Xét về bản chất, CSR có thể bao hàm chuẩn mực mà các bên liên quan bên trong và bên ngoài coi là đúng đắn và công bằng, hưởng ứng lại sự mong đợi của xã hội về quyền công dân, hoặc bao g
Trang 1HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀNKhoa Quan hệ công chúng và Quảng cáo
-TIỂU LUẬN
Chủ đề: Vai trò, chức năng, các loại hình, các lĩnh vực hoạt độngCSR của doanh nghiệp/ tổ chức hiện nay.
● Môn học: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ● Giảng viên: Nguyễn Thị Minh Hiền
● Sinh viên: Vũ Thị Mai Linh ● MSV: 2056160069
● Lớp: Truyền thông Marketing CLC K40
Hà Nội, 2023
Trang 24 Các lĩnh vực hoạt động của CSR của doanh nghiệp/ tổ chức hiện nay 10
II VAI TRÒ CỦA CSR ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP 12
1 Vai trò của CSR đối với doanh nghiệp 12
2 Lợi ích của việc thực hiện CSR 14
1 Tổng quan về công ty Cổ phần sữa Vinamilk 18
2 Một số chiến dịch CSR của Vinamilk 19
3 Đánh giá việc thực hiện trách nhiệm xã hội của Vinamilk 20
Trang 3MỞ ĐẦU
Trong thời đại ngày nay, khi mà thách thức về môi trường, xã hội, và đạo đức kinh doanh trở nên ngày càng trọng yếu, việc hiểu và tích hợp Corporate Social Responsibility (CSR) trở thành một yếu tố chính định hình chiến lược kinh doanh của các tổ chức Môn học CSR không chỉ là một phần của chương trình học, mà là cầu nối quan trọng giữa lý thuyết và thực tế, giúp sinh viên hiểu rõ hơn về vai trò và tầm quan trọng của doanh nghiệp trong việc xây dựng một xã hội và môi trường bền vững Các doanh nghiệp không chỉ được đánh giá dựa trên hiệu suất tài chính, mà còn dựa trên ảnh hưởng tích cực mà họ mang lại cho cộng đồng và môi trường xung quanh Môn học CSR là một cánh cửa mở ra không gian học tập về những nguyên tắc và phương pháp quản lý mà doanh nghiệp có thể áp dụng để tạo ra giá trị không chỉ cho bản thân mình mà còn cho toàn cộng đồng.
Tiểu luận này là những tìm hiểu sâu hơn về nội dung và ý nghĩa của môn học CSR của sinh viên Truyền thông Marketing, đặc biệt là vai trò, lợi ích của CSR đối với doanh nghiệp Em xin cảm ơn cô giáo Nguyễn Thị Minh Hiền - giảng viên phụ trách môn Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, đã đưa những kiến thức chuyên môn vô cùng cần thiết và bổ ích đến gần hơn với chúng em.
Trang 4I TỔNG QUAN VỀ CSR
1 Đặtvấnđề
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility - CSR) là một trong những chủ đề ngày càng nhận được sự quan tâm của công chúng, nhà đầu tư, doanh nghiệp và học giả trong hai thập kỷ qua Các cuộc khủng hoảng gần đây như sự bùng phát của Covid-19 và các dư chấn của nó, căng thẳng giữa Nga và Ukraine và cuộc khủng hoảng năng lượng châu Âu sau đó đã càng khiến chủ đề này ngày càng được quan tâm nhiều hơn Các tập đoàn như Intel, General Electric và Google cũng ngày càng coi trọng các vấn đề CSR và đang xây dựng các chiến lược phù hợp với tiêu chuẩn bền vững của Liên hợp quốc, cũng như tích cực cố gắng tăng khả năng hiển thị của các nỗ lực phát triển bền vững của họ Điều này chứng tỏ CSR dường như đang trở thành mối quan tâm cốt lõi đối với cả nhà đầu tư và doanh nghiệp Các nghiên cứu đã phản ánh ảnh hưởng của CSR đến các hoạt động và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
2 KháiniệmCSR
CSR (Corporate Social Responsibility): là sự bao hàm của ba khái niệm; doanh nghiệp, xã hội và trách nhiệm CSR chỉ ra mối liên hệ giữa doanh nghiệp (hoặc các tổ chức) và cộng đồng xã hội có liên quan Theo đó, “xã hội” được hiểu theo một nghĩa rộng bao gồm nhiều cấp khác nhau trong đó có cả các bên hữu quan có lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp Xét về bản chất, CSR có thể bao hàm chuẩn mực mà các bên liên quan bên trong và bên ngoài coi là đúng đắn và công bằng, hưởng ứng lại sự mong đợi của xã hội về quyền công dân, hoặc bao gồm các chương trình đang hoạt động nhằm thúc đẩy phúc lợi của con người.
