1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Thu hút vốn Đầu tư nước ngoài vào thủ Đô viêng chăn, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào

106 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thu hút vốn Đầu tư nước ngoài vào thủ Đô Viêng chăn, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào
Tác giả Tác giả
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Kinh tế chính trị
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 1,05 MB

Nội dung

Để thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH trên địa bàn cả nước nói chung và địa bàn Thủ đô Viêng Chăn nói riêng cần phải huy động lượng vốn lớn. Trong khi nguồn vốn đầu tư trong nước hạn chế thì việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, nhất là đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI là rất cần thiết. Thực tế thời gian vừa qua cho thấy thu hút vốn đầu tư FDI là kênh bổ sung rất hiệu quả nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển trên địa bàn Thủ đô Viêng Chăn. Với nhiều đối tác nước ngoài có ưu thế về vốn, công nghệ, trình độ kỹ thuật quản lý hiện đại, Thủ đô có cơ hội phát triển nhiều ngành công nghiệp mới, trình độ công nghệ cao, tăng cường được năng lực khoa học công nghệ cho nhiều ngành sản xuất. Bên cạnh đó thu hút vốn đầu tư nước ngoài còn tạo ra cơ hội phát triển hệ thống khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghiệp công nghệ cao, tạo ra cực tăng trưởng thu hút lan tỏa đối với các vùng lân cận Thủ đô về lao động, việc làm. Thủ đô Viêng Chăn, cộng hòa dân chủ nhân dân Lào là trung tâm kinh tế của đất nước, thành lập từ năm 1560. Với hệ thống giao thông đa dạng, gồm cả đường bộ, đường không, đường sắt, đường sông, Thủ đô có đủ điều kiện thuận lợi để phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, thu hút đầu tư phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội và quốc phòng - an ninh. Trong những năm qua, các cấp Đảng bộ, chính quyền Thủ đô Viêng Chăn đã luôn coi trọng nhiệm vụ lãnh đạo phát triển kinh tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài để đẩy mạnh CNH, HĐH trên địa bàn. Thủ đô đã ban hành nhiều chính sách hấp dẫn nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư, liên doanh, hợp tác trong nhiều dự án phát triển kinh tế xã hội, nhất là các nhà đầu tư đến từ Việt Nam…. Nhờ đó, đã kêu gọi được lượng vốn đầu tư lớn cho phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Thủ đô nhiều năm qua. Chủ thể vốn đầu tư ngày càng được mở rộng, số lượng, hình thức vốn đầu tư ngày càng được gia tăng, tạo tiềm lực mạnh mẽ cho Thủ đô đẩy mạnh CNH, HĐH. Tuy nhiên, so với nhu cầu phát triển, việc thu hút vốn đầu tư còn nhiều hạn chế cả về ban hành cơ chế, chính sách cả về phân bổ, sử dụng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn Thủ đô. Bên cạnh đó còn nảy sinh nhiều vấn đề về quy hoạch dự án, sử dụng quỹ đất cho các dự án đầu tư nước ngoài, vấn đề về ô nhiễm môi trường. Trong thời gian qua, trên phương diện lý luận và thực tiễn đã có các công trình nghiên cứu, lý giải, bổ sung, phát triển các cơ sở khoa học về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào nói chung và Thủ đô Viêng Chăn nói riêng. Song các kết quả nghiên cứu vấn đề này còn tản mạn, tính hệ thống chưa cao. Vì vậy, tiếp tục nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn và đề xuất quan điểm, giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thủ đô Viêng Chăn, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay là vấn đề mang tính thời sự, cấp thiết. Với những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thủ đô Viêng Chăn, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Kinh tế chính trị.

Trang 1

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VỐN ĐẦU TƯ

TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ THU HÚT VỐN ĐẦU

TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN,

1.1 Một số vấn đề chung về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 101.2

1.3

Quan niệm về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và thu hút vốnđầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thủ đô Viêng Chăn, nướcCộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Tiêu chí đánh giá và yếu tố tác động đến vốn đầu tư trực tiếpnước ngoài vào Thủ đô Viêng Chăn, nước Cộng hòa Dân chủNhân dân Lào

21

24

Chương 2 THỰC TRẠNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP

NƯỚC NGOÀI VÀO THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN,

2.1 Ưu điểm, hạn chế vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thủ đô

Viêng Chăn, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 312.2 Nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cần tập trung giải quyết từ

thực trạng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thủ đô ViêngChăn, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 43

Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU

TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ

3.1 Quan điểm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thủ đô

Viêng Chăn, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào năm

3.2 Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thủ đô

Viêng Chăn, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào năm

Trang 2

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

CNH, HĐHCHDCNDLĐảng nhân dân cách mạng Lào ĐNDCML

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Để thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH trên địa bàn cả nước nóichung và địa bàn Thủ đô Viêng Chăn nói riêng cần phải huy động lượng vốn lớn.Trong khi nguồn vốn đầu tư trong nước hạn chế thì việc thu hút vốn đầu tư nướcngoài, nhất là đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI là rất cần thiết Thực tế thời gianvừa qua cho thấy thu hút vốn đầu tư FDI là kênh bổ sung rất hiệu quả nhu cầu vốncho đầu tư phát triển trên địa bàn Thủ đô Viêng Chăn Với nhiều đối tác nướcngoài có ưu thế về vốn, công nghệ, trình độ kỹ thuật quản lý hiện đại, Thủ đô có

cơ hội phát triển nhiều ngành công nghiệp mới, trình độ công nghệ cao, tăngcường được năng lực khoa học công nghệ cho nhiều ngành sản xuất Bên cạnh đóthu hút vốn đầu tư nước ngoài còn tạo ra cơ hội phát triển hệ thống khu côngnghiệp, khu chế xuất, khu công nghiệp công nghệ cao, tạo ra cực tăng trưởng thuhút lan tỏa đối với các vùng lân cận Thủ đô về lao động, việc làm

Thủ đô Viêng Chăn, cộng hòa dân chủ nhân dân Lào là trung tâm kinh tếcủa đất nước, thành lập từ năm 1560 Với hệ thống giao thông đa dạng, gồm cảđường bộ, đường không, đường sắt, đường sông, Thủ đô có đủ điều kiện thuận lợi

để phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, thu hút đầu tư phát triển kinh tế,văn hóa - xã hội và quốc phòng - an ninh Trong những năm qua, các cấp Đảng

bộ, chính quyền Thủ đô Viêng Chăn đã luôn coi trọng nhiệm vụ lãnh đạo pháttriển kinh tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài để đẩy mạnh CNH, HĐH trên địabàn Thủ đô đã ban hành nhiều chính sách hấp dẫn nhằm thu hút các nhà đầu tưnước ngoài đầu tư, liên doanh, hợp tác trong nhiều dự án phát triển kinh tế xã hội,nhất là các nhà đầu tư đến từ Việt Nam… Nhờ đó, đã kêu gọi được lượng vốnđầu tư lớn cho phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Thủ đô nhiều năm qua Chủthể vốn đầu tư ngày càng được mở rộng, số lượng, hình thức vốn đầu tư ngàycàng được gia tăng, tạo tiềm lực mạnh mẽ cho Thủ đô đẩy mạnh CNH, HĐH

Trang 4

Tuy nhiên, so với nhu cầu phát triển, việc thu hút vốn đầu tư cònnhiều hạn chế cả về ban hành cơ chế, chính sách cả về phân bổ, sử dụngvốn đầu tư phát triển trên địa bàn Thủ đô Bên cạnh đó còn nảy sinh nhiềuvấn đề về quy hoạch dự án, sử dụng quỹ đất cho các dự án đầu tư nướcngoài, vấn đề về ô nhiễm môi trường

Trong thời gian qua, trên phương diện lý luận và thực tiễn đã có cáccông trình nghiên cứu, lý giải, bổ sung, phát triển các cơ sở khoa học về thuhút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào nóichung và Thủ đô Viêng Chăn nói riêng Song các kết quả nghiên cứu vấn đềnày còn tản mạn, tính hệ thống chưa cao Vì vậy, tiếp tục nghiên cứu lý luận,tổng kết thực tiễn và đề xuất quan điểm, giải pháp thu hút vốn đầu tư trựctiếp nước ngoài vào Thủ đô Viêng Chăn, nước Cộng hòa Dân chủ Nhândân Lào hiện nay là vấn đề mang tính thời sự, cấp thiết

Với những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thủ đô Viêng Chăn, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Kinh tế chính trị.

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn

Xuất phát từ vai trò quan trọng của vốn đối với phát triển KT - XH nóichung, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thủ đô Viêng Chăn nóiriêng, hiện nay đã có nhiều tác giả nghiên cứu về thu hút vốn, tiêu biểu là:

Nguyễn Văn Lai (1996), Những giải pháp chủ yếu nhằm huy động vốn trong nước phục vụ phát triển kinh tế Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện

Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Trên cơ sở phân tích thực trạng huyđộng và sử dụng vốn, nhất là những yếu kém, bất cập trong thời gian gần 10 nămđổi mới, tác giả luận án đã đề xuất các giải pháp như: ổn định kinh tế vĩ mô; chútrọng phát triển kinh tế thị trường và mở rộng thị trường vốn; hoàn thiện hệthống pháp luật về kinh tế… cho phát triển kinh tế - xã hội

Trang 5

Nguyễn Văn Sửu (1996), Đổi mới phương pháp huy động và sử dụng vốn nhằm đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô Hà Nội, Luận án tiến

sĩ kinh tế Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Trên cơ sở khẳng định vai tròcủa vốn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Hà Nội, tác giả đisâu phân tích các phương pháp huy động vốn tương thích với đặc điểmkinh tế - xã hội riêng của Thủ đô và cơ chế thị trường Trong đó tác giả đặcbiệt nhấn mạnh phương pháp đẩy mạnh tiết kiệm tiêu dùng trong dânchúng; cải cách chính sách tài chính theo sự vận động của thị trường

Đinh Văn Phượng (2000), Thu hút và sử dụng vốn đầu tư để phát triển kinh tế miền núi phía Bắc nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ kinh tế,

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Từ phân tích đặc điểmkinh tế - xã hội kém phát triển của miền núi phía Bắc, tác giả luận án khẳngđịnh vai trò quan trọng của vốn, đánh giá thực trạng thu hút và sử dụng vốnđầu tư đối với phát triển kinh tế của vùng trong thời gian từ 1986 - 1998;

đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản huy động và sử dụng có hiệuquả vốn đầu tư cho phát triển kinh tế ở các tỉnh miền núi phía Bắc

Nguyễn Văn Hiến (2003), Khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế ở nước

ta, Tạp chí Ngân hàng, số 10 Trên cơ sở phân tích vai trò của vốn ODA,

tác giả đã đề xuất các giải pháp khai thác và sử dụng vốn ODA trong tiếntrình CNH, HĐH ở Việt Nam

Phạm Thị Khanh (2004), Huy động vốn trong nước phát triển nông nghiệp vùng đồng bằng Sông Hồng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Cuốn

sách phân tích thực trạng huy động vốn trong nước dưới các nguồn từ vốnngân sách, vốn của các doanh nghiệp nhà nước, vốn trong nhân dân trên địabàn vùng đồng bằng Sông Hồng nhằm phục vụ cho phát triển nông nghiệpgiai đoạn 1991 – 2000

Trang 6

Chu Tiến Quang (chủ biên) (2005), Huy động và sử dụng các nguồn lực trong phát triển kinh tế nông nghiệp, thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị

Quốc gia, Hà Nội, năm 2005 Cuốn sách luận giải nội dung huy động và sử dụngcác nguồn lực: đất nông nghiệp, lao động nông nghiệp, vốn cho phát triển nôngnghiệp; đưa ra nhóm các giải pháp nhằm phân bổ và sử dụng các nguồn lực trênmột cách có hiệu quả

Nguyễn Lương Thành (2006), Tăng cường huy động vốn đầu tư Phát triển các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh trong thời kỳ đổi mới, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

Tác giả đã phân tích hiện trạng huy động vốn cho đầu tư cho phát triển KCHTkinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp đổi mới chínhsách kinh tế vĩ mô, cải thiện môi trường chính trị, pháp lý, đa dạng hoá cáchình thức huy động vốn

Nguyễn Tuấn Thành (2006), Thị trường vốn Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá Nội dung luận án đi sâu phân tích và đánh

giá thực trạng, khả năng phát triển của thị trường vốn, từ đó khẳng định vaitrò huy động vốn qua các kênh thị trường chứng khoán, qua ngân hàng tíndụng là rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường, đề xuất một số giảipháp phát triển hệ thống các thị trường này nhằm huy động tối đa cácnguồn vốn trong xã hội cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Lê Đăng Quang (2007), Vốn đầu tư cho Phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở tỉnh Bắc Ninh, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia

Hồ Chí Minh Trên cơ sở làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn, tác giả đã đề xuấtcác giải pháp huy động và sử dụng vốn cho đầu tư kết cấu hạ tầng ở Bắc Ninh

Bun Thôm Phôm Mạ Vông Sỉ (2008), Vốn đầu tư của Nhà nước vào sự phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế ở Tỉnh Sa La Văn, Luận văn thạc sĩ kinh tế,

Học Viện Chính Trị quốc gia, Viêng Chăn Trên cơ sở phân tích thực trạng vốnđầu tư của Nhà nước cho sự phát triển kết cấu kinh tế, nhất là những yếu kém,

Trang 7

bất cập trong thời gian 10 năm đổi mới, tác giả đã đề xuất các giải pháp như: Ổnđịnh kinh tế vĩ mô; chú trọng phát triển kinh tế thị trường và mở rộng thị trườngvốn; hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế cho phát triển kinh tế - xã hội.

Khăm Sải Năn Thạ Vông (2008), Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào sự phát triển nền kinh tế ở nước Lào Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học

Viện Chính Trị Quốc gia, Viêng Chăn Tác giả đã khẳng định vai trò quantrọng của vốn đồng thời đi sâu làm rõ thực trạng thu hút vốn đầu tư đối vớiphát triển kinh tế của Lào Từ đó đề xuất một số phương hướng và giải pháp

cơ bản để huy động vốn đầu từ cho phát triển kinh tế trong cả nước Lào

Đỗ Thị Quỳnh Anh (2009) Huy động vốn cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Đồng Nai, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị, Hà Nội Tác giả luận giải cơ sở khoa học của việc huy động vốn cho công nghiệp

hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Đồng Nai; đánh giá thực trạng huy động vốn chocông nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Đồng Nai từ năm 2000 đến năm 2008;

đề xuất quan điểm, giải pháp nhằm huy động và sử dụng các nguồn vốn choquá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Đồng Nai

Sổm Phon In Khạ Vị Lay (2014), Quản lý vốn đầu tư trong nước và ngoài nước ở tỉnh Hủa Phăn, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học Viện Chính trị

quốc gia, Viêng Chăn Trên cơ sở phân tích thực trạng vốn đầu tư của TỉnhViêng Chăn trong thời gian qua và đề xuất một số giải pháp cơ bản để thựchiện và quản lý vốn đầu tư của Tỉnh trong thời gian tới

Phạm Văn Bái (2014), Huy động vốn cho phát triển giao thông nông nghiệp ở Ninh Bình, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị, Hà Nội Tác

giả đã phân tích cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng, chỉ ra nguyên nhân vànhững mâu thuẫn cần tập trung giải quyết; qua đó đề xuất quan điểm, giải pháphuy động vốn cho phát triển giao thông nông nghiệp ở Ninh Bình Các giảipháp huy động vốn cho phát triển giao thông nông nghiệp ở Ninh Bình mà tácgiả đề xuất có giá trị tham khảo cho huy động vốn ở Thủ đô Viêng Chăn

Trang 8

Chôm Mạ Ly Lít Đa Thong (2016), Huy động vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế ở tỉnh Hua Phăn, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Luận

văn thạc sỹ Kinh tế chính trị, Học viện Chính trị, Hà Nội Tác giả đã phân tíchhiện trạng huy động vốn cho đầu tư cho phát triển KCHT kinh tế - xã hội ởtỉnh Hua Phăn, từ đó đề xuất giải pháp đổi mới chính sách kinh tế vĩ mô, cảithiện môi trường pháp lý, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn

Lê Hùng Sơn (2020), Nghiên cứu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ninh trong bối cảnh phát triển mới Luận án Tiến sĩ,

ngành Quản lý Kinh tế, Trường Đại học Mỏ - Địa chất Luận án đã phân tích,luận giải cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về thu hút vốn đầu tư trựctiếp nước ngoài vào địa phương cấp tỉnh; chỉ ra phương pháp nghiên cứu cácnhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địaphương cấp tỉnh; khảo sát, đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếpnước ngoài vào tỉnh Quảng Ninh Trên cơ sở đó tác giả đề xuất một số giảipháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh quảng ninhtrong bối cảnh phát triển mới

Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luậnvăn, song cho đến nay vấn đề thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở Thủ đô ViêngChăn chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu có hệ thống dưới góc độKinh tế Chính trị Vì vậy, đề tài luận văn không trùng lặp với bất kỳ côngtrình nào đã công bố

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu

Luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về thu hút vốn đầu tư trựctiếp nước ngoài vào Thủ đô Viêng Chăn; đề xuất quan điểm, giải pháp thu hútvốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thủ đô Viêng Chăn, nước Cộng hòa Dânchủ Nhân dân Lào đến năm 2030

Trang 9

* Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ những vấn đề lý luận về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vàthu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thủ đô Viêng Chăn, nước Cộnghòa Dân chủ Nhân dân Lào

- Đánh giá thực trạng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thủ đôViêng Chăn, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào thời gian qua

- Đề xuất quan điểm, giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàivào Thủ đô Viêng Chăn, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đến năm 2030

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

* Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: tập trung nghiên cứu về quy mô, số lượng; chất lượng và cơ

cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thủ đô Viêng Chăn

Về không gian: Thủ đô Viêng Chăn nước CHDCND Lào

Về thời gian: Giai đoạn 2018 - 2022 Các giải pháp được đề xuất nhằm thu

hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Thủ đô Viêng Chăn đến năm 2030

5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

* Cơ sở lý luận: Đề tài dựa trên quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh, Tư tưởng Cai Xỏn Phôm Vị Hản, đường lối quan điểm của ĐảngNhân Dân cách mạng Lào có liên quan nguồn lực vốn cho phát triển kinh tế ở Thủ

đô Viêng Chăn, nước CHDCND Lào

* Cơ sở thực tiễn: Đề tài được hoàn thiện trên cơ sở khảo sát thực tế

của tác giả và báo cáo thống kê của Thủ đô Viêng Chăn nước CHDCNDLào; đồng thời tác giả có tham khảo các tài liệu của các công trình khoa học

có liên quan đã công bố

Trang 10

* Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận của chủ

nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đề tài sử dụng phươngpháp nghiên cứu đặc thù của kinh tế chính trị Mác - Lênin: phương pháp trừutượng hóa khoa học và các phương pháp kết hợp lôgíc - lịch sử, phân tích -tổng hợp, thống kê - so sánh

6 Ý nghĩa của đề tài luận văn

Đề tài thực hiện thành công sẽ góp phần cung cấp thêm cơ sở khoahọc cho việc xác định chủ trương, biện pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài ởThủ đô Viêng Chăn, nước CHDCND Lào

Kết quả của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiêncứu khoa học và giảng dạy kinh tế chính trị Mác - Lênin ở các nhà trườngtrong Quân đội nhân dân cách mạng Lào

7 Kết cấu của luận văn

Luận văn gồm phần mở đầu, 3 chương, 7 tiết, kết luận, danh mục tàiliệu tham khảo và phụ lục

Trang 11

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VỐN ĐẦU TƯ

TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC

NGOÀI VÀO THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 1.1 Một số vấn đề chung về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.1.1 Quan niệm về vốn đầu tư nước ngoài

* Quan niệm về vốn

Vốn và huy động vốn cho phát triển kinh tế xã hội là vấn đề đượcnhiều học giả, nhiều công trình nghiên cứu, tuy nhiên do cách tiếp cận khácnhau nên có nhiều quan niệm khác nhau về vốn

Ricacdo (1772 - 1823) quan niệm vốn dưới góc độ tư bản đầu tư vớinhững mục đích cụ thể: “Tư bản là một bộ phận của cải trong nước, đượcdùng vào việc sản xuất bao gồm thức ăn, đồ mặc, các công cụ, nguyên liệu,vật liệu, máy móc để lao động”

Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc và phê phán các tư tưởng kinh tế trong lịch

sử, C.Mác đã khẳng định được bản chất của vốn (Tư bản) Ông khẳng định: “giátrị được ứng ra lúc ban đầu không những được bảo tồn trong lưu thông, mà cònthay đổi đại lượng của nó, còn cộng thêm một giá trị thặng dư, hay đã tự tăngthêm giá trị Chính sự vận động ấy biến giá trị thành tư bản" [42, tr.228] C.Mác

đã vạch rõ bản chất và chức năng của tư bản (vốn) trong phát triển kinh tế.Bản chất của tư bản là giá trị, song không phải mọi giá trị (tiền) đều là tư bản,

mà chỉ những giá trị được sử dụng để bóc lột người khác đem lại thu nhậpkhông công cho chủ sở hữu nó mới là tư bản Ông đã phân tích sâu sắc vai tròcủa tư bản bất biến và tư bản khả biến trong việc tạo ra giá trị thặng dư Theo

đó tư bản bất biến chỉ là điều kiện, còn tư bản khả biến chính nguồn gốc duynhất của giá trị thặng dư

Theo cách tiếp cận về tài chính - tiền tệ, tác giả Hồ Văn Mộc và ĐiêuQuốc Tín cho rằng: “Vốn là tổng số tiền biểu hiện nguồn gốc hình thành củatài sản được đầu tư trong kinh doanh để tạo ra thu nhập và lợi tức”[46, tr.12]

Trang 12

Từ điển Tiếng Việt quan niệm: “Vốn là tổng thể nói chung những tài sản

bỏ ra lúc ban đầu thường được biểu hiện bằng tiền dùng trong sản xuất, kinhdoanh, nói chung là hoạt động sinh lời” [69, tr.1126], Kế thừa các quan niệm vềvốn đã được các nhà kinh tế học đưa ra, trên cơ sở nghiên cứu và phạm vi của đềtài tác giả đưa ra quan niệm về vốn như sau:

“Vốn là tổng giá trị của những tài sản được tính bằng tiền bỏ ra ban đầu cho sản xuất kinh doanh nhằm đem lại lợi nhuận”.

Phân loại vốn:

Dựa vào phạm vi lãnh thổ: Vốn chia làm hai loại là vốn trong nước vàvốn ngoài nước Trong đó vốn trong nước là quyết định, vốn ngoài nước lànguồn vốn quan trọng

Dựa vào thời gian hoạt động: có vốn ngắn hạn (lượng tiền sử dụng đầu

tư trong khoảng thời hạn 1 năm); vốn trung hạn (từ 3 đến 5 năm) và vốn dàihạn (từ 5 năm trở lên)

Dựa vào quan hệ sở hữu: Vốn được phân chia gồm: Vốn chủ sở hữu(vốn tự có) và vốn vay (huy động từ bên ngoài) có thể huy động từ vay trongnước và vay ngoài nước

Dựa vào đặc điểm vận động, vốn có hai loại: Vốn cố định và vốn lưuđộng Vốn cố định được biểu hiện bởi giá trị những tài sản cố định, bao gồm:đất đai, máy móc, thiết bị, nhà xưởng vốn lưu động được biểu hiện bởi giátrị của những tài sản lưu động, bao gồm: Nguyên vật liệu, các khoản tiền tệđáp ứng thanh toán, trả công lao động

Dựa vào phương thức sử dụng vốn đầu tư: có vốn đầu tư trực tiếp vàvốn đầu tư gián tiếp

Dựa theo hình thái tồn tại cụ thể, vốn chia thành ba loại: Vốn hữu hình,vốn vô hình và vốn tiền tệ

* Quan niệm về vốn đầu tư

Vốn đầu tư - Capital investment là số tiền vốn được huy động nhằm sửdụng cho mục đích tái sản xuất hoặc hướng tới sự phát triển trong tương lai

Trang 13

Đây là số tiến vốn tích lũy của xã hội, của nền kinh tế, của các tổ chức sảnxuất kinh doanh, của các chủ thể kinh tế trong nước hoặc cũng có thể là ngoàinước Cũng có thể hiểu vốn đầu tư là toàn bộ chi phí mà một nhà đầu tư sẵnsàng bỏ ra để tiến hành thực hiện các hoạt động đầu tư theo kế hoạch đã đượctạo lập, thực hiện đầu tư vào các ngành hoặc lĩnh vực kinh tế nào đó Có hailoại vốn đầu tư: vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài.

Khoản 23, điều 3, Luật đầu tư số 61/2020/QH14 của nước Cộng hòa

Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 17/6/2020 có giải thích từ ngữ vềvốn đầu tư: Vốn đầu tư là tiền và tài sản khác theo quy định của pháp luật vềdân sự và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam làthành viên để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh Như vậy theo định

nghĩa này vốn đầu tư gồm hai dạng: thứ nhất, là một khoản tiền nhất định; thứ hai, là tài sản khác có giá trị được quy định theo luật của Việt Nam hoặc

quy định trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia Theo đó, chủ thểkinh tế bao gồm nhà nước; doanh nghiệp; người dân có thể sử dụng tiền hoặctài sản có giá trị thực hiện các hoạt động đầu tư sản xuất, kinh doanh vào mộthoặc một số ngành, nghề sản xuất, kinh doành thuộc lĩnh vực công nghiệp,nông nghiệp, thương mại, dịch vụ nào đó để tìm kiếm lợi nhuận từ khoản đầu

tư của mình sau một khoảng thời gian nhất định

Kế thừa các quan niệm trên đây, tác giả đưa ra quan niệm về vốn đầu

tư như sau: Vốn đầu tư là tiền và các loại tài sản hợp pháp khác để thực hiệncác hoạt động đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, thương mại với mụcđích thu lợi nhuận Dưới góc độ là chủ sỡ hữu trong mối quan hệ kinh tế giữacác nền kinh tế của các quốc gia, vốn đầu tư được phân chia thành hai dạng:vốn đầu tư trực tiếp và vốn đầu tư gián tiếp

1.1.2 Quan niệm, đặc điểm, vai trò vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

* Quan niệm về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Theo nghĩa chung nhất, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI - ForeignDirect Investment) là hình thức đầu tư do chủ thể kinh tế (công ty, công dân)

Trang 14

của một nước nào đó trực tiếp đem vốn (tiền hoặc tư liệu sản xuất) đầu tư sảnxuất, kinh doanh ở một nước khác dưới nhiều hình thức khác nhau, nhằmmục đích thu lợi nhuận.

Tiếp cận dưới góc độ kinh tế học, FDI chính là sự di chuyển vốn, tàisản (nguồn lực tài chính), khoa học, công nghệ, cách thức quản lý từ nước điđầu tư sang nước tiếp nhận đầu tư nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận thôngqua việc thành lập hoặc kiểm soát doanh nghiệp tại nước nhận đầu tư Việckhai thác các nguồn lực đó được vận hành bởi các quy luật của kinh tế thịtrường, thông lệ kinh doanh quốc tế và sự điều tiết của luật pháp nước sở tại.Chúng tác động vào nền kinh tế ở nước nhận đầu tư trên cả hai chiều: tíchcực (thuận chiều) và tiêu cực (trái chiều)

Dưới góc độ kinh tế chính trị Mác-Lênin, trong nền kinh tế tư bản chủnghĩa thực chất của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là xuất khẩu tư bản

Theo V.I Lênin, cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, xuất khẩu tư bản trởthành một trong năm đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa đế quốc.V.I.Lênin cho rằng, xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài nhằmmục đích chiếm đoạt giá trị thặng dư và các nguồn lợi khác ở các nước nhậpkhẩu Thông qua đó chủ nghĩa tư bản áp đặt những vấn đề chính trị, lôi cuốnnước nhập khẩu vào guồng máy kinh tế, chính trị của mình Thực chất củaxuất khẩu tư bản là sự mở rộng hoạt động của quan hệ sản xuất tư bản chủnghĩa ra nước ngoài, là công cụ nô dịch, bóc lột và thống trị của tư bản tàichính ngoài lãnh thổ quốc gia Nguồn gốc sâu xa hay nguyên nhân của hiệntượng kinh tế này là ở một số nước phát triển đã tích lũy được một khốilượng tư bản kếch xù và một bộ phận đã trở thành “tư bản thừa” Hiện tượng

tư bản thừa được V.I.Lênin luận giải là sự thừa tương đối, theo đó số tư bảnthừa được dùng không phải là để nâng cao mức sống của quần chúng trongnước mà là để tăng thêm lợi nhuận bằng cách xuất khẩu tư bản ra nước ngoài,vào những nước “lạc hậu” Do vậy, ở các nước tư bản xuất hiện nhu cầu tìmnơi đầu tư mới ở nước ngoài - nơi có tỷ suất lợi nhuận cao hơn [35]

Trang 15

Như vậy, xét về mặt lịch sử, FDI xuất hiện khá sớm và đạt tới mức pháttriển rất lớn vào nửa đầu thế kỷ XX gắn với những điều kiện kinh tế quốc tế đãchín muồi tạo cơ sở kinh tế cho loại hình này phát triển, nó phản ánh các mối quan

hệ kinh tế quốc tế khá phong phú Chính vì vậy, hình thức đầu tư này đã đượccác tổ chức quốc tế và thể chế kinh tế toàn cầu đề cập đến

Ủy ban thương mại và phát triển của Liên hiệp quốc (UNCTAD) quanniệm: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hoạt động đầu tư bao gồm mối quan hệdài hạn, phản ánh lợi ích và quyền kiểm soát lâu dài của thực thể thường trú ởmột nền kinh tế (nhà đầu tư nước ngoài hoặc công ty mẹ nước ngoài) đối vớimột doanh nghiệp thường trú ở một nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhàđầu tư nước ngoài (doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài, doanh nghiệpliên doanh hoặc các chi nhánh nước ngoài )”

Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) định nghĩa, FDIlà “Đầu tư có lợi ích lâu dàicủa một doanh nghiệp tại một nước khác (nước nhận đầu tư) không phải tạinước mà doanh nghiệp hoạt động (nước đi đầu tư) với mục đích quản lý cóhiệu quả doanh nghiệp”

Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra định nghĩa: FDI xảy ra khi mộtnhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được tài sản ở một nước khác(nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó Phương diện quản lý

là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác Trong phần lớntrường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài làcác cơ sở kinh doanh Trong trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi

là “công ty mẹ” và các tài sản được gọi là “công ty con” hay “chi nhánh”

Tại Lào, đầu tư trực tiếp nước ngoài xuất hiện trước năm 1975 khi một

số nhà tư bản nước ngoài thành lập các cơ sở xuất kinh doanh hàng hóa, dịch

vụ ở Miền Nam Sau khi thống nhất đất nước, Đảng, Nhà nước Lào có chủtrương đổi mới, mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế Quan niệm về FDIđược

Trang 16

thể hiện rõ ràng và đầy đủ trong Luật đầu tư nước ngoài Theo đó, tại (Khoản

3, điều 2 Luật đầu tư 2016) xác định: FDI là việc nhà đầu tư nước ngoài đưavào Lào vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào được chính phủ Lào chấpthuận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập liên doanh,hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài [51, tr.1]

Từ các cách tiếp cận trên đây, tác giả đưa ra quan niệm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn vốn (dưới dạng tiền mặt hoặc tài sản) mà nhà đầu tư của một quốc gia bỏ ra để đầu tư, trực tiếp thực hiện một hoặc một số hoạt động, dự án sản xuất kinh doanh trong một thời gian nhất định tại một quốc gia khác để thu lợi nhuận.

Theo cách tiếp cận này, vốn đầu tư nước ngoài là nguồn vốn đầu tư từcác tổ chức và cá nhân của quốc gia bỏ ra để đầu tư vào một dự án, hoạtđộng kinh doanh tại quốc gia khác với mục đích tìm kiếm lợi nhuận Theo đóvốn đầu tư tư các quốc gia khác như Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc… vàocác lĩnh vực kinh tế, thương mại, dịch vụ ở Lào là vốn đầu tư nước ngoài

* Đặc điểm của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Một là, FDI gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh trực tiếp, tương

đối ổn định Nguồn vốn và công nghệ của nước ngoài được đi chuyển đếnmột quốc gia khác để xây dựng nhà máy, xí nghiệp, do đó nguồn vốn bị chônchặt và không dễ dàng dịch chuyển từ ngành này sang ngành khác, từ vùng,quốc gia này sang vùng, quốc gia khác Nếu như đầu tư gián tiếp, đặc biệt làđầu tư tài chính, có thể cho phép các nhà đầu tư nhanh chóng thâm nhậpcũng như rút vốn khỏi thị trường của nước tiếp nhận đầu tư, từ đó có thể gâybất ổn về kinh tế - tài chính của nước tiếp nhận đầu tư thì các chủ thể FDIkhó có khả năng làm được việc đó Từ đây, FDI thường được đánh giá lànguồn vốn tương đối ổn định, ít gây ảnh hưởng xấu đối với tình hình kinh tế

vĩ mô của các nước tiếp nhận, do đó thường được các nước đang phát triểnchú trọng quan tâm thu hút và sử dụng

Trang 17

Hai là, chủ thể của FDI là các chủ thể tư nhân, mục tiêu đầu tư là lợi nhuận

cao, do đó FDI thường xuất hiện tại các nước tiếp nhận sau hình thức đầu tư giántiếp của chính phủ nước xuất khẩu, khi các điều kiện sản xuất kinh doanh đã đượcxác lập tương đối đồng bộ, thuận lợi Đồng thời, FDI luôn tập trung vào nhữngngành, lĩnh vực, địa bàn có môi trường kinh doanh thuận lợi Do đó, để thu hút và

sử dụng hiệu quả FDI, các nước tiếp nhận cần khai thông, củng cố, phát triểnquan hệ đối ngoại với các quốc gia xuất khẩu FDI, đồng thời phải tạo lập môitrường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn đối với FDI Đặc điểm này cũng đòi hỏi việccải thiện môi trường đầu tư để thu hút và sử dụng hiệu quả FDI không phải chỉcần quan tâm ở phạm vi toàn quốc, mà phải được chú trọng tại từng địa phương

Ba là, FDI thường sử dụng công nghệ khác biệt nhằm tận dụng lợi thế

trong phân công lao động quốc tế để giảm chi phí, giảm sức ép cạnh tranh từphía các doanh nghiệp của nước tiếp nhận FDI Đối với các nước đang pháttriển, FDI thường sử dụng công nghệ với trình độ cao hơn so với các doanhnghiệp cùng ngành của nước tiếp nhận, do đó để thu hút và sử dụng hiệu quảFDI các nước, cũng như từng địa phương tiếp nhận phải chuẩn bị được nguồnnhân lực phù hợp, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao nếu muốn thuhút được các dự án FDI từ các ngành công nghệ cao;

Bốn là, trong hệ thống phân công lao động, FDI thường tập trung vào

những khâu then chốt, công nghệ nguồn để chế tạo sản phẩm, do đó để thuhút và sử dụng hiệu quả FDI, gia tăng thu nhập trong chuỗi giá trị gia tăngtoàn cầu đối với từng sản phẩm có sự tham gia của FDI

Năm là, vốn FDI thường di chuyển vào các lĩnh vực, địa bàn có nhiều

ưu tiên và lợi thế của nước thu hút vốn đầu tư

* Vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Đây là nguồn vốn quan trọng nhất trong số các nguồn huy động từnước ngoài, vốn FDI có vai trò tích cực trong việc phát triển kinh tế xã hội ởnước đầu tư, thể hiện trên các khía cạnh:

Trang 18

Một là, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Vai trò của vốn đầu tư lên tăng trưởng kinh tế được đề cập ở rất nhiều

lý thuyết, mô hình kinh tế cũng như trong các nghiên cứu thực tiễn Để mộtquốc gia có thể tăng trưởng và phát triển, một lượng vốn cần thiết phải đượctích lũy nhằm tạo ra các yếu tố cơ bản cho quá trình sản xuất Trong đó, dòngvốn đầu tư nước ngoài, một mặt vừa tác động trực tiếp làm tăng trưởng kinh tếcủa một quốc gia, mặt khác lượng vốn đó cũng bị ảnh hưởng bởi sự phát triểnkinh tế của quốc gia đó Đồng thời, vai trò của các nhân tố địa phương đặctrưng cho từng quốc gia cũng có tác động nhất định lên mối quan hệ tăngtrưởng kinh tế và vốn đầu tư nước ngoài Đã có nhiều bằng chứng cho thấycác quốc gia mở cửa thương mại và đầu tư hơn sẽ có tốc độ tăng trưởng caohơn Quá trình thu hút đầu tư còn góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh

tế ở nước tiếp nhận đầu tư Đầu tư nước ngoài xuất hiện ở tất cả các ngành,nhưng thu hút nhiều nhất thường hướng vào ngành công nghiệp trong đó sựxuất hiện của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo Có thể nói đầu tư nướcngoài là một nhân tố quan trọng đóng góp rất lớn đến chuyển dịch cơ cấungành theo hướng công nghiệp hóa

Hai là, đầu tư nước ngoài góp phần tạo việc làm ở các nước nhận đầu tư.

Các hiệu ứng việc làm của đầu tư nước ngoài được các nước đang pháttriển nhận đầu tư quan tâm Với các nước đang phát triển, một yêu cầu quantrọng cho sự tăng trưởng bền vững là khả năng di chuyển nguồn nhân lực từkhu vực nông nghiệp sang các ngành công nghiệp sản xuất và dịch vụ Do vậyvốn đầu tư nước ngoài có vai trò quan trọng trong tạo việc làm nhờ thúc đẩy

sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các nước đang phát triển Thực tế cho thấy, tỷ

lệ lao động sử dụng trong các chi nhánh công ty xuyên quốc gia từ các nướcđang phát triển nhiều nhân công hơn các chi nhánh của công ty xuyên quốcgia ở nước phát triển Sự khác biệt này có ý nghĩa trong một số ngành thâmdụng lao động như xây dựng, dệt may và các sản phẩm gỗ, và trong một số

Trang 19

ngành công nghiệp sản xuất Đây là những ngành có lợi thế và xuất khẩu chủyếu ở các nước đang phát triển.

Ba là, tác động làm tăng thu nhập.

Thực tế, hoạt động của các công ty xuyên quốc gia trên toàn thế giớicho thấy, người lao động trực tiếp làm việc của các chi nhánh nước ngoàiđược hưởng mức lương, điều kiện làm việc và phúc lợi an sinh xã hội tốt hơn

so với những người làm việc tại các doanh nghiệp trong nước

Sự khác biệt giữa tiền lương lao động có tay nghề là rất lớn, nhưngcũng có thực tế là thông thường, chi nhánh công ty xuyên quốc gia nước đangphát triển cũng phải trả lương cao hơn các doanh nghiệp trong nước Trongtrường hợp lao động có tay nghề thấp, sự chênh lệch tiền lương giữa cácdoanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp trong nước là nhỏ Chênh lệch tiềnlương có liên quan chặt chẽ đến các kỹ năng, cường độ lao động của từngngành Trong đa số các ngành công nghiệp, công ty xuyên quốc gia các nướcphát triển trả lương cao hơn, họ cũng sử dụng một số lượng tương đối lớn củangười lao động có tay nghề Đối với lao động có kỹ năng, trong ngành côngnghiệp may mặc của nước sở tại họ không chỉ trả lương cao hơn, mà ngườilao động cũng làm việc tương đối lành nghề hơn

Bốn là, thúc đẩy chuyển giao công nghệ đến nước nhận đầu tư.

Mở cửa thị trường để đón nhận đầu tư nước ngoài giúp cho các nguồnlực quốc gia được sử dụng hiệu quả và năng suất hơn, cung cấp cho quốc gianhững bí quyết công nghệ không sẵn có tại địa phương; người dân cũnghưởng lợi từ tự do hóa thương mại bằng việc tiếp cận với đa dạng hóa sảnphẩm với chất lượng tốt hơn và giá thành thấp hơn Lợi ích của đầu tư nướcngoài còn là sự cải thiện sản xuất với những công nghệ và kỹ năng mới, năngsuất cao hơn của người lao động, kỹ năng quản lý và cơ cấu tổ chức tốt hơn

Ở các nước đang phát triển, do hạn chế về trình độ phát triển kinh tế,

xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ lạc hậu dẫn tới năng suất lao động

Trang 20

thấp Chính vì vậy, nguồn vốn đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọngtrong thúc đẩy kinh tế của các nước đang phát triển thông qua các hình thứcnhư chuyển đổi giao nghệ; mua bằng phát minh sáng chế, nhập khẩu máy móccông nghệ, trao đổi Khi đầu tư vào một quốc gia, chủ đầu tư không chỉ đầu tưvốn mà còn đầu tư như: máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, kinh nghiệm, trithức khoa học, bí quyết hoặc là đưa chuyên gia vào hỗ trợ về các lĩnh vực cầnthiết phục vụ hoạt động của dự án Trong quá trình sử dụng công nghệ, máymóc tiên tiến của nước ngoài, có thể cải tiến các công nghệ cho phù hợp vớiđiều kiện thực tế của từng địa phương và biến chúng thành công nghệ củamình Nhờ các tác động tích cực trên mà khả năng công nghệ của nước chủ nhàđược tăng cường, nâng cao năng suất từ đó thúc đẩy tang tưởng kinh tế.

Năm là, thúc đẩy thương mại quốc tế của nước nhận đầu tư phát triển

Tác động của đầu tư nước ngoài đối với thương mại quốc tế của nướcnhận đầu tư sẽ khác nhau Tùy thuộc vào động cơ đầu tư nước ngoài như tìmkiếm hiệu quả; tìm kiếm thị trường; tìm kiếm tài nguyên hay tài sản chiếnlược Kết quả của đầu tư nước ngoài tìm kiếm hiệu quả thường hướng đếnxuất khẩu, và do đó tác động của đầu tư nước ngoài có khả năng làm gia tăngxuất khẩu của nước tiếp nhận đầu tư Nếu doanh nghiệp trong nước cung cấpđầu vào cho các chi nhánh sản xuất hàng xuất khẩu, hàm lượng nội địa củagiá trị gia tăng xuất khẩu sẽ là lớn hơn nhiều Trong trường hợp hàng hóatrung gian được nhập khẩu từ bên ngoài nền kinh tế, đầu tư nước ngoài tìmkiếm hiệu quả sẽ tăng xuất khẩu cũng như nhập khẩu Tuy nhiên, khi quátrình diễn ra các hoạt động làm xuất hiện giá trị gia tăng, tác động tổng thể sẽđược cải thiện trong cán cân thương mại trong dài hạn

Với những khác biệt trong các động lực và đặc điểm của đầu tư nướcngoài từ các nước đang phát triển so với các nước phát triển, có thể sẽ có sựkhác nhau về tác động đến thương mại của nước nhận đầu tư trong dài hạn

Trang 21

Như đã nói ở trên, đầu tư nước ngoài tìm kiếm hiệu quả là một động lực tươngđối ít quan trọng đối với đầu tư nước ngoài từ các nước đang phát triển so vớiđầu tư nước ngoài từ các nước phát triển Tuy nhiên, nó đóng một vai trò ngàycàng quan trọng trong việc tạo ra hàng xuất khẩu từ các nước đang phát triển -trong đó có nước kém phát triển - trong các ngành công nghiệp cụ thể, quantrọng nhất trong số đó là hàng dệt và may mặc Đặc biệt, các công ty xuyênquốc gia từ các nền kinh tế mới nổi ở châu Á đã xây dựng được lợi thế cạnhtranh trong quá trình quá trình công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu của họ.Khi mức lương lao động trong nước tăng lên, các công ty xuyên quốc gia đã

mở rộng hoạt động sản xuất của họ đến các địa điểm nước ngoài với chi phílao động chi phí thấp hơn, đặc biệt là đối với việc sản xuất các sản phẩm maymặc và một số sản phẩm điện và điện tử

Trong trường hợp đầu tư nước ngoài tìm kiếm thị trường được địnhhướng chủ yếu vào thị trường của nước nhận đầu tư (chứ không phải là các thịtrường khu vực), các tác động về thương mại sẽ chủ yếu là vào nhập khẩu Vìcác chi nhánh nước ngoài có khả năng mua một số sản phẩm trung gian từ bênngoài nước nhận đầu tư, trong khi sản lượng của họ được dành cho thị trườngtrong nước Các tác động sẽ phụ thuộc vào giai đoạn trước khi triển khai dự ánđầu tư nước ngoài, hàng hoá, dịch vụ chi nhánh nước ngoài sản xuất ra đượcnhập khẩu vào các nền kinh tế nhận đầu tư Đầu tư nước ngoài tìm kiếm thịtrường có thể làm giảm nhập khẩu của nước sở tại nếu đầu tư nước ngoàihướng vào sản xuất hàng hóa trong nước thay thế hàng nhập khẩu Tuy nhiên,nếu nền kinh tế nước sở tại là một thị trường hoàn toàn mới cho các công tyxuyên quốc gia, nó có thể dẫn đến sự gia tăng nhập khẩu đầu vào trung gian.Một phần đáng kể đầu tư nước ngoài của công ty xuyên quốc gia nước đangphải triển, đặc biệt là ở các nước đang phát triển nhận đầu tư là điểm đến củađầu tư nước ngoài tìm kiếm thị trường trong giai đoạn đầu, nhiều dự án vào

