1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công việc làm thêm của sinh viên đại học thương mại

65 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công việc làm thêm của sinh viên Đại học Thương mại
Tác giả Nguyễn Mạnh Cường, Đinh Minh Đức, Nguyễn Thị Bạch Dương, Nguyễn Thị Thuỳ Dương, Phạm Tùng Dương, Nguyễn Văn Duy, Đỗ Thị Duyên, Nguyễn Mỹ Duyên, Nguyễn Quỳnh Giang, Phạm Thu Hà
Người hướng dẫn Th.s Lê Thị Thu
Trường học Trường Đại học Thương mại
Chuyên ngành Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế
Thể loại Báo cáo thảo luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 461,7 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ (10)
    • 1.1. Bối cảnh nghiên cứu về tuyên bố đề tài (10)
    • 1.2. Tổng quan nghiên cứu (10)
    • 1.3. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu (12)
    • 1.4. Câu hỏi nghiên cứu (13)
    • 1.5. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu (13)
    • 1.6. Mục đích nghiên cứu (14)
    • 1.7. Thiết kế nghiên cứu (14)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN (16)
    • 2.1. Các khái niệm và vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài (16)
      • 2.1.1. Sinh viên (16)
      • 2.1.2. Việc làm thêm (16)
      • 2.1.3. Thu nhập (16)
      • 2.1.4. Năng lực (17)
      • 2.1.5. Mức độ, yêu cầu của công việc (17)
      • 2.1.6. Tính cách cá nhân (17)
      • 2.1.7. Mối quan hệ (18)
    • 2.2. Cơ sở lý thuyết (18)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (20)
    • 3.1. Tiếp cận nghiên cứu (20)
    • 3.2. Phương pháp chọn mẫu, thu thập và xử lý số liệu (20)
    • 3.3. Xử lý và phân tích dữ liệu (22)
      • 3.3.1. Nghiên cứu định tính (22)
      • 3.3.2. Nghiên cứu định lượng (23)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (26)
    • 4.1. Phân tích kết quả nghiên cứu định tính (26)
    • 4.2. Phân tích kết quả nghiên cứu định lượng (27)
      • 4.2.1. Phân tích thống kê mô tả (27)
      • 4.2.2. Kiểm định Cronbach’s Alpha (34)
      • 4.2.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA (42)
      • 4.2.4. Phân tích tương quan Pearson (49)
      • 4.2.5. Phân tích hồi quy đa biến (50)
    • 4.3. Kết luận kết quả chung và so sánh (53)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (54)
    • 5.1. Kết luận (54)
    • 5.2. Kiến nghị, đề xuất giải pháp (55)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (58)
  • PHỤ LỤC (59)

Nội dung

CƠ SỞ LÝ LUẬN

Các khái niệm và vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài

Dựa trên mô hình nghiên cứu, chúng ta cần nắm được một số lý thuyết sau:

- Sinh viên là người học tập tại các trường đại học, cao đẳng hay trung cấp chuyên nghiệp Ở đó, họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho công việc sau này của họ Họ được xã hội công nhận qua những bằng cấp đạt được trong quá trình học

- Khách thể nghiên cứu cụ thể trong đề tài này chính là sinh viên trường Đại học Thương mại.

2 1.2 Việc làm thêm: a) Khái niệm việc làm:

- Theo từ điển tiếng Việt: Việc làm là công việc được giao cho hàng ngày và được trả công

- Theo Điều 9, Bộ Luật Lao động năm 2012: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”.

- Như vậy có thể hiểu: Việc làm là hoạt động lao động nhằm tạo ra nguồn thu, không trái với luật pháp. b) Phân loại việc làm:

- Xét theo thời gian làm việc, có hai loại việc làm: Việc làm toàn thời gian (Full- time job) và việc làm bán thời gian, việc làm thêm (Part-time job). c) Việc làm thêm:

- Việc làm thêm hay việc làm bán thời gian mô tả một công việc mang tính chất chất không chính thức, không thường xuyên, không cố định, không ổn định bên cạnh một công việc chính thức Khác với hình thức việc làm toàn thời gian thì các công việc làm thêm này thường có thể được sắp xếp linh hoạt hơn với số giờ làm việc ngắn so với công việc toàn thời gian.

- Người lao động được xem như người làm việc bán thời gian nên họ thường làm việc ít hơn 30 hay 35 giờ hàng tuần (ILO - Tổ chức lao động quốc tế) Theo ILO, số lượng người làm việc bỏn thời gian đang gia tăng từ ẳ đến ẵ trong 20 năm vừa qua ở hầu hết các quốc gia phát triển, trừ nước Mỹ

- Thu nhập là khoản của cải thường được tính thành tiền mà một cá nhân, doanh nghiệp hoặc một nền kinh tế nhận được trong một khoảng thời gian nhất định từ công việc, dịch vụ hoặc hoạt động nào đó

- Thu nhập có thể gồm các khoản như tiền lương, tiền công, tiền cho thuê tài sản, lợi nhuận kinh doanh Thu nhập có thể có được từ nhiều nguồn khác nhau, có thể từ lao động, từ việc sở hữu những giấy tờ có giá trị, từ thừa kế, được tặng cho

- Với đề tài đang xét trong điều kiện các cá nhân là sinh viên nên ta có thể hiểu thu nhập đến từ việc đi làm thêm của sinh viên là khoản sinh thu nhập mà sinh viên đi làm thêm kiếm được khi tham gia vào thị trường lao động, hay có thể hiểu, thu nhập chính là khoản tiền lương mà sinh viên kiếm được khi đi làm thêm.

- Năng lực là tập hợp toàn bộ các kỹ năng, kiến thức, khả năng, hành vi của một người có thể đáp ứng đối với một công việc nhất định nào đó, đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng để cá nhân có thể hoàn thành một việc nào đó hiệu quả hơn so với người khác, là một trong những thước đo để đánh giá các cá nhân với nhau

- Năng lực được tạo nên từ tư chất tự nhiên và do luyện tập, học hỏi, làm việc mà có

- Năng lực được chia làm hai dạng là năng lực chung và năng lực chuyên môn

Năng lực chung là năng lực cơ bản cần thiết làm nền tảng để phát triên năng lực chuyên môn, nó có thể hỗ trợ trong nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau Năng lực chuyên môn là năng lực đặc trưng ở những lĩnh vực nhất định (ví dụ như năng lực toán học, năng lực hội họa, năng lực kinh doanh,…) Năng lực chuyên môn và năng lực chung có mối quan hệ qua lại lẫn nhau, năng lực chung chính là cơ sở hỗ trợ để đạt năng lực chuyên môn Theo đó, năng lực chuyên môn ở một điều kiện thuận lợi nhất định lại tác động tới sự hình thành phát triển năng lực chung.

2.1.5 Mức độ, yêu cầu của công việc:

- Mức độ, yêu cầu công việc là những kỹ năng, kinh nghiệm, đặc điểm tính cách mà nhà tuyển dụng mong muốn tìm thấy được ở ứng viên đang phỏng vấn cho vị trí tuyển dụng Nhà tuyển dụng nhận định rằng những tiêu chuẩn này rất cần thiết cho sự thành công ở vị trí công việc đó

- Tính cách là tính chất, đặc điểm nội tâm của con người, từ đó dẫn tới suy nghĩ, cảm xúc, hành động và lời nói hay còn được định nghĩa là bao hàm tâm trạng, thái độ, ý kiến và được thể hiện rõ ràng nhất trong các tương tác với người khác.

- Tính cách của một cá nhân là sự kết hợp của các đặc điểm tâm lí mà dựa vào đó, chúng ta có thể phân biệt cá nhân này với những người khác.

- Mối quan hệ được hiểu là sự tác động qua lại giữa hai (hoặc nhiều hơn hai) đối tượng hoặc hai (hoặc nhiều hơn hai) nhóm đối tượng có liên quan với nhau.

- Mối quan hệ có ý nghĩa rất quan trọng và cần thiết đối với chúng ta Nếu không có những mối quan hệ trong cuộc sống thì chúng ta không thể làm được gì, ngay từ những cái đơn giản nhất

- Trong xã hội hiện tại có vô vàn các mối quan hệ, mối quan hệ nào cũng đều mang lại một lợi ích nhất định cho chúng ta Bước vào một xã hội ngày càng đổi mới thì việc tạo dựng những mối quan hệ là điều không thể thiếu Đó không chỉ là một kỹ năng trong cuộc sống và còn là một hành vi ứng xử rất văn hóa.

Cơ sở lý thuyết

Sau khi nghiên cứu những khái niệm liên quan, nhóm đã đi đến kết luận sẽ sử dụng “Thuyết nhu cầu của Maslow” để xây dựng mô hình nghiên cứu.

Abraham Maslow là một nhà tâm lý học người Mỹ Ông được xem là cha đẻ của chủ nghĩa nhân văn trong tâm lý học và Thuyết Nhu cầu với việc đề xuất về Tháp Nhu cầu Theo A Maslow, hành vi của con người bắt nguồn từ nhu cầu của họ Nhu cầu tự nhiên của con người được chia thành các thang bậc khác nhau từ “đáy” lên tới “đỉnh”, theo một thứ tự ưu tiên từ thấp tới cao về tầm quan trọng, phản ánh mức độ “cơ bản” của nó đối với sự tồn tại và phát triển của con người vừa là một sinh vật tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội Những nhu cầu ở cấp cao hơn sẽ được thỏa mãn khi nhu cầu cấp thấp hơn được đáp ứng Con người cá nhân hay con người trong tổ chức chủ yếu hành động theo nhu cầu Chính sự thỏa mãn nhu cầu làm họ hài lòng và khuyến khích họ hành động.

Theo bậc thang nhu cầu của A Maslow, các nhu cầu gồm có hai cấp: cấp cao và cấp thấp Cấp thấp gồm các nhu cầu sinh học và an ninh, an toàn Nhu cầu cấp thấp liên quan đến các yếu tố thể lý của con người như mong muốn có đủ thức ăn, nước uống, được ngủ nghỉ… Những nhu cầu này đều là các nhu cầu không thể thiếu hụt vì nếu con người không được đáp ứng đủ những nhu cầu này, họ sẽ không tồn tại được nên họ sẽ đấu tranh để có được và tồn tại trong cuộc sống hàng ngày.Cấp cao gồm các nhu cầu xã hội, tự trọng và sự hoàn thiện Những nhu cầu này bao gồm nhiều nhân tố tinh thần như sự đòi hỏi công bằng, địa vị xã hội, sự công bằng, sự tôn trọng, Sự khác biệt giữa hai loại này là chúng thỏa mãn từ bên trong và bên ngoài của con người

A.Maslow cho rằng khi nhu cầu bậc dưới của con người được thỏa mãn đến một mức độ nhất định thì tự nó nảy sinh các nhu cầu bậc cao hơn Các nhu cầu này được sắp xếp và chia thành năm bậc như sau:

Việc nhu cầu được thỏa mãn và được thỏa mãn tối đa là mục đích hành động của con người Đây là khát vọng và nỗ lực để đạt được mong muốn Theo đó, nhu cầu trở thành động lực quan trọng và việc tác động vào nhu cầu cá nhân sẽ thay đổi được hành vi của con người Con người luôn mong muốn có được cuộc sống hạnh phúc Muốn được hưởng hạnh phúc con người phải tồn tại Chính vì vậy, con người phải lao động để trước hết thoả mãn những nhu cầu đủ để duy trì cuộc sống Nhưng cuộc sống của con người không chỉ cần có những nhu cầu vật chất mà còn cả những nhu cầu tinh thần nữa: tự do, yêu thương và được yêu thương, được sáng tạo, được hiểu biết Khi cuộc sống càng phát triển thì những nhu cầu ấy ngày càng được mở rộng và nâng cao Khi những mong muốn của người lao động được làm công việc phù hợp với bản thân, nhận được thu nhập tương xứng với sức lực của họ bỏ ra, và điều kiện làm việc thuận lợi, các nhu cầu hợp lý được thỏa mãn, người lao động sẽ yên tâm và tận tâm, hết lòng với công việc Ngược lại, nếu nhu cầu này không được đảm bảo, thì sẽ hạn chế khả năng đóng góp, nhiệt huyết, tinh thần sáng tạo, kết quả làm việc của người lao động thấp, dẫn đến tình trạng người lao động nhảy việc, bỏ việc, làm việc cầm chừng, hoặc không “hứng thú” với công việc của mình.

Thuyết nhu cầu của Maslot giải thích được rằng con người luôn hướng tới việc thỏa mãn nhu cầu của bản thân và với đề tài mà nhóm đang nghiên cứu thì sinh viên trường Đại học Thương mại sẽ bị tác động bởi các yếu tố liên quan đến quyết định chọn công việc làm thêm phù hợp Các yếu tố tác động này cũng chính là những nhu cầu cần được thỏa mãn và việc tìm kiếm công việc làm thêm thỏa mãn các yếu tố tác động đó chính là khát vọng để đạt được mong muốn.

Mục tiêu của nhóm là xác định và nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công việc làm thêm của sinh viên trường Đại học Thương mại Nhóm đã đề xuất 4 giả thuyết bao gồm các yếu tố như thu nhập; năng lực; mức độ, yêu cầu công việc và tính cách cá nhân Nhóm quyết định sẽ vận dụng thuyết nhu cầu của Maslot để xây dựng mô hình nghiên cứu với 4 yếu tố: thu nhập; năng lực; mức độ, yêu cầu công việc và tính cách cá nhân.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Tiếp cận nghiên cứu

Để nghiên cứu đề tài, nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp Phương pháp này kết hợp cả hai phương pháp đó là phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng Thực hiện phương pháp này là sử dụng thế mạnh của cả hai nghiên cứu định tính và định lượng, sử dụng nhiều hình thức thu thập dữ liệu và đưa ra báo các có kết quả mang tính khách quan và thực dụng, và từ sự kết hợp này cũng cung cấp sự hiểu biết tốt hơn mở rộng hơn về những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công việc làm thêm của sinh viên Đại học Thương mại

Phương pháp nghiên cứu định tính: Căn cứ các tài liệu đã nghiên cứu cũng như kế thừa các nghiên cứu khảo sát từ đó rút ra các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công việc làm thêm của sinh viên Đại học Thương mại Nội dung thảo luận nhóm dựa trên các biến quan sát và cơ sở lý thuyết để thiết lập bảng câu hỏi sơ bộ, sau đó thảo luận để điều chỉnh nội dung, sửa đổi và bổ sung những câu hỏi chưa đầy đủ Sau khi đã hiệu chỉnh lại thang đo bằng thảo luận nhóm, bảng câu hỏi sẽ được dùng để phỏng vấn thử rồi tiếp tục điều chỉnh để hoàn thiện bảng câu hỏi khảo sát

Phương pháp nghiên cứu định lượng: Nhóm nghiên cứu tiến hành bằng phương pháp khảo sát, sẽ đưa ra thống kê nhằm phản ánh số lượng, đo lường và diễn giải mối quan hệ giữa các nhân tố thông qua các quy trình: Xác định câu hỏi nghiên cứu, tạo bảng hỏi, thu thập và xử lý dữ liệu Nhóm nghiên cứu sẽ không tham gia vào khảo sát nên dữ liệu sẽ không bị lệch theo hướng chủ quan.

Phương pháp chọn mẫu, thu thập và xử lý số liệu

Nghiên cứu được thực hiện qua 2 bước: Nghiên cứu sơ bộ (định tính) và nghiên cứu chính thức (định lượng)

Nghiên cứu sơ bộ nhằm điều chỉnh và bổ sung các thang đo về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công việc làm thêm của sinh viên Đại học Thương mại Nghiên cứu chính thức nhằm thu thập, phân tích dữ liệu khảo sát

● Xác định phương pháp chọn mẫu định lượng Đối với đề tài này, nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất Cụ thể là phương pháp chọn mẫu thuận tiện và phương pháp quả bóng tuyết Mẫu thuận tiện được chọn là bạn bè, anh chị, người quen của các thành viên trong nhóm nghiên cứu cùng học trường Đại học Thương mại Tiến hành gửi bảng khảo sát đến các đối tượng đó và thông qua họ gửi bảng khảo sát đến các đối tượng tiếp theo (phương pháp quả bóng tuyết) Ưu điểm của phương pháp này là tiếp xúc được đa dạng sinh viên ở đa dạng các độ tuổi; có thể tiết kiệm được thời gian và chi phí

● Xác định phương pháp chọn mẫu định tính

Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu theo mục đích, tiến hành bằng phương pháp phỏng vấn từng cá nhân để bổ sung cho những thông tin sẽ thu thập qua phương pháp khảo sát Nhóm nghiên cứu sẽ không tham gia vào phỏng vấn nên dữ liệu sẽ không bị lệch theo hướng chủ quan

Phương pháp thu thập và xử lý số liệu:

● Phương pháp thu thập số liệu:

Với nghiên cứu định tính:

Phương pháp phỏng vấn - phương pháp thu thập dữ liệu chủ yếu trong nghiên cứu định tính Phương pháp phỏng vấn được sử dụng là phỏng vấn sâu, công cụ thu thập dữ liệu là bảng hỏi có cấu trúc gồm các câu hỏi chuyên sâu và cụ thể về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công việc làm thêm của sinh viên Đại học Thương mại Câu trả lời sẽ được nhóm nghiên cứu tổng hợp dưới dạng thống kê

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn sử dụng phương pháp thảo luận nhóm Bằng phương pháp này, nhóm tác giả đã cùng nhau bàn bạc, trao đổi giữa các thành viên trong nhóm về các yếu tố được đề xuất, nhằm thu thập những ý kiến trên cơ sở tìm hiểu, đánh giá, phân tích và xử lý những yếu tố đã được đưa ra.

Với nghiên cứu định lượng: Sử dụng phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi tự quản lý được xây dựng bằng phần mềm Google Form và gửi qua Zalo, Facebook của sẽ được phân tích bằng phần mềm SPSS để đánh giá chất lượng thang đo, sự phù hợp của mô hình và kiểm định giả thiết mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu

Ngoài ra, dữ liệu còn được thu thập thông qua dữ liệu sơ cấp là các luận văn nghiên cứu về sự ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công việc làm thêm của sinh viên Đại học Thương mại của các tác giả đi trước, các bài báo, tạp chí khoa học cả trong và ngoài nước

● Xử lý dữ liệu: o Sử dụng phần mềm SPSS với công cụ phân tích thống kê mô tả o Phân tích độ tin cậy Cronbach’s alpha o Phân tích nhân tố khám phá EFA o Phân tích tương quan và phân tích hồi quy để nhập và phân tích dữ liệu đã thu được.

Xử lý và phân tích dữ liệu

3.3.1 Nghiên cứu định tính Đối tượng phỏng vấn: Sinh viên trường Đại học Thương mại

Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu sinh viên trường Đại học Thương mại các khóa đang học để thu thập dữ liệu, xác định, điều chỉnh thang đo lý thuyết phù hợp với nghiên cứu này

Số người được phỏng vấn : 17

Phương pháp xử lý: Sử dụng phương pháp xử lý tại bàn với dữ liệu thu được từ các cuộc phỏng vấn, thực hiện tổng hợp và mã hoá dữ liệu theo các nhóm thông tin

Mục đích: Nhận dạng các dữ liệu, mô tả dữ liệu và tập hợp các dữ liệu nhằm phục vụ xác định mối quan hệ giữa các dữ liệu sau này.

Mục đích: Nhằm phân tích mối quan hệ giữa các nhóm thông tin

Mục đích: Nhằm so sánh được kết quả quan sát với kết quả được mong đợi cũng như giải thích được khoảng cách nếu có giữa hai loại kết quả này

Số phiếu phát ra 150 phiếu, số phiếu thu về 147 phiếu, số phiếu hợp lệ là 147

Thang đo sử dụng cho các biến quan sát do nhóm nghiên cứu tự đề xuất không kế thừa từ các nghiên cứu trước

1) Thu nhập hàng tháng tương ứng với công sức bỏ ra.

2) Thu nhập hàng tháng đủ chi tiêu các nhu cầu cơ bản.

3) Thu nhập từ công việc làm thêm của tôi ngang bằng so với thu nhập của những công việc làm thêm khác

4) Thu nhập từ công việc làm thêm phù hợp với kì vọng của bản thân

1) Năng lực ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công việc làm thêm của tôi

2) Công việc hiện tại phù hợp với năng lực của tôi

3) Công việc hiện tại giúp tôi phát triển năng lực theo đúng chuyên môn của mình.

4) Tôi thích những công việc đòi hỏi năng lực cao

Yếu tố mức độ và yêu cầu công việc:

1) Tôi thích làm công việc nhẹ nhàng, mức độ công việc vừa phải.

2) Tôi thường lựa chọn công việc với yêu cầu về mặt thời gian linh hoạt.

3) Khi là sinh viên năm nhất và năm hai tôi hay làm những công việc với mức độ

4) Yêu cầu công việc không làm ảnh hưởng đến thời gian học tập của tôi

Yếu tố tính cách cá nhân:

1) Tôi thích những công việc năng động và giao tiếp với mọi người

2) Tôi đi tìm việc làm thêm dựa vào tính cách của mình (bạn hướng nội hoặc hướng ngoại).

3) Tôi điều chỉnh tính cách của mình để phù hợp với công việc

4) Công việc phù hợp với tính cách sẽ giúp tôi thăng tiến sau này

Yếu tố mối quan hệ:

1) Các mối quan hệ xã hội giúp tôi dễ dàng tìm kiếm công việc làm thêm

2) Tôi tìm được công việc uy tín và chất lượng thông qua các mối quan hệ xã hội

3) Công việc làm thêm hiện tại của tôi được mọi người giới thiệu

4) Tôi chọn công việc theo truyền thống gia đình

❖ Biến phụ thuộc Đánh giá chung

1) Tôi hài lòng với công việc làm thêm hiện tại.

2) Tôi sẽ tiếp tục làm công việc này trong thời gian sắp tới.

3) Tôi cảm thấy thoải mái khi làm công việc này.

Phân tích thống kê mô tả

Phân tích thống kê mô tả là kĩ thuật phân tích đơn giản nhất của một nghiên cứu định lượng Bất kì một nghiên cứu định lượng nào cũng tiến hành các phân tích này, ít nhất là để thống kê về đối tượng điều tra

Các phân tích chuyên sâu khác

Phân tích độ tin cậy Cronbach’s alpha: Các biến quan sát có tiêu chuẩn khi chọn thang đo đó là hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên, nhỏ hơn 1 và hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3

Phân tích nhân tố khám phá EFA: Phân tích nhân tố dựa vào chỉ số Eigenvalue để xác định số lượng các nhân tố EFA xem xét mối quan hệ giữa các biến ở tất cả các nhóm (các nhân tố) khác nhau nhằm phát hiện ra những biến quan sát tải lên nhiều nhân tố hoặc các biến quan sát bị phân sai nhân tố từ ban đầu

Phân tích hồi quy: Phân tích để xác định quan hệ phụ thuộc của một biến (biến phụ thuộc) vào một hoặc nhiều biến khác (gọi là biến độc lập).

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Phân tích kết quả nghiên cứu định tính

Sau khi thực hiện phỏng vấn đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công việc làm thêm của sinh viên Đại học Thương Mại”, nhóm đã phỏng vấn được 17 bạn sinh viên đang theo học tại trường Đại học Thương mại, gồm

14 nữ và 3 nam, tất cả các bạn đều đang đi làm thêm ngoài giờ học trên trường

Kết quả tổng hợp sau khi nghiên cứu về các yếu tố:

Khi được phỏng vấn về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công việc làm thêm, tất cả các bạn sinh viên được phỏng vấn đều cho rằng thu nhập là một trong những yếu tố khiến các bạn quyết định lựa chọn công việc làm thêm của mình

Tất cả các bạn sinh viên tham gia cuộc phỏng vấn chia sẻ rằng họ thường ưu tiên chọn những công việc có mức lương đủ để chi tiêu, trang trải các khoản sinh hoạt cá nhân, mua sắm, tiêu vặt mà không cần phải xin hỗ trợ từ cha mẹ

Tuy nhiên, chỉ khoảng 35% (6 người) số người tham gia phỏng vấn cho rằng mức lương mà các bạn nhận được là đáp ứng được kỳ vọng của bản thân

Bên cạnh đó, hơn một nửa số người (10 người) được phỏng vấn cho biết rằng thu nhập là yếu tố chi phối nhiều nhất tới quyết định lựa chọn công việc làm thêm của họ bởi một công việc có một mức lương cao sẽ mang lại động lực làm việc cho họ.

Năng lực làm việc là một trong những yếu tố quan trọng đối với rất nhiều công việc, vì thế đa số (12 người) các bạn sinh viên khi được phỏng vấn cho rằng đây là cũng chính là một trong những yếu tố khiến cho họ đưa ra quyết định lựa chọn công việc hiện tại Trong đó:

Phần lớn các bạn sinh viên (8 bạn) chia sẻ rằng họ sẽ chọn những công việc mà họ cảm thấy nó phù hợp với năng lực của họ Nếu không có năng lực để làm việc, họ sẽ không dám ứng tuyển để làm những công việc đó.

Số còn lại cho biết bởi vì hiện tại khả năng của họ đối với công việc đó là chưa tốt, nên họ đã lựa chọn công việc đó để cải thiện năng lực của họ cũng như tích luỹ thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm cho bản thân Những người có ý kiến này thường chấp nhận công việc làm thêm ở những vị trí thấp như thực tập, học việc,… để trau dồi năng lực của họ.

Ngoài ra, rất ít (3 bạn) các bạn sinh viên được phỏng vấn tiết lộ năng lực là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất tới quyết định lựa chọn công việc làm thêm của họ.

 Yếu tố mức độ và yêu cầu công việc:

Bởi vì còn là sinh viên, vướng lịch học trên trường nên mức độ và yêu cầu mà các công việc làm thêm đòi hỏi cũng ảnh hưởng ít nhiều tới quyết định lựa chọn công việc làm thêm của các bạn sinh viên đang theo học tại trường đại học Thương mại.

Qua phỏng vấn, hầu hết các bạn sinh viên chia sẻ mức độ và yêu cầu công việc cũng là một trong nhiều yếu tố ảnh hướng tới quyết định lựa chọn công việc làm thêm của họ Nếu mức độ và yêu cầu mà công việc đòi hỏi là quá lớn sẽ dễ khiến cho các bạn sinh viên rơi vào khủng hoảng, stress và ảnh hưởng nghiêm trọng tới kết quả học tập, cuộc sống cũng bị đảo lộn.

Trong số đó, hầu hết các bạn chia sẻ rằng các bạn sẽ lựa chọn những công việc làm thêm có mức độ và yêu cầu nằm trong tầm kiểm soát của bản thân, các bạn ấy có thể xử lý được công việc mà không làm ảnh hưởng đến việc học tập

Ngoài ra, một vài bạn đã tiết lộ rằng các bạn ấy sẽ lựa chọn những công việc mà dễ dàng để học và làm theo khi có được sự hướng dẫn.

Tuy nhiên, rất ít bạn (chỉ 1 bạn) chia sẻ rằng, khi đưa ra quyết định lựa chọn công việc làm thêm nào đó, họ sẽ cân nhắc mức độ và yêu cầu công việc để xem xét liệu rằng khi làm công việc này, họ sẽ học được gì.

Các cuộc phỏng vấn mà nhóm nghiên cứu đã thực hiện cũng chỉ ra rằng, chỉ một số ít các bạn sinh viên coi mức độ và yêu cầu công việc là yếu tố tác động nhiều nhất tới quyết định lựa chọn công việc làm thêm của họ.

 Yếu tố tính cách cá nhân:

Khi được hỏi về sự ảnh hưởng của tính cách cá nhân tới quyết định lựa chọn công việc làm thêm, hơn một nửa số bạn sinh viên được phỏng vấn thừa nhận rằng yếu tố này ít nhiều có chi phối quyết định của họ Những người này cho rằng khi làm một công việc phù hợp với tính cách của họ, họ sẽ cảm thấy ít áp lực và căng thẳng hơn.

Phân tích kết quả nghiên cứu định lượng

4.2.1 Phân tích thống kê mô tả a, Thống kê mô tả theo khoa

Valid Khoa Quản trị kinh doanh 9 6.1 6.1 6.1

Khoa Khách sạn - Du lịch 2 1.4 1.4 18.4

Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế 89 60.5 60.5 85.0

Khoa Hệ thống thông tin quản lý và thương mại điện tử

Khoa Tài chính - Ngân hàng 4 2.7 2.7 97.3

Khoa Quản trị nhân lực 1 7 7 98.0

Viện Đào tạo Quốc tế 2 1.4 1.4 99.3

Bảng 1 Thống kê người tham gia khảo sát theo khoa đang học

Nhìn vào kết quả khảo sát, chúng ta có thể thấy đa số sinh viên tham gia khảo sát là sinh viên khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế chiếm 60.5%, tiếp theo đến khoa Marketing với 10.9% sinh viên, khoa Quản trị Kinh Doanh chiếm 6.1%, khoa Kế toán – Kiểm toán cũng chiếm 6.1%,…Những khoa khác không có quá nhiều bạn sinh viên tham gia khảo sát chiếm tổng số 16.4% số lượng. b, Thống kê mô tả theo giới tính

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Bảng 2 Thống kê người tham gia khảo sát theo giới tính

Kết quả điều tra trong 147 người tham gia chỉ có 30 nam (chiếm 20.4%) và có tới

117 sinh viên là nữ (chiếm tới 79.6%) Điều này được giải thích bởi số lượng sinh viên là nam giới ở trường Đại học Thương mại là ít hơn nhiều so với nữ giới Vì vậy mà số sinh viên nữ tham gia khảo sát nhiều hơn số người tham gia khảo sát là nam. c, Thống kê mô tả theo khóa học

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Bảng 3 Thống kê người tham gia khảo sát theo khóa đang học

Nhìn vào bảng khảo sát, chúng ta có thể thấy lượng sinh viên tham gia khảo sát phần lớn là khóa 57 với 118 sinh viên chiếm tới 80.3% số người tham gia khảo sát, sau đó là số sinh viên khóa 56 với 19 người Khóa 55 có số người tham gia khảo sát là 9(chiếm 6.1%) và sinh viên khóa 54 chỉ có duy nhất 1 người chiếm 0.7%.

STT Tên biến Giải thích

1 TN1 Thu nhập hàng tháng tương ứng với công sức bỏ ra.

2 TN2 Thu nhập hàng tháng đủ chi tiêu các nhu cầu cơ bản.

TN3 Thu nhập từ công việc làm thêm của tôi ngang bằng so với thu nhập của những công việc làm thêm khác

4 TN4 Thu nhập từ công việc làm thêm phù hợp với kì vọng của bản thân 5

NL1 Năng lực ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công việc làm thêm của tôi

6 NL2 Công việc hiện tại phù hợp với năng lực của tôi

NL3 Công việc hiện tại giúp tôi phát triển năng lực theo đúng chuyên môn của mình.

8 NL4 Tôi thích những công việc đòi hỏi năng lực cao

9 YC1 Tôi thích làm công việc nhẹ nhàng, mức độ công việc vừa phải.

YC2 Tôi thường lựa chọn công việc với yêu cầu về mặt thời gian linh hoạt.

YC3 Khi là sinh viên năm nhất và năm hai tôi hay làm những công việc với mức độ phù hợp như phục vụ, gia sư, sale…

YC4 Yêu cầu công việc không làm ảnh hưởng đến thời gian học tập của tôi

13 TC1 Tôi thích những công việc năng động và giao tiếp với mọi người 14

TC2 Tôi đi tìm việc làm thêm dựa vào tính cách của mình (bạn hướng nội hoặc hướng ngoại).

15 TC3 Tôi điều chỉnh tính cách của mình để phù hợp với công việc

16 TC4 Công việc phù hợp với tính cách sẽ giúp tôi thăng tiến sau này 17

QH1 Các mối quan hệ xã hội giúp tôi dễ dàng tìm kiếm công việc làm thêm

QH2 Tôi tìm được công việc uy tín và chất lượng thông qua các mối quan hệ xã hội

19 QH3 Công việc làm thêm hiện tại của tôi được mọi người giới thiệu

20 QH4 Tôi chọn công việc theo truyền thống gia đình

21 DG1 Tôi hài lòng với công việc làm thêm hiện tại.

22 DG2 Tôi sẽ tiếp tục làm công việc này trong thời gian sắp tới.

23 DG3 Tôi cảm thấy thoải mái khi làm công việc này.

YC: Mức độ và yêu cầu công việc

TC: Tính cách cá nhân

QH: Mối quan hệ xã hội

Thang đo mức độ likert

5 Hoàn toàn đồng ý d, Mức độ ảnh hưởng từ thu nhập

N Minimum Maximum Mean Std Deviation

Bảng 4 Thống kê mô tả mức độ ảnh hưởng từ thu nhập

Từ số liệu ở bảng thống kê, ta có thể thấy rằng với tiêu chí TN1 “Thu nhập hàng tháng tương ứng với công sức bỏ ra” và TN2 “Thu nhập từ công việc làm thêm đủ chi tiêu các nhu cầu cơ bản” được mọi người đồng tình nhiều nhất với mức trung bình khá cao với lần lượt là 4.07 và 4.00 Hai yếu tố còn lại đa số mọi người chọn nghiêng về hướng trung lập với TN4 có mức trung bình là 3.66 và thấp nhất là TN3 với trung bình 3.47 Độ chênh lệch giữa các tiêu chí cao, từ 0.828 đến 1.041. e, Mức độ ảnh hưởng từ năng lực

N Minimum Maximum Mean Std Deviation

Bảng 5 Thống kê mô tả mức độ ảnh hưởng từ năng lực

Từ câu hỏi mà nhóm đã đưa ra, người tham gia khảo sát đồng ý với NL1 "Năng lực ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công việc làm thêm của tôi” trong khi với NL3

"Công việc hiện tại giúp tôi phát triển năng lực theo đúng chuyên môn của mình” được mọi người đồng ý ít nhất với mức trung bình là 3,13 Có thể thấy, xu hướng tìm các công việc làm thêm phù hợp với khả năng của bản thân của mình được nhiều sinh viên ưa chuộng hiện nay Các tiêu chí còn lại là NL2 (mức trung bình 3.86), NL4 (mức trung bình 3.57). f, Mức độ ảnh hưởng từ mức độ và yêu cầu công việc

N Minimum Maximum Mean Std Deviation

Bảng 6 Thống kê mô tả mức độ ảnh hưởng từ mức độ và yêu cầu công việc

Nhìn vào số liệu kết quả bảng thống kê, ta thấy đa số người tham gia khảo sát đồng ý với tiêu chí YC2: "Tôi thường lựa chọn công việc với yêu cầu về mặt thời gian linh hoạt” với mức trung bình là 4,09, còn lại là các tiêu chí khác với lần lượt các mức trung bình: YC3 (mức trung bình 3.97), YC4(mức trung bình 3.78) và YC1(mức trung bình 3,62) Độ chênh lệch giữa các tiêu chí cao, từ 0,902 đến 1,063. g, Mức độ ảnh hưởng từ tính cách cá nhân

N Minimum Maximum Mean Std Deviation

Bảng 7 Thống kê mô tả mức độ ảnh hưởng từ tính cách cá nhân

Nhìn vào bảng thống kê, chúng ta có thể thấy tiêu chí TC4 "Công việc phù hợp với tính cách sẽ giúp tôi thăng tiến sau này” được đa số mọi người đồng ý với mức trung bình là 3.97 Điều đó cho thấy mọi người tin rằng có được một công việc mà trong tương lai Trong khi TC1(mức trung bình 3,71) và TC3(mức trung bình 3,72) được ít người đồng tình nhất với mức trung bình 3,71 Tiêu chí còn lại là TC2 (mức trung bình 3.82). h, Mức độ ảnh hưởng từ mối quan hệ xã hội

N Minimum Maximum Mean Std Deviation

Bảng 8 Thống kê mô tả mức độ ảnh hưởng từ mối quan hệ xã hội

Từ số liệu bảng thống kê, có thể thấy rằng người tham gia khảo sát đồng ý với tiêu chí QH1 "Các mối quan hệ xã hội giúp tôi dễ dàng tìm kiếm công việc làm thêm" nhất với mức độ trung bình là 3.97 Trong khi đó, tiêu chí QH4 “Tôi chọn công việc theo truyền thống gia đình” không được người tham gia khảo sát đồng tính quá nhiều chỉ ở mức 2.49 Điều đó có thể thấy các mối quan hệ vẫn giúp cho sinh viên Đại học Thương mại tìm được những công việc làm thêm tuy nhiên họ thường không lựa chọn những công việc mà gia đình đã từng làm.

4.2.2 Kiểm định Cronbach’s Alpha a) Thu nhập

Bảng 9: Hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập “Thu nhập”

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

Bảng 10: Hệ số Cronbach's Alpha của từng biến quan sát đo lường “Thu nhập”

Sau khi kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập “Thu nhập” với 4 biến quan sát thì hệ số Cronbach’s Alpha if Item Deleted của biến quan sát TN3 0.780 > 0.756 Do đó loại biến TN3, tiến hành kiểm định lại.

Bảng 11: Hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập “Thu nhập” 2

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

Bảng 12: Hệ số Cronbach's Alpha của từng biến quan sát đo lường “Thu nhập” 2

Qua kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập “Thu nhập” với 3 biến quan sát thì hệ số tương quan tổng biến của biến độc lập “Thu nhập” đều thỏa mãn yêu cầu (lớn hơn 0.3), còn hệ số Cronbach’s Alpha chung của biến = 0.780 > 0.6, các hệ số Cronbach’s Alpha if Item Deleted của các biến quan sát đều đạt yêu cầu ( 0.6, các hệ số Cronbach’s Alpha if Item Deleted của các biến quan sát đều đạt yêu cầu ( 0.6, các hệ số Cronbach’s Alpha if Item Deleted của các biến quan sát đều đạt yêu cầu (

Ngày đăng: 12/04/2024, 09:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w