng là sinh viên đều sử dụng MXH, nghiên cứu cho thấy thời gian sử dụng trung bình 5 -7 tiếng một ngày Nếu như dành 5-7 tiếng mỗi ngày chỉ để sử dụng MXH, thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến thời gian cho các hoạt động khác Vì vậy vấn đề sử dụng MXH, tần suất mục đích, phương tiện, và

Trang 11

2

việc sử dụng ảnh hưởng bởi yếu tố nào và sẽ có ảnh hưởng thế nào tới kết quả học tập của sinh viên là những thông tin cần thiết cho việc nâng cao hiệu quả

sử dụng các phương tiện công nghệ cho giáo dục

Học viện Hành chính Quốc gia là đơn vị sự nghiệp công lập hạng đặc biệt, trực thuộc Bộ Nội vụ Học viện luôn là địa chỉ tin cậy trong việc nghiên cứu các vấn đề lý luận và xây dựng chính sách quản lý đào tạo về các lĩnh vực quản lý công, chính sách công, quản lý nhà nước, đóng góp thiết thực trong quá trình đổi mới nền công vụ, hướng tới Trung tâm quốc gia đào tạo về nguồn nhân lực, có chất lượng bồi dưỡng đào tạo đội ngũ cán bộ, lãnh đạo, quản lý có

uy tín ngang tầm khu vực Học viện luôn sẵn sàng cập nhật thông tin quan trọng như: tư vấn tuyển sinh, đào tạo các lớp bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, hợp

tác quốc tế, trên các nền tảng xã hội và trang web chính thức của học viện

Nhằm mục đích tuyên truyền, thông báo những tin tức quan trọng và hình ảnh đẹp tới những sinh viên có đam mê với lĩnh vực hành chính công và quản lý nhà nước

Vậy nên, trong quá trình học tập sinh viên sử dụng mạng xã hội để cập nhật thông tin nhanh chóng là một điều cần thiết Mạng xã hội có nhiều lợi ích, tuy nhiên tác hại của mạng xã hội đem lại cũng không nhỏ, bởi đa số sinh viên chưa biết khai thác mạng xã hội hợp lý Bên cạnh đó cũng có nhiều lợi ích và tác hại của mạng xã hội đem lại mà chưa biết cách sử dụng hợp lý, từ đó nhiều người thấy việc sử dụng mạng xã hội mang tính tiêu cực nhiều hơn so với tích cực

Chính vì những lý do trên, thúc đẩy nhóm chúng tôi lựa chọn vấn đề

“Tác động của mạng xã hội đến hoạt động học tập của sinh viên Học viện Hành

chính Quốc gia hiện nay’’ làm đề tài nghiên cứu

2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Những thiết bị điện tử ngày càng phổ biến trong thời đại công nghệ số hóa đã tạo cơ hội để con người tương tác, kết nối, chia sẻ sở thích, mối quan

Trang 12

Hiện nay ở Việt Nam việc tìm kiếm nghiên cứu trên mạng xã hội Việt Nam rất phổ biến Có một số nghiên cứu, bài báo được trình bày tại các tổ chức, hội nghị khoa học quốc gia đề cập và giải thích chi tiết những mối quan tâm hiện tại và trước đây về mạng xã hội - một thời đại truyền thông đa phương tiện

Asnat Dor & Dana Weimann-Saks (2012), trường Cao đẳng học viện

Kinnerer tại Israel đã nghiên cứu Việc sử dụng mạng xã hội ở học sinh: thái độ, hành vi và nhận thức Nghiên cứu đã phân tích một nhóm học sinh 13 tuổi ở

Israel Phân tích đi sâu vào các khía cạnh khác nhau trong cuộc sống hàng ngày của học sinh ở nhà và ở trường Trong mối quan hệ cha mẹ - con cái, dù sử dụng mạng xã hội trước hay sau cha mẹ, các em thường ưu tiên sử dụng máy tính ở nhà như một công cụ hỗ trợ học tập hiệu quả Tuy nhiên, hầu hết học sinh trong nhóm này đều sử dụng máy tính và sử dụng mạng xã hội để kết bạn

và thành lập nhóm Trong số đó, quan sát của cha mẹ học sinh về hành vi, thái

độ và quan điểm của học sinh đã được nghiên cứu

Erich V Brubaker (2013), Đại học Liberty ở Lynchburg, Mỹ đã nghiên

cứu Mối quan hệ giữa Facebook và thành tích học tập Nghiên cứu cho thấy

mối quan hệ giữa Facebook và kết quả học tập của học sinh cấp 2 có mối liên

hệ với nhau Học sinh tiếp xúc với Facebook ở cả mức độ tích cực và tiêu cực Ảnh hưởng của Facebook đã thấm sâu vào tâm hồn trẻ em và trở thành liều thuốc tốt để xoa dịu những ức chế, những cảm xúc Sự ức chế ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng học tập của các em

Trang 13

em từ 9-12 tuổi ở châu Âu sử dụng điện thoại di động để kết nối Internet

Tác giả Nguyễn Minh Hòa (2010), Đô thị học NXB ĐH KHXH&NV Tp HCM, viết công trình “Mạng xã hội ảo, đặc điểm và khuynh hướng” bài viết

đã nêu lên những quan niệm truyền thống về mạng xã hội: đó là cách liên kết các cá nhân và cộng đồng lại dưới một kiểu nào đó để thể hiện một vài chức năng xã hội và mạng xã hội ảo - một xu hướng mới của xã hội công nghệ thông tin

Luận văn Thạc sĩ ngành Tâm lý học của tác giả Lê Minh Công (2011)

“Tác động của internet đến nhận thức hành vi giới tính, tình dục thanh thiếu niên’’ đề tài đã nêu rõ tình trạng nghiện internet của học sinh trung học phổ

thông, việc sử dụng và lạm dụng quá mức các ứng dụng trên internet như chat, chia sẻ hình ảnh, chơi game, dẫn đến tình trạng nghiện ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi và cảm xúc, đồng thời ảnh hưởng đến cuộc sống và học tập, sự xa sút của trí tuệ và khả năng kiềm chế bản thân

Trong công trình nghiên cứu: “Lý thuyết về hành vi được lên kế hoạch

và áp dụng cho việc sử dụng các trang web xã hội của những người trẻ” Tác

giả Pelling EL thuộc Đại học Công nghệ Queensland Úc đã nhận định rằng việc

sử dụng mạng xã hội không chỉ chịu ảnh hưởng bởi thái độ mà còn phụ thuộc vào tính cách của con người nói chung và giới trẻ nói riêng Việc phát hiện vấn

đề này có thể sử dụng để đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm mục đích giúp giới trẻ thay đổi mức độ sử dụng mạng xã hội của bản thân

Luận án tiến sĩ xã hội học của tác giả Nguyễn Lan Nguyên (2020), “Tác động của mạng xã hội Facebook đến sinh viên hiện nay: Thực trạng và đề xuất

Trang 14

5

chính sách” đã nêu lên mạng xã hội Facebook có tác động tới việc học tập của

học sinh và là công cụ hỗ trợ học tập hữu ích cho học sinh ngày nay Đặc biệt,

nó làm thay đổi nhiều mặt cơ bản trong phương pháp học tập truyền thống của học sinh và giúp học sinh học tập, rèn luyện tích cực hơn Học viên có thể nhanh chóng tìm kiếm tài liệu, tìm thông tin lớp học và liên lạc với bạn bè, giảng viên

mà không cần gặp mặt trực tiếp

Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thái Bá (2019) “Việc sử dụng mạng

xã hội và kết quả học tập của sinh viên - Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN”

đã nêu rõ: Mỗi hành động như đăng bài lên, bày tỏ cảm xúc hay chia sẻ trên mạng xã hội đều có ý nghĩa riêng, có thể từ trải nghiệm, thể hiện chia sẻ cảm thông, hoặc có thể kiếm tiền… đây có thể có hoặc không mục đích của sinh viên khi sử dụng mạng xã hội, nhưng có thể chắc chắn rằng sinh viên sử dụng mạng xã hội với một mục đích nhất định, và các mục đích hướng tới người khác, chính là tất cả người sử dụng mạng xã hội hoặc có thể các nhóm nhỏ hơn, nhưng mục đích chung là họ đã mong sự phản hồi của người khác về hành động của họ”

