1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

TIỂU LUẬN ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO VĂN HÓA ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA ĐẤT NƯỚC

41 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

TIỂU LUẬN CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO VĂN HÓA ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA ĐẤT NƯỚC

Trang 1

Tran g

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA ĐẤT NƯỚC

ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA

Một số giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của

Đảng Cộng sản Việt Nam đối với văn hóa, đáp

ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước

24

Trang 2

Văn hóa là một lĩnh vực đặc thù đòi hỏi Đảng phải địnhhình phương thức lãnh đạo phù hợp ở từng giai đoạn cáchmạng Ngay sau khi thành lập (1930) và bắt đầu lãnh đạocách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác địnhvăn hóa là một mặt trận quan trọng “là một trong ba mặttrận (kinh tế, chính trị, văn hóa) ở đó người cộng sản phảihoạt động”1 Suốt 94 năm qua, tư tưởng chiến lược ấy đãđược quán triệt sâu sắc và thực hiện có hiệu quả Trong quátrình đó, cùng với sự biến đổi, phát triển của thực tiễn và của

tư duy, các quan điểm, đường lối về văn hóa của Đảng được

bổ sung, phát triển và hoàn thiện Nhìn tổng quát, từ đổi mớiđến nay, các quan điểm đó, so với giai đoạn trước, có nhữngđiều chỉnh lớn, bổ sung quan trọng và thật sự có bước pháttriển về chất Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá

độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) khẳngđịnh: “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bảnsắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng,thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làmcho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đờisống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnhnội sinh quan trọng của phát triển”2

Việt Nam là một đất nước có hàng nghìn năm lịch sử, trảiqua những biến đổi, thăng trầm, đã tích lũy, tạo ra và phát huyđược nhiều giá trị, bản sắc văn hóa riêng, làm nên hồn cốt của

1 Đảng Cộng sản Việt Nam (1943), Đề cương về văn hóa Việt Nam, Văn Kiện đảng toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.319.

2 Đảng Cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển 2011), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 69, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2018, tr.507.

Trang 3

dân tộc Kế thừa, vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh vàquan điểm của các kỳ đại hội trước về văn hóa, phát triển vănhóa, con người Việt Nam, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIIIcủa Đảng khẳng định: “Phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnhvực văn hóa, môi trường văn hóa, đời sống văn hóa phong phú,

đa dạng, văn minh, lành mạnh; vừa phát huy những giá trị tốtđẹp của dân tộc, vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại

để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần, nguồn lực nội sinh vàđộng lực đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội và hội nhậpquốc tế”3 Đó chính là niềm tin và khát vọng phát triển vănhóa, con người Việt Nam thời kỳ mới Như lời cố Tổng bí thưNguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Chúng ta coi văn hóa lànền tảng tinh thần của xã hội, sức mạnh nội sinh, động lựcphát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc; xác định phát triển vănhóa đồng bộ, hài hòa với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, côngbằng xã hội là một định hướng căn bản của quá trình xây dựngchủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”4

Trong bối cảnh thế giới biến đổi nhanh và mạnh mẽ,những nhận thức mới về giá trị cho phát triển bền vững ngàycàng được định hình rõ nét Một trong những giá trị được đềcao, coi trọng, được đánh giá là nền tảng vững bền cho sự pháttriển của tất cả các quốc gia chính là giá trị văn hóa dân tộc -một nguồn lực to lớn, là một phần quan trọng trong tổng thểsức mạnh nội sinh của mỗi dân tộc, quốc gia Với ý nghĩa đó,

học viên lựa chọn chủ đề “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh

3 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr.47.

4 Nguyễn Phú Trọng, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hôi ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2022, tr.27.

Trang 4

đạo văn hóa đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước” làm tiểu luận môn học.

Trang 5

I VĂN HÓA VÀ VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA ĐẤT NƯỚC

1.1 Khái niệm văn hóa

Văn hóa là thuật ngữ được dùng phổ biến trong đời sốnghàng ngày, đồng thời văn hóa cũng là đối tượng nghiên cứucủa nhiều ngành khoa học, mỗi ngành khoa học lại tiếp cậnvăn hóa dưới các góc độ khác nhau, làm cho văn hóa trở thànhkhái niệm đa nghĩa Tính đa nghĩa của khái niệm văn hóa làmnên sự phong phú của số lượng khái niệm này

Văn hóa là một khái niệm rộng lớn và phức tạp, bao gồmnhiều khía cạnh khác nhau của đời sống con người Nhưng tựuchung lại, nghĩa rộng nhất của văn hóa là toàn bộ tri thức, hiểubiết, quan niệm của nhân loại về thế giới khách quan (bao gồm

tự nhiên, xã hội và con người) Theo nghĩa hẹp nhất, văn hóa làphong tục, hành vi, thói quen sinh hoạt của cá nhân con người

và cộng đồng Văn hóa là bản sắc “mẫu gen” gốc của dân tộc,

là tiêu chí đặc thù phân biệt dân tộc này với các dân tộc khác

C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng văn hoá là toàn bộnhững giá trị được tạo ra nhờ hoạt động sáng tạo và lao độngcủa con người Nó bao gồm toàn bộ giá trị vật chất, tinh thần

và bản thân sự phát triển của con người Văn hoá không chỉ lànền tảng tinh thần của xã hội, của lịch sử nhân loại mà còntác động mạnh mẽ đến sự phát triển của xã hội loài người Do

đó, hai ông đã đi đến khẳng định phải tiến hành cuộc cáchmạng giải phóng xã hội, giải phóng con người, giải phóng vănhoá

Các quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen sau này đượcV.I.Lênin phát

Trang 6

triển đầy đủ, cụ thể khi bàn về cách mạng văn hoá TheoV.I.Lênin, văn hoá phải là một bộ phận hữu cơ của cách mạng,văn hoá không phải vấn đề ngoài lề, không thể đứng trên xãhội, đứng ngoài cách mạng như một vài quan điểm trước đócũng như cùng thời.

Theo UNESCO: “Văn hóa là tổng thể sống động các hoạtđộng và sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại Qua các thế

kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống cácgiá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác địnhđặc tính riêng của mỗi dân tộc” Định nghĩa này nhấn mạnhvào hoạt động sáng tạo của các cộng đồng người gắn liền vớitiến trình phát triển có tính lịch sử của mỗi cộng đồng trải quamột thời gian dài tạo nên những giá trị có tính nhân văn phổquát, đồng thời có tính đặc thù của mỗi cộng đồng, bản sắcriêng của từng dân tộc Tuy nhiên, nếu chỉ căn cứ vào địnhnghĩa có tính khái quát này, trong hoạt động quản lý nhà nước

về văn hóa, chúng ta dễ bị hiểu một cách sai lạc: Quản lý vănhóa là quản lý các hoạt động sáng tạo và thu hẹp hơn nữa làquản lý sáng tác văn học nghệ thuật Thực tế quản lý văn hóakhông phải như vậy, quản lý văn hóa ở cấp xã lại càng khôngphải chỉ có thế

Theo tư tưởng Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng nhưmục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh

ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo,văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày vềmặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sángtạo và phát minh đó tức là văn hóa”5 Quan niệm về văn hóatheo tư tưởng Hồ Chí Minh giúp chúng ta hiểu văn hóa cụ thể

5 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.458.

Trang 7

và đầy đủ hơn Suy cho cùng, mọi hoạt động của con ngườitrước hết đều “vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộcsống”, những hoạt động sống đó trải qua thực tiễn và thờigian được lặp đi, lặp lại thành những thói quen, tập quán, chắtlọc thành những chuẩn mực, những giá trị vật chất và tinhthần được tích lũy, lưu truyền từ đời này qua đời khác thànhkho tàng quý giá mang bản sắc riêng của mỗi cộng đồng, góplại mà thành di sản văn hóa của toàn nhân loại.

Như vậy, điểm thống nhất giữa các nghĩa Mác-Lênin và

tư tưởng Hồ Chí Minh chính là ở chỗ đều xác định rõ: conngười là chủ thể sáng tạo ra văn hóa và lao động sáng tạo làcội nguồn của văn hóa

Ở một góc độ khác, người ta xem văn hóa như là một hệthống các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo,tích lũy trong hoạt động thực tiễn qua quá trình tương tác giữacon người với tự nhiên, xã hội và bản thân Văn hóa là của conngười, do con người sáng tạo và vì lợi ích của con người Vănhóa được con người giữ gìn, sử dụng để phục vụ đời sống conngười và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác

Cho đến nay, nhận thức lý luận về văn hóa vẫn tiếp tụcphát triển theo hướng ngày càng đầy đủ, hoàn thiện Năm

1998, tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hànhTrung ương khóa VIII, Đảng ta đã nêu rõ:

“Văn hóa Việt Nam là thành quả hàng nghìn năm laođộng sáng tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nướccủa cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là kết quả giao lưu vàtiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn minh thế giới để khôngngừng hoàn thiện mình Văn hóa Việt Nam đã hun đúc nên tâm

Trang 8

hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vangcủa dân tộc.

