1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đại học sư phạm kỹ thuật tp hcm khi học tập bằng hình thức trực tuyến trong giai đoạn covid 19 hiện nay

31 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nguyễn Thị Huỳnh Như 20136127 TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNGCỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM KHI HỌC TẬPBẰNG HÌNH THỨC TRỰC TUYẾN TRONG GIAI ĐOẠ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINHKHOA KINH TẾ

-MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾNSỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ 4 Lê Nguyễn Xuân Minh201361105 Nguyễn Thị Huỳnh Như 20136127

TP HỒ CHÍ MINH – 12/2021

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU 1

Chương 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 2

1.1 Lý do nghiên cứu: 2

1.2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu: 3

1.3 Mục tiêu nghiên cứu: 3

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 3

1.5 Phương pháp nghiên cứu: 3

Chương 2: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÍ THUYẾT & MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 4

2.1 Khái quát về cơ sở lí thuyết của vấn đề nghiên cứu: 4

2.1.1 Khái niệm của chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của sinh viên trong giáo dục Đại học:

2.1.2 Khái niệm của E-Learning và lợi ích của nó trong việc ứng dụng:

2.1.3 Khái niệm của một số hình thức đào tạo E-Learning phổ biến hiện nay:

2.1.4 Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của sinh viên Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh:

2.2 Các nghiên cứu trước đây: 5

2.2.1 Nghiên cứu của DeLone và McLean (1992):

2.2.2 Nghiên cứu của Seddon (1997):

2.2.3 Nghiên cứu của Delone và Mclean (2003):

2.2.4 Nghiên cứu của Chin W W và M K O Lee (2000):

2.2.5 Nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Diệp và Đoàn Thị Hồng Nga (2021):

2.3 Đề xuất mô hình nghiên cứu: 8

Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9

Trang 3

3.1 Đo lường các biến (Thang đo): 9

3.2 Đối tượng khảo sát: 11

3.3 Phương pháp thu thập dữ liệu và cách thức tiếp cận dữ liệu: 11

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 12PHỤ LỤC

Trang 4

DANH SÁCH NHÓM 2:1 Trần Thị Thúy Kiều 201361002 Tôn Anh Huy 20136084

3 Nguyễn Thị Phương Ngọc 201361184 Lê Nguyễn Xuân Minh 201361105 Nguyễn Thị Huỳnh Như 20136127

TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNGCỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM KHI HỌC TẬPBẰNG HÌNH THỨC TRỰC TUYẾN TRONG GIAI ĐOẠN COVID-19 HIỆN NAY.

 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI1.1 Lý do nghiên cứu:

Cách đây hơn 20 năm, Việt Nam lần đầu tiên kết nối Internet Tuy là nước cho phép mở Internet chậm hơn so với thế giới, nhưng đến nay, Việt Nam lại đang là quốc gia có sự phát triển Internet mạnh mẽ nhất và đây được xem là động lực cho phát triển kinh tế