Cuối năm 2023, Học viện báo chí và Tuyên truyền đã tổ chức buổi Hội

thảo khoa học cấp trường “Tác động của mạng xã hội đến lối sống và văn hóa

học đường của sinh viên các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội”

Hội thảo tập trung trao đổi, thảo luận sâu sắc, cụ thể và toàn diện những vấn đề

lý luận và thực tiễn của mạng xã hội đến lối sống và văn hóa học đường của sinh viên các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội Từ đó xác định những vấn đề đặt ra, đề xuất các định hướng, giải pháp nhằm phát huy những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của mạng xã hội đến lối sống và văn hóa học đường của sinh viên cả nước nói chung và sinh viên Thủ đô nói riêng, góp phần bồi dưỡng lý tưởng sống, xây dựng văn hóa, con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa thời kỳ mới

Trang 15

6

Có thể thấy các bài nghiên cứu, hay những cuộc hội thảo liên quan tới chủ đề này đã và đang diễn ra phổ biến, nhằm tuyên truyền tới học sinh, sinh viên hay bất kỳ độ tuổi nào cũng cần sử dụng mạng xã hội một cách hợp lý, tạo

cơ hội cho người xung quanh nhận biết được những tác động tích cực song song với đó là tác động tiêu cực của thời đại 4.0 với các trang mạng xã hội đang dần ảnh hưởng tới giới trẻ, đặc biệt là học sinh - sinh viên, những người đang ngồi trên ghế nhà trường

Tuy đã có nhiều bài nghiên cứu về sức ảnh hưởng của Internet tới tâm lý của người sử dụng, nhưng chưa có công trình nào đưa ra giải pháp triệt để nhằm ngăn chặn được tình trạng sử dụng mạng xã hội quá mức, bên cạnh đó vào thời điểm năm 2024, đã có rất nhiều thiết bị thông minh tiện lợi, hay các trang mạng

xã hội ngày càng phát triển Để đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng Internet của cộng đồng, đặc biệt là những nghiên cứu về thực trạng, nhận thức, thái độ của học sinh - sinh viên khi sử dụng mạng xã hội Do vậy đề tài tìm hiểu

những vấn đề cần nghiên cứu của sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Làm rõ tác động của mạng xã hội đến hoạt động học tập của sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia hiện nay Tìm hiểu và phân tích tác động của mạng xã hội đến hoạt động học tập Từ đó để xuất các giải pháp và kiến nghị

về việc sử dụng mạng xã hội của sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia hiện nay nhằm phục vụ mục đích học tập

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống một số khái niệm, lý thuyết và xây dựng cơ sở lý luận cho nghiên cứu về hoạt động học tập và sử dụng mạng xã hội của sinh viên

- Phân tích thực trạng tác động mạng xã hội đến hoạt động học tập của sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia hiện nay

- Đưa ra giải pháp và đề xuất các kiến nghị nhằm để hạn chế những nguyên nhân tác động mạng xã hội đến học tập của sinh viên

Trang 16

7

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu: Sinh viên sử dụng mạng xã hội đến hoạt

động học tâp tại Học viện Hành chính Quốc gia cơ sở Hà Nội

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu: Tại Học viện Hành chính Quốc gia cơ sở Hà Nội Phạm vi thời gian: Năm 2022-2024

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phân tích và tổng lý thuyết từ các nguồn tài liệu trong và ngoài nước

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Thu nhập câu trả lời khảo sát trên nền tảng Google Form

- Phương pháp phỏng vấn sâu

- Phương pháp thu nhập số liệu

6 Đóng góp mới của đề tài

Đề tài góp phần làm rõ thực trạng “Tác động mạng xã hội đến với hoạt động học tập của sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia hiện nay” Từ đó nhóm tác giả có cơ sở thực tiễn đề xuất và thực hiện các giải pháp, kiến nghị thực trạng tác động mạng xã hội đến với hoạt động học tập của sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia hiện nay Nhằm cải thiện tình trạng sử dụng mạng

xã hội với mục đích học tập của sinh viên theo hướng hiện đại

7 Cấu trúc nghiên cứu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài được kết cấu 3 chương:

Chương 1: Một số lý luận về tác động của mạng xã hội đến sinh viên Chương 2: Thực trạng tác động mạng xã hội đến học tập của sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia

Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao tác động tích cực của mạng xã hội đến học tập của sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia

Trang 17

8

Chương 1 MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐẾN SINH VIÊN 1.1 Một số khái niệm

1.1.1 Mạng xã hội

Mạng xã hội được quy định tại khoản 22 Điều 3 Nghị định 72/2013/NĐ-CP

về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng như sau:

Mạng xã hội (social network) là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện

tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác

Mạng xã hội có những tính năng như e-mail, phim ảnh, voice chat, chia

sẻ file, blog, … đổi mới hoàn toàn cách cư dân mạng liên kết với nhau và trở thành một phần tất yếu của mỗi ngày cho hàng trăm triệu thành viên khắp thế giới Các dịch vụ này có nhiều phương thức giúp các thành viên tìm kiếm bạn

bè, người thân: dựa theo group (ví dụ như tên trường hoặc tên thành phố), dựa trên thông tin cá nhân (như địa chỉ e-mail), hoặc dựa trên sở thích cá nhân (như thể thao, phim ảnh, sách báo, hoặc ca nhạc), lĩnh vực quan tâm: kinh doanh, mua bán,

Hiện nay thế giới có rất nhiều mạng xã hội khác nhau Youtube và Facebook nổi tiếng nhất trong thị trường Bắc Mỹ và Tây Âu Tại Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều trang mạng xã hội như: Tiktok, Zalo, Mạng xã hội

là các nền tảng trực tuyến cho phép người dùng chia sẻ thông tin, nội dung và tương tác với nhau thông qua các phương tiện truyền thông điện tử như hình ảnh, video, văn bản, và các dạng khác Các ví dụ phổ biến bao gồm Facebook, Zalo, Tiktok, Instagram, …

1.1.2 Sinh viên

Trang 18

9

Sinh viên là những người đang theo học bậc đại học một cách chính thức tại các cơ sở giáo dục đại học, nghĩa là “những cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, thực hiện chức năng đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, hoạt động khoa học và công nghệ, phục vụ cộng đồng”

Nhìn chung, học tập là quá trình nâng cao hiểu biết của cá nhân, hoạt động học tập của sinh viên là hoạt động nâng cao hiểu biết của sinh viên về các lĩnh vực chuyên môn mà sinh viên theo học tại cơ sở giáo dục đại học Ngoài việc học tập, đời sống của sinh viên cũng rất phong phú và đa dạng Có thể hiểu, đời sống của một cá nhân bao gồm tổng thể những gì diễn ra trong cuộc sống của họ, với sinh viên, chúng tôi xác định một số phương diện chính trông đời sống của họ như sau: quan hệ xã hội, trọng tâm là quan hệ gia đình và quan

hệ bạn bè; hoạt động ngoại khóa; việc làm

Trong xã hội hiện đại, sinh viên không chỉ là những người đang ngồi trên ghế nhà trường, mà còn là những cá nhân đầy tiềm năng và sức trẻ, đang từng bước chuẩn bị hành trang cho tương lai của mình và của đất nước Sinh viên là những người trẻ tuổi, đang trong quá trình học tập và nghiên cứu Tuy nhiên sinh viên cũng là những người lao động tri thức trong tương lai, những nhà khoa học, kỹ sư, giáo viên, doanh nhân, và những người lãnh đạo có ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội

Sinh viên là những người có trách nhiệm không chỉ với bản thân và gia đình mà còn với cộng đồng và xã hội Họ được kỳ vọng sẽ là những công dân tốt, có ý thức và trách nhiệm xã hội cao, sẵn sàng đóng góp cho sự phát triển chung Đây là thời kỳ mà sinh viên có thể thể hiện sự sáng tạo, đam mê và khát vọng của mình thông qua các hoạt động ngoại khóa, các dự án khởi nghiệp, hay tham gia vào các tổ chức xã hội, từ thiện

Sinh viên là những người đang trải qua quá trình hình thành tính cách và phát triển tư duy Họ học cách đối diện với thất bại, học cách vượt qua khó khăn và thử thách, học cách làm việc nhóm và hợp tác với người khác Đây là

Trang 19

Cuối cùng, sinh viên còn là những người trẻ có tầm nhìn xa, có khả năng đặt ra mục tiêu và hoạch định kế hoạch cho tương lai của mình Họ không ngừng học hỏi, không ngừng nỗ lực, không ngừng đổi mới để đạt được những ước mơ và hoài bão của mình Sinh viên không chỉ học để biết, mà còn học để làm, để sống và để cống hiến

Như vậy, Sinh viên là những người đang theo học tại các cơ sở giáo dục như trường đại học, cao đẳng, Được truyền đạt kiến thức chuyên môn, chuẩn

bị cho sự nghiệp tương lai và được xã hội công nhận qua các bằng cấp đạt được trong quá trình học Sinh viên thường ở độ tuổi từ 18 tuổi trở lên, đây là giai đoạn thay đổi và chưa thể định hướng rõ ràng về tính cách Sinh viên thích

sự tìm tòi và sáng tạo, háo hức cái mới lạ và thường rất nhạy cảm với các vấn

Thông qua việc học tập, chúng ta có thể phát triển và nâng cao bản thân Học tập giúp chúng ta tích lũy kiến thức và kỹ năng mới, mở rộng tầm nhìn và hiểu biết về thế giới xung quanh Hơn nữa, học tập còn giúp chúng ta phát triển

tư duy, logic, khả năng giải quyết vấn đề, và tăng cường sự tự tin và sự độc lập

Trang 20

11

Học tập cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống Khi chúng ta học tập và có kiến thức, chúng ta có thể áp dụng nó vào công việc, sự nghiệp, và cuộc sống hàng ngày Học tập giúp chúng ta trở nên thông minh hơn, có khả năng thích nghi với những thay đổi, và đóng góp tích cực vào xã hội

Với vai trò quan trọng và lợi ích mà nó mang lại, không có gì ngạc nhiên khi học tập trở thành một hoạt động không thể thiếu trong cuộc sống của chúng

ta Hãy luôn tìm kiếm cơ hội học tập, khám phá thêm kiến thức mới, và không ngừng phát triển bản thân thông qua quá trình học tập

Học tập là hoạt động sống, hoạt động đó dẫn người học hướng tới tri thức, kỹ năng, hình thành nhân cách, phát triển và hoàn thiện nhân cách của mình Đó là mục đích tối thượng, cốt lõi của học tập Tuy vậy, trong quá trình học tập không phải ai cũng dễ dàng đạt được mục đích học tập đã đề ra cho mình mặc dù mục đích đó của mỗi người là tự thân và khác nhau về dạng thức, cấp độ, trình độ cần đạt được

1.2 Đặc điểm

1.2.1 Đặc điểm của mạng xã hội

Mạng xã hội là sự tham gia trực tuyến của các cá nhân hoặc chủ thể Đây

là không gian ảo nơi mọi người từ mọi nơi trên thế giới có thể kết nối, chia sẻ

và tương tác với nhau một cách tức thì Mạng xã hội phản ánh một xã hội đa dạng, nơi mỗi cá nhân có thể thể hiện bản thân, quan điểm và sở thích của mình thông qua các bài đăng, bình luận và hình ảnh

Một trong những đặc điểm nổi bật của mạng xã hội là khả năng kết nối không giới hạn Dù bạn ở bất cứ đâu, chỉ cần một thiết bị có kết nối internet, bạn có thể liên lạc với người thân ở xa, kết bạn mới, hoặc tham gia vào các cộng đồng với những người có chung sở thích Sự tiện lợi này đã làm mờ đi ranh giới về không gian và thời gian, biến thế giới thực tế thành một làng toàn cầu

Trang 21

12

Mạng xã hội cũng là nơi mà thông tin được lan truyền với tốc độ chóng mặt Một tin tức, hình ảnh, hoặc video có thể trở nên xu hướng chỉ trong vài giờ, đạt đến hàng triệu người dùng Sức mạnh này không chỉ giúp lan tỏa kiến thức và thông tin mà còn là công cụ quảng bá mạnh mẽ cho các thương hiệu và

cá nhân

Tuy nhiên, mạng xã hội cũng đặt ra những thách thức về quản lý thông tin cá nhân và bảo mật Người dùng cần phải cẩn trọng với những gì họ chia sẻ trực tuyến để tránh rủi ro về quyền riêng tư và an ninh mạng Ngoài ra, việc sàng lọc thông tin trên mạng xã hội cũng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết,

do sự xuất hiện của tin giả và thông tin sai lệch

Cuối cùng, mạng xã hội cũng tạo ra một sân chơi mới cho sự sáng tạo và

tự thể hiện Người dùng có thể tạo ra nội dung độc đáo, tham gia vào các chiến dịch xã hội, hoặc chỉ đơn giản là chia sẻ câu chuyện của mình với thế giới Sự

đa dạng của nền tảng này cung cấp một cơ hội vô tận để kết nối và tạo ảnh hưởng, làm cho mạng xã hội trở thành một phần không thể tách rời của cuộc sống hiện đại

1.2.2 Đặc điểm của sinh viên

Sinh viên là những người trẻ tuổi đang bước vào giai đoạn chuyển tiếp quan trọng, từ lứa tuổi thiếu niên sang ngưỡng cửa của người trưởng thành, nơi mỗi quyết định và hành động đều có ý nghĩa sâu sắc đối với tương lai của bản thân và cả cộng đồng

Sinh viên không chỉ là những người theo đuổi giáo dục đại học mà còn

là những cá nhân đang tích cực xây dựng nền tảng cho sự nghiệp và cuộc sống của mình Họ tham gia vào các chương trình đào tạo, bài giảng để trau dồi kiến thức chuyên môn, đồng thời phát triển kỹ năng mềm và kỹ năng giao tiếp thông qua các dự án tình nguyện và mối quan hệ xã hội

Năng động và sáng tạo là hai đặc điểm nổi trội của sinh viên Họ không ngừng tìm kiếm cơ hội để thử thách bản thân, khám phá những lĩnh vực mới,

Trang 22

13

và đưa ra những ý tưởng đột phá Sự nhiệt huyết và khao khát học hỏi của họ

là động lực thúc đẩy sự phát triển không chỉ trong lĩnh vực học thuật mà còn trong các hoạt động xã hội và cộng đồng

Tuy nhiên, sinh viên cũng phải đối mặt với không ít áp lực và thách thức Áp lực từ việc học, từ gia đình và xã hội, cùng với những lo lắng về tài chính và tương lai là những gánh nặng mà họ phải vượt qua Điều này đòi hỏi họ phải có sự kiên cường và khả năng thích nghi cao để không bị gục ngã trước sóng gió

Sự hỗ trợ và khích lệ từ gia đình, bạn bè, các tổ chức giáo dục và xã hội đóng vai trò quan trọng trong quá trình học tập và phát triển của sinh viên Học bổng, cơ hội thực tập, và sự tham gia vào các dự án cộng đồng là những nguồn lực giúp họ không chỉ trang bị kiến thức và kỹ năng mà còn nuôi dưỡng tinh thần trách nhiệm và lòng nhân ái

Trong thời đại thông tin và công nghệ số, khả năng thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng của thế giới là một yếu tố không thể thiếu đối với sinh viên Họ phải không ngừng cập nhật kiến thức, học hỏi kỹ năng mới, và phát triển tư duy phản biện để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường làm việc hiện đại