Trong thời đại Hồ Chí Minh, với đường lối đúng đắn vàsáng tạo của Đảng ta, văn hóa Việt Nam tiếp tục được pháthuy, đã góp phần quyết định vào những thắng lợi to lớn củanhân dân ta trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc vàxây dựng chủ nghĩa xã hội.”

Tổng hợp lại, theo nghĩa rộng, văn hóa được hiểu là toàn

bộ những gì “phi tự nhiên” Văn hóa là không gian trí tuệ củaloài người, bao gồm hệ thống tri thức, kinh nghiệm, hiểu biết,các quan niệm về tự nhiên, xã hội và con người của nhân loạitrong lịch sử Theo nghĩa hẹp, văn hóa được cho là phong tục,tập quán, hành vi, thói quen sinh hoạt của cá nhân con người

và cộng đồng xã hội trong cuộc sống thường ngày Văn hóa thểhiện “căn tính”, bản sắc, bản lĩnh và phong cách của một quốcgia, dân tộc

1.2 Vai trò của văn hóa đối với sự phát triển bền vững của đất nước

Đối với một quốc gia, để đạt được mục tiêu phát triển,đáp ứng các nhu cầu vật chất của xã hội nhất thiết phải có sựtăng trưởng về kinh tế, về cơ sở vật chất, kỹ thuật và côngnghệ, xây dựng tiềm lực và sức mạnh cho quốc gia Đó là mộtđòi hỏi đồng thời là một quy luật khách quan Đánh giá caotầm quan trọng của tăng trưởng kinh tế là cần thiết và đúngđắn, song điều đáng quan tâm là thời gian qua vẫn tồn tạiquan niệm chỉ tập trung tăng trưởng kinh tế đơn thuần, khônggiải quyết đúng mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển,coi kinh tế là nhân tố quyết định toàn bộ sự phát triển, còn các

Trang 9

yếu tố khác không đóng góp trực tiếp cho sự phát triển Sailầm trong quan niệm trên là ở chỗ chỉ chú trọng vào tăngtrưởng kinh tế và coi tăng trưởng kinh tế tự nó sẽ tạo tiềm lực,sức mạnh quốc gia và sẽ giải quyết những vấn đề khác, như xãhội, văn hóa

Trên thế giới, không ít các nhà tư tưởng, các nguyên thủquốc gia từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây đã trăn trở kiếm tìmmột chính sách có tính động lực cho sự phát triển kinh tế - xãhội Để phát triển kinh tế, ổn định xã hội, Khổng Tử chủ trươngdùng đạo đức để thiết lập trật tự Tuân Tử thì chủ trương kếthợp cả đạo đức và pháp luật để phát triển kinh tế, chủ trươngnày được các nhà nước phong kiến Trung Quốc sử dụng vàphát huy hiệu quả

Ở phương Tây thế kỷ XX, chủ nghĩa hiện sinh kết tội chokhoa học, kỹ thuật hiện đại đã làm con người lúc nào cũngtrong tâm thế lo sợ, bất an, môi trường sinh thái bị hủy hoại;

họ phản đối kỹ thuật và kêu gọi con người quay trở lại vớitrạng thái tự nhiên (cũng là ý tưởng của Lão Tử ở Trung Quốcthời cổ đại) Trong khi đó, chủ nghĩa kỹ trị lại đề cao vai tròcủa khoa học, kỹ thuật, coi kỹ thuật là liều thuốc vạn năng,giúp cho nền kinh tế các nước phương Tây phát triển liên tục.Quả thật tri thức khoa học và công nghệ đã và đang mang lạicho con người nhiều thành quả, nhưng cũng chính nó đangmang lại nhiều thảm họa đe dọa cuộc sống của con người,nhất là các vấn đề đạo đức, lối sống, môi trường sinh thái và

cả an ninh trật tự

Tuy còn nhiều bàn cãi về động lực thúc đẩy phát triểnnền kinh tế, song có một số động lực thúc đẩy sự phát triển

Trang 10

kinh tế, đó là: đấu tranh xã hội; tri thức khoa học - công nghệ;lợi ích và động lực về ý chí, tinh thần; văn hóa; vốn đầu tưnước ngoài Một trong những động lực quan trọng mà bất cứcác quốc gia nào cần đến sự phát triển kinh tế một cách bềnvững để tạo ra sự phát triển nhanh và bền vững trong thế giớiđương đại đều phải tính đến - đó là sức mạnh mềm của vănhóa.

Sức mạnh mềm của văn hóa tồn tại trong truyền thốngdân tộc, được kiểm nghiệm qua thử thách, thăng trầm lịch sử,được thanh lọc để lưu lại những giá trị Chính vì thế, sức mạnh

đó tiềm ẩn nhiều yếu tố tích cực, nếu biết khơi dậy những giátrị tiến bộ của nó sẽ giúp cho sự phát triển xã hội một cáchbền vững Sức mạnh hay nguồn lực mềm đó được coi là bộ lọc

để góp phần giảm tải những cú sốc ngược do nền khoa học công nghệ ngày nay dẫn tới, nhằm góp phần thức tỉnh để tìm

-ra sự phát triển đúng hướng cho các quốc gia, dân tộc; vai tròcủa nó ngày càng được các nhà lãnh đạo ở các quốc gia chú ýđến trong các hoạch định chiến lược của mình Nhanh nhạynắm bắt được điều này, Đảng ta đã xác định: “Phát huy sứcmạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, tạo độnglực và nguồn lực phát triển nhanh, bền vững”6

Sức mạnh tinh thần của dân tộc Việt Nam nằm trongchính nền văn hóa truyền thống Trước đó, Đảng ta đã sớmvạch ra động lực này và khẳng định mối liên hệ hữu cơ giữa sựphát triển kinh tế và văn hóa, đó là: “Xây dựng và phát triểnkinh tế phải nhằm mục tiêu văn hóa, vì xã hội công bằng, vănminh, con người phát triển toàn diện Văn hóa là kết quả của

6 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đảng toàn tập, tập 60, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2016, tr.242.

Trang 11

kinh tế, đồng thời là động lực của sự phát triển kinh tế Cácnhân tố văn hóa phải gắn kết chặt chẽ với đời sống và hoạtđộng xã hội trên mọi phương diện chính trị, kinh tế, xã hội,luật pháp, kỷ cương… biến thành nguồn lực nội sinh quantrọng nhất của sự phát triển”7.

Mỗi dân tộc có một truyền thống, một bản sắc văn hóariêng được hình thành trong lịch sử, qua thử thách của thờigian và thực tiễn sàng lọc, thẩm thấu Chính vì vậy, truyềnthống văn hóa bám rễ, ăn sâu vào tâm khảm của các thế hệ

và có tính bền vững tương đối nhưng không phải là bất biến.Bản sắc văn hóa là nét độc đáo tạo ra sức sống của một dântộc không lẫn với dân tộc khác Trong quá trình hội nhập, toàncầu hóa có sự tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường

và cuộc cách mạng công nghệ đương đại, dân tộc nào khônggiữ được bản sắc cũng xem như bị đồng hóa, hòa tan và maimột Nền văn hóa thế giới hết sức phong phú, đa dạng từ lốisống, tập quán, cách ăn mặc, ứng xử, quan hệ, sinh hoạt,ngôn ngữ đến cách tổ chức kinh tế - xã hội Một nền văn hóa

có sức sống, ngoài việc biết giữ gìn và phát huy những giá trịtích cực của truyền thống dân tộc còn phải biết kế thừa nhữnggiá trị tốt đẹp, những tinh hoa của thế giới phù hợp với điềukiện lịch sử cụ thể của dân tộc mình Đó là sự kế thừa mộtcách có chọn lọc, với tinh thần gạn đục khơi trong, chốngđồng hóa, hòa tan hay lai căng

Việt Nam có một nền văn hóa truyền thống với sức sốngmãnh liệt Điều đó đã được kiểm chứng qua đấu tranh giànhđộc lập, thống nhất giang sơn và phát triển bền vững Trong số

7 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đảng toàn tập, tập 58, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2015, tr.304.

Trang 12

hàng trăm quốc gia hiện có trên thế giới, không phải ngẫunhiên Việt Nam được UNESCO công nhận là một trong số 34nền văn hóa có bản sắc văn hóa riêng của thế giới Dân tộcViệt Nam đã làm thế nào để nền văn hóa dân tộc được bảo tồn,đứng vững qua nhiều biến động của lịch sử; đánh bại được mọi

âm mưu đồng hóa, khai hóa của kẻ thù qua các thời đại vàngày càng phát triển Việc điểm qua những giá trị tốt đẹp trongtruyền thống dân tộc sẽ là cơ sở để chúng ta thấy được những

ưu điểm của mình, nhằm phát huy những giá trị văn hóa ViệtNam để luôn tồn tại và ngày càng phát triển

Sức sống của dân tộc ta, trước hết được biểu hiện trongtinh thần yêu nước Truyền thống này đã được Chủ tịch Hồ ChíMinh khái quát: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó làmột truyền thống quý báu của ta Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổquốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành mộtlàn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguyhiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướpnước”8 Đó là tinh thần Sát Thát, là hào khí Đông A đã giúpcho nhà Trần đánh bại đế quốc Mông - Nguyên lớn nhất thếgiới lúc đó; là khí phách “thà làm quỷ nước Nam còn hơn làmvương đất Bắc” của Trần Bình Trọng; là ý chí của Lê Quýnhkhi nói: “Đầu có thể chặt nhưng tóc không thể cắt” khi trả lờiquân Thanh; bao giờ nước Nam hết cỏ mới hết người Việt Namđánh Pháp của Nguyễn Trung Trực, và khí phách tuyệt vời củaNguyễn Văn Trỗi trước pháp trường của Mỹ - ngụy Đồng thời,cũng từ nền văn minh lúa nước, ngoài việc chống ngoại xâm,người Việt Nam còn phải đắp đê chống lũ Từ bao đời nay,nhiều dân tộc sống trên dải đất này đã đoàn kết, tương trợ

8 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.38.

Trang 13

nhau đã hình thành nên dân tộc Việt Nam Đây cũng là cơ sởtạo ra lòng thương người, lá lành đùm lá rách, thương ngườinhư thể thương thân tạo nên phẩm chất tốt đẹp của dân tộc

ta Các cuộc vận động ủng hộ người nghèo của đài truyềnhình, báo chí, đài phát thanh ở Việt Nam gần đây đã đượcđông đảo nhân dân cả nước hưởng ứng nồng nhiệt Ngoài ra, ýthức về cộng đồng, biểu đạt trong hình tượng về mẹ Âu Cơsinh ra trăm trứng để nói về cội nguồn của người Việt

Đó là lòng nhân ái, lối sống thanh cao, bao dung củacon người nói chung, kẻ sĩ nói riêng Nhớ về cội nguồn, ăn quảnhớ kẻ trồng cây cũng là nét riêng trong tâm thức người ViệtNam Đó là đức tính siêng năng, cần cù trong lao động, họctập của dân tộc ta: có làm thì mới có ăn, nếu lười biếng thìmiệng ăn núi lở, bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu Trongđiều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay

sẽ kéo theo sự tác động của các nền văn hóa khác vào nước

ta - xu thế tất yếu Nếu trong kinh tế, chúng ta chủ động đểhội nhập thì trong văn hóa cũng vậy Bài học hội nhập vẫncòn nguyên giá trị cho Việt Nam từ nhiều nước Châu Phi, MỹLa-tinh khi chạy theo mô hình công nghiệp hóa ồ ạt kiểu Âu -

Mỹ mà không tính đến các yếu tố văn hóa đặc thù của từngdân tộc, kéo theo sự chậm tiến về các mặt kinh tế - xã hội

Văn hóa được coi là bộ lọc để thẩm thấu bỏ đi nhữngyếu tố bên ngoài không phù hợp với dân tộc, tiếp nhận nhữnggiá trị mới nhưng tiến bộ của nhân loại để làm giàu thêmnhững giá trị truyền thống Văn hóa như là phần mềm (phầncứng là các yếu tố khoa học và công nghệ ) trong việc lựachọn các loại hình công nghệ vào điều kiện kinh tế cụ thể

Trang 14

nước ta một cách tối ưu nhất Như vậy, thành tố chính của vănhóa chính là con người Thông qua con người xử lý, tiếp nhận,lựa chọn thì văn hóa mới phát huy tác dụng của nó Trongsuốt cuộc đời hoạt động của Hồ Chí Minh, con người luôn làmối quan tâm đặc biệt của Người Từ những người cùng khổ,đến những người dân nô lệ mất nước ở khắp các lục địa làđộng lực để Người quyết tâm ra đi tìm hình của n ước Chođến phút cuối cùng trước khi đi xa, Người vẫn không quên căndặn toàn Đảng, toàn dân: “Đầu tiên là vấn đề con người”.Muốn cho con người Việt Nam kế thừa, phát huy được truyềnthống tốt đẹp của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu chínhphủ: “Phải tạo mọi điều kiện cho nhân dân lao động có thểnắm được những hiểu biết khoa học kỹ thuật”9.

Chỉ khi có tri thức, hiểu biết đầy đủ, cộng với một cơ chếdân chủ thì người dân mới có thể sáng suốt lựa chọn những gìcần cho phát triển văn hóa Trong điều kiện thế giới ngày nay,con người Việt Nam - những chủ thể văn hóa quyết định sựphát triển kinh tế bền vững được hay không phụ thuộc phầnlớn vào việc chúng ta có mềm dẻo, năng động, thích nghiđược với mọi biến đổi của hoàn cảnh như thế nào Đây là điềuchúng ta có thể làm được, bởi trong lịch sử chúng ta đã từnglàm được Nho giáo trước đây là vũ khí tư tưởng của tầng lớpthống trị, các nhà tư tưởng Việt Nam, sau một thời gian chốngđối, đã nhận ra rằng, nó có thể được sử dụng, cải biến, tíchhợp để trở thành một thành tố tích cực giúp chúng ta chốnglại sự đồng hóa từ phương Bắc Sự dung nạp Nho - Phật - Lãovào Việt Nam là sự mềm dẻo, thích nghi của dân tộc ta.Chúng ta đã biết kế thừa, gạn lọc những tinh hoa của ba tôn

9 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 13, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.69.

Trang 15

giáo này, tạo ra vẻ đẹp riêng, làm phong phú thêm bản sắcvăn hóa dân tộc.

Bên cạnh giá trị tốt đẹp trong truyền thống văn hóa cầnđược phát huy và kế thừa thì những hủ tục, cái xấu nhân danhđổi mới, đội lốt cái mới để hồi phục cũng phải kiên quyết loại

bỏ Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Chúng ta phải thay đổitriệt để những nếp sống, thói quen, ý nghĩ và thành kiến cógốc rễ sâu xa hàng ngàn năm Chúng ta phải thay đổi quan hệsản xuất cũ, xóa bỏ giai cấp bóc lột, xây dựng quan hệ sảnxuất mới không có bóc lột Chúng ta phải biến một nước dốtnát cực khổ thành một nước văn hóa cao và đời sống tươi vuihạnh phúc”10 Đó là công việc to lớn, vẻ vang nhưng cũng hếtsức nặng nề, hơn thế: “Đây là một cuộc chiến đấu chống lạinhững gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốttươi Để giành lấy thắng lợi trong cuộc chiến đấu khổng lồ nàycần phải động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân,dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân”11

Cùng với việc xóa bỏ những tư tưởng bóc lột, lười laođộng, chúng ta cần phải chống lại những tư tưởng xấu từ tácđộng của kinh tế thị trường như lối sống thực dụng, làm ăn bấtlương, lừa đảo, buôn lậu, tham nhũng, tâm lý sống gấp và các

tệ nạn xã hội như: trộm cắp, nghiện ngập, bạo lực Từng bướchội nhập, toàn cầu hóa về kinh tế để tránh thất bại chúng tacần chuẩn bị cẩn thận, chu đáo, nghiêm túc thì mới có thểtránh khỏi bị động, thiếu sót và sai lầm

Nghị quyết Số 09-NQ/TW, ngày 18/02/1995 của BộChính trị về một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng đã

10 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.92.

11 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.617.

Trang 16

chỉ rõ: “Những giá trị văn hóa truyền thống vững bền của dântộc Việt Nam là lòng yêu nước nồng nàn, ý thức cộng đồngsâu sắc, đạo lý thương người như thể thương thân, đức tínhcần cù, vượt khó sáng tạo trong lao động Đó là nền tảng sứcmạnh tinh thần to lớn để nhân dân ta xây dựng một xã hộiphát triển, tiến bộ, công bằng, nhân ái”12.

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII cũngkhẳng định: “Trong điều kiện kinh tế thị trường và mở rộnggiao lưu quốc tế, phải đặc biệt quan tâm giữ gìn và nâng caovăn hóa dân tộc, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức,tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc”13

Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, củaĐảng Cộng sản Việt Nam nhấn mạnh: Phát triển bền vững vănhóa, xã hội trên cơ sở gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa pháttriển kinh tế với phát triển văn hóa và thực hiện tiến bộ, côngbằng xã hội, nâng cao đời sống nhân dân Trong mục tiêutổng quát, Đảng cũng chỉ rõ: “Phát triển văn hóa, thực hiệndân chủ, tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội,tăng cường phúc lợi xã hội và cải thiện đời sống nhân dân”14

Trong công tác văn hóa, nhiệm vụ của Đảng là: “Tăngcường vai trò lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quảquản lý nhà nước về văn hóa Phát triển nền văn hóa ViệtNam tiên tiến, giữ gìn bản sắc tốt đẹp của dân tộc Chủ độnghợp tác và giao lưu quốc tế về văn hóa, quảng bá văn hóaViệt Nam, tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới, đápứng yêu cầu hội nhập và phát triển Xây dựng con người Việt

12 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 54, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, tr.230.

13 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đảng toàn tập, tập 55, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2015, tr.392.

14 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật,

Hà Nội, 2016, tr.271.

Trang 17

Nam phát triển toàn diện và môi trường văn hóa lành mạnh,văn minh trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, khắcphục các biểu hiện xuống cấp về đạo đức xã hội Nâng caohoạt động của các thể chế văn hóa Xây dựng và nhân rộngcác mô hình gia đình văn hóa tiêu biểu, tăng cường sự phốihợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội”15.

Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII củaĐảng hơn một lần nhấn mạnh việc: “khơi dậy khát vọng pháttriển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy ý chí và sứcmạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thờiđại… phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI Nước ta trở thành mộtnước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”16 và “khơidậy tinh thần và ý chí, quyết tâm phát triển đất nước phồnvinh, hạnh phúc; dân tộc cường thịnh, trường tồn; phát huygiá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệpxây dựng và bảo vệ Tổ quốc”17 Đảng còn chủ trương: “Xâydựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, gắn kết chặtchẽ, hài hòa giữa giá trị truyền thống và giá trị hiện đại Pháttriển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, môi trường vănhóa, đời sống văn hóa phong phú, đa dạng, văn minh, lànhmạnh; vừa phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc, vừatiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại để văn hóa thực sự lànền tảng tinh thần, nguồn lực nội sinh và động lực đột phácho phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế”18

15 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật,

Trang 18

Đồng thời, Đảng còn chỉ ra định hướng cho giai đoạnphát triển đất nước giai đoạn 2021-2030 là: “Phát triển conngười toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiếnđậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa, con người Việt Nam thật

sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước

và bảo vệ Tổ quốc Tăng đầu tư cho phát triển sự nghiệp vănhóa Xây dựng, phát triển, tạo môi trường và điều kiện xã hộithuận lợi nhất để khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tựhào dân tộc, niềm tin, khát vọng phát triển đất nước phồnvinh, hạnh phúc; tài năng, trí tuệ, phẩm chất của con ngườiViệt Nam là trung tâm, mục tiêu và động lực phát triển quantrọng nhất của đất nước”19

Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới là xu thế tấtyếu của các quốc gia Bên cạnh những lợi ích to lớn thì toàncầu hóa cũng gây ra hiện tượng mất gốc, mất bản sắc vănhóa dân tộc; làm mất ổn định về kinh tế, chính trị; tăng cáchbiệt sự phân hóa giàu nghèo ở trong cũng như ngoài nước; tạo

ra xung đột giữa các giá trị Đây cũng chính là thời cơ để cácnước đang phát triển tranh thủ vốn và công nghệ từ các nướckhác đầu tư vào, tranh thủ học hỏi tiếp nhận, th ích nghi nếunhư các nước này đủ tỉnh táo, sáng suốt, biết tiếp thu, kế thừa

có chọn lọc những tinh hoa văn hóa từ bên ngoài làm giàuthêm bản sắc văn hóa dân tộc, nhằm phát triển kinh tế bềnvững Muốn vậy, ngoài việc chủ động tham gia vào các quátrình quốc tế hóa, chúng ta phải biết khai thác những lợi thếcủa dân tộc, phát triển các năng lực nội sinh của đất nước,

19 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr.115-116.

Trang 19

trong đó có văn hóa tinh thần Đó chính là bản lĩnh để giúpdân tộc ta vững tin trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

II ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO VĂN HÓA ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA ĐẤT NƯỚC

2.1 Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo văn hóa là tất yếu khách quan

* Xuất phát từ lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về vai trò của văn hóa

Theo quan điểm duy vật lịch sử, trong xã hội có đấutranh giai cấp, các đảng phái chính trị bao giờ cũng sử dụngvăn hóa như một vũ khí sắc bén đê tuyên truyền hệ tư tưởng

của giai cấp mình Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản,

C.Mác và Ph.Ăngghen khăng định: “Lịch sử tư tưởng chứngminh cái gì, nếu không phải là chứng minh rằng sản xuất tỉnhthần cũng biến đổi theo sản xuất vật chất? Những tư tưởngthống trị của một thời đại bao giờ cũng chỉ là những tư tưởngcủa giai cấp thống trị”20 C.Mác và Ph.Ăngghen đều coi vănhóa, đặc biệt là văn học, nghệ thuật như một hoạt động nhằmthức tỉnh về trí tuệ cho quần chúng nhân dân trong cuộc đấutranh giải phóng khỏi sự áp bức, bóc lột của chủ nghĩa tư bản,xây dựng chế độ xã hội mới Giai cấp công nhân thông quachính đảng của mình cần phải tập hợp lực lượng đội ngũ tríthức, văn nghệ sĩ vào sự nghiệp đấu tranh cách mạng của giaicấp vô sản dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản

V.I.Lênin khẳng định vai trò lãnh đạo của đảng là phảilàm cho văn hóa, văn học, nghệ thuật trở thành một bộ phậnquan trọng trong cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp côngnhân do Đảng Cộng sản lãnh đạo Đảng Cộng sản phải có trách

20 C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.625.

Trang 20

nhiệm lãnh đạo cả về công tác tư tưởng và công tác tổ chức,

có kế hoạch xây dựng và phát triển sự nghiệp vãn hóa nghệthuật Đồng thời, V.I.Lênin cũng đề cao vai trò, trách nhiệmcủa đội ngũ văn nghệ sĩ trong cuộc đấu tranh cách mạng vàyêu cầu họ phải công khai đứng trên lập trường của đảng đểtuyên truyền, cổ vũ cho sự nghiệp này, đấu tranh chống lại tưtưởng tự do vô chính phủ, tự do chống đảng Khẳng định sựlãnh đạo của đảng trên lĩnh vực văn hóa, V.I.Lênin đồng thờicũng lưu ý các tổ chức đảng phải thấy rõ tính đặc thù của cáchoạt động văn học, nghệ thuật so với các lĩnh vực khác

Thực tiễn cho thấy, khi xã hội có những chuyển biến lớnlao thì lực lượng tiên phong lại càng coi trọng vai trò của vănhoá Các chính Đảng có sứ mệnh lãnh đạo xã hội xưa nay đều

sử dụng văn hoá văn nghệ như là một vũ khí lợi hại trong cuộcđấu tranh giai cấp trên mặt trận tư tưởng

* Xuất phát từ thực tiễn lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Kế thừa và vận dụng sáng tạo quan điểm Mác-xít, ĐảngCộng sản Việt Nam luôn đề cao vai trò quan trọng của văn hóatrong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và phát triển đấtnước Đảng Cộng sản Việt Nam đã sớm chủ trương cùng vớinhiệm vụ giải phóng dân tộc, thì đồng thời phải giải phóng vănhoá, nghệ thuật, đưa hoạt động văn hoá, nghệ thuật trở vềphục vụ cách mạng, phục vụ dân tộc

Ngay từ Đề cương văn hóa Việt Nam (1943), trong tìnhtrạng hơn 90% người Việt mù chữ và những khó khăn chồngchất của giai đoạn đầu làm cách mạng, Đảng đã khẳng định:

“Mặt trận văn hóa là một trong ba mặt trận (kinh tế, chính trị,

Ngày đăng: 03/10/2024, 19:14

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w