Việc học trực tuyến của sinh viên HVHCQG đã đạt được nhiều kết quả tích cực như giảm thiểu chi phí học tập, tiết kiệm thời gian đi lại và không gian đào tạo; tăng cường sự chủ động của s
Trang 1HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
Chủ nhiệm đề tài : Nguyễn Thu Huyền
Lớp/ Khoa : 2205QTNC/ Quản trị nhân lực
Cán bộ hướng dẫn : Ths Trịnh Huyền Mai
HÀ NỘI, 4/2024
Trang 2HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
Chủ nhiệm đề tài : Nguyễn Thu Huyền – 2205QTNC028
Thành viên tham gia : Nguyễn Thị Hải Anh- 2205QTNC002
Hoàng Thị Quỳnh Chi – 2205QTNC009 Dương Diệu Hoài – 2205QTNC024 Nguyễn Thị Thảo – 2205QTNC069
HÀ NỘI, 4/2024
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Từ những kiến thức học được trên lớp và ngoài thực tiễn cùng với việc tham khảo các công trình nghiên cứu, các bài báo, tạp chí trong và ngoài ngành Nhóm nghiên cứu đã tổng hợp, phân tích đánh giá chọn lọc thông tinh dữ liệu để hoàn thành bài nghiên cứu này Các kết quả nghiên cứu trong đề tài là do nhóm tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn
Nhóm tác giả xin cam đoan đây là bài tiểu luận nghiên cứu khoa học độc lập của riêng nhóm và xin chịu mọi trách nhiệm về nội dung đề tài nghiên cứu
Hà Nội, ngày 8 tháng 3 năm 2023
Nhóm tác giả
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong qua trình nghiên cứu đề tài “Phương pháp học theo hình thức trực tuyến của sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia.” nhóm nghiên cứu đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của giảng viên hướng dẫn trong Học viện Hành Chính Quốc gia
Với tình cảm chân thành nhóm tác giả xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong Khoa Quản trị nhân lực – Học viện Hành chính Quốc gia, đặc biệt chúng em gửi lời cảm ơn tới cô Trịnh Huyền Mai – giảng viên hướng dẫn đã tận tình chỉ bảo và giúp
đỡ nhóm trong suốt quá trình nghiên cứu, đồng thời định hướng, đóng góp và bổ sung những thiếu sót để nhóm tác giả có thể hoàn thành đề tài này
Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm để tài cũng như những hạn chế về kiến thức, trong bài nghiên cứu chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ giảng viên để bài nghiên cứu được hoàn thiện hơn
Lời cuối cùng, nhóm chúng em chúc thầy cô có thật nhiều sức khỏe, luôn nhiệt huyết và gặt hái được nhiều thành tích xuất sắc trong công tác của mình
Hà Nội, ngày 8 tháng 3 năm 2024
Nhóm tác giả
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu đề tài 2
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5 Phương pháp nghiên cứu 5
6 Đóng góp của đề tài 5
7 Cấu trúc của đề tài 5
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC HỌC TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN 7
1.1 Một số khái niệm cơ bản 7
1.1.1 Khái niệm học trực tuyến 7
1.1.2 Khái niệm sinh viên 9
1.2 Vai trò của hình thức học trực tuyến 10
1.2.1 Đối với người học 10
1.2.2 Đối với giảng viên 11
1.2.3 Đối với các tổ chức giáo dục 11
1.2.4 Đối với xã hội 11
1.2.5 Trên bình diện quốc gia 12
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến học trực tuyến 18
1.3.1 Yếu tố khách quan 18
1.3.2 Yếu tố chủ quan: 21
1.4 Nội dung học trực tuyến 12
1.4.1 Về chương trình giảng dạy: 12
1.4.2 Về đội ngũ giảng viên: 12
1.4.3 Về sinh viên 13
1.4.4 Về phương tiện, trang thiết bị phục vụ việc học trực tuyến của sinh viên 16
Tiểu kết chương 1 26
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ TÁC ĐỘNG VIỆC HỌC TRỰC TUYẾN TỚI SINH VIÊN HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA 27
2.1 Khái quát về Học viện Hành chính Quốc gia 27
Trang 62.2 Khái quát về tổ chức khảo sát về việc học trực tuyến của sinh viên Học
viện Hành chính Quốc gia 27
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu: 29
2.2.2 Đối tượng nghiên cứu: 29
2.2.3 Phương pháp nghiên cứu tổ chức khảo sát việc học trực tuyến của sinh viên 29 2.3 Khảo sát thực trạng về việc học trực tuyến của sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia 29
2.3.1 Về chương trình giảng dạy 30
2.3.2 Về đội ngũ giảng viên 32
2.3.3 Về sinh viên 37
2.3.4 Về phương tiện, trang thiết bị phục vụ việc học trực tuyến của sinh viên: 43
Tiểu kết chương 2 45
CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP CHO VIỆC HỌC TRỰC TUYẾN CHO SINH VIÊN HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA 51
3.1 Về phía nhà trường 51
3.2 Về phía giảng viên 52
3.3 Về phía sinh viên 53
Tiểu kết chương 3 58
KẾT LUẬN 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
PHỤ LỤC 60
Trang 7DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Số lượng chương trình giảng dạy của sinh viên khi học trực tuyến 31
Biểu đồ 2 Chất lượng kiến thức thu được qua hình thức học trực tuyến 32
Biểu đồ 3 Nhận thức của sinh viên về kỹ năng công nghệ của giảng viên khi dạy trực tuyến 34
Biểu đồ 4 Nhận thức của sinh viên về chất lượng dạy trực tuyến của giảng viên 35
Biểu đồ 5 Nhận thức của sinh viên về chương trình dạy học của giảng viên 36
Biểu đồ 6 Rào cản sinh viên gặp phải khi học trực tuyến 38
Biểu đồ 7 Những ứng dụng trực tuyến sinh viên thường sử dụng 39
Bảng 8: Kết quả học tập của sinh viên khi học trực tuyến 40
Bảng 9 Các yếu tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên theo hình thức trực tuyến 41
Bảng 10 Tỉ lệ sử dụng trang thiết bị học trực tuyến của sinh viên HVHCQG 43
Bảng 11 Tỷ lệ phương tiện sử dụng học trực tuyến của sinh viên HVHCQG 44
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Ngày nay, việc học trực tuyến đang dần trở nên phổ biến trong nền giáo dục hiện đại Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch Covid-19, việc học trực tuyến giúp người học không cần ra ngoài nhưng vẫn có thể tiếp thu và l nh hội được kiến thức Đi kèm với sự phát triển của việc học trực tuyến, sự phát triển của công nghệ cũng đóng vai trò to lớn trong việc đ y mạnh hiện đại hóa nền giáo dục Nhờ các thiết bị khoa học hiện đại như: máy tính, điện thoại, các ứng dụng học trực tuyến đã góp phần làm cho việc học từ xa trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn Tại các trường đại học, học trực tuyến đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền giáo dục đại học hiện đại, mang đến nhiều lợi ích cho cả sinh viên và giảng viên Học trực tuyến giúp
mở rộng khả năng tiếp cận tri thức, phá vỡ rào cản địa lý, giúp cho mọi người dễ dàng tiếp cận với chương trình đào tạo chất lượng cao như tại bậc đại học cũng như cung cấp cho sinh viên nhiều lựa chọn về ngành nghề và hình thức đào tạo Không những thế, học trực tuyến giúp tăng cường tính linh hoạt từ không gian tới thời gian cũng như cá nhân hóa trải nghiệm học tập của sinh viên Đồng thời, quá trình học từ
xa sẽ tăng cường khả năng tương tác và cộng tác giữa sinh viên với giảng viên cũng như phát triển các kỹ năng cần thiết để làm việc trong môi trường số Tóm lại, học trực tuyến là một công cụ mạnh mẽ có thể cách mạng hóa nền giáo dục trong các trường đại học Khi công nghệ tiếp tục phát triển, học trực tuyến sẽ trở nên phổ biến
và dễ tiếp cận hơn nữa Điều này sẽ mang lại nhiều cơ hội cho sinh viên học tập và phát triển bản thân
Học viện Hành chính Quốc gia (HVHCQG) là đơn vị sự nghiệp công lập trọng điểm hạng đặc biệt thuộc hệ thống giáo dục quốc dân trực thuộc Bộ Nội vụ có chức năng đào tạo, bồi dưỡng năng lực, kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của nhà nước về hành chính, lãnh đạo, quản lý của toàn bộ nền công
vụ Việt Nam; đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học hành chính và tư vấn cho Bộ Nội vụ và Chính phủ Việt Nam trong l nh vực Hành chính công và Quản lý Nhà Nước Trong đó, HVHCQG đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho bộ máy nhà nước Việt Nam Trong những năm qua, Học viện không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của đất nước, đặc biệt trong việc đ y mạnh hoạt động đào tạo trực
Trang 10tuyến ở cấp đại học Việc học trực tuyến của sinh viên HVHCQG đã đạt được nhiều kết quả tích cực như giảm thiểu chi phí học tập, tiết kiệm thời gian đi lại và không gian đào tạo; tăng cường sự chủ động của sinh viên trong học tập và nghiên cứu;
đ y mạnh kỹ năng và năng lực số trong quá trình học tập Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc học trực tuyến của sinh viên HVHCQG vẫn còn tồn tại nhiều bất cập như thiếu sự tương tác trực tiếp trong quá trình đào tạo; sinh viên dễ
bị xao lãng trong giờ học; kỹ năng tin học của sinh viên còn hạn chế; bất cập trong việc cung cấp công nghệ phục vụ việc học trực tuyến; chưa đánh giá đúng kết quả học tập của sinh viên cũng như nhà trường và sinh viên phải đối mặt với khó khăn trong việc quản lý thời gian, tiếp cận tài liệu học tập, chuyển đổi hình thức học tập
