LỜI GIỚI THIỆUNhiều năm về trước, số lượng sinh viên có bằng đại học, cao đẳng hay được qua đào tạo nghềcòn rất thấp dẫn đến chất lượng lao động chưa được đảm bảo, chưa đáp ứng được yêu
Trang 1ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ
BỘ MÔN DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN
TIỂU LUẬN
Nghiên cứu hành vi và đề xuất giải pháp giải quyết thất nghiệp của sinh viên trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Giảng viên: Võ Thành Tâm
Mã lớp học phần: 23C1ECO50115802 - N 210 - Chiều T4 2 Khóa – Lớp: K48 – HR002
TP Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 12 năm 2023
Trang 2Nhóm 6 Đứa Trẻ
Trang 3Mục lục
LỜI GIỚI THIỆU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 1
1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1
1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG 2
2.1 NGUYÊN NHÂN GÂY THẤT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN 2
2.1.1 TÁC ĐỘNG CỦA YẾU TỐ KINH TẾ VÀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG 2
2.2 THỰC TRẠNG VÀ THÁCH THỨC CỦA SINH VIÊN KINH TẾ TRƯỚC THẤT NGHIỆP 4
2.2.1 THỰC TRẠNG THẤT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN KINH TẾ 4
2.2.2 THÁCH THỨC CỦA SINH VIÊN KINH TẾ TRƯỚC THẤT NGHIỆP 5
2.3 GIẢI PHÁP CHỐNG THẤT NGHIỆP CHO SINH VIÊN KINH TẾ 6
2.4 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ GỢI Ý CÁC HOẠT ĐỘNG, CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ SINH VIÊN 8
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN 10
3.1 ĐÁNH GIÁ HƯỚNG PHÁT TRIỂN TIẾP THEO 10
3.2 KẾT LUẬN 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO 10
Trang 4LỜI GIỚI THIỆU
Nhiều năm về trước, số lượng sinh viên có bằng đại học, cao đẳng hay được qua đào tạo nghề còn rất thấp dẫn đến chất lượng lao động chưa được đảm bảo, chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp cao Tuy nhiên, hiện nay, mặc dù trình độ học vấn của người lao động không ngừng cải thiện, hệ thống văn bằng được nâng cao mở rộng những tỷ lệ thất nghiệp vẫn không thuyên giảm mà còn tiếp tục gia tăng Việc lượng lớn sinh viên tốt nghiệp cao đẳng, đại học chính quy trong nước không có việc làm hoặc làm những công việc không cần bằng cấp như shipper, gia
sư, phục vụ…đã không còn xa lạ Vì vậy, việc giải quyết việc làm cho đối tượng này cũng đang là vấn đề cấp thiết ở hiện tại
Vì sao bây giờ mặc dù sinh viên đã được qua đào tạo, có bằng cấp vẫn thất nghiệp? Nguyên nhân do đâu? Hậu quả là gì? Phải giải quyết vấn đề ra sao? Làm sao để giảm tỷ lệ thất nghiệp ở sinh viên mới ra trường? Làm sao để sinh viên ra trường làm đúng ngành? Hàng ngàn câu hỏi, giải pháp đặt ra xoay quanh vấn đề thất nghiệp ở sinh viên mới ra trường tuy nhiên vấn đề vẫn chưa được giải quyết triệt để
Kinh tế là ngành chưa bao giờ ngừng hot trong những năm vừa qua Năm 2019, khối ngành này chiếm khoảng 32% tổng số hồ sơ đăng ký dự thi, và có tỷ lệ chọi đứng thứ hai trong nhóm các ngành tuyển sinh Tuy nhu cầu về nhân lực cho nhóm ngành này vẫn rất cao nhưng nhiều cử nhân kinh tế ra trường vẫn chật vật tìm việc, làm trái ngành hay thậm chí là thất nghiệp
Đây là một vấn đề lớn, đã tồn tại rất lâu và được mọi người hết sức quan tâm Là sinh viên sắp bước vào thị trường lao động thì nhóm em cũng không ngoại lệ Vì vậy nhóm em chọn đề tài
“Nghiên cứu hành vi và đề xuất giải pháp giải quyết thất nghiệp của sinh viên trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh” để nghiên cứu
Too long to read on your phone? Save to
read later on your computer
Save to a Studylist
Trang 5CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Thực trạng sinh viên tốt nghiệp ra trường không có việc làm đã tồn tại trong xã hội từ rất lâu Nhiều giải pháp được đề ra nhưng chưa có giải pháp nào mang lại hiệu quả vượt bậc Với mong muốn tìm hiểu sâu về vấn đề này nên nhóm em đã chọn đề tài “Nghiên cứu hành vi và đề xuất giải pháp giải quyết thất nghiệp của sinh viên trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh”
Việc nghiên cứu về cách sinh viên kinh tế chống lại thất nghiệp giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp của sinh viên mới ra trường nói chung và sinh viên kinh tế nói riêng
Đối tượng chính mà đề tài nhắm đến là sinh viên khối ngành kinh tế vừa ra trường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Bài tiểu luận nghiên cứu nhằm tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi như:
Tại sao mặc dù đã qua đào tạo nhưng tỷ lệ sinh viên kinh tế thất nghiệp vẫn lớn? Nguyên nhân gây ra thất nghiệp ở sinh viên mới ra trường là gì?
