1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên khoa kinh tế trường đại học nông lâm thành phố hồ chí minh khi sử dụng ví điện tử momo

99 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 612,8 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU (12)
    • 1.1. Lý do chọn đề tài (12)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (15)
      • 1.2.1. Mục tiêu chung (15)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (15)
    • 1.3. Phạm vi nghiên cứu (15)
    • 1.4. Cấu trúc của tiểu luận (15)
  • CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN (15)
    • 2.1. Tổng quan nghiên cứu trên thế giới và trong nước về ví điện tử (17)
      • 2.1.1. Những nghiên cứu thế giới về ví điện tử (17)
      • 2.1.2 Những nghiên cứu tại Việt Nam về ví điện tử (20)
    • 2.2. Tổng quan về thị trường ứng dụng thanh toán tại Việt Nam (22)
    • 2.3. Tổng quan ví điện tử tại Việt Nam (23)
    • 2.4. Đối thủ cạnh tranh (24)
      • 2.4.1. Ứng dụng thanh toán ZaloPay (25)
      • 2.4.2. Ứng dụng thanh toán Viettel Money (25)
    • 2.5. Tổng quan về ví điện tử MoMo (26)
      • 2.5.1. Giới thiệu chung (26)
      • 2.5.2. Chức năng của ví MoMo (27)
    • 2.6. Tổng quan về trường đại học Nông Lâm TPHCM (29)
      • 2.6.1. Giới thiệu (29)
      • 2.6.2. Tổ chức nhà trường (30)
      • 2.6.3. Đào tạo (32)
      • 2.6.4. Tổng quan khoa Kinh Tế trường Đại học Nông Lâm TPHCM 20 CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (34)
    • 3.1. Nội dung nghiên cứu (36)
      • 3.1.1. Khái niệm về ví điện tử (36)
      • 3.1.2. Đặc điểm của ví điện tử (38)
      • 3.1.3. Cơ sở lý thuyết về sự hài lòng (0)
      • 3.1.4. Mô hình nghiên cứu (41)
      • 3.1.5. Các khái niệm trong mô hình nghiên cứu (45)
    • 3.2. Phương pháp nghiên cứu (47)
      • 3.2.1. Quy trình nghiên cứu (47)
      • 3.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu (47)
      • 3.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu (49)
      • 3.2.4. Thang đo và khái niệm nghiên cứu (52)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN (17)
    • 4.1 Thống kê mô tả đặc điểm mẫu điều tra (56)
      • 4.1.1. Thống kê mô tả về giới tính (56)
      • 4.1.2. Thống kê mô tả về năm học hiện tại (57)
      • 4.1.3. Thống kê mô tả tình hình công việc hiện tại (57)
      • 4.1.4. Thống kê mô tả về thu nhập cá nhân (58)
      • 4.1.5. Thống kê mô tả về tần suất truy cập (59)
    • 4.2. Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’s Alpha (0)
      • 4.2.1. Thang đo về Sự tin cậy (TC) (60)
      • 4.2.2. Thang đo về Bảo mật (BM) (60)
      • 4.2.3. Thang đo về Sự đáp ứng (DU) (61)
      • 4.2.4. Thang đo về Hệ thống ứng dụng (HT) (61)
      • 4.2.5. Thang đo về Sự hài lòng (SHL) (62)
      • 4.2.6. Kết luận (62)
    • 4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA (63)
      • 4.3.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến độc lập (63)
      • 4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc (66)
    • 4.4. Tương quan Pearson (67)
    • 4.5. Hồi quy đa biến (68)
      • 4.5.1. Xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính (68)
      • 4.5.2. Phân tích hồi quy tuyến tính bội (68)
      • 4.5.3. Kiểm định giả thuyết (70)
    • 4.6. Kiểm định phân tích phương sai ANOVA (71)
      • 4.6.1. Kiểm định sự khác biệt về giới tính (71)
      • 4.6.2. Kiểm định sự khác biệt về năm học hiện tại của sinh viên (72)
      • 4.6.3. Kiểm định sự khác biệt về tình hình công việc hiện tại (72)
      • 4.6.4. Kiểm định sự khác biệt về thu nhập (73)
      • 4.6.5. Kiểm định sự khác biệt về tần suất sử dụng (74)
    • 4.7. Đề xuất một số giải pháp cải thiện ứng dụng Ví điện tử MoMo (74)
      • 4.7.1. Đối với yếu tố Tin cậy (TC) (74)
      • 4.7.2. Đối với yếu tố Bảo mật (BM) (75)
      • 4.7.3. Đối với yếu tố Sự đáp ứng (DU) (75)
      • 4.7.4. Đối với yếu tố Hệ thống ứng dụng (HT) (75)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (16)
    • 5.1. Kết luận (77)
    • 5.2. Kiến nghị (78)
      • 5.2.1. Đối với nhà nước (78)
      • 5.2.2. Đối với Ví điện tử MoMo (79)
    • 5.3. Hạn chế của đề tài (79)

Nội dung

“Research On Factors Affecting TheSatisfaction Of MoMo E-Wallets To Faculty Of Economics Students Of NongLam University, Ho Chi Minh City.”Mục tiêu của đề tài là phân tích các nhân tố ản

TỔNG QUAN

Tổng quan nghiên cứu trên thế giới và trong nước về ví điện tử

2.1.1 Những nghiên cứu thế giới về ví điện tử

Nghiên cứu của Aleksandra (2018) về sự hài lòng của khách hàng với thanh toán di động Mục đích của nghiên cứu này là để điều tra trải nghiệm của khách hàng với thanh toán di động Đặc biệt, nghiên cứu xác định và phân loại các nguồn phổ biến của sự hài lòng và sự không hài lòng liên quan đến việc sử dụng thanh toán di động và so sánh chúng với các yếu tố quyết định sự hài lòng đối với các dịch vụ dựa trên công nghệ Kỹ thuật sự cố nghiêm trọng đã được áp dụng để xác định và phân loại các sự cố phổ biến nhất nguồn của sự hài lòng và không hài lòng đối với thanh toán di động Dữ liệu được thu thập bằng cách sử dụng một cuộc khảo sát trực tuyến, kết hợp các câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi mở Thông tin thu thập được đã được phân tích sử dụng phương pháp so sánh không đổi Các nhân tố chính về sự hài lòng là Tiện lợi, Giải quyết vấn đề, Hiệu quả và Bảo mật Sự hài lòng là kết quả từ khả năng của thanh toán di động để chuyển tiền nhanh chóng và an toàn cũng như thực hiện nhanh chóng và dễ dàng giao dịch bất kể vị trí của một người và sở hữu các mã thông báo vật lý như tiền mặt hoặc thẻ tín dụng Nhờ khả năng tiếp cận cao và tính linh hoạt, thanh toán di động cũng cho phép thực hiện giao dịch trong trường hợp không có hoặc không có các tùy chọn thanh toán thay thế Phần lớn các nguồn không hài lòng xuất hiện từ phân tích dữ liệu đối lập với sự hài lòng nguồn, rơi vào ô của sự phức tạp và không hiệu quả Sự tương phản các nguồn hài lòng / không hài lòng chứng tỏ nghịch lý công nghệ thanh toán di động Nhận thức tích cực về thanh toán di động sẽ thúc đẩy người bán lớn hơn chấp thuận Kiến thức về các nguồn thỏa mãn khách hàng có thể giúp các công ty trong thiết kế, cải tiến và tiếp thị thanh toán di động Nghiên cứu thêm được khuyến khích để kiểm tra trải nghiệm của khách hàng với thanh toán di động một cách chi tiết hơn, với các nhóm người tiêu dùng và ở các giai đoạn khác nhau của quá trình thanh toán

Nghiên cứu của Mohd và cộng sự (2020) có mục tiêu là đánh giá các yếu tố có thể dẫn đến sự hài lòng của khách hàng trong dịch vụ ví điện tử tại Malaysia Nghiên cứu áp dụng phương pháp định lượng trong đó dữ liệu đã được thu thập bằng cách sử dụng bảng câu hỏi 500 bảng câu hỏi được phân phối thông qua biểu mẫu google cho các nhóm xã hội khác nhau giữa các sinh viên ở Kuala Lumpur Nhóm tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu giả thuyết với 4 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng: Hình ảnh thương hiệu, Giá bán, Chất lượng dịch vụ, Lòng tin Kết quả cho thấy ba yếu tố chính rất quan trọng đó là Chất lượng dịch vụ, Lòng tin và Hình ảnh thương hiệu có tác động tích cực đến sự hài lòng khách hàng; trong khi đó Giá cả có tác động tiêu cực đến sự hài lòng khách hàng

Nghiên cứu của Azzah (2021) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng: nghiên cứu về dịch vụ ví điện tử Mục tiêu của nghiên cứu là: Phân tích tác động của tình trạng sẵn có đối với sự hài lòng của khách hàng; phân tích tác động của rủi ro nhận thức được đối với sự thỏa mãn khách hàng; phân tích tác động của tính dễ sử dụng đối với sự hài lòng của khách hàng Tác giả xây dựng giả thuyết với 3 nhân tố: “Tính khả dụng”, “Nhận thức rủi ro” và “Tính dễ sử dụng” Kết quả chỉ ra rằng có một mối quan hệ đáng kể giữa các nhân tố với sự hài lòng của khách hàng. Trong đó, nhân tố tác động tích cực nhất đến sự hài lòng khách hàng là “Tính dễ sử dụng”, tiếp theo là “Nhận thức rủi ro” và “Tính khả dụng”.

Nghiên cứu của Zohra và cộng sự (2011) về mối quan hệ giữa sự hài lòng của khách hàng và việc chấp nhận Mobile Banking ở Pakistan Mục đích của nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố chính của việc chấp nhận di động có ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng ở Pakistan Bảng câu hỏi được sử dụng để tiến hành thu thập dữ liệu và sau đó được phân tích bằng cách sử dụng các kỹ thuật thống kê, phân tích hồi quy, tương quan và phân tích nhân tố Các phát hiện cho thấy rằng mối quan tâm của khách hàng về Bảo mật, Tính xác thực và Độ tin cậy của công nghệ có ý nghĩa quan trọng Kết quả ngụ ý rằng các công ty nên tập trung vào ứng dụng công nghệ thông tin, các dịch vụ sáng tạo, bảo mật, sự tin tưởng của khách hàng và rủi ro vì đây là những chỉ số chính áp dụng công nghệ.

2.1.2 Những nghiên cứu tại Việt Nam về ví điện tử a Đối với các nghiên cứu về sự hài lòng của khách hàng về ví điện tử Đặng Ngọc Biên (2020) đã nghiên cứu các nhân tố tác động tới sự hài lòng của người dùng dịch vụ ví điện tử và cho kết quả: Để nâng cao sự hài lòng của khách hàng, doanh nghiệp cần đưa ra giải pháp để tác động tới từng nhân tố: sự tin tưởng, sự đảm bảo, sự phản hồi, sự cảm thông, sự hữu hình Trong đó, nhân tố sự cảm thông là nhân tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến sự hài lòng của khách hàng.

