LỜI MỞ ĐẦU
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Trường Đại học Kinh Tế - ĐHQGHN khi đã đưa bộ môn Phương pháp nghiên cứu kinh doanh vào chương trình giảng dạy Đặc biệt hơn, em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn, người đã truyền đạt không chỉ kiến thức mà còn là tinh thần và tri thức sâu sắc về bộ môn Phương pháp nghiên cứu kinh doanh Thầy không chỉ là người hướng dẫn, mà còn là nguồn động viên vô cùng quan trọng trong quá trình học tập và tiếp thu kiến thức của em.
Có lẽ kiến thức là vô hạn mà sự tiếp nhận kiến thức của bản thân lại luôn tồn tại những hạn chế nhất định Do đó, trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận, không thể tránh khỏi việc xuất hiện các thiếu sót Bản thân em rất mong nhận được những góp ý đến từ cô để bài tiểu luận của em được thêm hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 2Lời cam đoan
Em xin cam đoan rằng mọi nội dung trong đề tài phương pháp nghiên cứu kinh doanh được thực hiện một cách trung thực và chính xác, tuân thủ nguyên tắc minh bạch Những số liệu trong nghiên cứu là hoàn toàn trung thực, có nguồn gốc rõ ràng Em xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về nội dung và kết quả của bài
Trang 3CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG THUỐC LÁĐIỆN TỬ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC
QUỐC GIA HÀ NỘI
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, tình trạng hút thuốc lá điện tử ở lứa tuổi học sinh, sinh viên đang ngày càng gia tăng là một vấn đề đáng quan ngại và được nhiều người quan tâm Dù là một sản phẩm được quảng cáo là thay thế cho thuốc lá thông thường và được cho là ít hại hơn, nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hút thuốc lá điện tử vẫn mang lại nhiều nguy cơ cho sức khỏe, đặc biệt là đối với nhóm tuổi vị thành niên, nếu sử dụng thường xuyên sẽ gây ra những hệ lụy khôn lường gây ảnh hưởng xấu tới lối sống, sức khỏe và tương lai của các bạn.
Các sinh viên đại học nói chung và Đại học Kinh Tế- ĐHQGHN nói riêng đang là một trong những nạn nhân của thuốc lá điện tử hiện nay Vì vậy, việc nghiên cứu về các yếu tố tác động đến quyết định sử dụng thuốc lá điện tử của sinh viên trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội là cực kỳ cấp thiết Điều này bởi vì hiểu biết sâu sắc về lý do và yếu tố định hình quyết định của sinh viên có thể giúp cải thiện sức khỏe cộng đồng sinh viên, phát triển chiến lược giáo dục hiệu quả, đồng thời hỗ trợ trong việc xây dựng chính sách kiểm soát thuốc lá và các biện pháp phòng ngừa Nghiên cứu này cũng cung cấp thông tin quý giá cho các nghiên cứu thực tiễn và chương trình can thiệp trong cộng đồng sinh viên.
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu2.1 Mục đích nghiên cứu
2.1.1 Mục đích chung
Vận dụng lý thuyết và kết quả nghiên cứu có được để nghiên cứu về các yếu tố tác động đến quyết định sử dụng thuốc lá điện tử của sinh viên trường Đại Học Kinh Tế - Đại Học Quốc Gia Hà Nội Từ đó, đề xuất việc tìm kiếm giải pháp tối ưu hóa và giảm thiểu tình trạng sử dụng thuốc lá điện tử của sinh viên.
Trang 42.1.2 Mục đích cụ thể:
- Phân tích thực trạng sử dụng thuốc lá điện tử của sinh viên thông qua các khía cạnh về nhận thức, thói quen, mức độ sử dụng
- Tìm ra các yếu tố tác động đến quyết định sử dụng thuốc lá điện tử của sinh viên Đại Học Kinh Tế- ĐHQGHN
- Tìm ra giải pháp tối ưu hóa và giảm thiểu tình trạng sử dụng thuốc lá điện tử của sinh viên.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài "Các yếu tố tác động đến quyết định sử dụng thuốc lá điện tử của sinh viên Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội" là:
- Phân tích và đánh giá các yếu tố môi trường và cá nhân tác động đến quyết định sử dụng thuốc lá điện tử của sinh viên trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Xác định mức độ ảnh hưởng của mỗi yếu tố và mối quan hệ giữa chúng đối với hành vi sử dụng thuốc lá điện tử của sinh viên.