Thách thức mà sinh viên kinh tế gặp phải khi vừa ra trường là gì?
Làm sao để có lợi thế cạnh tranh trên thị trường lao động cho sinh viên kinh tế mới ra trường?
Chính phủ nên làm gì để giảm tỷ lệ thất nghiệp ở sinh viên?
Để có cái nhìn khách quan, chân thật thì bài tiểu luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
Trang 6Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập số liệu từ tài liệu tham khảo sẵn có để xây dựng
cơ sở, thu thập số liệu về số lượng sinh viên thất nghiệp, tỷ lệ có việc làm,… từ các nguồn uy tín như Tổng cục Thống kê nhằm đưa ra đánh giá khách quan về tỷ lệ thất nghiệp của sinh viên kinh tế nói riêng và sinh viên nói chung trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Biết được tính nghiêm trọng của tình trạng này, từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp cụ thể để giải quyết vấn đề
Phương pháp luận: Sử dụng hệ thống luận điểm, lý thuyết về thất nghiệp, lực lượng lao động để xây dựng nền tảng cơ sở cho việc nghiên cứu tỷ lệ sinh viên kinh tế thất nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
1.6 CÁC KHÁI NIỆM ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI
1.6.1 Khái niệm thất nghiệp
Theo tổ chức Lao động quốc tế (ILO), “Thất nghiệp là tình trạng tồn tại một số
người trong lực lượng lao động muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm
ở mức lương thịnh hành” Hay có thể hiểu thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động,
có khả năng lao động, có nhu cầu việc làm, đang không có việc làm, đang đi tìm việc làm
1.6.2 Khái niệm lực lượng lao động
Lực lượng lao động là nhóm người trong một quốc gia hoặc khu vực mà có khả năng lao động
và đang tham gia hoặc sẵn sàng tham gia vào hoạt động kinh tế Lực lượng lao động bao gồm
cả những người đang làm việc và những người thất nghiệp nhưng đang tìm kiếm việc làm
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG
2.1.1 TÁC ĐỘNG CỦA YẾU TỐ KINH TẾ VÀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
Theo báo cáo xu hướng nhân sự nửa đầu 2023 của Anphabe, từ tháng 9/2022 đến tháng 5/2023, trung bình cứ 10 doanh nghiệp Việt Nam thì có 3 doanh nghiệp phải cắt giảm nhân sự
Trang 7để giảm chi phí Điều này khiến cho 13% lao động chịu ảnh hưởng trực tiếp của cơn bão sa thải Các doanh nghiệp cắt giảm mạnh thuộc các ngành công nghệ thông tin, thương mại điện
tử (cắt giảm trung bình khoảng 25% nguồn nhân lực); ngành bất động sản (22%); ngành bảo hiểm (18%); điện tử, công nghệ cao (16%) và du lịch, ẩm thực, nghỉ dưỡng (16%),…
Chị Nguyễn Hương – bộ phận tuyển dụng Công ty Cổ phần Đào tạo trực tuyến Unica – cho biết: “Hiện tại, tỉ lệ chọi ứng viên cao, lấy khoảng 20% Nói cách khác, cứ 5 bạn nộp CV thì mới chọn
1 bạn vào phỏng vấn.”
Ông Nguyễn Trọng Thơ – Tổng giám đốc Công ty TNHH Phần mềm iNET – cho biết hiện doanh nghiệp chỉ tuyển những bạn đã có kinh nghiệm 2 năm trở lên trong lĩnh vực công nghệ thông tin
Khi các doanh nghiệp cắt giảm nhân sự sẽ dẫn đến tỉ lệ cạnh tranh cao khi nộp hồ sơ xin việc Điều này đã tạo ra một áp lực to lớn với các bạn sinh viên đang tìm kiếm việc làm đồng thời dẫn đến tình trạng thất nghiệp báo động đối với sinh viên
2.1.2 KỸ NĂNG VÀ TRANG BỊ CHUYÊN MÔN KHÔNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU THỊ TRƯỜNG
Kỹ năng mềm là những kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng,… Thực tế cho thấy kỹ năng mềm quyết định 75% thành công của con người và 25% là
do những kiến thức chuyên môn
Ngoài bằng cấp, kỹ năng mềm là một yếu tố được nhiều nhà tuyển dụng, doanh nghiệp chú trọng Được trang bị kỹ năng mềm đầy đủ sẽ giúp hòa nhập nhanh hơn, có phương pháp làm việc hiệu quả hơn Tuy vậy, đây là một yếu tố mà phần lớn lao động trẻ ngày nay còn thiếu Theo PGS.TS Hà Nam Khánh Giao – Trường Đại Học Tài chính Marketing cho biết:
“83% sinh viên hiện nay tốt nghiệp ra trường bị đánh giá là thiếu kỹ năng mềm 37% sinh viên không tìm được việc làm phù hợp do kỹ năng yếu” Theo bà Vũ Thị Quyên – Sáng lập viên kiêm Tổng giám đốc Công ty WeEdit cho biết: “Các bạn trẻ quá thiếu kỹ năng mềm để đồng hành cùng doanh nghiệp Doanh nghiệp thực sự gặp rất nhiều khó khăn trong việc hướng dẫn
Trang 8lao động trẻ làm việc, giao tiếp Đơn giản là trình bày file Word hay Excel, doanh nghiệp cũng phải cầm tay chỉ việc cho các lao động trẻ mới đem lại kết quả Thật vậy, một bộ phận sinh viên trong quá trình học tập chỉ tập trung vào lý thuyết, các kiến thức được giảng mà quên đi việc phát triển các kỹ năng như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp,… Vì kỹ năng mềm chưa được trang bị đầy đủ nên cơ hội việc làm trở nên hiếm hoi hoặc được nhận làm nhưng phải nghỉ việc sau một thời gian vì khó thích nghi với môi trường làm việc
Một lí do khác cho việc thiếu kỹ năng mềm chính vì chương trình đào tạo vẫn còn nặng
về lý thuyết khiến cho sinh viên ít có cơ hội để mài dũa những kỹ năng mềm cần thiết cho công việc sau này Phần lớn phải tự học hoặc tham gia các khóa học tại trung tâm bên ngoài nhưng rồi nhanh chóng mai một vì không có cơ hội vận dụng thường xuyên
Góc nhìn của sinh viên cũng tác động một phần đến việc thiếu kỹ năng mềm Một số sinh viên cho rằng kỹ năng mềm là không cần thiết, có hay không cũng không quan trọng nên không dành thời gian rèn luyện Một bộ phận khác lại cho rằng kỹ năng mềm là thứ cao siêu nên ngại tiếp cận, ngại học hỏi
Tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất trên thế giới và trong thời buổi hội nhập hiện nay, tiếng Anh đã trở thành tấm vé thông hành cho mọi lĩnh vực Mặc dù hầu hết các trường đại học đều đào tạo tiếng Anh nhưng phương pháp học thụ động, ít vận dụng vào thực
tế khiến cho khả năng sử dụng ngoại ngữ của sinh viên bị mai một
Rất nhiều công ty hiện nay yêu cầu nhân viên phải vận dụng được tiếng Anh, đặc biệt là
kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh trong công việc Tuy vậy, đa số sinh viên, kể cả những sinh viên có trình độ ngoại ngữ tốt, không thể đáp ứng được nhu cầu này
2.1.3 THIẾU KINH NGHIỆM LÀM VIỆC THỰC TẾ
Một trong những ưu tiên của nhà tuyển dụng chính là kinh nghiệm làm việc thực tế bởi
có thể giúp công ty tiết kiệm được thời gian và chi phí đào tạo nghiệp vụ Tuy nhiên, rất ít sinh viên đáp ứng được điều kiện này bởi ít hoặc thiếu kinh nghiệm làm việc Lý do khách quan chính vì chương trình đào tạo vẫn nặng về lý thuyết, ít thực hành, ít khuyến khích tích lũy kinh
Trang 9nghiệm thực tế nên sinh viên thiếu những kỹ năng mà doanh nghiệp cần Bên cạnh đó, một số trường đại học chưa chú trọng việc kết nối với các doanh nghiệp dẫn đến sinh viên ít hoặc không có cơ hội thực tập tại doanh nghiệp
Lý do chủ quan đến từ suy nghĩ chủ quan của sinh viên Một số sinh viên cho rằng chỉ cần tấm bằng tốt nghiệp loại giỏi đã đủ để xin việc tại bất cứ công ty nào Tuy nhiên, điểm số đẹp và bằng cấp tốt chỉ là minh chứng sinh viên đầy đủ về nền tảng kiến thức, chưa minh chứng được kinh nghiệm làm việc thực tế Hơn nữa, kiến thức tiếp thu được trong thời gian học đại học chỉ đủ để tạo dựng một nền tảng cơ bản cho công việc sau này Để củng cố thêm cho nền tảng đó yêu cầu vận dụng những kiến thức đã học một cách linh hoạt trong công việc cũng như những va chạm, trải nghiệm thực tế trong quá trình làm việc
Lý do chủ quan thứ hai chính là sự thụ động của sinh viên Một bộ phận sinh viên dành toàn bộ thời gian nhàn rỗi của bản thân cho các hoạt động vui chơi giải trí thay vì tích lũy kinh nghiệm làm việc từ sớm Ngoài thời gian học tập trên trường, sinh viên có thể tham gia vào các câu lạc bộ, hội nhóm; tham gia các cuộc thi nghiên cứu khoa học hoặc tìm kiếm việc làm thêm,
đi thực tập Những hoạt động trên sẽ hỗ trợ sinh viên phát triển bản thân cũng như trau dồi thêm những kỹ năng cần thiết, những kiến thức chuyên môn cho công việc sau này
2.2.1 THỰC TRẠNG THẤT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN KINH TẾ
Tỷ lệ thất nghiệp cao
Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, năm 2023, tỷ lệ thất nghiệp của sinh viên mới ra trường là 15,2%, cao hơn 3,5% so với tỷ lệ thất nghiệp chung của thanh niên trong độ tuổi lao động Điều này cho thấy tình trạng thất nghiệp cao của sinh viên kinh tế
là một vấn đề đáng quan tâm
Tình trạng thất nghiệp cao của sinh viên kinh tế có thể được nhìn nhận qua một số khía cạnh sau:
Trang 10Khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động: Thị trường lao động luôn có nhu cầu
về nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng được các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ
và kinh nghiệm Tuy nhiên, nhiều sinh viên kinh tế khi ra trường chưa có đủ năng lực và kỹ năng đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động Về kiến thức, nhiều sinh viên kinh tế chưa được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn, kiến thức liên ngành và kiến thức ngoại ngữ Điều này khiến cho họ gặp khó khăn trong việc ứng dụng kiến thức vào thực tế công việc Về kỹ năng, nhiều sinh viên kinh tế chưa được rèn luyện các kỹ năng mềm cần thiết, như kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm, Điều này khiến cho họ gặp khó khăn trong việc giao tiếp, thuyết phục khách hàng, giải quyết các vấn đề phát sinh trong công việc, hợp tác với đồng nghiệp và lãnh đạo Về thái độ, nhiều sinh viên kinh tế chưa có thái độ làm việc chuyên nghiệp, trách nhiệm và kỷ luật Điều này khiến cho họ gặp khó khăn trong việc thích nghi với môi trường làm việc và đáp ứng các yêu cầu của nhà tuyển dụng Về kinh nghiệm, nhiều sinh viên kinh tế chưa tích lũy được kinh nghiệm thực tế thông qua các hoạt động thực tập, làm thêm Điều này khiến cho họ gặp khó khăn trong việc ứng dụng kiến thức vào thực tế
và đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng
Tình hình kinh tế - xã hội: Tình hình kinh tế - xã hội có tác động không nhỏ đến tình trạng thất nghiệp của sinh viên kinh tế Khi nền kinh tế suy thoái, các doanh nghiệp phải cắt giảm nhân sự, dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp tăng cao Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam có nhiều biến động, ảnh hưởng đến tình trạng thất nghiệp của sinh viên kinh tế Cụ thể, trong giai đoạn 2020-2022, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nền kinh tế Việt Nam bị suy thoái, dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp của sinh viên kinh tế tăng cao
Chính sách của Nhà nước: Chính sách của Nhà nước về giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cũng có tác động đến tình trạng thất nghiệp của sinh viên kinh tế Nếu chính sách này chưa thực sự phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động, sẽ dẫn đến tình trạng sinh viên được đào tạo nhưng không có việc làm phù hợp Trong những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế trong các chính sách này, như chưa thực sự gắn kết với nhu cầu của thị trường lao động, chưa có giải pháp cụ thể để hỗ trợ sinh viên kinh tế tìm kiếm việc làm
Trang 11Thất nghiệp ở nhiều ngành nghề khác nhau
Tình trạng thất nghiệp của sinh viên kinh tế không chỉ tập trung ở một vài ngành nghề nhất định, mà có mặt ở nhiều ngành nghề khác nhau Cụ thể, theo thống kê của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, tỷ lệ thất nghiệp cao nhất thuộc về các ngành quản trị kinh doanh, tài chính - ngân hàng, kế toán - kiểm toán, kinh doanh quốc tế,
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp của sinh viên kinh tế ở nhiều ngành nghề khác nhau Một trong những nguyên nhân quan trọng là do nhu cầu nhân lực của các ngành kinh tế đang bão hòa Nhiều năm trở lại đây, số lượng sinh viên theo học các ngành kinh tế tăng nhanh chóng, trong khi nhu cầu nhân lực của các ngành này không tăng tương ứng Điều này dẫn đến tình trạng cung vượt cầu, khiến cho tỷ lệ thất nghiệp của sinh viên kinh tế tăng cao
Tình trạng thất nghiệp của sinh viên kinh tế ở nhiều ngành nghề khác nhau có những tác động tiêu cực đến xã hội Thứ nhất, tình trạng này khiến cho nhiều sinh viên gặp khó khăn về kinh tế, ảnh hưởng đến cuộc sống của họ và gia đình Thứ hai, tình trạng này khiến cho nguồn nhân lực chất lượng cao bị lãng phí, ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước
Thất nghiệp ở nhiều trình độ khác nhau
Dữ liệu thống kê đưa ra cho thấy mức tỷ lệ thất nghiệp của sinh viên tốt nghiệp ở các trình độ khác nhau Theo chiều giáo dục, ở trình độ Đại học, tỷ lệ thất nghiệp là 13.5%, ở Cao đẳng là 16.5%, và ở Trung cấp là 19.5% Điều đáng chú ý là, dù ở mức độ đào tạo nào, sinh viên tốt nghiệp từ các khối ngành kinh tế vẫn phải đối mặt với mức tỷ lệ thất nghiệp khá cao, là một vấn đề đáng quan ngại
2.2.2 THÁCH THỨC CỦA SINH VIÊN KINH TẾ TRƯỚC THẤT NGHIỆP
Thách thức về kinh tế
Thất nghiệp khiến cho sinh viên gặp khó khăn về kinh tế, không có thu nhập để trang trải cuộc sống Sinh viên thất nghiệp thường phải sống dựa vào gia đình, hoặc phải làm những công việc không phù hợp với chuyên môn, trình độ Với việc thiếu thu nhập, sinh viên thất nghiệp phải đối mặt với những thách thức tài chính khó khăn Các chi phí sinh hoạt hàng ngày,
từ chi tiêu cá nhân đến chi phí đi lại và ăn uống, trở thành những gánh nặng không nhỏ Việc không có thu nhập ổn định còn đặt ra những thách thức lớn trong việc thanh toán học phí và