Nguyễn Thái Hòa (2020) đã nghiên cứu ảnh hưởng của thái độ và sự hài lòng đến ý định tiếp tục sử dụng ví điện tử của khách hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh nhằm xây dựng mô hình nghiên cứu mới với các khái niệm sự hài lòng, thái độ, thói quen, đến ý định tiếp tục sử dụng ví điện tử theo mô hình của Amoroso & Lim (2017) với gợi ý đề xuất khái niệm sự đổi mới vào mô hình nghiên cứu này và kiểm định mối quan hệ của các khái niệm đó Mối quan hệ này được kiểm chứng thông qua 306 khách hàng đã và đang sử dụng ví điện tử tại TP.HCM bằng khảo sát trực tiếp và online bằng bảng câu hỏi Dữ liệu được thực hiện kiểm định thông qua đánh giá độ tin cậy Cronbach's Anpha, nhân tố khám phá (EFA), nhân tố khẳng định (CFA), mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) và phương pháp Bootstrap để kiểm định giả thuyết nghiên cứu Kết quả cho thấy yếu tố thái độ và sự hài lòng có tác động trực tiếp đến ý định sử dụng tiếp ví điện tử và có tác động gián tiếp thông qua sự đổi mới và thói quen sử dụng. b Đối với các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng ví điện tử của người dùng Việt Nam

Nguyễn Thúy Anh và cộng sự (2021) nghiên cứu hành vi người dùng về việc sử dụng ví điện tử tại Hà Nội Bài nghiên cứu này được thực hiện nhằm giúp những công ty ví điện tử tìm ra được những khoảng trống giữa nhu cầu của người dung và sản phẩm của họ, từ đó tạo ra sự thay đổi cần thiết Thu thập ý kiến của 152 người dùng tại

Hà Nội bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện và phương pháp chọn mẫu tích lũy nhanh Các giả định sẽ được kiểm chứng bằng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính qua phần mềm SPSS Kết quả nghiên cứu cho thấy những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử bao gồm: nhận thức về sự hữu dụng, sự dễ sử dụng, sự tin cậy, chi phí và khuyến mãi.

Nguyễn Thị Như Quỳnh và Phạm Thị Ngọc Anh (2021) nghiên cứu các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng dịch vụ thanh toán di động của sinh viên tại trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh Với dữ liệu khảo sát từ 201 sinh viên vào tháng 7/2021, thông qua bảng câu hỏi theo thang đo Likert 5 mức độ, nghiên cứu đề xuất mô hình dựa trên mô hình lý thuyết chấp nhận và sử dụng công nghệ cùng với lý thuyết kết hợp rủi ro Sử dụng phương pháp phân tích yếu tố khám phá (EFA), kết quả phân tích cho thấy có 06 yếu tố tác động đến hành vi sử dụng dịch vụ thanh toán di động được xếp theo mức độ tác động giảm dần lần lượt như sau: (i) chương trình khuyến mãi, (ii) tính dễ sử dụng nhận thức được, (iii) tính hữu dụng nhận thức được, (iv) tính bảo mật nhận thức được, (v) rủi ro nhận thức được và cuối cùng là (vi) ảnh hưởng từ xã hội Riêng yếu tố (v) rủi ro nhận thức được là có tác động ngược chiều, các yếu tố còn lại có tác động cùng chiều đến hành vi sử dụng dịch vụ này. c Đối với các nghiên cứu về nhận thức của khách hàng đối với việc bảo mật thông tin khi sử dụng ví điện tử

Nguyễn Hà Khiêm (2018) đã chỉ ra rằng đối với người dùng MoMo thì sự tin cậy và cam kết đã được MoMo chứng minh bằng việc đạt tiêu chuẩn Bảo mật toàn cầu PCI DSS được tổ chức tài chính hàng đầu thế giới tuân thủ, bảo mật kép với mã OTP và mật khẩu 6 chữ số, đường truyền bảo mật theo chuẩn GlobalSign, tiền trong Ví có giá trị 100% là tiền thật, được bảo chứng bởi Vietcombank Chính vì vậy người dùng MoMo cho rằng tính hiệu quả sẽ giúp nâng cao chất lượng dịch vụ của ví MoMo, để làm được điều này MoMo hiện cũng đang tăng cường mở rộng khả năng chấp nhận thanh toán, từ các siêu thị lớn như Coopmart cho đến các cửa hàng nhỏ, tạp hóa, quán ăn v.v…

Hà Nam Khánh Giao (2022) nghiên cứu tác động của tính bảo mật đối với ý định sử dụng ngân hàng di động của khách hàng Thành phố Hồ Chí Minh Kết quả phân tích cho thấy tính bảo mật của dịch vụ ngân hàng di động có tác động tích cực đáng kể đến nhận thức tính hữu ích của dịch vụ ngân hàng di động Tuy nhiên, bảo mật không phải là lý do chính khiến người dùng sử dụng dịch vụ ngân hàng di động. Điều này có nghĩa là khách hàng sẽ tiếp tục sử dụng ngân hàng di động, bất kể bảo mật Ngoài ra, bảo mật không ảnh hưởng đáng kể đến tính dễ sử dụng ngân hàng di động Nghiên cứu cũng cho thấy nhận thức tính hữu ích của ngân hàng di động có tác động đáng kể đến ý định của người dùng. d Đối với các nghiên cứu về rủi ro đến ý định sử dụng ví điện tử của khách hàng