Cuối cùng, sinh viên là những người trẻ tuổi đang hình thành tính cách

và tư duy của mình Quá trình này không chỉ thông qua việc học tập mà còn thông qua việc đối diện với thất bại, vượt qua khó khăn, làm việc nhóm, và hợp tác với người khác Đây là nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện của

họ như những công dân có trách nhiệm và lòng nhân ái

1.3 Tác động của mạng xã hội đến học tập của sinh viên

Mạng xã hội có những tác động đến việc học tập của sinh viên trong thời đại hiện nay:

Đầu tiên, việc sử dụng mạng xã hội giúp sinh viên rèn luyện khả năng tập trung cao đối với việc học tập Nhờ vào sự linh hoạt trong việc truy cập thông tin, sinh viên có thể tự chủ lập kế hoạch học tập, chia nhỏ công việc để tăng cường hiệu suất và tập trung hơn

Trang 23

14

Thứ hai, mạng xã hội cũng giúp sinh viên kết nối và chia sẻ kiến thức với bạn bè, đồng nghiệp cùng quan tâm đến cùng một lĩnh vực học tập Việc học hỏi và thảo luận trên mạng xã hội không chỉ mở rộng tầm nhìn mà còn giúp sinh viên tư duy sáng tạo, sáng tạo ra những ý tưởng mới mẻ và độc đáo

Ngoài ra, mạng xã hội cũng khuyến khích sinh viên phát triển kỹ năng mày mò, tự học và chọn lọc thông tin Việc tìm kiếm thông tin hữu ích, đáng tin cậy trên mạng xã hội đòi hỏi sự tự tin, sự kiên nhẫn và khả năng phân biệt thông tin để áp dụng vào học tập

Cuối cùng, mạng xã hội giúp sinh viên lập kế hoạch, quản lý thời gian

và cân bằng giữa việc học và giải trí Bằng cách sử dụng công cụ mạng xã hội một cách linh hoạt và khôn ngoan, sinh viên có thể tận dụng hết tiềm năng của mình và tiến xa trong hành trình học tập và phát triển bản thân

1.3.1 Tập trung khi sử dụng mạng xã hội để phục vụ học tập

Trong thời đại công nghệ số hiện nay, việc sử dụng mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta Đặc biệt đối với sinh viên, mạng xã hội không chỉ là một công cụ giải trí mà còn là một phương tiện hữu ích giúp họ nhanh chóng tiếp cận thông tin và kiến thức mới

Tuy nhiên, việc sử dụng mạng xã hội cũng đồng nghĩa với việc rủi ro mất khả năng tập trung, điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của sinh viên Để tránh tình trạng này, sinh viên cần có những biện pháp cụ thể để tận dụng mạng xã hội một cách hiệu quả

Trước hết, sinh viên cần biết cách sắp xếp thời gian và ưu tiên công việc Việc lập kế hoạch học tập cụ thể và xác định thời gian sử dụng mạng xã hội sẽ giúp họ dễ dàng kiểm soát thời gian và tập trung vào việc học tập

Tiếp theo, sinh viên cần đặt mục tiêu rõ ràng khi sử dụng mạng xã hội

Họ nên chọn lọc thông tin cần thiết và hữu ích, tránh những thông tin không liên quan đến việc học tập Việc này giúp họ tập trung và tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả hơn

Trang 24

15

Ngoài ra, để tăng khả năng tập trung khi sử dụng mạng xã hội, sinh viên cũng nên tạo ra môi trường học tập hiệu quả Họ có thể chọn những nơi yên tĩnh, không gian thoáng đãng để học tập và tránh những khu vực ồn ào, nhiều tác động bên ngoài

1.3.2 Kết nối bạn bè trong khi sử dụng MXH để phục vụ học tập

Trong thế giới hiện đại ngày nay, mạng xã hội trở thành một phần quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta Đặc biệt đối với các sinh viên, mạng xã hội không chỉ là nơi giải trí mà còn là một công cụ hữu ích giúp họ kết nối với bạn bè, đồng nghiệp và cũng là một nguồn thông tin học tập đáng tin cậy

Khả năng kết nối bạn bè thông qua mạng xã hội đã giúp cho việc học tập trở nên dễ dàng và tiện lợi hơn bao giờ hết Thông qua việc tham gia các nhóm học tập trên mạng xã hội, sinh viên có thể chia sẻ kiến thức, tài liệu học tập, cũng như trao đổi với nhau về những vấn đề liên quan đến môn học Điều này giúp tạo ra một môi trường học tập tích cực, khuyến khích sự hợp tác và trao đổi kiến thức giữa các thành viên trong nhóm

Không chỉ vậy, mạng xã hội còn giúp cho việc kết nối bạn bè và trao đổi thông tin một cách nhanh chóng và dễ dàng Nhờ vào việc sử dụng các ứng dụng nhắn tin trực tuyến, với một cú click chuột, sinh viên có thể trao đổi thông tin, thảo luận về bài học hay cùng nhau giải quyết những vấn đề khó khăn trong quá trình học tập Điều này giúp tăng cường tương tác giữa các bạn bè và hỗ trợ cho việc học tập trở nên hiệu quả hơn

Tuy nhiên, để tận dụng tối đa khả năng kết nối bạn bè trong khi sử dụng mạng xã hội để phục vụ học tập, sinh viên cũng cần phải đảm bảo rằng sử dụng mạng xã hội một cách có tổ chức và có mục đích Việc lựa chọn đúng những nhóm học tập, đối tác hợp tác và kiểm soát thời gian trên mạng xã hội là các yếu tố quan trọng giúp giữ cho khả năng kết nối bạn bè hữu ích và mang lại lợi ích thiết thực trong quá trình học tập

Trang 25

16

1.3.3 Tư duy sáng tạo

Trong thời đại số hóa ngày nay, việc sử dụng mạng xã hội không chỉ là một phương tiện giải trí mà còn là công cụ hữu ích giúp học tập và phát triển khả năng tư duy sáng tạo của các sinh viên Khả năng tư duy sáng tạo là một trong những yếu tố quan trọng giúp sinh viên tiếp cận và áp dụng kiến thức một cách hiệu quả và sáng tạo

Việc sử dụng mạng xã hội giúp sinh viên mở ra một kho tàng thông tin phong phú và đa dạng Nhờ vào những nhóm học tập, trang chia sẻ kiến thức

và cộng đồng trực tuyến trên mạng xã hội, sinh viên có cơ hội tiếp cận những thông tin mới mẻ, kinh nghiệm thực tế từ các thành viên khác trên mạng Việc này không chỉ giúp cho việc học tập trở nên phong phú và đa chiều mà còn thúc đẩy khả năng tư duy sáng tạo của sinh viên

Ngoài ra, mạng xã hội cũng là nơi mà sinh viên có thể trao đổi, thảo luận

và kết nối với những người cùng chung sở thích và đam mê học tập Nhờ vào

sự tương tác và chia sẻ ý kiến trên mạng xã hội, sinh viên có thể thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới trong quá trình học tập Việc thảo luận với những người có quan điểm khác nhau cũng giúp mở rộng tầm nhìn và khám phá những cách tiếp cận mới trong việc giải quyết vấn đề

Không chỉ vậy, việc sử dụng mạng xã hội còn giúp sinh viên phát triển khả năng tư duy sáng tạo thông qua việc tìm kiếm, sáng tạo và chia sẻ nội dung sáng tạo trên mạng Sinh viên có thể sử dụng mạng xã hội để tạo ra các nội dung học tập sáng tạo, thú vị như video, bài viết blog, infographic Điều này không chỉ giúp họ tự thể hiện bản thân mà còn giúp họ phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo và khám phá tiềm năng của bản thân

1.3.4 Tự học, nghiên cứu.

Mạng xã hội trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, đặc biệt là đối với sinh viên Mạng xã hội không chỉ là nơi

