1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tạo động lực cho sinh viên học viện hành chính quốc gia thông qua công tác thi đua khen thưởng

87 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 1,34 MB

Nội dung

Bên cạnh đó, phải kể đến đó là nhữngbiểu hiện về suy thoái đạo đức, lối sống, phô trương, che giấu khuyết điểm cần phảilên án, phê phán quyết liệt để xây dựng một xã hội cạnh tranh lành

Trang 1

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

KHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC

BÁO CÁO TỔNG HỢP

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

TẠO ĐỘNG LỰC CHO SINH VIÊN HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH

QUỐC GIA THÔNG QUA CÔNG TÁC THI ĐUA

Trang 2

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

KHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC

BÁO CÁO TỔNG HỢP

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

TẠO ĐỘNG LỰC CHO SINH VIÊN HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH

QUỐC GIA THÔNG QUA CÔNG TÁC THI ĐUA

KHEN THƯỞNG

MÃ SỐ: ĐTSV.2024.QTNL.11

Chủ nhiệm đề tài : Nguyễn Hoa Mai :2005QTNA

Thành viên tham gia : Nguyễn Thị Hải Luyến :2005QTNA

: Nguyễn Thị Nga :2005QTNA

Hà Nội, 4/2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Nhóm nghiên cứu xin cam đoan đề tài “Tạo động lực cho sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia thông qua công tác thi đua, khen thưởng” là một công trình

nghiên cứu độc lập dưới sự hướng dẫn của giảng viên hướng dẫn ThS.Nguyễn Thị Tế.Ngoài ra trong bài nghiên cứu có sử dụng một số tài liệu tham khảo và trích nguồn rõràng Nhóm nghiên cứu xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của các nộidung khác trong đề tài của mình

Hà Nội, ngày tháng năm 2024

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI Nguyễn Hoa Mai

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian học tập và rèn luyện tại Học viện Hành chính Quốc gia bằng sựbiết ơn và kính trọng, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám đốc, cácphòng, khoa thuộc Học viện đã nhiệt tình hướng dẫn, giảng dạy và tạo mọi điều kiệnthuận lợi giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện đềtài nghiên cứu khoa học này

Đặc biệt, chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS.Nguyễn Thị Tế đãtrực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ chúng em trong quá trình thực hiện đề tài

Tuy nhiên điều kiện về năng lực bản thân còn hạn chế, chuyên đề nghiên cứukhoa học chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong nhận được sự đónggóp ý kiến của các thầy cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp để bài nghiên cứu của chúng

em được hoàn thiện hơn

Chúng em xin trân trọng cảm ơn!

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Giả thuyết nghiên cứu 4

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TẠO ĐỘNG LỰC VÀ CÔNG TÁC THI ĐUA KHEN THƯỞNG ĐỐI VỚI SINH VIÊN 4

1.1 Một số vấn đề chung về tạo động lực cho sinh viên 5

1.1.1 Khái niệm 5

1.1.2 Các thuyết tạo động lực 8

1.2 Một số vấn đề chung về công tác thi đua khen thưởng đối với sinh viên 11

1.2.1 Khái niệm 11

1.2.2 Phân loại công tác thi đua khen thưởng đối với sinh viên 13

1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thi đua khen thưởng đối với sinh viên 16

1.3 Tác động công tác thi đua khen thưởng đối với tạo động lực cho sinh viên 20

1.3.1 Tích cực 20

1.3.2 Tiêu cực 22

1.4 Mối quan hệ về động lực của sinh viên với công tác thi đua khen thưởng 22

Tiểu kết chương 1 23

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC CHO SINH VIÊN HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA THÔNG QUA CÔNG TÁC THI ĐUA KHEN THƯỞNG 24

2.1 Giới thiệu chung về Học viện Hành chính Quốc gia và sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia 24

2.1.1 Quá trình thành lập, phát triển của Học viện Hành chính Quốc gia 24

2.1.2 Một số đặc điểm của sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia 27

2.1.3 Các loại động lực của sinh viên ở học viện 28

Trang 6

2.2 Thực trạng tạo động lực cho sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia thông

qua công tác thi đua khen thưởng 30

2.2.1 Các hình thức thi đua, khen thưởng được thực hiện tại học viện 30

2.2.2 Mức độ tiếp cận và phản hồi của sinh viên đối với công tác thi đua khen thưởng32 2.2.3 Tác động của công tác thi đua khen thưởng đối với động lực của sinh viên 40

2.3 Đánh giá ảnh hưởng của công tác thi đua khen thưởng đến động lực học tập và rèn luyện của sinh viên 47

2.3.1 Những điểm đạt được 47

2.3.2 Một số hạn chế 52

2.3.3 Nguyên nhân của hạn chế 53

Tiểu kết chương 2 54

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐỘNG LỰC CHO SINH VIÊN HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA THÔNG QUA CÔNG TÁC THI ĐUA KHEN THƯỞNG 55

3.1 Các biện pháp nhằm hoàn thiện quy chế, quy định trong công tác thi đua khen thưởng tại Học viện Hành chính quốc gia 55

3.2 Phương hướng của Học viện Hành chính Quốc gia tăng cường động lực học tập và rèn luyện thông qua công tác thi đua khen thưởng cho sinh viên 55

3.2.1 Tạo khảo sát để hiểu suy nghĩ và thái độ của sinh viên 55

3.2.2 Tăng các hoạt động giao lưu, các buổi nói chuyện chuyên đề với sinh viên 56

3.2.3 Đào tạo và phát triển những giảng viên tâm huyết với nghề và sinh viên tham gia quản lý lớp 57

3.3 Giải pháp tăng cường động lực cho sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia thông qua công tác thi đua khen thưởng 58

3.3.1 Giải pháp về nhận thức 58

3.3.2 Giải pháp về nhân lực 59

3.3.3 Giải pháp về tài chính 60

Tiểu kết chương 3 61

KẾT LUẬN 62 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Kết quả khảo sát đánh giá của sinh viên về việc đã từng nhận được khenthưởng của học viện 32Bảng 2.2 Kết quả khảo sát đánh giá của sinh viên về việc chính sách thi đua khenthưởng được thay đổi theo từng năm 33Bảng 2.3 Kết quả khảo sát về chính sách thi đua khen thưởng tạo động lực đối vớiviệc học tập và rèn luyện của sinh viên 34Bảng 2.4 Kết quả khảo sát về việc chính sách thi đua khen thưởng quy định hình thức,tiêu chuẩn thi đua khen thưởng 35Bảng 2.5 Kết quả khảo sát đánh giá của sinh viên về việc học viện khen thưởng sinhviên đạt danh hiệu sinh viên giỏi, sinh viên xuất sắc trong năm học 36Bảng 2.6 Kết quả khảo sát đánh giá của sinh viên về việc học viện khen thưởng sinhviên có thành tích trong hoạt động nghiên cứu khoa học 37Bảng 2.7 Kết quả khảo sát đánh giá của sinh viên về việc học viện khen thưởng sinhviên có thành tích trong các kỳ thi, cuộc thi 37Bảng 2.8 Kết quả khảo sát đánh giá của sinh viên về việc Đoàn thanh niên của họcviện khen thưởng cho sinh viên hoạt động tích cực trong phong trào đoàn 38Bảng 2.9 Kết quả khảo sát kiến nghị của sinh viên về việc thay đổi hình thức thi đuakhen thưởng để tạo động lực học tập và rèn luyện 39Bảng 2.10 Kết quả khảo sát đánh giá của sinh viên về quy định của công tác thi đuakhen thưởng đến động lực học tập và rèn luyện của sinh viên 40Bảng 2.11 Kết quả khảo sát đánh giá của sinh viên về nguồn kinh phí của công tác thiđua, khen thưởng 41Bảng 2.12 Khảo sát đánh giá của sinh viên về hình thức thi đua, khen thưởng 42Bảng 2.13 Kết quả khảo sát đánh giá của sinh viên về nhận thức của sinh viên về chế

độ thi đua khen thưởng 43

Trang 8

Bảng 2.14 Kết quả khảo sát đánh giá của sinh viên về nhận thức của cán bộ quản lý,giảng viên đối với chế độ thi đua, khen thưởng 44Bảng 2.15 Kết quả khảo sát đánh giá của sinh viên về nhận thức của các tổ chức đoànthể đối với chế độ thi đua, khen thưởng 45Bảng 2.16 Kết quả khảo sát đánh giá của sinh viên về học viện tạo động lực học tập

và rèn luyện cho sinh viên thông qua việc khen thưởng 46Bảng 2.17 Kết quả khảo sát đánh giá của sinh viên về tạo động lực cho sinh viên họctập và rèn luyện 47Bảng 2.18 Kết quả khảo sát đánh giá của sinh viên về nâng cao ý thức học tập và rènluyện của sinh viên 48Bảng 2.19 Kết quả khảo sát đánh giá của sinh viên về phát huy tính sáng tạo, năngđộng của sinh viên 49Bảng 2.20 Kết quả khảo sát đánh giá của sinh viên về tăng cường tinh thần đoàn kết,tương trợ lẫn nhau của sinh viên 50Bảng 2.21 Kết quả khảo sát đánh giá của sinh viên về góp phần nâng cao chất lượnggiáo dục và đào tạo 51

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc vào ngày 11/6/1948, từ

đó đến nay, các phong trào thi đua ngày càng được phát huy mạnh mẽ Trong nhữngnăm qua, chúng ta đã chứng kiến nhiều tấm gương cán bộ, chiến sĩ quân đội khôngquản ngại gian khó, hy sinh để cứu dân, giúp dân trong thiên tai, bão lũ Không nhữngvậy, nhiều tấm gương sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất, tronggiữ gìn an ninh trật tự và bảo vệ Tổ quốc khiến chúng ta ngưỡng mộ, trân quý, tạo sứclan tỏa rất lớn trong xã hội

Dù ở hoàn cảnh nào, thì những con người ra sức cống hiến cho đất nước, cho xãhội đều cần được vinh danh và khen thưởng Bên cạnh đó, phải kể đến đó là nhữngbiểu hiện về suy thoái đạo đức, lối sống, phô trương, che giấu khuyết điểm cần phảilên án, phê phán quyết liệt để xây dựng một xã hội cạnh tranh lành mạnh, văn minh

Do đó, cần thiết phải xem lại hình thức thi đua và khen thưởng sao cho bảo đảm mụctiêu của thi đua nhằm tạo động lực động viên, lôi cuốn, khuyến khích mọi cá nhân, tậpthể phát huy truyền thống yêu nước, năng động, sáng tạo vươn lên hoàn thành tốtnhiệm vụ được giao