- Nêu rõ những yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định sử dụng thuốc lá điện tử và đề xuất các biện pháp can thiệp phù hợp nhằm giảm thiểu việc sử dụng sản phẩm này trong cộng đồng sinh viên.
- Đóng góp vào việc hiểu rõ hơn về vấn đề sử dụng thuốc lá điện tử trong cộng đồng sinh viên, từ đó đề xuất các chính sách và chiến lược giáo dục hiệu quả hơn.
3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thuốc lá điện tử của sinh viên UEB
- Khách thể nghiên cứu: Sinh viên đang theo học tại các khoa/viện của trường đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: Các dữ liệu sơ cấp được thu nhập trong thời gian từ 12/2023 đến 1/2024
Trang 5- Phạm vi không gian: trường Đại Học Kinh Tế - Đại Học Quốc Gia Hà Nội
- Phạm vi nội dung:
Nghiên cứu về những yếu tố tác động đến quyết định sử dụng thuốc lá điện tử của sinh viên trường Đại Học Kinh Tế - Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
4 Kết cấu của đề tài
- Kết cấu gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu Chương 4: Đề xuất và kiến nghị Chương 5: Kết luận
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝLUẬN VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNGTHUỐC LÁ ĐIỆN TỬ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ -ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước
Thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng là những sản phẩm mới xuất hiện trong khoảng 10 năm trở lại, bằng chứng khoa học về độc tính và ảnh hưởng sức khỏe lâu dài của các sản phẩm này vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu Tuy nhiên, rất nhiều các nghiên cứu bước đầu đã chỉ ra hậu quả đối với sức khỏe của việc sử dụng và tiếp xúc thụ động với “sol khí”/khói của các sản phẩm này.Dưới đây là một tổng quan về tình hình nghiên cứu trong nước:
- Trần Đình Thoan(2018) và các cộng sự của mình thực hiện bài nghiên cứu “nghiên cứu về thực trạng thái độ và một số yếu tố liên quan về hút thuốc lá và phòng chống tác hại của thuốc lá ở nam sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình ” cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng hút thuốc và người hút thuốc trong gia đình với thái độ của nam sinh viên đối với hút thuốc lá và phòng chống tác hại của thuốc lá
Trang 6- Lê Minh Đạt (2020), “nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu thực trạng sử dụng thuốc lá điện tử của thanh thiếu niên 15 -24 tuổi tại hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh”; cho thấy nam giới có xu hướng hút TLĐT cao gấp 1,86 lần với nữ giới Những người có điểm thái độ về TLĐT càng cao thì xu hướng sử dụng TLĐT càng giảm đi.
- Theo Anh Trần Thị Vân và Hương Lê Thị Thanh (2021); “nghiên cứu về kiến thức, thái độ và một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ của sinh viên hệ đại học chính quy trường Đại học Xây dựng về thuốc lá điện tử ”: đưa ra kết quả cho thấy Tỷ lệ sinh viên có kiến thức đạt và thái độ đúng về thuốc lá điện tử lần lượt là 35,2% và 36,5% Việc tiếp nhận thông tin về phòng chống tác hại thuốc lá tại trường (OR=1,6; KTC 95%: 1,1 – 2,3; p<0,05) và thái độ chưa đúng (OR=2,8; KTC 95%: 2 – 4,2; p<0,001) của sinh viên về thuốc lá điện tử có liên quan đến kiến thức chưa đạt của sinh viên về thuốc lá điện tử Kết luận rằng kiến thức và thái độ của sinh viên về thuốc lá điện tử còn hạn chế Nghiên cứu khuyến nghị việc tăng cường truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá trong nhà trường để sinh viên có nhận thức đúng đắn về sự nguy hại của thuốc lá điện tử.