Trang 26

Mạng xã hội cũng tạo ra môi trường tương tác và chia sẻ thông tin giữa các sinh viên Thông qua việc tham gia vào các nhóm học tập, trang chia sẻ kiến thức trên mạng xã hội, sinh viên được khuyến khích thảo luận, trao đổi ý kiến và học hỏi từ các thành viên khác Việc này không chỉ giúp họ mở rộng kiến thức mà còn khuyến khích tư duy sáng tạo và khả năng tự giác trong việc học tập

Tuy nhiên, mạng xã hội cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng tự học và nghiên cứu của sinh viên theo một cách tiêu cực Việc tiếp xúc với quá nhiều thông tin không hệ thống và không chính xác trên mạng xã hội có thể làm cho sinh viên mất khả năng tập trung và chăm chỉ trong quá trình học tập Ngoài ra,

sự nhanh chóng và tiện lợi của mạng xã hội cũng có thể khiến cho sinh viên trở nên lười biếng và ít kiên nhẫn trong việc tự học

1.3.5 Chọn lọc thông tin

Mạng xã hội trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của sinh viên, đặc biệt là trong việc tìm kiếm và tiếp nhận thông tin Tuy nhiên, vai trò của mạng xã hội đối với khả năng chọn lọc thông tin của sinh viên không phải lúc nào cũng tích cực

Một trong những ảnh hưởng tích cực của mạng xã hội đối với khả năng chọn lọc thông tin của sinh viên là việc cung cấp một nguồn thông tin đa dạng

và phong phú Nhờ vào mạng xã hội, sinh viên có thể dễ dàng tiếp cận các tin

Trang 27

18

tức, kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau trên mạng Điều này giúp họ mở rộng tầm nhìn, nâng cao kiến thức và phát triển khả năng phân tích, đánh giá thông tin một cách toàn diện

Tuy nhiên, mạng xã hội cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng chọn lọc thông tin của sinh viên Sự phổ biến của tin tức giả mạo, thông tin không chính xác trên mạng xã hội có thể đẩy sinh viên vào tình trạng tin tưởng

mù quáng và không đề phòng Sinh viên cũng dễ bị lôi cuốn vào thông tin mang tính giải trí, loạn lạc mà không chú ý đến thông tin chính xác, cần thiết cho quá trình học tập và nghiên cứu

Một vấn đề khác mà mạng xã hội gây ra là làm giảm sự tập trung và khả năng tiêu thụ thông tin một cách chuyên sâu của sinh viên Sự dễ dàng truy cập và tiếp nhận thông tin trên mạng xã hội khiến cho sinh viên thường xuyên "lướt" thông tin một cách nhanh chóng, không chăm chú Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng chọn lọc thông tin, đánh giá tin tức và phân biệt thông tin chất lượng

Để tận dụng lợi ích từ mạng xã hội và duy trì khả năng chọn lọc thông tin hiệu quả, sinh viên cần phải phát triển khả năng đánh giá thông tin một cách đúng đắn, chính xác Sinh viên cần học cách đọc, so sánh và kiểm tra nguồn thông tin trước khi kết luận và chia sẻ Đồng thời, sinh viên cũng nên tự giác hạn chế thời gian sử dụng mạng xã hội, tập trung vào nhu cầu và mục tiêu học tập cụ thể của mình

1.3.6 Lập kế hoạch, cân bằng thời gian

Mạng xã hội trở thành một công cụ không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của sinh viên, tuy nhiên, tác động của mạng xã hội đến khả năng lập kế hoạch và cân bằng thời gian học tập của sinh viên không phải lúc nào cũng tích cực Trong bài văn này, chúng ta sẽ thảo luận về cách mà mạng xã hội tác động đến khả năng này của sinh viên

Một trong những tác động tích cực của mạng xã hội đối với khả năng lập

kế hoạch và cân bằng thời gian học tập của sinh viên là việc cung cấp một kênh

Trang 28

và dễ bị phân tâm khi sử dụng mạng xã hội Việc sử dụng quá nhiều thời gian cho việc lướt mạng xã hội có thể làm giảm thời gian học tập và ảnh hưởng đến khả năng lập kế hoạch hợp lý của sinh viên

Hơn nữa, mạng xã hội thường tạo ra cảm giác thú vị và háo hức khi sử dụng, làm cho sinh viên dễ bị lười biếng trong việc lập kế hoạch và cân bằng thời gian học tập Sự dễ dàng truy cập thông tin và tiếp xúc với các hoạt động giải trí trên mạng xã hội có thể khiến cho sinh viên lạc quan rằng họ vẫn còn

đủ thời gian để học sau Điều này dẫn đến việc hoạch định kế hoạch học tập không khoa học và thiếu hiệu quả

Để tận dụng lợi ích từ mạng xã hội mà không ảnh hưởng đến khả năng lập kế hoạch và cân bằng thời gian học tập, sinh viên cần tự biết kiểm soát thời gian sử dụng mạng xã hội Họ cần phát triển khả năng tự quản lý thời gian, ưu tiên các công việc quan trọng và thiết yếu trước, tránh lạc hướng và phân tâm Việc tạo ra thói quen học tập, công việc đều đặn cũng giúp sinh viên cân bằng thời gian một cách khéo léo

1.4 Phương thức tác động từ mạng xã hội đến học tập của sinh viên

1.4.1 Trực tiếp

Tiện ích thông tin của mạng xã hội không chỉ giúp sinh viên tiếp cận kiến thức một cách đa dạng mà còn khuyến khích sự sáng tạo, tư duy linh hoạt và tác động tích cực đến quá trình học tập: Việc học tập trên mạng xã hội không

Trang 29

là nơi giải trí mà còn là một công cụ hỗ trợ quan trọng trong việc nâng cao kiến thức và kỹ năng học tập của sinh viên

Bên cạnh việc cung cấp nguồn thông tin phong phú, mạng xã hội cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên thỏa sức phát huy sự sáng tạo và khám phá Nhờ vào tính tương tác cao trên mạng, sinh viên có thể thảo luận, trao đổi

ý kiến và thách thức lẫn nhau trong quá trình học tập Điều này giúp khuyến khích sinh viên mở rộng tư duy, phát triển kỹ năng giao tiếp và học hỏi từ đa dạng quan điểm

Ngoài ra, mạng xã hội cũng giúp tạo ra cộng đồng học tập trực tuyến, nơi mà sinh viên có thể tìm kiếm sự hỗ trợ và khuyến khích từ nhau Việc chia

sẻ thông tin, kinh nghiệm và tài liệu học tập trên mạng xã hội giúp tạo ra một môi trường học tập tích cực và động viên sinh viên không ngừng tiến bộ

Kết nối sinh viên với bạn bè, đồng học và giảng viên một cách dễ dàng

và hiệu quả: Bằng cách tham gia vào các nhóm học tập trên mạng xã hội, sinh

viên có cơ hội chia sẻ kiến thức, trao đổi ý kiến và thảo luận về bài giảng, đồ

án hay các vấn đề học thuật khác Điều này giúp tạo ra một môi trường học tập

Trang 30

Bên cạnh việc thúc đẩy sự tương tác với bạn bè và giảng viên, mạng xã hội còn giúp sinh viên xây dựng mối quan hệ và kết nối mạng lưới chuyên môn Nhờ vào việc tham gia vào các cộng đồng học thuật trên mạng xã hội, sinh viên

có cơ hội tìm kiếm và kết nối với những người cùng sở thích, ngành học và lĩnh vực nghiên cứu Điều này không chỉ giúp sinh viên mở rộng mạng lưới giao tiếp và học hỏi mà còn tạo cơ hội cho việc hợp tác, nghiên cứu và phát triển chuyên môn trong tương lai

Hơn nữa, việc kết nối với đồng học và giảng viên trên mạng xã hội cũng giúp sinh viên nâng cao kỹ năng giao tiếp, xây dựng lòng tin và tạo ra môi trường học tập khuyến khích sự chia sẻ và học hỏi Thông qua việc thảo luận với nhau, trao đổi kiến thức và giải quyết vấn đề, sinh viên có thể định hình và phát triển khả năng tự học, khả năng làm việc nhóm và khả năng thích ứng với môi trường học tập đa dạng

Mạng xã hội không chỉ giúp sinh viên kết nối với đồng học và giảng viên một cách dễ dàng mà còn tạo ra cơ hội cho sự phát triển chuyên môn, kỹ năng giao tiếp và môi trường học tập tích cực Việc tận dụng tiềm năng của mạng xã hội trong việc học tập và giao tiếp không chỉ giúp sinh viên tiến xa hơn trong con đường học vấn mà còn xây dựng nền tảng cho sự phát triển cá nhân và chuyên môn trong tương lai

Trang 31

22

1.4.2 Gián tiếp

Việc sử dụng mạng xã hội không cân nhắc có thể gây phân tâm cho sinh viên, ảnh hưởng đến khả năng tập trung và hiệu suất học tập: Thời gian dành

cho việc lướt mạng xã hội có thể trở thành điều phiền toái, khiến sinh viên dễ

bị mất tập trung và hoàn thành các công việc học tập đúng hạn Điều này đặt ra một vấn đề lớn về việc quản lý thời gian và sự tập trung của sinh viên

Để giải quyết vấn đề này, sinh viên cần tự nhận thức và biết cân nhắc việc sử dụng mạng xã hội sao cho hợp lý, không để ảnh hưởng đến hiệu suất học tập Quản lý thời gian là yếu tố quan trọng giúp sinh viên tối ưu hóa việc học tập, làm việc và giải trí một cách cân đối Việc thiết lập thói quen, xác định

ưu tiên và sử dụng mạng xã hội một cách có chủ đích là những bước quan trọng giúp sinh viên duy trì sự tập trung và hiệu quả trong quá trình học tập

Để giữ cho việc sử dụng mạng xã hội không ảnh hưởng đến hiệu suất học tập, sinh viên cần thiết lập một kế hoạch thời gian cụ thể và tuân thủ nó Việc làm này giúp họ phân chia thời gian một cách hợp lý giữa việc học tập, công việc và thời gian giải trí Sinh viên cũng nên xác định thời gian cố định cho việc sử dụng mạng xã hội, giữa các kỳ học hay thời gian ôn thi, để không

bị lạc trong những hoạt động trên mạng

Ngoài ra, việc thực hiện các biện pháp điều chỉnh như tắt thông báo từ mạng xã hội, sử dụng ứng dụng hạn chế thời gian truy cập hoặc cố định thời gian sử dụng mạng xã hội cũng là cách giúp sinh viên tập trung hơn vào công việc học tập và tránh bị phân tâm Việc này không chỉ giúp cải thiện hiệu suất học tập mà còn nâng cao khả năng quản lý thời gian và sự tự điều chỉnh trong sinh viên

Trong bối cảnh mạng xã hội ngày càng phổ biến và trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống hàng ngày, việc quản lý thời gian và sử dụng mạng

xã hội một cách cân nhắc là vô cùng quan trọng đối với sinh viên Chỉ thông qua sự tự chủ và quản lý thời gian hiệu quả, họ mới có thể tận dụng tốt nhất lợi

Trang 32

Việc lạm dụng mạng xã hội có thể làm cho sinh viên trở nên phụ thuộc vào thông tin sẵn có và không khám phá, không tìm hiểu sâu về một vấn đề hoặc không phát triển được tư duy sáng tạo đầy đủ Việc chỉ dựa vào thông tin trên mạng xã hội mà không tự suy nghĩ, phân tích và đưa ra quan điểm cá nhân

có thể làm suy giảm khả năng tư duy tự do và sáng tạo của sinh viên

Để giải quyết vấn đề này, sinh viên cần có khả năng lựa chọn thông tin, đồng thời biết phân biệt và đánh giá tính chất, chất lượng của thông tin trên mạng xã hội Họ cần giữ vững tư duy phân tích, tự đánh giá và xác nhận thông tin trước khi chấp nhận và sử dụng Đồng thời, sinh viên cũng cần tạo điều kiện

để khám phá, tư duy sáng tạo và phát triển ý tưởng riêng, không chỉ dựa vào những thông tin có sẵn trên mạng

Để phát triển tư duy sáng tạo và tự chủ trong lựa chọn thông tin trên mạng xã hội, sinh viên cần áp dụng một số biện pháp cụ thể Đầu tiên, họ cần xác định mục tiêu và ý định khi sử dụng mạng xã hội, đảm bảo rằng họ chỉ tiếp nhận và chia sẻ thông tin có liên quan và mang ý nghĩa đối với mục tiêu học tập và sự phát triển cá nhân

Sinh viên cần thiết lập thói quen kiểm tra và xác nhận nguồn gốc của thông tin trước khi tin tưởng và chia sẻ nó Việc đảm bảo tính chính xác và tin cậy của thông tin sẽ giúp họ tránh được những thông tin giả mạo hoặc không đáng tin cậy, giữ cho tư duy sáng tạo và nhận thức của mình luôn đúng đắn

Trang 33

24

Cuối cùng, sinh viên cần tạo điều kiện cho bản thân để khám phá và phát triển ý tưởng mới, không chỉ dựa vào những thông tin có sẵn trên mạng xã hội Việc tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, đọc sách, tham gia nhóm thảo luận hoặc tự nghiên cứu sẽ giúp sinh viên bổ sung thêm kiến thức và kích thích

sự sáng tạo để độc lập với thông tin trên mạng

Việc phát triển tư duy sáng tạo và tự chủ trong lựa chọn thông tin trên mạng xã hội đòi hỏi sự nhận thức, quản lý và thái độ tích cực từ sinh viên Chỉ thông qua sự tự chủ và kiểm soát trong việc tiếp nhận, đánh giá và tận dụng thông tin, họ mới có thể phát triển tư duy sáng tạo một cách toàn diện và không

bị phụ thuộc vào thông tin sẵn có trên mạng

Quốc gia hiện nay

Trang 34

25

Chương 2 THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG MXH ĐẾN HỌC TẬP

CỦA SINH VIÊN HVHCQG 2.1 Lịch sử hình thành và phát triển HVHCQG

Trường Hành chính Trung ương (9/1961 – 5/1980)

Ngày 29-9-1961, theo Nghị định số 130-CP của Chính phủ, Trường Hành chính đổi tên là Trường Hành chính Trung ương

Trường Hành chính và Kinh tế Trung ương (5/1980 – 6/1981)

Ngày 12-5-1980, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 142-CP sáp nhập Trường Hành chính Trung ương và Trường Kinh tế Trung ương thành Trường Hành chính và Kinh tế Trung ương

Trường Hành chính Trung ương (6/1981 – 11/1990)

Ngày 08-6-1981, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 233-CP tách Trường Hành chính và Kinh tế Trung ương thành hai trường: Trường Hành chính Trung ương và Trường Quản lý Kinh tế Trung ương Trường Hành chính Trung ương trực thuộc Chính phủ

Trường Hành chính Quốc Gia (11/1990 – 7/1992)

Ngày 01-11-1990, Trường Hành chính Trung ương được đổi tên thành Trường Hành chính Quốc Gia theo Quyết định số 381-CT của Chủ tịch Hội

Trang 35

Học viện Hành chính (5/2007 - 6/2014)

Từ tháng 5 năm 2007 đến tháng 6 năm 2014 hợp nhất HVHCQG và Học viện Chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh theo Quyết định số 60-QĐ/TW ngày 07 tháng 05 năm 2007 của Bộ Chính trị HVHCQG được đổi tên thành Học viện Hành chính trực thuộc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh

HVHCQG (7/2014 - nay)

Ngày 10 tháng 12 năm 2013, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị quyết

số 121/NQ-CP, trong đó quyết nghị: "Tách Học viện Hành chính ra khỏi Học viện Chính trị - Hành chính Quốc Gia Hồ Chí Minh về Bộ Nội vụ theo Kết luận

số 64-KL/TW ngày 28/5/2013 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI; Văn bản số 176-CV/TW ngày 23/10/2013 của Ban Bí thư

và gọi tên là HVHCQG"