Trang 22

các ngành dịch vụ hỗ trợ tài chính và thương mại Trong sản xuất, người tathường hướng đến sản xuất hàng hóa phù hợp hơn với trình độ phát triển kinh

tế của các nước sở tại, có khả năng thay thế hàng nhập khẩu, hoặc nhập khẩutiềm năng, hoặc các sản phẩm tương tự của nước sở tại

Đầu tư nước ngoài tìm kiếm nguyên liệu thường ảnh hưởng đến xuấtkhẩu của nước sở tại Loại hình đầu tư nước ngoài này có vai trò ngày càngquan trọng trong dòng đầu tư nước ngoài từ các nước đang phát triển đến cácnước châu Phi và Mỹ Latinh đầu tư nước ngoài theo dạng này có ảnh hưởnglớn đến hoạt động khai thác dầu và khí gas ở các nước đang phát triển khác.Trước đây các công ty xuyên quốc gia lớn về dầu mỏ và khí gas thường là từcác nước phát triển, gần đây, hoạt động đầu tư nhằm tìm kiếm nguồn nguyênliệu được thực hiện bởi công ty xuyên quốc gia các nước đang phát triển đãcho phép các nước nhận đầu tư đa dạng hóa thị trường của họ

1.2 Quan niệm về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

và thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thủ đô Viêng Chăn, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

1.2.1 Quan niệm về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thủ đô Viêng Chăn, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Kế thừa các quan niệm trên đây, tác giả đưa ra quan niệm về vốn đầu tưtrực tiếp nước ngoài vào Thủ đô Viêng Chăn, nước CHDCND Lào như sau:

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thủ đô Viêng Chăn, nước CHDCND Lào là sự di chuyển giá trị tài sản tính bằng tiền

từ nước chủ đầu tư để trực tiếp thực hiện một hoặc một số hoạt động, dự án sản xuất kinh doanh trong một thời gian nhất định tại Thủ đô Viêng Chăn, nước CHDCND Lào để thu lợi nhuận.

Nội hàm quan niệm này chỉ ra:

Trang 23

Chủ thể vốn FDI bao gồm hai dạng: chủ thể sỡ hữu vốn và thực hiệncác hoạt động đầu tư; chủ thể tiếp nhận vốn đầu tư FDI Theo đó, chủ thể sỡhữu vốn đầu tư FDI bao gồm chủ thể với tư cách là quốc gia và chủ thể với tưcách là doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế nước ngoài thực hiện các hoạt độngđầu tư vào Thủ đô Viêng Chăn Các chủ thể này thông qua các hoạt động tìmhiểu thị trường, kí kết thực hiện các dự án đầu tư, xây dựng các chiến lượckinh doanh theo cam kết đối với từng lĩnh vực, ngành đầu tư trên địa bàn Thủ

đô Họ chịu trách nhiệm chấp hành pháp luật nói chung và pháp luật về kinh

tế, nhất là luật Đầu tư của Nhà nước Lào

Chủ thể tiếp nhận vốn đầu tư FDI là cấp ủy, chính quyền Thủ đô ViêngChăn Theo đó, cấp ủy và chính quyền Thủ đô là chủ thể xác định chủtrương, xây dựng, tạo lập tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho hoạt độngthu hút FDI của Thủ đô Theo đó, trên cơ sở quán triệt Nghị quyết của Đảngcác cấp, Đảng bộ Thủ đô có chủ trương, phương hướng, biện pháp lãnh đạothu hút FDI phù hợp với đặc điểm của địa phương; hướng trọng tâm và giảiquyết các khâu yếu, mặt yếu, tháo gỡ những khó khăn trong quá trình thu hútFDI Chính quyền kịp thời tuyên truyền đầy đủ nội dung cơ bản chính sách,pháp luật của nhà nước liên quan đến ĐTNN Đồng thời, tăng cường chỉ đạo,triển khai thực hiện đầy đủ nội dung chính sách, pháp luật liên quan đến thuhút FDI; tổ chức các hoạt động quảng bá, xúc tiến, thu hút ĐTNN và địnhhướng phân bổ các dự án đầu tư FDI tại địa phương

Địa bàn thực hiện vốn FDI: Các chủ thể của vốn đầu từ trực tiếp nướcngoài thực hiện đầu tư vốn FDI trong phạm vi địa bàn của Thủ đô Viêng Chăn,nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào Vốn đầu tư được phân bố trên nhiều lĩnhvực sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ trong khuôn khổ địa giới hànhchính thuộc phạm vi quản lý của Chính quyền Thủ đô Viêng Chăn

Trang 24

Đối tượng thu hút FDI trên địa bàn Thủ đô Viêng Chăn là các quốcgia, các tập đoàn, các doanh nghiệp nước ngoài (công ty đa quốc gia, công tyxuyên quốc gia, tổng công ty, tập đoàn ) có tiềm lực tài chính vững mạnh,

có công nghệ cao, hiện đại, công nghệ nguồn thân thiện môi trường, có thiệnchí hợp tác làm ăn cùng có lợi với Thủ đô, đến từ các quốc gia, vùng lãnh thổtrên trên thế giới Theo đó, hiện nay trên địa bàn Thủ đô Viêng Chăn cónhiều quốc gia tham gia đầu tư như Việt Nam; Trung Quốc; Singapore…Chủ thể của vốn đầu tư FDI vào Thủ đô Viêng Chăn còn có nhiều công tyxuyên quốc gia, công ty đa quốc gia với nhiều lĩnh vực đầu tư khác nhau

Mục đích của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI ở Thủ đô ViêngChăn là đầu tư vào nhiều lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ,

du lịch để khai thác tiềm năng thế mạnh của Thủ đô nhằm tìm kiếm lợi nhuậnsau những thời gian đầu tư hay giai đoạn đầu tư nhất định Hoạt động thu hútFDI của Thủ đô Viêng Chăn luôn gắn với chiến lược phát triển KTXH, gắnvới thực tiễn về xây dựng cơ cấu kinh tế và nguồn lực của địa phương Do

đó, xét góc độ bên nhận đầu tư thì mục đích cao nhất của thu hút FDI là gópphần thực hiện tốt các mục tiêu phát triển KTXH của Thủ đô Viêng Chăn

1.2.2 Quan niệm về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thủ

đô Viêng Chăn, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Theo Từ điển Việt Nam: Thu hút là lôi cuốn, lôi kéo, làm dồn sự chú ývào một vấn đề, một sự việc hay một đối tượng nào đó [69, tr.312]

Ở Thủ đô Viêng Chăn, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, thu hútvốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là các chủ trương, chính sách nhằm xúc tiến,kêu gọi, tạo điều kiện thuận lợi nhất để các nhà ĐTNN từ các quốc gia vàvùng lãnh thổ trên thế giới đến cùng hợp tác làm ăn, nhằm thu được lợinhuận, góp phần thúc đẩy phát triển KTXH ở Thủ đô Viêng Chăn Thông quacác chủ trương, chính sách để các nhà ĐTNN gia tăng số lượng vốn, số lượng

Trang 25

các dự án mới đầu tư vào các ngành nghề lĩnh vực có lợi ở Thủ đô ViêngChăn Từ đó, có thể quan niệm rằng:

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thủ đô Viêng Chăn, nước CHDCND Lào là quá trình Đảng bộ, Chính quyền tổ chức thực hiện tổng thể các biện pháp, chính sách nhằm tạo môi trường, điều kiện thuận lợi

để trợ giúp các nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp đầu tư vào các dự án phát triển kinh tế xã hội thực hiện khảo sát, hoàn thành dự án, phê duyệt, cấp giấy phép đầu tư, các hỗ trợ sau khi dự án đi vào hoạt động trên địa bàn Thủ đô.

Nội hàm quan niệm chỉ ra:

Chủ thể của hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Thủ đô Viêng Chăn là Đảng bộ, chính quyền Thủ đô Viêng Chăn.

Thông qua việc ban hành các cơ chế, chính sách cải thiện môi trường đầu

tư, các chế độ ưu đãi để tạo ra sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nướcngoài Chủ thể của hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài còn là các chủ thểsản xuất kinh doanh ở các lĩnh vực khác nhau, thực hiện liên doanh, liênkết hợp tác sản xuất trên địa bàn Thủ đô Đây cũng là kênh kết nối quantrọng trong việc thu hút đầu tư nước ngoài

Mục đích thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Thủ đô Viêng Chăn là

quảng bá hình ảnh, cơ hội đầu tư, mời gọi, chào đón, tiếp nhận các nhà ĐTNN

từ các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đến tìm kiếm cơ hội, hợp tácđầu tư trên địa bàn Thủ đô Viêng Chăn Hoạt động thu hút FDI của Thủ đôluôn gắn với chiến lược phát triển KTXH, gắn với thực tiễn về cơ cấu kinh tế vànguồn lực của địa phương; do đó mục đích cao nhất của thu hút FDI là góp phầnthực hiện tốt các mục tiêu phát triển KTXH của Thủ đô Viêng Chăn

Trang 26

Nội dung thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Thủ đô Viêng Chăn

chính là thu hút vốn, KHCN, trình độ quản lý hiện đại, tác phong làm việc kỷluật, nghiêm túc

Phương thức thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Thủ đô Viêng Chăn

trước hết là tạo môi trường kinh doanh nói chung, trong đó có kinh doanhngành nông nghiệp nói riêng thông thoáng, thuận lợi, cho các nhà đầu tư;đồng thời là quảng bá, xúc tiến đầu tư, hỗ trợ, khuyến khích nhà đầu nướcngoài bỏ vốn kinh doanh nông nghiệp với tỷ suất lợi nhuận trên cơ sở ứngdụng rộng rãi và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ - nhất là côngnghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ tự động hóa vào sản xuấtkinh doanh nông nghiệp của thành phố

1.3 Tiêu chí đánh giá và yếu tố tác động đến vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thủ đô Viêng Chăn, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

1.3.1 Tiêu chí đánh giá vốn đầu tư nước ngoài vào Thủ đô Viêng Chăn, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Một là, quy mô, số lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Đánh giá quy mô, số lượng vốn FDI dựa trên các tiêu chí sau đây:

Quy mô vốn đầu tư theo lĩnh vực và đối tác đầu tư.

Xét về quy mô, quy mô vốn đầu tư nước ngoài là tổng lượng vốn đầu tưđược thực hiện theo từng năm, hoặc từng thời kỳ nhất định Quy mô vốn đầu

tư được xác định là tổng số lượng vốn đầu tư ra nước ngoài vào một quốc gia,một ngành hay một lĩnh vực trong một thời gian nhất định Quy mô vốn đầu

tư nước ngoài vào một quốc gia cho phép đánh giá mức độ đầu tư nhiều hay ít

về con số tuyệt đối và tương đối ở từng lĩnh vực đầu tư như công nghiệp,nông nghiệp, dịch vụ

Số lượng dự án đầu tư, vốn đăng ký, vốn thực hiện qua các giai đoạn

Trang 27

Theo đó ở từng giai đoạn sẽ có con số biểu thị tổng số dự án; tổng sốvốn đăng ký, tổng số vốn đầu tư nước ngoài thực hiện trên thực tế Qua đócho biết sự gia tăng hay sụt giảm vốn đầu tư nước ngoài ở Thủ đô Viêng Chăn

ở từng giai đoạn nhất định

Hai là, chất lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Đánh giá chất lượng vốn FDI dựa trên các tiêu chí sau đây:

Tiến độ thực hiện các dự án theo đăng ký

Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn

được biểu thị ở kết quả đóng góp vào GDP; kết quả thu hút lao động; thunhập của người lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

Ba là, cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Đánh giá cơ cấu vốn FDI dựa trên các tiêu chí sau đây:

Cơ cấu về quốc gia đầu tư

Theo đó có thể đánh giá cơ cấu quốc gia đầu tư theo từng phân loại nhưđầu tư nước ngoài đến từ các quốc gia phát triển; quốc gia đang phát triểnhoặc khu vực quốc gia đầu tư như Châu Âu; Châu Á; Châu Mỹ…

Cơ cấu về ngành, lĩnh vực đầu tư

Kết quả thu hút vốn đầu tư theo ngành được đánh giá thông qua sốlượng vốn, số lượng dự án đầu tư vào từng ngành cụ thể như công nghiệp;nông nghiệp và dịch vụ trên địa bàn Thủ đô Viêng Chăn Vốn FDI vào Thủ

đô Viêng Chăn đa dạng trên tất cả các lĩnh vực Tuy nhiên, tập trung 9 lĩnhvực chính là: Dịch vụ, điện lực, mỏ, nông nghiệp, công nghiệp và thủ công, y

tế, tư vấn, thương mại và giáo dục

1.3.2 Yếu tố tác động đến vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thủ đô Viêng Chăn, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Một là, sự ổn định về kinh tế, chính trị - xã hội của Thủ đô Viêng Chăn

Trang 28

Sự ổn định về kinh tế, chính trị - xã hội là điều kiện tiên quyết nhất đểthu hút FDI của các nhà đầu tư nước ngoài Kinh tế, chính trị và xã hội có mốiquan hệ biện chứng, tác động qua lại với nhau Chính trị, xã hội ổn định là điềukiện thuận lợi cho kinh tế phát triển và ngược lại kinh tế phát triển là yếu tố quantrọng góp phần thúc đẩy chính trị, xã hội ổn định Các nhà đầu tư trong khu vực

và trên thế giới có xu hướng di chuyển ra khỏi các quốc gia và vùng lãnh thổ cótình hình chính trị bất ổn, nơi thường xảy ra các cuộc biểu tình của nhân dân,những cuộc đảo chính bất ngờ, những quốc gia, địa phương có nguy cơ khủngbố… Đồng thời, tập trung nguồn lực đầu tư vào những nước có tình hình chính trị

- xã hội ổn định và an ninh quốc gia được bảo đảm Không có nhà đầu tư dù làmạo hiểm nhất lại đặt mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận thông qua đầu tư vào nhữngnơi có nhiều biến động về kinh tế, chính trị và xã hội theo chiều hướng khôngthuận lợi

Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào được đánh giá là một trong nhữngquốc gia có tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ổn định nhất trong khu vực vàtrên thế giới Trong thời gian qua, Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào bằngnhững giải pháp kiên quyết và nỗ lực hết mình để đẩy lùi lạm phát và kinh tếđang trên đà phục hồi sau những tác động to lớn của đại dịch Covid-19.Trong đó, Thủ đô Viêng Chăn là địa phương đang có những bước phát triểnmới góp phần quan trọng vào tốc độ tăng trưởng và ổn định chung của cảnước Những thành tựu trong phát triển kinh tế thời gian qua của Thủ đôViêng Chăn đã góp phần thúc đẩy các lĩnh vực xã hội biến đổi rõ rệt, tìnhhình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững Đây là mộtnhân tố rất thuận lợi và hấp dẫn so với các địa phương khác trong trongnước đối với nhà đầu tư nước ngoài, chính vì vậy, nhiều dự án FDI đã vàđang tiếp cận, khảo sát để xúc tiến đầu tư vào Thủ đô, nhất là tại các KCN

Trang 29

Hai là, tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của Thủ đô Viêng Chăn, cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào

Đây là yếu tố tác động trực tiếp đến thu hút FDI của Thủ đô ViêngChăn Bởi lẽ, nếu một địa phương có tiềm năng và lợi thế về tự nhiên, baogồm vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên sẽ tạo sự hấp dẫn các nhà đầu tư nướcngoài quyết định bỏ vốn đầu tư phát triển các ngành kinh tế trên cơ sở phùhợp và phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương đó Thủ đô Viêng Chăn

có diện tích tự nhiên 3.920 km (chiếm 1,7% diện tích cả nước ), phía Namgiáp với Thái Lan là sông Mê Kông; phía Đông giáp với huyện Thạ Phạ Bạtcủa tỉnh Bo Li Khăm Xay; phía Tây giáp với huyện Xa Na Kham tỉnh ViêngChăn; phía Bắc giáp với huyện phôn Hông tỉnh Viêng Chăn Thủ đô ViêngChăn là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm văn hóa; khoahọc, giáo dục, đào tạo, y tế lớn; nơi đặt trụ sở, cơ quan Trung ương Đảng,Nhà nước; cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế và là nơi diễn ra cáchoạt động đối nội, đối ngoại quan trọng nhất của đất nước Đây là điều kiệnrất thuận lợi cho thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho phát triển các lĩnh vựckinh tế xã hội ở Thủ đô Viêng Chăn

Ba là, cơ chế, chính sách pháp luật về đầu tư nước ngoài của Nhà nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào

Khi nhà đầu tư từ nước ngoài bỏ vốn đầu tư họ rất cần ở nước tiếp nhậnđầu tư một môi trường pháp lý ổn định, vững chắc, có hiệu lực để họ yêntâm làm ăn lâu dài Môi trường này bao gồm đầy đủ hệ thống pháp luật vàchính sách bảo đảm nhất quán, không mâu thuẫn, không chồng chéo vớinhau và có hiệu lực, hiệu quả trong thực hiện Nếu hệ thống cơ chế, chínhsách pháp luật đầu tư nước ngoài được xây dựng phù hợp, công tác chỉ

Trang 30

đạo điều hành thực thi nghiêm túc thì sẽ đạt được các định hướng và mụctiêu quản lý của nhà nước đối với hoạt động thu hút vốn FDI Ngược lại,khi các định hướng và mục tiêu quản lý không được thực hiện đầy đủ thìtrước hết là do sự chưa hoàn chỉnh trong chế định pháp luật, chính sách.

Hệ thống pháp luật càng hoàn chỉnh, phù hợp với các thông lệ của khuvực và quốc tế, không có sự phân biệt giữa các doanh nghiệp trong hayngoài nước, công tác quản lý của nhà nước ngày càng hoàn thiện sẽ tạođiều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư thì môi trường đầu tư càng có tínhcạnh tranh cao và càng có khả năng hấp dẫn các nhà đấu tư nước ngoài

Theo đó, cơ chế, chính sách pháp luật về đầu tư nước ngoài đượcThủ đô Viêng Chăn ưu tiên đột phá nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoàivới chủ trương “coi sự thành công của doanh nghiệp là thành công của chínhmình”, chính quyền các địa phương trong lòng Thủ đô Viêng Chăn luônquan tâm đến lợi ích của nhà đầu tư với phương châm “quyền lợi nhiều nhất,nghĩa vụ ít nhất” đã đem lại thiện cảm rất tốt cho các nhà đầu tư nước ngoài.Môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng được cải thiện rõ rệt, các chỉ sốnăng lực cạnh tranh cấp tỉnh, thành phố; năng lực hội nhập kinh tế quốc tế,hiệu quả quản trị và hành chính công của Thủ đô Viêng Chăn đều xếp vị trítrong tốp đầu của nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào Chính điều nàyđem đến sự lạc quan về môi trường đầu tư hấp dẫn, tạo sự chú ý của nhiềunhà đầu tư nước ngoài đến với Thủ đô trong thời gian qua

Bốn là, điều kiện về cơ sở hạ tầng của Thủ đô Viêng Chăn

Thực tiễn đã chứng minh cơ sở hạ tầng có vai trò làm nền móng chocác hoạt động đầu tư, nhất là ở các KCN, trong các ngành sản xuất côngnghiệp có sử dụng công nghệ hiện đại, kết cấu hạ tầng tốt không chỉ đáp ứngđược các yêu cầu kỹ thuật giảm giá thành của sản xuất mà còn hạn chế đượccác rủi ro trong đầu tư Chính vì thế, trình độ phát triển của cơ sở hạ tầng ở

Trang 31

nước nhận đầu tư là một trong những mối quan tâm lớn của các nhà đầu tư.Nhà đầu tư chỉ sẵn sàng bỏ vốn của mình ra đầu tư ở nơi có cơ sở hạ tầng tốt

và thuận lợi, đủ khả năng đáp ứng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của họ

Thủ đô Viêng Chăn là một thành phố lớn nhất, công nghiệp viêng chăn,

có tốc độ tăng trưởng khá cao Thủ đô Viêng Chăn còn là đầu mối giao thôngquốc tế về đường bộ, đường thủy, hàng không lớn của cả nước Vì vậy, so vớimặt bằng chung của cả nước thì Thủ đô Viêng Chăn là địa trung tâm kinh tế,

có hạ tầng cơ sở phát triển tương đối đồng bộ; các ngành công nghiệp cũngkhá phát triển, nhất là ở các KCN, khu chế xuất tập trung; mức độ tập trungcao cơ quan, doanh nghiệp, ngân hàng, tổ chức tài chính - tin dụng Đây lànhững điều kiện rất lý tưởng để đón nhận các làn sóng đầu tư FDI vào Thủ

đô Tuy nhiên, ở những vùng ngoại ô của Thủ đô, và các địa phương phụ cận,địa hình tương đối phức tạp, khó khăn trong phát triển cơ sở hạ tầng và cácngành công nghiệp phụ trợ Chính vì vậy, đây cũng là trở ngại không nhỏ củađối với đầu tư nước ngoài trong mở rộng tính liên kết vùng lãnh thổ, khi triểnkhai các dự án FDI tại Thủ đô Viêng Chăn

Năm là, quy mô dân số và trình độ nguồn nhân lực trên địa bàn Thủ đô Viêng Chăn, cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào

Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố tác động rất lớn đến đến thu hútvốn FDI vào trong một địa phương, vùng lãnh thổ nào đó Khi đánh giá về nguồnnhân lực người ta xem xét dưới hai góc độ: số lượng và chất lượng nguồn nhânlực Nếu một địa phương có lượng cung lớn về lao động với mức lương thấpthì sẽ có lợi thế trong thu hút vốn FDI vào những ngành kinh tế sử dụng nhiềulao động với kỹ năng thấp, nhưng lại gặp bất lợi đối với việc thu hút vốn FDIvào ngành sản xuất những sản phẩm tinh vi, đòi hỏi kỹ năng cao Ngược lại,một địa phương có nguồn lao động chất lượng cao, nhưng lại có giá nhân

Trang 32

công quá cao thì chưa chắc đã hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.Theo đó, một địa phương được coi là có lợi thế cạnh tranh về nguồn nhân lựctrong thu hút vốn FDI khi thỏa mãn được mục đích của nhà đầu tư nước ngoài

và chi phí nhân công hợp lý

Thủ đô Viêng Chăn có quy mô dân số lớn, trình độ dân trí nằm ở trình

độ cao nhất cả nước; nguồn nhân dồi dào, với trình độ lao động được đào tạokhông ngừng được nâng lên Điều này tác động tác động rất lớn đến nhiềunhà đầu tư nước ngoài vào trong nước, nhất là ở các ngành công nghiệp giacông, lắp giáp Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế so vớimặt bằng chung của các nước trong khu vực, cũng là một bài toán khó đặt rađối với Thủ đô Viêng Chăn trong thu hút các dự án có vốn FDI, nhất là trongngành công nghiệp sử dụng công nghệ cao

*

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Thủ đô Viêng Chăn làhoạt động có ý nghĩa kinh tế - xã hội sâu sắc, vừa mang lại lợi ích kinh tế chocác nhà đầu tư nước ngoài, vừa mang lại lợi ích kinh tế, thúc đẩy phát triển xãhội cho địa phương Chính vì vậy, việc nghiên cứu những vấn đề lý luận vềvốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Thủ đô Viêng Chăn là hết sứccần thiết Trong chương 1, tác giả đã nghiên cứu làm rõ một số vấn đề lý luận

về vốn đầu tư nước ngoài, thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở Thủ đô ViêngChăn Trên cơ sở đó chỉ rõ nội dung, tiêu chí đánh giá và phân tích rõ các yếu

tố tác động đến vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn Thủ đô Viêng Chăn hiệnnay Đây là khung lý thuyết làm cơ sở để đánh giá thực trạng vốn đầu tư nướcngoài trên địa bàn Thủ đô Viêng Chăn thời gian qua Đồng thời đề xuất quanđiểm, giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn Thủ đô ViêngChăn đến năm 2030 ở chương 3

Trang 33

Chương 2 THỰC TRẠNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 2.1 Ưu điểm, hạn chế vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thủ đô Viêng Chăn, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

2.1.1 Ưu điểm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thủ đô Viêng Chăn, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Một là, quy mô, số lượng vốn FDI trên địa bàn Thủ đô có sự tăng trưởng qua các năm

Thứ nhất, quy mô vốn FDI ngày càng gia tăng

Thực hiện đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước Lào về thuhút FDI, Đảng bộ Thủ đô Viêng Chăn đã đề ra chủ trương mở rộng và nângcao hiệu quả hoạt động đối ngoại và kinh tế đối ngoại, xác định “tích cựchội nhập quốc tế, chủ động, khai thác tối đa mọi tiềm năng, lợi thế để nângcao chất lượng và sức cạnh tranh nền kinh tế.” Để thực hiện chủ trương đó,Thủ đô Viêng Chăn đã có nhiều chính sách hiệu quả trong thu hút vốn FDItrên nhiều lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, thươngmại… Nhờ đó đã có sự gia tăng tích cực trong thu hút FDI Giai đoạn 2018

- 2021, Thủ đô Viêng Chăn thu hút 40 dự án FDI với vốn đăng ký đạt305,0 triệu USD Trong giai đoạn 2022 - 2026 dự án đăng ký vốn FDI có

sự tăng đột biến so với giai đoạn trước đó việc thu hút FDI của Thủ đô có

sự tăng trưởng đột biến về số dự án thu hút cũng như số vốn đầu tư đăng ký

so với giai trước đó Cụ thể, trong giai đoạn 2022 - 2026, Thủ đô ViêngChăn đã có 118 dự án FDI đăng ký đầu tư (bằng 295% so với giai đoạn

2018 - 2021); tổng vốn đạt 1.065,6 triệu USD (bằng 349,3% so với giaiđoạn 2018 - 2021) [Bảng 2.1] Riêng Trung Quốc tính đến 2021 đã đầu tưvào Lào tổng cộng hơn 10 tỷ USD, trong đó riêng Thủ đô Viêng Chănchiếm đa số (gần 40% tổng vốn) với 9 lĩnh vực đầu tư

Trang 34

Bảng 2.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thủ đô Viêng Chăn giai đoạn 2018-2021

Đơn vị tính: Triệu USDn v tính: Tri u USDị tính: Triệu USD ệu USD

T

T

Dự án

Tổng vốn

Dự án

Tổng vốn

Dự án

Tổng vốn

Dự án

Tổng vốn

Thứ hai, số lượng vốn FDI theo từng giai đoạn có xu hướng tăng lên

Luỹ kế tính đến tháng 6 năm 2018 trên địa bàn Thủ đô Viêng Chăn

có 141 dự án FDI với vốn đăng ký 2.171,4 triệu USD Trong đó, các khucông nghiệp của Thủ đô có 109 dự án FDI với vốn đăng ký 2.042,11 triệuUSD; bên ngoài các khu công nghiệp có 32 dự án FDI với tổng vốn đăng

ký 129,37 triệu USD Trong đó có một số dự án lớn như: dự án Viettel liêndoanh với đối tác Lào Asia Telecom trong xây dựng mạng di động thươnghiệu Unitel tại Thủ đô Viêng Chăn; Dự án sản xuất xe gắn máy của Công

Trang 35

ty TNHH Honda Lào; dự án sản xuất điện tử dân dụng của Công ty TNHHAnam Electronics Lào; dự án sản xuất thiết bị điện tử và đèn LED củaCông ty KMW Lào; dự án sản xuất rơ-le nhiệt cho ô-tô và xe máy củaCông ty TNHH Nippon Thermostat Lào; dự án sản xuất nước giải khát củaCông ty TNHH Number One Lào; dự án sản xuất sữa của Công ty NutifoodLào; Dự án đầu tư của công ty Sữa cô gái Hà Lan tại Lào Vốn đầu tưnước ngoài được thu hút vào Thủ đô Viêng Chăn chủ yếu tập trung trongngành công nghiệp với tổng số 109 dự án; tiếp đến là hoạt động thương mạivới 38 dự án; cuối cùng là ngành nông nghiệp với 4 dự án Trong đó,những ngành nghề thu hút FDI nhiều nhất phải kể đến sản xuất xe máy vàsản xuất linh kiện xe máy, điện thoại, điện tử với 23 dự án; Sản xuất vậtliệu xây dựng với 10 dự án; Sản xuất đồ nhựa phục vụ tiêu dùng với 19 dựán; các lĩnh vực khác: năng lượng, bao bì với 8 dự án; chế biến thực phẩm

7 dự án Riêng các nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc đầu tư chủ yếu vàonhóm ngành công nghiệp: điện, điện tử, linh kiện ô tô, xe gắn máy, sảnxuất sản phẩm từ nhựa, đồ trang sức, đồ chơi trẻ em

Hai là, tiến độ thực hiện, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các dự án

có vốn FDI trên địa bàn Thủ đô được đảm bảo tốt

Thứ nhất, về cơ bản các dự án có vốn FDI được triển khai đảm bảo

đúng tiến độ cam kết

Hầu hết các dự án sau khi hoàn thiện các thủ tục về đầu tư, đất đai,xây dựng đều triển khai ngay dự án đầu tư, đảm bảo tiến độ theo đúng camkết Tỷ lệ lấp đầy các doanh nghiệp có vốn đấu tư nước ngoài ở các khucông nghiệp trên địa bàn Thủ đô Viêng Chăn đạt tỷ lệ cao Các dự án đầu

tư nước ngoài trên địa bàn Thủ đô Viêng Chăn vào các lĩnh vực quan trọngnhư kết cấu hạ tầng; công nghiệp công nghệ cao; công nghiệp chế biến;điện; điện tử… thường có số vốn cam kết đầu tư lớn đều có sự quan tâm

Trang 36

đặc biệt của chính quyền Thủ đô về cơ chế, chính sách và các điều kiệntriển khai thực hiện Vì vậy, các nhà đầu tư nước ngoài có điều kiện tậptrung triển khai dự án theo đúng cam kết về tiến độ thời gian và giải ngânvốn Nhiều dự án lớn triển khai đạt và vượt tiến độ thời gian từ 6 tháng đến

12 tháng như dự án liên doanh giữa Viettel với đối tác Lào Asia Telecomtrong khai trương thương hiệu Unitel tại Thủ đô Viêng Chăn; dự án sảnxuất điện tử dân dụng của Công ty TNHH Anam Electronics Lào; dự ánsản xuất rơ-le nhiệt cho ô-tô và xe máy của Công ty TNHH NipponThermostat Lào; dự án sản xuất sữa của Công ty Nutifood Lào; dự án sảnxuất xe gắn máy của Công ty TNHH Honda Lào; dự án sản xuất nước giảikhát của Công ty TNHH Number One Lào Các dự án lớn về kết cấu hạtầng như điện, đường sắt cao tốc kết nối Thủ đô Viêng Chăn đều được triểnkhai đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, đóng góp to lớn cho phát triển kinh

tế xã hội trên địa bàn Thủ đô

Thứ hai, sản xuất kinh doanh ở các dự án có vốn đầu tư nước ngoài có

hiệu quả tốt

Đối với quốc gia đang phát triển có thu nhập trung bình thấp như Lào,việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân nói chung vàngười dân trên địa bàn Thủ đô luôn là bài toán nan giải Trong khi trình

độ công nghệ, trình độ đội ngũ nhân lực hạn chế, khả năng đáp ứng vềvốn đầu tư thấp thì việc mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, thu hút vốn đầu

tư nước ngoài là kênh hiệu quả để phát triển, nâng cao trình độ côngnghệ của nền kinh tế Những năm qua thu hút vốn đầu tư trực tiếp vàoThủ đô Viêng Chăn luôn chú trọng mục tiêu tạo cơ hội cho người dân có

cơ hội tiếp cận việc làm nhiều hơn, nâng cao thu nhập, nâng cao mứcsống và chất lượng cuộc sống Đầu tư nước ngoài trên địa bàn Thủ đôtăng trưởng cũng đặt ra yêu cầu rất cao về trình độ quản lý, trình độ công

Trang 37

nghệ, trình độ của đội ngũ nhân lực trong các ngành, lĩnh vực mà đối tácnước ngoài đầu tư Vì vậy, có thể khẳng định vốn đầu tư nước ngoàiđóng vai trò rất quan trọng trong tăng năng suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh,trực tiếp, gián tiếp tạo việc làm, xây dựng, hình thành các kỹ năng mềm chongười lao động, giúp đào tạo đội ngũ nhân lực đáp ứng yêu cầu sản xuất trongđiều kiện hội nhập Theo thống kê của Sở Kế hoạch Đầu tư Thủ đô thì thu nhậpbình quân nói chung của người lao động trên địa bàn giai đoạn 2018-2021 đạt

2664 USD/người/năm Trong khi đó, thu nhập bình quân của người lao độngtrong khối doanh nghiệp có vốn đầu tư FDI giai đoạn 2018-2021 là 6000 USD/người/năm, cao gấp hơn 2,25 lần thu nhập bình quân chung của người lao độngtrên địa bàn Thủ đô Điều đó cũng khẳng định hiệu quả sản xuất, kinh doanhvượt trội của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI so với các khuvực kinh tế khác trên địa bàn Thủ đô Nhờ đó, khu vực có vốn FDI trở thànhkhu vực tăng trưởng nhanh nhất, tạo hiệu ứng lan tỏa trong nhiều lĩnh vực kinh

tế khác, giúp cho tăng trưởng GDP của Thủ đô luôn giữ vị trí hàng đầu so với

cả nước [Bảng 2.2]

Vốn FDI đóng góp tích cực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xãhội của Thủ đô Viêng Chăn trong 5 năm qua Trong đó, có đóng góp lớn vàogiá trị sản xuất chung, trong đó: đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệptrung bình qua các năm chiếm trên 48%; đóng góp vào thu ngân sách chiếm48- 50%; đóng góp vào giá trị xuất khẩu chiếm từ 48 -50% Cơ cấu kinh tếchuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, nếunhư năm 2017, cơ cấu kinh tế trên địa bàn Thủ đô là: nông nghiệp: 34,56%,công nghiệp - xây dựng: 22,24%, dịch vụ: 28,58% thì đến năm 2018 cơ cấukinh tế của Thủ đô là nông nghiệp: 31,38%, công nghiệp - xây dựng: 33,20%,dịch vụ: 28,43% [Bảng 2.3] Như vậy, thông qua hiệu quả sản xuất, kinhdoanh của các dự án đầu tư nước ngoài trên địa bàn Thủ đô đã thúc đẩy kinh tế

Trang 38

Thủ đô phát triển, tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô theo hướng hiệnđại, hiệu quả.

Bảng 2.2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế các tỉnh, thành phố của Lào có đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 2018-2021

Đơn vị tính: Triệu USDn v tính: %ị tính: Triệu USD

mô lớn, lĩnh vực quan trọng đều được thực hiện trên địa bàn Thủ đô Viêng Chăn Sốlượng dự án cũng như tổng vốn đầu tư có sự gia tăng qua các năm, điển hình có một sốquốc gia như Việt Nam, Thái Lan, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Austraylia Trong đómột số quốc gia như Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc luôn giữ vị trí dẫn đầu về đầu tư FDIvào địa bàn Thủ đô Viêng Chăn cả về số lượng dự án và tổng số vốn đăng ký đầu tư

Về lĩnh vực đầu tư

Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thủ đô Viêng Chăn đa dạng trên tất cảcác lĩnh vực của nền kinh tế Trong đó nhiều dự án tập trung vào lĩnh vực

Trang 39

công nghiệp có trình độ công nghệ cao như sản xuất linh kiện điện tử; sảnxuất xe máy, linh kiện xe máy, điện thoại, năng lượng, chế biến thực phẩm;khai khoáng [Bảng 2.3] Trong đó có nhiều nhà đầu tư đa dạng nhiều lĩnhvực, ngành nghề như Trung Quốc; Việt Nam; Hàn Quốc Riêng Trung Quốc

đã đầu tư tới 9 lĩnh vực gồm: dịch vụ; điện lực; khai khoáng; công nghiệp;giáo dục; thương mại; tư vấn; y tế [Bảng 2.4] Việt Nam là quốc gia đầu tưnhiều lĩnh vực ở Lào nói chung và ở Thủ đô Viêng Chăn nói riêng Tính đến

2023 tổng vốn đăng kí đầu tư từ Việt Nam vào Lào là 5,1 tỷ USD, trong đóphần lớn là đầu tư các dự án ở nhiều lĩnh vực kinh tế như công nghiệp, xâydựng, dịch vụ, thương mại, bán buôn, bán lẻ, dịch vụ hỗ trợ, dịch vụ logicticstại Thủ đô Viêng Chăn Nhìn chung tổng thể các quốc gia đầu tư trực tiếp vàoThủ đô trên một số lĩnh vực sau:

Trong công nghiệp: Thủ đô Viêng Chăn ưu tiên thu hút FDI để phát

triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, sản phẩm có giá trị giatăng cao, có ưu thế cạnh tranh, thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng;đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, dược phẩm.Thủ đô Viêng Chăn đã tập trung thu hút doanh nghiệp của các nước côngnghiệp phát triển, nhất là các doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu.Bên cạnh việc duy trì, ổn định lĩnh vực công nghiệp vật liệu xây dựng, pháttriển hợp lý về quy mô, công suất các sản phẩm vật liệu xây dựng mới,không nung, Thủ đô hạn chế khai thác khoáng sản thô, sản xuất vật liệuxây dựng nung, các ngành công nghiệp chế biến công nghệ không tiên tiến,quy mô nhỏ Thủ đô Viêng Chăn chú trọng thu hút doanh nghiệp đầu tưvào các KCN, cụm công nghiệp đã có lợi thế về hạ tầng; không khuyếnkhích, hạn chế thu hút FDI ngoài các khu, cụm công nghiệp Đồng thời,Thủ đô Viêng Chăn điều chỉnh quy hoạch phát triển các KCN và cơ chế

quản lý các KCN mà Nhà nước đầu tư hạ tầng Trong nông nghiệp, Thủ đô

Viêng Chăn ưu tiên thu hút các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao,xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, trồng cây dược liệu; xây dựng các trung tâm ứng

Trang 40

dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp và nông thôn địa bàn ven đô Cùngvới đó, Thủ đô Viêng Chăn tăng cường hợp tác với Nhật Bản, Israel và kêu gọi vàhợp tác chặt chẽ với các tập đoàn lớn để phát triển nhanh ngành công nghiệp bò

sữa, chế biến, tiêu thụ thực phẩm có nguồn gốc từ nông sản… Trong lĩnh vực dịch

vụ, Thủ đô Viêng Chăn chú trọng thu hút FDI vào các trọng tâm là dịch vụ y tế,

giáo dục - đào tạo, du lịch và dịch vụ hỗ trợ phát triển công nghiệp với mục tiêu xâydựng Thủ đô Viêng Chăn trở thành Trung tâm đào tạo nguồn nhân lực, Trung tâm

Y tế chất lượng cao cho cả nước

Mục đích thu hút FDI của Thủ đô Viêng Chăn phù hợp với định hướngchung của Đảng, Nhà nước: “Thu hút mạnh đầu tư nước ngoài, nhất là các dự án

có công nghệ cao, thân thiện môi trường, sản phẩm có giá trị gia tăng và tỷ lệ nộiđịa hóa cao, tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu thúc đẩy cơ cấu lạinền kinh tế” [51, tr.1] Đây là cơ sở để Thủ đô thực hiện định hướng về nguồnvốn và nước đầu tư Nhật Bản, Hoa Kỳ và các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộckhu vực Đông Bắc Á gồm Hàn Quốc; Đài Loan, Hồng Kông (Trung Quốc) lànhững nhà đầu tư được ưu tiên trong thu hút FDI vào Thủ đô Viêng Chăn thờigian qua Ngoài ra, các nước thuộc khối ASEAN, EU cũng được chú trọng

Bảng 2.3 Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

ở các lĩnh vực vào Thủ đô Viêng Chăn, giai đoạn 2018-2021

Đơn vị tính: Triệu USDn v tính: USDị tính: Triệu USD

TT Lĩnh vực đầu tư Tổng số dự án Tổng vốn đầu tư

Ngày đăng: 05/10/2024, 12:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phạm Văn Bái (2014), Huy động vốn cho phát triển giao thông nông nghiệp ở Ninh Bình, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Huy động vốn cho phát triển giao thông nông nghiệpở Ninh Bình
Tác giả: Phạm Văn Bái
Năm: 2014
2. Bun Thăn Xen Nha Xay (2005), “Tỉnh Phông Xả Li quan tâm các dự án phát triển nông nghiệp hàng hóa”, Tạp chí A Luon May, số 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tỉnh Phông Xả Li quan tâm các dự ánphát triển nông nghiệp hàng hóa”, "Tạp chí A Luon May
Tác giả: Bun Thăn Xen Nha Xay
Năm: 2005
3. Bun Ti Đệt Vông Xỏn (2008), “Vài suy nghĩ để điều chỉnh đầu tư Nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp trong những năm trước mắt”, Tạp chí A Luon May, Số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vài suy nghĩ để điều chỉnh đầu tư Nhànước trong lĩnh vực nông nghiệp trong những năm trước mắt”, "Tạp chíA Luon May
Tác giả: Bun Ti Đệt Vông Xỏn
Năm: 2008
4. Bun Thôm Phôm Mạ Vông Sỉ (2008), Vốn đầu tư của Nhà nước vào sự phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế ở Tỉnh Sa La Văn, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học Viện Chính Trị quốc gia, Viêng Chăn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vốn đầu tư của Nhà nước vào sựphát triển kết cấu hạ tầng kinh tế ở Tỉnh Sa La Văn
Tác giả: Bun Thôm Phôm Mạ Vông Sỉ
Năm: 2008
5. Bùi Việt Cường (2021), “Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam” Tạp chí Phát triển bền vững vùng, số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quảđầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam” "Tạp chí Phát triển bền vữngvùng
Tác giả: Bùi Việt Cường
Năm: 2021
6. Chôm Mạ Ly Lít Đa Thong (2016), Huy động vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế ở tỉnh Hua Phăn, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Luận văn thạc sỹ Kinh tế chính trị, Học viện chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Huy động vốn cho phát triển kết cấuhạ tầng kinh tế ở tỉnh Hua
Tác giả: Chôm Mạ Ly Lít Đa Thong
Năm: 2016
7. Nguyễn Đức Chung (2018), “30 năm thu hút FDI và công tác quản lý sau cấp phép tại thành phố Hà Nội”, Kỷ yếu Hội nghị 30 năm thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: Tầm nhìn và cơ hội trong kỷ nguyên mới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 30 năm thu hút FDI và công tác quản lý saucấp phép tại thành phố Hà Nội”, "Kỷ yếu Hội nghị 30 năm thu hút đầutư nước ngoài tại Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đức Chung
Năm: 2018
8. Huỳnh Ngọc Chương (2012), “Ảnh hưởng của môi trường thể chế đến dòng vốn FDI vào Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2000 - 2011”, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, số 81 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của môi trường thể chế đếndòng vốn FDI vào Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2000 - 2011”,"Tạp chí Công nghệ Ngân hàng
Tác giả: Huỳnh Ngọc Chương
Năm: 2012
9. Mai Ngọc Cường (1994), Lịch sử tư tưởng kinh tế, Nxb Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử tư tưởng kinh tế
Tác giả: Mai Ngọc Cường
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội vànhân văn
Năm: 1994
10. Nguyễn Tiến Dũng (2015), “FDI gắn với mục tiêu phát triển bền vững”, Tạp chí Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội, số 119 Sách, tạp chí
Tiêu đề: FDI gắn với mục tiêu phát triển bền vững”,"Tạp chí Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội
Tác giả: Nguyễn Tiến Dũng
Năm: 2015
11. Đảng Cộng sản Lào, Văn kiện Hội nghị lần thứ Năm Ban chấp hành Trung ương khoá VII, Nxb Chính trị quốc gia, Lào, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ Năm Ban chấp hànhTrung ương khoá VII
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
12. Đảng Cộng sản Lào, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Lào, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
13. Đảng nhân dân cách mạng Lào, Văn kiện Hội nghị lần thứ Năm Ban chấp hành Trung ương khoá VI, Nxb Chính trị quốc gia, Lào, 1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ Năm Ban chấphành Trung ương khoá VI
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
14. Đảng nhân dân cách mạng Lào, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Chính trị quốc gia, Lào, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lầnthứ VI
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
15. Đảng nhân dân cách mạng Lào, Văn kiện Hội nghị lần thứ Bảy Ban chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Lào, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ Bảy Ban chấphành Trung ương khoá VIII
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
16. Đảng nhân dân cách mạng Lào, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Lào, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ IX
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
17. Đảng nhân dân cách mạng Lào, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Lào, 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lầnthứ X
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
18. Đảng nhân dân cách mạng Lào, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Lào, 2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lầnthứ XII
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
19. Nguyễn Ngọc Điệp (2013), “Hiệu quả tài chính của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các khu chế xuất và khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệu quả tài chính của doanh nghiệp có vốnđầu tư trực tiếp nước ngoài tại các khu chế xuất và khu công nghiệpThành phố Hồ Chí Minh”, "Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trịthế giới
Tác giả: Nguyễn Ngọc Điệp
Năm: 2013
20. Nguyễn Đức Độ (2002), Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và vai trò của nó đối với củng cố quốc phòng ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị - quân sự, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và vai trò củanó đối với củng cố quốc phòng ở nước ta hiện nay
Tác giả: Nguyễn Đức Độ
Năm: 2002

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w