Từ những lý do trên, nhóm nghiên cứu lựa chọn đề tài “Phương pháp học theo hình thức trực tuyến của sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia.” làm đề
tài nghiên cứu khoa học sinh viên
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
- Tài liệu trong nước:
Tác giả Ngô Thị Lan Anh, Hoàng Minh Đức với bài viết “Đào tạo trực tuyến trong các trường đại học ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng” (2020) đã chỉ ra khó khăn và sự sẵn sàng học trực tuyến của sinh viên tại các trường đại học Việt Nam là sự thiếu k năng và thiếu hướng dẫn Tuy nhiên, các trường đại học tại Việt Nam đã sẵn sàng học trực tuyến, thể hiện qua việc các cơ sở đào tạo đã
có sự chu n bị tốt và sinh viên có thái độ học tập tích cực Qua đó nhóm tác giả còn đưa ra một số gợi ý chính sách để giảm rào cản, tăng thái độ tích cực và sự chu n bị của sinh viên, bao gồm: các chương trình đào tạo để nâng cao kỹ năng sử dụng công nghệ, phân công cán bộ hướng dẫn học tập và đa dạng hóa các hình thức giảng dạy
Đề tài “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo trực tuyến trong giáo dục đại học trong bối cảnh cách mạng 4.0” (2020) của tác giả Lê Văn Toán chỉ ra rằng vượt ra khỏi không gian của trường học, việc học hiện nay còn được tổ chức trên mạng Internet cho cả người dạy và người học và vẫn có thể hỗ trợ hay tổ chức kết hợp với hình thức dạy học trong lớp học truyền thống
Tác giả Đặng Thị Thúy Hiền, Nguyễn Thị Như Quỳnh, Đoàn Lê Diễm Hằng, Nguyễn Thị Phương Thảo, Trần Hữu Tuấn với bài viết “Các yếu tố rào cản trong việc
Trang 11học trực tuyến của sinh viên khoa du lịch-đại học Huế” đã tìm hiểu và phân tích các yếu tố rào cản trong việc học trực tuyến của sinh viên Đồng thời đưa ra những giải pháp góp phần cải thiện chất lượng giảng dạy trực tuyến để đem lại phương pháp học tập phù hợp và hiệu quả hơn
- Tài liệu nước ngoài:
Al-Adwan và cộng sự (2021) với bài viết „Phần mở rộng mới lạ của mô hình UTAUT để hiểu việc tiếp tục sử dụng Ý định của hệ thống quản lý học tập: vai trò của truyền thống học tập “đã áp dụng và mở rộng mô hình Lý thuyết thống nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) để nghiên cứu về ý định duy trì sử dụng hệ thống quản lý học tập (Learning Management System - LMS) của sinh viên đại học Các cấu trúc mới được bổ sung bao gồm truyền thống học tập, định hướng học tập và
sự tự tin vào năng lực học trực tuyến của bản thân Dựa trên dữ liệu thực nghiệm được thu thập từ khảo sát trực tuyến với sự tham gia của 590 sinh viên tại ba trường đại học
tư nhân ở Jordan, nhóm tác giả đã chứng minh rằng: kỳ vọng hiệu quả, sự tự tin vào năng lực học trực tuyến của bản thân, kỳ vọng nỗ lực, điều kiện thuận lợi và ảnh hưởng xã hội có ảnh hưởng thuận chiều và trực tiếp đến ý định tiếp tục sử dụng, kỳ vọng nỗ lực tác động tích cực trực tiếp đến kỳ vọng hiệu quả, kỳ vọng hiệu quả làm trung gian một phần trong mối quan hệ giữa kỳ vọng nỗ lực và ý định duy trì, và định hướng học tập và truyền thống học tập có ảnh hưởng trực tiếp một cách ngược chiều đến ý định sử dụng về lâu dài
Rajeh và cộng sự với bài viết “Sự hài lòng của học sinh và tiếp tục có ý định đối với e-learning: Một nghiên cứu dựa trên lý thuyết “(2021) cũng đóng góp một công trình tổng hợp lý thuyết xác nhận kỳ vọng (ECT) và lý thuyết về hành vi dự định (TPB) nhằm xác định các yếu tố liên quan đến sự hài lòng và ý định duy trì hình thức học trực tuyến của sinh viên trong bối cảnh bình thường mới của Covid-19 Một bảng câu hỏi đã được phân phát cho các sinh viên y khoa và nha khoa (năm thứ hai đến năm thứ sáu) từ các trường đại học khác nhau ở Ả Rập Xê Út và có 870 người tham gia khảo sát Kết quả cho thấy sinh viên hài lòng ở mức trung bình Theo ECT, cả nhận thức tính hữu ích và xác nhận đều ảnh hưởng đáng kể đối với sự hài lòng của sinh viên Sự hài lòng là yếu tố dự báo mạnh nhất về ý định tiếp tục của sinh viên Trong số các cấu trúc TPB, nhận thức kiểm soát hành vi, thái độ và chu n chủ quan có tác động tích cực đến ý định duy trì hình thức học trực tuyến của họ Vì vậy, những nỗ lực nhằm
Trang 12tăng mức độ hài lòng và ý định tiếp tục học trực tuyến ở sinh viên nên hướng đến khía cạnh dễ dàng và hữu ích của các nền tảng học tập điện tử
Bellaaj và cộng sự với bài viết” Sự tiếp tục sử dụng hệ thống e-learning: Một thực nghiệm điều tra sử dụng mô hình UTAUT tại Đại học của Tabuk‟ (2015) dựa trên các nghiên cứu trước đây có liên quan tới việc ứng dụng mô hình UTAUT trong môi trường giáo dục trực tuyến, đã công bố bài báo khoa học về ý định của người học trong việc tiếp tục sử dụng hệ thống học tập ảo của Đại học Tabuk (thuộc Ả Rập Xê Út) Kết quả sau khi phân tích câu trả lời của 103 sinh viên chỉ ra rằng kỳ vọng hiệu quả và kỳ vọng nỗ lực là hai yếu tố chính giúp dự đoán ý định duy trì dùng hệ thống học trực tuyến Với việc trải nghiệm Internet nhiều hơn, ảnh hưởng của kỳ vọng hiệu quả đối với ý định tiếp tục sẽ tăng lên và ngược lại, ảnh hưởng của kỳ vọng nỗ lực sẽ giảm xuống Ngoài ra, ý định duy trì sử dụng hệ thống học trực tuyến ở nữ giới chịu tác động bởi yếu tố ảnh hưởng xã hội mạnh hơn ở nam giới
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu là nghiên cứu lý luận và thực tiễn việc học trực tuyến của sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia Trên cơ sở đó, đề tài đưa ra các giải pháp để nâng cao việc học trực tuyến của sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, đề tài có nhiệm vụ:
- Làm rõ cơ sở lý luận về việc học trực tuyến của sinh viên thông qua việc nghiên cứu nội hàm và ngoại diên các khái niệm có liên quan, phân tích đặc điểm, vai trò, nội dung việc học trực tuyến và các yếu tố ảnh hưởng đến việc học trực tuyến của sinh viên
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng việc học trực tuyến của sinh viên HVHCQG hiện nay; chỉ ra những kết quả, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế để làm
cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nâng cao việc học trực tuyến của sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia
- Nghiên cứu, tổng hợp các quan điểm, định hướng về việc học trực tuyến của sinh viên; trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nâng cao việc học trực tuyến của sinh
viên Học viện Hành chính Quốc gia
4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Trang 134.1 Đối tượng nghiên cứu: Việc học trực tuyến của sinh viên Học viện Hành
chính quốc gia
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Học viện Hành chính Quốc gia
- Thời gian: nghiên cứu việc học trực tuyến của sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia năm 2023
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Tiến hành nghiên cứu lý luận thông qua các nguồn tài liệu thứ cấp (sách, báo, tài liệu ưu trữ, công trình khoa học ); các báo cáo, tài liệu về chất lượng kiến tập tại các trường Đại học và Học viện Hành chính Quốc gia Từ đó, tổng hợp và hệ thống hóa hững thông tin từ lý thuyết đã thu thập được
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp điều tra, khảo sát: Khảo sát đối tượng là sinh viên Học viện Hành
chính Quốc gia (sử dụng bảng hỏi và phỏng vấn để điều tra);
+ Phương pháp phỏng vấn sâu: để thu thập thêm thông tin về chất lượng kiến
tập sinh viên, nhóm nghiên cứu tiến hành phỏng vấn sâu đối với: đại diện giảng viên, đại diện sinh viên
- Phương pháp thống kê toán học:
Thông qua quá trình khảo sát, nhóm nghiên cứu thu thập được những dữ liệu mà sinh viên cung cấp, đưa ý kiến Để thống kê và khái quát hóa thành những con số có ý ngh a Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê toán học để tính phần trăm cho các câu hỏi và phần trăm cho các lựa chọn, tính điểm trung bình cho các nhân tố
6 Đóng góp của đề tài
Về lý luận, đề tài hệ thống hóa, bổ sung và phát triển cơ sở lý luận về việc học
trực tuyến của sinh viên Trong đó gồm có hệ thống khái niệm như: sinh viên, học trực tuyến Đề tài phân tích sâu các vấn đề lý luận và vai trò của việc học trực tuyến, nội dung học trực tuyến và các yếu tố ảnh hưởng đến việc học trực tuyến của sinh viên
Về thực tiễn, đề tài đánh giá một cách khách quan và toàn diện việc học trực
tuyến của sinh viên HVHCQG hiện nay Đánh giá và chỉ ra những kết quả, những tồn tại và nguyên nhân trong việc học trực tuyến của sinh viên; HVHCQG
Trang 14Trên kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, nhóm nghiên cứu đề xuất các giải
pháp nâng cao việc học trực tuyến của sinh viên HVHCQG hiện nay
7 Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo đề tài được kết cấu thành 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về việc học trực tuyến của sinh viên
Chương 2: Phân tích thực trạng việc học trực tuyến của sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia
Chương 3: Giải pháp nâng cao việc học trực tuyến của sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia
Trang 15CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VIỆC HỌC TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN 1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm học trực tuyến
Học tập trực tuyến (hay còn gọi là E-Learning/Online Learning) là phương thức học tập có sử dụng kết nối mạng để phục vụ học tập, lấy tài liệu học, trao đổi giao tiếp giữa người học với nhau và với giảng viên Học tập mọi lúc, mọi nơi: Việc trao đổi thông tin, truyền đạt kiến thức theo yêu cầu Khái niệm về học trực tuyến đến nay vẫn
chưa có bằng chứng chứng minh thuật ngữ của “học trực tuyến” Tuy nhiên, có một số
ý kiến cho rằng định ngh a này ra đời từ những năm 1980, cùng thời điểm với một số phương pháp học tập khác như học kỹ thuật số (digital learning), học trên thiết bị di động (mobile learning), và được ghi lại để sử dụng cho các nghiên cứu tiếp theo Cụm
từ “học trực tuyến” được sử dụng rộng rãi sau khi được đề cập trong hội nghị quốc tế
về đào tạo dựa trên máy tính (CBT) vào tháng 10 năm 1999 Vì vậy, nhóm chúng tôi
đưa ra tổng quan về định ngh a học thuật học trực tuyến như sau:
2000 Urdan và
Cornelia
Học trực tuyến là thuật ngữ chung bao gồm các ứng dụng và quy trình học tập dựa trên công nghệ thông tin và truyên thông, cụ thể như học tập dựa trên máy tính, học trên web, lớp học ảo, cộng tác kỹ thuật số và kết nối mạng
2001 Ủyban châu
âu
Học trực tuyến là việc áp dụng các công nghệ đa phương tiện mới và internet nhằm cải thiện chất lượng học tập băng fccahs nâng cao khả năng tiếp cận các phương tiện dịch vụ, trao đổi
3 Học trực tuyến là việc học thông qua phương tiện điện tử
2005 Tổ chức Học trực tuyến là việc ứng dụng công nghệ thông tin và
Trang 16NĂM TÁC GIẢ ĐỊNH NGHĨA
2010 UNESCO Học trực tuyến là quá trình học tập sử dụng các phương tiện
điện tử, công nghệ thông tin và truyền thông
2012 Sangra và
cộng sử
Học trực tuyến là cách thức dạy và học dựa trên việc sử dụng các phương tiện và thiết bị điện tử làm công cụ để cải thiện khả năng tiếp cận đào tạo, giao tiếp và tương tác
2017 Trần Thanh
Điện và
Nguyễn
Thái Nghe
Hiểu theo ngh a rộng, học trực tuyến là một thuật ngữ dùng để
mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin Theo quan điểm hiện tại, học trực tuyến là sự phân phát các nội dung học sử dụng các công cụ điện tử như máy tính, mạng internet
Từ bảng tổng quan về định ngh a học trực tuyến trên, chúng ta có thể nhìn khái niệm này dưới các góc độ sau đây:
Dưới góc độ phương pháp đào tạo/ học tập, học trực tuyến được xem là “thuật ngữ chung bao gồm các ứng dụng và quy trình học tập dựa trên công nghệ thông tin
và truyền thông, như học tập dựa trên máy tính, học trên web, lớp học ảo, cộng tác kỹ thuật số và kết nối mạng” theo [1] Urdan và Cornelia, 2000 Năm 2001, ủy ban châu
Âu (European Commission) cho rằng học trực tuyến là việc áp dụng các công nghệ đa phương tiện mới và Internet nhằm cải thiện chất lượng học tập bằng cách nâng cao khả năng tiếp cận các phương tiện dịch vụ, trao đổi và cộng tác từ xa OECD (2005) đưa ra khái niệm liên quan đến học trực tuyến trong l nh vực giáo dục đại học Cụ thể, học trực tuyến là việc sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong các tiến trình giáo dục đa dạng của trường đại học với mục đích hỗ trợ và khuyến khích học tập
Dưới góc độ công nghệ, học trực tuyến là việc dạy và học được số hoá
(Rosenberg, 2001; Govindasamy, 2001) với việc truyền tải các hoạt động, quá trình, sự kiện đào tạo và học tập thông qua các phương tiện điện từ như Internet, băng ghi hình
và các thiết bị điện tử cá nhân
Trang 17Dưới góc độ người học, học trực tuyến được hiểu đơn giản là việc học được hỗ
trợ bằng công nghệ thông tin và truyền thông
Năm 2006, Horton và cộng sự khẳng định học trực tuyến là việc sử dụng công nghệ thông tin và máy tính trong học tập Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên Hợp Quốc (UNESCO, 2010) đưa ra khái niệm tương tự về học trực tuyến là quá trình học tập sử dụng các phương tiện điện tử, công nghệ thông tin và truyền thông Vào năm 2017, Trần Thanh Điện và Nguyễn Thái Nghe [4] đề cập đến học trực tuyến theo quan điểm hiện đại là sự phân phát nội dung các khóa học thông qua việc ứng dụng các công nghệ tân tiến như máy tính, mạng máy tính, mạng vệ tinh và mạng Internet Người dạy và người học có thể giao tiếp trực tuyến một cách dễ dàng bằng nhiều hình thức khác nhau, điển hình là email, thảo luận online (chat), diễn đàn (forum) và hội thảo trực tuyến Nhìn chung, học trực tuyến có thế được hiểu một cách khái quát là thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập và đào tạo dựa trên công nghệ thông tin - truyền thông đại chúng
Như vậy, nhóm chúng tôi đúc kết ra định ngh a về “học trực tuyến” như sau:
“Học trực tuyến” (hay còn gọi là học qua mạng) là một phương thức giáo dục trong
đó học viên sử dụng internet để truy cập vào các tài liệu học, bài giảng video, bài tập
và tham gia vào các hoạt động giáo dục trực tuyến
Học trực tuyến thường được thực hiện thông qua các nền tảng học trực tuyến, các trang web giáo dục, hoặc hệ thống quản lý học tập trực tuyến Các hình thức học trực tuyến có thể là các khóa học trực tuyến cụ thể, các lớp học ảo, khóa học mở trực tuyến, hoặc các chương trình đào tạo từ xa của các trường đại học và tổ chức giáo dục khác Học trực tuyến cung cấp sự linh hoạt cao về thời gian và địa điểm học, cho phép học viên tự tổ chức thời gian học tập phù hợp với lịch trình của mình
1.1.2 Khái niệm sinh viên
Từ điển Bách khoa toàn thư Wikipedia có định ngh a: “Sinh viên chủ yếu là
những người đăng ký vào trường hoặc cơ sở giáo dục khác tham gia các lớp học trong khóa học để đạt được mức độ thành thạo môn học theo hướng dẫn của người hướng dẫn, và dành thời gian bên ngoài lớp để thực hiện bất cứ hoạt động nào mà giảng viên chỉ định là cần thiết cho việc chuẩn bị lớp học hoặc để gửi bằng chứng về sự tiến bộ đối với sự thành thạo đó” [15]
Trang 18Theo Khoản 2, Điều 2 Thông tư 10/2016/TT-BGDĐT ngày 05 tháng 04 năm
2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế công tác sinh
viên đối với chương trình đào tạo đại học hệ chính quy quy định “Sinh viên là trung
tâm của các hoạt động giáo dục và đào tạo trong cơ sở giáo dục đại học, được bảo đảm điều kiện thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và quyền trong quá trình học tập và rèn luyện tại cơ sở giáo dục và đào tạo” [6]
Như vậy, nhóm chúng tôi xin được rút ra khái niệm sinh viên như sau tuy khái niệm sinh viên được hiểu ở các khía cạnh khác nhau, nhưng đều có những điểm chung
về lứa tuổi, môi trường học tập tại các trường Đại học, cao đẳng Tổng kết lại có thể đưa ra khái niệm Sinh viên là những người trẻ có độ tuổi khoảng từ 18 – 25 tuổi, là những người trưởng thành về thể chất, xã hội và tâm lý, đang theo học tại các trường cao đẳng, đại học để tìm hiểu, khai thác tri thức và làm chủ công nghệ
1.2 Vai trò của việc học trực tuyến
1.2.1 Đối với người học
Người học được kỳ vọng sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ học trực tuyến bởi hệ thống được tạo ra chủ yếu xoay quanh họ, với chỉ một thiết bị có khả năng kết nối Internet, việc học giờ đây trở nên thuận tiện hơn bao giờ het Theo Smedley (2010) [13], việc
áp dụng hình thức học tập này cung cấp cho người học cũng như các tổ chức đào tạo
sự linh hoạt về thời gian và địa điểm truyền đạt cũng như tiếp nhận kiến thức Bên cạnh khả năng truy cập khóa học mọi lúc, mọi nơi, người học còn có thể lập kế hoạch học tập cho bản thân một cách chủ động Các cá nhân dễ dàng đăng ký một khoá học
mà mình mong muốn bởi sự đa dạng của các chương trình học trên nền tảng trực tuyến Tao và cộng sự (2006) cho rằng môi trường học trực tuyến đã tìm ra cách để sinh viên đại học có lịch trình học tập phù hợp hơn và tách biệt với các sinh viên khác
Lộ trình, tiến độ và kết quả học tập sẽ được hiển thị một cách trực quan trên hệ thống giúp học viên theo dõi, nắm bắt tình hình, từ đó có những điều chỉnh hợp lý
Ngoài ra, phương pháp học trực tuyến còn cho phép người học tự điều chỉnh thời gian, tốc độ học theo trình độ và tham khảo, nghiên cứu thêm thông qua các nguồn tài liệu có sẵn Nhờ đó, hệ thống làm tăng sự hài lòng và giảm căng thẳng cho người học (Urdan và Weggen, 2000; Codone, 2001; March, 2002; Klein và Ware, 2003; Amer, 2007; Algahtani, 2011) [15] Không giống như hình thức học trực tiếp tại các cơ sở đào tạo, học trực tuyến sẽ giúp người học tiết kiệm các khoản chi phí cho sách giáo
Trang 19khoa, sách hướng dẫn, và học liệu đi kèm Sự tiến bộ của khoa học máy tính và Internet mang tới mức độ tương tác trong môi trường trực tuyến giữa người hướng dẫn với người học cao hơn so với môi trường học tập truyền thống (Giddens, 2001) [16]
