MỞ ĐẦU 3 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHIỆP MAY VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP MAY Ở TỈNH ĐỒNG NAI 12 1.1. Một số vấn đề chung về công nghiệp may 12 1.2. Quan niệm, tiêu chí đánh giá, các yếu tố tác động đến công nghiệp may ở tỉnh Đồng Nai 16 Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP MAY Ở TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2017 - 2022 31 2.1. Ưu điểm, hạn chế của công nghiệp may ở tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2017 - 2022 31 2.2. Nguyên nhân và những vấn đề đặt ra từ thực trạng công nghiệp may ở tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2017 - 2022 51 Chương 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP MAY Ở TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2030 65 3.1. Quan điểm phát triển công nghiệp may ở tỉnh Đồng Nai đến năm 2030 65 3.2. Giải pháp phát triển công nghiệp may ở tỉnh Đồng Nai đến năm 2030 73 KẾT LUẬN 93 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
Trang 1DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá CNH, HĐH
Doanh nghiệp nhỏ và vừa DNNVV
Trang 2Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHIỆP
MAY VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP MAY Ở
1.1 Một số vấn đề chung về công nghiệp may 12 1.2 Quan niệm, tiêu chí đánh giá, các yếu tố tác động đến
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP MAY Ở TỈNH
2.1 Ưu điểm, hạn chế của công nghiệp may ở tỉnh Đồng Nai
2.2 Nguyên nhân và những vấn đề đặt ra từ thực trạng công
nghiệp may ở tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2017 - 2022 51
Chương 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG
NGHIỆP MAY Ở TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2030 65 3.1 Quan điểm phát triển công nghiệp may ở tỉnh Đồng Nai
Trang 3Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, các sản phẩm về may mặc ngày càng hoàn thiện Cuộc cách mạng khoa học công nghiệp lần thứ Tư (CMCN 4.0) cùng với những phát minh khoa học trong lĩnh vực công nghiệp
đã giúp cho ngành CNM có sự phát triển vượt bậc CNM đã tạo ra số lượng sản phẩm may mặc lớn, nhiều chủng loại, mẫu mã, hàng hóa bảo đảm tốt, bền, đẹp, đáp ứng ngày càng cao thị hiếu của người tiêu dùng Chính vì vậy, thị trường hàng may mặc trên thế giới mở rộng, tính cạnh tranh ngày càng gay gắt
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, CNM phát triển nhanh chóng
và trở thành ngành quan trọng của nền kinh tế Với những đặc điểm về sử dụng nhiều lao động, vốn đầu tư không lớn, khả năng thu hồi nhanh, Việt Nam đã và đang phát triển mạng ngành CNM để nâng cao kim ngạch xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa, giải quyết nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần phát triển kinh tế đất nước
Quy hoạch phát triển ngành CNM của tỉnh Đồng Nai đã xác định:
“Mục tiêu phát triển từ nay đến năm 2030, ngành dệt may của Tỉnh trở thành
Trang 44
ngành công nghiệp quan trọng, tiếp tục đóng góp ổn định giá trị xuất khẩu của Tỉnh Riêng với ngành CNM: Phấn đấu tỉnh Đồng Nai trở thành trung tâm cung cấp dịch vụ về ngành may cho khu vực phía Nam” [39]
Thời gian qua, với chủ trương đúng đắn, đặc biệt là sự cố gắng, nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp và người lao động, CNM ở tỉnh Đồng Nai đã đặt được những thành tựu vượt bậc Tỷ trọng ngành CNM của Tỉnh luôn chiếm vị trí cao trong ngành công nghiệp dệt may của cả nước (chiếm 12,35% thị phần), CNM đã góp phần tạo ra nhiều việc làm, tìm hiểu mở rộng thị trường mới, đẩy mạnh xuất khẩu, bước đầu đã tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của ngành dệt may Tuy nhiên, CNM của tỉnh Đồng Nai tạo ra giá trị gia tăng thấp, chưa phát huy hết tiềm năng thế mạnh của Tỉnh, trong sản xuất còn phải nhập khẩu 50% - 60% nguyên phụ liệu, chỉ chú trọng đến phương thức gia công là chính với các nguyên liệu đầu vào do bên thuê gia công cung cấp
Với những lý do trên, nghiên cứu phát triển CNM có ý nghĩa cấp thiết
cả về lý luận và thực tiễn Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Phát triển công nghiệp
may ở tỉnh Đồng Nai hiện nay” làm nội dung nghiên cứu của luận văn thạc
sĩ chuyên ngành kinh tế chính trị
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Phát triển CNM là vấn đề quan trọng, cần thiết đối với phát triển bền vững của đất nước Những năm gần đây, đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu về lĩnh vực này ở các góc độ khác nhau, trong đó đáng chú ý một số công trình sau:
* Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển công nghiệp dệt may
Đoàn Thị Hải Ngân (2009), “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp may Thành phố Hồ Chí Minh” [31] Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về cạnh tranh, phân tích và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may Thành phố Hồ Chí Minh Tác giả đề
Trang 55
xuất giải pháp, kiến nghị thực hiện cụ thể, giúp các doanh nghiệp Thành phố
Hồ Chí Minh có thể nâng cao năng lực cạnh tranh để hội nhập kinh tế quốc tế
Từ đó, tăng khả năng xuất khẩu hàng may mặc vào các thị trường quốc tế
Lê Thị Tú Nga (2012), “Giải pháp phát triển ngành dệt may thành phố
Đà Nẵng” [30] Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản của ngành dệt may, làm rõ nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành dệt may Đánh giá những thành tựu và hạn chế trong phát triển ngành dệt may thành phố Đà Nẵng trên các mặt Đề xuất những giải pháp phát triển ngành dệt may thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2025
Trần Thị Vân Anh (2019), “Doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư” [1] Luận án đã đã đưa ra các khái niệm cơ bản về phát triển doanh nghiệp dệt may, CMCN 4.0 và các yếu
tố ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp trong bối cảnh CMCN 4.0, cũng như kinh nghiệm của các doanh nghiệp dệt may ở một số nước và bài học cho Việt Nam Luận án cũng chỉ rõ thực trạng, các vấn đề phát triển của doanh nghiệp dệt may Việt Nam Tác giả đánh giá cơ hội, thách thức đối với doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong bối cảnh CMCN 4.0, từ đó đề xuất những quan điểm, giải pháp chủ yếu nhằm phát triển doanh nghiệp dệt, may trong bối cảnh CMCN 4.0
Nguyễn Văn Quang (2019), “Chính sách xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam” [32] Luận án đã hệ thống hóa và làm rõ căn cứ lý thuyết và thực tiễn
về việc hoàn thiện chính sách đối với lĩnh vực xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam; phân tích chính sách đối với lĩnh vực xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam trong thời gian qua; đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách đối với lĩnh vực xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay, với mục tiêu nâng cấp chuỗi giá trị toàn cầu hàng may mặc của Việt Nam
Trang 66
Vũ Hải Quân (2020), “Vai trò của ngành dệt may đối với nền kinh tế Việt Nam” [33] Luận văn đã khái quát sự ra đời của ngành dệt may Việt Nam, vai trò trong từng giai đoạn phát triển của đất nước; phân tích cơ hội, thách thức của ngành dệt may khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng, tham gia và ký kết các hiệp định thương mại tự do, các rào cản thương mại được giảm xuống, thị trường xuất khẩu tiếp tục được mở rộng hơn nữa, mang đến những cơ hội phát triển mới cho ngành dệt may Việt Nam; Đề xuất một
số phương hướng, giải pháp phát huy và nâng cao vai trò của ngành dệt may đối với nền kinh tế, ngành dệt may là một trong những ngành công nghiệp đứng đầu đóng góp to lớn về kim ngạch xuất khẩu Việt Nam
Nguyễn Đức Hóa (2022), “Vai trò của ngành dệt may và thực trạng xuất khẩu hiện nay trong nền kinh tế” [23] Luận văn đã chí rõ vai trò của ngành dệt may đối với nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là sau khi tham gia, ký kết các Hiệp định thương mại tự do đối với các nước trên thế giới và nêu bật được những thành tựu, vị trí của ngành dệt may trong mỗi giai đoạn phát triển của đất nước và nhất là trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay
* Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may và phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may
Nguyễn Ngọc Sơn (2008), “Phát triển công nghiệp phụ trợ ngành dệt may Việt Nam” [40] Tác giả bài viết đã đưa ra và phân tích những quan niệm khác nhau về công nghiệp phụ trợ nói chung và công nghiệp phụ trợ ngành dệt may nói riêng Trên cơ sở đó, đi sâu làm rõ chủng loại các chi tiết, nguyên liệu, phụ liệu của công nghiệp phụ trợ tương ứng với mỗi giai đoạn khác nhau trong chuỗi giá trị ngành dệt may: Giai đoạn kéo sợi và dệt vải; giai đoạn nhuộm, in hoa và hoàn tất; giai đoạn may mặc, thời trang và hoàn tất sản phẩm Từ việc đánh giá thực trạng công nghiệp phụ trợ ngành dệt may Việt Nam, tác giả bài viết đã đưa ra một số kiến nghị, giải pháp cụ thể góp phần
thúc đẩy phát triển công nghiệp phụ trợ ngành dệt may trong giai đoạn tới
Trang 77
Viện nghiên cứu Chiến lược và chính sách công nghiệp - Bộ Công nghiệp (2011), “Công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may Việt Nam” [4] Nhóm tác giả đã đánh giá tổng quan thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may, đi sâu phân tích năng lực các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may trên các mặt như: năng lực tài chính, năng lực công nghệ, thị trường, nguồn nhân lực… từ đó đánh giá tiềm năng, lợi thế phát triển của ngành dệt may Việt Nam Nhóm các tác giả cũng đã nghiên cứu các mối liên kết trong ngành dệt may nước ta; rút ra kinh nghiệm tạo lập các mối liên kết phù hợp, đưa ra các giải pháp thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may phát triển, trong đó nhấn mạnh nhóm giải pháp nâng cao năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may và tăng cường khả năng liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành
Nguyễn Thị Dung Huệ (2012), “Phát triển công nghiệp hỗ trợ dệt may của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” [24] Trên cơ sở phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận về phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may, chỉ ra những thời cơ, thách thức đối với ngành dệt may Việt Nam nói chung và ngành công nghiệp hỗ trợ dệt may nói riêng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, tác giả luận án đã đánh giá thực trạng công nghiệp hỗ trợ dệt may nước ta thời gian qua dưới góc độ chuyên ngành kinh tế thế giới và quan
hệ kinh tế quốc tế Dựa trên định hướng phát triển chung của Nhà nước cho
sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam và quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may, tác giả đã đề xuất một hệ thống các giải pháp góp phần phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may nước ta đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế trong tình hình mới
Đỗ Trần Tuấn Lộc (2015), “Các yếu tố tác động đến phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may tỉnh Đồng Nai” [27] Luận văn đã phân tích sự
ra đời của ngành công nghiệp hỗ trợ, hình thành quan niệm và đặc điểm của công nghiệp hỗ trợ cũng như vai trò của nó đối sự phát triển công nghiệp hỗ
Trang 88
trợ ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Đồng Nai nói riêng; phân tích cụ thêt các yếu tố như: năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; môi trường chính sách - thể chế; thị trường; chất lượng nguồn nhân lực và chính sách thu hút đầu tư vào ngành công nghiệp hỗ trợ Đã có những phân tích sâu sắc các yếu tố tác động, từ đó đề xuất những giải pháp có tính khả thi cao để góp phần phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ở tỉnh Đồng Nai
Đỗ Tuấn Long (2016), “Đầu tư phát triển công nghiệp phụ trợ ngành dệt may: càng chậm, càng thua thiệt” [28] Tác giả đánh giá những thời cơ, thách thức đối với ngành dệt may Việt Nam nói chung và Tập đoàn Dệt may Dệt may Việt Nam nói riêng (Vinatext) khi hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA) được ký kết Trên cơ sở phân tích khái quát thực trạng công nghiệp phụ trợ ngành dệt may của Vinatext, tác giả đã làm rõ một số biện pháp cụ thể nhằm tăng cường đầu tư phát triển công nghiệp phụ trợ, để ngành dệt may Việt Nam nói chung và Tập đoàn Dệt may Việt Nam nói riêng vươn lên tầm cao mới, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu
mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng toàn diện và sâu rộng
Nguyễn Chí Công (2019), “Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may ở thành phố Hồ Chí Minh” [8] Tác giả đã làm rõ một số vấn đề chung về công nghiệp dệt may và công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may; đưa ra quan niệm, nội dung và những nhân tố tác động đến phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may ở thành phố Hồ Chí Minh Trên cơ sở phân tích sâu sắc những thành tựu, hạn chế phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may ở thành phố Hồ Chí Minh; chỉ ra những nguyên nhân của thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra cần giải quyết Từ đó đề xuất phương hướng và một số giải pháp cơ bản phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may ở thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới
Đinh Mai Hương (2021), “Công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu” [25] Luận văn khái quát vai trò quan trọng của
Trang 99
ngành dệt may trong nền kinh tế cũng như những thách thức trong việc tăng cường năng lực cạnh tranh và giá trị gia tăng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt là trong bối cảnh chi phí lao động tăng cao Đề xuất một số giải pháp giúp ngành dệt may Việt Nam cải thiện hiệu quả kinh doanh và tối ưu hóa chi phí sản xuất, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may đã trở thành một phần không thể thiếu trong chuỗi giá trị Công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may Việt Nam cùng với ngành dệt may trở thành một phần quan trọng của chuỗi giá trị toàn cầu, đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới
Như vậy, các công trình khoa học nêu trên đã đề cập đến những khía cạnh khác nhau của công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may và phát triển công nghiệp dệt may nói chung Đây là những tài liệu quan trọng làm cơ sở để tác giả tham khảo, kế thừa, phát triển trong triển khai nghiên cứu luận văn của mình Tuy nhiên, ở phạm vi cấp tỉnh đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu vấn đề phát triển CNM ở tỉnh Đồng Nai dưới góc độ luận văn thạc
sĩ, chuyên ngành Kinh tế chính trị Vì vậy, việc lựa chọn vấn đề nghiên cứu của tác giả là cần thiết và không trùng lặp với các công trình đã được công bố
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn về CNM ở tỉnh Đồng Nai; trên
cơ sở đó, đề xuất quan điểm và giải pháp phát triển CNM ở tỉnh Đồng Nai đến năm 2030
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tích, làm rõ một số vấn đề lý luận về CNM và phát triển CNM ở tỉnh Đồng Nai
Đánh giá thực trạng CNM ở tỉnh Đồng Nai; chỉ rõ những nguyên nhân thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra cần giải quyết
Đề xuất quan điểm, giải pháp phát triển CNM ở tỉnh Đồng Nai đến năm 2030
Trang 1010
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Ngành công nghiệp may
* Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: tập trung nghiên cứu ngành CNM bao gồm: số lượng, quy mô; chất lượng; cơ cấu ở doanh nghiệp
Về không gian: ở tỉnh Đồng Nai
Về thời gian: Các số liệu, tư liệu đánh giá thực trạng được thực hiện chủ yếu từ năm 2017 đến năm 2022; đề xuất quan điểm, giải pháp phát triển CNM đến năm 2030
5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách của Nhà nước về công nghiệp nói chung và CNM nói riêng
* Cơ sở thực tiễn
Luận văn được hoàn thành dựa trên cơ sở khảo sát thực tiễn vai trò của CNM đối với sự phát triển ở tỉnh Đồng Nai; các báo cáo, thống kê về phát triển CNM ở tỉnh Đồng Nai; các số liệu phản ánh của các tổ chức về vai trò của CNM
đối với phát triển ở tỉnh Đồng Nai trong thời gian từ năm 2017 đến năm 2022
* Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, trừu tượng hóa khoa học, kết hợp lôgic - lịch sử; vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học xã hội như thống kê - so sánh; phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa số liệu thu thập được
6 Ý nghĩa của đề tài luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận
và thực tiễn của CNM đối với phát triển KT - XH nói chung và đối với phát
Trang 1111
triển KT - XH ở tỉnh Đồng Nai nói riêng; đồng thời luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập môn kinh tế chính trị Mác - Lênin
7 Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm: Mở đầu, 03 chương (06 tiết), kết luận và danh mục tài liệu tham khảo
Trang 1212
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHIỆP MAY
VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP MAY Ở TỈNH ĐỒNG NAI
1.1 Một số vấn đề chung về công nghiệp may
1.1.1 Quan niệm công nghiệp may
Ở các nước đang phát triển, công nghiệp là ngành kinh tế có vai trò quan trọng trong cơ cấu: công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ của nền kinh tế quốc dân Công nghiệp phát triển thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, đẩy nhanh quá trình xã hội hóa sản xuất, mở rộng thị trường, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế và quá trình đô thị hóa
Đối với Việt Nam, phát triển công nghiệp là yếu tố quan trọng nhằm thúc đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH đất nước, góp phần xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
Theo Từ điển bách khoa toàn thư: Công nghiệp là một bộ phận của nền
kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật chất mà sản phẩm được “chế tạo, chế biến” cho nhu cầu tiêu dùng hoặc hoạt động kinh doanh tiếp theo Đây là hoạt động kinh tế, sản xuất quy mô lớn, được sự thúc đẩy mạnh mẽ của các tiến bộ công nghệ, khoa học kỹ thuật
Theo Từ điển tiếng Việt: Công nghiệp (hoặc kỹ nghệ) là toàn thể những hoạt
động kinh tế nhằm khai thác các tài nguyên và các nguồn năng lượng và chuyển biến các nguyên liệu - gốc động vật, thực vật hay không vật thành sản phẩm
Ngoài ra, khi đề cập đến công nghiệp không thể không nhắc đến công nghiệp sửa chữa - ngành công nghiệp xuất hiện sau công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến Là toàn thể những hoạt động kinh tế nhằm khôi phục giá trị sử dụng của sản phẩm được tiêu dùng trong quá trình sản xuất
và sinh hoạt
Trang 1313
Từ kết quả trên cho thấy, công nghiệp bao gồm ba hoạt động chủ yếu: (1) Hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên tạo ra nguồn nguyên liệu nguyên thủy như khoáng sản, động thực vật, tách đối tượng lao động ra khỏi thiên nhiên; (2) hoạt động sản xuất và chế biến các tài nguyên có được từ khai thác, làm thay đổi hoàn toàn về chất các nguyên liệu ban đầu để biến chúng thành những sản phẩm tương ứng hoặc nguồn nguyên liệu tiếp theo để sản xuất ra các sản phẩm khác phục vụ nhu cầu đa dạng của con người; (3) hoạt động sửa chữa, khôi phục giá trị sử dụng của sản phẩm được tiêu dùng trong quá trình sản xuất và trong quá trình sinh hoạt
Trong ba hoạt động trên, hoạt động khai thác là hoạt động khởi đầu của toàn bộ quá trình công nghiệp, tách đối tượng lao động ra khỏi môi trường tự nhiên Hoạt động chế biến là hoạt động thứ hai có đặc điểm làm thay đổi hoàn toàn về chất các nguyên liệu nguyên thủy và có thể tạo ra các sản phẩm tương ứng hoặc có thể từ nhiều loại nguyên liệu khác để sản xuất ra một sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong sinh hoạt hoặc sản xuất Hoạt động sửa chữa là hoạt động thứ ba, là hoạt động không thể thiếu khi đề cập đến công nghiệp, nhằm khôi phục, kéo dài thời gian sử dụng các thiết bị, máy móc, tư liệu phục vụ lao động sản xuất và các sản phẩm dùng trong sinh hoạt; công nghiệp sửa chữa là ngành công nghiệp có sau công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến
Tác giả cho rằng: Công nghiệp may là ngành sản xuất nhằm thỏa mãn, đáp ứng nhu cầu về may mặc, thời trang của con người với những sản phẩm
đa dạng được thực hiện thông qua hệ thống sản xuất công nghiệp hiện đại, vừa bảo đảm về thẩm mỹ vừa bảo đảm về sản lượng sản xuất
1.1.2 Vai trò ngành công nghiệp may
Một là, CNM là một ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng
Với những lợi thế riêng biệt như: vốn đầu tư không lớn, thời gian thu hồi vốn nhanh, thu hút nhiều lao động và có nhiều điều kiện mở rộng thị
Trang 1414
trường trong và ngoài nước với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế khác nhau, ngành CNM Việt Nam ngày càng tạo khối lượng hàng hóa lớn, phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; ra nhiều giá trị gia tăng, chiếm vị trí, vai trò, tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập quốc dân
Hai là, CNM là ngành sử dụng nhiều lao động
CNM là ngành sử dụng nhiều lao động nhất trong những ngành công nghiệp của nước ta hiện nay Lao động trong ngành chủ yếu là lao động phổ thông, lao động nữ và lao động ở các vùng nông thôn Đây là những lao động chiếm tỷ lệ lớn và có nguy cơ thất nghiệp cao trong lực lượng lao động của nước ta Chính vì thế ngành CNM có vai trò to lớn trong việc giải quyết công
ăn việc làm, giảm thiểu tình trạng thất nghiệp và tạo ra thu nhập ổn định cho hàng triệu lao động Việt Nam
Ba là, CNM là một ngành xuất khẩu chủ lực của nước ta
May mặc là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của nước ta Kim ngạch xuất khẩu hàng năm lớn, chiếm khoảng 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, chỉ đứng sau điện thoại các loại và linh kiện, máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu dệt may trung bình đạt trên 20%, đóng góp một phần lớn vào kết quả tăng trưởng xuất khẩu nói riêng và tăng trưởng kinh tế nói chung của cả nước Hàng năm, ngành CNM xuất khẩu của Việt Nam đem về một khoản ngoại tệ lớn cho quốc gia, tạo điều kiện cho ngành đổi mới máy móc, nâng cấp trang thiết bị, công nghệ hiện đại từ các nước tiên tiến, cũng như đảm bảo về vấn đề nhập khẩu nguyên phụ liệu chất lượng cao mà trong nước chưa cung ứng được để phục vụ cho gia công xuất khẩu và sản xuất các sản phẩm thời trang cao cấp, từng bước xây dựng thương hiệu cho dệt may và thời trang Việt Nam, tăng giá trị trong mỗi sản phẩm, nâng cao tỷ suất lợi nhuận trong ngành, từ đó góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế
Trang 15có điều kiện “ăn ngon mặc đẹp” Chính vì thế nhu cầu về may mặc của người dân Việt Nam ngày càng gia tăng cả về số lượng và chất lượng Sự phát triển của ngành CNM trong nước hiện đã và đang đáp ứng được một phần lớn nhu cầu của gần 100 triệu người dân Việt Nam
Năm là, CNM góp phần nâng cao vị thế quốc gia trong nền kinh tế thế giới
Hiện nay, Việt Nam là một trong 10 các quốc gia xuất khẩu sản phẩm may mặc lớn nhất trên thế giới, là quốc gia duy nhất có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sản phẩm dệt may ở mức hai con số trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế năm vừa qua Không chỉ có những thành tựu về mặt số lượng, sản phẩm may mặc của Việt Nam còn khẳng định tên tuổi, mẫu mã, chất lượng các sản phẩm của mình trên thị trường thế giới Ngày càng xuất hiện nhiều hơn những thương hiệu thời trang của Việt Nam, mang đậm phong cách riêng của các nhà thiết kế và được công nhận trên thị trường thời trang cao cấp thế giới
Từ những phân tích trên cho thấy ngành CNM có một vị trí vô cùng quan trọng trong nền kinh tế và đời sống, xã hội Việt Nam Ngành đã tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân Sản phẩm trong ngành đáp ứng phần lớn nhu cầu tiêu dùng hàng may mặc trong nước, đóng góp không nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước
Trang 1616
1.2 Quan niệm, tiêu chí và các yếu tố tác động đến công nghiệp may ở tỉnh Đồng Nai
1.2.1 Quan niệm công nghiệp may ở tỉnh Đồng Nai