Tô Phúc Vĩnh Nghi (2021) nghiên cứu tác động của nhận thức rủi ro đến ý định sử dụng ví điện tử của nhân viên văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh Kết quả phân tích một mẫu gồm 275 quan sát chỉ ra rằng: (1) Biến ảnh hưởng xã hội bị loại trong quá trình phân tích EFA; (2) Nhận thức rủi ro có ảnh hưởng đến 6 biến trong mô hình UTAUT2 (hiệu quả mong đợi, nỗ lực mong đợi, điều kiện thuận lợi, động lực hưởng thụ, cảm nhận về giá, thói quen) và ý định sử dụng ví điện tử; (3) Không như kỳ vọng ban đầu, chỉ có 4 biến trong mô hình UTAUT2 có tác động đến ý định hành vi; chưa đủ ý nghĩa thống kê để kết luận rằng điều kiện thuận lợi và động lực hưởng thụ có tác động đến ý định sử dụng ví điện tử của nhân viên văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Nguyễn Ngọc Duy Phương và cộng sự (2020) đã nghiên cứu kiểm tra ý định liên tục của khách hàng đối với việc sử dụng ví điện tử: Sự xuất hiện của chấp nhận thanh toán di động tại Việt Nam chỉ ra nghiên cứu này có một số ý nghĩa thiết thực đối với các nhà cung cấp ví điện tử Dựa trên những phát hiện của tác giả, các nhà cung cấp nên tập trung về việc xây dựng lòng tin của khách hàng và đạt được sự thỏa mãn.

Tổng quan về thị trường ứng dụng thanh toán tại Việt Nam

Theo số liệu thống kê, hiện 95% tổ chức tín dụng đã có, đang xây dựng hoặc dự tính sẽ xây dựng chiến lược chuyển đổi số Có khoảng 80 ngân hàng triển khai dịch vụ Internet Banking, 44 ngân hàng cung cấp dịch vụ Mobile Banking, 48 tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, hơn 90 nghìn điểm thanh toán QR, gần 298 nghìn điểm thanh toán POS…

Trong giai đoạn 5 năm 2016-2020, tổng số lượng thanh toán qua kênh Internet tăng 262,5%, giá trị thanh toán tăng 353%; thanh toán di động tăng 1.000% về số lượng nhưng tăng tới 3.000% về giá trị.

Theo Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước), trong bối cảnh nhiều hoạt động kinh tế bị tác động bởi giãn cách xã hội, hoạt động thanh toán không tiền mặt vẫn đạt mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm ngoái 9 tháng đầu năm 2021, tổng số lượng giao dịch qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng tăng 1,88% về số lượng và tăng tới 42,58% về giá trị so với cùng kỳ Thanh toán qua kênh Internet tăng tương ứng hơn 51% về số lượng và 29% về giá trị Thanh toán qua kênh điện thoại di động tăng hơn 76% về số lượng và 88,3% về giá trị Qua kênh QR code tăng 64% về số lượng và 128% về giá trị. Đến cuối tháng 9/2021, số lượng tài khoản thanh toán của cá nhân là 110,92 triệu tài khoản, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm ngoái Đặc biệt, từ tháng 3 đến hết tháng 9, có 20 ngân hàng báo cáo triển khai chính thức quy trình mở tài khoản thanh toán eKYC với hơn 1,8 triệu tài khoản thanh toán mở bằng phương thức điện tử Số lượng giao dịch đạt hơn 4,6 triệu món.

Nhờ vào công nghệ tiến bộ cùng với tình hình dịch bệnh, ngày càng có nhiều ứng dụng thanh toán mọc lên Thị trường càng trở nên cạnh tranh hơn khi cuộc đua giành lấy người tiêu dùng đang trở nên khốc liệt Tại Việt Nam, top 3 ứng dụng thanh toán được sử dụng nhiều nhất là Momo, Viettel Money (trước đây là ViettelPay) vàZaloPay, chiếm tới 90% thị phần ví điện tử tại Việt Nam.

Tổng quan ví điện tử tại Việt Nam

Theo khảo sát của Ngân hàng Thế giới, thanh toán không tiền mặt đã trở thành phương tiện phổ biến tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới với giá trị chi tiêu hàng ngày của người dân chiếm tới 90% tổng số giao dịch hàng ngày

Tại Việt Nam, ít nhất 50% số gia đình ở thành phố sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử vào năm 2020 Tính đến cuối quý I năm 2020, Việt Nam có 13 triệu tài khoản ví điện tử được kích hoạt và sử dụng, tổng số dư ví khoảng 1,36 nghìn tỷ đồng, và có tới 225 triệu giao dịch được thực hiện (Ngân hàng Nhà nước, 2020) Năm 2022, Việt Nam cũng nằm trong top 2 quốc gia có tỷ lệ người dùng thanh toán qua di động ở châu Á với 33,2% chỉ đứng sau Trung Quốc về tỷ lệ thực hiện giao dịch thanh toán trên điện thoại di động, tuy nhiên, giá trị giao dịch trung bình hàng năm của người dùngViệt vẫn ở mức thấp.

Theo Techwire Asia, số lượng ví điện tử tại Việt Nam tính từ tháng 10 năm

2020 lên tới 39 hãng với dân số khoảng 96 triệu người Trong khi đó, Trung Quốc là đất nước tỉ dân nhưng chỉ có vài ví điện tử như Alipay và Wechat Pay chiếm lĩnh thị phần lớn.

J.P Morgan dự đoán tỷ trọng phương thức thanh toán mua sắm trực tuyến sẽ có sự thay đổi Thanh toán bằng tiền mặt giảm mạnh thay thế là hai hình thức thanh toán chính bằng ví điện tử và chuyển khoản Dự đoán cho thấy ví điện tử sẽ ngày càng được chấp nhận và phát triển mạnh mẽ tại thị trường Việt Nam.

Hình 2.1 Bảng Xếp Hạng Tỷ Lệ Người Dùng Thanh Toán Qua Di Động tại Các Quốc Gia Trên Thế Giới Năm 2022

Bên cạnh tốc độ tăng trưởng, khoảng trống thị trường tính tới thời điểm hiện tại cũng là một yếu tố đầy hứa hẹn cho các doanh nghiệp gia nhập sân chơi Mức độ gia nhập thị trường ví điện tử còn khá thấp Thống kê của ngân hàng nhà nước cho thấyViệt Nam có 89 triệu tài khoản thanh toán cá nhân, tương đương gần 70% người trưởng thành có tài khoản ngân hàng, nhưng chỉ mới có 13 triệu tài khoản ví điện tử.Thêm vào đó tỷ lệ những người chưa biết ví điện tử còn khá nhiều (59%) nhưng sau khi đã sử dụng thì tỷ lệ tiếp tục sử dụng cao - tỷ lệ chuyển đổi 77% (Statista, 2020).Đây chính là lý do nhiều công ty đang bắt đầu tham gia vào thị trường này và tổ chức các hoạt động truyền thông tiếp cận nhóm người dùng chưa biết đến ví điện tử, tận dụng khoảng trống lớn này.

Đối thủ cạnh tranh

2.4.1 Ứng dụng thanh toán ZaloPay

ZaloPay thuộc sở hữu của Công ty TNHH Zion thuộc Tập đoàn VNG, thừa hưởng hệ sinh thái hơn 70 triệu người dùng ứng dụng Zalo Đây được xem là một điểm mạnh cho vạch xuất phát của ứng dụng ZaloPay.

Bạn hoàn toàn yên tâm khi liên kết ngân hàng với ZaloPay vì toàn bộ hệ thổng bảo mật theo Tiêu Chuẩn Quốc Tes PCI-DSS Buộc phải xác nhận mã OTP cho mỗi lần giao dịch, đảm bảo an toàn bảo mật cho người dùng.

ZaloPay với nhiều tính năng độc đáo, đa dạng tiện ích và thỏa mãn mọi nhu cầu thanh toán trong cuộc sống và kinh doanh của người dùng.

- Gửi tiền miễn phí trong khung chat chỉ mất 2s, không bó buộc trong khung giờ hành chính, giao dịch 24/7.

- Thanh toán bằng mã QR tiện lợi.

- Nạp tiền điện thoại dễ dàng.

- Một vài dịch vụ được yêu thích như gửi tặng tiền lì xì cho một hoặc nhiều người cùng lúc,…

- Mua vé xem film với giá ưu đãi.

- Thanh toán hoá đơn điện nước, internet,…

ZaloPay đã dần trở nên phổ biến và được chấp nhận thanh toán tại những địa điểm mua sắm lớn như Thế Giới Di Động, FPT Shop, Viễn Thông A hay Nguyễn Kim và các chuỗi cửa hàng tiện lợi với nhiều ưu đãi hấp dẫn Với sự phát triển không ngừng, ZaloPay hỗ trợ người dùng tối đa trong việc thanh toán thông minh, tiện lợi. Đây cũng là một lựa chọn đáng để bạn cân nhắc khi sử dụng ví điện tử.

2.4.2 Ứng dụng thanh toán Viettel Money

Viettel Money trước đây được biết với tên ViettelPay Tuy nhiên vào đầu năm

2021, Tập đoàn công nghiệp - viễn thông Quân đội (Viettel) đã công bố tái định vị thương hiệu Viettel để phù hợp với chiến lược và tầm nhìn mới Khi đó ViettelPay cũng được thay đổi theo hoạt động tái định vị thương hiệu trên Ít lâu sau đó, ứng dụng thanh toán ViettelPay đã được thay đổi logo và tên gọi Viettel Money Hiện tại, đây cũng là tên gọi chính thức cho ứng dụng thanh toán đến từ Tập đoàn Viettel.

Hiện nay, Viettel Money đang có hơn 6 triệu lượt khách hàng tải ứng dụng. Theo khảo sát mới nhất được công bố bởi BuzzMetric, Viettel Money cũng là ứng dụng chuyển tiền liên ngân hàng được yêu thích nhất khi được 72% khách hàng lựa chọn.

Viettel Money có gần 200.000 điểm giao dịch trên cả nước nhờ vào hệ thống cửa hàng, siêu thị, bưu cục của Viettel Người dùng có thể liên kết thẻ từ hơn 30 ngân hàng nội địa hoặc nạp tiền trực tiếp vào tài khoản Viettel Money đều có thể rút tiền tại bất kỳ điểm giao dịch nào trên toàn quốc.

Ngoài giao dịch tại các điểm, Viettel Money còn có dịch vụ hỗ trợ chuyển tiền tận nhà trong 24h để phục vụ các khách hàng chuyển tiền cho bất kỳ ai, ở bất cứ địa điểm nào trong khắp Việt Nam.

Tổng quan về ví điện tử MoMo

Ví điện tử (hay được gọi là E-wallets) là một tài khoản thanh toán các giao dịch trực tuyến trên internet và là loại hình thanh toán phổ biến hiện nay như: Thanh toán tiền điện, nước, cước viễn thông, học phí, nạp tiền điện thoại, mua hàng online… từ các trang thương mại điện tử bằng số tiền khả dụng trong ví.

MoMo ra đời trong bối cảnh 80% dân số Việt Nam không có tài khoản ngân hàng Người dân ở các nước đang phát triển không có nhiều cơ hội tiếp xúc với các dịch vụ tài chính chuyên nghiệp như tiết kiệm, chuyển tiền, đầu tư…Vì vậy nhiệm vụ đầu tiên của Momo là chiếm được niềm tin của khách hàng.

Dạng ban đầu của MoMo là công cụ chuyển tiền, nạp tiền qua số điện thoại di động Tuy nhiên, ứng dụng này có nhược điểm là chỉ những người sở hữu sim của Vinaphone mới có thể sử dụng dịch vụ Ngoài ra, sau mỗi lần cập nhật phiên bản mới, người dùng phải thay sim Phản hồi của người dùng là quá ít tiện ích, dịch vụ quá mới, khó sử dụng.

Tiếp theo, những nhà sáng lập tiếp tục có tham vọng lớn khi thành lập công ty thanh toán chi trả (không phụ thuộc vào công nghệ di động), giống mô hình của một công ty ở châu Phi, nhưng văn hóa khác, cơ sở hạ tầng khác, mối tương quan viễn thông không giống nhau nên tiếp tục không thành công.

Ví điện tử MoMo là một loại ứng dụng trên điện thoại di động của Công ty M_Service, cho phép người sử dụng có thể dùng nó như một chiếc ví trực tuyến Tức là bạn có thể thanh toán mọi nhu cầu, vào bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu Các hoạt động giao dịch là hoàn toàn miễn phí, ví dụ như nạp tiền điện thoại ở tất cả các nhà mạng, thanh toán vé xem phim, vé máy bay, thanh toán tiền điện nước, Internet… và hàng trăm những dịch vụ hấp dẫn khác Nếu bạn thắc mắc cái tên MoMo nghĩa là gì thì có thể hiểu đơn giản là Mobile Money.

Hình 2.2 Logo Ví Điện Tử MoMo

Nguồn: Wikipedia Tiếng Việt, tháng 10/2020

Ví MoMo được cấp giấy phép và quản lý bởi Ngân hàng Nhà nước Đồng thời là đối tác chiến lược của các 27 Ngân hàng lớn: Vietcombank, VietinBank, Agribank, BIDV, ACB, Sacombank, VPBank, Shinhan Bank, TPBank, MB Bank, VIB, OCB, Eximbank, SCB, ABBank, SH Bank, Nam Á Bank, PVcomBank, HDBank, Bảo Việt Bank, Viet Capital Bank, OceanBank, VRB, Bắc Á Bank, SGB, IVB, VIET Bank.

Ví điện tử MoMo là một trong số ít ứng dụng trung gian thanh toán ở Việt Nam đạt chứng nhận bảo mật quốc tế PCI DSS ở cấp độ nhà cung cấp dịch vụ Đây là tiêu chuẩn bảo mật có yêu cầu khắt khe nhất trong ngành thanh toán, có giá trị trên toàn cầu.

2.5.2 Chức năng của ví MoMo

- Nạp tiền điện thoại dễ dàng: Khi khách hàng đã nạp tiền vào ví MoMo, ví

MoMo sẽ cho phép nạp tiền vào điện thoại của tất cả các nhà mạng một cách nhanh chóng, dễ dàng Bên cạnh đó còn được chiết khấu 5% khi mua mã thẻ điện thoại hoặc nạp thẻ trực tiếp từ ví MoMo.

- Thanh toán hóa đơn hàng hóa, dịch vụ: Dễ dàng thanh toán các loại hóa đơn tiền điện, tiền nước, internet, truyền hình cáp, bảo hiểm, thanh toán vé máy bay và nhiều hóa đơn khác.

- Thanh toán các khoản vay trả góp tại các công ty tài chính như Fe Credit,

HD Saison, Home Credit và các công ty tài chính khác Tự động nhắc nhở bạn thanh toán hóa đơn mỗi khi tới kì thanh toán,… nhằm giảm sự quản lí các giao dịch qua thẻ ngân hàng.

- Quét mã QR và thanh toán khi mua sắm dễ dàng: Ví MoMo còn có khả năng thanh toán bằng cách quét mã khi mua sắn tại các chuỗi cửa hàng tiện lợi, siêu thị như Circle K, Ministop, Family Mart, Coopmart, Lotte… và các chuỗi ăn uống The Coffee House, Phúc Long, Gong cha, Gogi – Kichi, King BBQ… và hàng loạt chuỗi cửa hàng khác Bên cạnh đó Momo còn có thể thanh toán hóa đơn khi mua sắm trên Tiki, Shopee, Sendo, Adayroi, Lotte.vn, Yes24, Chợ Tốt,…

- Chuyển tiền, nhận tiền ngay lập tức: Chuyển tiền 24/7 trong ngày với mức phí thấp hơn ngân hàng và người nhận được tiền cũng nhận được thông báo ngay lập tức.

- Nạp và rút tiền từ các ngân hàng trong nước: Dễ dàng nạp tiền vào ví

MoMo từ thẻ và từ tài khoản của 29 ngân hàng trong nước Dễ dàng rút tiền từ ví MoMo về tài khoản của các ngân hàng liên kết như Vietcombank, VPBank, TPBank, OCB, ACB, VietinBank, Eximank, Sacombank, VIB, ShinhanBank, SCB, VRB, BIDV, Agribank và những ngân hàng đang hoạt động tại Việt Nam Có thể nạp và rút tiền tại hơn 4000 điểm giao dịch trên toàn quốc Để thực hiện được chức năng này, MoMo phải thực hiện liên kết với rất nhiều các đối tác để nhận được sự đồng thuận trong việc sử dụng tiền điện tử cũng như hoạt động thanh toán trực tuyến Tính đến nay, đã có 45 ngân hàng liên kết với ví Momo.

Ngoài ra, MoMo liên kết với rất nhiều các đối tác thanh toán giúp người dùng không những có thể chuyển và nhận tiền mà có thể nạp tiền điện thoại, mua mã thẻ di động, thanh toán hóa đơn điện nước Internet,… và còn rất nhiều các tiện ích hấp dẫn khác Việc thanh toán Online qua ví MoMo cũng tiện lợi không kém so với sử dụng thẻ tín dụng – một loại thẻ ngân hàng hỗ trợ thanh toán Online đang được sử dụng rất phổ biến hiện nay Và khi lưu trữ tiền trên mạng internet điều này sẽ giúp giảm bớt sự xuất hiện của tiền mặt để tránh các rủi ro về lạm phát.