Sáp nhập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội vào HVHCQG [Việt Nam] (01/01/2023 - nay)

Ngày 15 tháng 09 năm 2022, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định

số 63/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ Trong đó, quy định Trường Đại học Nội vụ Hà Nội sáp nhập vào HVHCQG (Việt Nam) Ngày 19 tháng 12 năm 2022, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ban hành Quyết định số 27/2022/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm

vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của HVHCQG (Việt Nam) trực thuộc Bộ Nội

vụ Trong đó, quyết định sáp nhập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội vào

Trang 36

27

HVHCQG (Việt Nam) Các quy định, quyết định sáp nhập này chính thức được thực hiện vào ngày 01 tháng 01 năm 2023

2.1.2 Lãnh đạo HVHCQG qua các thời kỳ

Mốc son đầu tiên của HVHCQG được tính từ ngày 29/5/1959 với Nghị định số 214-NV do Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phan Kế Toại

ký về việc thành lập Trường Hành chính Trường trực thuộc Bộ Nội vụ, có

nhiệm vụ huấn luyện cán bộ chính quyền cấp huyện Đồng chí Tô Quang Đẩu

- Thứ trưởng Bộ Nội vụ làm Hiệu trưởng

Khi mới thành lập, Trường đặt cơ sở ở thôn Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh Tại đây, Trường đã mở khóa huấn luyện đầu tiên cho 216 cán bộ chính quyền cấp tỉnh, huyện Khóa học khai giảng ngày

16/10/1959 và bế giảng ngày 16/01/1960 Phó Thủ tướng Phan Kế Toại đã

khai giảng và bế giảng khóa học Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Chính phủ:

Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Trần Hữu Dực đã tới thăm và giảng bài

cho khóa học

Ngày 29/9/1961, theo yêu cầu nhiệm vụ mới, cần phải có một trung tâm đào tạo cán bộ chính quyền các cấp từ cơ sở đến trung ương, Chính phủ đã quyết định đổi tên Trường Hành chính thành Trường Hành chính Trung ương (Nghị định số 130-CP của Chính phủ) Và trụ sở của Trường Hành chính Trung ương được xây dựng trên khu đất rộng 15.000 m2 tại Láng Hạ, quận Đống Đa,

Hà Nội Ngày 18/5/1961, công trình được khởi công xây dựng; ngày 25/4/1962 công trình hoàn thành đưa vào sử dụng Địa điểm này là trụ sở HVHCQG hiện nay

Ngày 30/3/1977, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 81/CP chuyển Trường Hành chính Trung ương từ trực thuộc Bộ Nội vụ sang trực thuộc Ban Tổ chức của Chính phủ Trường Hành chính Trung ương tiếp tục nhiệm vụ bồi dưỡng cán bộ chính quyền phục vụ công cuộc hòa bình xây dựng đất nước

Trang 37

28

Ngày 30/8/1977, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 231- CP chuyển Trường Hành chính Trung ương từ Ban Tổ chức của Chính phủ sang trực thuộc Phủ Thủ tướng Trường có nhiệm vụ huấn luyện, bồi dưỡng các cán

bộ quản lý nhà nước cao cấp ở các cơ quan trung ương; các chủ tịch, phó chủ tịch, uỷ viên Uỷ ban nhân dân tỉnh, huyện và tương đương; cán bộ phụ trách các sở, ty của tỉnh, thành phố; cán bộ làm công tác tổ chức ở cấp tỉnh, thành phố; cán bộ làm công tác giảng dạy ở các Trường Hành chính (nay là Trường Chính trị) các tỉnh và thành phố

Ngày 08/6/1981, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 233-CP tách Trường Hành chính và Kinh tế Trung ương thành hai trường: Trường Hành chính Trung ương và Trường Quản lý kinh tế Trung ương Trường Hành chính

Trung ương trực thuộc Chính phủ Đồng chí Dương Văn Dật – Thứ trưởng

Bộ Tài chính được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng

Ngày 26/9/1981, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Quyết định số 91/HĐBT về nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Trường Hành chính Trung ương Từ đây, trường có căn cứ pháp lý tương đối đầy đủ để hoạt động,

đã không ngừng phấn đấu vươn lên, có những bước tiến cơ bản, củng cố và thống nhất được cơ sở Trường tại Hà Nội và Phân hiệu của Trường tại TP Hồ Chí Minh, quy tụ các Trường Hành chính tỉnh, thành phố, tạo thành một hệ thống Trường Hành chính làm nhiệm vụ ĐTBD cán bộ quản lý hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, tạo đà cho sự phát triển cao hơn của Trường trong giai đoạn mới

Ngày 09/4/1987, Giáo sư Đoàn Trọng Truyến – nguyên Bộ trưởng Tổng thư ký Hội đồng Bộ trưởng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng theo Quyết định

số 121-CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Trường thực hiện chuyển đổi nội dung, phương thức bồi dưỡng cán bộ chính quyền phù hợp với yêu cầu thực tiễn, mở rộng hợp tác quốc tế

Trang 38

29

Ngày 16/12/1997, GS.TS Vũ Huy Từ – Phó Giám đốc Học viện được

giao trách nhiệm Phó Giám đốc điều hành theo Quyết định số 108/TTg của Thủ tướng Chính phủ

Ngày 25/9/1998, TS Nguyễn Ngọc Hiến – Thứ trưởng Bộ Tư pháp được

bổ nhiệm làm Giám đốc Học viện theo Quyết định số 885/TTg của Thủ tướng Chính phủ

Ngày 01/01/2007, PGS TS Nguyễn Hữu Khiển – Phó Giám đốc Học

viện được giao trách nhiệm Phó Giám đốc điều hành theo Quyết định số BNV ngày 08/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc phân công thực hiện nhiệm vụ điều hành các hoạt động công tác của HVHCQG

09/QĐ-Từ tháng 5/2007 – 12/2013 hợp nhất HVHCQG và Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh thành Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh theo Quyết định số 60-QĐ/TW ngày 07-5-2007 của Bộ Chính trị HVHCQG được đổi tên thành Học viện Hành chính

PGS.TS Nguyễn Trọng Điều – Thứ trưởng Bộ Nội vụ được bổ nhiệm

làm Giám đốc Học viện Hành chính theo Quyết định số 529-QĐNS/TW ngày 18/8/2007 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X

Ngày 01/7/2009, PGS.TS Nguyễn Đăng Thành, Phó Giám đốc Học

viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh được phân công làm Giám đốc Học viện Hành chính

Ngày 10/12/2013, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 121/NQ-CP, trong

đó Quyết nghị: “Chuyển Học viện Hành chính từ Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh về Bộ Nội vụ theo Kết luận số 64-KL/TW ngày 28/5/2013 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI; Văn bản số 176-CV/TW ngày 23/10/2013 của Ban Bí thư và gọi tên là HVHCQG”

Trang 39

30

Ngày 19/12/2013, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 2521/QĐ-TTg

bổ nhiệm GS.TS Nguyễn Đăng Thành, giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Nội vụ

kiêm Giám đốc HVHCQG

Ngày 01/8/2014, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông báo số

2933/TB-BNV về việc phân công TS Trần Anh Tuấn – Ủy viên Ban cán sự Đảng, Thứ

trưởng Bộ Nội vụ phụ trách, điều hành HVHCQG kể từ ngày 05/8/2014

Ngày 09/11/2015, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông báo số

5169/TB-BNV về việc phân công PGS.TS Triệu Văn Cường – Ủy viên Ban

cán sự Đảng – Thứ trưởng Bộ Nội vụ phụ trách, điều hành HVHCQG

Ngày 29/6/2017, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 929/QĐ-TTg

bổ nhiệm TS Đặng Xuân Hoan, Ủy viên Thư ký Hội đồng Quốc gia Giáo dục

và phát triển nhân lực nhiệm kỳ 2016 – 2021, giữ chức vụ Giám đốc HVHCQG

Ngày 05/7/2017, sáp nhập Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trực thuộc Bộ Nội vụ về HVHCQG dựa trên Quyết định số 949/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 05/7/2017 về việc giải thể Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trực thuộc Bộ Nội vụ

