1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chủ đề vai trò của ttqt với các vấn đề xã hội the differentiating line between body positivity and glorifying obesity

19 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vai Trò Của TTQT Với Các Vấn Đề Xã Hội “The Differentiating Line Between Body Positivity And Glorifying Obesity”
Tác giả Bùi Khánh Lam, Lâm Hiểu Phương, Ngô Thị Mỹ Quỳnh, Lê Thị Bích Ngọc, Lê Thị Thu Hiền, Đinh Thị Thùy Trang, Hà Thị Diệu Linh, Nguyễn Trà My
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Huyền Trang
Trường học Học Viện Ngoại Giao
Chuyên ngành Truyền Thông Quốc Tế
Thể loại báo cáo thuyết trình
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 1,67 MB

Nội dung

NỘI DUNGI.Định nghĩa về “Body positivity” “Body positivity”– một trong những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất năm2021-2022 đã vượt khỏi giới hạn một phong trào mang tính thời điểm để trở

Trang 1

BỘ NGOẠI GIAO

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO

BÁO CÁO THUYẾT TRÌNH

MÔN: TRUYỀN THÔNG QUỐC TẾ

Chủ đề: VAI TRÒ CỦA TTQT VỚI CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

“THE DIFFERENTIATING LINE BETWEEN

BODY POSITIVITY AND GLORIFYING OBESITY”

Giảng viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Huyền Trang Lớp: TTQT.03

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN

ST

T

1 Bùi Khánh Lam QHQT49C31247 Làm outline: Đối tượng - Thông

điệp - Truyền thông

2 Lâm Hiểu Phương QHQT49B11383 Tìm hiểu về định nghĩa của

“Body positivity”

1

Tìm hiểu mặt trái của “Body positivity”

1

Tìm hiểu về định nghĩa của

“Glorifying obesity”

2

Tìm hiểu ranh giới giữa 2 phong trào Body positivity - Glorifying obesity và tác động của truyền thông

6 Đinh Thị Thùy Trang QHQT49A4146

9

Làm báo cáo

4

Tóm tắt ý chính làm powerpoint

Trang 3

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1

A NỘI DUNG 2

I Định nghĩa về “Body positivity” 2

II Mặt trái của “Body positivity” 4

1 Sự tương đối 4

2 Không thể bao gồm hết tất mọi cá nhân……… 4

3 Việc tái định nghĩa “lành mạnh” có thể gây “nguy hiểm” 5

4 Phong trào bị thương mại hóa quá đà 5

5 Làm bản thân mỗi người mất đi sự cải thiện bản thân 6

III Định nghĩa “Glorifying obesity” 7

1 Glorifying obesity chịu ảnh hưởng từ Body positivity như thế nà7 2 Vai trò của truyền thông 7

3 Hệ quả của “Glorifying obesity 9

4 Chúng ta cần giảm thiểu Glorifying obesity như thế nào? 9

IV Ranh giới giữa hai Phong trào Body Positivity và Glorifying obesity và tác động của truyền thông 10

1 Ranh giới giữa Phong trào Body Positivity và Glorifying obesity 10 2 Vai trò của truyền thông 12

B KẾT LUẬN 13

TÀI LIỆU THAM KHẢO………16

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

“Chúng ta cần học cách yêu thương bản thân ngay từ những điều nhỏ nhặt nhất” – đây là một lối suy nghĩ, một lối sống tích cực đáng được tiếp thu trên hành trình xây dựng và hoàn thiện bản thân mỗi người Ta có thể nhận thấy rằng, không ai trong chúng ta hoàn hảo cả, bản thân mỗi người đều có một vài khuyết điểm nào đó Nhưng những điều này không quan trọng, quan trọng là cách mỗi người học cách đối diện và chấp nhận nó ra sao

Ngày nay, sự biến đổi và phát triển không ngừng của thế giới với đặc biệt là sự phát triển và ảnh hưởng sâu rộng của truyền thông đã khiến cho nhận thức và tư duy của con người ta thay đổi Sự thay đổi và phát triển trong nhận thức và tư duy ấy đã giúp cho chúng ta sẵn sàng nhìn thẳng vào khuyết điểm trên cơ thể của mình, học cách chấp nhận và biết yêu cơ thể của mình hơn dù gầy hay béo, dù tàn khuyết hay toàn vẹn Phong trào Body positivity cũng được ươm mầm từ đó mà phát triển Tuy nhiên, sức ảnh hưởng mạnh mẽ của truyền thông cùng với sự sai lệch trong quan điểm của một bộ phận người đã tạo ra một vấn đề mà chúng ta cần để ý và quan tâm nhiều hơn, đó chính là việc rất nhiều người đang có sự nhầm lẫn giữa 2 khái niệm “Body positivity” và

“Glorifying obesity” Ranh giới giữa hai khái niệm này tuy có những sự khác biệt rõ ràng nhưng lại khá mong manh Người tiếp nhận thông tin nếu không có những hiểu biết và quan điểm của riêng mình thì sẽ rất dễ

bị chệch hướng bởi sự đa chiều của thông tin và dư luận về hai quan điểm này

Chính vì vậy, nhóm chúng em đã tìm hiểu và làm rõ về 2 khái niệm trên để giúp mọi người có thể hiểu rõ hơn về việc nên yêu cơ thể mình ra sao cho phù hợp hơn Chủ đề mà chúng em muốn nói đến hôm nay đó chính là: “ THE DIFFERENTIATING LINE BETWEEN BODY POSITIVITY

Trong quá trình tìm hiểu thông tin và làm bài không thể tránh những thiếu sót, chúng em mong sẽ nhận được những lời nhận xét, bổ sung từ

cô và các bạn để có thể điều chỉnh bài thuyết trình trở nên hoàn thiện hơn nữa

Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn !

1

Trang 5

A NỘI DUNG

I Định nghĩa về “Body positivity”

“Body positivity”– một trong những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất năm2021-2022 đã vượt khỏi giới hạn một phong trào mang tính thời điểm

để trở thành thông điệp cổ vũ tình yêu chính mình và chấp nhận sự đa dạng xung quanh

Body positivity không phải một từ ngữ mới

Phong trào được khởi đầu từ những năm 1960 trong phong trào chống lại kỳ thị người thừa cân và sự quan tâm tiêu cực mang tính chỉ trích vào cân nặng của người khác Nhưng phải đến năm 1996, khái niệm “body positivity” mới chính thức ra đời nhằm cổ vũ những bệnh nhân bị rối loạn ăn uống Đến năm 2012, đây thực sự trở thành phong trào cùng với sự phát triển của mạng xã hội và những nhận thức mới

về chuẩn mực cái đẹp

Phong trào này đặc biệt tập trung vào việc chống lại những chuẩn mực cái đẹp được “tạp chí hóa”, “công thức hóa” Những tiêu chuẩn cái đẹp cố hữu làn da trắng, mái tóc vàng hoe, đôi mắt hai mí, khuôn miệng trái tim, số đo ba vòng 90-80-90… và đặc biệt đó chính là gầy mới là tiêu chuẩn của cái đẹp Phong trào và thông điệp nó hàm chứa được nhiều người ủng hộ và đón nhận, độ phủ sóng càng lúc càng được nâng cao Càng nổi tiếng và lan rộng, thì mục tiêu ban đầu của phong trào bắt đầu có những bước chuyển mình rõ rệt Thông điệp nó truyền tải lúc ban đầu chỉ là về vấn đề cân nặng thì nay bước sang một tầm nghĩa cao hơn, đấu tranh vì nhiệm vụ cao cả hơn đó chính là cổ

vũ sự đa dạng của các tạng người

Và truyền thông đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao sức ảnh hưởng của phong trào này Như chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy được sức ảnh hưởng của truyền thông đối với phong trào Body Positivity qua các nền tảng mạng xã hội như Instagram, Youtube, Twitter, Tiktok… Mạng xã hội Instagram được coi là nền tảng có tác động quan trọng đến phong trào này khi là công cụ để người dùng chia sẻ hình ảnh và những thông điệp liên quan, từ khóa này cũng trở thành hashtag quan trọng và nhận được hàng triệu lượt tag

Nhờ những nhà hoạt động tiên phong như giọng ca đầy nội lực Demi Lovato

Trang 6

Người mẫu Plus Size Ashley Graham, một cơ thể thon thả, “mình hạc xương mai”

đã thôi là chuẩn mực “độc tôn” về vẻ đẹp người phụ nữ

M&M’s thúc đẩy phong trào “Body Positivity”-

3

Trang 7

phong trào hướng mọi người tới việc yêu cơ thể của mình dù ở bất kỳ hình thái nào.

Thương hiệu kẹo socola nổi tiếng M&M's đã giới thiệu ý tưởng ủng hộ phong trào tích cực này với các viên kẹo

có hình dáng và kích thước khác nhau trong mỗi túi kẹo của mình

hưởng trong một phạm vi khuôn khổ nhất định mà còn được nhiều sự quan tâm và chú ý từ các chủ thể khác trong xã hội Ví như “M&M’s từ lâu đã cam kết tạo ra niềm vui đầy màu sắc cho tất cả mọi người và mục đích lần này là một cam kết cụ thể hơn cho những gì chúng tôi luôn tin tưởng: mọi người đều có quyền tự hào với cơ thể mình, có quyền tận hưởng những khoảnh khắc hạnh phúc và niềm vui là sức mạnh nhất cách giúp mọi người cảm thấy họ luôn thuộc về một cộng đồng, một xã hội tích cực”, Giám đốc Tăng trưởng tại Mars Wrigley, Cathryn Sleight, cho biết trong một thông cáo báo chí

Giờ đây, ta hoàn toàn có quyền tự hào về nét đẹp riêng của chính mình thay vì bó buộc bản thân trong những khuôn khổ định sẵn về hình thể, giới tính hay màu da Mỗi cơ thể trên đời này đều xinh đẹp, mỗi người trong chúng ta không ai xấu xí Mỗi người trong chúng ta đều có quyền tự tin về cơ thể của bản thân, vì mỗi người là độc nhất

II Mặt trái của “Body positivity”

Trang 8

1 Sự tương đối

Bên cạnh những chỉ trích đội lốt hình tượng “lời khuyên có ý tốt’’, vẫn còn nhiều những lời khuyên thực sự thiện chí về sức khỏe Nhưng với thiểu số “tôn thờ” phong trào này một cách thái quá, họ sẽ không chịu tiếp thu mà sẵn sàng quy chụp tất cả thành những lời nói không thiện chí

2 Không thể bao gồm hết tất mọi cá nhân

Phong trào Body positivity hướng tới việc tích cực và chủ động chấp nhận sự đa dạng, mọi hình thể, mọi khiếm khuyết…Tuy nhiên hiện nay, phong trào vẫn chỉ tập trung phần nhiều vào những người phụ nữ quá cỡ Dù đã và đang thúc đẩy một hình mẫu khác với thân hình gầy gò vốn được coi là vẻ đẹp tiêu chuẩn, Body positivity vẫn đang bỏ qua nhiều vấn đề khác

Ai sẽ đại diện cho những người bị mụn hay bạch biến? Ai sẽ đại diện cho những nạn nhân bị bỏng hay bị chấn thương nghiêm trọng, biến dạng cơ thể? Còn cả những người ở chủng tộc khác, ai sẽ đại diện cho họ khi người mẫu da trắng vẫn chiếm đại đa số như hiện nay? Hơn hết, phong trào dường như đã bỏ qua người da màu, người thuộc cộng đồng LGBTQ+ và cả phi nhị nguyên giới

Khi đi sâu vào chủ đề đa dạng hình thể, ta mới nhận ra rằng mục tiêu hướng tới việc chấp nhận mọi hình thể của phong trào vẫn còn cả một chặng đường dài phía trước

3 Việc tái định nghĩa “lành mạnh” có thể gây “nguy hiểm”

Một hệ quả tiêu cực khác là phong trào này đã bình thường hóa những thói quen không lành mạnh Phong trào sẽ đi lệch hướng mục tiêu ban đầu nếu chúng ta chỉ mải miết suy nghĩ về việc chấp nhận mọi hình thể mà bỏ qua các dấu hiệu bệnh lý Nếu ai đó mắc bệnh béo phì hoặc chứng biếng ăn chỉ vì mãi tập trung vào “thái độ tích cực” mà quên đi thực tại, thì thái độ tích cực đó chẳng còn tích cực nữa

Hãy thử tìm kiếm hashtag #bopo hoặc #body positivity trên Instagram, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh các cô gái mắc bệnh biếng

5

Trang 9

ăn và đang cố biến chứng bệnh này thành một điều tích cực Trong những bức hình đó, ngoài hashtag về thái độ tích cực với cơ thể còn có những hashtag như #proana, viết tắt cho “chứng biếng ăn lên ngôi” Cách hiểu này hoàn toàn sai và đi lệch khỏi quỹ đạo của phong trào Tích cực với hình thể

4 Phong trào bị thương mại hóa quá đà

Là một chủ đề rất được quan tâm và nhận được sự ủng hộ đông đảo, Body Positivity đã trở thành một mảnh đất màu mỡ để các nhãn hàng khai thác nhằm quảng bá sản phẩm Thế nhưng khi thông điệp này

đã bị sử dụng tràn lan, vô tình đã làm mất đi ý nghĩa ban đầu của nó Vốn mang mong muốn để mọi người cảm thấy hài lòng, yêu lấy bản thân nhưng thông điệp này lại thường xuyên bị gắn với những sản phẩm như đồ dưỡng da, các sản phẩm detox giữ dáng Dường như mọi thứ đều được nhãn hàng khuyên dùng để “nâng niu, yêu thương bản thân” Các sản phẩm được gắn liền với thông điệp này thường cam kết sẽ giúp khách hàng hài lòng với cơ thể mình, nhưng cũng đồng thời khiến

họ chưa hài lòng với nó khi không có sự can thiệp của các món đồ nhất định Lợi dụng việc mọi người hầu hết vẫn chưa thực sự hài lòng với bản thân mình trong thâm tâm, những chiến dịch thương mại đã đánh vào sự

lo lắng của khách hàng và khiến họ cảm thấy mình cần phải sử dụng các sản phẩm nhất định mới là “biết yêu thương bản thân”

Bởi vốn sự hài lòng và yêu lấy cơ thể thì phải xuất phát từ trong suy nghĩ của mỗi người chứ không phải là vật chất, sự thương mại hóa quá đà này đã khiến cho ý nghĩa của phong trào bị lệch lạc nghiêm trọng

5 Làm bản thân mỗi người mất đi sự cải thiện bản thân

Dù sự hài lòng về bản thân khiến cho cuộc sống của chúng ta bớt

đi một gánh nặng, thế nhưng nó cũng lấy mất của chúng ta một điều vô cùng quan trọng, đó là động lực cải thiện bản thân Body Positivity khiến chúng ta tin rằng luôn phải yêu cơ thể mình mọi lúc, dưới mọi điều kiện Điều này dễ dàng khiến cuộc sống của ta chỉ quay xung quanh những mối quan tâm về cơ thể Cũng chính vì vậy, ta dường như cảm thấy rằng

Trang 10

chỉ cần mình biết yêu thương và hài lòng với bản thân là đủ Ta chẳng còn động lực để tập thể dục nhiều hơn hay ăn uống lành mạnh hơn bởi suy nghĩ “Mình luôn hài lòng về bản thân cơ mà, sao lại phải cố gắng thay đổi nó” Cơ thể không chỉ để thỏa mãn về mặt thị giác, về mặt thẩm

mỹ, cơ thể chính là tấm gương phản chiếu sức khỏe của chúng ta rõ ràng hơn bất cứ điều gì Chính lẽ đó, khi ta buông thả cho cơ thể hay “yêu thương” nó bằng lối sống không lành mạnh cũng chính là khi ta đặt sức khỏe của bản thân dưới nguy cơ tuột dốc bất cứ lúc nào

Phong trào này phần nào đã khiến chúng ta cho rằng hài lòng với bản thân là đủ, ta nói không cả với những hình thức cải thiện cơ thể Đã

có rất nhiều ý kiến chỉ trích phong trào này, bởi tuy nó bài trừ những tiêu chuẩn cái đẹp phi thực tế nhưng vẫn lý tưởng hóa một số hình thể nhất định Mục đích ban đầu của phong trào Body Positivity là yêu cơ thể bản thân dưới mọi hình thức Thế nhưng với sự ảnh hưởng của truyền thông, phong trào này dần trở thành phong trào lý tưởng hóa mẫu hình cơ thể mập mạp và thậm chí còn bị cho rằng gắn liền với “văn hóa béo phì” Nhiều người ủng hộ body positivity tin rằng việc giảm cân là không chắc đáng vì nghĩ rằng đó là hành vi thể hiện sự xấu hổ đối với cơ thể mình Bất kỳ cuộc thảo luận công khai nào về sức khỏe đều có những ý kiến lên án mặc dù mục tiêu thực sự của việc rèn luyện này là tạo nên một lối sống và cơ thể lành mạnh hơn Hệ quả của việc này càng trở nên đáng lo ngại khi tỷ lệ béo phì ngày càng tăng Theo kết quả của cuộc điều tra Dinh dưỡng của Bộ Y Tế năm 2019-2020, tỷ lệ thừa cân-béo phì tăng từ 8,5% lên 19,0% trong khoảng thời gian từ 2010 đến 2020 Phong trào này đã vô tình tạo ra hành động bình thường hóa những thói quen dẫn đến việc thừa cân và những hệ quả xấu nó mang lại cho sức khỏe

III Định nghĩa “Glorifying obesity”

1 Glorifying obesity chịu ảnh hưởng từ Body positivity như thế nào?

Body positivity là một phong trào xã hội nhằm khuyến khích sự

yêu thương và chấp nhận bản thân với mọi hình dáng cơ thể, bao gồm cả

7

Trang 11

những hình dáng không được xem là đẹp theo tiêu chuẩn xã hội, đặc biệt

là đối với phụ nữ Phong trào này khuyến khích mọi người tôn trọng, yêu thương bản thân và tìm kiếm sự thoải mái và tự tin trên chính cơ thể của mình, thay vì cố gắng tuân thủ những tiêu chuẩn đẹp của xã hội Tuy nhiên, một số cá nhân sử dụng sự tích cực của cơ thể như một phương tiện để biện minh cho những thói quen không lành mạnh có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe của họ Do đó, điều quan trọng cần nhớ

là không nên lấy Body positivity làm cái cớ để bỏ bê sức khỏe của mình Thay vào đó, nó nên là một cách để tôn vinh cơ thể của mỗi người với việc cố gắng duy trì một lối sống cân bằng và lành mạnh theo hướng khoa học

→ Việc hiểu sai về Body positivity được gọi là Glorifying obesity

Glorifying obesity là một thuật ngữ được sử dụng để miêu tả việc

tôn vinh hoặc khuyến khích sự béo phì một cách quá mức đến gần như tôn sùng Phong trào này cổ súy và coi béo phì là một loại lựa chọn tốt đẹp nhất cho cơ thể Điều này xảy ra dưới nhiều hình thức khác nhau, chẳng hạn như trong các chương trình truyền hình, phim, quảng cáo, mạng xã hội…nơi mà những người béo phì được coi là đẹp và hấp dẫn

Vai trò của truyền thông

Các phương tiện truyền thông đóng một vai trò quan trọng Glorifying obesity xuất hiện với nhiều hình thức khác nhau và hơn hết là phổ biến nhiều trên mạng xã hội, trong các chương trình truyền hình, tạp chí, quảng cáo và các sản phẩm giải trí khác Cụ thể:

- 1 số trang mạng xã hội thường chia sẻ hình ảnh và video của những người béo phì với những lời khen ngợi về vẻ đẹp của họ theo hướng đi quá vấn đề cho phép, thay vì khuyến khích họ thực hiện các bước để giảm cân và duy trì lối sống lành mạnh

VD như trang Instagram "Eff Your Beauty Standards" với hơn 412k follow, chia sẻ hình ảnh của những người béo phì với thông điệp khuyến khích chấp nhận và yêu thích bản thân mình cho dù có cân nặng cao, đôi khi vượt quá so với tiêu chuẩn của sức khỏe

Ngày đăng: 03/04/2024, 16:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w