- Lương Thị Yên ( 2021), thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học “Thực trạng hút thuốc lá, thuốc lá điện tử của sinh viên trường đại học y dược, Đại học Quốc Gia Hà Nội”, đưa ra kết quả cho thấy nhìn chung tỷ lệ hút thuốc trong SV Trường Đại học Y Dược, ĐHQGHN không cao, thấp hơn tỷ lệ của các nghiên cứu về hút thuốc trong SV các trường Đại học Y Dược khác trong phạm vi trong nước và quốc tế Trong tổng số 679 SV có 638 SV chưa từng hút thuốc (94,0%), 16 SV đang hút thuốc (2,4%), 25 SV đã từng hút nhưng đã bỏ (3,6%) Tỷ lệ hút thuốc ở nam giới cao gấp 13 lần so với nữ giới và tỷ lệ hút thuốc ở các sinh viên đi làm thêm cao gấp 3,62 lần so với sinh viên không đi làm thêm
- Phan Thu Nga ( 2020) và cộng sự của mình đã thực hiện đề tài nghiên cứu “Thực trạng kiến thức về phòng, chống tác hại thuốc lá của nam sinh viên liên thông y đa khoa trường đại học y dược thái bình” cho thấy vẫn còn 1,1% - 3,4% chưa biết đến tác hại của hút thuốc lá Có 88,9% đối tượng biết về luật phòng, chống tác hại của thuốc lá Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có kiến thức đúng về những địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và trong phạm vi khuôn viên từ 79,3%-93,8% Tỷ lệ biết về mức phạt khi hút thuốc tại nơi có quy định cấm chiếm khá thấp: có 27,6% đối tượng đang hút thuốc, 32,7% đối tượng đã từng hút thuốc và
Trang 726,3% đối tượng không hút thuốc biết vấn đề này.Chỉ có 19,0% đối tượng đang hút thuốc, 32,7% đối tượng đã từng hút thuốc và 34,5% đối tượng không hút thuốc có kiến thức đúng về mức phạt cho hành vi khuyến khích người khác hút thuốc lá là 500.000-1.000.000 đồng
1.1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu nước ngoài
- Theo Sreeramareddy(2019), CT; Acharya, K.; Manoharan, nghiên cứu “A Electronic cigarettes use and ‘dual use’among the youth in 75 countries: Estimates from Global Youth Tobacco Survey (2014– 2019)” :Ước tính từ Khảo sát Thuốc lá Thanh niên Toàn cầu (2014– 2019): Xem xét bối cảnh toàn cầu, Sreeramareddy đã nghiên cứu mức độ phổ biến của việc sử dụng thuốc lá điện tử trong giới trẻ từ 75 quốc gia bằng cách sử dụng dữ liệu từ Khảo sát Thuốc lá Thanh niên Toàn cầu Tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử rất khác nhau ở 54 quốc gia, từ 2,3% ở Campuchia cho đến 55,1% ở Ý Hơn nữa, khi xem xét việc sử dụng thuốc lá điện tử hiện nay ở 54 quốc gia, tỷ lệ này dao động từ 1,2% ở Togo lên tới 35,1% ở Guam Điều thú vị là ở bảy trong số 54 quốc gia, khoảng một phần ba đến một nửa thanh niên cho biết họ sử dụng thuốc lá điện tử hàng ngày, chiếm một tỷ lệ đáng kể trong dân số thanh niên.
- Theo Cole, AG; Aleyan, S.; Battista, K.; Leatherdale (2019) , bài nghiên cứu “Trends in Youth E-Cigarette and Cigarette Use between 2013 and 2019” cho thấy:: Thuốc lá điện tử ngày càng phổ biến và được sử dụng từ năm 2013 đến năm 2019 trong giới trẻ ở Canada, điều này cũng phù hợp với dữ liệu từ Hoa Kỳ
- Irvine, DS; Lee, E.-Y.; Janssen, tôi.; Leatherdale, bài nghiên cứu “Gendered associations between e-cigarette use, cigarette smoking, physical activity, and sedentary behaviour in a sample of Canadian adolescents” (Mối liên hệ về giới giữa việc sử dụng thuốc lá điện tử, hút thuốc lá, hoạt động thể chất và hành vi ít vận động trong một mẫu thanh thiếu niên Canada ) : Trong bối cảnh Canada, Irvine et al đã sử dụng dữ liệu cắt ngang từ nghiên cứu COMPASS và phát hiện ra rằng thanh thiếu niên nam có tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử cao hơn (40%) so với thanh thiếu niên nữ (31,3%)
- Theo Chen, X.; Yu, B.; Wang, Y (2017); “Initiation of electronic
cigarette use by age among youth in the US Am J Prev Med.”: Chen
và cộng sự phát hiện ra rằng độ tuổi trung bình để bắt đầu sử dụng thuốc lá điện tử ở Hoa Kỳ là 17,5 tuổi
Trang 8- Theo Ibrahim Dewar và Dina Ruby (2019), nghiên cứu xác định sự khác biệt về kiến thức và niềm tin về thuốc lá điện tử giữa nhà cung cấp dịch vụ y tế và người dân ở Ai Cập cho thấy rằng nhận thức về thuốc lá điện tử ở Ai Cập đã cao hơn và các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe có những thái độ tiêu cực hơn về nó so với người dân nói chung, nhưng vẫn cần có các chương trình giáo dục và hướng dẫn dành cho các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe để nâng cao nhận thức hơn nữa nhằm hỗ trợ tư vấn cho người dân nói chung một cách thích hợp.
- Cambron, C.; Thackeray, KJ (2022); “Socioeconomic differences in lifetime and past 30-day e-cigarette, cigarette, and dual use: A state-level
analysis of Utah youth Int J Environ Res Public Health’’: Phân tích
cấp tiểu bang về thanh niên: Cambron và Thackeray đã phát hiện ra rằng thanh niên sống trong các cộng đồng có mức nghèo đói cao có nguy cơ sử dụng thuốc lá điện tử cao hơn đáng kể Mặt khác, sống trong một hộ gia đình có trình độ học vấn cao dường như là một yếu tố bảo vệ chống lại việc sử dụng thuốc lá điện tử Rất có khả năng thanh thiếu niên dễ bị tổn thương nhất trong xã hội chúng ta có nguy cơ sử dụng thuốc lá điện tử cao nhất.
1.1.3 Khoảng trống nghiên cứu
Từ tổng quan tình hình nghiên cứu các vấn đề liên quan đến thuốc lá điện tử trong và ngoài nước, có thể thấy bao quát những ảnh hưởng của thuốc lá điện tử đến đời sống con người cũng như thực trạng sử dụng thuốc lá điện tử ngày nay của giới trẻ Tuy nhiên các nghiên cứu này vẫn còn một vài những lỗ hổng cần phải khắc phục, một trong số đó là các nghiên cứu vẫn chưa chỉ rõ được vốn hiểu biết của sinh viên về những tác động của thuốc lá cũng như chưa làm rõ được được những yếu tố tác động đến quyết định sử dụng thuốc lá điện tử của sinh viên
Chính vì vậy, em quyết định thực hiện đề tài: “Các yếu tố tác động đến quyết định sử dụng thuốc lá điện tử của sinh viên trường Đại Học Kinh Tế- ĐHQGHN’’ nhằm nâng cao ý thức cũng như hiểu biết của các sinh viên về tác hại của thuốc lá và giảm thiểu tình trạng sử dụng thuốc lá điện tử của sinh viên các trường đại học nói chung và đại học Kinh Tế - ĐHQGHN nói riêng
1.2 Cơ sở lý luận
1.2.1 Cơ sở lí luận về thuốc lá điện tử
Trang 9- Theo Wikipedia, Thuốc lá điện tử là thiết bị mô phỏng hình dạng và chức năng của thuốc lá truyền thống Nhưng khác với thuốc lá thường, thuốc lá điện tử không tạo khói mà tạo ra luồng hơi có mùi vị và cảm giác giống thuốc lá thật Có ít nhất 60 hợp chất hóa học đã được tìm thấy trong dung dịch thuốc lá điện tử và nhiều hợp chất khác có trong khói tạo ra từ thuốc lá điện tử Để tạo mùi vị hấp dẫn, thu hút người sử dụng, đặc biệt là giới trẻ, các nhà sản xuất còn sử dụng rất nhiều loại hương liệu có mùi vị như: bạc hà, táo, cam, chanh trong thuốc lá điện tử Do không tạo khói khi hút, thuốc lá điện tử được các nhà sản xuất quảng cáo trên thị trường với khả năng loại bỏ các chất độc và mùi khó chịu chứa trong thuốc lá truyền thống
- Cách hoạt động: Thuốc lá điện tử chạy bằng pin dùng để làm nóng dung dịch lỏng (thường chứa nicotine), biến dung dịch này thành hơi để người hút có thể hít vào phổi Thuốc lá điện tử có rất nhiều tên gọi khác nhau như vape, thuốc lá vaporizer hay hệ thống phân phối nicotine điện tử.
1.2.3 Thuốc lá điện tử ảnh hưởng đến đời sống và sức khoẻ của giới trẻ hiệnnay
nicotine, có khoảng 15.500 loại hương liệu được sử dụng, trong đó, rất nhiều loại hương liệu độc hại, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, có thể gây cháy nổ, và có thể pha trộn các chất khác vào dung dịch như ma tuý, cần sa.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng thuốc lá điện tử chứa nhiều chất hóa học độc hại và nicotine, gây ra nguy cơ về các vấn đề sức khỏe như bệnh phổi, bệnh tim mạch và các vấn đề về sức khỏe tâm thần Đặc biệt, giới trẻ là nhóm dễ bị ảnh hưởng nặng nề bởi hành vi hút thuốc lá điện tử do cơ địa còn non nớt và thói quen sử dụng thuốc lá điện tử có thể trở thành một thói quen gây nghiện.
Không chỉ sức khoẻ, sử dụng thuốc lá điện tử có thể tạo ra một loạt các ảnh hưởng xã hội và tâm lý, bao gồm việc tạo ra một hình ảnh tích cực hoặc "cool" xã hội, tăng cường cảm giác tự tin và sự chấp nhận trong nhóm bạn, nhưng cũng có thể gây ra sự cô lập và áp lực đối với những người không sử dụng thuốc lá điện tử.
- Gần đây, Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (U.S CDC) đã báo cáo hơn 1.000 trường hợp chấn thương phổi liên quan đến
Trang 10vape, chủ yếu liên quan đến các sản phẩm thuốc lá điện tử có chứa tetrahydrocannabinol (THC).
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 40 nghìn người tử vong vì các bệnh liên quan đến thuốc lá Theo số liệu thống kê về sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành, hiện có 45,3% người hút thuốc lá, nghĩa là cứ 2 người có 1 người hút thuốc Bên cạnh đó, có khoảng 53,3% người không hút thuốc lá bị phơi nhiễm khói thuốc lá trong gia đình, 36,8% người không hút thuốc lá làm việc trong những tòa nhà bị phơi nhiễm khói thuốc lá.
- Hiện nay thuốc lá điện tử được quảng cáo một cách công khai, tràn lan trên các trang mạng Các loại tinh dầu được mua – bán dễ dàng nhưng hầu hết là hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc, xuất xứ Với trọng tâm quảng bá là loại thuốc lá thay thế, và cai nghiện thuốc lá truyền thống nên khiến không ít người, nhất là giới trẻ lầm tưởng hút thuốc lá điện tử là an toàn, không gây nghiện, nhiều người sử dụng thuốc lá điện tử để tự giải phóng mình khỏi thói quen hút thuốc truyền thống
- Quan điểm và nhận thức của giới trẻ về thuốc lá điện tử có thể ảnh hưởng đến quyết định sử dụng của họ.
Dựa trên cơ sở lý luận này, nghiên cứu có thể tiếp cận và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thuốc lá điện tử của giới trẻ, từ đó cung cấp thông tin cần thiết để phát triển chính sách và chương trình can thiệp hiệu quả nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực lên đời sống và sức khỏe của họ.
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH DOANH
Thu nhập dữ liệu nghiên cứu bằng cách tiến hành điều tra xã hội học với đối tượng là sinh viên trường đại học Kinh Tế- ĐHQGHN
2.1 Phương pháp thu nhập dữ liệu2.1.1 Phương pháp chọn mẫu
Tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên theo phương thức: Chọn mẫu ngẫu nhiên Nhóm nghiên cứu chọn đối tượng nghiên cứu là những sinh viên của Trường Đại học Kinh Tế- ĐHQGHN
Thông tin được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn thông qua bộ phiếu điều tra: Sử dụng phương pháp tiếp cận định lượng thông qua phiếu khảo sát online Google Form để thu thập dữ liệu từ một lượng lớn sinh viên thuộc Trường Đại học Kinh tế-ĐHQGHN một cách hiệu quả, tăng tính đại diện cho nghiên cứu Ngoài ra, nó còn thuận tiện, tiết kiệm thời gian và bảo mật thông tin cá nhân của sinh viên
Trang 112.1.2 Thiết kế bảng hỏi
Sử dụng thang đo thứ bậc để đo lượng kết quả khảo sát
Công cụ đo lường : Công cụ đo lường các biến định lượng ở bài nghiên cứu này là thang đo Likert 5 điểm
Trong bảng hỏi sử dụng loại mức độ: - đo lường mức độ hài lòng
Cuối cùng là các câu hỏi mở để thu nhập những phản hồi của người học về những tình trạng sử dụng thuốc lá điện tử của sinh viên Đại học Kinh Tế-ĐHQGHN và những yếu tố tác động đến quyết định sử dụng thuốc lá điện tử của sinh viên.
2.2 Phương pháp xử lý dữ liệu
Sử dụng phương pháp phân tích- tổng hợp thông tin
Sử dụng các biểu đồ, bảng thống kê, và mô tả ngắn gọn để rút ra những kết luận quan trọng từ phân tích định tính
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU3.1 Đánh giá thực trạng
Bài khảo sát được thực hiện trên 383 sinh viên các ngành của trường Đại học Kinh Tế - ĐHQGHN thông qua Google form, và được kết quả tổng quát như sau: