1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tiểu luận nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam

9 11 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Thực tế hiện nay, chức năng của Nhà Nước ngày càng phức tạp, phạm vi hoạt động của nhà nước ngày càng mở rộng hơn, số lượng thành viên của nhà nước ngày càng đông đảo..., đòi hỏi nhà nướ

Trang 1

BÀI TIỂU LUẬN

Nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước Cộng Hòa

Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

MÔN: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG.

GVHD:

Nhóm thực hiện: Nhóm 2

Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 11 năm 2022

Pháp Luật Đại Cương

Trang 2

Danh sách các thành viên tham gia viết tiểu luận:

Tên thành viên Mã số sinh viên

Trang 3

MỤC LỤC

Phần 1: Giới thiệu chung

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của đề tài 2

3 Mục đích của đề tài 3

Phần 2: Nội dung Chương 1 Bộ máy quản lý Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 4

1 Bộ máy quản lý Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 4

1.1 Khái niệm: 4

1.2 Các nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước: 5

Chương 2 Các nguyên tắc tổ chức bộ máy Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam .6

1 Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công , phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp 6

1.1 Cơ sở lý luận: 6

1.2 Cơ sở hiến định: 6

1.3 Nội dung nguyên tắc: 6

1.4 Ý nghĩa nguyên tắc: 8

1.5 Áp dụng trong thực tế hoạt động của Bộ máy Nhà nước Việt Nam: 8

2 Đảng cộng sản lãnh đạo Nhà nước và xã hội 9

2.1 Cơ sở lý luận: 9

2.2 Cơ sở hiến định: 9

2.3 Nội dung nguyên tắc: 9

2.4 Ý nghĩa nguyên tắc: 10

2.5 Áp dụng trong thực tế hoạt động của Bộ máy Nhà nước Việt Nam: 11

3 Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật 11

3.1 Cơ sở lý luận: 11

3.2 Cơ sở hiến định: 12

3.3 Nội dung nguyên tắc: 12

3.5 Áp dụng trong thực tế hoạt động của Bộ máy Nhà nước Việt Nam: 13

4 Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân 14

4.1 Cơ sở lý luận: 14

4.2 Cơ sở hiến định: 14

4.3 Nội dung nguyên tắc: 15

4.4 Ý nghĩa nguyên tắc: 15

4.5 Áp dụng trong thực tế hoạt động của Bộ máy Nhà nước Việt Nam: 16

5 Tập trung dân chủ 16

5.1 Cơ sở lý luận: 16

5.2 Cơ sở hiến định: 17

Trang 4

5.3 Nội dung nguyên tắc: 17

5.4 Ý nghĩa nguyên tắc: 17

5.5 Áp dụng trong thực tế hoạt động của Bộ máy Nhà nước Việt Nam: 18

6 Bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ giữa các dân tộc 19

6.1 Cơ sở lý luận: 19

6.2 Cơ sở hiến định: 19

6.3 Nội dung nguyên tắc: 19

6.4 Ý nghĩa nguyên tắc: 20

6.5 Áp dụng trong thực tế hoạt động của Bộ máy Nhà nước Việt Nam: 20 Phần 3 Kết luận

PHỤ LỤC HÌNH ẢNH

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

Phần 1: Giới thiệu chung

1 Lý do chọn đề tài:

Là một công dân của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, ngoài một lòng yêu nước thì chúng ta cần có một kiến thức và sự am hiểu sâu sắc về bộ máy quản lí Nhà Nước nơi quốc gia mà ta đang sinh sống Như chúng ta đã biết, nhà nước ra đời nhằm tổ chức đời sống xã hội, quản lí và phục vụ xã hội Thực tế hiện nay, chức năng của Nhà Nước ngày càng phức tạp, phạm vi hoạt động của nhà nước ngày càng mở rộng hơn, số lượng thành viên của nhà nước ngày càng đông đảo , đòi hỏi nhà nước phải được tổ chức thành các cơ quan nhà nước với cách thức tổ chức hoạt động, nhiệm vụ quyền hạn, phạm

vi hoạt động khác nhau Toàn bộ các cơ quan nhà nước từ trung ương tới địa phương hợp

Trang 6

thành bộ máy nhà nước.Nhà Nước là một tổ chức quyền lực, chính trị của xã hội có giai cấp, có lãnh thổ, dân cư và chính quyền độc lập, có khả năng đặt ra và thực thi pháp luật nhằm thiết lập trật tự xã hội nhất định trong phạm vi lãnh thổ của mình Nhà Nước là một

tổ chức lớn nhất trong tất cả các loại tổ chức Nhà nước được sinh ra với nhiều chức năng, nhiệm vụ khác nhau tùy theo bối cảnh, hoàn cảnh ra đời của nó Với các chức năng đối nội, đối ngoại có quan hệ mật thiết với nhau, không thể phủ nhận vai trò quan trọng của Nhà Nước đối với sự phát triển và tồn vong của một quốc gia Những giai đoạn đầu của

sự phát triển quốc gia, Nhà Nước sinh ra để thực hiện sứ mệnh của giai cấp thống trị; giai cấp giành được quyền kiểm soát quốc gia Nhưng cùng với sự phát triển, Nhà nước càng ngày càng được xác định rõ hơn; xác định lại đúng hơn chức năng của mình.Nhà nước bao gồm nhiều cơ quan riêng lẻ nhưng có mối quan hệ mật thiết, hoạt động tương hỗ nhau Các cơ quan Nhà Nước khác với các tổ chức xã hội khác là có quyền lực, có nhiệm

vụ, chức năng và thẩm quyền theo quy định của pháp luật, có hình thức hoạt động theo quy định của pháp luật.Nhưng nếu các cơ quan nhà nước chỉ hoạt động rời rạc, không thống nhất, không có sự phối hợp sẽ giảm hiệu quả quản lý, không thực hiện hết các chức năng quan trọng của Nhà Nước Do đó, cần có một hệ thống kết nối các cơ quan quyền lực của Nhà Nước lại với nhau để thông qua đó thực hiện tốt nhất các chức năng, nhiệm

vụ của nhà nước, được gọi là bộ máy nhà nước.Bộ máy nhà nước Việt Nam được thiết lập dựa trên các nguyên tắc cơ bản chung Các nguyên tắc này đều nhằm vào một mục tiêu duy nhất là làm cho bộ máy nhà nước thực sự là một bộ máy nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, là công cụ chủ yếu để nhân dân xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Đồng thời cũng là để bộ máy nhà nước hoạt động có hiệu quả Hiệu quả quản lý nhà nước là kết quả thực hiện các hoạt động gắn liền với chức năng chấp hành và điều hành của các cơ quan hành chính nhà nước và hoạt động của người thực thi công vụ theo quy định của pháp luật Do nội dung và mục tiêu quản lý nhà nước trong từng giai đoạn khác nhau nên việc xem xét hiệu quả quản lý nhà nước tương ứng với mỗi giai đoạn cũng không giống nhau.Do đó, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, đồng thời là quá trình xây dựng nền hành chính trong sạch, có đủ năng lực, sử dụng đúng quyền lực, từng bước hiện đại hoá để quản lý có hiệu lực, hiệu quả công việc của nhà nước, thúc đẩy xã hội phát triển lành mạnh, đúng hướng, phục vụ nhân dân Nângcao hiệu quả quản lý nhà nước, xét về thực chất là đổi mới mối quan hệ giữa nhà nước với nhân dân, trong đó chủ yếu là quan hệ giữa các cơ quan hành chính với nhân dân và quan hệ giữa các cơ quan trong nền hành chính nhà nước.Muốn tổ chức và hoạt động có hiệu quả, bộ máy nhà nước phải được tổ chức và hoạtđộng theo những nguyên tắc nhất định Do đó, khi nghiên cứu về bộ máy nhà nước Việt Nam, chúng ta không thể không đề cập tới những nguyên tắc nhất định trong tổ chức và hoạt động của nó Các nguyên tắc tổ chức và quản lý của bộ máy nhà nước là những nguyên lý, tư tưởng chỉ đạo mang tính then chốt, thể hiện bản chất, nội dung, ý nghĩa, mục tiêu và nhiệm vụ của nhà

Trang 7

nước, tạo cơ sở cho việc tổ chức và triển khai các hoạt động của bộ máy nhà nước Trải qua mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi kiểu nhà nước lại có những nguyên tắctổ chức và hoạt động khác nhau, bộ máy nhà nước ngày càng được hoàn thiện, chặt chẽ Các nguyên tắc cũng được củng cố, bổ sung để có thể hoàn thiện bộ máy nhà nước qua từng thời kỳ Các nguyên tắc này cần được tìm hiểu, tiếp thu, tuyên truyền để mọi cá nhân nhận thức được tầm quan trọng của bộ máy nhà nước với sự phát triển của đất nước Đó cũng chính là lý

do thực hiện đề tài “Nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa (CHXHCN) Việt Nam”

2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của đề tài

Đối tượng được nghiên cứu và đề cập trong đề tài này chính là các cơ quan nhà nước, có bản chất hoàn toàn khác xa với kiểu nhà nước bóc lột, có vị trí và vai trò quan trọng trong đời sống xã hội Là một công cụ sắc bén và đắc lực để thực hiện quyền lực nhân dân Phương pháp nghiên cứu đề tài này là sử dụng hết những kiến thức đã được giảng dạy trên lớp tham khảo từ nhiều nguồn sách như sách tham khảo, giáo trình, sử dụng các tài liệu, tư liệu thu thập được từ trên Internet Khi đã tập hợp được nhiều nguồn thông tin thì việc cần làm gấp và rất quan trọng là phải biết chắc lọc thông tin phân biệt thông tin đúng

và sai Nghiên cứu từ khái quát đến cụ thể từng nguyên tắc trong việc tổ chức bộ máy nhà nước, xác định được các cơ sở lý luận, nội dung, ý nghĩ từ đó biết và áp dụng các nguyên tắc vào trong thực tế

3 Mục đích của đề tài

- Cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác kiến thức về bộ máy nhà nước Việt Nam, cách thiết lập, nguyên tắc tổ chức, và các khái niệm

- Hiểu rõ được nguyên lí làm việc và cách vận hành

-Làm rõ được tầm quan trọng của các nguyên tắc trong việc tổ chức bộ máy nhà nước

-Biết được tổng thể hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước, so sánh sơ bộ bộ máy nhà nước ta với các nước trên thế giới

4 Bố cục của đề tài

Phần II: Nội dung

Chương 1 Bộ máy quản lý Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

1 Bộ máy quản lý Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

1.1 Khái niệm: Bộ máy nhà nước là tổng thể các cơ quan nhà nước từ trung ương tới địa phương hợp thành hệ thống được tổ chức, hoạt động theo những nguyên tắc thống nhất, tạo thành cơ chế đồng bộ nhằm thực hiện nhiệm vụ, chức năng của nhà nước Hơn nữa, tính chuyên môn hóa ngày càng cao đòi hỏi sự chia tách của các cơ quan nhà nước ngày

Trang 8

càng nhiều, cũng vì thế sự phối hợp giữa chúng ngày càng phức tạp và trở nên quan trọng hơn Do đó, đòi hỏi việc thiết lập các nguyên tắc chung để đảm bảo phối hợp hoạt động tốt nhất giữa các cơ quan nhà nước

1.2 Các nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước:

Theo hiến pháp năm 2013 của nước Cộng Hòa xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam thì nguyên tắc

tổ chức của bộ máy nhà nước ta phải tuân thủ theo 6 nguyên tắc sau:

- Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát

- Đảng Cộng Sản lãnh đạo nhà nước và xã hội

-Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo hiến pháp và pháp luật, quản lí xã hội bằng hiến pháp và pháp luật

- Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân

- Tập trung dân chủ

-Bình đẳng đoàn kết và giúp đỡ giữa các dân tộc

Chương 2 Các nguyên tắc tổ chức bộ máy Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

1 Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công , phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp

Nhà nước xã hội chủ nghĩa có bản chất, mục đích, cơ sở kinh tế - xã hội khác các kiểu nhà nước phong kiến, tư sản, là kiểu nhà nước nửa nhà nước nên bộ máy nhà nước tổ chức theo nguyên tắc tập quyền xã hội chủ nghĩa Do đó, quyền lực nhà nước tập trung vào tay của nhân dân và nhân dân ủy thác cho cơ quan Quốc Hội, Hội Đồng Nhân Dân thực hiện quyền lực nhà nước Bản chất nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân, “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức” Do đó, quyền lực nhà nước phải tập trung thống nhất thì mới đảm bảo tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.Để thực hiện quyền lực nhà nước một cách hiệu quả, quyền lực nhà nước phải được phân công cho các cơ quan nhà nước thực hiện, không thể có một cá nhân hay cơ quan nhà nước nào thâu tóm trong tay toàn bộ quyền lực nhà nước Phân công thực hiện quyền lực nhà nước là giao cho từng nhóm các cơ quan nhà nước thực hiện một quyền lực nhất định nào đó có tính chuyên môn Vì sao phải phân công thực hiện quyền lực nhà nước? Vì tất cả quyền lực nhà nước tập trung trong tay một người hay một cơ quan sẽ dẫn đến hiện tượng ôm đồm, không hiệu quả, lạm quyền Mỗi nhánh quyền lực cần có cơ quan “bản tính” khác nhau đảm nhận.Các cơ quan nhà nước phải phối hợp với nhau trong quá trình hoạt động để đảm bảo tính thống nhất của bộ máy nhà nước cũng như thực hiện có hiệu quả các chức

Trang 9

năng chung của bộ máy nhà nước Cần có cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước để tránh lạm quyền và sai quyền

Ngày đăng: 02/10/2024, 16:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN