Trong lịch sử xây dựng và phát triển, Đảng ta luôn xác định văn hóa là hồn cốt của dân tộc, là nền tảng tinh thần, sức mạnh nội sinh của đất nước; văn hóa là một trong bốn trụ cột chính của công cuộc đổi mới đất nước. Vì vậy, Đảng ta đặc biệt quan tâm đến vấn đề xây dựng, phát triển văn hóa con người Việt Nam, quan điểm về xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam được thể hiện trong nhiều nghị quyết quan trọng của Đảng. Đặc biệt, Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước đã chỉ ra 5 quan điểm,
đó là: (1) Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước. Văn hóa phải
được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội. (2) Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. (3) Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa. Trong xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp, với các đặc tính cơ bản: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo. (4) Xây dựng đồng bộ môi trường văn hóa, trong đó chú trọng vai trò của gia đình, cộng đồng. Phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa; cần chú ý đầy đủ đến yếu tố văn hóa và con người trong phát triển kinh tế. (5) Xây dựng và phát triển văn hóa là
sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng.
Chủ trương của Đảng gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, phát triển, xây dựng con người và thực hiện tiến
bộ, công bằng xã hội đã trở thành tư tưởng chỉ đạo cho nhiều chương trình, kế hoạch phát triển. Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng với sự đầu tư của Nhà nước, sự tham gia của nhân dân là những nhân tố quyết định tạo ra những chuyển biến của sự nghiệp phát triển văn hóa, xây dựng con người. Quá trình xây dựng, phát triển văn hóa, con người phải được đặt trong mối quan hệ với tổng thể phát triển quốc gia; hơn nữa, quá trình đấy chỉ có thể thành công khi huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị và cùa toàn thể nhân dân.
Hiện nay, Đảng chủ trương xây dựng, phát huy yếu tố văn hóa để văn hóa thực sự là khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. “Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc đê văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Tăng đầu tư cho phát triển sự nghiệp văn hóa. Xây dựng, phát triển, tạo môi trường và điều kiện xã hội thuận lợi nhất
để khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; tài năng, trí tuệ, phẩm chất của con người Việt Nam là trung tâm, mục tiêu và động lực phát triển quan trọng nhất của đất nước”29.
Những định hướng chính trị quan trọng về văn hóa trong phát triển của đất nước và những thành tựu của sự nghiệp đổi mới trên tất cả các lĩnh vực cùa đời sống xã hội, những kinh nghiệm được tích lũy trong quá trình xây dựng và phát triển nền văn hóa trong thòi gian qua là những tiền đề thuận lợi để văn hóa nước nhà tiếp tục phát triển.
Tuy nhiên, quá trình hội nhập quốc tế, mở rộng giao lưu văn hóa đang tạo ra những biến đổi lớn về diện mạo đời sống văn hỏa nước ta. Việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội chưa bảo đảm tổng thể, đồng bộ các vùng, miền, địa phương theo lợi thế so sánh và phát huy điều kiện kinh tế - xã hội đặc thù. Tình trạng tham nhũng, làng phí, quan liêu, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ cũng như những mâu thuẫn xã hội còn diễn biến
29 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập II, Nxb Chính trị quốc gia
Sự thật, Hà Nội, 2021, tr.330.
phức tạp trong khi các thế lực thù địch tiếp tục tăng cường chống phá Đảng, Nhà nước và đất nước ta. Văn hóa là một lĩnh vực mang tính đặc thù nên việc quàn lý nhà nước cũng như tự quản của người dân gặp rất nhiều khó khăn. Lĩnh vực văn hóa cũng bị chi phối mạnh mẽ bởi mặt trái của kinh tế thị trường và những tác động tiêu cực, cám dỗ nên thường xuyên xuất hiện những vấn đề, hiện tượng văn hóa mới, phức tạp, không dễ giải quyết một sớm một chiều.
Thời cơ và thách thức đan xen, đặt ra nhiều vấn đề mới đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, đòi hỏi toàn Đàng, toàn dân phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy và có quyết tâm chính trị cao để có thể ứng phó kịp thời với mọi tình huống có thể xảy ra.
Lãnh đạo và quản lý văn hóa là vấn đề khó khăn và phức tạp, cần phải được tiến hành nghiên cứu và tổng kết, nhận thức
và tìm kiếm giải pháp phù hợp, thường xuyên, theo hướng tập trung vào chất lượng, hiệu quả, gắn với phát triển kinh tế - xã hội nhằm tạo lập môi trường văn hóa dân chủ, hiện đại, nhân văn và tiến bộ.
Quán triệt và thực hiện nghiêm túc quan điểm chỉ đạo chung về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng theo hướng vừa bảo đảm để văn hóa phát triển đúng định hướng chính trị,
tư tưởng của Đảng, vừa bào đảm quyền tự do, dân chủ cá nhân trong sáng tạo trên cơ sở phát huy trách nhiệm xã hội, nghĩa
vụ công dân với mục đích đúng đắn; khắc phục tình trạng buông lòng sự lãnh đạo hoặc mất dân chủ, hạn chế tự do sáng tạo, Đảng ta yêu cầu phải tập trung đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa đáp ứng yêu cầu phát
triển bền vững. Đẩy nhanh việc thể chế hóa, cụ thể hóa các quan điểm, đường lối của Đảng về văn hóa. Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy dân chù xã hội chủ nghĩa, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của nền văn hóa, con người Việt Nam... Xây dựng, phát triển, tạo môi trường và điêu kiện
xã hội thuận lợi nhất để khơi dậy truyền thống yêu nước, niệm
tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc ; phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.