Trang 5

văn hóa xã hội và hội nhập quốc tế Cụ thể hơn, Việt Nam là 1 trong 20 nước có tỉ lệ sử dụng Internet nhiều nhất thế giới với 68,17 triệu người dùng (chiếm 70% dân số) Khoảng 94% người dùng Việt Nam sử dụng Internet thường xuyên với thời gian sử dụng trung bình lên tới 6 tiếng mỗi ngày [1] Bên cạnh đó, các thiết bị có kết nối mạng ngày càng trở nên phổ biến và phù hợp túi tiền của đa số người dân Việt Nam Vì vậy, việc ứng dụng những kết quả này trên mọi lĩnh vực của xã hội giúp cho các hoạt động đời sống trở nên dễ dàng, thuận tiện và ngày càng mang tính phổ cập đại chúng Internet thực chất là một môi trường thông tin, kết nối mọi người từ khắp nơi trên thế giới và chia sẻ các vấn đề xã hội Sử dụng môi trường Internet rộng khắp này, các công ty trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã phát triển phần mềm chia sẻ hình ảnh và thông tin bất kể vị trí địa lý, và tung ra thị trường rất nhiều phần mềm, bao gồm cả phiên bản miễn phí Do đó, mọi người có thể giao tiếp, tìm kiếm thông tin và học tập một cách dễ dàng, thuận tiện Chính vì vậy, trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, hình thức E-Learning (Học điện tử - Đào tạo trực tuyến) dần được hình thành và phát triển không ngừng, được coi là phương thức đào tạo theo kịp xu thế, hỗ trợ đổi mới quy cách giảng dạy và phương pháp học tập Hình thức học tập này không chỉ phù hợp với học sinh, sinh viên các trường truyền thống mà còn phù hợp với tất cả mọi người, không phân biệt lứa tuổi, hoàn cảnh sống nào E-Learning đã được thử nghiệm thành công và được sử dụng rộng rãi ở nhiều nơi trên toàn thế giới E-Learning hoạt động mạnh nhất ở Hoa Kỳ, quốc gia có hệ thống giáo dục hàng đầu thế giới Theo thống kê các trường Đại học trực tuyến năm 2018, hơn 80% trường Đại học trên cả nước áp dụng phương thức đào tạo E-Learning Khi có tới 77% công ty ở Hoa Kỳ đưa các khóa học E-Learning vào các chương trình đào tạo và bồi dưỡng nhân viên của họ, thì E-Learning cũng được coi là một kênh đào tạo nhân viên hiệu quả [2] Không nằm ngoài xu hướng này, tại Việt Nam, E-Learning bắt đầu với các khóa học ngoại ngữ và kỹ năng Kể từ năm 2018, nguồn đầu tư của đất nước ta vào hình thức giảng dạy này đã tăng lên đáng kể

Đại dịch COVID-19 thậm chí còn thúc đẩy và mang lại lợi thế cho các số liệu thống kê và xu hướng học trực tuyến trực tuyến cho năm 2021 Ngay cả sau thời kỳ đại dịch

Trang 6

bùng nổ, E-Learning đã trở thành một xu hướng và đang tiếp tục định hình như một chuẩn mực chứ không chỉ là một xu hướng nhất thời Theo Class Central - một công ty nghiên cứu và phân tích, các Khóa học Trực tuyến Mở (MOOC) đã vượt quá 180 triệu người học, do đại dịch [3] Căn cứ theo thực trạng hiện nay, khi tất cả các học sinh, sinh viên phải tạm dừng việc học trực tiếp ở trường học do đại dịch Covid-19 bùng phát, hầu hết cấp bậc Phổ thông và Đại học đã triển khai hình thức học trực tuyến E-Learning để giúp các bạn học sinh, sinh viên theo kịp chương trình học được đề ra Điển hình là trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang không những hoàn thiện việc áp dụng loại hình giáo dục này một cách tối ưu nhất mà còn khuyến khích giảng viên - sinh viên tích cực tham gia nhằm ngăn ảnh hưởng của dịch Covid-19 cản trở đến tiến độ dạy và học

Vậy nên khẩn trương tìm hiểu, giám sát phân tích và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố dẫn đến sự hài lòng của sinh viên trong việc xây dựng mô hình E-Learning tại nhà trường là điều hoàn toàn cấp bách và cần thiết trong điều kiện xã hội hiện tại Trước nhu cầu phổ quát về ứng dụng có hiệu quả mô hình E-Learning, chúng tôi xác định việc chọn đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh khi học tập bằng hình thức trực tuyến trong giai đoạn Covid-19 hiện nay” là vấn đề cấp thiết, chủ đạo, mang phương châm khách quan trong công cuộc phát động tới các bạn sinh viên đồng trang lứa khác, qua đó, góp phần không nhỏ tới việc tiếp cận nhanh chóng với hình thức học tập mới mẻ này.