Đối với sinh viên, trên con đường chinh phục tri thức và rèn luyện bản thân, mỗisinh viên đều mang trong mình khát vọng thành công và khẳng định giá trị bản thân.Thi đua khen thưởng chính là ngọn lửa thắp sáng đam mê, tiếp thêm động lực cho sinhviên trên hành trình đầy thử thách nhưng cũng vô cùng vinh quang ấy Học viện Hànhchính Quốc gia - đơn vị sự nghiệp đại học công lập cơ sở Hà Nội cũng luôn luôn hoànthành tốt công tác thi đua, khen thưởng trong môi trường học đường Học viện đã banhành nhiều chính sách khen thưởng rất hấp dẫn, thiết thực nhằm tạo động lực cho sinhviên học tập và rèn luyện tốt

Hiện nay, công tác thi đua khen thưởng tại Học viện Hành chính Quốc gia cònmột số hạn chế cần được khắc phục để nâng cao hiệu quả Do đó, nhóm nghiên cứu

lựa chọn đề tài “Tạo động lực cho sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia thông

qua công tác thi đua, khen thưởng” nhằm đưa ra giải pháp để hoàn thiện công tác thi

đua khen thưởng, góp phần tạo động lực cho sinh viên học tập và rèn luyện tốt hơn

Trang 11

2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Hoàng Văn Thanh (2009) “Động lực học tập của sinh viên trường Đại học Nội

vụ Hà Nội”, Nghiên cứu khoa học Kết quả thu được cũng như quá trình khảo sát động

lực học tập, các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên trường Đại họcNội Vụ Hà Nội, giúp ta hiểu được sâu sắc về tầm quan trọng của động lực học tập đốivới sinh viên và đó cũng chính là yếu tố không thể thiếu đối với sinh viên và nâng caohiệu quả của công tác thi đua, khen thưởng của trường Đại học Nội Vụ Hà Nội

Nguyễn Thị Thùy Dương (2017) “Động lực học tập của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội”, Nghiên cứu khoa học Kết quả thu được cũng như quá trình khảo

sát động lực học tập, các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên trườngĐại học Nội Vụ Hà Nội, giúp ta hiểu được sâu sắc về tầm quan trọng của động lực họctập đối với sinh viên và đó cũng chính là yếu tố không thể thiếu đối với sinh viên vànâng cao hiệu quả của công tác thi đua, khen thưởng của trường Đại học Nội Vụ HàNội

Ths Ngô Thị Việt (2020) “Đổi mới công tác khen thưởng tổ chức, cá nhân nước ngoài đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế”, Đề tài khoa học cấp bộ Cập nhật đến

công tác đối ngoại có vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện, môi trường thuận lợi

và sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế trong phát triển Kinh tế - Xã hội và bảo vệ Tổquốc Do vậy, đổi mới công tác khen thưởng cho tổ chức, cá nhân người nước ngoài làđòi hỏi tất yếu

Các công trình nghiên cứu về tạo động lực, quá trình khảo sát tạo động lực, cácyếu tố ảnh hưởng đến động lựcđã sử dụng một phạm vi phương pháp nghiên cứu rộnglớn, bao gồm cả phỏng vấn, khảo sát, theo dõi hành vi và sự đa dạng trong phươngpháp này giúp tạo ra một hình ảnh toàn diện về động lực đã chứng minh rất rõ điều

này Vì vậy, trong nghiên cứu “Tạo động lực cho sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia thông qua công tác thi đua, khen thưởng” nhóm tác giả tập trung vào việc tìm hiểu

những ảnh hưởng của công tác thi đua khen thưởng đến động lực học tập và rèn luyệncủa sinh viên trong học viện và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng củacông tác thi đua khen thưởng đến sinh viên trong học viện Từ đó, giúp tạo ra môi

Trang 12

trường học tập và làm việc tích cực, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghiên cứucủa Học viện.

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu công tác thi đua, khen thưởng của Học viện

Hành chính Quốc gia Qua đó nghiên cứu ảnh hưởng của công tác này đến động lựchọc tập và rèn luyện của sinh viên trong học viện và đề xuất những giải pháp nhằmnâng cao chất lượng của công tác thi đua khen thưởng đến sinh viên trong học viện

Nhiệm vụ nghiên cứu:

Tìm hiểu một số vấn đề chung về tạo động lực cho sinh viên thông qua các hìnhthức thi đua khen thưởng

Nghiên cứu thực trạng tạo động lực cho sinh viên qua công tác thi đua khenthưởng của sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia

Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác thi đua khenthưởng đối với sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Tạo động lực học tập và rèn luyện cho sinh viên Học

viện Hành chính Quốc gia qua công tác thi đua khen thưởng

Phạm vi nghiên cứu:

Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu về cơ sở lý luận, về thực trạng và giải phápcủa công tác thi đua khen thưởng đến động lực học tập của sinh viên Học viện Hànhchính Quốc gia

Không gian: Học viện Hành chính Quốc gia cơ sở tại Hà Nội

Thời gian: Nhóm nghiên cứu trong 3 năm, từ 2022-2024

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp lý luận: Tiến hành nghiên cứu lý luận thông qua các nguồn tài liệu

thứ cấp (sách, báo, tài liệu lưu trữ, công trình khoa học…) và các chương trình của

Trang 13

sinh viên được khen thưởng khi theo học tại học viện Từ đó tổng hợp và hệ thống hóanhững thông tin từ lý thuyết đã thu thập được.

Phương pháp điều tra, khảo sát: Thực hiện khảo sát trên diện rộng về số lượng

sinh viên đại học của học viện hệ chính quy đang học tập tại Học viện Hành chínhQuốc gia về việc tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, tình nguyện, học tập để phấnđấu đạt bằng khen, giấy khen, sự công nhận của học viện Các số liệu đó đã phần nàophản ánh được thực trạng, từ đó đưa tác giả tiến hành nghiên cứu đưa ra các giải phápphù hợp để khắc phục được các hạn chế thông qua các số liệu cụ thể

Phương pháp phân tích, tổng hợp: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực hiện

điều tra khảo sát thì nhóm nghiên cứu đã thực hiện việc phân tích những số liệu thuthập được để làm rõ về công tác thi đua, khen thưởng của học viện và ảnh hưởng củathi đua, khen thưởng đến động lực học tập và rèn luyện của sinh viên Từ đó, tổng hợp

số liệu để đưa vào bài nghiên cứu

Phương pháp phỏng vấn chuyên sâu: Trên thực tế nhóm nghiêm cứu thực hiện

phỏng vấn một số sinh viên đã được nhận khen thưởng của học viện, từ đó biết đượcmức độ nhận thức, cảm nghĩ của sinh viên về chính sách thi đua khen thưởng đến độnglực học tập và rèn luyện

Phương pháp quan sát, tham dự: Nhóm nghiên cứu đã tham gia trực tiếp vào

quá trình nghiên cứu, tương tác với các bạn sinh viên để thu thập thông tin, dữ liệu chitiết về hành vi, quan điểm của sinh viên về công tác thi đua khen thưởng của Học viện.Ngoài ra đề tài còn sử dụng kết hợp các phương pháp như: so sánh, phân loại,giả thuyết… để phục vụ cho quá trình nghiên cứu

6 Giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết: Ảnh hưởng công tác thi đua khen thưởng đến động lực học tập vàrèn luyện cho sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia

Trang 14

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TẠO ĐỘNG LỰC VÀ CÔNG TÁC THI ĐUA KHEN THƯỞNG ĐỐI VỚI SINH VIÊN

1.1 Một số vấn đề chung về tạo động lực cho sinh viên

1.1.1 Khái niệm

1.1.1.1 Động lực

Động lực (viết tắt ĐL) là sự khát khao và tự nguyện của con người trong việctăng cường sự nỗ lực để đạt được một mục tiêu hoặc kết quả cụ thể (Nói cách khácđộng lực bao gồm tất cả những lý do khiến con người hoạt động) ĐL còn bị ảnhhưởng bởi nhiều yếu tố, các yếu tố này luôn thay đổi và khó nắm bắt

Theo Bedeian (1993), "động lực là cố gắng để đạt mục tiêu của mỗi cá nhân".

[1, tr.21]

Theo Higgins (1994), "động lực là lực đẩy từ bên trong cá nhân để đáp ứng các nhu cầu chưa được thỏa mãn" [5, tr.38]

Theo giáo trình hành vi tổ chức: “Động lực của người lao động là những nhân

tố bên trong kích thích con người làm việc trong điều kiện cho phép tạo ra năng suất, hiệu quả cao Biểu hiện của động lực lao động là sự sẵn sàng nỗ lực, say mê làm việc nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức cũng như bản thân người lao động” [2,tr.82]

Thông thường ĐL được chia làm hai loại là động lực bên trong và động lực bênngoài:

Động lực bên trong (Intrinsic motivation): Động lực xuất phát từ bản thân của mỗisinh viên Là sự thỏa mãn khi cá nhân sinh viên đạt được mục tiêu do chính mình đề ra,

họ tự cảm thấy hứng thú với việc học họ sẽ có xu hướng tập trung và nỗ lực hơnđể đạtđược thành tích

Động lực bên ngoài (Extrinsic motivation): Là những yếu tố bên ngoài khiến nhânviên hành động hướng tới hoàn thành nhiệm vụ hoặc mục tiêu học tập và rèn luyện.Chúng thường là hình phạt hoặc phần thưởng Động lực bên trong thường hiệu quảhơn động lực bên ngoài, bởi vì nó đến từ bên trong cá nhân thay vì áp đặt lên cá nhân

Trang 15

Đôi khi,động lực còn xuất phát từ sự hỗ trợ của gia đình, bạn bè, hoặc giảng viêncũng có thể là nguồn động lực lớn Sinh viên muốn thành công không chỉ cho bản thânmình mà còn để làm hài lòng những người xung quanh họ kích thích sự khao khátvượt qua những rào cản và vươn lên trên khả năng hiện tại cũng có thể là một nguồnđộng lực mạnh mẽ.

Vì vậy, có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau về ĐL nhưng đều nói về bản chấtcủa động lực là kích thích con người hành động để đạt được những mục tiêu nhất định.Các mục tiêu do người lao động đặt ra một cách có ý thức được phản ánh trong động

cơ của họ và quyết định hành động của họ

Từ đây, có thể đưa ra khái niệm: Động lực là những yếu tố thúc đẩy sinh viênhọc tập rèn luyện và hoàn thành mục tiêu của bản thân Những yếu tố này không chỉxuất phát từ niềm đam mê, sự yêu thích, sở thích cá nhân, mong muốn tự hoàn thiệncủa sinh viên mà còn xuất phát từ yếu tố khác ngoài bản thân sinh viên

1.1.1.2 Tạo động lực

Tạo động lực nghĩa là việc thúc đẩy sự phát triển, đưa ra các biện pháp chínhsách nhằm động viên tâm lý của người hoặc đối tượng cần tạo động lực, kích thíchđộng lực để tiến lên phía trước phù hợp với mục tiêu mà đối tượng hướng tới

Về bản chất, việc tạo động lực chính là việc xác định các nhu cầu của con người,thỏa mãn các nhu cầu hợp lý của họ bằng mục tiêu, gia tăng lợi ích của họ để họ có thểlàm việc tích cực, tự giác, sáng tạo và hiệu quả nhất nhằm nhanh chóng đạt được mụctiêu họ đề ra cho mình

Theo giáo trình Hành vi tổ chức thì: “Tạo động lực được hiểu là hệ thống các chính sách, biện pháp, thủ thuật quản lý tác động đến người lao động nhằm làm cho người lao động có động lực trong công việc” [2, tr.24] Đây là trách nhiệm và mục

tiêu của quản lý, tạo động lực trong lao động sẽ giúp cho người lao động có khả năngtăng năng suất lao động cá nhân, kích thích tính sáng tạo của người lao động Tăng sựgắn bó của người lao động với tổ chức Đồng thời tạo động lực còn giúp cho tổ chức

Trang 16

có một đội ngũ lao động giỏi, tâm huyết với công việc từ đó sẽ góp phần nâng cao hoạtđộng sản xuất kinh doanh.

Theo Giáo trình Quản trị kinh doanh của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân:

“Tạo động lực lao động là việc vận dụng các chính sách, biện pháp, cách thức quản lí tác động tới người lao động, tác động tới môi trường làm việc và các mối quan hệ xung quanh nhằm làm cho người lao động có động lực làm việc, hài lòng hơn với công việc Tạo động lực làm việc cho người lao động sẽ khiến cho người lao động có động lực làm việc, họ sẽ dồn hết khả năng để thực hiện công việc được giao, đạt mục tiêu của doanh nghiệp, đáp ứng làm thỏa mãn nhu cầu, gia tăng sự thỏa mãn công việc của người lao động và độ gắn kết của người lao động với doanh nghiệp” [9, tr.28]

Tạo động lực là sự kích thích, thúc đẩy, khuyến khích, động viên con người thựchiện những hành vi hướng tới mục tiêu Bản chất của ĐL xuất phát từ nhu cầu và sựthoả mãn về nhu cầu của con người Giữa nhu cầu và việc thoả mãn nhu cầu có mộtkhoảng cách nhất định và khoảng cách này luôn có động lực để thu hẹp lại Nhu cầubao gồm nhiều loại khác nhau tuỳ theo cách chúng ta phân chia: nhu cầu vật chất, nhucầu tinh thần, nhu cầu trước mắt, nhu cầu lâu dài…Việc thoả mãn nhu cầu được hiểu

là sự đáp ứng nhu cầu ở một mức độ nhất định

Khi một nhu cầu cơ bản được thỏa mãn thì nó dần dần biến mất và một nhu cầumới lại xuất hiện Con người không bao giờ thiếu nhu cầu, sự thoả mãn nhu cầu đều cóảnh hưởng tích cực đến ĐL của mỗi người Nhu cầu luôn tồn tại mãi mãi nhưng nhucầu không phải là yếu tố quyết định đến động lực mà lợi ích mới thực sự là yếu tốquyết định đến động lực

Vì vậy, tạo động lực cho sinh viên bao gồm tất cả các biện pháp, chính sách, thủthuật mà nhà trường, giảng viên áp dụng vào sinh viên nhằm mục đích khiến cho sinhviên thấy hứng thú với việc học tập, có động lực học tập vào rèn luyện để đạt được kếtquả tốt nhất

1.1.1.3 Động lực học tập

Trang 17

“Động lực học tập là khao khát, mong muốn, hào hứng, cảm thấy có trách nhiệm

và đầy nhiệt huyết trong quá trinh học tập” (Bomia et al., 1997); “Động lực học tập cũng được quan niệm là một trong những thành phần có tính chất then chốt nhất trong việc học tập” (Slawin, 2008) Động lực học tập tạo nên nguồn sức mạnh, nguồn năng

lực mạnh mẽ khiến chủ thể hành động và duy trì hành động để đạt được kết quả

Vậy động lực học tập là ĐL thúc đẩy sinh viên học tập, xuất phát từ nhu cầuhoàn thiện tri thức, mong muốn nắm vững những kiến thức đã học tiến tới làm chủ trithức, làm chủ được nghề nghiệp mình đang theo đuổi

1.1.1.4 Động lực rèn luyện

Động lực rèn luyện là một quá trình tâm lí mà nó định hướng các hành vi cánhân một cách thường xuyên để đạt đến một trình độ nhất định nhằm đạt được mụctiêu trong quá trình rèn luyện đạo đức, hành vi, phẩm chất của một con người đượclĩnh hội, nỗ lực trong một thời gian dài thể hiện ý chí, thúc đẩy con người hướng tớinhững tư tưởng, hành vi chuẩn mực

1.1.2 Các thuyết tạo động lực

1.1.2.1 Thuyết nhu cầu của Maslow

Ông Abraham Maslow là nhà tâm lý học người Mỹ đã xây dựng học thuyết vềnhu cầu của con người vào những năm 1950 Ông cho rằng trong mỗi con người baogiờ cũng tồn tại một hệ thống phức tạp gồm 5 nhóm nhu cầu tử thấp đến nhu cầu bậccao Điểm quan trọng của lí thuyết này là Maslow cảm thấy rằng nếu các nhu cầu ởcấp thấp hơn chưa được đáp ứng, sẽ ngăn chặn con người bước lên bước tiếp theo

Theo Maslow, về căn bản, nhu cầu của con người được chia làm hai nhómchính: nhu cầu cơ bản và nhu cầu bậc cao

Nhu cầu cơ bản liên quan đến các yếu tố thể lý của con người như mong muốn

có đủ thức ăn, nước uống, được ngủ nghỉ, Những nhu cầu cơ bản này đều là các nhucầu không thể thiếu hụt vì nếu con người không được đáp ứng đủ những nhu cầu này,

họ sẽ không tồn tại được nên họ sẽ đấu tranh để có được và tồn tại trong cuộc sốnghàng ngày

Trang 18

Các nhu cầu cao hơn nhu cầu cơ bản trên được gọi là nhu cầu bậc cao Nhữngnhu cầu này bao gồm nhiều nhân tố tinh thần đòi hỏi công bằng, an tâm, an toàn, vui

vẻ, địa vị xã hội, sự tôn trọng, vinh danh với một cá nhân

Các nhu cầu cơ bản thường được ưu tiên chú ý trước so với những nhu cầu bậccao này Với một người bất kỳ, nếu thiếu ăn, thiếu uống, Họ sẽ không quan tâm đếncác nhu cầu về vẻ đẹp, sự tôn trọng Tuy nhiên, tùy theo nhận thức, kiến thức, hoàncánh, thứ bậc các nhu cầu cơ bản có thể đảo lộn Ví dụ như: người ta có thể hạn chế ăn,uống, ngủ nghỉ để phục vụ cho các sự nghiệp cao cả hơn Ngược lại, theo chủ thuyếtcách mạng vô sản, của cải, sở hữu tài sản là nhu cầu số một bỏ qua các nhu cầu bậccao khác

Nhu cầu xã hội (về liên kết và chấp nhận): Vì con người là thành viên của xã hộinên họ cần được người khác chấp nhận, có tình yêu thương, sự đồng hành Trong tổchức, nhu cầu này được thể hiện thông qua sự kỳ vọng của người lao động về mốiquan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp cũng như cấp trên, được tham gia vào các hoạt độngtập thể, làm việc theo nhóm

Nhu cầu được tôn trọng: Khi con người được đáp ứng nhu cầu của mình, đượcchấp nhận là thành viên trong xã hội thì họ có xu hướng tự trọng và muốn được ngườikhác tôn trọng Ông Maslow đã chia làm 2 loại: khát vọng về sức mạnh, thành công,tin tưởng vào người khác và khát vọng độc lập tự do Loại còn lại mong muốn về danhtiếng, uy tín, địa vị, thống trị, được chú ý, được thể hiện bản thân

Nhu cầu tự hoàn thiện mình: Theo Maslow cho rằng:“Mặc dù tất cả các nhu cầu trên được thỏa mãn, chúng ta vẫn cảm thấy sự bất mãn mới và sự lo lắng sẽ xuất hiện,

từ khi các nhu cầu cá nhân đang làm những công việc mà phủ hợp với minh”.

Như vậy, sau khi đã thỏa mãn những nhu cầu thấp hơn trước đó thì nhu cầu này

sẽ đến, không phải trong cùng một thời điểm mà ai cũng sẽ có những nhu cầu giốngnhau mà phụ thuộc vào từng thời điểm thì mỗi người khác nhau sẽ có nhu cầu khácnhau

Ứng dụng vào việc tạo động lực học:

Trang 19

Khi đã đạt được mục tiêu cơ bản, sinh viên (viết tắt SV) sẽ mong muốn đạtđược những mục tiêu cao hơn và khó hơn, tạo động lực học tập nghiên cứu Mục tiêucàng cao càng khó thì động lực càng lớn càng mạnh, thỏa mãn nhu cầu đạt được mụctiêu càng mạnh mẽ Sinh viên càng biết cách cải thiện kể cả trong học tập lẫn cuộcsống thì càng thành công hơn.

Để thỏa mãn nhu cầu này, cần tạo cơ hội cho sinh viên phát triển, sáng tạo vàtham gia các khóa huấn luyện kỹ năng ngoài kiến thức trên lớp để có đủ năng lực và sự

tự tin đạt được những mục tiêu mới đầy tham vọng

1.1.2.2 Thuyết thúc đẩy của Mc Clelland

Động lực của một con người xây dựng dựa trên ba nhu cầu:

Động lực thành công (n – ach): Động lực thúc đẩy con người tìm kiếm thànhcông, tìm kiếm thành tích, đạt được những mục tiêu thực tế nhưng đầy thử thách.Những người có động lực thành công cao sẽ có mong muốn tìm kiếm các cơ hội, họthích làm việc một mình hoặc với những người thành đạt ở mức độ cao

Cơ quan/công suất động cơ (n-pow): Người được gọi là n-pow có nhu cầu

“thúc đẩy quyền lực” Có một nhu cầu mạnh mẽ để dẫn dắt họ áp dụng những ý tưởng.

Ngoài ra còn có động lực và nhu cầu ngày càng tăng đối với từng trạng cá nhân

và uy tín của cá nhân đó Nhu cầu của một người quyền lực (n-pow) có thể là mộttrong hai loại: cá nhân và tổ chức Những người cần quyền lực cá nhân muốn chỉ đạongười khác, người cần sức mạnh thể chế (còn gọi là quyền lực xã hội) muốn tổ chức,sắp xếp những nỗ lực của người khác để tiếp tục thực hiện các mục tiêu của tổ chức

Đông lực liên kết (n-affil): Người được gọi là n-affil có nhu cầu thúc đẩy liênkết, có một nhu cầu về các mối quan hệ thân thiện và thúc đẩy hướng tới tương tác vớingười khác Họ cần những mối quan hệ hài hòa với những người khác và cần phải cảmthấy sự chấp nhận của người khác

McClelland nói rằng hầu hết mọi người sở hữu và biểu lộ một sự kết hợp củanhững đặc điểm này Một số người biểu hiện một xu hướng mạnh mẽ đến nhu cầu

Trang 20

động lực đặc biệt Lý thuyết McClelland cũng cho thấy sự hình thành nhu cầu của mộtngười; chương trình đào tạo có thể được sử dụng để thay đổi nhu cầu của một người.

Các Mác nhận định: "Chưa nói đến một sức sản xuất mới, xuất hiện khi nhiều sức hợp lại thành một sức chung, trong phần lớn các công việc sản xuất, ngay sự tiếp xúc xã hội cũng đã đẻ ra thi đua, cũng kích thích nguyên khí làm tăng năng suất cá nhân của từng người riêng rễ" [3, tr 525].

Theo điều 5 Luật Thi đua khen thưởng số 15/2003/QH11 của Quốc Hội: “Thi đua là hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập thể nhằm phấn đấu đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Từ những khái niệm trên có thể thấy rằng: Thi đua là hoạt động dựa trên cơ sởnguyên tắc tự nguyện, tự giác, công khai với mục đích nhằm tạo động lực, khuyếnkhích mọi người phấn đấu, nỗ lực để đạt thành tích tốt nhất trong các hoạt động

Trang 21

1.2.1.2 Khen thưởng

Theo cuốn Đại từ điển Tiếng Việt, "Khen" được hiểu là "Đánh giá tốt" về ai, về cái gì, việc gì với ý vừa lòng và "Thưởng" là "Tặng tiền, hiện vật khen ngợi khuyến khích vi đã có thành tích, công lao" Còn "Khen thưởng" là "khen và thưởng bằng hiện vật xứng với thành tích công lao" [10, tr 896- 1621].

Theo điều 3 Luật Thi đua khen thưởng số 15/2003/QH11 của Quốc Hội: “Khen thưởng là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”

Hiểu theo ý nghĩa khái quát nhất, “Khen thưởng” là việc ghi nhận, tôn vinh vàbiểu dương, khuyến khích những cá nhân và tập thể có thành tích tốt trong quá trìnhlàm việc, xây dựng tổ chức, khuyến khích bằng lợi ích, tuyên dương những tập thể cóthành tích trong việc xây dựng, phát triển đơn vị, tổ chức của mình

Từ những khái niệm trên có thể thấy rằng: Khen thưởng là việc ghi nhận nhữnghành động tích cực góp phần vào sự phát triển chung của tập thể và nhận được lợi ích

cả về tinh thần lẫn vật chất

1.2.1.3 Công tác thi đua, khen thưởng

Công tác thi đua, khen thưởng trong cơ sở giáo dục được hiểu là các vấn đề liênquan đến thi đua, khen thưởng như: Ban hành các quy định, quy chế về thi đua, khenthưởng; Xây dựng chính sách về thi đua, khen thưởng; Tuyên truyền, phổ biến, hướngdẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng; Tổ chứccác phong trào thi đua yêu nước; Sơ kết, tổng kết, bình xét danh hiệu thi đua, các hìnhthức khen thưởng, nhân rộng điển hình tiên tiến; Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếunại, tố cáo, xử lý vi phạm việc thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khenthưởng

Thi đua và khen thưởng là hai hình thức khuyến khích phổ biến được sử dụngnhằm động viên sinh viên học tập và rèn luyện Hai hình thức này có điểm chung làcùng góp phần thúc đẩy phong trào học tập, rèn luyện của sinh viên và đồng thời gópphần nâng cao chất lượng Giáo dục - Đào tạo Tuy nhiên, hai hình thức này cũng cónhững điểm khác biệt cơ bản về mục đích, cách thức thực hiện và hiệu quả tác động

Trang 22

Thi đua nhằm tạo ra phong trào học tập sôi nổi, tích cực, khuyến khích sinhviên tự giác, hăng say học tập, rèn luyện, thi đua lập thành tích cao trong học tập vàcác hoạt động khác Thường được tổ chức theo các phong trào thi đua tập thể, cá nhân,với các tiêu chí đánh giá cụ thể, rõ ràng, phù hợp với từng đối tượng và điều kiện cụthể Thi đua có tác động giáo dục sâu sắc, tạo ra môi trường học tập tích cực, lànhmạnh, giúp sinh viên ý thức được trách nhiệm học tập, rèn luyện của bản thân, từ đó

nỗ lực phấn đấu để đạt được kết quả cao

Khen thưởng: Nhằm ghi nhận, biểu dương, tôn vinh những cá nhân, tập thể cóthành tích xuất sắc trong học tập, rèn luyện, góp phần xây dựng và phát triển nhàtrường Được thực hiện dựa trên các quy định về khen thưởng của Bộ Giáo dục và Đàotạo với các hình thức khen thưởng đa dạng như: giấy khen, bằng khen, học bổng, tiềnthưởng,…Khen thưởng có những hình thức ghi nhận, biểu dương kịp thời những thànhtích xuất sắc của cá nhân, tập thể, góp phần động viên, khích lệ họ tiếp tục học tập, rènluyện tốt hơn

1.2.2 Phân loại công tác thi đua khen thưởng đối với sinh viên

1.2.2.1 Phân loại công tác thi đua

Công tác thi đua đối với sinh viên có thể được phân loại theo các tiêu chí sau:Thi đua cá nhân là hình thức thi đua nhằm động viên, khuyến khích sinh viênphấn đấu học tập, rèn luyện, phát triển toàn diện Nội dung thi đua cá nhân thường baogồm các tiêu chí như:

Kết quả học tập: điểm trung bình chung học tập, điểm rèn luyện, điểm thi kếtthúc học phần, điểm thi tốt nghiệp,

Thành tích hoạt động phong trào: tham gia các hoạt động tình nguyện, văn hóa,thể thao,

Thành tích nghiên cứu khoa học, sáng tạo kỹ thuật, Thi đua tập thể là hìnhthức thi đua nhằm động viên, khuyến khích các tập thể lớp, khoa, viện, phấn đấu đạtđược các mục tiêu chung Nội dung thi đua tập thể thường bao gồm các tiêu chí như:

Trang 23

Kết quả học tập của tập thể lớp, khoa, viện, học viện;

Kết quả hoạt động phong trào của tập thể lớp, khoa, viện, học viện;

Thành tích NCKH, sáng tạo kỹ thuật của tập thể lớp, khoa, viện, học viện

Thi đua học tập là hình thức thi đua nhằm động viên, khuyến khích sinh viênphấn đấu học tập tốt, đạt kết quả cao trong học tập Nội dung thi đua học tập thườngbao gồm các tiêu chí như:

Kết quả học tập: điểm trung bình chung học tập, điểm rèn luyện, điểm thi kếtthúc học phần, điểm thi tốt nghiệp,

Thành tích học tập chuyên ngành: giải thưởng trong các cuộc thi học thuật,NCKH,

Thi đua rèn luyện là hình thức thi đua nhằm động viên, khuyến khích sinh viênrèn luyện tốt về đạo đức, lối sống, tác phong, Nội dung thi đua rèn luyện thường baogồm các tiêu chí như:

Kết quả rèn luyện: điểm rèn luyện, hạnh kiểm,

Thành tích tham gia các hoạt động tình nguyện, văn hóa, thể thao,

Thành tích tham gia các hoạt động xã hội, cộng đồng,

Thi đua hoạt động phong trào là hình thức thi đua nhằm động viên, khuyếnkhích sinh viên tích cực tham gia các hoạt động phong trào Nội dung thi đua hoạtđộng phong trào thường bao gồm các tiêu chí như:

Thành tích tham gia các hoạt động tình nguyện, văn hóa, thể thao,

Thành tích tham gia các hoạt động xã hội, cộng đồng,

1.2.2.2 Phân loại công tác khen thưởng

a) Khen thưởng định kỳ:

* Cá nhân:

Danh hiệu cá nhân gồm 3 loại: Khá, Giỏi, Xuất sắc

Trang 24

Trong năm học, quy định về việc TĐKT sinh viên đạt danh hiệu sinh viên Khá,Giỏi, Xuất sắc như sau:

Sinh viên xếp loại học tập từ Khá trở lên (từ 2,5 đến 3,19 đối với thang điểm 4)

và xếp loại rèn luyện từ Khá trở lên trong hai kì của năm học sẽ đạt danh hiệu sinhviên Khá

Sinh viên xếp loại học tập từ Giỏi trở lên (từ 3,2 đến 3,59 đối với thang điểm 4)

và xếp loại rèn luyện từ Tốt trở lên trong hai kì của năm học sẽ đạt danh hiệu sinh viênGiỏi

Sinh viên có kết quả học tập đạt từ 3,6 (đối với thang điểm 4) hoặc từ 9,0 ( đốivới thang điểm 10) trở lên và xếp loại rèn luyện Xuất sắc trong hai kì của năm học sẽđạt danh hiệu sinh viên Xuất sắc

* Tập thể:

Lớp sinh viên Tiên tiến: Đạt từ 70% sinh viên trở lên đạt loại Khá, Giỏi; không

có sinh viên vi phạm quy chế thi đua, khen thưởng và kỷ luật

Lớp sinh viên Xuất sắc: Đạt từ 85% sinh viên trở lên đạt loại Giỏi; không cósinh viên vi phạm quy chế thi đua, khen thưởng và kỷ luật

b) Khen thưởng đột xuất:

Trang 25

Hình thức khen thưởng:

Bằng khen của Hiệu trưởng;

Giấy khen của Hiệu trưởng;

1.2.3.1 Quy định về công tác thi đua khen thưởng

Có nhiều quy định ảnh hưởng đến công tác thi đua khen thưởng đối với sinhviên ở đại học của học viện, bao gồm:

Khen thưởng phải đảm bảo công bằng, minh bạch, khách quan;

Hình thức khen thưởng phù hợp với thành tích và vai trò, trách nhiệm của tổchức, cá nhân được khen thưởng

Trang 26

b Nghị định của Chính phủ:

Nghị định số 65/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi đua, khen thưởng trong các

cơ sở giáo dục Nghị định này quy định cụ thể về:

Các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng;

Điều kiện, tiêu chí TĐKT;

Trình tự, thủ tục thi đua khen thưởng

c Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo:

Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành các văn bản hướng dẫn thi đua khen thưởngtrong các cơ sở giáo dục, bao gồm:

Thông tư số 32/2015/TT-BGDĐT hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởngtrong các cơ sở giáo dục đại học;

Quyết định số 39/2012/QĐ-BGDĐT quy định danh hiệu thi đua và hình thứckhen thưởng đối với sinh viên

d Quy định của học viện:

Học viện có thể ban hành quy định cụ thể về công tác thi đua khen thưởng phùhợp với điều kiện của HV Quy định này bao gồm:

Các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng;

Điều kiện, tiêu chí TĐKT;

Trình tự, thủ tục TĐKT

1.2.3.2 Tài chính để thực hiện công tác thi đua khen thưởng

Yếu tố tài chính có thể ảnh hưởng đến công tác thi đua khen thưởng đối với sinhviên ở học viện theo một số cách sau:

a Nguồn kinh phí:

Kinh phí cho các hoạt động thi đua khen thưởng:

Trang 27

Nguồn kinh phí cho các hoạt động TĐKT thường được trích từ ngân sách họcviện hoặc từ các nguồn xã hội hóa Nếu nguồn kinh phí có hạn, HV có thể hạn chế sốlượng, quy mô các hoạt động TĐKT.

Điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác thi đua khen thưởng, giảmbớt sự khích lệ đối với sinh viên

Học bổng:

Học bổng là một hình thức khen thưởng quan trọng dành cho sinh viên

Tuy nhiên, số lượng học bổng thường có hạn và không phải tất cả sinh viên đều

có cơ hội nhận được

Yếu tố tài chính có thể ảnh hưởng đến việc xét duyệt học bổng, ví dụ như ưutiên cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn

b Hinh thức khen thưởng:

Khen thưởng bằng hiện vật:

Một số hình thức khen thưởng như quà tặng, tiền thưởng có thể tốn kém chi phí.Nếu học viện không có đủ kinh phí, việc khen thưởng bằng hiện vật có thể bịhạn chế

Khen thưởng bằng hình thức tinh thần:

Các hình thức khen thưởng bằng tinh thần như bằng khen, giấy khen, danh hiệu

Trang 28

để đảm bảo công tác thi đua khen thưởng được thực hiện hiệu quả, công bằng và tạođiều kiện cho tất cả sinh viên đều có cơ hội tham gia.

1.2.3.3 Nhận thức về vai trò của công tác thi đua khen thưởng

a Nhận thức của sinh viên:

Mức độ hiểu biết về mục đích, ý nghĩa của công tác thi đua khen thưởng: Thôngqua sự hiểu biết của sinh viên về mục đích và ý nghĩa của công tác thi đua khenthưởng để có ĐL tham gia và phấn đấu đạt được thành tích

Nhận thức về các tiêu chí khen thưởng: Sinh viên cần nắm rõ các tiêu chí khenthưởng để có định hướng cụ thể trong quá trình HTVRL

Nhận thức về tính công bằng, minh bạch trong công tác thi đua khen thưởng:Sinh viên cần tin tưởng vào tính công bằng, minh bạch của công tác thi đua khenthưởng để có ý thức tham gia

b Nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên:

Cán bộ quản lý, giảng viên cần nhận thức về vai trò, trách nhiệm của bản thântrong công tác thi đua khen thưởng và thực hiện chúng một cách có trách nhiệm vàhiệu quả Không chỉ trong công tác tổ chức và điều hành mà còn cả hướng dẫn, đào tạo

và khích lệ sinh viên để họ phát triển toàn diện

Nhận thức về tầm quan trọng của việc đánh giá, xét duyệt khen thưởng đúng đắn,công bằng: Cán bộ quản lý và giảng viên cần thực hiện công tác thi đua khenthưởng một cách nghiêm túc, công bằng để đảm bảo tính chính xác và hiệu quả củacông tác này

Nhận thức về việc tuyên truyền, giáo dục cho sinh viên về công tác thi đua khenthưởng: Cán bộ quản lý, giảng viên cần nhận thức tầm quan trọng của mình trongviệc tuyên truyền, giáo dục cho sinh viên hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, các tiêu chí vàquy định về công tác thi đua khen thưởng

Trang 29

a Nhận thức của các tổ chức đoàn thể:

Nhận thức về vai trò của các tổ chức đoàn thể trong việc phát động, tổ chức cácphong trào thi đua: Các tổ chức đoàn thể cần phối hợp với học viện để phát động, tổchức các phong trào thi đua phù hợp với đặc điểm, nhu cầu của học viện và sinh viên.Nhận thức về việc tạo môi trường học tập, rèn luyện lành mạnh cho sinh viên:Các tổ chức đoàn thể cần tạo môi trường học tập, rèn luyện lành mạnh để khuyếnkhích sinh viên tham gia các phong trào thi đua

b Nhận thức của cộng đồng:

Nhận thức về tầm quan trọng của công tác thi đua khen thưởng đối với sinh viên:Cộng đồng cần quan tâm, động viên, khích lệ sinh viên tham gia các phong trào thiđua

Nhận thức về việc tạo nguồn lực hỗ trợ cho công tác thi đua khen thưởng: Cộngđồng có thể đóng góp nguồn lực để hỗ trợ cho công tác thi đua khen thưởng như: tàitrợ cho các hoạt động thi đua, khen thưởng sinh viên có thành tích xuất sắc

1.3 Tác động của công tác thi đua khen thưởng đối với tạo động lực cho sinh viên.

1.3.1 Tích cực

Công tác thi đua khen thưởng là một trong những biện pháp quan trọng nhằmđộng viên, khuyến khích sinh viên học tập và rèn luyện Công tác này mang lại nhiềutác động tích cực cho sinh viên, cụ thể như sau:

Tạo động lực cho sinh viên học tập và rèn luyện:

Khi được khen thưởng, sinh viên sẽ cảm thấy được ghi nhận và đánh giá cao,điều này càng tạo động lực cho sinh viên tiếp tục cố gắng, phấn đấu Phần thưởng còntạo môi trường học tập, rèn luyện cạnh tranh lành mạnh, khuyến khích sinh viên họchỏi lẫn nhau và cùng nhau phát triển

Trang 30

Nâng cao ý thức học tập và rèn luyện của sinh viên:

Thông qua việc tham gia thi đua khen thưởng, sinh viên sẽ có ý thức hơn trongviệc HTVRL để đạt được thành tích cao Việc khen thưởng cũng giúp sinh viên rènluyện các phẩm chất đạo đức tốt đẹp như: tinh thần trách nhiệm, ý chí, nghị lực, lòngnhân ái, v.v

Phát huy tính sáng tạo, năng động của sinh viên:

Các phong trào TĐKT thường khuyến khích sinh viên sáng tạo, dám nghĩ dámlàm, tìm tòi, học hỏi và phát triển năng khiếu của bản thân

Việc khen thưởng cũng giúp sinh viên tự tin hơn vào bản thân, có thêm động lực

để theo đuổi đam mê

Tăng cường tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau của sinh viên:

Khi tham gia TĐKT, sinh viên sẽ có cơ hội giao lưu, học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau,

từ đó củng cố tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau Việc khen thưởng còn giúp sinhviên có ý thức trách nhiệm với tập thể, cùng nhau xây dựng môi trường học tập, rènluyện lành mạnh

Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo:

Khi sinh viên được khích lệ học tập và rèn luyện cũng sẽ nâng cao chất lượnggiáo dục và đào tạo Việc khen thưởng cũng giúp tìm ra, bồi dưỡng những tài năng trẻ,góp phần vào sự phát triển của đất nước

Công tác thi đua khen thưởng có tác động tích cực đến việc tạo động lực chosinh viên HTVRL Chính vì vậy cần quan tâm, đẩy mạnh công tác này nhằm góp phầnnâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong học viện để phát huy hơn nữa ảnhhưởng tích cực của công tác thi đua, khen thưởng

Trang 31

1.3.2 Tiêu cực

Công tác thi đua khen thưởng là một biện pháp quan trọng nhằm động viên,khích lệ sinh viên học tập và rèn luyện Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực,công tác thi đua khen thưởng cũng có thể có những tác động tiêu cực đến việc tạo ĐLcho sinh viên Dưới đây là một số tác động tiêu cực cần lưu ý:

Tạo tâm lý so sánh, ganh đua không lành mạnh: Tập trung quá nhiều vào việckhen thưởng có thể khiến sinh viên chỉ tập trung đến thành tích, điểm số mà lơ lànhững mục tiêu quan trọng khác như phát triển tư duy, rèn luyện kỹ năng và phẩm chấtđạo đức Sinh viên có thể so sánh bản thân với người khác, dẫn đến tâm lý ganh đuakhông lành mạnh, ảnh hưởng đến tinh thần học tập và rèn luyện

Gây áp lực cho sinh viên: Việc đặt ra tiêu chuẩn khen thưởng quá cao hoặc quákhắt khe có thể gây áp lực cho sinh viên, khiến họ lo lắng, căng thẳng và ảnh hưởngđến hiệu quả học tập Sinh viên có thể sử dụng những mưu mô để đạt được thành tích,như gian lận thi cử, mua bán điểm số, chạy chọt khen thưởng

Làm giảm tính tự giác trong học tập và rèn luyện: Khi sinh viên chỉ tập trungvào việc đạt được khen thưởng, họ có thể HTVRL một cách thụ động, thiếu tính tựgiác Sinh viên có thể chỉ học những môn học có thể giúp họ đạt điểm cao, chứ khôngquan tâm đến những môn học khác Việc thiếu tính tự giác có thể ảnh hưởng đến chấtlượng học tập và rèn luyện của sinh viên về lâu dài

Gây lãng phí nguồn lực: Việc tổ chức các hoạt động TĐKT có thể tốn kémnhiều nguồn lực, bao gồm thời gian, tiền bạc và nhân lực Nguồn lực có thể được sửdụng cho các hoạt động khác hiệu quả hơn, chẳng hạn như cải thiện cơ sở vật chất,nâng cao chất lượng giảng dạy

1.4 Mối quan hệ về động lực của sinh viên với công tác thi đua khen thưởng

Công tác thi đua khen thưởng có mối quan hệ mật thiết với động lực học tậpcủa sinh viên như:

Trang 32

Thi đua khen thưởng tạo động lực phấn đấu cho sinh viên: Khi tham gia thi đua,sinh viên được đặt mục tiêu phấn đấu cụ thể, rõ ràng, từ đó có ý thức học tập, rènluyện tốt hơn Việc được khen thưởng, công nhận thành tích là động lực to lớn để sinhviên tiếp tục phấn đấu, vươn lên.

Thi đua khen thưởng góp phần nâng cao chất lượng học tập: Sinh viên tham giathi đua thường có ý thức học tập cao, chủ động tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo Việcđánh giá, khen thưởng dựa trên kết quả học tập khuyến khích sinh viên học tập hiệuquả, chú trọng kết quả Phong trào thi đua góp phần đẩy mạnh việc đổi mới phươngpháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục

Thi đua khen thưởng giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên: Các tiêu chí thiđua thường đề cao tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, ý thức trách nhiệmvới cộng đồng Việc khen thưởng những tấm gương tiêu biểu góp phần giáo dục sinhviên về đạo đức, lối sống, giá trị văn hóa tốt đẹp Phong trào thi đua tạo môi trườnglành mạnh, rèn luyện cho sinh viên tính kỷ luật, ý thức tự giác

Thi đua khen thưởng không chỉ hướng tới những sinh viên đạt thành tích màcòn là đòn bẩy để khích lệ, động viên những sinh viên khác cùng cố gắng phấn đấu đểphát triển bản thân học tập và rèn luyện

Tiểu kết chương 1

Chương 1 nhóm nghiên cứu đã trình bày những khái niệm cơ bản về: động lực,tạo động lực, thi đua, động lực học tập, động lực rèn luyện, một số vấn đề về công tácthi đua khen thưởng, thi đua, khen thưởng Dựa trên các thuyết về tạo động lực xácđịnh nhu cầu tạo động lực từ đó làm cơ sở ứng dụng trong học tập, rèn luyện Tríchdẫn những văn bản quy phạm pháp luật đề cập tới vấn đề tạo động lực học tập, rènluyện và công tác thi đua khen thưởng Cơ sở để đánh giá rằng công tác thi đua khenthưởng có những ảnh hưởng vô cùng lớn tới động lực học tập và rèn luyện của sinhviên Từ đó, cho thấy cái nhìn khát quát, tổng thể nhất để xác định cách tạo động lựccho sinh viên học tập và rèn luyện Đây là cơ sở để nhóm nghiên cứu thực hiện, nghiêncứu Chương 2

Trang 33

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC CHO SINH VIÊN HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA THÔNG QUA CÔNG TÁC THI ĐUA KHEN THƯỞNG

2.1 Giới thiệu chung về Học viện Hành chính Quốc gia và sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia

2.1.1 Quá trình thành lập, phát triển của Học viện Hành chính Quốc gia

Học viện Hành chính Quốc gia (Việt Nam): (tiền thân là: Trường Hành chính)

là đơn vị sự nghiệp công lập trọng điểm hạng đặc biệt thuộc hệ thống giáo dục quốcdân trực thuộc Bộ Nội vụ, là trung tâm quốc gia thực hiện các chức năng đào tạo, bồidưỡng năng lực, kiến thức, kỹ năng về hành chính, về lãnh đạo, quản lý cho cán bộ,công chức, viên chức; đào tạo nguồn nhân lực; nghiên cứu khoa học hành chính; thammưu và tư vấn cho Bộ Nội vụ trong lĩnh vực hành chính và quản lý nhà nước

Trường Hành chính (5/1959 – 9/1961):

Ngày 29-5-1959, Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phan KếToại kí Nghị định số 214-NV thành lập Trường Hành chính, trực thuộc Bộ Nội vụ.Ông Tô Quang Đẩu – Thứ trưởng Bộ Nội vụ làm Hiệu trưởng Khi mới thành lập,Trường đặt cơ sở ở thôn Phù Lưu, xã Xuân Hồng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

Trường Hành chính Trung ương (9/1961 – 5/1980):

Ngày 29-9-1961, theo Nghị định số 130-CP của Chính phủ, Trường Hành chínhđổi tên là Trường Hành chính Trung ương

Trụ sở chính của Trường Hành chính Trung ương có địa chỉ tại: số 77đường Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

Ngày 30-10-1976, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 213-CP thànhlập Phân hiệu Trường Hành chính Trung ương tại Miền Nam Phân hiệu trựcthuộc Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam của Chính phủ Việt Nam,đặt tại địa điểm Học viện Quốc gia Hành chánh của Nguỵ quyền (VNCH) Sài Gòn cũ,

số 10 đường 03 tháng 02, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh - Sài Gòn.Phân hiệu do Doanh Thắng Lung và Nguyễn Ngọc Sắt làm Phân Hiệu phó (không cóPhân Hiệu trưởng)

Trang 34

Trường Hành chính và Kinh tế Trung ương (5/1980 – 6/1981):

Ngày 12-5-1980, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 142-CP sáp nhậpTrường Hành chính Trung ương và Trường Kinh tế Trung ương thành Trường Hànhchính và Kinh tế Trung ương Giáo sư Mai Hữu Khuê – nguyên Hiệu trưởng TrườngKinh tế – Kế hoạch – được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng

Trường Hành chính Trung ương (6/1981 – 11/1990):

Ngày 08-6-1981, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 233-CP tách TrườngHành chính và Kinh tế Trung ương thành hai trường: Trường Hành chính Trung ương

và Trường Quản lý Kinh tế Trung ương Trường Hành chính Trung ương trựcthuộc Chính phủ Dương Văn Dật – nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính – được bổ nhiệmlàm Hiệu trưởng Ngày 26-9-1981, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hànhQuyết định số 91/HĐBT về nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Trường Hành chính

Trường Hành chính Quốc Gia (11/1990 – 7/1992):

Ngày 01-11-1990, Trường Hành chính Trung ương được đổi tên thành TrườngHành chính Quốc Gia theo Quyết định số 381-CT của Chủ tịch Hội đồng Bộtrưởng (nay là Chính phủ Việt Nam) Trường đã cùng với các cơ quan hữu quan đềxuất với Chính phủ đề án cải cách nền Hành chính quốc gia Ngày 01-12-1991,GS.TS Nguyễn Duy Gia – nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, PhóHiệu trưởng Trường Hành chính Quốc Gia – được bổ nhiệm lên làm Hiệu trưởng

Học viện Hành chính Quốc Gia (7/1992 - 5/2007):

Ngày 06-7-1992, Trường Hành chính Quốc Gia được đổi tên thành Học việnHành chính Quốc Gia theo Nghị định số 253-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng GS,Tiến sĩ Nguyễn Duy Gia được bổ nhiệm làm Giám đốc Học viện Ngày 13-11-

2003, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 234/2003/ QĐ-TTg về chức năng,nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Hành chính Quốc Gia

Học viện Hành chính Quốc Gia có trụ sở chính được đặt tại khu vực MiềnBắc (thành phố Hà Nội) và các phân viện tại các khu vực: khu vực Miền Nam (thànhphố Hồ Chí Minh), khu vực Miền Trung (thành phố Huế của tỉnh Thừa Thiên - Huế)

và khu vực Tây Nguyên của Miền Trung (thành phố Buôn Ma Thuột của tỉnh Đắk Lắk)

Trang 35

Học viện Hành chính (5/2007 - 6/2014):

Từ tháng 5 năm 2007 đến tháng 6 năm 2014 hợp nhất Học viện Hành chínhQuốc Gia và Học viện Chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh theo Quyết định số 60-QĐ/TW ngày 07 tháng 05 năm 2007 của Bộ Chính trị Học viện Hành chính Quốc Giađược đổi tên thành Học viện Hành chính trực thuộc Học viện Chính trị - Hành chínhQuốc gia Hồ Chí Minh

Học viện Hành chính Quốc Gia [Việt Nam] (7/2014 - nay):

Ngày 10 tháng 12 năm 2013, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị quyết số

121/NQ-CP, trong đó quyết nghị: "Tách Học viện Hành chính ra khỏi Học viện Chính trị - Hành chính Quốc Gia Hồ Chí Minh về Bộ Nội vụ theo Kết luận số 64-KL/TƯ ngày 28/5/2013 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI; Văn bản số 176-CV/TƯ ngày 23/10/2013 của Ban Bí thư và gọi tên là Học viện Hành chính Quốc Gia".

Ngày 23 tháng 01 năm 2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc kýQuyết định số 05/2018/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu

tổ chức của Học viện Hành chính Quốc Gia

Sáp nhập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội vào Học viện Hành chính Quốc Gia [Việt Nam] (01/01/2023 - nay):

Ngày 15 tháng 09 năm 2022, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 63/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ

Nội vụ Trong đó, quy định Trường Đại học Nội vụ Hà Nội sáp nhập vào Học việnHành chính Quốc Gia (Việt Nam) Ngày 19 tháng 12 năm 2022, Thủ tướng Chính phủ

Việt Nam ban hành Quyết định số 27/2022/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ

quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Hành chính Quốc Gia (Việt Nam) trựcthuộc Bộ Nội vụ Trong đó, quyết định sáp nhập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội vàoHọc viện Hành chính Quốc Gia (Việt Nam).Các quy định, quyết định sáp nhập nàychính thức được thực hiện vào ngày 01 tháng 01 năm 2023

Ngày 30 tháng 12 năm 2022, Quyết định số 1279/QĐ-BNV của về việc chuyểngiao Quyền Giám đốc Học viện Hành chính Quốc Gia đối với Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Trang 36

Nguyễn Bá Chiến và Quyết định số 1278/QĐ-BNV bổ nhiệm ông Nguyễn Quốc Sửugiữ chức vụ Phó Giám đốc thường trực Học viện Hành chính Quốc Gia.

Ngày 31 tháng 01 năm 2023, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã kýQuyết định số 39/QĐ-BNV, bổ nhiệm chính thức Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn BáChiến - từng giữ chức vụ Quyền Giám đốc Học viện Hành chính Quốc Gia và nguyênHiệu trưởng Trường Đại học Nội vụ Hà Nội lên làm Giám đốc Học viện Hành chínhQuốc Gia

2.1.2 Một số đặc điểm của sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia

Học viện Hành chính Quốc gia hàng năm tiếp nhận đào tạo trên dưới 2000 sinhviên với nhiều ngành đào tạo và có xu hướng ngày càng mở rộng ngành đào tạo để đápứng nhu cầu của thực tiễn (Thống kê số sinh viên trúng tuyển nhập học/chỉ tiêu tuyểnsinh năm 2022 của một số ngành do Học viện Hành chính Quốc gia mở đào tạo theo

đề án tuyển sinh 2023) Hệ đại học chính quy Học viện Hành chính Quốc gia gồm 8khoa chuyên môn thuộc chương trình đào tạo của học viện bao gồm: Khoa Hành chínhhọc, Quản trị nhân lực, Nhà nước và Pháp luật, Quản lý xã hội, Quản lý kinh tế, Lưutrữ học và Quản trị văn phòng, Khoa học liên ngành, Ngoại ngữ - Tin học Số lượngsinh viên tham gia học các ngành đào tạo có sự thay đổi theo các khóa học do chỉ tiêutuyển sinh hàng năm của học viện và nhu cầu của người học

Sinh viên Việt Nam nói chung và sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia nóiriêng có những đặc điểm: chủ yếu ở độ tuổi khoảng từ 17 - 18 tuổi đến 25 - 26 tuổi, cósức khỏe, ham hiểu biết, năng động, sáng tạo Sinh viên Học viện Hành chính Quốcgia thường có tinh thần học tập cao, họ hiểu rõ vai trò quan trọng của họ trong việc xâydựng và phát triển đất nước qua nền tảng kiến thức và kỹ năng về hành chính Sự chămchỉ và trách nhiệm của sinh viên được phản ánh qua việc hoàn thành nhiệm vụ học tập

và hoạt động ngoại khoá Do đặc thù của trường, sinh viên được trang bị kiến thức sâu

về hành chính, quản lý công, và các lĩnh vực liên quan như chính trị, kinh tế, pháp luật

Học viện Hành chính Quốc gia thu hút sinh viên từ nhiều vùng miền khác nhaucủa đất nước, cùng với đó sinh viên quốc tế chọn đây là nơi tiếp nhận nguồn kiến thứccũng như trau dồi, học hỏi nền văn hoá nước bạn tại Học viện, tạo nên một môi trườnghọc tập đa dạng và phong phú Sinh viên thường tham gia vào các hoạt động xã hội,

Trang 37

cộng đồng văn minh hiện đại Do tính chất của ngành nghề nên hầu hết sinh viên đượcrèn luyện về kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm để có thể hoạt động hiệu quả và linhhoạt trong môi trường làm việc sau này.

2.1.3 Các loại động lực của sinh viên ở học viện

2.1.3.1 Động lực nội tại

Trong học viện, khi mà mọi việc đều bị ảnh hưởng bởi sự tự giác thì động lựcnội tại đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy sinh viên học tập và rènluyện (viết tắt HTVRL) hiệu quả Động lực nội tại là những yếu tố xuất phát từ bêntrong mỗi cá nhân, thúc đẩy họ hành động và đạt được mục tiêu mà không cần đến sựtác động hay khuyến khích từ bên ngoài Một số yếu tố ảnh hưởng đến động lực nội tạicủa sinh viên học viện:

Niềm đam mê và hứng thú với việc học: Sinh viên có niềm đam mê và hứng thúvới việc học sẽ có động lực cao hơn so với những sinh viên học dưới tinh thần khôngcầu thị Niềm đam mê và thích thú với việc học tập, rèn luyện có thể được đánh thứcthông qua việc lựa chọn ngành học phù hợp hoặc tham gia các hoạt động học tập mangtính thiết thực, sáng tạo và đem lại nhiều trải nghiệm thực tế

Mục tiêu học tập rõ ràng: Mục tiêu học tập có thể được xác định dựa trên sởthích, năng lực và định hướng nghề nghiệp của sinh viên Khi có mục tiêu học tập cụthể và rõ ràng, sinh viên sẽ có thể chủ động chọn lựa các khóa học, môn học và hoạtđộng phù hợp để phát triển bản thân mình theo chiều hướng tốt hơn Đây cũng là mộtloại động lực quan trọng cần có trong nội tại mỗi sinh viên

Tự tin vào bản thân: Sinh viên tự tin vào bản thân đồng nghĩa với việc sẽ cóniềm tin vào khả năng học tập và thành công của mình Tự tin không phải dễ có, nóđược tích lũy thông qua các trải nghiệm của bản thân, học hỏi từ những thất bại đó, rút

ra nhiều bài học cho mình để đi đến thành công

Môi trường học tập và rèn luyện: Môi trường HTVRL ảnh hưởng không hề nhỏđến ĐL học tập nội tại của sinh viên Môi trường tích cực sẽ khuyến khích sinh viên

Trang 38

học tập và phát triển Môi trường HTVRL tích cực bao gồm: giảng viên nhiệt huyết,chương trình học phù hợp, cơ sở vật chất hiện đại và các hoạt động học tập đa dạng.

Hỗ trợ từ gia đình và bạn bè: Gia đình và bạn bè là nhân tố quan trọng trong việc

hỗ trợ sinh viên vượt qua những khó khăn trong quá trình HTVRL Gia đình và bạn bèkhông những chỉ hỗ trợ sinh viên về mặt vật chất mà còn hỗ trợ cả về mặt tinh thầnthông qua việc cung cấp sự động viên, khích lệ và niềm tin vào khả năng của sinh viên.Điều này giúp sinh viên tự tin hơn về định hướng của bản thân mình

có một công việc ổn định Tuy nhiên, kỳ vọng này đang gián tiếp tạo áp lực cho sinhviên, khiến họ học tập với mục đích đáp ứng kỳ vọng của gia đình và xã hội chứ khôngphải vì mục đích phát triển bản thân

Ảnh hưởng của bạn bè: Sinh viên thường có xu hướng HTVRL theo hiệu ứngđám đông, đặc biệt là đối với bạn bè trong lớp Nếu bạn bè của sinh viên là nhữngngười chăm chỉ, học tập tốt thì đây có thể là ĐL cho sinh viên học tập tốt hơn Ngượclại, nếu bạn bè của sinh viên là những người lười biếng, học tập kém thì có thể sẽ ảnhhưởng tiêu cực đến động lực học tập của sinh viên

Môi trường học tập và rèn luyện: Môi trường học tập và rèn luyện tích cực sẽkhuyến khích sinh viên học tập và phát triển Môi trường học tập và rèn luyện tích cựcbao gồm: giảng viên nhiệt huyết, chương trình học phù hợp, cơ sở vật chất hiện đại vàcác hoạt động học tập đa dạng

Trang 39

2.2 Thực trạng tạo động lực cho sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia thông qua công tác thi đua khen thưởng

2.2.1 Các hình thức thi đua, khen thưởng được thực hiện tại học viện

Công tác thi đua, khen thưởng tại Học viện Hành chính Quốc gia thời gian quađược các cấp ủy Đảng, Lãnh đạo, các tổ chức đoàn thể quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo vàtriển khai thực hiện có hiệu quả Các phong trào thi đua được Công đoàn Học việntriển khai thường xuyên, tổ chức sơ kết, tổng kết sau từng đợt thi đua; quy định vềcông tác thi đua, khen thưởng được cập nhật, điều chỉnh, bổ sung thường xuyên theođúng quy định của pháp luật; công tác bình xét thi đua, khen thưởng được thực hiệncông khai, minh bạch, khách quan đã tạo sự tin tưởng và đồng thuận cao trong tập thể.Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao của cá nhân, tập thể, nhằm xác định

rõ mục đích, yêu cầu, mục tiêu, các chỉ tiêu cụ thể và được triển khai thực hiện tại Họcviện Hành chính Quốc gia, theo danh hiệu cá nhân và danh hiệu tập thể hoặc khối thiđua để phát động phong trào thi đua Triển khai các biện pháp tổ chức vận động sinhviên tham gia phong trào thi đua và theo dõi quá trình tổ chức thực hiện Tổ chức đánhgiá kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế và đề ra các biện pháp khắc phục để thựchiện có hiệu quả trong thời gian tiếp theo

Căn cứ vào kết quả trên của sinh viên, hội đồng Thi đua, khen thưởng của họcviện sẽ phối hợp với cố vấn các lớp lập danh sách để tặng giấy khen đối với các SV đạtdanh hiệu sinh viên Khá, Giỏi, sinh viên Xuất sắc Bên cạnh đó, những sinh viên này

sẽ có cơ hội được nhận học bổng khuyến khích học tập sau khi được HV xét từ caoxuống thấp theo chỉ tiêu của mỗi năm học

Đối với sinh viên đạt danh hiệu sinh viên Giỏi mức học bổng bằng 110% mứchọc phí/ tín chỉ nhân với số tín chỉ tính học bổng của học kỳ Đối với sinh viên đạtdanh hiệu sinh viên Xuất sắc mức học bổng bằng 120% mức học phí/ tín chỉ nhân với

số tín chỉ tính học bổng của học kỳ Những tấm giấy khen, phần thưởng dành cho sinhviên đạt thành tích học tập, rèn luyện cao trong năm học là phần thưởng xứng đáng đểmỗi người sinh viên nỗ lực hơn nữa

Nhằm khuyến khích sinh viên NCKH, sáng tạo, ứng dụng kiến thức vào thựctiễn, vào tháng 10 hoặc tháng 11 hàng năm Học viện Hành chính Quốc Gia tổ chức

Trang 40

cuộc thi nghiên cứu khoa học dành cho sinh viên, học viên trong toàn HV Sinh viên

tự đề xuất đề tài NCKH thuộc các lĩnh vực: Quản trị nhà nước, Chính sách công,Hành chính công, Luật, Kinh tế, Quản lý kinh doanh, Ngôn ngữ Anh

Nghiên cứu khoa học có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc trang bị cho sinhviên kiến thức lý luận và kỹ năng thực hành để áp dụng vào thực tế Số lượng và chấtlượng các đề tài nghiên cứu của sinh viên ngày càng được cải thiện cho thấy hình thứckhen thưởng cho sinh viên nghiên cứu khoa học của HV đã và đang phát huy hiệu quảrất tốt Chính điều này đã tạo động lực cho sinh viên tích cực nghiên cứu khoa học

Nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động này, học viện đã thiết lập hình thứcthi đua khen thưởng cho ban cán sự lớp và ban chấp hành chi đoàn mỗi kỳ học Bancán sự lớp nếu thể hiện xuất sắc trong công việc điều hành, lãnh đạo, và hoạt độngtrong các phong trào Đoàn, sẽ được học viện tôn vinh bằng việc trao bằng khen và cácphần thưởng khác từ cấp khoa đến cấp HV Tại Học viện Hành chính Quốc gia, việckhen thưởng luôn được thực hiện một cách công bằng, chính xác, kịp thời và phù hợpvới từng đối tượng, chức năng, nhiệm vụ Cụ thể, trong cuốn sổ tay sinh viên của họcviện cung cấp các hình thức khen thưởng như sau:

Đối với tân sinh viên đỗ thủ khoa Học viện Hành chính Quốc gia trong kỳ thituyển sinh đại học của học viện sẽ được vinh danh và trao tiền thưởng công khai trong

Lễ khai giảng nhằm thể hiện sự công nhận, cũng như vun đắp cho truyền thống hiếuhọc, đào tạo sinh viên, bồi dưỡng nhân tài, trọng dụng nhân tài để sinh viên cảm thấy

có ĐL phấn đấu và phấn đấu nhiều hơn nữa trong quá trình học tập và rèn luyện

Đối với sinh viên đạt danh hiệu sinh viên Giỏi, sinh viên Xuất sắc trong nămhọc hình thức khen thưởng được HV đưa ra là tặng giấy khen đi kèm với một mức tiềnthưởng theo quy định Và ngân sách cho các hoạt động khen thưởng sẽ được trích từquỹ TĐKT của học viện

Sinh viên tham gia NCKH sẽ được hưởng nhiều quyền lợi, bao gồm việc nhậnkinh phí hỗ trợ thực hiện đề tài, sử dụng các thiết bị có sẵn tại học viện để tiến hànhnghiên cứu, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, ưu tiên cấp học bổng, có cơ hội giành cácdanh hiệu và thưởng khác từ học viện Sinh viên đạt thành tích sẽ được trao tặng giấykhen và mức tiền thưởng theo quy định Các đề tài đạt giải Nhất, Nhì, Ba được đề xuất

Ngày đăng: 17/06/2024, 10:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bedeian (1993), Giáo trinh Quản trị kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế quốc dân 2. Bùi Anh Tuấn (2012), Giáo trinh Hành vi tổ chức, Nxb Đại học kinh tế Quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trinh Quản trị kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế quốc dân"2. Bùi Anh Tuấn (2012),"Giáo trinh Hành vi tổ chức
Tác giả: Bedeian (1993), Giáo trinh Quản trị kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế quốc dân 2. Bùi Anh Tuấn
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế quốc dân"2. Bùi Anh Tuấn (2012)
Năm: 2012
3. C. Mác và Ph. Ăng-ghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
5. Higgins (1994), Giáo trinh Quản trị kinh doanh, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân 6. Hoàng Văn Thanh (2009) “Động lực học tập của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội”, Nghiên cứu khoa học Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Giáo trinh Quản trị kinh doanh", Nxb Đại học Kinh tế quốc dân6. Hoàng Văn Thanh (2009) “"Động lực học tập của sinh viên trường Đại học Nội vụHà Nội”
Tác giả: Higgins
Nhà XB: Nxb Đại học Kinh tế quốc dân6. Hoàng Văn Thanh (2009) “"Động lực học tập của sinh viên trường Đại học Nội vụHà Nội”
Năm: 1994
7. Học viện Hành chính Quốc gia (2023), Sổ tay sinh viên, Nxb Lao động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay sinh viên
Tác giả: Học viện Hành chính Quốc gia
Nhà XB: Nxb Lao động
Năm: 2023
8. Nghị định số 65/2014/NĐ-CP, Hướng dẫn Luật thi đua khen thưởng năm 2013 9. Nguyễn Ngọc Huyền (2018) Giáo trinh Quản trị kinh doanh, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trinh Quản trị kinh doanh
Nhà XB: Nxb Đại học Kinh tếquốc dân
10. Nguyễn Như Ý (2010) Cuốn Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Đại Học Quốc Gia Tp.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cuốn Đại từ điển Tiếng Việt
Nhà XB: Nxb Đại Học Quốc Gia Tp.Hồ Chí Minh
11. Nguyễn Thị Thùy Dương (2017) “Động lực học tập của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội”, Nghiên cứu khoa học Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Động lực học tập của sinh viên trường Đại họcNội vụ Hà Nội”
14. Quốc hội (2003), Luật Luật Thi đua khen thưởng số 15/2003/QH11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Luật Thi đua khen thưởng
Tác giả: Quốc hội
Năm: 2003
16. Ths. Ngô Thị Việt (2020) “Đổi mới công tác khen thưởng tổ chức, cá nhân nước ngoài đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế”, Đề tài khoa học cấp bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đổi mới công tác khen thưởng tổ chức, cá nhân nướcngoài đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế”
4. Đề tài nghiên cứu khoa học về động lực học tập của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội năm 2022 Khác
12. Luật Giáo dục số 24/2019/QH14 13. Quyết định số 39/2012/QĐ-BGDĐT Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Kết quả khảo sát đánh giá của sinh viên về việc đã từng nhận được - tạo động lực cho sinh viên học viện hành chính quốc gia thông qua công tác thi đua khen thưởng
Bảng 2.1. Kết quả khảo sát đánh giá của sinh viên về việc đã từng nhận được (Trang 41)
Bảng 2.2. Kết quả khảo sát đánh giá của sinh viên về việc chính sách thi đua khen - tạo động lực cho sinh viên học viện hành chính quốc gia thông qua công tác thi đua khen thưởng
Bảng 2.2. Kết quả khảo sát đánh giá của sinh viên về việc chính sách thi đua khen (Trang 42)
Bảng 2.3. Kết quả khảo sát về chính sách thi đua khen thưởng tạo động lực đối - tạo động lực cho sinh viên học viện hành chính quốc gia thông qua công tác thi đua khen thưởng
Bảng 2.3. Kết quả khảo sát về chính sách thi đua khen thưởng tạo động lực đối (Trang 43)
Bảng 2.5. Kết quả khảo sát đánh giá của sinh viên về việc học viện khen thưởng sinh viên đạt danh hiệu sinh viên Giỏi, sinh viên Xuất sắc trong năm học - tạo động lực cho sinh viên học viện hành chính quốc gia thông qua công tác thi đua khen thưởng
Bảng 2.5. Kết quả khảo sát đánh giá của sinh viên về việc học viện khen thưởng sinh viên đạt danh hiệu sinh viên Giỏi, sinh viên Xuất sắc trong năm học (Trang 45)
Bảng 2.7. Kết quả khảo sát đánh giá của sinh viên về việc học viện khen thưởng - tạo động lực cho sinh viên học viện hành chính quốc gia thông qua công tác thi đua khen thưởng
Bảng 2.7. Kết quả khảo sát đánh giá của sinh viên về việc học viện khen thưởng (Trang 46)
Bảng 2.8. Kết quả khảo sát đánh giá của sinh viên về việc Đoàn thanh niên của học viện khen thưởng cho sinh viên hoạt động tích cực trong phong trào đoàn - tạo động lực cho sinh viên học viện hành chính quốc gia thông qua công tác thi đua khen thưởng
Bảng 2.8. Kết quả khảo sát đánh giá của sinh viên về việc Đoàn thanh niên của học viện khen thưởng cho sinh viên hoạt động tích cực trong phong trào đoàn (Trang 47)
Bảng 2.9. Kết quả khảo sát kiến nghị của sinh viên về việc thay đổi hình thức thi - tạo động lực cho sinh viên học viện hành chính quốc gia thông qua công tác thi đua khen thưởng
Bảng 2.9. Kết quả khảo sát kiến nghị của sinh viên về việc thay đổi hình thức thi (Trang 48)
Bảng 2.10. Kết quả khảo sát đánh giá của sinh viên về quy định của công tác thi đua khen thưởng đến động lực học tập và rèn luyện của sinh viên - tạo động lực cho sinh viên học viện hành chính quốc gia thông qua công tác thi đua khen thưởng
Bảng 2.10. Kết quả khảo sát đánh giá của sinh viên về quy định của công tác thi đua khen thưởng đến động lực học tập và rèn luyện của sinh viên (Trang 49)
Bảng 2.11. Kết quả khảo sát đánh giá của sinh viên về nguồn kinh phí của công - tạo động lực cho sinh viên học viện hành chính quốc gia thông qua công tác thi đua khen thưởng
Bảng 2.11. Kết quả khảo sát đánh giá của sinh viên về nguồn kinh phí của công (Trang 50)
Bảng 2.14. Kết quả khảo sát đánh giá của sinh viên về nhận thức của cán bộ quản - tạo động lực cho sinh viên học viện hành chính quốc gia thông qua công tác thi đua khen thưởng
Bảng 2.14. Kết quả khảo sát đánh giá của sinh viên về nhận thức của cán bộ quản (Trang 53)
Bảng 2.15. Kết quả khảo sát đánh giá của sinh viên về các tổ chức đoàn thể đối - tạo động lực cho sinh viên học viện hành chính quốc gia thông qua công tác thi đua khen thưởng
Bảng 2.15. Kết quả khảo sát đánh giá của sinh viên về các tổ chức đoàn thể đối (Trang 54)
Bảng 2.16. Kết quả khảo sát đánh giá của sinh viên về học viện tạo động lực học - tạo động lực cho sinh viên học viện hành chính quốc gia thông qua công tác thi đua khen thưởng
Bảng 2.16. Kết quả khảo sát đánh giá của sinh viên về học viện tạo động lực học (Trang 55)
PHỤ LỤC 1: Bảng đánh giá điểm rèn luyện của sinh viên mỗi kỳ năm học - tạo động lực cho sinh viên học viện hành chính quốc gia thông qua công tác thi đua khen thưởng
1 Bảng đánh giá điểm rèn luyện của sinh viên mỗi kỳ năm học (Trang 73)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w