1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chủ đề các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam thực trạng và giải pháp

25 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Nguyên Tắc Tổ Chức Và Hoạt Động Của Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Thực Trạng Và Giải Pháp
Tác giả Nguyễn Thái Phi Tài, Phan Thúy Ái, Nguyễn Thành Danh, Lê Thị Mỹ Linh, Lê Anh Quốc
Người hướng dẫn Bùi Nghĩa
Trường học Học viện Hàng không Việt Nam
Chuyên ngành Pháp Luật Đại Cương
Thể loại Bài Tiêu Luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 2,45 MB

Nội dung

Việt Nam được bạn bè quốc tế khen ngợi là quốc gia chống dịch hàngđầu thế giới - cả về y tế lẫn kinh tế, niềm tự hào được vang lên trên tờ báo nổitiếng Mỹ Pilotico đã chứng minh cho nhữn

Trang 1

HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM



BÀI TIÊU LUÂN MÔN PHÁP LUÂT ĐẠI CƯƠNG

HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA

XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP.

Giảng viên hướng dẫn: Bùi Nghĩa

TP HỒ CHÍ MINH - 2021

Trang 2

DANH SÁCH NHÓM SINH VIÊN:

1/ Nguyễn Thái Phi Tài (Trưởng nhóm)

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1

1.1 Lí do chọn đề tài tiểu luận 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

1.4 Phương pháp nghiên cứu 3

PHẦN 2: NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 3

2.1 Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước 3

2.2 Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 4

2.2.1 Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân (nguyên tắc chủ quyền nhân dân) 5

2.2.2 Nguyên tắc quyền lực thống nhất 7

2.2.3 Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam8 2.2.4 Nguyên tắc tập trung dân chủ 10

2.2.5 Nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ giữa các dân tộc 11

2.2.6 Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa 13

PHẦN 3: THỰC TRẠNG HIỆN NAY VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 15

3.1 Thực trạng hiện nay 15

3.1.1 Thành tựu 15

3.1.2 Hạn chế 17

3.2 Giải pháp 19

PHẦN 4: KẾT LUẬN 20

LỜI CẢM ƠN 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

Trang 4

PHẦN 1: MỞ ĐẦU1.1 Lí do chọn đề tài tiểu luận

Gió ơi gió! Hãy làm giông làm tố

Cuốn tung lên cờ đỏ máu thơm tươi

Vàng vàng bay, đẹp quá, sao sao ơi!

Ta ngã vật trong dòng người cuộn thác…

Tiếng vang của thắng lợi mang tên Cách mạng tháng Tám đã mở ra bướcngoặt lớn trong lịch sử dân tộc, phá tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp, áchthống trị của phát xít Nhật và lật đổ chế độ phong kiến bảo thủ, đánh dấu bướcnhảy vọt của cách mạng Việt Nam, mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do cho dân tộc.Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành Đảng cầm quyền, chuẩn bị điều kiện tiênquyết cho những thắng lợi tiếp theo Sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945thành công, ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, trước hàng vạnđồng bào Thủ đô, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Cách mạng lâm thời công

bố bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đấtnước đầu tiên của công nhân và nông dân ở Đông Nam Á Sự ra đời của nướcViệt Nam Dân chủ Cộng hòa như một mốc son chói lọi, khắc ghi vào dòng sôngdài lịch sử dân tộc, là biểu tượng cho khát vọng hòa bình, độc lập, tự do.Sau 75 năm hình thành và phát triển, đến nay, nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam ta đã vượt qua muôn vàn khó khăn thách thức và không ngừngphát triển, hoàn thiện Việc đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vàbảo vệ quyền tự do, dân chủ của nhân dân cùng với bảo vệ trật tự pháp luật, tăngcường pháp chế xã hội chủ nghĩa, tổ chức và quản lý kinh tế, văn hóa, khoa học,giáo dục là những chức năng đối nội cơ bản của nhà nước Bên cạnh đó, việcbảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa và ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc lànhững chức năng đối ngoại thiết yếu của nhà nước đối với nhân dân Cụ thểtrong những năm vừa qua, điển hình là giai đoạn 2019-2020 và 2020-2021, nhà

Trang 5

nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã khẳng định tầm quan trọng khôngthể thiếu và vai trò to lớn trong phong trào chống dịch nhằm ổn định phát triểnphép thử mang tên Covid-19 với những chính sách đường lối rõ ràng và vô cùnghiệu quả Việt Nam được bạn bè quốc tế khen ngợi là quốc gia chống dịch hàngđầu thế giới - cả về y tế lẫn kinh tế, niềm tự hào được vang lên trên tờ báo nổitiếng Mỹ Pilotico đã chứng minh cho những nổ lực của toàn Đảng toàn dân tatrong công cuộc đẩy lùi bệnh dịch nhằm khôi phục kinh tế và đảm bảo chấtlượng cuộc sống nhân dân.

Song, để đạt được những thành tựu ấy, cần có những nguyên tắc tổ chức vàhoạt động của nhà nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Đó là lí do ra đờicủa bài tiểu luận với đề tài “Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Nhànước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Thực trạng và giải pháp”.1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Với đề tài này, chúng ta sẽ tìm hiểu những kiến thức cơ bản về các nguyêntắc tổ chức và hoạt động của nhà nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam, từ

đó, đi sâu và khai thác tìm hiểu tầm quan trọng mà nhà nước mang lại Đồngthời, đưa ra những cái nhìn khách quan về thực trạng hiện nay của nhà nước vànhững biện pháp nhằm xây dựng một bộ máy nhà nước ngày càng hoàn hiệnhơn về mọi mặt, trở thành một bộ máy hoàn thiện nhất, bền vững và phát triển,

là niềm tự hào cho mỗi công dân Việt đang sinh sống trên mảnh đất hình chữ Snói chung và trên toàn thế giới nói riêng

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những nguyên tắc tổ chức và hoạt độngcủa nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Đồng thời tìm hiểu nhữngthực trạng hiện nay trong việc đưa những nguyên tắc ấy vào hoạt động nhà nước,vào đời sống xã hội và đưa ra những quan điểm giải pháp nhằm khác phụcnhững hạn chế còn tồn đọng

Trang 6

Phạm vi nghiên cứu của đề tài chủ yếu dựa vào Hiến pháp nước Cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Tra cứu tài liệu từ sách vở, báo chí, internet sau đó tổng hợp và phân tíchthông tin, nghiên cứu và đưa ra những nhận xét, đánh giá khách quan về vấn đề.Vận dụng quan điểm toàn diện và hệ thống, kết hợp khái quát và mô tả,phân tích và tổng hợp

PHẦN 2: NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM2.1 Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước là những tư tưởngnền tảng, những nguyên tắc chủ đạo làm cơ sở cho việc tổ chức và hoạt độngcủa bộ máy nhà nước

Trên thế giới và trong lịch sử, cách thức tổ chức bộ máy nhà nước tươngđối đa dạng, phức tạp Mỗi nước, tùy thuộc điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá,

xã hội của mình mà có thể có những cách thức tổ chức bộ máy nhà nước khácnhau, theo những nguyên tắc khác nhau mang tính đặc thù Ví dụ:

Nhà nước tư sản được thiết lập theo những nguyên tắc sau:

- Quyền lực nhà nước xuất phát từ nhân dân

- Phân chia quyền lực giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp

- Đa nguyên chính trị và đa Đảng trong bầu cử nghị viện và tổng thống

- Tôn trọng và bảo vệ các quyền công dân và quyền con người

- Xây dựng nhà nước pháp quyền

Nhà nước xã hội chủ nghĩa được thiết lập theo những nguyên tắc cơ bản:

- Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân

Trang 7

- Quyền lực nhà nước là thống nhất và có sự phân công và phối hợp hoạt độnggiữa các cơ quan thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

- Đảng Cộng sản lãnh đạo nhà nước và xã hội

2.2 Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Nhà nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước trong lịch sử pháttriển có hai nguyên tắc cơ bản: nguyên tắc tập quyền và nguyên tắc phân quyền

- Nguyên tắc tập quyền nghĩa là quyền lực nhà nước tập trung vào một nơi,một cá nhân, một cơ quan Để phù hợp với bản chất của nhà nước xã hội chủnghĩa, quyền lực nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc tập trung thống nhất về

cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là Quốc hội Quyền lực nhà nước là thốngnhất nhưng có sự phân công, phối hợp giữa ba cơ quan thực hiện ba quyền lậppháp, hành pháp và tư pháp

- Nguyên tắc phân quyền là nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước được phântách thành các nhánh quyền lực riêng rẽ gồm lập pháp, hành pháp, tư phápngang bằng nhau, độc lập và kiềm chế đối trọng nhau

Trang 8

Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam là những phương hướng mang tính chỉ đạo trong quátrình tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam được xác định trong Hiến pháp Các nguyên tắc đó luôn luôn được bổ sungbởi những nhận thức mới và vận dụng thích hợp với từng điều kiện cụ thể.Theo Hiến pháp năm 2013 và các nguồn tham khảo, có thể khái quát cácnguyên tắc tổ chức và hoạt động của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam thành 6 nguyên tắc chính.

2.2.1 Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân (nguyên tắcchủ quyền nhân dân)

Đây là nguyên tắc được đánh giá là quan trọng nhất trong tổ chức bộ máynhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyên tắc này được áp dụngphổ biến trong tổ chức và hoạt động của bộ máy của các nhà nước đương đại.Trong các xã hội trước đây, chủ quyền quốc gia thuộc về nhà nước Nhànước lúc này có quyền quyết định tất cả mọi vấn đề của đất nước, người dân -gọi là thần dân, phục tùng nhà nước một cách tuyệt đối Trong xã hội hiện đại,chủ quyền quốc gia thuộc về nhân dân Nhân dân là chủ nhân của đất nước, làngười thành lập ra nhà nước, trao quyền cho nhà nước và kiểm tra, giám sát cáchoạt động của nhà nước

Hiện nay, Hiến pháp và pháp luật của các quốc gia trên thế giới nhìn chungđều quy định chủ quyền thuộc về nhân dân, quy định các hình thức để nhân dântham gia vào tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, quy định vị trí và vaitrò của cơ quan dân cử trong bộ máy nhà nước, quy định những vấn đề quantrọng của đất nước mà nhà nước không được tự ý quyết định, nhà nước phảitrưng cầu ý kiến nhân dân, quy định trách nhiệm của nhà nước trong việc thừanhận, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ các quyền con người, quyền công dân, quyđịnh vai trò của xã hội

Trang 9

Ở các nhà nước khác nhau, nguyên tắc đảm bảo chủ quyền nhân dân đượcnhận thức và thực hiện với những mức độ, phạm vi khác nhau Tại Việt Nam,chủ quyền nhân dân đã trở thành một nguyên tắc hiến định với nội dung:

- ỞKhoản 2 Điều 2 Hiến pháp 2013quy định:“Nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhândân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân vàđội ngũ trí thức.” Nhân dân ở đây chỉ toàn thể công dân mà không thuộc về mộttầng lớp nào, mọi người bình đẳng với nhau mà không có bất kỳ sự phân biệtnào (bình đẳng giới tính, tuổi tác, dân tộc,…) Trong khái niệm nhân dân, liênminh giai cấp công dân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức là bộ phậnđông đảo nhất và có ý thức tiên tiến nhất, là nền tảng để thực hiện quyền lực nhànước của nhân dân

- Điều 6 Hiến pháp 2013 quy định: “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nướcbằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồngnhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước.” Vì quyền lực nhànước thuộc về nhân dân nên bộ máy nhà nước ta cũng xuất phát từ nhân dân.Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhândân - cơ quan bao gồm các đại biểu của nhân dân do nhân dân bầu ra, đại diệncho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, thay mặt nhân dân thực hiện quyền lựcnhà nước, quyết định những vấn đề quan trọng nhất của đất nước và ở địaphương Nhân dân có hai cách thức để thực hiện quyền lực nhà nước:

(1) Dân chủ trực tiếp: Khi có những công việc hệ trọng của đất nước cần ý kiếnquyết định của người dân thì cơ quan nhà nước tổ chức “trưng cầu dân ý”.(2) Dân chủ gián tiếp thông qua Quốc hội ở trung ương và Hội đồng nhân dân ởđịa phương Người dân bầu ra người đại diện để thay mặt mình đưa ra các quyếtđịnh thực hiện quyền lực nhà nước Từ các cơ quan đại diện nhân dân hìnhthành nên cơ quan khác trong bộ máy nhà nước, bộ máy nhà nước vận hành theocách này được gọi là chính quyền đại diện

Trang 10

- Theo Khoản 2 Điều 8 Hiến pháp 2013: “Các cơ quan nhà nước, cán bộ, côngchức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặtchẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân; kiênquyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, háchdịch, cửa quyền.” Khi quyền lực nhà nước là của nhân dân, lúc này, bộ máynhà nước là của nhân dân, do nhân dân và phục vụ vì nhân dân.

2.2.2 Nguyên tắc quyền lực thống nhất

Đây là nguyên tắc nền tảng quan trọng thứ hai của bộ máy nhà nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là nguyên tắc quyết định thiết kế mô hình tổchức và hoạt động của bộ máy nhà nước

Khoản 3 Điều 2 Hiến pháp 2013: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có

sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thựchiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.” Quyền lực nhà nước ở ViệtNam là thống nhất Về phương diện chính trị, quyền lực nhà nước tập trungthống nhát ở nhân dân thể hiện qua nguyên tắc chủ quyền nhân dân Về phươngdiện tổ chức thực hiện, quyền lực nhà nước thống nhất ở Quốc hội

Song, mặc dù Quốc hội là nơi thống nhất quyền lực nhà nước, nhưng Quốchội không trực tiếp thực hiện cả 3 quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp trong bộmáy nhà nước mà có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhànước: (1) Quốc hội thực hiện quyền lập pháp, (2) Chính phủ thực hiện quyềnhành pháp và (3) Tòa án thực hiện quyền tư pháp

Sự phối hợp này là để đảm bảo tính thống nhất quyền lực, đảm bảo quyềnlực nhà nước sau khi được phân công thì không bị tách rời mà được gắn kết vớinhau tạo thành một khối quyền lực, tập trung được tất cả quyền lực thuộc vềnhân dân Tuy nhiên, Quốc hội luôn có quyền giám sát tối cao đối với các cơquan khác trong bộ máy nhà nước nhằm để bảo đảm các cơ quan không lạmquyền trong quá trình thực thi quyền lực

Trang 11

Cơ sở của sự thống nhất quyền lực chính là để đảm bảo cho tất cả quyềnlực thuộc về nhân dân Nhân dân là chủ thể và là cội nguồn của quyền lực Nếukhông có sự thống nhất quyền lực sẽ làm mất đi bản chất giai cấp vốn có củanhà nước Quyền lực nhà nước được thực hiện thông qua các cơ quan trong bộmáy nhà nước, tuy nhiên không một cơ quan nào có thể đảm đương được việcthực hiện tất cả quyền lực của nhà nước Nếu tồn tại cơ quan như vậy thì bộ máynhà nước lúc này chỉ có duy nhất một cơ quan mà không cần đến một hệ thốngcác cơ quan nhà nước.

2.2.3 Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt NamTrong xã hội đương đại, ở hầu hết các nước trên thế giới, nhà nước đềuchịu sự lãnh đạo của một đảng phái hoặc một liên minh các đảng phái chính trịnhất định Ở các nước tư bản, mỗi cuộc bầu cử Nghị viện (Quốc hội) thực chất

là một cuộc chạy đua giữa các đảng phái chính trị để giành quyền lãnh đạo nhànước Một số nước thường có truyền thống hai đảng thay nhau cầm quyền, như

ở Mỹ có hai đảng là Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hoà, còn ở Anh thì có haiđảng là Đảng Lao động và Đảng Bảo thủ

Ở các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa trước đây và ở Việt Nam, TrungQuốc, Cu Ba hiện nay, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước luôn đượcđặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản - đội tiên phong của giai cấp công nhân.Các chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước đều do Đảng đề cử và giới thiệu.Nhà nước đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, là nơi tổ chức thực hiện và bảo vệ thểchế đường lối, chính sách của Đảng Nghĩa là, các mục tiêu chính trị, đường lối,chính sách của Đảng sẽ được nhà nước thể chế hóa thành pháp luật và tổ chứcthực hiện trong thực tế Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản được xác định trênhai phương diện, đó là lãnh đạo hệ thống chính trị và lãnh đạo Nhà nước.Điều 4 Hiến Pháp 2013 đã khẳng định: “1 Đảng Cộng sản Việt Nam - Độitiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dânlao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp

Trang 12

công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và

tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước

và xã hội 2 Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụNhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân vềnhững quyết định của mình 3 Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộngsản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.” Cơ sở củanguyên tắc này bắt nguồn từ nguồn gốc hình thành của nhà nước Cộng hoà xãhội chủ nghĩa Việt Nam, được sửa đổi và bổ sung trên cơ sở Điều 4 của Hiếnpháp năm 1992 Theo đó:

Thứ nhất, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo nhà nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nói cách khác, bộ máy nhà nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt nam không thể được lãnh đạo bởi một lực lượng nàokhác ngoài Đảng Cộng sản Việt nam Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhànước đều dựa trên cơ sở đường lối chính sách của Đảng, đó là các quan điểm vềxây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân, về cải cách bộ máy nhà nước, nêucao vai trò của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, cải cách nền hành chính nhà nước,cải cách tư pháp

Thứ hai, Đảng vạch ra đường lối, chủ trương, phương hướng cho nhà nước, sau

đó nhà nước sẽ thực hiện các đường lối, phương hướng ấy dưới sự kiểm tra,hướng dẫn, chỉ đạo của Đảng, bảo đảm sự thể chế hóa đường lối của Đảng trongcác văn bản pháp luật, bảo đảm sự kiểm tra của Đảng đối với hoạt động của các

cơ quan nhà nước

Thứ ba, Đảng đào tạo, bồi dưỡng các cán bộ, công chức, viên chức nhà nước,giới thiệu các đảng viên ưu tú để bầu vào các vị trí quan trọng trong bộ máy cơquan nhà nước Đảng lãnh đạo bằng các tổ chức Đảng và các đảng viên là hạtnhân tiên phong trong các cơ quan, đơn vị Nhà nước Hoạt động của các tổ chứcĐảng và đảng viên phải trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật Điều này là

Ngày đăng: 24/05/2024, 13:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w