1.2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu:

Đầu tiên, định nghĩa E-Learning là: “Một hệ thống thông tin bao gồm các thành phần như: người học, người hướng dẫn, nội dung đào tạo, công nghệ thông tin, thiết kế và môi trường tương ứng, rõ ràng việc triển khai thành công E-Learning ở góc độ công nghệ thông tin chưa đủ để tạo nên thành công cho hệ thống này theo quan điểm của người học hay người hướng dẫn.” _ trích từ nghiên cứu của R J Tsai, et al (2008), “What drives a successful E-Learning?”

Trang 7

Mặt khác, đi theo triết lí giáo dục hiện đại đó là đặt người học vào vị thế trung tâm, đã có nhiều công trình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng sự thành công (critical success factors) của hệ thống E-Learning dưới góc độ người học Khái quát chi tiết hơn: “Sự hài lòng của người sử dụng có sức ảnh hưởng đến quyết định của họ về việc sử dụng hệ thống và quá trình này được lặp lại trong suốt thời gian trải nghiệm của người sử dụng đối với hệ thống đó.” _ theo như công trình nghiên cứu của S Alkhalaf, S Drew, and A Nguyen (2013), “Validation of the IS Impact Model for Measuring the Impact of E-Learning Systems in KSA Universities: Student Perspective” Tuy nhiên, từ góc độ thực tế của hệ thống ứng dụng, dù các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người sử dụng đã nhận diện được từ rất nhiều nghiên cứu khác nhau, nhưng việc tích hợp tường minh các yếu tố này vào các hệ thống cụ thể dường như còn hạn chế.

Zeithaml và Bitner (2000) đã chỉ ra chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng là hai khái niệm phân biệt nhau và các nhà nghiên cứu nhận định rằng sự hài lòng của khách hàng là một khái niệm tổng quát nói lên sự hài lòng của họ khi sử dụng một dịch vụ, trong khi chất lượng dịch vụ chỉ tập trung vào các thành phần cụ thể của dịch vụ Chua (2004) đã nghiên cứu & đánh giá chất lượng đào tạo bậc Đại học qua nhiều góc nhìn và quan điểm khác nhau: sinh viên, phụ huynh, giảng viên và người sử dụng lao động Kết quả cho thấy, trong hầu hết các thành phần của mô hình SERVQUAL (đồng cảm, năng lực đáp ứng, tin cậy, phương tiện hữu hình, năng lực phục vụ), thì sinh viên, phụ huynh và người sử dụng lao động đều kì vọng cao hơn những gì họ nhận được Riêng các giảng viên, sự khác biệt giữa cảm nhận và kì vọng xuất hiện ở hai thành phần gồm phương tiện hữu hình và năng lực phục vụ.

Phần lớn các nghiên cứu thực chứng đều cho thấy chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng có mối quan hệ cùng chiều với nhau: Al - Rafai và cộng sự (2016), Nguyễn Thị Ngọc Xuân (2018), Hà Nam Khánh Giao và Trần Thị Mỹ Vân (2020) Nếu chất lượng dịch vụ được cung cấp tăng thì sự hài lòng của khách hàng cũng tăng theo (tỉ lệ thuận trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi), điều này chứng minh được chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng có mối quan hệ đồng biến với nhau.

Trang 8

Trong bối cảnh công nghiệp 4.0, công cuộc xây dựng và phát triển phương thức đào tạo trực tuyến nhằm nâng cao năng lực chất lượng giảng dạy trực tuyến tại Việt Nam đang thể hiện là một hướng đi phù hợp và nhận được sự quan tâm tích cực của các trường Đại học trong việc phát triển khung chương trình đào tạo Các trường Đại học tại Việt Nam bước đầu nghiên cứu và triển khai dạy trực tuyến từ năm 2002 trở lại đây, thông qua bước đầu tiên là tổ chức các hội thảo về phương thức đào tạo trực tuyến Đến nay, một số cơ sở đào tạo đã triển khai các phần mềm hỗ trợ đào tạo và đạt được kết quả khả quan, tiêu biểu như: Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội), Trường Đại học Bách Khoa… trong đó có Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh Gần đây, Trung tâm Tin học Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai cổng Learning nhằm cung cấp một cách có hệ thống các thông tin E-Learning trên thế giới và ở Việt Nam Ngoài ra, Việt Nam đã gia nhập mạng E-E-Learning châu Á (Asia E-Learning Network - AEN) với sự tham gia của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông… Điều này cho thấy tình hình nghiên cứu và ứng dụng loại hình đào tạo trực tuyến đang ngày càng được quan tâm ở Việt Nam.

Tuy vậy, so với các nước trên thế giới cũng như các nước trong khu vực, đào tạo trực tuyến ở Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn bắt đầu, điều này phản ánh rõ qua tình hình thực tế các trường đại học trong thời gian qua, đặc biệt là khi chịu ảnh hưởng lớn của đại dịch Covid-19 Trong bối cảnh hầu hết các trường đại học không tổ chức cho sinh viên, học viên học tập trung tại giảng đường kể từ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2020 đến nay, thay vào đó, triển khai công tác giảng dạy trực tuyến để hạn chế việc tiếp xúc, tập trung đông người Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến ngày 25/3/2020, cả nước có 92/240 cơ sở đào tạo Đại học (chiếm 38,3%) đã áp dụng phương thức đào tạo trực tuyến; trong đó 79 cơ sở áp dụng trực tuyến hoàn toàn, 13 cơ sở kết hợp giữa đào tạo trực tuyến và trực tiếp Các cơ sở đào tạo đại học đã bắt đầu triển khai linh hoạt các hệ thống quản lý học tập trực tuyến (LMS) có khả năng quản lý quá trình tổ chức dạy, học, kiểm tra và đánh giá trực tuyến kết hợp với các ứng dụng dạy học trực tuyến phổ biến có thể kể đến

Trang 9

như: Microsoft Teams, Google Meet, Zoom, Zalo Ngoài ra, báo cáo cũng cho thấy, một số trường đại học tự khi triển khai hệ thống đào tạo trực tuyến riêng đã gặp khó khăn về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin khi số lượng sinh viên tham gia học trực tuyến lớn Vì vậy, nâng cao chất lượng giảng dạy trực tuyến nhằm đáp ứng sự hài lòng của đại đa số sinh viên tại các trường Đại học ở Việt Nam nói chung và sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng trong bối cảnh công nghiệp 4.0, đặc biệt trong giai đoạn Covid-19 là việc làm cấp bách và cần thiết.

1.3 Mục tiêu nghiên cứu:

- Mục tiêu chung: Phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của

sinh viên trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM khi học tập bằng hình thức trực tuyến trong giai đoạn Covid-19 hiện nay.

- Mục tiêu cụ thể:

a) Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của sinh viên Đại học Sư Phạm Kỹ thuật TP.HCM trong quá trình học tập trực tuyến

b) Tìm hiểu những mong muốn của sinh viên trong việc cải thiện phương pháp học tập trực tuyến

c) Tổng hợp và phân tích những bất cập mà sinh viên thường gặp trong giai đoạn học tập trực tuyến hiện nay

d) Đề xuất những giải pháp khả thi bằng những thông tin nghiên cứu giúp nhà trường cải tiến chất lượng dịch vụ giảng dạy cho sinh viên Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM.

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến tiến trình dạy trực tuyến của

nhà trường và biểu hiện sự hài lòng của sinh viên.

Đối tượng khảo sát: Sinh viên trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành phố Hồ

Chí Minh.

Trang 10

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện cho toàn thể các sinh viên

trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh Thu nhập thông tin và dữ liệu từ tháng 10 năm 2021 đến tháng 1 năm 2022.

1.5 Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu định tính:

Nghiên cứu định tính được sử dụng để khám phá và bổ sung những tiêu chí đánh giá các nhân tố quan trọng tác động đến hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Tham khảo các tài liệu thứ cấp kết hợp với thảo luận nhóm để xác định các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu khoa học, điều chỉnh thang đo và xây dựng bảng câu hỏi phục vụ cho quá trình nghiên cứu.

Nghiên cứu định lượng:

Bảng khảo sát được xây dựng và tổng quan dựa trên những bài nghiên cứu trước đó của nhiều tác giả và có điều chỉnh sao cho phù hợp với thị trường Việt Nam Do đó, trong nghiên cứu này, chúng tôi kế thừa thang đo và chuẩn mực từ những công trình nghiên cứu trước đây Các thang đo này đã được sử dụng để đo lường các biến số trong bối cảnh các sinh viên đại học đang được đào tạo bằng hình thức E-Learning ở nước ta hiện nay Dữ liệu thu thập bằng bảng câu hỏi, điều tra qua việc phát phiếu khảo sát và thu lại ngay sau đối tượng nghiên cứu trả lời xong, kết hợp với bảng online trên Google Form.

1.6 Ý nghĩa nghiên cứu:

- Ý nghĩa về lý thuyết: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của sinh

viên trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM trong quá trình học bằng hình thức E-Learning do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid 19 Đồng thời tìm ra các phương án cụ thể để cải tiến dịch vụ giảng dạy của nhà trường dành cho sinh viên trong tình hình giãn cách xã hội, không thể tổ chức dạy học tập trung, thực hành và thực nghiệm trực tiếp như hiện nay.

Trang 11

- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa đối với công tác quản lý cũng như

các mục tiêu của nhà trường: Cung cấp nguồn thông tin tổng hợp đáng tin cậy cho hoạt động giáo dục đại học trong nhà trường; Đo lường được những nhân tố, biến số ảnh hưởng đáng kể đến sự hài lòng về chất lượng dịch vụ đào tạo của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM thông qua hình thức học trực tuyến; Đề xuất những cải tiến cần thiết cho nhà trường trong thời gian tới từ đó nâng cao sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo ngày một sâu sắc hơn.

1.7 Kết cấu sản phẩm nghiên cứu:

Bài nghiên cứu về tổng thể được chia thành 5 chương sau:

 Chương 1: Giới thiệu đề tài

 Chương 2: Tổng quan cơ sở lí thuyết & mô hình nghiên cứu  Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

 Chương 4: Kết quả và bàn luận  Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Trang 12

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÍ THUYẾT & MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU2.1 Khái quát về cơ sở lí thuyết của vấn đề nghiên cứu:

2.1.1 Khái niệm của chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của sinh viên trong giáo dụcĐại học:

Ngành Giáo dục là một trong những lĩnh vực dịch vụ và được coi là xương sống của cả xã hội, đóng góp chủ chốt trên đà phát triển đất nước và nền kinh tế của một quốc gia Việc nghiên cứu chất lượng giáo dục đang là một thách thức không nhỏ đối với các trường Đại học trong nước nói riêng và trên thế giới nói chung (Hà Nam Khánh Giao, 2018) “Và sinh viên là những “khách hàng” của một trường Đại học.” (Huang, 2009)

Berry (1995) cho rằng “Dịch vụ là một trong những yếu tố quan trọng nâng cao giá trị tích cực và có thể ảnh hưởng đến sự thành công của một trường Đại học Nhận thức của sinh viên và sự hài lòng như là một công cụ cần thiết để nâng cao chất lượng dịch vụ của trường Đại học” Oldfield & Baron (2000) thêm vào luận điểm: “Giáo dục Đại học có thể được xem như là một “dịch vụ thuần túy”, cho thấy nó sở hữu các đặc điểm độc đáo của một dịch vụ” Chính vì vậy, “Cố gắng để đánh giá mức độ chất lượng dịch vụ và sự hiểu biết về các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ tổng thể là rất quan trọng, đó là yếu tố để các tổ chức giáo dục Đại học có thể thiết kế dịch vụ của họ theo cách tốt nhất có thể.” (Firdaus, 2006) Firdaus (2006) đã thể hiện trong Mô hình Hed-PERF những hoạt động ngoài chuyên môn; hoạt động chuyên môn; các chương trình đào tạo, theo đó, họ cho rằng truy cập và uy tín là yếu tố quyết định chất lượng dịch vụ trong giáo dục Đại học Kuh va Hu (2001) đã tuyên bố rằng, sự tương tác một cách hiệu quả giữa sinh viên và giảng viên là một yếu tố tác động mạnh mẽ đến sự hài lòng của sinh viên.

2.1.2 Khái niệm của E-Learning và lợi ích của nó trong việc ứng dụng:

E-Learning là một thuật ngữ có nhiều ý kiến và cách giải thích khác nhau Theo Trung tâm MA SIE (2014), E-Learning là nghiên cứu hoặc đào tạo về chuẩn bị, truyền tải hoặc quản lý, sử dụng các công nghệ thông tin và công cụ truyền thông khác nhau và được tiến hành tại địa phương hoặc toàn cầu Hay theo quan điểm hiện đại của Atkins (2016),

Trang 13

E-Learning là việc sử dụng các công cụ điện tử hiện đại như máy tính, mạng vệ tinh, mạng Internet, mạng nội bộ để truyền tải các nội dung học tập có thể lấy từ các trang web, đĩa CD, video, băng, máy tính hoặc TV… Người dạy và người học có thể giao tiếp với nhau qua mạng dưới các hình thức như: thư điện tử (e-mail), thảo luận trực tuyến (chat), diễn đàn (forum), hội thảo, video… một cách vô cùng dễ dàng, thuận tiện và ít chi phí phát sinh Ta thấy rõ ràng rằng ở đây không có sự ràng buộc lẫn sự hạn chế về mặt không gian, thời gian và địa lý khi chúng ta sử dụng hình thức trao đổi thông tin và làm việc bằng những phương tiện dịch vụ nêu trên.

2.1.3 Khái niệm của một số hình thức đào tạo E-Learning phổ biến hiện nay:a) Đào tạo dựa trên công nghệ (TBT - Technology-Based Training):

Là hình thức đào tạo có sự ứng dụng công nghệ từ cơ bản đến nâng cao, chủ yếu phát triển dựa trên công nghệ thông tin.

b) Đào tạo dựa trên máy tính (CBT - Computer-Based Training):

Hiểu theo nghĩa rộng, thuật ngữ này đề cập đến bất kì hình thức đào tạo nào miễn là có sử dụng máy tính Nhưng thông thường thuật ngữ này được hiểu theo nghĩa hẹp là dùng để chỉ các ứng dụng (phần mềm) được đào tạo trên đĩa CD-ROM hoặc cài đặt trên một máy tính cá nhân không kết nối Internet và không có bất kì giao thức nào với thế giới bên ngoài Thuật ngữ này nên được hiểu giống như với thuật ngữ CD-ROM Based Training.

c) Đào tạo dựa trên web (WBT - Web-Based Training):

Đây là một hình thức đào tạo sử dụng công nghệ mạng Nội dung học tập, thông tin quản lý khóa học và thông tin người học đều được lưu trữ trên máy chủ và người dùng có thể dễ dàng truy cập thông qua trình duyệt web Những người học có thể giao tiếp với nhau, họ cũng có thể tương tác trực tuyến với giáo viên, sử dụng công cụ giao tiếp bằng dạng âm thanh hay văn bản số, diễn đàn mở, thư điện tử và các chức năng khác Nhờ những ứng dụng công nghệ thông tin, môi trường giáo dục số hóa càng

Trang 14

ngày càng hữu ích khi mọi người có thể nghe được giọng nói, hình ảnh và động tác của những người giao tiếp/tương tác với họ, thậm chí chúng ta có thể dùng trình ghi (record)được thiết lập sẵn trên các ứng dụng cuộc họp trực tuyến để sẵn sàng lưu lại toàn bộ quá trình tương tác đó khi cần.