Vì vậy, học trực tuyến hoàn toàn có thể cung cấp các giải pháp hỗ trợ các cá nhân học tập một cách thuận tiện và cải thiện hiệu suất hoạt động của họ
1.2.2 Đối với giảng viên
Kaur (2013) [7] chỉ ra rằng hình thức học trực tuyến cho phép giảng viên tích họp nhiều công cụ truyền đạt thông tin như video bài giảng và các cuộc thảo luận online giúp nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy Giảng viên có thể thường xuyên cập nhật nội dung đào tạo và đưa tất cả các loại tài nguyên cũng như tài liệu tham khảo ở nhiều định dạng khác nhau lên nền tảng này Bên cạnh
đó, thông qua hệ thống tự đánh giá và các bài kiểm tra hoặc chủ đề thảo luận trên diễn đàn, họ sẽ nắm bắt được mức độ tiếp thu kiến thức của người học và đánh giá quá trình học tập một cách chính xác Hơn thế nữa, hình thức học trực tuyến còn tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại cho giảng viên hơn phương thức truyền thống Bởi lẽ, ngoài việc phải dành thời gian trên giảng đường, họ còn phải tham gia hội thảo, tư vấn nghề nghiệp, tư vấn tuyển sinh, hướng dẫn nghiên cứu khoa học
1.2.3 Đối với các tổ chức giáo dục
Hình thức học trực tuyến mang lại nhiều lợi ích cho các tổ chức giáo dục Cụ thể, chi phí đầu tư cho phòng học và công tác quản lý sẽ được tối ưu hoá Ngoài ra, nó cho phép người quản lý của tổ chức theo dõi tình hình học tập, nghiên cứu và giảng dạy để đưa ra những chiến lược đúng đắn Việc giao tiếp giữa giảng viên cũng như học viên với người quản lý sẽ được diễn ra xuyên suốt, nhanh chóng, kịp thời nhờ hệ thống thông tin liên lạc trên nền tảng, từ đó các tổ chức giáo dục sẽ có những quyết định phù hợp với tình hình thực tế Thêm vào đó, đào tạo trực tuyến giúp nhà trường giải quyết những hạn chế về mặt thời gian cho giảng viên
1.2.4 Đối với xã hội
Học trực tuyến đóng vai trò quan trọng trong quá trình thực thi sứ mệnh xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời Vì mô hình học tập truyền thống còn tồn đọng những hạn chế nhất định nên chỉ những cá nhân vượt qua các kỳ thi, có quỹ thời gian
và điều kiện tài chính phù hợp mới có thể đạt tiêu chu n vào giảng đường đại học Ngược lại, việc giáo dục trên các nền tảng trực tuyến mang đến cơ hội học tập cho hầu
Trang 20hết mọi đối tượng mà không cần trực tiếp tới lớp Chỉ với một thiết bị có kết nối Internet, họ đã có thể tiếp cận những chương trình học trực tuyến một cách dễ dàng
1.2.5 Trên bình diện quốc gia
Hình thức học trực tuyến có tác dụng nâng cao năng lực của đội ngũ lao động và khả năng tiếp cận công nghệ thông tin của công dân, đồng thời giảm thiểu khoảng cách
số (digital divide) giữa các cá nhân Điều này làm gia tăng sức cạnh tranh của quốc gia
và thực hiện bình đẳng xã hội về giáo dục (Conrads và cộng sự, 2017)
1.3 Nội dung học trực tuyến cúa sinh viên
1.3.1 Chương trình giảng dạy trực tuyến
Căn cứ vào Điều 7, thông tư 09/2021/TT – BGDĐT ngày 30/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về chương trình giảng dạy trực tuyến là chương trình được xây dựng theo chương trình giáo dục phổ thông, bao gồm: bài giảng đa phương tiện; hướng dẫn thí nghiệm, thực hành; phần mềm mô phỏng; hệ thống câu hỏi, bài tập luyện tập và kiểm tra, đánh giá; tài liệu tham khảo, bổ trợ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo [20]
Bên cạnh đó, chương trình giảng dạy trực tuyến phải phù hợp với nội dung bài học, chủ đề học tập và hoạt động dạy học của giảng viên và sinh viên; đảm bảo tính khoa học, sư phạm và phù hợp với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong
mỹ tục của dân tộc
Chương trình giảng dạy trực tuyến sử dụng trong cơ sở giáo dục đại học phải được tổ chuyên môn thông qua và được người đứng đầu cơ sở giáo duc đại học phê duyệt
1.3.2 Đội ngũ giảng viên giảng dạy trực tuyến
Đội ngũ giảng viên giảng dạy trực tuyến là một thành tố quan trọng quyết định chất lượng của việc học trực tuyến Mỗi giảng viên sẽ có phong cách giảng dạy và góc
độ nghiên cứu, tiếp cận phương pháp sư phạm khác nhau Những giảng viên giàu kinh nghiệm, giảng dạy lâu năm sẽ vững kiến thức hơn các giảng viên mới vào nghề Tuy nhiên khi sinh viên tham gia vào hình thức học trực tuyến, thì những giảng viên trẻ lại
có lợi thế hơn trong việc sử dụng thành thạo các thiết bị công nghệ để vận dụng vào bài giảng Việc thay đổi từ các lớp học truyền thống tại giảng đường sang các lớp học trực tuyến gây ra nhiều khó khăn cho người dạy lẫn người học Nếu như ở phương
Trang 21thức dạy truyền thống, giảng viên và sinh viên có thể dễ dàng trao đổi với nhau, dễ dàng làm việc nhóm và thảo luận thì đối với hình thức dạy trực tuyến, việc tương tác này sẽ khó khăn hơn Trong học trực tuyến, việc tương tác giữa sinh viên và giảng viên là điều vô cùng quan trọng Nếu trong quá trình giảng dạy chỉ là bài giảng một chiều mà thiếu đi sự tương tác giữa sinh viên và giảng viên thì khiến người học cảm thấy chán nản, mệt mỏi và không theo kịp tiến độ bài học Đối với hình thức học tập truyền thống phần lớn sự tương tác giữa người dạy với người học chủ yếu là giao tiếp trực tiếp, trong khi đối với hình thức học tập trực tuyến thì sự giao tiếp này là gián tiếp thông qua môi trường không gian “ảo” bằng cách sử dụng các công cụ, trang thiết bị điện tử có kết nối mạng internet Sự tương tác này có phần hạn chế nếu như đường truyền không ổn định hoặc gặp những vấn đề không mong muốn khi kết nối Vì vậy, bên cạnh kiến thức chuyên môn tốt thì giảng viên hướng dẫn đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích sự tham gia tương tác và sự tích cực học tập của người học thông qua phương pháp giảng dạy, cách thức tổ chức bài học, bài tập, bài kiểm tra Ngoài ra, giảng viên cũng cần có sự sáng tạo trong quá trình giảng dạy, cụ thể giảng viên cần có những phương thức truyền đạt sinh động, dễ hiểu; giảng viên sẵn sàng giải đáp thắc mắc của sinh viên Bên cạnh đó, giảng viên cần thiết kế bài giảng trực tuyến phù hợp để sinh viên dễ dàng tiếp thu Giảng viên phải có kỹ năng chu n bị bài giảng
và có phương pháp để hướng dẫn sinh viên có sự chu n bị trước khi học trực tuyến Ví
dụ, gửi tài liệu học tập hoặc giao các nhiệm vụ cho sinh viên làm trước bài học tạo ra môi trường thuận lợi cho tương tác trực tuyến và cho sinh viên đủ thời gian để “khởi động” các chủ đề của khóa học; từ đó có thể tăng cường sự tham gia của họ trong giờ học Điều đó cũng nhắc nhở sinh viên tham gia học đúng giờ trong giờ học Việc chu n bị giảng dạy trực tuyến tốt không chỉ bao gồm việc chia sẻ tài liệu mà còn cung cấp phản hồi, trả lời câu hỏi và đưa ra phương pháp kiểm soát hành vi của sinh viên trong giờ học
1.3.3 Đội ngũ sinh viên tham gia học trực tuyến
a Nhận thức của sinh viên về việc học trực tuyến
Việc nhận thức tầm quan trọng của việc học trực tuyến là vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hóa, chuyển đổi số, hội nhập quốc tế về khoa học công nghệ như hiện nay
Trang 22Đối với việc học, nhận thức là sự hiểu biết, sự nắm bắt của người học về phương pháp tiếp cận, cách thức thực hiện, nội dung và hình thức của các bài giảng trên từng
l nh vực môn học Cũng vì thế, nó là yếu tố tiền đề để sinh viên có cảm xúc và có khả năng đánh giá vai trò của việc học trực tuyến Chính xúc cảm, tình cảm đã làm cho người học, cụ thể là sinh viên tư duy về việc học tốt hơn và ảnh hưởng trực tiếp tới hành vi của họ đối với việc học, cũng như cách khai thác triệt để lợi ích của các hình thức học tập, nghiên cứu
Cụ thể đối với sinh viên trong quá trình học trực tuyến, sinh viên cần có nhận thức đầy đủ về hình thức học trực tuyến; lợi ích và hạn chế của hình thức học trực tuyến đối với sinh viên; nhận thức về những chính sách về học trực tuyến của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường đại học, các địa phương trong việc đảm bảo yêu cầu cơ bản đáp ứng việc học và nhận thức của sinh viên về vai trò, trách nhiệm của bản thân trong việc ý thức hoàn thành các nhiệm vụ học tập trực tuyến, đảm bảo tiến độ học tập và tích cực tham gia quá trình tương tác với giáo viên và các bạn sinh viên khác Nhận thức của sinh viên về vấn đề học trực tuyến là khá đa dạng và mức độ nhận thức khác nhau
Sự phong phú đa dạng thể hiện ở việc sinh viên nhận thức được khi học tập theo hình thức trực tuyến, bản thân sinh viên sẽ có cơ hội được tiếp cận và làm quen với khoa học công nghệ; cơ hội phát triển như: chủ động tìm tài liệu học tập; xây dựng các
ý tưởng học tập để đạt kết quả tốt hơn khi không học trực tiếp; thử thách bản thân về
sự kiên trì, tự giác khi không có sự quản lí trực tiếp từ giảng viên; học cách chủ động,
“tự thân” trong mọi việc học
Tiếp theo sinh viên cần hiểu việc học trực tuyến giúp họ tiết kiệm chi phí di chuyển, thời gian, công sức (thay vì phải đổ xăng xe, nạp điện cho xe khi phải đến trường một đoạn đường dài, sinh viên có thể ở nhà học với một chiếc máy tính hay điện thoại thông minh; sinh viên cũng không phải vì ngại thời tiết nắng mưa thất thường mà lười đến trường hay nghỉ học điều này giúp cho việc học có thể đạt hiệu quả hơn) Đây chính là lợi ích rất lớn khi được học theo hình thức trực tuyến thay vì học truyền thống
Sinh viên cũng cần nhận thức được việc học tập theo hình thức trực tuyến giúp cho bản thân họ phát triển các kỹ năng sống và học tập Việc học theo hình thức này giúp cho sinh viên không chỉ nắm vững kiến thức mà còn phát triển kỹ năng tự học- tự
Trang 23giác trong học tập, tích cực trong thi cử; cách quản lí thời gian, sắp xếp thời gian linh hoạt hay k năng làm việc nhóm khi không được trực tiếp trao đổi, thảo luận như ở trên lớp học; các kỹ năng trong giao tiếp khi học được tương tác, kết nối trong học trực tuyến Ngoài ra, sinh viên còn được mở rộng các mối quan hệ, các kiến thức từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau khi họ tự tìm hiểu, vì thế từ đó giúp việc học của học đạt kết quả cao hơn, cơ hội việc làm khi ra trường cũng mở rộng hơn
Tóm lại, việc nhận thức về tầm quan trọng của học tập theo hình thức trực tuyến
là vô cùng quan trọng Đây là hình thức học mới, nó đang và sẽ là hình thức học phổ biến trong bối cảnh hiện nay khi khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng Sinh viên cần có nhận thức một cách đúng đắn và nâng cao nhận thức của mình để đáp ứng kịp thời với những thay đổi này
b Thái độ của sinh viên khi học trực tuyến
Dưới góc độ tâm lý học, thái độ là trạng thái tâm lý có ý thức đối với hiện tượng,
có tính định hướng, tích cực được thể hiện qua nhận thức, xúc cảm và hành vi Thái độ
có thể được định ngh a là một yếu tố hướng dẫn hành vi của một cá nhân phù hợp với cảm xúc và suy ngh của cá nhân đó
Trong những thập kỷ gần đây, thái độ được nghiên cứu với những cái nhìn đa chiều Brecker năm 1984 đã đưa ra mô hình phân loại thái độ bao gồm 3 yếu tố: thái
độ cảm xúc, thái độ nhận thức và thái độ hành vi (Mô hình ACB) Khi sinh viên có thái độ cảm xúc, nhận thức và hành vi tích cực hơn với học trực tuyến thì họ sẽ có ý định tích hợp công nghệ này trong quá trình học tập, từ đó có thể kết học tập tốt hơn Nhận thức là một yếu tố hình thành thái độ, nếu nhận thức đúng sẽ dẫn tới thái độ tích cực đối với vấn đề nào đó Nếu như nhận thức, xúc cảm của sinh viên đối với hình thức học tập trực tuyến không biểu hiện ra bên ngoài, thì hành vi là mặt biểu hiện ra bên ngoài trong cấu trúc của thái độ của sinh viên đối với hình thức học tập mới này Nếu nhìn nhận đúng thì hành vi sẽ tích cực và ngược lại
Thái độ học tập là những suy ngh biểu hiện ra bên ngoài bằng các hành vi đối với môn học Sinh viên ở bậc Đại học được coi là những con người đang dần trưởng thành, nên việc học nhấn mạnh đến sự tự giác và tự chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mỗi cá nhân
c Kết quả học tập của sv khi học trực tuyến
Trang 24Kết quả học tập của sinh viên phản ánh quá trình học tập, rèn luyện của sinh viên trên giảng đường đại học Kết quả học tập ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tìm việc làm, khả năng nắm bắt cơ hội kinh doanh, cơ hội thăng tiến và việc tiếp tục học tập sau này của sinh viên
Ở Việt Nam, kết quả học tập trực tuyến của sinh viên còn khá khiêm tốn So với việc học trực tiếp ở trên giảng đường Qua các đợt thi cử, kết quả học tập của một bộ phận sinh viên khá thấp; tuy nhiên, Không phải sinh viên nào có kết quả học tập thâp cũng là do thiếu sự cô gắng, bởi học tập qua mạng internet còn phụ thuộc vào công nghệ thông tin và các nhân tô' khác
Thực tế đánh giá kết quả học tập của sinh viên ở các trường đại học hiện nay cho thấy, ngoài một số bộ phận sinh viên có kết quả học tập khá thấp (do chính bản thân sinh viên hoặc do yếu tố khách quan tác động) thì vẫn có một số bộ phận có kết quả học tập mang nặng tính định lượng, “chạy theo điểm số”, chưa phản ánh được năng lực của người học do giảng viên không sát xao với sinh viên như ở trên giảng đường- khoảng cách địa lí, cách nhau bởi một màn hình laptop, điện thoại thông minh; chính
vì vậy mà sinh viên có nhiều cơ hội để hành động tiêu cực trong thi cử dẫn đến kết quả học tập phản ánh không đúng với thực tế
1.4.4 Về phương tiện, trang thiết bị phục vụ việc học trực tuyến của sinh viên
a Phương tiện sử dụng học trực tuyến
Với sự đầu tư đầy đủ về phương tiện và xây dựng môi trường học tập trực tuyến hiệu quả, việc học trực tuyến có thể mang lại nhiều lợi ích cho sinh viên, giúp họ tiếp cận giáo dục dễ dàng hơn, linh hoạt hơn và hiệu quả hơn Phương tiện sử dụng trong học tập trực tuyến bao gồm:
Một là, hệ điều hành: Máy tính cần được cài đặt hệ điều hành mới nhất và tương
thích với các phần mềm học tập trực tuyến được sử dụng phổ biến
Hai là, phần mềm học tập trực tuyến: Cần cài đặt các phần mềm học tập trực
tuyến phù hợp với môn học và chương trình học, đảm bảo hỗ trợ đầy đủ các tính năng cần thiết như tham gia lớp học trực tuyến, truy cập bài giảng, nộp bài tập và tương tác với giảng viên và sinh viên
Ba là, phần mềm hỗ trợ: Một số phần mềm hỗ trợ như trình duyệt web, phần
mềm diệt virus, phần mềm văn phòng cũng cần được cài đặt để đảm bảo việc học tập trực tuyến diễn ra hiệu quả
Trang 25Bên cạnh phương tiện phục vụ việc học trực tuyến, xây dựng môi trường học tập trực tuyến tích cực và hỗ trợ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả học trực tuyến của sinh viên Ôi trường học tập cần đảm bảo
Một là, không gian yên t nh: Cần chọn không gian học tập yên t nh, tránh tiếng
ồn và sự xao nhãng để sinh viên có thể tập trung cao độ vào việc học tập
Hai là, ánh sáng đầy đủ: Ánh sáng trong khu vực học tập cần đảm bảo đầy đủ và
phù hợp để bảo vệ mắt và sức khỏe của học sinh
Ba là, bàn ghế học tập thoải mái: Bàn ghế học tập cần có kích thước phù hợp với
độ cao và vóc dáng của sinh viên, giúp sinh viên ngồi học thoải mái và duy trì tư thế đúng trong thời gian dài
Ngoài ra, việc đảm bảo nguồn cung tài liệu học tập đầy đủ và dễ dàng truy cập cũng góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả học tập trực tuyến Các trường đại học và tổ chức giáo dục cần cung cấp cho sinh viên đầy đủ giáo trình, tài liệu tham khảo, bài giảng và các nguồn tài liệu học tập khác dưới dạng trực tuyến hoặc bản in để học sinh có thể dễ dàng tra cứu và sử dụng khi cần thiết
b Trang thiết bị sử dụng học trực tuyến
Để đảm bảo việc học trực tuyến diễn ra hiệu quả, cần có sự đầu tư đầy đủ về trang thiết bị, bao gồm:
Thiết bị đầu ra: Loa hoặc tai nghe ngoài giúp cải thiện chất lượng âm thanh khi học tập trực tuyến, đặc biệt là khi tham gia các bài giảng có nhiều nội dung âm thanh hoặc video
Thứ hai, Mạng internet
Kết nối internet tốc độ cao: Đường truyền internet ổn định và tốc độ cao là yếu tố then chốt để đảm bảo việc học trực tuyến diễn ra suôn sẻ, tránh tình trạng gián đoạn, lag hay mất kết nối trong quá trình học tập
Trang 26Mạng wifi mạnh: Nếu sử dụng mạng wifi, cần đảm bảo tín hiệu wifi mạnh và ổn định trong khu vực học tập để tránh tình trạng mất kết nối hoặc giảm tốc độ truy cập internet
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến học trực tuyến
1.4.1 Yếu tố khách quan
a) Yếu tố từ sự phát triển kinh tế - xã hội
Ảnh hưởng của kinh tế:
Tăng trưởng kinh tế một mặt, vừa nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, tạo điều kiện cho các gia đình và xã hội trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái, mặt khác, cũng tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển giáo dục, tăng công ăn việc làm và giải quyết đầu ra cho các loại hình giáo dục - đào tạo Tăng trưởng kinh tế cũng đồng thời đặt ra cho sự phát triển giáo dục những yêu cầu mới: Phải gắn hoạt động của giáo dục với nhu cầu thị trường lao động của các cơ sở kinh tế nhà nước, tập thể và tư nhân (đào tạo có địa chỉ hoặc theo nhu cầu trực tiếp của xã hội)
Ảnh hưởng của xã hội:
Ảnh hưởng xã hội đề cập đến ảnh hưởng được nhận thức của một cá nhân từ các nhóm xung quanh bao gồm các chu n chủ quan và các yếu tố xã hội (Venkatesh et al, 2003) [8] Ảnh hưởng xã hội được xác định là mức độ mà một cá nhân tin rằng những người khác muốn họ sử dụng hệ thống mới (Venkatesh et al, 2003) [8] Trong nghiên cứu này, ảnh hưởng xã hội là nhận thức sinh viên về những người có ảnh hưởng đến việc tiếp tục tham gia học trực tuyến Ngh a là sinh viên sẽ quan tâm đến thái độ và ý kiến từ những chủ thể xung quanh như những người bạn thân, bạn cùng lớp và giảng viên của mình về việc học trực tuyến Thái độ và quan điểm của họ sẽ ảnh hưởng đến
xu hướng tiếp nhận và thái độ học trực tuyến của sinh viên
b) Yếu tố từ hội nhập và toàn cầu hóa
Hội nhập là quá trình mà các cá nhân, tổ chức, hay quốc gia tham gia vào cộng đồng lớn hơn, tạo ra mối liên kết và tương tác với nhau Trong ngữ cảnh kinh tế, hội nhập thường ám chỉ việc mở rộng và tăng cường quan hệ thương mại, đầu tư, và trao đổi văn hóa giữa các quốc gia Hội nhập có thể xảy ra thông qua các hiệp định thương mại, liên minh kinh tế, hoặc các tổ chức quốc tế như WTO (Tổ chức Thương mại Thế giới) và ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) Trong l nh vực chính trị và xã
Trang 27hội, hội nhập cũng bao gồm việc thúc đ y hợp tác và tương tác giữa các quốc gia, dân tộc, văn hóa, và tôn giáo khác nhau để giải quyết các vấn đề toàn cầu và khu vực Các quốc gia đa phần đều hướng đến hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng Sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, khoa học giáo dục và sự cạnh tranh quyết liệt trên nhiều l nh vực giữa các quốc gia đòi hỏi giáo dục phải đổi mới Thực chất cạnh tranh giữa các quốc gia hiện nay là cạnh tranh về nguồn nhân lực và về khoa học và công nghệ Xu thế chung của thế giới khi bước vào thế kỷ XXI là các nước tiến hành đổi mới mạnh mẽ, đặc biệt trong cải cách giáo dục bậc đại học
Trong bối cảnh ấy, kiến thức rất nhanh lạc hậu, kiến thức mới luôn có kiến thức mới hơn thay thế trong một thời gian ngắn Trước tình hình đó, hình thức học trực tuyến đã xuất hiện và trở nên dần phổ biến với các lớp học điện tử, thư viện điện tử, các chương trình đào tạo từ xa, hội nghị trực tuyến Cho đến hôm nay việc tìm kiếm thông tin, kiến thức và giao lưu qua mạng đã trở nên phổ biến hơn rất nhiều so với việc đọc sách, báo giấy trước đây Nhờ vào đó mà, việc giáo dục và đào tạo trở nên dễ dàng, dễ tiếp cận từ việc đa dạng hóa phương pháp học tập đến đa dạng hóa phương pháp giảng dạy
Toàn cầu hóa là quá trình làm tăng lên mạnh mẽ sự tác động, sự phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các quốc gia trong các l nh vực khác nhau của đời sống xã hội, trước hết và chủ yếu là trong l nh vực kinh tế, sau là l nh vực chính trị, văn hóa, giáo dục tạo ra những biến đổi và những mối liên hệ phổ biến trên phạm vi toàn cầu
Trong những năm gần đây, toàn cầu hóa ảnh hưởng rất lớn đến đời sống xã hội,
đặc biệt là đối với văn hóa, giáo dục Martin Carnoy trong cuốn “Toàn cầu hóa và cải
cách giáo dục” từng nói rằng: “Nếu nói tri thức là một yếu tố cơ bản của toàn cầu hóa thì ngược lại toàn cầu hóa cũng ảnh hưởng sâu sắc đến sự phổ biến của tri thức”
Trong thời đại mới, ngay chính l nh vực giáo dục cũng đang diễn ra quá trình toàn cầu hóa Quá trình toàn cầu hóa có những ảnh hưởng lớn tới việc học trực tuyến của sinh
viên Thứ nhất, học trực tuyến giúp kết nối sinh viên từ các nền văn hóa và bối cảnh
khác nhau, tạo điều kiện cho sự giao lưu văn hóa và chia sẻ ý tưởng Điều này có thể thúc đ y sự hiểu biết và khoan dung toàn cầu, đồng thời chu n bị cho sinh viên hành
trang bước vào môi trường làm việc đa văn hóa Thứ hai, toàn cầu hóa thúc đ y sự
phát triển của các công nghệ mới, chẳng hạn như trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo và thực tế
tăng cường, có thể được sử dụng để cải thiện trải nghiệm học trực tuyến Thứ ba, toàn
Trang 28cầu hóa đang thay đổi nhu cầu của lực lượng lao động, đòi hỏi người lao động phải có nhiều kỹ năng toàn cầu hơn, chẳng hạn như khả năng giao tiếp hiệu quả và làm việc nhóm Học trực tuyến có thể giúp sinh viên phát triển những kỹ năng này
Học trực tuyến có khả năng đóng một vai trò ngày càng quan trọng hơn trong giáo dục đại học trong tương lai, vì nó cung cấp một cách linh hoạt, hiệu quả và có thể tiếp cận được để học tập Khi toàn cầu hóa tiếp tục phát triển, các quốc gia có thể mong đợi sẽ thấy sự gia tăng hơn nữa trong việc sử dụng học trực tuyến để cung cấp giáo dục đại học chất lượng
c) Yếu tố về thể chế Nhà nước
Thể chế Nhà nước là toàn bộ các văn kiện pháp luật: Hiến pháp, luật, Bộ luật, văn bản dưới luật để tạo thành khuôn khổ pháp luật để Bộ máy nhà nước thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với toàn xã hội, để cá nhân, tổ chức sống và làm việc theo pháp luật
Hiện nay, Việt Nam cũng đã có những quy định pháp luật dành cho mô hình đào tạo trực tuyến được điều chỉnh bởi: Luật GD ngày 14 tháng 6 năm 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 và Luật GD 2019 ban hành ngày 14 tháng 6 năm 2019; Luật GD Nghề nghiệp 2014; Luật GD ĐH 2012; Thông tư số 10/2017/TT-BGDĐT ban hành Quy chế đào tạo từ xa trình độ ĐH Việc tổ chức đào tạo E-learning cũng phải tuân thủ các quy chế đào tạo do Bộ GD&ĐT ban hành Trang thông tin điện tử hoặc website cung cấp nội dung, dịch vụ đào tạo qua mạng phải tuân thủ Nghị định 72/2013/NĐ-CP [3] của Chính phủ về việc quản lí, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng
Hệ thống công nghệ thông tin liên quan đào tạo qua mạng phải đảm bảo các quy định pháp luật có liên quan về an toàn, an ninh thông tin Bài giảng điện tử và học liệu điện
tử phải đảm bảo giúp người học có thể tự học được một cách dễ dàng, thuận tiện
Để đảm bảo chất lượng kết quả đào tạo qua mạng, việc kiểm tra, đánh giá kết thúc môn hoặc học phần phải được tổ chức tập trung, có sự giám sát trực tiếp của cơ
sở đào tạo, căn cứ vào điều lệ, quyết định được ban hành của từng trường Điều kiện
cơ bản tổ chức đào tạo qua mạng của cơ sở đào tạo gồm có: Cổng thông tin điện tử hoặc website đào tạo qua mạng; Hệ thống máy chủ và hạ tầng kết nối mạng Internet với băng thông đáp ứng nhu cầu người dùng, không để x y ra nghẽn mạng hay quá tải; Đội ngũ nhân lực đảm bảo triển khai hoạt động đào tạo qua mạng; Hệ thống quản lí học tập qua mạng (LMS); Hệ thống quản lí nội dung được biên soạn theo hướng học
Trang 29liệu tự học và được xây dựng thành hệ thống bài giảng điện tử, đóng gói theo chu n SCORM, đảm bảo các yêu cầu về học liệu điện tử do Bộ GD&ĐT ban hành theo Thông tư 12/2016/TT-BGĐT; Quy chế đào tạo qua mạng, hoạt động đào tạo qua mạng chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lí giáo dục, của các cơ quan thanh tra nhà nước, thanh tra chuyên ngành có liên quan và của chính quyền các cấp Từ đây, có thể thấy mô hình giáo dục trực tuyến đã được Nhà nước cho phép bằng việc quy định hàng loạt các hành lang pháp lí, chỉ cần việc dạy và học trực tuyến qua mạng tuân thủ đúng các điều khoản pháp luật quy định thì sẽ không xảy ra việc vi phạm pháp luật
d) Yếu tố từ bối cảnh chuyển đối số
Chuyển đổi số (Digital transformation): Là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của mỗi cá nhân, tổ chức về cách làm và hoạt động trên môi trường số dựa trên các công nghệ mang tính đột phá của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư như Trí tuệ nhân tạo (AI - Artificial intelligence), Điện toán đám mây (Cloud Computing), Dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (iot- Internet of Things) và chuỗi khối (Blockchain) Chuyển đổi số được xem là việc sử dụng dữ liệu và công nghệ số để thay đổi một cách tổng thể và toàn diện tất cả các khía cạnh của đời sống kinh tế - xã hội Chuyển đổi số trong giáo dục cũng như quá trình chuyển đổi số khác, bao gồm từ việc số hóa dữ liệu, áp dụng công nghệ số để tự động hóa, tối ưu hóa các quy trình nghiệp vụ, quy trình quản lý, quy trình báo cáo, phối hợp công việc trong nhà trường, cho đến việc chuyển đổi thành mô hình quản lý trên nền tảng số tạo thêm giá trị mới cho các cơ sở giáo dục Quá trình chuyển đổi số của ngành giáo dục được dựa vào nền tảng công nghệ quốc gia Đặc biệt, đối với nền tảng được thống nhất trong mọi hệ thống giáo dục
Chuyển đổi số đang mang đến những thay đổi to lớn cho mọi khía cạnh của cuộc sống, bao gồm cả l nh vực giáo dục đại học Trong bối cảnh này, học trực tuyến nổi lên như một phương pháp học tập hiệu quả và linh hoạt, được hưởng lợi đáng kể từ những lợi ích mà chuyển đổi số mang lại Nhờ quá trình chuyển đổi số, việc học trực tuyến giúp sinh viên mở rộng cơ hội giáo dục, cũng như nâng cao chất lượng giáo dục
và phát triển các nguồn tài nguyên học tập phong phú Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn, chuyển đổi số cũng mang đến một số thách thức cho việc học trực tuyến như sự thiếu thống nhất trong chất lượng nội dung giảng dạy trực tuyến, kỹ thuật số không bình đẳng hay sự thiếu tương tác và xao nhãng từ sinh viên
Trang 301.3.2 Yếu tố chủ quan:
a) Về phía sinh viên
Yếu tố chủ quan đến từ bản thân người học được xem như yếu tố quyết định đến kết quả học tập, trong đó có kết quả học tập trực tuyến Nhà trường, giảng viên và gia đình có thể hỗ trợ sinh viên trong mọi vấn đề về việc học trực tuyến nhưng việc quan trọng là thái độ học tập, tính trách nhiệm và sự sẵn sàng tham gia vào việc học tập theo hình thức trực tuyến của nhà trường cũng như các khóa học tự học Kemp và Grieve (2014) [14] đã chỉ ra hai nhóm đặc điểm từ sinh viên đối với phương pháp học truyền thống và trực tuyến Sinh viên có xu hướng giao tiếp với giảng viên và hứng thú làm việc nhóm nhiều hơn khi học trực tiếp Tuy nhiên, sinh viên ít giao tiếp, ít tương tác với giảng viên, ít tương tác với giảng viên và các bạn khi học trực tuyến
Ngoài ra, bản thân sinh viên cũng cần nâng cao kỹ năng công nghệ thông tin cơ bản của những nền tảng học trực tuyến, ví dụ như giơ tay, chia sẻ màn hình, bật/ tắt mic Bởi vì không phải sinh viên nào cũng được tiếp cận nhiều với công nghệ thông tin, cũng có một số sinh viên chưa thành thạo thao tác này
Vấn đề sức khỏe là một nhân tố cũng không kém phần quan trọng Bản thân sinh viên cần nâng cao sức khỏe, ví dụ như ngủ đủ giấc, hoạt động thể dục thể thao, đặc biệt là chăm sóc và bảo vệ mắt bởi học trực tuyến phải nhìn vào màn hình máy tính trong một thời gian dài, dẫn đến tình trạng mỏi mắt, đau mắt, dẫn đến sự mất tập trung vào bài học
b) Về phía giảng viên
Về các yếu tố chủ quan đến từ phía giảng viên, Cheng et al, (2019) [8] cho rằng
sự tương tác, giao tiếp và khuyến khích từ giảng viên có ảnh hưởng đến quá trình học tập của sinh viên khi học tập theo hình thức trực tuyến Việc giảng viên khuyến khích
và tương tác với sinh viên về chủ đề bài học và có thể mở rộng những chủ đề có liên quan sẽ góp phần nâng cao chất lượng buổi học và giúp sinh viên có hứng thú học tập hơn Ta có thể thấy rõ trong những lớp học trực tiếp truyền thống, sự giao tiếp giữa giảng viên và sinh viên xảy ra một cách trực tiếp Tuy nhiên, trong môi trường học tập trực tuyến, giảng viên có nhiều sự lựa chọn để giao tiếp với sinh viên thông qua việc
sử dụng các công cụ công nghệ và phần mềm hỗ trợ để giúp sinh viên tương tác nhiều phía giảng viên và góp phần nâng cao kết quả học tập Vì vậy, những đặc điểm về sự
Trang 31tương tác từ giảng viên là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc học trực tuyến của sinh viên
Bên cạnh đó, giảng viên có năng lực nghiên cứu (khoa học) trong quá trình thực hiện giảng dạy bậc đại học; vì vậy, họ có vai trò là người hướng dẫn, cố vấn, định hướng, tạo điều kiện cho sinh vien học theo hướng tự nghiên cứu, tư duy sâu, biết đặt câu hỏi, thảo luận và giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của các công cụ kỹ thuật trong môi trường học trực tuyến Ngoài ra, giảng viên còn có nhiệm vụ xây dựng môi trường học tập trực tuyến tích cực, phát huy vai trò tham gia, tương tác với sinh viên trong quá trình học tập và tự đánh giá với sự hiện diện thường xuyên và giao tiếp tích cực của giảng viên thông qua nhiều kênh công nghệ khác nhau Không những vậy, những giảng viên cần có kế hoạch tổ chức và bài giảng phù hợp với học tập trực tuyến để đem lại hiệu quả cao nhất
c) Về phía lãnh đạo nhà trường
Sau khi xác định được tầm quan trọng và định hướng sự phát triển của việc học trực tuyến, phía lãnh đạo nhà trường góp phần không nhỏ cho sự thành công của việc học trực tuyến này Trước tiên, nhà trường khi biết xác định được chu n các năng lực chu n cốt lõi của giảng viên dạy học trực tuyến tại các cơ sở giáo dục có thể vạch
ra các phương hướng nhằm cải thiện chất lượng dạy học trực tuyến như xây dựng quy trình đào tạo và bồi dưỡng năng lực dạy học trực tuyến cho giảng viên tại các cơ sở giáo dục đại học Ngoài ra, phía cơ sở giáo dục có thể xây dựng các tiêu chí để đánh giá và tự đánh giá năng lực dạy học trực tuyến của giảng viên Phía lãnh đạo nhà trường là một trong các cơ sở để đánh giá chất lượng dạy học trực tuyến tại các cơ sở giáo dục đại học và phát triển hệ sinh thái học trực tuyến trong giáo dục đại học Việt Nam để đáp ứng Cách mạng công nghiệp 4.0 Dựa trên những năng lực cốt lõi đó của giảng viên dạy học trực tuyến tại các cơ sở giáo dục đại học chỉ tập hợp các khả năng quan trọng cần phải có của người giảng viên đại học, dựa trên cơ sở các đặc điểm tâm
- sinh lý phù hợp, có thể làm chủ, vận dụng và tự điều chỉnh các kiến thức, kỹ năng thái độ, ý chí và động lực nhằm thực hiện tốt được việc thiết kế, tổ chức, thực hiện và đánh giá việc dạy học và học dựa trên web, dựa trên các ứng dụng cũng như các công
cụ kỹ thuật số cho phép người học tham gia vào môi trường lớp học ảo với giảng viên
và các bạn học khác từ khoảng cách xa nhằm đạt đến những mục tiêu học tập xác định theo nhu cầu học tập của họ
Trang 32Chính vì vậy, phái nhà trường có thể sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học mang tính tích cực hóa người đọc, thúc đ y sự tìm tòi, khám phá và năng lực giải quyết vấn đề của sinh viên, kích thích sự tương tác, tham gia của sinh viên vào quá trình học trực tuyến Đồng thời vừa tổ chức các hoạt động học tập theo cá nhân hoặc theo nhóm sử dụng các phương tiện và công cụ số vừa tạo điều kiện và duy trì các thảo luận, trao đổi, hợp tác giữa các sinh viên Việc lãnh đạo nhà trường sử dụng các phần mềm mô phỏng, thực tế ảo và các công cụ công nghệ hỗ trợ quá trình thực hành trực tuyến của sinh viên nhằm đưa ra phản hồi kịp thời và thường xuyên cho sinh viên trong quá trình học trực tuyến qua nhiều kênh học online (gmail, zalo, zoom, google meet, ) Dựa vào việc phản hồi kịp thời và tích cực của phái lãnh đạo nhà trường có thể góp phần định hướng cho sinh viên cách thức giao tiếp trực tuyến, cách thức tương tác làm việc nhóm, thái độ học tập và hỗ trợ, tư vấn cho SV khi gặp các trục trặc kỹ thuật công nghệ trong quá trình học tập
d) Yếu tố cơ sở giáo dục
Đầu tiên các cơ sở giáo dục muốn triển khai việc học theo hình thức trực tuyến cần tìm hiểu về bản thân sinh viên để xác định các đặc điểm: động lực, nhu cầu học tập, đặc điểm tâm lí, và thể chất lứa tuổi, trình độ kiến thức nền, hoàn cảnh tham gia học tập trực tuyến, các đặc điểm xã hội khác (giới tính, ngành học, địa phương)
Tiếp theo là thiết kế mục tiêu học tập, lựa chọn chiến lược dạy học trong môi trường học tập trực tuyến, mô hình dạy học trực tuyến (dạy học đồng bộ, dạy học không đồng bộ, dạy học kết hợp ) Cơ sở giáo dục xây dựng đề cương khóa học, thiết kế nội dung học tập dựa trên mục tiêu học tập, đặc điểm của người học, tính khoa học, logic và xác định các điều kiện học tập của sinh viên (thiết bị học tập trực tuyến) của người học Việc lựa chọn phương pháp và hình thức dạy học cũng giúp định hướng tương tác sinh viên và giảng viên, lấy người học làm trung tâm, phù hợp với mô hình dạy học trực tuyến đã lựa chọn và điều kiện của các phương tiện, thiết bị, ứng dụng công nghệ của người học, giảng viên, của cơ sở giáo dục Bên cạnh đó, việc thiết
kế các nhiệm vụ học tập để thúc đ y sinh viên tìm hiểu, khám phá, tranh luận, giải thích, trình bày, xử lí tình huống, giải quyết vấn đề, sáng tạo cũng là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết của các cơ sở giáo dục Từ đó, thiết kế phương pháp và hình thức đánh giá kết quả học tập trực tuyến của sinh viên cũng như lựa chọn tài nguyên học tập số đa dạng, dễ tiếp cận, đáp ứng nhiều phong cách học tập khác nhau để giúp sinh
Trang 33viên có kết quả học tập không chỉ theo hình thức trực tiếp hiệu quả mà theo hình thức trực tuyến cũng đạt kết quả cao
e) Yếu tố tài chính
Đối với người học, trên thực tế, hoàn cảnh và điều kiện cơ sở vật chất của gia đình học sinh sẽ chi phối nhiều đến hoạt động học trực tuyến Không phải gia đình nào cũng được trang bị được mạng, máy tính, điện thoại thông minh để cho con em mình học tập, đặc biệt là các hộ gia đình ở các địa phương thuộc vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn Chính vì thế, người học có thể sẽ không có nhiều cơ hội học hỏi, trao đổi thông tin với bạn bè, dẫn đến trong quá trình học bị nhàm chán, bỏ cuộc Vấn đề tài chính được nói đến ở đây là rất quan trọng
Một số vấn đề về tài chính đã ảnh hưởng đến người học, đặc biệt là các học sinh, sinh viên thuộc gia đình nghèo, cận nghèo và thu nhập thấp, cụ thể:
Thu nhập bình quân vẫn còn ở mức thấp so với chi phí học tập Thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam đều tăng qua các năm, tuy nhiên tỷ lệ tăng bình quân từ
2013 - 2021 chỉ là 6,89%/năm và mức thu nhập vẫn còn ở mức thấp so với chi phí học tập, đặc biệt là sinh viên học tại các trường đại học ở các thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội Theo quy định, mức học phí các trường có thể tăng hàng năm là 10% - 15%, cao hơn mức tăng thu nhập bình quân đầu người Thêm vào đó, lạm phát hàng năm cũng làm tăng chi phí sinh hoạt của người học Vì vậy, người học sẽ thêm khó khăn khi Chính phủ chưa có các chính sách hợp lý hơn đối với các trường công lập tự chủ tài chính
Đối tượng được vay vốn chưa được mở rộng Theo Quyết định số ttg, chỉ học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo học tại các trường đại học (hoặc tương đương đại học), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam mới được vay vốn Trong khi đó, những hộ gia đình có mức thu nhập bằng với thu nhập bình quân đầu người sẽ khó đủ khả năng tài chính để cho con theo học tại các trường đại học tự chủ tài chính Tuy nhiên, mức cho vay đối với người học vẫn còn thấp và chưa linh hoạt, chưa tạo được áp lực mạnh mẽ cho người học cố gắng
157/2007/QĐ-Chính vì những vấn đề nêu trên, vấn đề tài chính vẫn là một rào cản lớn trong học tập của sinh viên, đặc biệt là khi học theo hình thức trực tuyến phải cần đến các thiết bị học tập, cơ sở vật chất để phục vụ cho việc học
Trang 34Tiểu kết chương 1
Học trực tuyến luôn là vấn đề lớn được xã hội, nhà trường gia đình quan tâm không chỉ trong thời đại dịch mà còn trong thời đại số 4.0 hiện nay Sinh viên luôn chú trọng đến việc học trực tuyến làm sao để đạt hiệu quả cao nhất cũng như những tác động ảnh hưởng đến hiệu quả của việc học trực tuyến Hiện nay, đa số sinh viên
đã và đang ứng dụng việc học trực tuyến trong hoạt động học tập của mình, biết tận dụng lợi thế của hình thức học này để trau dồi kiến thức, tiếp thu tri thức hiệu quả hơn Trong chương 1 chúng tôi đã trình bày những khái niệm, vấn đề chung nhất về sinh viên và việc học trực tuyến cũng hư vai trò của việc học trực tuyến Đồng thời cho thấy được ảnh hưởng của các yếu tố khách quan, chủ quan đến việc học trực tuyến của sinh viên tại HVHCQG Đó chính là cơ sở lý luận để nhóm tác giả đi sâu vào nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng của việc học trực tuyến của sinh viên HVHCQG
Trang 35CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ TÁC ĐỘNG VIỆC HỌC TRỰC
TUYẾN TỚI SINH VIÊN HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
2.1 Khái quát về Học viện Hành chính Quốc gia
Học viện Hành chính quốc gia có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước, trụ sở chính đặt tại TP Hà Nội và có tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là National Academy of Public Administration, viết tắt là NAPA
Học viện Hành chính Quốc gia là đơn vị sự nghiệp hạng đặc biệt, là trung tâm quốc gia thực hiện các chức năng đào tạo, bồi dưỡng năng lực, kiến thức, kỹ năng về hành chính, về lãnh đạo, quản lý cho cán bộ, công chức, viên chức; đào tạo nguồn nhân lực; nghiên cứu khoa học hành chính; tham mưu và tư vấn cho Bộ Nội vụ trong
l nh vực hành chính và quản lý nhà nước Học viện gồm 21 đơn vị Ban giám đốc gồm giám đốc và không quá 4 phó giám đốc Giám đốc học viện do Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm sau khi có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Các phó giám đốc học viện do Bộ trưởng Bộ Nội vụ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của giám đốc học viện Trong quyết định nêu rõ, Học viện Hành chính Quốc gia (Học viện) có các nhiệm vụ giúp Bộ trưởng Bộ Nội vụ tổ chức thực hiện chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức về hành chính và quản lý nhà nước trên phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước theo tiêu chu n ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức theo quy định của pháp luật; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý, vị trí việc làm chuyên môn nghiệp vụ theo quy định của pháp luật Bên cạnh đó, Học viện bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp sư phạm cho giảng viên quản lý nhà nước trong hệ thống cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ quản trị, hành chính, quản lý nhà nước cho lãnh đạo, quản lý, cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị và các đối tượng trong doanh nghiệp nhà nước; tham gia nghiên cứu, điều tra, khảo sát, đánh giá nhu cầu, chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; nghiên cứu, đề xuất phương hướng đổi mới và nâng cao chất lượng bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu của quản lý nhà nước và nền công vụ; tổ chức tập huấn về nghiệp vụ quản lý đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị - xã
Trang 36hội ở trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và một số nhiệm vụ khác theo chỉ đạo ủa Bộ trưởng Bộ Nội vụ
Học viện cũng đào tạo trình độ đại học, thạc s , tiến s theo quy định của Luật Giáo dục đại học và pháp luật hiện hành; tổ chức biên soạn chương trình, tài liệu bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo nhiệm vụ, quyền hạn được giao và theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Nội vụ; xây dựng, ban hành và phát triển các chương trình, giáo trình, tài liệu phục vụ đào tạo đại học, sau đại học theo quy định của pháp luật
Từ ngày 15 tháng 09 năm 2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 63/2022 quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ[10][11] quyết
định trường Đại học Nội vụ Hà Nội sáp nhập vào Học viện Hành chính Quốc Gia.Ngày 19 tháng 12 năm 2022, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ban hành Quyết định số 27/2022/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Hành chính Quốc Gia (Việt Nam) trực thuộc Bộ Nội vụ quyết định sáp nhập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội vào Học viện Hành chính Quốc Gia Bộ Nội vụ
đã triển khai thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đổi mới tổ chức và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập bằng việc đ y mạnh sắp xếp các đơn vị sự nghiệp của Bộ Cụ thể như: sáp nhập Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức vào Học viện Hành chính Quốc gia; giải thể Trường Nghiệp vụ công tác Tôn giáo và Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Thi đua, khen thưởng, chuyển chức năng, nhiệm vụ vào Học viện Hành chính Quốc gia; sáp nhập Trường Trung cấp Văn thư - Lưu trữ Trung ương vào Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Như vậy, từ sáu đơn vị đào tạo, bồi dưỡng,
từ năm 2016 đến nay Bộ Nội vụ đã sắp xếp lại còn hai đơn vị sự nghiệp công lập là: Học viện Hành chính Quốc gia và Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Việc trường đại học Nội Vụ sát nhập vào Học viện Hành chính quốc gia đã mở ra nhiều cơ hội hơn cho các sinh viên đang và sẽ theo học tại đây, bởi khi sáp nhập vào Học viện, sinh viên sẽ được giảng dạy bởi đội ngũ Nhà giáo có học hàm, học vị và kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm Thêm vào đó, cơ sở vật chất của trường cũng được đổi mới và nâng cấp sau khi sát nhập, các sinh viên cũng sẽ được thụ hưởng nhiều hơn trong học tập, nghiên cứu
Trang 372.2 Khái quát về tổ chức khảo sát về việc học trực tuyến của sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu này được thiết kế theo và thực hiện theo phương pháp định lượng Bởi, Phương pháp nghiên cứu định lượng là việc thu thập, phân tích thông tin trên cơ
sở các số liệu thu được từ số lượng sinh viên được khảo sát Mục đích của việc nghiên cứu định lượng là đưa ra các kết luận thông qua việc sử dụng các phương pháp thống
kê để xử lý dữ liệu và số liệu Dựa vào đó, nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp bảng hỏi để thu thập những dữ liệu định lượng nhằm trả lời những câu hỏi liên quan đến việc học trực tuyến của sinh viên
2.2.2 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng tham gia nghiên cứu bao gồm 150 sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia Những số liệu mà nhóm nghiên cứu thu thập được hoàn toàn dựa trên sự tự nguyện của các đối tượng tham gia Trong đó, theo thông tin bảng Số lượng sinh viên nam là 37,4%, số sinh viên là nữ 80 trên tổng số 150 sinh viên (100%) Các đối tượng tham gia đều là những sinh viên từ 18-25 tuổi Về địa điểm, phần lớn những sinh viên tham gia khảo sát chọn nhà làm nơi học trực tuyến với 108 sinh viên (chiếm 85%), 46 sinh viên chọn giảng đường (chiếm 36,2%), số sinh viên còn lại học tại quán cafe hoặc thư viện là 43 (chiếm 33,9%)
2.2.3 Phương pháp nghiên cứu tổ chức khảo sát việc học trực tuyến của sinh viên
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Tiến hành nghiên cứu lý luận thông qua các nguồn tài liệu thứ cấp (sách, báo, tài liệu lưu trữ, công trình khoa học ); các báo cáo, tài liệu về chất lượng học tập, giảng dạy trực tuyến tại các trường Đại học và Học viện Hành chính Quốc gia Từ đó, tổng hợp và hệ thống hóa những thông tin từ lý thuyết đã thu thập được
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp điều tra: đối tượng được hướng tới là sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia (sử dụng bảng hỏi và phỏng vấn để điều tra; nghiên cứu)
Điều tra cơ bản: thu thập thông tin về sự có mặt của các đối tượng trên một diện rộng cụ thể là Học Viện Hành Chính QG