Ngày 23/01/2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký Quyết định số 05/2018/QĐ-TTg quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của HVHCQG Đây là một mốc quan trọng đối với Học viện, bởi

lẽ từ 2007 – 2017 (10 năm), Học viện chưa có quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức

Ngày 16/9/2022, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà ký Quyết định số 699/QĐ-BNV về việc phê duyệt Đề án sáp nhập Trường Đại học Nội

vụ Hà Nội vào HVHCQG

Ngày 19/12/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 27/2022/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của HVHCQG

Trang 40

31

Ngày 30/12/2022, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số

1279/QĐ-BNV về việc giao Quyền Giám đốc HVHCQG đối với PGS.TS

Nguyễn Bá Chiến

Ngày 31/01/2023, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ký Quyết định số 39/QĐ-BNV

bổ nhiệm PGS.TS Nguyễn Bá Chiến giữ chức vụ Giám đốc HVHCQG

2.2 Đặc điểm của sinh viên HVHCQG

Sinh viên của HVHCQG Việt Nam (HVHCQG) tự hào với truyền thống lâu dài và uy tín vững chắc, không chỉ là những người học, mà còn là những người mang trên vai trách nhiệm và khát khao xây dựng một xã hội ngày càng phát triển Học viện luôn tổ chức những hoạt động sôi nổi, nhằm giao lưu với các khoa, tạo sự đoàn kết giữa giảng viên và sinh viên Bên cạnh đó Học viện luôn luôn đồng hành cùng với sinh viên, lắng nghe những góp ý và trả lời những thắc mắc qua các cuộc đối thoại giữa Ban Lãnh Đạo và được tổ chức hàng quý nhằm hỗ trợ kịp thời những khó khăn vướng mắc của sinh viên trong quá trình học tập

Có hơn 15 câu lạc bộ ở HVHCQG như: CLB Lễ Tân, CLB Sách, CLB Luật và Thanh Tra, CLB Văn Phòng trẻ, CLB Nghệ Thuật HAC,… và còn nhiều CLB khác nhằm tạo sân chơi bổ ích cho sinh viên sau những giờ học căng thẳng Sinh viên tự do theo đuổi đam mê của mình, cũng như tìm ra năng lực của bản thân khi tham gia vào các CLB của Học viện Không chỉ vậy, khi tham gia CLB sinh viên có thêm những kỹ năng mềm như tổ chức sự kiện, xử

lý tình huống trong quá trình diễn ra sự kiện, kỹ năng giao tiếp, Sau 4 năm ở HVHCQG, sinh viên không chỉ có những kiến thức bổ ích mà còn giỏi các kỹ năng để có bước đệm vào tương lai

Điều đặc biệt có thể nhận thấy ở sinh viên HVHCQG còn là những tinh hoa của sự sáng tạo và năng động Họ không ngừng đóng góp ý tưởng mới và tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, dự án xã hội, góp phần làm cho môi trường học tập trở nên sôi động và phong phú hơn Ngày 24/3 vừa qua Học

Ngày đăng: 17/06/2024, 10:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1.. Nguyễn Thái Bá 2019,“Việc sử dụng mạng xã hội và kết quả học tập của sinh viên” – Luận văn thạc sĩ – Trường ĐH KHXH&NV Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Việc sử dụng mạng xã hội và kết quả học tập của sinh viên” –
2. Nguyễn Minh Hòa (2010), Đô thị học NXB ĐH KHXH&NV Tp HCM, viết công trình “Mạng xã hội ảo, đặc điểm và khuynh hướng” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mạng xã hội ảo, đặc điểm và khuynh hướng
Tác giả: Nguyễn Minh Hòa
Nhà XB: NXB ĐH KHXH&NV Tp HCM
Năm: 2010
3. Hiếu Nguyễn, 2014, “8 giải pháp nâng cao sự tập trung trong học tập” Sách, tạp chí
Tiêu đề: 8 giải pháp nâng cao sự tập trung trong học tập
4. Hoàng Phú Hưng, 2019, “Báo cáo tổng hợp đề tài nghiên cứu của người học ảnh hưởng của mạng xã hội đến sinh viên trường đại học Nội vụ Hà Nội.” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng hợp đề tài nghiên cứu của người học ảnh hưởng của mạng xã hội đến sinh viên trường đại học Nội vụ Hà Nội
5. Nguyễn Lan Nguyên, 2020, “Ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội Facebook đến học tập và đời sống của sinh viên hiện nay.” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội Facebook đến học tập và đời sống của sinh viên hiện nay
6. Cù Thị Nhung, 2023, “Tác động của mạng xã hội đến học tập và đời sống của sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh. ” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động của mạng xã hội đến học tập và đời sống của sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh
7. Lê Thanh Ngân, 2022, “Ảnh hưởng của mạng xã hội đến văn hóa ứng xử của sinh viên trường Đại học Khoa học, trường Đại học Huế hiện nay.” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của mạng xã hội đến văn hóa ứng xử của sinh viên trường Đại học Khoa học, trường Đại học Huế hiện nay
8. 10 tips critical for online learning success, ODUGlobal Sách, tạp chí
Tiêu đề: 10 tips critical for online learning success
9. Alicia González Pérez, 2018 “Social networks as tools to enrich learing environments in Higher Education” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Social networks as tools to enrich learing environments in Higher Education
10. YBOX, Yến Trinh, “Top 5 cách sử dụng mạng xã hội Để học tập hiệu Quả” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Top 5 cách sử dụng mạng xã hội Để học tập hiệu Q"uả
11. Sơn, 2020, “Làm Thế Nào Để Sử Dụng Mạng Xã Hội Để Học Tập Một Cách Hiệu Quả” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làm Thế Nào Để Sử Dụng Mạng Xã Hội Để Học Tập Một Cách Hiệu Quả
12. Nguyễn Văn Nam, 2020, “Hướng dẫn giáo viên và học sinh khai thác mạng Internet hiệu quả” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn giáo viên và học sinh khai thác mạng Internet hiệu quả
13. Trần Thị Thu Hiền, 2021 “Internet và việc quản lí internet trong đời sống và học tập của sinh viên hiện nay” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Internet và việc quản lí internet trong đời sống và học tập của sinh viên hiện nay
14. Nguyễn Phú Trọng, nghị quyết số 29 NQ-TW, 2013 “Về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện Sách, tạp chí
Tiêu đề: 14. Nguyễn Phú Trọng, nghị quyết số 29 NQ-TW, 2013 “Về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện
15. Trần Thị Hồng Loan, 2014, “Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng của việc sử dụng internet đến học tập của sinh viên trường đại học Kinh tế Đà Nẵng” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng của việc sử dụng internet đến học tập của sinh viên trường đại học Kinh tế Đà Nẵng
16. HITU LIB, 2022, “Vai trò của internet đối với sinh viên’’ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của internet đối với sinh viên
17. Jammia Kenan, 2023, “15 ways to use social media for education” Sách, tạp chí
Tiêu đề: 15 ways to use social media for education
18. My tour.vn, 2024, “Top 17 Phương pháp giúp giảm nghiện mạng xã hội một cách hiệu quả nhất” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Top 17 Phương pháp giúp giảm nghiện mạng xã hội một cách hiệu quả nhất
19. Monika Cenanmeri (2013), Đại học Rome đã nghiên cứu Internet, sự phát triển xã hội trẻ em và thanh thiếu niên Khác
20. Asnat Dor & Dana Weimann-Saks (2012), trường Cao đẳng học viện Kinnerer tại Israel đã nghiên cứu Việc sử dụng mạng xã hội ở học sinh: thái độ, hành vi và nhận thức Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w