d) Đào tạo trực tuyến (Online Learning/Training):

Là một hình thức đào tạo sử dụng kết nối mạng để học tập, chẳng hạn như tải về (download) tài liệu học tập trên cổng trang dạy học số (Portal Web), trao đổi thông tin kỹ thuật số giữa giáo viên và học sinh, v.v.

e) Đào tạo từ xa (Distance Learning):

Thuật ngữ này nói đến hình thức đào tạo trong đó người dạy và người học không ở cùng một địa điểm chỉ định, thậm chí không cùng chung một thời điểm Ví dụ đó là việc đào tạo sử dụng công nghệ hội nghị truyền hình hoặc công nghệ web.

2.1.4 Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của sinh viên Đại học Sưphạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh:

Theo quyết định 65/2007/QĐ-BGDĐT ban hành ngày 01/11/2007 thì có 10 tiêu chuẩn dùng để đánh giá chất lượng đào tạo tại các trường Đại học Tuy nhiên, có 3 yếu tố chính cấu thành mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lỏng của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm: con người; nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy; cơ sở vật chất.

Con người:

Trong cả ba yếu tố trên có thể dễ dàng nhận ra yếu tố con người là yếu tố quyết định hàng đầu, chi phối trực tiếp tới chất lượng đào tạo Yếu tố con người ở đây không chỉ nói đến đội ngũ giảng viên mà bao gồm cả đội ngũ cán bộ phục vụ và quản lý Chất lượng bài giảng hoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố giảng viên Chương trình hay, chuẩn, nhưng không có đội ngũ giảng viên chuẩn thì cũng thất bại Để phục vụ cho một giảng viên đứng lớp, phải kèm theo một đội ngũ phục vụ từ khâu lên chương

Trang 15

trình, thời khóa biểu, chuẩn bị cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy Tức là có cả một đội ngũ phục vụ trong toàn hệ thống Trình độ chuyên môn của giảng viên, năng lực nghiệp vụ của cán bộ phục vụ là then chốt Những con người đó có chuyên nghiệp, có nỗ lực lao động không, điều kiện làm việc của họ có tốt không sẽ tác động quan trọng đến chất lượng đào tạo.

Nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy:

Đây là những yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến đầu ra của nền giáo dục, đặc biệt là giáo dục Đại học khi mà coi việc tự học của sinh viên là chính Nội dung chương trình đạt chuẩn quốc gia và khu vực, phương pháp giảng dạy tích cực sẽ kích thích sinh viên học tập, sáng tạo, hăng hái phát biểu, tham gia vào bài giảng và ngược lại Thiết kế nội dung chương trình và vận dụng phương pháp giảng dạy phụ thuộc rất lớn vào trình độ, năng lực đội ngũ giảng viên, năng lực tổ chức quản lý của nhà trường.

Cơ sở vật chất:

Để thực hiện chương trình đào tạo tốt cần phải có cơ sở vật chất đi kèm, bao gồm hệ thống giảng đường được trang bị các thiết bị dạy - học đồng bộ và hiện đại; các phòng thí nghiệm, thực hành được trang bị thiết bị nghiên cứu và thực hành loại công nghệ mới; Thư viện có các dịch vụ đáp ứng nhu cầu người tìm kiếm thông tin Đào tạo trình độ Đại học yêu cầu vận dụng vào thực tiễn những đòi hỏi cao hơn hẳn so với bậc Phổ thông Người học gần như bước vào “thực tế” nghề nghiệp ngay trên giảng đường Do vậy, cơ sở vật chất kỹ thuật đầy đủ và tiên tiến sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc đảm bảo chất lượng đào tạo.

2.2 Các nghiên cứu trước đây:

2.2.1 Nghiên cứu của DeLone và McLean (1992):

DeLone và McLean đề xuất mô hình thành công của hệ thống thông tin Mô hình DeLone và McLean đã xác định các yếu tố tác động đến sự hài lòng của người sử dụng

Ngày đăng: 16/04/2024, 16:40

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w