Do hình thành và phát triển từ lâu nên sản phẩm của CNM có sức ảnh hưởng lớn trên thị trường Ở Việt Nam cũng như thế giới, may mặc luôn đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế Hiện nay, ngành CNM đang được định hướng phát triển thành một trong những ngành kinh tế trọng điểm để vừa đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, vừa đáp ứng tiêu dùng trong nước và tạo việc làm cho
lượng lớn người lao động
Ngành CNM hoạt động dựa trên nguyên tắc đặc thù là sản xuất sản phẩm nhằm thỏa mãn, đáp ứng nhu cầu về thời trang của con người Với những phát triển của dây chuyền, công nghệ sản xuất cũng như tay nghề của người lao động thì CNM tại Việt Nam và thế giới đang ngày càng hiện đại,
chất lượng, sản phẩm có thẩm mỹ cao
Công nghiệp may ở tỉnh Đồng Nai là ngành công nghiệp chủ yếu trong
đó sử dụng nhiều lao động kết hợp với hệ thống cơ sở hạ tầng, máy móc, công nghệ may, tạo ra sản phẩm may mặc, trực tiếp phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong Tỉnh, thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu
Nội hàm quan niệm trên cho thấy:
Một là, CNM ở tỉnh Đồng Nai cũng có vai trò đặc biệt to lớn, góp phần
thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa của Tỉnh Ngành CNM tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, góp phần giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp, mang đến đời sống ấm no cho người dân Hơn nữa, với sự đóng góp lớn vào GRDP, tỉnh Đồng Nai xem ngành CNM là tiền đề để phát triển những ngành công nghiệp
khác, từ đó ổn định KT - XH và nâng cao mức sống cho người lao động
Hai là, CNM ở tỉnh Đồng Nai đẩy mạnh sản xuất, hướng tới xuất khẩu
mang lại nguồn thu ngoại tệ ổn định, từ đó, mua thêm trang thiết bị, hiện đại hóa ngành may và mang lại hiệu quả về kinh tế lớn hơn CNM còn tác động
Trang 1717
trực tiếp đến những ngành hàng khác như vận chuyển, sản xuất bao bì, phân phối, dịch vụ,… Mối quan hệ đan xen đó góp phần tạo giá trị kinh tế vượt trội, thúc đẩy nhau cùng phát triển
Ba là, CNM ở tỉnh Đồng Nai tạo ra nhiều sản phẩm, đa dạng về mẫu
mã, chủng loại đáp ứng tốt nhu cầu người tiêu dùng
Sản phẩm may mặc là nhu cầu thường nhật của mọi người, bất kỳ tầng lớp nào cũng cần mua sắm quần áo, giày dép để học tập, làm việc và bảo vệ
cơ thể Hiện nay, may mặc còn góp phần thể hiện phong cách, nhu cầu thời trang của người tiêu dùng Những sản phẩm từ ngành CNM mang nhiều kiểu dáng, màu sắc phong phú Điều này đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của người tiêu dùng, thời trang không chỉ là mảnh áo che thân mà còn thể hiện được tính dân tộc, tính hòa hợp quốc tế
Bốn là, CNM ở tỉnh Đồng Nai là ngành mang lại thu nhập ổn định cho
cả doanh nghiệp và người lao động
Đối với doanh nghiệp: là chủ thể kinh tế được hưởng lợi nhiều nhất khi
ngành CNM phát triển Lợi nhuận thu về từ ngành CNM là rất lớn, góp phần tạo nền tảng vững chắc cho doanh nghiệp để có khả năng phát triển lâu dài cũng như chuyển dịch cơ cấu và nâng cao năng lực cạnh tranh với những doanh nghiệp khác ở Đồng Nai cũng như khu vực Đông Nam Bộ và Việt Nam
Đối với người lao động: Không chỉ góp phần giảm thiểu thất nghiệp,
ngành CNM còn là tiền đề để phát triển nhân lực, tạo ra những người lao động có tay nghề cao Một số vị trí mà một xưởng may cần có như thiết kế,
kỹ thuật, phát triển mẫu hàng,… Đây là những vị trí cần đến những bộ óc sáng tạo, nguồn nhân lực có trình độ cao Với vị trí quản lý, điều hành, giám sát: cần có sự đào tạo cơ bản để người nhân công đáp ứng nhu cầu sản xuất Đối với những vị trí lao động trực tiếp tạo ra sản phẩm: yêu cầu người thợ may cần rèn luyện tay nghề vững vàng để đáp ứng được yêu cầu cao của công việc trong tương lai
Trang 1818
Như vậy, ngành CNM đã và đang có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế Trong thời gian tới, ngành CNM Việt Nam nói chung và của tỉnh Đồng Nai nói riêng cần đổi hướng tới nâng cao chất lượng tay nghề của công nhân, mua sắm trang thiết bị, công nghệ mới để có thể nâng cao năng lực sản xuất và mang lại giá trị gia tăng cao
1.2.2 Tiêu chí đánh giá công nghiệp may ở tỉnh Đồng Nai
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả xác định tiêu chí đánh giá CNM trên địa bàn tỉnh Đồng Nai bao gồm:
Một là, quy mô, số lượng các doanh nghiệp ngành CNM ở Tỉnh
CNM ở tỉnh Đồng Nai trước hết thể hiện ở quy mô, số lượng các doanh nghiệp may mặc của Tỉnh CNM ở tỉnh Đồng Nai là ngành huy động và sử dụng nhiều nguồn lực của Tỉnh và tham gia đóng góp vào GRDP Số lượng, quy mô ngành CNM thể hiện ở số lượng các doanh nghiệp CNM, quy mô lớn hay nhỏ của doanh nghiệp; số lượng vốn huy động cho ngành CNM; số lượng lao động được sử dụng trong ngành CNM Số lượng, quy mô các doanh nghiệp CNM phù hợp với nhu cầu của thị trường, tiềm lực của các doanh nghiệp và chiến lược, quy hoạch phát triển KT - XH của Tỉnh
Nội dung này được đánh giá thông qua một số tiêu chí: (1) Số lượng các doanh nghiệp CNM hoạt động hàng năm; (2) Quy mô vốn của ngành CNM; (3) Quy mô về lao động sử dụng trong ngành CNM
Hai là, chất lượng của ngành CNM
Đây là nội dung then chốt để đánh giá hoạt động của ngành CNM ở tỉnh Đồng Nai Thực chất là đánh giá các doanh nghiệp may mặc theo chiều sâu Chất lượng, hiệu quả hoạt động SXKD phản ánh khả năng khai thác các tiềm năng, lợi thế, các nguồn lực trong và ngoài doanh nghiệp; khả năng tập trung nâng cao trình độ người lao động, ứng dụng KH&CN mới; khả năng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ; hiệu quả SXKD, lợi nhuận, doanh thu của doanh nghiệp; phản ánh sức cạnh tranh sản phẩm trên thị trường; sự đóng
Trang 19Chất lượng của ngành CNM được đánh giá qua các tiêu chí: (1) Chất lượng sản phẩm; (2) Chất lượng lao động; (3) Máy móc, công nghệ được ứng dụng; (4) Doanh thu, lợi nhuận; (5) Sự đóng góp của ngành CNM vào phát triển KT - XH, nâng cao đời sống của người lao động
Ba là, cơ cấu ngành CNM ở Tỉnh
Cơ cấu ngành CNM là nội dung quan trọng trong đánh giá CNM ở tỉnh Đồng Nai Thực tiễn ở Đồng Nai đã chứng minh sự gia tăng về số lượng, mở rộng về quy mô hay nâng cao chất lượng không tách rời khỏi việc hoàn thiện cơ cấu ngành CNM Cơ cấu ngành CNM là cơ sở để phát huy tối đa các nguồn lực, tận dụng tiềm năng, lợi thế, tạo ra sự tác động thúc đẩy lẫn nhau giữa các ngành, các thành phần kinh tế trong quá trình phát triển CNM ở tỉnh Đồng Nai
Đánh giá cơ cấu ngành CNM ở tỉnh Đồng Nai thông qua các tiêu chí: (1) Tỷ lệ nội địa hóa nguyên, phụ liệu của ngành CNM; (2) Cơ cấu sản phẩm; (3) Cơ cấu thành phần kinh tế; (4) Tỷ lệ giữa doanh nghiệp lớn, vừa, nhỏ và siêu nhỏ
1.2.3 Quan niệm phát triển công nghiệp may ở tỉnh Đồng Nai và các yếu tố tác động đến công nghiệp may ở tỉnh Đồng Nai
* Quan niệm về phát triển công nghiệp may ở tỉnh Đồng Nai
Quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng: phát triển là sự vận động tiến lên của sự vật, hiện tượng từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái
Trang 2020
tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu Theo đó phát triển kinh tế là tăng trưởng kinh tế đi kèm với hoàn thiện về cơ cấu, thể chế kinh tế và chất lượng cuộc sống, nó được biểu hiện cụ thể ở tốc độ tăng trưởng kinh tế cùng với sự thay đổi theo hướng tiến độ của cơ cấu kinh tế, chất lượng cuộc sống của đại bộ phận dân cư được cải thiện, tiến bộ và công bằng xã hội được bảo đảm ngày càng tốt hơn
Lý thuyết về phát triển chỉ ra rằng, sự tồn tại và vận động theo quy luật, sự thay đổi cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu theo quy luật của một hệ thống nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống của con người tăng lên không ngừng - đó là sự phát triển Đối với hệ thống kinh tế, số lượng, chất lượng con người gắn với cơ cấu là hai mặt thống nhất với nhau trong quá trình tồn tại, vận động, thay đổi và cùng quyết định tính chất và trình độ phát triển của hệ thống kinh tế đó
Lý thuyết về phát triển chỉ ra rằng, phát triển là sự tồn tại và vận động theo quy luật, sự thay đổi cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu theo quy luật của một hệ thống nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống của con người tăng lên không ngừng
Đối với hệ thống kinh tế, số lượng, chất lượng con người gắn với cơ cấu là hai mặt thống nhất với nhau trong quá trình tồn tại, vận động, thay đổi
và cùng quyết định tính chất và trình độ phát triển của hệ thống kinh tế đó Trong hệ thống kinh tế con người luôn đứng trước sự lựa chọn dựa vào ba yếu
tố cơ bản: nguồn lực, động lực và chủ thể tham gia phát triển Theo đó, nghiên cứu phát triển CNM dưới góc độ kinh tế chính trị đòi hỏi tập trung nghiên cứu cả ba yếu tố trên Đó là nghiên cứu lực lượng sản xuất trong phát triển công nghiệp; nghiên cứu các quan hệ kinh tế tạo động lực cho phát triển công nghiệp và nghiên cứu vai trò của chủ thể phát triển là cơ quan lãnh đạo
và chính quyền các cấp, các hợp tác xã, doanh nghiệp và người lao động trực tiếp sản xuất công nghiệp
Trang 21Nội hàm của quan niệm được hiểu trên một số khía cạnh sau đây:
Một là, mục đích phát triển CNM ở tỉnh Đồng Nai: nhằm giữ vững và
gia tăng về số lượng, mở rộng quy mô, nâng cao về chất lượng, hoàn thiện cơ cấu CNM, bảo đảm các hoạt động SXKD theo một phương thức hợp lý mang lại lợi ích tối ưu cho các doanh nghiệp và người lao động, đảm bảo cho sự phát triển bền vững, có chiều sâu của ngành CNM góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Hai là, chủ thể và lực lượng tham gia phát triển CNM ở tỉnh Đồng Nai:
là tổ chức Đảng, chính quyền các cấp, cộng đồng các doanh nghiệp và người lao động trong lĩnh vực ngành CNM Trong đó, mỗi chủ thể có vị trí, vai trò khác nhau trong quá trình phát triển ngành CNM
Đảng bộ, chính quyền, các cơ quan, ban ngành chức năng của Tỉnh có trách nhiệm soạn thảo, ban hành và tổ chức thực hiện đề án, chương trình
và sử dụng các công cụ, chính sách khác tác động vào quá trình phát triển CNM trên địa bàn của tỉnh Đồng Nai
Cộng đồng doanh nghiệp trên cơ sở nắm vững những chủ trương, chính sách của Đảng và chính quyền Nhà nước ở các cấp, thực hiện đầu tư, xây dựng kế hoạch và tổ chức SXKD ổn định, không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng và tính cạnh tranh của sản phẩm CNM đáp ứng nhu cầu của thị trường
Trang 2222
Ba là, phương thức phát triển CNM ở tỉnh Đồng Nai: là tổng thể các
hình thức, nội dung, biện pháp của các chủ thể trực tiếp và gián tiếp trên cơ sở phát huy sức mạnh tổng hợp nhằm nâng cao khả năng, trình độ quản lý, quy
mô tổ chức hoạt động sản xuất trên cơ sở vận dụng cơ chế, chính sách, luật pháp của Nhà nước và phù hợp với đặc điểm của Tỉnh
* Các yếu tố tác động đến công nghiệp may ở tỉnh Đồng Nai
Yếu tố khách quan
Một là, điều kiện địa lý tự nhiên của tỉnh Đồng Nai
Tỉnh Đồng Nai phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, phía Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước, phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh, nằm ở vị trí trung tâm Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là vùng kinh tế phát triển năng động nhất Việt Nam
Tỉnh Đồng Nai có 11 đơn vị hành chính với 171 đơn vị xã, phường, thị trấn, gồm thành phố Biên Hòa là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh, thị xã Long Khánh và 9 huyện là Long Thành, Nhơn Trạch, Vĩnh Cửu, Trảng Bom, Thống Nhất, Định Quán, Tân Phú, Cẩm Mỹ, Xuân Lộc
Diện tích tự nhiên Đồng Nai 5.907,1 km2, dân số khoảng 3,2 triệu người, trong đó: Dân số khu vực thành thị 48,4%, khu vực nông thôn 51,6%; Đồng Nai nằm trong vùng nhiệt đới có gió mùa, khí hậu ôn hòa, ít bão lụt và thiên tai, nhiệt
độ bình quân hàng năm 250C - 260C, gồm 2 mùa mưa, nắng, lượng mưa tương đối cao khoảng 1.500mm - 2.700mm, độ ẩm trung bình 82%
Đồng Nai có địa hình vùng đồng bằng và bình nguyên với những núi sót rải rác, có xu hướng thấp dần theo hướng Bắc Nam, chủ yếu là địa hình đồng bằng, địa hình đồi lượn sóng, địa hình núi thấp, tương đối bằng phẳng, kết cấu đất có độ cứng chịu nén tốt, thuận lợi cho việc đầu tư phát triển công nghiệp và xây dựng công trình với chi phí thấp
Trang 2323
Hai là, cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển CNM
Cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển công nghiệp nói chung và công nghiệp may nói riêng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của ngành, như: chính sách thuế, chính sách về giá, chính sách về xuất nhập khẩu, hạn ngạch, chính sách về đầu tư Nếu Nhà nước có chính sách tác động phù hợp, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, sẽ giúp ngành công nghiệp may có điều kiện phát triển Bên cạnh đó, định hướng phát triển KT -
XH của cả nước, của vùng, của địa phương cũng ảnh hưởng đến quy hoạch tổng thể phát triển ngành CNM trên cả nước, từng khu vực, từng địa phương
Bên cạnh sự ổn định về chính trị - xã hội tạo thành môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế, khuyến khích đầu tư trong nước và thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển công nghiệp nói chung và CNM nói riêng, yếu tố môi trường thể chế (hệ thống các chủ trương, chính sách ) thuận lợi, ổn định sẽ
có tác dụng khuyến khích, động viên và là nhân tố tác động mạnh mẽ đến thu hút đầu tư phát triển CNM Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong điều tiết kinh tế vĩ mô Trong quá trình quản lý Nhà nước tiến hành quy hoạch các vùng kinh tế trọng điểm, các khu, cụm công nghiệp và sử dụng những biện pháp, chính sách để can thiệp vào quá trình sản xuất và trao đổi Các biện pháp chính sách thường được sử dụng là: thuế quan, hạn ngạch, trợ cấp xuất khẩu, tỷ giá hối đoái; các chương trình đầu tư kết cấu hạ tầng, xúc tiến thị trường Việc thực hiện một cách đúng đắn và hợp lý những biện pháp chính sách này sẽ góp phần đắc lực vào việc phát huy được lợi thế so sánh, đẩy mạnh khả năng cạnh tranh của các công ty, xí nghiệp trên thị trường khu vực, thế giới và tác động đến phát triển công nghiệp của cả nước
Ba là, các yếu tố thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế
Các yếu tố này có ý nghĩa là tiền đề quan trọng nhất cho sự phát triển CNM cả về quy mô, cơ cấu sản phẩm cũng như về tốc độ phát triển Điều
Trang 2424
kiện về cầu thị trường bao gồm các yếu tố cấu thành cầu thị trường; quy mô
và sự tăng trưởng của cầu hướng ra thị trường nước ngoài:
Cầu thị trường Tác động lớn nhất của cầu thị trường tới khả năng cạnh tranh thể hiện ở cầu thị trường nội địa Đặc trưng này quyết định phương thức tiếp cận, đánh giá và phản ứng của doanh nghiệp trong nước đối với nhu cầu của người tiêu dùng nội địa Một quốc gia hay một ngành công nghiệp có khả năng cạnh tranh cao khi cầu thị trường nội địa cung cấp một bức tranh toàn cảnh và rõ ràng, tạo định hướng xác định nhu cầu thế giới hoặc khi cầu nội địa đòi hỏi liên tục đổi mới mẫu mã và công nghệ
Quy mô và tốc độ tăng trưởng của cầu Quy mô cầu và tốc độ tăng trưởng của cầu thị trường nội địa cũng có lợi thế cạnh tranh địa phương Quy mô cầu thị trường lớn cho phép doanh nghiệp khai thác lợi thế theo quy mô; đồng thời khuyến khích kinh doanh đầu tư vào thiết bị, cải tiến công nghệ và năng suất lao động - đầu tư này sẽ xây dựng nền tảng cho doanh nghiệp khi mở rộng ra thị trường quốc tế Quy mô thị trường nội địa tác động đến lợi thế cạnh tranh của các ngành công nghiệp khác nhau, ở địa phương khác nhau là khác nhau Quy
mô thị trường nội địa có vai trò quan trọng trong các ngành công nghiệp đòi hỏi đầu tư lớn về nghiên cứu và phát triển, quy mô sản xuất lớn, công nghệ cao Tuy nhiên, yếu tố thị trường chỉ tạo dựng lợi thế cạnh tranh cho địa phương khi thị trường thế giới cũng có nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ đó
Một yếu tố khác là số lượng người mua độc lập: số lượng người mua độc lập lớn và phong phú sẽ thúc đẩy cải tiến sản phẩm và công nghệ Ngược lại, số lượng người mua nhỏ sẽ hạn chế sự năng động của các doanh nghiệp
và gây khó khăn cho doanh nghiệp khi tham gia thị trường quốc tế
Về tốc độ tăng trưởng của cầu thị trường nhanh sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư cao hơn vào nghiên cứu phát triển, nhanh chóng ứng dụng các phát triển mới vào sản xuất Yếu tố tốc độ tăng trưởng của cầu càng quan trọng
Trang 2525
trong xu thế phát triển của khoa học công nghệ Trong xu hướng hội nhập với nền kinh tế quốc tế thì cầu thị trường địa phương hướng mạnh sang thị trường nước ngoài với các yêu cầu và điều kiện cao hơn thị trường trong nước
Việc phát triển ngành CNM cần thiết phải có thị trường cung cấp nguyên liệu, tiêu thu sản phẩm hàng hóa Đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế nước
ta hội nhập sâu rộng vào kinh tế quốc tế, ngành CNM phụ thuộc rất lớn vào thị trường nguyên liệu của CNM, thị trường xuất khẩu các mặt hàng may mặc… Khả năng cạnh tranh của sản phẩm dệt may với nhóm hàng cùng chủng loại của các nước trong khu vực và thế giới
Yếu tố chủ quan
Một là, tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Đồng Nai
Về kinh tế: Qua 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng
bộ tỉnh lần thứ X và Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2016 - 2020, Đồng Nai vẫn giữ vững là một trong các địa phương tăng trưởng cao và ổn định Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân hàng năm đạt trên 8%, GRDP bình quân đầu người năm 2020 ước đạt 4.810 USD; GRDP năm 2021 đạt 214.372,92 tỷ đồng, tăng 2,15%; “GRDP năm 2022 đạt 233.979,73 tỷ đồng tăng 9,22% và bình quân giai đoạn 2018 - 2022 tăng 5,63% (riêng khu vực công nghiệp đạt 124.784 tỷ đồng, tăng 7,99% so với năm 2021 và bình quân giai đoạn 2018 - 2022 tăng 5,08%)” [38, tr.1]
Mục tiêu của Đồng Nai sẽ trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại và là trung tâm công nghiệp hàng đầu của cả nước Nhiều năm qua, “Đồng Nai luôn duy trì chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trưởng ở mức khá và năm sau cao hơn năm trước từ 7,5% - 9%” [17, tr.24]
Đồng Nai đã đi trước cả nước trong việc thu hút đầu tư có chọn lọc Tỉnh có chính sách ưu tiên thu hút đầu tư các ngành công nghiệp kỹ thuật cao, đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, từng bước tái cơ cấu các
Trang 2626
chuỗi liên kết để phục vụ sản xuất công nghiệp theo hướng bền vững hơn, tránh phụ thuộc quá lớn vào một hoặc một số ít đối tác Đồng thời, bố trí phát triển các ngành công nghiệp đảm bảo tính hiệu quả bền vững, bao gồm việc xác định không gian hợp lý giữa địa điểm sản xuất và sự an toàn về môi trường sinh thái, giữa khu vực sản xuất và dân cư
Về văn hóa: Nhu cầu tiêu dùng sản phẩm may mặc rất phong phú và đa dạng chỉ khác nhau về cách ăn mặc, mẫu mã tùy thuộc vào văn hoá, phong tục, tập quán, tôn giáo, khu vực, thị trường, khí hậu, mức thu nhập, tuổi tác, giới tính… Nghiên cứu và hiểu rõ nhu cầu của từng nhóm người tiêu dùng
giúp cho việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dễ dàng hơn
Hai là, các nguồn lực cho CNM của Tỉnh
Dân cư và cơ cấu dân cư ảnh hưởng rất lớn đến ngành dệt may Dân cư đông, nhu cầu hàng may mặc cao, lao động nhiều Cơ cấu dân số trẻ của Tỉnh hiện nay nhu cầu về hàng may mặc đa dạng, phong phú hơn Cơ cấu dân cư
có ba loại: cơ cấu dân cư theo độ tuổi, theo nhóm tuổi, theo vùng
Nhân tố nguồn lực là yếu tố chính của bất kỳ hoạt động sản xuất nào Trong hoạt động sản xuất của ngành CNM nhân tố nguồn lực bao gồm các
yếu tố chủ yếu sau: máy móc thiết bị công nghệ, lao động và vốn
Nguồn nhân lực của Tỉnh: đây là một trong những yếu tố chính tác
động đến hoạt động SXKD, đặc biệt là trong ngành CNM Nó được biểu hiện
cả về số lượng và chất lượng Về số lượng là những người trong độ tuổi lao động và thời gian của họ có thể huy động vào làm việc Về mặt chất lượng được thể hiện ở trình độ khéo léo của công nhân, trình độ quản lý Ngành CNM có đặc trưng là sử dụng nhiều lao động, quy trình nhiều công đoạn thủ công Vì thế lao động là yếu tố quan trọng đối với CNM của Tỉnh
Nguồn nhân lực dồi dào với giá rẻ là một lợi thế so sánh của ngành CNM Đồng Nai Nhưng lao động phải đạt đến một trình độ nhất định, có trình
Trang 2727
độ chuyên môn, sáng tạo, nhanh nhạy với cái mới thì mới thực sự trở thành lợi thế của ngành, ngược lại người lao động kém năng động, kém khéo léo thì kìm hãm sự phát triển của ngành
Yếu tố thiết bị công nghệ: công nghệ là yếu tố cơ bản đảm bảo cho quá trình sản xuất đạt hiệu quả cao Máy móc thiết bị công nghệ làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm; giảm chi phí sản xuất từ đó làm giảm giá thành sản phẩm… Máy móc thiết bị của ngành May là máy may từ đơn giản đến phức tạp Nếu máy móc thiết bị hiện đại phù hợp với trình độ của người sử dụng thì máy được sử dụng hết công suất, sản phẩm làm ra vừa có chất lượng cao, mẫu
mã phong phú được thị trường chấp nhận
Yếu tố vốn: Nếu lao động và công nghệ được coi là yếu tố đầu vào của
quá trình sản xuất thì vốn đầu tư không chỉ là cơ sở để tạo ra vốn sản xuất, tăng năng lực sản xuất của các doanh nghiệp mà còn là điều kiện để nâng cao trình độ khoa học công nghệ, góp phần đáng kể vào đầu tư theo chiều sâu, hiện đại hoá quá trình sản xuất
Vốn đầu tư có vai trò quan trọng, tăng vốn đầu tư, mở rộng sản xuất từ
đó tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập của người lao động Để CNM phát triển trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn thì phải cần vốn đầu tư cải tạo, nâng cấp, đổi mới máy móc thiết bị và công nghệ, nâng cao chất lượng hạ giá thành sản phẩm, cạnh tranh được trên thị trường
Ba là, cơ chế, chính sách, quy hoạch ngành CNM của tỉnh Đồng Nai
CNM ở tỉnh Đồng Nai chịu sự tác động của các kế hoạch, quy hoạch phát triển KT - XH của Tỉnh Nếu Tỉnh đề ra cơ chế chính sách phù hợp
sẽ tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp yên tâm đầu tư, mở rộng SXKD Quy hoạch, kế hoạch phát triển CNM là nội dung rất quan trọng định hướng cho quá trình phát triển công nghiệp ở Tỉnh nói chung Việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp CNM phải dựa trên
Trang 2828
chiến lược phát triển KT - XH của quốc gia, quy hoạch phát triển ngành CNM, trên cơ sở tiềm năng và các điều kiện khác của Tỉnh nhằm đạt đến mục tiêu khai thác hợp lý tiềm năng phục vụ phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân
Xây dựng cơ chế, chính sách phát triển CNM là nội dung quan trọng nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho CNM Chính quyền địa phương ban hành cơ chế, chính sách về phát triển CNM phù hợp sẽ khuyến khích sự phát triển CNM Các chính sách có thể bao gồm những ưu đãi về thuế, đất đai, nhân lực hay các ưu tiên trong giải quyết thủ tục hành chính cũng như các khoản đóng góp khác
Xây dựng kết cấu hạ tầng cho CNM: là điều kiện cần thiết để phát triển công nghiệp, bao gồm việc quy hoạch và đầu tư xây dựng hệ thống giao thông, bến bãi, hệ thống cấp điện, nước, thông tin liên lạc, đầu tư xây dựng các khu, cụm công nghiệp
Tổ chức thực thi của cơ quan quản lý nhà nước: là việc tổ chức đủ sức thực thi pháp luật, cơ chế, chính sách, các quy hoạch, kế hoạch tạo ra sự phát triển của ngành CNM nói riêng và phát triển chung của nền kinh tế
Bốn là, nhận thức của chính quyền địa phương, doanh nghiệp và người
lao động về CNM ở tỉnh Đồng Nai
Nhận thức của các chủ thể kinh tế về CNM có tác động rất lớn đến xu hướng, khả năng đầu tư và hiệu quả sản xuất của ngành CNM Trong đó, nhận thức của chính quyền địa phương có ý nghĩa quan trọng, quyết định Vì chính quyền địa phương ở tỉnh Đồng Nai là người trực tiếp đề ra chủ trương, chính sách, xây dựng quy hoạch, kế hoạch cho ngành CNM
Trình độ kỹ thuật - công nghệ của doanh nghiệp CNM là sự đầu tư trang thiết bị, công nghệ phù hợp với ngành nghề nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm Trình độ kỹ thuật - công nghệ quy định năng suất lao động trong doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh của sản phẩm của doanh nghiệp đó
Trang 29mô hình tổ chức và các chuẩn quản lý tiên tiến được doanh nghiệp áp dụng
Tóm lại, Đồng Nai là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
có nhiều tiềm năng phát triển Tình hình chính trị KT - XH ổn định, mối quan
hệ nhiều mặt đang được cải thiện trong khu vực và trên thế giới nên có điều kiện khai thác khả năng về vốn trong và ngoài nước, thuận lợi trong việc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào hoặc các vùng trong cả nước, thu hút được đầu tư nước ngoài phát triển ngành CNM trong tương lai
Từ các nhân tố chủ quan và khách quan tác động đến CNM, cho thấy: Đồng Nai là Tỉnh có đủ các điều kiện cho sự phát triển của CNM, cơ sở hạ tầng tương đối tốt, có khả năng thu hút vốn trong nước và nước ngoài Yếu tố quan trọng là Đồng Nai có chính sách linh hoạt, có quỹ đất cho phát triển các khu công nghiệp và mở rộng quy mô sản xuất trong ngành Những nhân tố trên là tác nhân ảnh hưởng đến phát triển của CNM Đồng Nai Nghiên cứu về
sự tác động của nhân tố chủ quan và khách quan cho thấy những tiềm năng lợi thế cho CNM ở tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới
*
* *
Chương 1 trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về ngành CNM, đặc điểm, vai trò của ngành CNM đối với sự phát triển ngành công nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung Trên cơ sở đó, luận văn xác định các nội dung, tiêu chí cụ thể đánh giá ngành CNM ở tỉnh Đồng Nai Để CNM ở tỉnh Đồng Nai thực sự trở
Trang 30Nội dung phát triển ngành CNM ở tỉnh Đồng Nai đó là phát triển quy mô,
số lượng, chất lượng và cơ cấu các doanh nghiệp CNM, sản phẩm may mặc; đa dạng các hình thức sở hữu doanh nghiệp, phát triển các yếu tố sản xuất ngành, tổ chức sản xuất ngành, phát triển sản phẩm và thị trường ngành may mặc…
Những vấn đề lý luận của chương 1 là cơ sở để đánh giá thực trạng và
đề xuất các giải pháp phát triển CNM ở tỉnh Đồng Nai ở các chương sau, giúp
cho học viên đi đúng hướng, đúng nội dung nghiên cứu
Trang 3131
Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP MAY Ở TỈNH ĐỒNG NAI
GIAI ĐOẠN 2017 - 2022 2.1 Ưu điểm, hạn chế của công nghiệp may ở tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2017 - 2022
2.1.1 Ưu điểm của công nghiệp may ở tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2017 - 2022
Một là, doanh nghiệp ngành CNM ở tỉnh Đồng Nai có số lượng ổn định, quy mô tương đối lớn
Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới do dịch bệnh, chiến tranh, xung đột, lạm phát không chỉ riêng ngành CNM và tất cả các ngành đều đang có sự điều chỉnh hướng đầu tư của mình Cùng với việc tổ chức, triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp; các doanh nghiệp CNM ở tỉnh Đồng Nai luôn giữ
ổn định về số lượng ổn định với quy mô doanh nghiệp tương đối lớn
Về số lượng các doanh nghiệp CNM hàng năm Thực hiện “Quy hoạch
phát triển công nghiệp dệt may tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, định hướng đến 2030” và “Đề án phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2015 - 2020 định hướng đến năm 2025” trong giai đoạn từ 2015 - 2022
“CNM của Tỉnh luôn giữ vững ổn định về số lượng các doanh nghiệp ngành
CNM Tính đến năm 2022, toàn Tỉnh có 311 doanh nghiệp may” [38]
Theo Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai từ năm 2018 đến nay, trên địa bàn Tỉnh số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong ngành may được giữ vững
ổn định, có nhiều doanh nghiệp đăng ký thành lập mới Năm 2018, toàn Tỉnh chỉ có 183 doanh nghiệp, đến cuối năm 2019 số doanh nghiệp CNM đã tăng lên 223 doanh nghiệp; năm 2020 số doanh nghiệp CNM là 244 doanh nghiệp; năm 2021 tiếp tục tăng lên là 308 doanh nghiệp và đến cuối năm 2022, số doanh nghiệp CNM ở Tỉnh đã đạt mốc 311 doanh nghiệp [Bảng số 2.1]
Trang 3232
Nếu lấy số lượng doanh nghiệp CNM năm 2018 để làm gốc so sánh, ta thấy: năm 2019 số lượng doanh nghiệp CNM tăng 21,85%; năm 2020 số lượng doanh nghiệp CNM bằng 33,33%; năm 2021 số lượng doanh nghiệp CNM bằng 68,30%; năm 2022 số lượng doanh nghiệp CNM bằng 69,94% [Bảng số 2.1]
Bảng 2.1: Số lượng doanh nghiệp may ở tỉnh Đồng Nai
giai đoạn 2018 - 2022
Đơn vị tính: Doanh nghiệp
TT Loại hình doanh nghiệp 2018 2019 2020 2021 2022
2 Doanh nghiệp tư nhân 122 168 192 253 256
(Nguồn: Cục Thống kê Đồng Nai)
Như vậy, có thể thấy số lượng các doanh nghiệp may ở tỉnh Đồng Nai gia tăng theo thời gian Điều đó khẳng định lĩnh vực SXKD ngành CNM ở tỉnh Đồng Nai ngày càng hấp dẫn, thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư
Về quy mô vốn của ngành CNM Giai đoạn 2016 - 2022 các doanh
nghiệp trong ngành dệt may trên địa bàn Tỉnh đã thu hút một lượng vốn lớn
cho SXKD, “năm 2016 là 8.204.463 triệu đồng, năm 2022 là 15.374.861 triệu
đồng, vốn kinh doanh năm 2022 tăng 1,87 lần so với năm 2016 Trong đó ngành may mặc là ngành có vốn SXKD chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số vốn đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may ở tỉnh Đồng Nai” [14]
Cụ thể: “năm 2016 vốn SXKD của ngành CNM là 4.587.812 triệu đồng chiếm 55,91% tổng số vốn của các doanh nghiệp; năm 2018 là 5.860.924 triệu đồng, chiếm 52,98% tổng số vốn của các doanh nghiệp; năm 2020 là 6.464.782 triệu đồng, chiếm 52,28% tổng số vốn của các doanh nghiệp; năm
2022 là 7.519 694 triệu đồng, chiếm 48,90% tổng số vốn” [14]
Trang 33Tổng 8.204.463 11.061.741 12.365.448 15.374.861
(Nguồn: Cục Thống kê Đồng Nai)
Với các doanh nghiệp nước ngoài: các dự án lớn của một số nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào phát triển ngành dệt may nói chung và phát triển CNM ở Tỉnh nói riêng đang trong quá trình triển khai như: “Dự án sản xuất nguyên, phụ liệu và sản xuất sản phẩm may mặc cao cấp của Công ty TTHH Pousung, Công
ty TTHH Pouchen, Công ty TTHH Việt Vinh, Công ty TTHH Việt Vinh (thuộc tập đoàn Sheico của Đài Loan) với tổng số vốn đầu tư 240 triệu USD, Công ty
cổ phần Đồng Tiến của Việt Nam với tổng đầu tư 30 triệu USD” [37, tr.12]
Về quy mô lao động sử dụng trong ngành CNM Cùng với sự sự mở
rộng về quy mô thì số lượng người lao động cũng tăng lên đáng kể, “năm
2018 là 69.892 người đến năm 2022 là 80.885 (tăng 15,7%)” [10], [14]
Đặc biệt đối với các doanh nghiệp FDI (100% vốn nước ngoài) số lượng lao động cũng tăng lên nhanh chóng, “năm 2018 là 45.677 người đến năm 2022 là 59,844” [37, tr.12]
Bảng 2.3: Số lao động doanh nghiệp sử dụng trong ngành CNM
Trang 3434
Bảng 2.4 cho thấy số lượng lao động số lượng được sử dụng trong các doanh nghiệp ngành công nghiệp dệt so sới số lao động được sử dụng trong các doanh nghiệp ngành CNM ở tỉnh Đồng Nai năm 2022 Theo đó: số lao động của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm may mặc chiếm đến 79,61% trong khi đó, số lao động các doanh nghiệp công nghiệp ngành dệt chiếm 20,39% trong tổng số lao động của toàn ngành dệt may của Tỉnh
Bảng 2.4: Số lao động được sử dụng trong ngành công nghiệp dệt
và ngành CNM ở tỉnh Đồng Nai năm 2022
Đơn vị tính: %
(Nguồn: Cục Thống kê Đồng Nai)
Như vậy, quy mô đầu tư của ngành CNM ở tỉnh Đồng Nai có xu hướng
mở rộng qua các năm cả về vốn và lao động Các doanh nghiệp phân ngành CNM có quy mô vốn, lao động chiếm tỷ trọng lớn, tốc độ mở rộng quy mô cao; quy mô đầu tư của các doanh nghiệp ngày càng mở rộng cho thấy ngành CNM vẫn tiếp tục nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp vẫn trong xu hướng phát triển về chiều rộng, góp phần giải quyết vấn
đề việc làm và phát triển KT - XH của Tỉnh
Hai là, chất lượng ngành CNM ở tỉnh Đồng Nai bước đầu được khẳng định, cơ bản đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng, có khả năng cạnh tranh ở thị trường trong nước và quốc tế
Bên cạnh việc gia tăng về số lượng và mở rộng về quy mô, chất lượng, hiệu quả SXKD của ngành CNM ở tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua cũng không ngừng được nâng lên thể hiện thông qua chất lượng sản phẩm; chất lượng lao động; máy móc, công nghệ được ứng dụng; doanh thu lợi nhuận; sự
Trang 3535
đóng góp của ngành CNM vào sự phát triển KT - XH, tăng thu nhập nâng cao đời sống của người lao động
Về chất lượng sản phẩm Bằng sự nỗ lực không ngừng cải tiến nâng
cao chất lượng sản phẩm, sản lượng tiêu thụ đã không ngừng tăng lên, duy trì được những thị trường hiện có và từng bước phát triển trị trường mới, không chỉ thị trường trong nước mà còn phát triển thị trường nước ngoài và được thị trường này chấp nhận [Bảng 2.5]
Mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp CNM không ngừng phát triển trên phạm vi cả nước Chiến lược tiêu thụ sản phẩm của một doanh nghiệp CNM giúp doanh nghiệp nắm bắt nhu cầu khách hàng, từ đó chủ động đối phó với mọi diễn biến của thị trường, giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường mới, kế hoạch hóa về khối lượng hàng hóa tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận, chọn kênh tiêu thụ và các đối tượng khách hàng Doanh nghiệp CNM ở tỉnh Đồng Nai sử dụng công cụ này để đẩy mạnh hoạt đông tiêu thụ hàng hoá
và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Yếu tố này ngày càng trở nên quan trọng đối với doanh nghiệp CNM trong quá trình thị trường cạnh tranh quốc tế hiện nay
Với đặc trưng của sản phẩm may mặc là có tính mùa vụ và nhu cầu của người tiêu dùng phong phú, đa dạng, thay đổi theo thị hiếu nên công tác thị trường đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm và phát triển doanh nghiệp CNM Thấy rõ vai trò của công tác nghiên cứu thị trường, trong thời gian gần đây các doanh nghiệp may CNM ở Tỉnh đã chú trọng đến nghiên cứu thị trường để đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của người tiêu dùng và tăng lợi nhuận Các doanh nghiệp trong nước đã dành nhiều vốn hơn cho lĩnh vực này bằng việc xây dựng đội ngũ xúc tiến thương mại, quảng cáo, tiếp thị và hệ thống nhân viên bán hàng có kinh nghiệm hơn trước
Trang 36Thị trường trong nước
Thị trường nước ngoài
Tỷ lệ tiêu thụ trong nước/tổng sản phẩm
(Nguồn: Cục Thống kê Đồng Nai)
Theo bảng trên ta thấy, những năm qua tỷ lệ sản phẩm CNM tăng về xuất khẩu đều qua các năm, năm 2018 xuất khẩu 281,954 nghìn cái đến năm
2022 xuất khẩu 335,784 nghìn cái (tăng 19%)
Về chất lượng lao động Trình độ của người lao động qua đào tạo nghề
ngày càng đáp ứng tốt hơn cho yêu cầu công việc, KH&CN hiện đại từng
bước được ứng dụng vào ngành CNM Cùng với việc triển khai áp dụng, ứng
dụng công nghệ, tiêu chuẩn quản trị tiên tiến vào SXKD, chất lượng ngành CNM ở tỉnh Đồng Nai thời gian qua còn thể hiện ở chất lượng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp cũng được quan tâm và đạt được những bước chuyển biến tích cực Năm 2017, “tổng số lao động có trình độ sơ cấp đến sau đại học ở các doanh nghiệp CNM chiếm tỷ lệ 23,58% và tỷ lệ lao động được đào tạo tại chỗ do các doanh nghiệp đảm nhiệm là 76,42%; năm 2018, tỷ lệ lao động tại chỗ giảm còn 75,60% và tỷ lệ người lao động có bằng từ sơ cấp
đến sau đại học là 24,40%” [Bảng 2.6]
Trang 3737
Bảng số 2.6: Chất lượng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp CNM
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Đơn vị tính: %
Trình độ nguồn nhân lực 2018 2019 2020 2021 2022
Lao động đào tạo tại chỗ 76,42 75,60 74,50 71,40 69,65
Sơ cấp, trung cấp 14,89 15,30 16,20 18,30 19,27 Cao đẳng, đại học 8,53 8,93 9,16 10,21 11,03
(Nguồn: Cục Thống kê Đồng Nai)
Đến năm 2020, tổng số lao động có trình độ từ sơ cấp đến sau đại học ở các doanh nghiệp CNM là 25,50% và 74,50% là tỷ lệ lao động được đào tạo tại chỗ; năm 2021, tỷ lệ lao động được đào tạo tại chỗ là 71,40%, tổng số lao động tốt nghiệp từ sơ cấp đến sau đại học chiếm tỷ lệ 28,60% và đến cuối năm 2022, tỷ lệ lao động ở các doanh nghiệp CNM có trình độ sơ cấp đến sau đại học tiếp tục tăng lên là 30,35% và tỷ lệ lao động được đào tạo tại chỗ giảm xuống còn 69,65% [Bảng số 2.6]
Về máy móc, công nghệ được ứng dụng Cùng với sự gia tăng về số
lượng và quy mô, những năm qua chất lượng ngành CNM ở tỉnh Đồng Nai đã từng bước được nâng lên một cách tương đối toàn diện và đáng ghi nhận Trước hết là hoạt động ứng dụng công nghệ, tiêu chuẩn quản trị tiên tiến trong SXKD từng bước được ghi nhận sự quan tâm đầu tư của các doanh nghiệp tham gia phát triển CNM trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Nếu năm 2018, tỷ lệ các doanh nghiệp áp dụng, ứng dụng công nghệ, tiêu chuẩn quản trị tiên tiến (ISO, 5S, Kazen, Lean…) trong SXKD là 33,48% (tỷ lệ không và chưa áp dụng là 66,53%); năm 2019, tỷ lệ các doanh nghiệp áp dụng, ứng dụng công nghệ, tiêu chuẩn quản trị tiên tiến đã tăng lên là 33,74% và tỷ lệ chưa (hoặc không áp
Trang 3838
dụng giảm tương ứng còn 66,26%); năm 2020, tỷ lệ các doanh nghiệp áp dụng, ứng dụng công nghệ, tiêu chuẩn quản trị tiên tiến đã tăng lên là 34,20% và tỷ lệ chưa (hoặc không áp dụng giảm tương ứng còn 65,80%); năm 2021, tỷ lệ các doanh nghiệp áp dụng, ứng dụng công nghệ, tiêu chuẩn quản trị tiên tiến đã tăng lên là 39,16% và tỷ lệ chưa (hoặc không áp dụng giảm tương ứng còn 60,84%); năm 2022, tỷ lệ các doanh nghiệp áp dụng, ứng dụng công nghệ, tiêu chuẩn quản trị tiên tiến đã tăng lên là 59,68,20% và tỷ lệ chưa (hoặc không áp dụng giảm tương ứng còn 42,32%) [Bảng số 2.7]
Bảng số 2.7: Tỷ lệ doanh nghiệp CNM ở tỉnh Đồng Nai áp dụng và không áp dụng công nghệ, tiêu chuẩn quản trị tiên tiến (không tính các doanh nghiệp FDI)
Đơn vị tính: %
Năm Không áp dụng
Tỷ lệ doanh nghiệp áp dụng và loại công
nghệ, tiêu chuẩn quản trị
(Nguồn: Cục Thống kê Đồng Nai)
Về doanh thu của ngành CNM
Doanh thu thuần xét theo hình thức sở hữu: các doanh nghiệp Nhà nước năm 2018 có doanh thu thuần là 158,7 tỷ đồng đến năm 2019 là 172,2 tỷ đồng (tăng 8,5%), đến năm 2020 là 175,4 tỷ đồng (tăng 10,5%), đến năm
Trang 3939
2021 không còn sự tham gia của các doanh nghiệp Nhà nước; với các doanh nghiệp tư nhân (bao gồm cả cổ phần, TNHH, liên doanh) năm 2018 có doanh thu thuần là 5.236,6 tỷ đồng đến năm 2022 tăng lên 7.199 tỷ đồng (tăng 37,4% ); với các doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm
2018 có doanh thu là 13.782,6 tỷ đồng, đến năm 2022 tăng lên là 21.439 tỷ đồng (tăng 55,5%) Tổng doanh thu thuần doanh nghiệp CNM theo các hình thức sở hữu ở tỉnh Đồng Nai, năm 2018 có doanh thu thuần là 19.177,5 tỷ đồng đến năm 2022 tăng lên 28,638 tỷ đồng tăng 49,3% [Bảng 2.8]
Bảng 2.8: Doanh thu thuần của các doanh nghiệp ngành may mặc
(Nguồn: Cục Thống kê Đồng Nai)
Về sự đóng góp của ngành CNM vào sự phát triển KT - XH, tăng thu nhập nâng cao đời sống của người lao động Mức đóng góp vào GRDP của
Tỉnh, số tiền thuế nộp hàng năm của các doanh nghiệp CNM ngày càng lớn Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân hàng năm đạt trên 8%, GRDP bình quân đầu người năm 2020 ước đạt 4.810 USD; GRDP năm 2021 đạt 214.372,92 tỷ đồng, tăng 2,15%; “GRDP năm 2022 đạt 233.979,73 tỷ đồng tăng 9,22% và bình quân giai đoạn 2018 - 2022 tăng 5,63% (riêng khu vực công nghiệp đạt 124.784 tỷ đồng, tăng 7,99% so với năm 2021 và bình quân
giai đoạn 2018 - 2022 tăng 5,08%)” [38, tr.1]
Trang 4040
Bảng 2.9: Thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp CNM
so với một số doanh nghiệp khác ở tỉnh Đồng Nai
(Nguồn: Cục Thống kê Đồng Nai)
Thu nhập của người lao động là một trong những cơ sở quan trọng để đánh giá chất lượng, hiệu quả SXKD của ngành CNM ở tỉnh Đồng Nai Thu nhập của người lao động trả lời tương đối chính xác về hiệu quả SXKD của doanh nghiệp Theo số liệu khảo sát, thu nhập bình quân một tháng của người lao động trong doanh nghiệp may của Tỉnh “năm 2016 là 3,61 triệu đồng; năm 2018 là 4,11 triệu đồng, tăng 13,8% so với năm 2016; năm 2020 là 5,44 triệu đồng, tăng 50,6% so với năm 2016; năm 2022 là 6,58 triệu đồng, tăng 82,27% so với năm 2016” [14]
Như vậy, cùng với quá trình gia tăng về số lượng, mở rộng về quy
mô, thời gian qua ngành CNM ở tỉnh Đồng Nai cũng không ngừng được cải thiện về chất lượng Hàng năm, các doanh nghiệp may đã chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, gia tăng giá trị trang bị, tài sản, đẩy mạnh ứng dụng KH&CN nhằm nâng cao giá trị gia tăng, năng lực cạnh tranh của sản phẩm may mặc Từ đó góp phần nâng cao doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp, thu nhập cho người lao động, đóng góp vào GRDP ngày càng lớn tạo sự phát triển bền vững, ổn định cho các doanh nghiệp CNM trên địa bàn Tỉnh