1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

TIỂU LUẬN NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC XÂY DỰNG ĐẢNG KIỂU MỚI CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN TRONG TÁC PHẨM “MỘT BƯỚC TIẾN HAI BƯỚC LÙI” YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG, CHỈNH ĐỐN ĐẢNG TA HIỆN NAY

29 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

V.I.Lênin, lãnh tụ của Đảng Cộng sản Nga, người thầy của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, đã kế thừa, phát triển một cách toàn diện, làm phong phú thêm các bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác. Trong lĩnh vực xây dựng Đảng, V.I.Lênin đã có những cống hiến vô cùng to lớn về mặt lý luận và thực tiễn, mà việc quan trọng đầu tiên là đặt cơ sở về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời và hoạt động của Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân. Sau khi Ph.Ăng-ghen mất (1895), những người đứng đầu Quốc tế II và những người đứng đầu các đảng dân chủ - xã hội ở Tây Âu đã xét lại chủ nghĩa Mác, từ bỏ những tư tưởng cốt lõi của chủ nghĩa Mác, biến Quốc tế II và các đảng dân chủ - xã hội thành những đảng cải lương, hoàn toàn mất tính giai cấp và tính chiến đấu. Thực tiễn đặt ra cho V.I.Lênin và những người Bônsêvích nhiệm vụ phải đánh bại bọn cơ hội, bảo vệ Đảng, bảo vệ những quan điểm mác-xít về mặt tổ chức trong Đảng. Đáp ứng tình hình đó, tháng 5-1904, V.I.Lê-nin đã viết tác phẩm “Một bước tiến hai bước lùi”. Sự ra đời của tác phẩm đã góp phần vạch trần đặc điểm, bản chất của chủ nghĩa cơ hội về mặt tổ chức, bảo vệ tính đảng của giai cấp công nhân, đã phát triển và cụ thể hoá học thuyết của C.Mác - Ph.Ăngghen về Đảng Cộng sản, vạch ra một cách đầy đủ và hoàn chỉnh những nguyên tắc tổ chức cơ bản của chính đảng cách mạng của giai cấp vô sản. Tác phẩm xác định rõ vai trò quan trọng của công tác xây dựng Đảng về tổ chức và chỉ ra mối quan hệ biện chứng giữa xây dựng Đảng về tổ chức với xây dựng Đảng về chính trị và tư tưởng. Trong công tác xây dựng Đảngvề mặt tổ chức phải xây dựng một điều lệ thống nhất, một kỷ luật thống nhất, một cơ quan lãnh đạo tập trung thống nhất có uy tín và quyền lực, Đảng phải xây dựng và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thường xuyên tự phê bình và phê bình. Đảng viên của Đảng phải có ý thức tổ chức kỷ luật, người đảng viên dù ở cương vị nào cũng phải tham gia một trong những tổ chức của Đảng, chịu sự quản lý, giáo dục, phân công, kiểm tra, giám sát của tổ chức đảng. Những tư tưởng của V.I.Lênin trong tác phẩm “Một bước tiến, hai bước lùi” là cống hiến lớn lao cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đặt cơ sở cho sự nghiệp xây dựng Đảng của giai cấp vô sản trên toàn thế giới và đã cống hiến lớn lao cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Hiện nay, phong trào cách mạng thế giới đã có nhiều biến đổi, song những luận điểm V.I.Lênin đề cập trong tác phẩm vẫn còn nguyên giá trị trong xây dựng chính Đảng của giai cấp công nhân. Cùng với đó tác phẩm đã và vẫn là những chỉ dẫn có tính nguyên tắc trong quá trình xây dựng và chỉnh đốn Đảng ta hiện nay. Chính vì vậy, nghiên cứu nắm vững những quan điểm, tư tưởng trong tác phẩm, nắm vững học thuyết MácLênin về xây dựng Đảng, trung thành và vận dụng sáng tạo những nguyên lý là vấn đề cơ bản lâu dài và cũng là vấn đề cấp thiết trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và là trách nhiệm của mọi cán bộ, đảng viên.

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

I NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC XÂY DỰNG ĐẢNG KIỂU MỚI

CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN TRONG TÁC PHẨM “MỘT

BƯỚC TIẾN HAI BƯỚC LÙI”

5

1.1 Hoàn cảnh lịch sử ra đời và nội dung cơ bản của tác phẩm

“Một bước tiến, hai bước lùi”

5

1.2 Nguyên tắc tổ chức xây dựng Đảng kiểu mới của giai cấp công

nhân trong tác phẩm “Một bước tiến, hai bước lùi”

10

1.3 Ý nghĩa của những nguyên tắc tổ chức xây dựng Đảng kiểu mới của

giai cấp công nhân trong tác phẩm “Một bước tiến, hai bước lùi”

18

II YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG, CHỈNH

ĐỐN ĐẢNG TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

20

2.1 Nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ trí tuệ và tăng cường công

tác tư tưởng của Đảng

20

2.2 Giữ vững và tăng cường công tác tổ chức, tăng cường quan hệ

gắn bó giữa Đảng với nhân dân

21

2.3 Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở

Đảng gắn với xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh

22

2.4 Tiếp tục đổi mới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về công tác cán bộ 232.5 Đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả tình trạng suy thoái về phẩm

chất đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên; tích cực phòng

chống tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí

24

2.6 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị,

đặc biệt là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Trang 2

MỞ ĐẦU

V.I.Lênin, lãnh tụ của Đảng Cộng sản Nga, người thầy của phong tràocộng sản và công nhân quốc tế, đã kế thừa, phát triển một cách toàn diện, làmphong phú thêm các bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác Trong lĩnh vực xâydựng Đảng, V.I.Lênin đã có những cống hiến vô cùng to lớn về mặt lý luận vàthực tiễn, mà việc quan trọng đầu tiên là đặt cơ sở về chính trị, tư tưởng và tổchức cho sự ra đời và hoạt động của Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân

Sau khi Ph.Ăng-ghen mất (1895), những người đứng đầu Quốc tế II vànhững người đứng đầu các đảng dân chủ - xã hội ở Tây Âu đã xét lại chủ nghĩa

Mác, từ bỏ những tư tưởng cốt lõi của chủ nghĩa Mác, biến Quốc tế II và các

đảng dân chủ - xã hội thành những đảng cải lương, hoàn toàn mất tính giai cấp

và tính chiến đấu Thực tiễn đặt ra cho V.I.Lênin và những người Bônsêvích

nhiệm vụ phải đánh bại bọn cơ hội, bảo vệ Đảng, bảo vệ những quan điểm xít về mặt tổ chức trong Đảng Đáp ứng tình hình đó, tháng 5-1904, V.I.Lê-nin

mác-đã viết tác phẩm “Một bước tiến hai bước lùi”

Sự ra đời của tác phẩm đã góp phần vạch trần đặc điểm, bản chất của chủnghĩa cơ hội về mặt tổ chức, bảo vệ tính đảng của giai cấp công nhân, đã pháttriển và cụ thể hoá học thuyết của C.Mác - Ph.Ăngghen về Đảng Cộng sản, vạch

ra một cách đầy đủ và hoàn chỉnh những nguyên tắc tổ chức cơ bản của chínhđảng cách mạng của giai cấp vô sản

Tác phẩm xác định rõ vai trò quan trọng của công tác xây dựng Đảng về

tổ chức và chỉ ra mối quan hệ biện chứng giữa xây dựng Đảng về tổ chức vớixây dựng Đảng về chính trị và tư tưởng Trong công tác xây dựng Đảngvề mặt

tổ chức phải xây dựng một điều lệ thống nhất, một kỷ luật thống nhất, một cơquan lãnh đạo tập trung thống nhất có uy tín và quyền lực, Đảng phải xây dựng

và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thường xuyên tự phê bình vàphê bình Đảng viên của Đảng phải có ý thức tổ chức kỷ luật, người đảng viên

dù ở cương vị nào cũng phải tham gia một trong những tổ chức của Đảng, chịu

sự quản lý, giáo dục, phân công, kiểm tra, giám sát của tổ chức đảng

Trang 3

Những tư tưởng của V.I.Lênin trong tác phẩm “Một bước tiến, hai bướclùi” là cống hiến lớn lao cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đặt cơ sởcho sự nghiệp xây dựng Đảng của giai cấp vô sản trên toàn thế giới và đã cốnghiến lớn lao cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế Hiện nay, phongtrào cách mạng thế giới đã có nhiều biến đổi, song những luận điểm V.I.Lênin

đề cập trong tác phẩm vẫn còn nguyên giá trị trong xây dựng chính Đảng củagiai cấp công nhân Cùng với đó tác phẩm đã và vẫn là những chỉ dẫn có tínhnguyên tắc trong quá trình xây dựng và chỉnh đốn Đảng ta hiện nay Chính vìvậy, nghiên cứu nắm vững những quan điểm, tư tưởng trong tác phẩm, nắmvững học thuyết MácLênin về xây dựng Đảng, trung thành và vận dụng sáng tạonhững nguyên lý là vấn đề cơ bản lâu dài và cũng là vấn đề cấp thiết trong côngtác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và là trách nhiệm của mọi cán bộ, đảng viên

Trang 4

Tháng 7 năm 1903 Đại hội II Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga đã đượctriệu tập và có nhiệm vụ thông qua Cương lĩnh, Điều lệ, bầu Ban Chấp hành Trungương, kiện toàn cơ quan ngôn luận của Đảng (Ban biên tập tờ báo Tia lửa).

Đại hội II diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt giữa phái Bônsêvíchđứng đầu là V.I.Lênin và phái Mensêvích đứng đầu là Máctốp và Ácxenxrốt.Cuối cùng Cương lĩnh, Điều lệ được thông qua, Ban Chấp hành Trung ương vàBan biên tập của tờ báo Tia lửa đã được bầu Đó là một bước tiến lớn của phongtrào công nhân Nga và những người dân chủ - xã hội Tuy nhiên sau Đại hộiphái Mensêvích đã phản kích lại, đã xuyên tạc kết quả Đại hội, chiếm Ban biêntập báo Tia lửa, vu khống, bịa đặt, nói xấu V.I.Lênin và những người Bônsêvích.Đảng lại lâm vào khủng hoảng, chia rẽ về mặt tổ chức Đó là những bước lùi lớncủa phong trào Thực tiễn đặt ra cho V.I.Lênin và những người Bônsêvíchnhiệm vụ phải đánh bại bọn cơ hội, bảo vệ Đảng, bảo vệ những quan điểmmácxít về mặt tổ chức trong Đảng Đáp ứng tình hình đó V.I.Lênin đã viết tácphẩm “Một bước tiến hai bước lùi”, tháng 5 năm 1904

1.1.2 Nội dung cơ bản của tác phẩm

Tư tưởng chính của tác phẩm “Một bước tiến hai bước lùi” đó là nguồn

Trang 5

gốc, diễn biến, ý nghĩa của cuộc đấu tranh trong và sau đại hội II của ĐảngCông nhân dân chủ - xã hội Nga vạch trần các quan điểm và thủ đoạn cơ hội vềmặt tổ chức của phái Mensêvích, khẳng định những nguyên tắc mácxít về mặt tổchức của Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân.

* Diễn biến Đại hội II của Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga

Thành phần triệu tập tham gia Đại hội II Đảng công nhân dân chủ - xã hội Ngagồm 51 đại biểu của 26 tổ chức đảng, có mặt tham dự đại hội 43 đại biểu, có một sốđại biểu dự khuyết Do một số tổ chức có đại biểu vắng mặt được quyền biểu quyếtthay (biểu quyết hai tay) nên mọi vấn đề trong Đại hội đều được quyết định thông qua

51 phiếu bầu Như vậy, thành phần tham gia Đại hội rất phức tạp, với nhiều khuynhhướng chính trị khác nhau Ngay từ đầu Đại hội đã hình thành 3 nhóm:

Một là, nhóm “Tia lửa” gồm 33 đại biểu do V.I.Lênin đứng đầu, đến giai

đoạn 2 của Đại hội, nhóm này lại phân hoá thành hai phái: Phái đa số(Bônsêvích) gồm 24 đại biểu, đứng đầu là V.I.Lênin và phái thiểu số(Mensêvích) gồm 9 đại biểu, do Máctốp đứng đầu

Hai là, nhóm lừng chừng ngả nghiêng gồm đại biểu của nhóm “công nhân

miền Nam” nhóm này ngoài miệng thì thừa nhận những quan điểm của nhóm

“Tia lửa” nhưng lại có kế hoạch riêng, họ không vững vàng về nguyên tắc.Ngoài ra còn có một số nhóm nhỏ khác phụ thuộc vào nhóm công nhân miềnNam Đại biểu nhóm này là ÊgôRốp, MaKhốp, L.vốp

Ba là, nhóm “chống Tia lửa” gồm đại biểu của phái Bun, họ phản đối chế độ

tập trung, chủ trương thành lập Đảng theo dân tộc theo vùng lãnh thổ Đại biểu làLibe, Bơruke, Gônđơblát Trong nhóm chống “Tia lửa” còn có đại biểu của nhóm

“Sự nghiệp công nhân”, họ chống lại nguyên tắc của nhóm “Tia lửa” cả về cươnglĩnh, sách lược và tổ chức, đại biểu của nhóm này là Máctưnốp, Akimốp…

Cuộc đấu tranh diễn ra trong đại hội II của Đảng công nhân dân chủ - xãhội Nga chia thành 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1, chủ yếu diễn ra giữa nhóm Tia lửa và nhóm chống Tia lửa

trên các vấn đề cơ bản: Thành phần tham gia đại hội, vị trí của phái Bun, cương

Trang 6

lĩnh ruộng đất, quyền bình đẳng về ngôn ngữ và chế độ tập trung trong Đảng.

Quá trình đấu tranh trên các vấn đề cơ bản đã thể hiện rõ khuynh hướngchính trị của các nhóm đại biểu và sự dao động ngả nghiêng của một số đại biểutrong nhóm “Tia lửa” Tuy có những ý kiến khác nhau, song các đại biểu trongnhóm “Tia lửa” đều nhất trí với nhau trên các vấn đề cơ bản về cương lĩnh vàsách lược Vì vậy những nghị quyết của Đại hội được thông qua theo quan điểmcủa nhóm “Tia lửa”

Giai đoạn 2, cuộc đấu tranh diễn ra giữa một bên là phái đa số với một

bên là phái thiểu số trong nhóm “Tia lửa” liên kết với các phần tử cơ hội chủnghĩa trên các vấn đề: tiết 1 bản dự thảo Điều lệ Đảng và các vấn đề cơ bản vềnguyên tắc, chế độ tổ chức và sinh hoạt đảng Khi thảo luận các vấn đề này sựbất đồng ý kiến trong nhóm “Tia lửa” đã bộc lộ hoàn toàn, phái thiểu số táchkhỏi phái đa số và liên minh chặt chẽ với những phần tử cơ hội chủ nghĩa TrongĐại hội đã xảy ra tranh luận gay gắt giữa quan điểm của V.I.Lênin và quan điểmcủa Máctốp về tiết 1 của Điều lệ Đảng

Do phái thiểu số trong nhóm “Tia lửa” liên kết với các phái cơ hội nênnhững quan điểm của phái đa số về tiết 1 của Điều lệ Đảng và các vấn đề cơ bản vềnguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng không được Đại hội biểu quyết thông qua

Giai đoạn 3, bầu Ban Chấp hành Trung ương và Ban biên tập của báo “Tia

lửa” Những quan điểm của nhóm “Chống Tia lửa” không được Đại hội thừanhận, do đó đến giai đoạn này các đại biểu của nhóm “Chống Tia lửa” bỏ Đạihội ra về Vì vậy Đại hội đã bầu các cơ quan lãnh đạo của Đảng theo đề xuất củaphái đa số Thất bại trong bầu cử các cơ quan lãnh đạo của Đảng càng làm chophái thiểu số bất đồng gay gắt với phái đa số Mặc dù cuộc đấu tranh trong Đạihội diễn ra hết sức gay gắt giữa phái đa số và phái thiểu số nhưng cuối cùngcương lĩnh, điều lệ được thông qua, Ban Chấp hành Trung ương và Ban biên tậpcủa báo “Tia lửa” được bầu Đó là một bước tiến lớn của phong trào công nhânNga và của đảng dân chủ - xã hội Nga

Trang 7

Cuộc đấu tranh sau Đại hội II, phái thiểu số cố tình không hợp tác, chúng

ra sức xuyên tạc kết quả Đại hội và chống V.I.Lênin, chống phái đa số Pháithiểu số đã lôi kéo, mua chuộc Plêkhanốp và Ban biên tập của báo “Tia lửa”,biến báo “Tia lửa” thành cơ quan ngôn luận của phái thiểu số Phái thiểu số lợidụng cơ quan ngôn luận của Đảng để tuyên truyền những quan điểm cơ hội, phủnhận nghị quyết của Đại hội II, không phục tùng sự lãnh đạo của Ban Chấp hànhTrung ương và tìm cách tách ra khỏi Đảng Đảng công nhân dân chủ - xã hộiNga lại lâm vào khủng hoảng, chia rẽ nghiêm trọng Đó là những bước lùi lớncủa phong trào Trong tác phẩm “Một bước tiến, hai bước lùi” V.I.Lênin vạch ranguồn gốc, ý nghĩa của cuộc đấu tranh trong Đảng vạch trần bản chất của quanđiểm cơ hội về tổ chức của phái Mensêvích

*Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tổ chức của Đảng

Cuộc đấu tranh gay gắt nhất trong Đại hội II Đảng công nhân dân chủ

-xã hội Nga là cuộc đấu tranh xoay quanh tiết 1 trong bản dự thảo Điều lệĐảng nói về điều kiện để trở thành đảng viên giữa công thức củaV.I.Lêninvới công thức của Máctốp

Công thức của V.I.Lênin đưa ra là tất cả những người nào thừa nhậncương lĩnh của Đảng và ủng hộ Đảng bằng những phương tiện vật chất cũngnhư bằng cách tự mình tham gia một trong những tổ chức của Đảng thì đượccoi là đảng viên của Đảng

Công thức của Máctốp đưa ra là tất cả những người nào thừa nhận cươnglĩnh của Đảng, ủng hộ Đảng bằng những phương tiện vật chất và tự mình giúp

đỡ Đảng một cách đều đặn dưới sự chỉ đạo của một trong những tổ chức củaĐảng đều được coi là đảng viên của Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga.Hai công thức này nội dung cơ bản giống nhau song có điểm căn bản khácnhau đố là: Công thức của V.I.Lênin đòi hỏi và bắt buộc người đảng viên phải tựmình sinh hoạt và chịu sự quản lý của một tổ chức Đảng Công thức đó đề caodanh hiệu đảng viên, đòi hỏi trách nhiệm và ý thức tổ chức, kỷ luật cao củangười đảng viên, là tiêu chí để phân biệt người có tổ chức với người không có tổ

Trang 8

chức, đảng viên với quần chúng ngoài Đảng V.I.Lênin nhấn mạnh: “… Tôi đòi hỏi, Đảng đội tiên phong của giai cấp phải hết sức có tổ chức, rằng Đảng chỉ nên thu nhận những phần tử ít nhất cũng phải chấp nhận một tính tổ chức tối thiểu” Công thức của Mác tốp thì không đòi hỏi đảng viên phải tự mình sinh

hoạt và chịu sự quản lý của một tổ chức đảng Công thức đó mở rộng đội ngũ

đảng viên vô hạn độ: “Mỗi người tham gia bãi công là một đảng viên”

V.I.Lênin phê phán công thức của Máctốp đó là đã khuyến khích: “Càng

mở rộng cho nhiều người được mang danh hiệu là đảng viên thì càng tốt”,

“Phải coi Đảng và giai cấp là một” Thực chất công thức này của Máctốp là

làm giảm trách nhiệm, địa vị, vai trò và danh hiệu người đảng viên, xóa nhòaranh giới giữa người đảng viên với quần chúng Đó là một công thức vô dụng,chứa đựng nội dung tư tưởng cơ hội chủ nghĩa về tổ chức vì nó dẫn Đảng tớichỗ không có tổ chức rõ ràng, chặt chẽ, không có kỷ cương, kỷ luật, đảng viênchỉ có danh nghĩa mà không có tổ chức, không có sức mạnh

Sự khác nhau giữa hai công thức về thực chất không phải là sự khác nhau

về một điều khoản riêng biệt của Điều lệ Đảng mà là phản ánh hai quan niệmkhác nhau về vai trò, tính chất và nguyên tắc tổ chức của Đảng; phản ánh haiquan điểm: Quan điểm cách mạng và quan điểm cơ hội chủ nghĩa về mặt tổ chức

Cuộc đấu tranh về tiết 1 dự thảo điều lệ Đảng công nhân dân chủ - xã hộiNga chính là cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa cơ hội về vấn đề

tổ chức của Đảng, là cuộc đấu tranh giữa tính có tổ chức và kỷ luật của giai cấp

vô sản với tính vô chính phủ của những phần tử cơ hội

Cuộc đấu tranh xoay quanh tiết 1 của bản dự thảo điều lệ đã làm lộ rõ sắcthái cơ hội chủ nghĩa của phái Mensêvích trong vấn đề tổ chức Những quan

điểm đó càng bộ lộ đầy đủ trên báo “Tia lửa” mới, phái Mensêvích cho rằng

“Nội dung quan trọng hơn hình thức; rằng cương lĩnh và sách lược quan trọng hơn tổ chức”, rằng “Một tổ chức có sức sống nhiều hay ít là tuỳ theo quy mô và

ý nghĩa của nội dung mà tổ chức đó sẽ mang lại cho phong trào”, rằng chế độ

Trang 9

tập trung không phải là một “Cái gì độc lập tự tại” rằng đó không phải là một thứ “Bùa vạn ứng”.

Tóm lại, phái Mensêvích, phủ nhận tính tổ chức, sự thống nhất và kỷ luậtcủa Đảng, phủ nhận nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng, chủ trương thànhlập một Đảng lỏng lẻo, không có hình thù, tổ chức rõ ràng, không có nguyên tắc

tổ chức, thiếu kiên định vững chắc và thiếu ổn định như những câu lạc bộ

V.I.Lênin kết luận: Trên thực tế công thức của Mác tốp nhằm phục vụ cho lợiích của những người trí thức tư sản, sợ kỷ luật và tổ chức của những người vô sản

* Cuộc đấu tranh về chế độ tập trung và chấp hành nghị quyết

V.I.Lênin phê phán chủ nghĩa cơ hội khi họ cho rằng: Đảng không nên làmột khối tổ chức chặt chẽ trong Đảng có thể tồn tại những cá nhân, những tổchức không thuộc một tổ chức nào của Đảng Theo V.I.Lênin: đó là thứ tổ chứchoàn toàn xa lạ đối với Đảng, thứ tổ chức lỏng lẻo, rời rạc, tiểu tổ, bè phái

V.I.Lênin phê phán Máctốp phủ nhận chế độ tập trung, cho rằng đó làthiết lập chế độ nông nô trong Đảng, là chủ nghĩa quan liêu Theo V.I.Lênin, đó

là tư tưởng kéo lùi Đảng trở lại tình trạng tiểu tổ, phân tán, tạo điều kiện chonhững phần tử cơ hội chui vào Đảng

1.2 Nguyên tắc tổ chức xây dựng Đảng kiểu mới của giai cấp công

nhân trong tác phẩm “Một bước tiến, hai bước lùi”

1.2.1 Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân

Nguyên tắc Đảng là đội tiên phong của của giai cấp công nhân đã được

C.Mác và P.h.Ăng ghen nêu ra trong “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” từ năm

1848; nhưng phái thiểu số (tức phái Mensêvích) chủ trương xóa nhòa ranh giới

giữa Đảng với giai cấp, họ cho rằng “ Dĩ nhiên, trước hết, chúng ta thành lập một tổ chức, gồm những phần tử tích cực nhất của đảng, một tổ chức những người cách mạng; nhưng, là đảng của giai cấp, chúng ta cần chú ý đừng bỏ ở ngoài đảng những người có ý thức gắn bó với đảng, dù họ có thể không tỏ ra tích cực lắm” [9, tr.289] Như vậy theo quan điểm của phái thiểu số thì số lượng đảng

viên càng đông càng tốt, và có xu hướng hạ thấp vị trí của đảng V.I.Lênin đã

Trang 10

kịch liệt phản đối điều đó và xác định “Thật vậy, không được lẫn lộn đảng, tức

là đội tiền phong của giai cấp công nhân, với toàn bộ giai cấp” [9, tr.289];

Đảng là một bộ phận của giai cấp, nhưng phải phân biệt với toàn bộ giai cấp.Theo V.I Lênin, Đảng là đội tiên phong chính trị và là đội ngũ có tổ chức chặtchẽ, có giác ngộ cách mạng nhất của giai cấp, Đảng là người đưa yếu tố tự giácvào phong trào công nhân, là người định hướng chính trị và là người giáo dục,động viên, tổ chức quần chúng hành động cách mạng Đảng phải cải tổ toàn bộcông tác của mình, không được hạ thấp Đảng ngang trình độ của quần chúng

bình thường V.I Lênin viết: “Không được lẫn lộn đảng, tức là đội tiền phong của giai cấp công nhân, với toàn bộ giai cấp Chúng ta sẽ chỉ tự lừa dối mình, nhắm mắt trước những nhiệm vụ bao la của chúng ta, thu hẹp những nhiệm vụ

đó lại, nếu chúng ta quên mất sự khác nhau giữa đội tiền phong và tất cả số quần chúng hướng theo đội tiền phong đó; nếu chúng ta quên mất rằng đội tiền phong có nghĩa vụ thường xuyên phải nâng các tầng lớp ngày càng đông đảo đó lên trình độ tiên tiến ấy” [9, tr.289, 290]

Giống như C Mác khẳng định trong tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”, V.I Lênin đã nhấn mạnh vai trò tiên phong của Đảng cộng sản

được thể hiện trước hết trên lĩnh vực lý luận, V.I Lênin đã chỉ rõ: Chỉ đảngnào được một lý luận tiền phong hướng dẫn thì mới có khả năng làm tròn vaitrò chiến sĩ tiền phong Đối với người đảng viên Đảng cộng sản, điều đòi hỏiđầu tiên về tư cách là phải giác ngộ lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, có trình độ

lý luận nhất định về chủ nghĩa xã hội khoa học, nắm được đường lối, chínhsách của Đảng V.I Lênin còn nêu lên vai trò tiên phong của Đảng được thểhiện về mặt tổ chức và sự gương mẫu của mỗi đảng viên trong hoạt động thựctiễn V.I Lênin đã chỉ ra sai lầm cơ bản của phái Mensêvích là phạm phải chủnghĩa cơ hội trên những vấn đề tổ chức, đánh giá thấp ý nghĩa quan trọng của

tổ chức trong cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp vô sản Người khẳngđịnh Đảng phải được tổ chức chặt chẽ để bảo đảm là một đội ngũ thống nhất

ý chí và hành động, có kỷ luật nghiêm minh

Trang 11

Đảng tồn tại không chỉ với vai trò tiên phong của mình mà Đảng phải tậphợp, lãnh đạo quần chúng nâng cao trình độ giác ngộ cho quần chúng lên ngangtầm trình độ của những người cách mạng, song không theo đuôi quần chúng,không được hạ thấp trình độ tổ chức của Đảng ngang với trình độ của quần

chúng Người chỉ rõ: “Nếu chúng ta quên mất sự khác nhau giữa đội tiên phong

và tất cả số quần chúng hướng theo đội tiên phong đó, nếu chúng ta quên mất rằng đội tiên phong có nghĩa vụ thường xuyên phải nâng các tầng lớp ngày càng đông đảo đó lên trình độ tiên tiến ấy” [9, tr.290] Để xây dưng Đảng mạnh

đủ sức lãnh đạo của giai cấp công nhân thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình khôngchỉ là vấn đề đảng viên có giác ngộ và tiên phong hay không? Khi đã có cươnglĩnh và sách lược đúng, đòi hỏi sự thống nhất về mặt tổ chức, V.I Lênin chỉ ra:

“Sự thống nhất trong những vấn đề cương lĩnh và sách lược là điều kiện tất yếu, nhưng chưa đầy đủ để đảm bảo sự thống nhất của đảng Muốn đạt được sự thống nhất trên đây, thì còn phải có sự thống nhất về tổ chức nữa” [9, tr.254, 255] V.I Lênin đòi hỏi Đảng phải là một bộ phận có tổ chức chặt chẽ của giai

cấp công nhân, đảng viên phải tham gia hoạt động trong một tổ chức của Đảng,phải chịu sự lãnh đạo và kiểm soát của tổ chức, trong Đảng phải có kỷ luật tậptrung Theo V.I Lênin, Đảng là của giai cấp, nhưng không phải toàn bộ giai cấp;không được lẫn lộn giữa Đảng và giai cấp, Đảng chỉ thu hút, kết nạp vào đội ngũcủa mình những người giác ngộ cách mạng nhất, có ý thức tổ chức kỷ luật caonhất trong giai cấp công nhân và nhân dân lao động

Vận dụng sáng tạo học thuyết Mác - Lênin trong xây dựng Đảng cộng sảnViệt Nam về mặt tổ chức, khi nói về vai trò quyết định hàng đầu của Đảng cộngsản Việt Nam đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi Hồ Chí Minh chỉ rõ: “

Cách mạng trước hết phải có cái gì ? Trước hết phải có Đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy” [7, tr.267, 268] Như vậy Hồ Chí

Minh đã thấy rõ vai trò của Đảng cộng sản, người đã vận dụng các nguyên tắc

Trang 12

của Lênin và phát triển cho phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam.

1.2.2 Đảng là bộ phận có tổ chức của giai cấp công nhân, có kỷ luật mà tất cả mọi đảng viên phải tuân theo.

Phái Mensêvích cho rằng mọi người bãi công đều có thể tuyên bố vàoĐảng, để chống lại quan điểm đó Lênin khẳng định lại: Đảng là đội tiên phongcủa giai cấp công nhân nhưng phải là một bộ phận có tổ chức tức là một cơ thểcấu kết vững chắc, có kỷ luật nghiêm minh, được quy định bởi những mối liên

hệ về bản chất, mọi đảng viên phải chấp hành; không phải là kỷ luật được xâydựng trên tình bằng hữu mà xây dựng trên các mối quan hệ giữa cá nhân với tổchức, địa phương với trung ương, bộ phận với đoàn thể thành những quy chế,nguyên tắc dựa trên mối liên hệ nội tại của Đảng Việc thừa nhận hay khôngthừa nhận điều đó là ranh giới phân biệt người cách mạng hay kẻ cơ hội Xuấtphát từ mục đích nhiệm vụ và đặc điểm của cuộc đấu tranh chống giai cấp tưsản, muốn chiến thắng kẻ thù tất yếu Đảng phải được tổ chức V.I.Lênin nhấnmạnh rằng: trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản, giai cấp vô sản không có

vũ khí nào tốt hơn là sự tổ chức V.I.Lênin phê phán quan điểm của phái thiểu sốcho rằng, điều lệ là cái chật hẹp, là hình thức mà nội dung quan trọng hơn hìnhthức; cương lĩnh, sách lược quan trọng hơn tổ chức, những quan điểm của phái

Mensêvích được bộc lộ trên báo Tia lửa mới “toàn bộ lời lẽ của báo Tia lửa mới đều để lộ rõ cái “tư tưởng’’ sâu sắc cho rằng nội dung quan trọng hơn hình thức; rằng “một tổ chức có sức sống nhiều hay ít là tuỳ theo quy mô và ý nghĩa của nội dung mà tổ chức đó mang lại cho phong trào”; rằng chế độ tập trung không phải là một “Cái gì độc lập tự tại” rằng đó không phải là một thứ “bùa van ứng” [9, tr.453]

V.I Lênin viết: “Sự thống nhất trong những vấn đề cương lĩnh và sách lược là điều kiện tất yếu, nhưng chưa đủ để bảo đảm sự thống nhất của Đảng và

sự tập trung hoá công tác đảng Muốn đạt được sự thống nhất trên đây, thì còn phải có sự thống nhất về tổ chức nữa’’ [9, tr.244, 245] và điều này không thể thực hiện được đối với một Đảng vừa mới ít nhiều vượt ra khỏi khuôn khổ chật

Trang 13

hẹp của một tiểu tổ và chưa có một bản điều lệ được chính thức quy định, chưa

có nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số, bộ phận phục tùng toàn bộ V.I.Lêninnhấn mạnh: Đối với giai cấp vô sản, tổ chức là vũ khí đấu tranh giai cấp, là thứ

vũ khí mà nhờ đó giai cấp vô sản tự giải phóng mình Người viết: Trong cuộcđấu tranh chống giai cấp tư sản, giai cấp vô sản không có vũ khí nào tốt hơn là

sự có tổ chức

Để xứng đáng với vai trò tiên phong đòi hỏi Đảng phải là một bộ phận có

tổ chức chặt chẽ, có kỷ luật nghiêm minh Đảng phải là một chỉnh thể có cố kếtvững chắc, có kỷ luật nghiêm minh chặt chẽ, quy định rõ những mối quan hệgiữa cá nhân với tổ chức, giữa bộ phận này với bộ phận khác, giữa bộ phận vàtoàn bộ v.v Đảng phải có đường lối, cương lĩnh, điều lệ thống nhất, có cơ quanlãnh đạo thống nhất, phải được tổ chức, sinh hoạt và hoạt động theo nguyên tắctập trung dân chủ; cán bộ, đảng viên phải có ý thức tổ chức kỷ luật cao, tự giác.Vậy muốn có sự thống nhất về chính trị, tư tưởng và có kỷ luật nghiêm trongĐảng đòi hỏi phải được bảo đảm bằng sự thống nhất về mặt tổ chức

1.2.3 Đảng là tổ chức cao nhất của giai cấp công nhân

Để xứng đáng với vai trò tiên phong, vai trò lãnh đạo thì Đảng chẳng nhữngphải là đội tiên phong, đội tiên phong có tổ chức mà còn là tổ chức cao nhất của

giai cấp công nhân V.I Lênin viết: “Chúng ta là Đảng của giai cấp bởi vậy hầu như toàn bộ giai cấp (và trong thời kỳ chiến tranh, trong thời kỳ nội chiến thì toàn

bộ giai cấp không trừ một người nào cả) cần phải hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, phải triệt để xiết chặt hàng ngũ xung quanh Đảng” [9, tr.289].

V.I.Lênin chỉ rõ sự khác nhau giữa tổ chức Đảng với tổ chức quần chúng

là ở chỗ Đảng phải có lý luận tiên phong, có tính tổ chức cao Đảng có tráchnhiệm và có khả năng lãnh đạo các tổ chức khác của giai cấp công nhân, hướnghành động của họ vào một mục đích chung là thủ tiêu chế độ bóc lột, xây dựngchế độ xã hội chủ nghĩa; không được nhầm lẫn giữa trình độ tổ chức cao củaĐảng với địa vị của Đảng trong xã hội Để bảo đảm cho Đảng thực sự là tổ chứccao nhất của giai cấp công nhân, Đảng chỉ kết nạp những người ưu tú, tiên tiến,

Trang 14

giác ngộ lý luận, có ý thức tổ chức kỷ luật, có khả năng thu phục quần chúng vì

vậy khi thảo luận tiết 1 điều lệ Đảng Lênin trình bày rõ quan điểm của mình: “ Tôi muốn trình bày một cách tuyệt đối rõ ràng và chính xác rằng tôi muốn và tôi đòi hỏi đảng, đội tiền phong của giai cấp, phải hết sức có tổ chức, rằng đảng chỉ nên thu nhận những phần tử ít nhất cũng phải chấp nhận một tính tổ chức tối thiểu” [9, tr.286]

Theo V.I.Lênin đảng viên khác với quần chúng ở hai điểm cơ bản đó làphải có giác ngộ hơn về trình độ lý luận và phải có ý thức tổ chức cao hơn, có kỷluật chặt chẽ hơn, biết tổ chức, lãnh đạo quần chúng

1.2.4 Tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng

Để xứng đáng là đội tiên phong có tổ chức và là tổ chức cao nhất của giaicấp công nhân thì Đảng phải được tổ chức theo chế độ tập trung, đặc biệt trong thời

kỳ nội chiến Sau này khi thành lập quốc tế 3, V.I Lênin coi nguyên tắc tập trungdân chủ là nguyên tắc bắt buộc đối với tất cả những Đảng gia nhập quốc tế 3

Tư tưởng của V.I.Lênin về chế độ tập trung là Đảng phải có một điều lệ

chính thức quy định thành văn do đại hội đề ra; toàn Đảng phải chịu sự lãnh đạocủa cơ quan lãnh đạo tối cao là Đại hội Đảng, giữa hai kỳ đại hội là Ban chấphành Trung ương Mọi hoạt động của đảng viên và tổ chức Đảng phải dựa vào

và tuân theo cương lĩnh, điều lệ Đảng Lênin phê phán quan điểm của phái Mensêvích về chống lại chế độ tập trung, nhằm kéo lùi đảng trở lại thời kỳ phân tántiểu tổ, chúng cho rằng nếu theo nguyên tắc do V.I.Lênin đề ra là biến đảngthành cỗ máy, mỗi đảng viên chỉ như những ố vít, những bánh xe thiếu chủ

động, sáng tạo “ Họ đã quên rằng trước kia đảng ta chưa phải là một khối chính thức có tổ chức, mà chỉ là một tổng số những nhóm riêng biệt và do đó, giữa các nhóm ấy không thể có những quan hệ nào khác, ngoài sự tác động về mặt tư tưởng Hiện nay chúng ta đã trở thành một đảng có tổ chức, điều đó có nghĩa là chúng ta đã tạo ra một quyền lực, biến uy tín về tư tưởng thành uy tín

về quyền lực, khiến cấp dưới phải phục tùng cấp trên của đảng…” [9, tr.429].

Ngày đăng: 05/10/2024, 11:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w