Tổng quan về trường đại học Nông Lâm TPHCM

Trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh là trường đại học đa ngành, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, tọa lạc trên khu đất rộng 118 ha, thuộc phường Linh Trung, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh và huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

Hình 2.3 Logo Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh

Nguồn: Trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh

Tiền thân là Trường Quốc gia Nông Lâm Mục Bảo Lộc (1955), Trường Cao đẳng Nông Lâm Súc (1963), Học viện Nông nghiệp (1972), Trường Đại học Nông nghiệp Sài Gòn (thuộc Viện Đại học Bách khoa Thủ Đức (1974)), Trường Đại học Nông nghiệp 4 (1975), Trường Đại Học Nông Lâm Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

(1985) trên cơ sở sát nhập Trường Đại học Nông nghiệp 4 (Thủ Đức - TP.HCM) và Trường Cao đẳng Lâm nghiệp (Trảng Bom - Đồng Nai), Trường Đại học Nông Lâm (thành viên Đại học Quốc gia TP.HCM - 1995), Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000)

Trải qua 65 năm hoạt động, Trường đã đạt nhiều thành tích xuất sắc về đào tạo,nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp,chuyển giao công nghệ, quan hệ quốc tế Trường đã vinh dự được nhận Huân chương

Lao động Hạng ba (1985), Huân chương Lao động Hạng nhất (2000), Huân chương Độc lập Hạng ba (2005).

Tầm nhìn: Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh sẽ trở thành trường đại học nghiên cứu với chất lượng quốc tế

Sứ mệnh: Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh là một trường đại học đa ngành, đào tạo nguồn nhân lực giỏi chuyên môn và tư duy sáng tạo; thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, phát triển, phổ biến, chuyển giao tri thức - công nghệ, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững kinh tế - xã hội của Việt Nam và khu vực

Mục tiêu chiến lược: Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh tiếp tục xây dựng, phát triển thành một trường đại học có chất lượng về đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế, sánh vai với các trường đại học tiên tiến trong khu vực và trên thế giới

- Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM thực hiện các nhiệm vụ chính như sau: Đào tạo cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học và sau đại học trong các lĩnh vực: Nông lâm ngư nghiệp, Cơ khí, Kinh tế, Quản lý, Ngoại ngữ, Sư phạm, Môi trường, Sinh học, Hoá học, Công nghệ thông tin.

- Nghiên cứu khoa học và hợp tác nghiên cứu khoa học với các đơn vị trong và ngoài nước Chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật đến doanh nghiệp và người sản xuất.

 Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM có 12 khoa và 3 bộ môn trực thuộc:

1 Khoa Nông học, gồm các bộ môn: Cây công nghiệp; Cây lương thực – rau – hoa - quả; Nông hóa thổ nhưỡng; Bảo vệ thực vật; Sinh lý - Sinh hóa; Di truyền chọn giống; Thủy nông

2 Khoa Chăn nuôi Thú y, gồm các bộ môn: Khoa học sinh học thú y; Bệnh truyền nhiễm và thú y cộng đồng; Thú y lâm sàn; Chăn nuôi chuyên khoa; Giống động vật; Dinh dưỡng động vật

3 Khoa Lâm nghiệp, gồm các bộ môn: Lâm sinh; Quản lý tài nguyên rừng; Nông lâm kết hợp và lâm nghiệp xã hội; Kỹ thuật thông tin lâm nghiệp; Công nghệ chế biến lâm sản; Công nghệ giấy và bột giấy; Thiết kế đồ gỗ nội thất.

4 Khoa Kinh tế, gồm các bộ môn: Quản trị kinh doanh; Tài chính kế toán; Kinh tế nông lâm; Kinh tế tài nguyên môi trường; Kinh tế học; Phát triển nông thôn

5 Khoa Cơ khí Công nghệ, gồm các bộ môn: Kỹ thuật cơ sở; Công thôn; Cơ khí chế biến – bảo quản nông sản thực phẩm; Công nghệ nhiệt lạnh; Điều khiển tự động; Công nghệ ô tô; Cơ điện tử

6 Khoa Thủy sản, gồm các bộ môn: Sinh học thủy sản; Kỹ thuật nuôi trồng thủy sản; Bệnh học thuỷ sản; Quản lý và phát triển nghề cá; Chế biến thủy sản

7 Khoa Công nghệ Thực phẩm, gồm các bộ môn: Hóa sinh thực phẩm; Công nghệ sau thu hoạch; Dinh dưỡng người; Kỹ thuật thực phẩm; Phát triển sản phẩm thực phẩm; Vi sinh thực phẩm

8 Khoa Khoa học, gồm các bộ môn: Toán; Lý; Hóa; Sinh; Giáo dục thể chất; Khoa học xã hội nhân văn

Nội dung nghiên cứu

3.1.1 Khái niệm về ví điện tử

Ví điện tử là một tài khoản điện tử Nó giống như "ví tiền" của bạn trên Internet và đóng vai trò như 1 chiếc ví tiền mặt trong thanh toán trực tuyến, giúp bạn thực hiện công việc thanh toán các khoản phí trên internet, gửi và tiền một cách nhanh chóng, đơn giản và tiết kiệm cả về thời gian và tiền bạc.

Ví điện tử là một loại tài khoản dùng để thanh toán trong các giao dịch nhưng tiền trong ví chỉ là tiền ảo, khác với tài khoản trong ngân hàng là tiền thật Nó giống như một người giữ tiền trung gian đứng ra thay mặt ngân hàng thực hiện thanh toán cho người sử dụng trong các hoạt động thương mại điện tử Người dùng chỉ cần đăng ký tài khoản ví điện tử qua website dịch vụ của nhà cung cấp, rồi tiến hành nạp tiền vào ví từ tài khoản ngân hàng, tài khoản thẻ ATM, thẻ trả trước

Với mục tiêu hướng đến sự an toàn và tiện dụng Ví điện tử ra đời góp phần phát triển hệ thống kinh doanh thương mại điện tử, đem lại những lợi ích cho người mua, người bán, ngân hàng và xã hội.Chúng ta có thể dùng nó để chi trả khi mua sắm, sử dụng dịch vụ hay thanh toán các hóa đơn điện nước, nạp tiền điện thoại, mua hàng trên mạng, chuyển tiền cho người thân hay trả các hoá đơn Nếu muốn mua một món hàng của một người bán không uy tín lắm (có thể họ chưa tham gia mua bán nhiều), bạn vẫn có thể mua được món hàng đó bằng dịch vụ giao dịch đảm bảo Nếu có vấn đề gì đó về món hàng, chúng ta vẫn hoàn toàn có khả năng lấy lại món tiền của mình Khi online và gặp 1 món hàng mà mình thích, thay vì phải ra ngân hàng chuyển tiền hoặc đến trực tiếp cửa hàng để thanh toán, chỉ với vài thao tác từ máy tính hoặc điện thoại di động, người bán đã nhận được tiền và sẵn sàng giao hàng Ngoài ra, do giảm bớt 1 vài chi phí phát sinh khi mua hàng trực tuyến nên ta thường được giảm giá so với mua hàng trực tiếp từ cửa hàng.

3.1.2 Đặc điểm của ví điện tử a Tổ chức cung cấp dịch vụ ví điện tử phải có tài khoản đảm bảo thanh toán

Tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử phải mở tài khoản đảm bảo thanh toán để đảm bảo cho việc cung ứng dịch vụ này Tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ Ví điện tử không được sử dụng chung với tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ (nếu có) và phải tách bạch với các tài khoản thanh toán khác tại ngân hàng hợp tác.

Tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ Ví điện tử chỉ được sử dụng vào việc:

Thanh toán vào tài khoản thanh toán hoặc thẻ ghi nợ của đơn vị chấp nhận thanh toán tại ngân hàng

Hoàn trả tiền vào tài khoản thanh toán hoặc thẻ ghi nợ của khách hàng (chủ Ví điện tử) trong trường hợp:

- Khách hàng rút tiền ra khỏi Ví điện tử về tài khoản thanh toán hoặc thẻ ghi nợ của khách hàng

- Khách hàng không còn nhu cầu sử dụng Ví điện tử

- Tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử chấm dứt cung ứng dịch vụ Ví điện tử cho khách hàng

- Tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử chấm dứt hoạt động, bị thu hồi Giấy phép,giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật

Thanh toán vào tài khoản thanh toán của các đơn vị cung ứng dịch vụ công trong trường hợp khách hàng sử dụng Ví điện tử để thanh toán, nộp phí, lệ phí cho các dịch vụ công hợp pháp theo quy định của pháp luật

Chuyển đến các tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ Ví điện tử khác do cùng tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử mở. b Cơ chế đảm bảo thanh toán của ví điện tử

Tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử phải mở tài khoản đảm bảo thanh toán và có nghĩa vụ duy trì tổng số dư trên tất cả các tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ Ví điện tử mở tại các ngân hàng hợp tác không thấp hơn so với tổng số dư của tất cả các Ví điện tử của khách hàng tại cùng một thời điểm. c Cơ chế kiểm tra, kiểm soát ví điện tử

Tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử phải cung cấp công cụ để Ngân hàng Nhà nước giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ Ví điện tử Công cụ giám sát phải đảm bảo:

Cho phép giám sát tổng số lượng Ví điện tử (đã phát hành, đã kích hoạt và đang hoạt động), tổng số dư Ví điện tử của tất cả khách hàng tại thời điểm truy cập công cụ giám sát

Cho phép giám sát tổng số dư tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ Ví điện tử,thông tin của từng tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ Ví điện tử mở tại các ngân hàng hợp tác, bao gồm tên tài khoản, số hiệu tài khoản, số dư tại thời điểm truy cập công cụ giám sát

Cho phép khai thác số liệu theo kỳ báo cáo tháng (tính từ ngày 01 của tháng đến ngày cuối cùng của tháng) vào chậm nhất là ngày 05 tháng tiếp theo, bao gồm:

- Tổng số lượng và tổng số dư Ví điện tử (đã phát hành, đã kích hoạt và đang hoạt động) vào cuối ngày của ngày cuối cùng của kỳ báo cáo; tổng số lượng và tổng giá trị giao dịch nạp tiền, giao dịch rút tiền, giao dịch thanh toán và các giao dịch khác của Ví điện tử được thống kê theo từng ngày trong tháng

- Tổng số lượng giao dịch bên Nợ, tổng giá trị giao dịch bên Nợ, tổng số lượng giao dịch bên Có, tổng giá trị giao dịch bên Có của tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ Ví điện tử được thống kê theo từng ngày trong tháng

3.1.3 Cơ sở lý thuyết về sự hài lòng

Trên cơ sở nghiên cứu về sự hài lòng ở Việt Nam và trên thế giới, luận án sẽ trình bày cơ sở lý thuyết về sự hài lòng ở hai nội dung chính là khái niệm và phân loại nhằm phục vụ cho việc xây dựng mô hình nghiên cứu a Khái niệm về sự hài lòng

Sự hài lòng là phản ứng của người tiêu dùng đối với việc được đáp ứng những mong muốn Định nghĩa này có hàm ý rằng sự thỏa mãn chính là sự hài lòng của người tiêu dùng trong việc tiêu dùng sản phẩm hoặc dịch vụ do nó đáp ứng những mong muốn của họ, bao gồm cả mức độ đáp ứng trên mức mong muốn và dưới mức mong muốn (Oliver, 1985)

Ngày đăng: 02/04/2024, 10:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w