Cho đến nay có hai quan điểm chính về CSR: Một số ủng hộ quan điểm doanh nghiệp chỉ chú tâm vào công việc kinh doanh của họ, không cần quan tâm đến vấn đề khác Những người mang danh là kinh doanh cần làm sao bảo đảm lĩnh
Trang 5vực hoạt động của mình có hiệu quả, bất chấp các yếu tố khác Với quan điểm này, trách nhiệm môi trường và xã hội khác thuộc về Nhà nước Một số khác lại cho rằng ngoài tìm kiếm lợi ích kinh doanh thì doanh nghiệp còn phải có trách nhiệm với mọi thứ xung quanh như môi trường, đóng góp cho người lao động, cổ đông, người tiêu dùng và nhà cung cấp Lý do là doanh nghiệp không thể tồn tại độc lập, không thể phát triển nếu không có các yếu tố hỗ trợ Và các yếu tố đã nêu trên đều trực tiếp liên quan đến doanh nghiệp Doanh nghiệp phải tôn trọng và có chính sách hỗ trợ hợp lý với các yếu tố này Ở Việt Nam, khái niệm CSR vẫn còn khá mới mẻ và trên thực tế có nhiều doanh nghiệp chưa thực sự hiểu rõ về vấn đề này Họ thường hiểu thực hiện CSR có nghĩa là làm từ thiện, tham gia các hoạt động nhân đạo Theo cách hiểu này việc thực hiện CSR mang tính chất tự nguyện.
Thuật ngữ trách nhiệm xã hội (CSR) xuất hiện chính thức lần đầu tiên năm 1953 trong cuốn sách Trách nhiệm xã hội của doanh nhân (Social Responsibilities of the Businessmen) của tác giả Howard Rothmann Bowen nhằm mục đích tuyên truyền và kêu gọi người quản lý tài sản không làm tổn hại đến các quyền và lợi ích của người khác, kêu gọi dùng từ thiện nhằm bồi hoàn những thiệt hại do các doanh nghiệp làm tổn hại cho xã hội Sau đó là các nghiên cứu của Milton Friedman (1970); Carroll (1999); Kotler and Lee (2008), Fuller & Tian (2006), Garriga & Melé (2004), Jenkins (2006), Lantos (2001), Maignan & Ferrell (2001); Maignan & Ferrell (2005), Thompson, Smith & Hood (2001).
Từ năm 2003, khái niệm TNXHDN do Nhóm Phát triển Kinh tế tư nhân của Ngân hàng Thế giới đưa ra đã được chấp nhận và sử dụng rộng rãi nhất Theo đó, Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility hay CSR là “Cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát
Trang 6triển nhân viên, phát triển cộng đồng,… theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội”.
Dù được diễn đạt theo nhiều cách khác nhau song nội hàm phản ánh của TNXHDN về cơ bản đều có điểm chung là bên cạnh những lợi ích phát triển riêng của từng doanh nghiệp phù hợp với pháp luật hiện hành thì đều phải gắn kết với lợi ích phát triển chung của cộng đồng xã hội.
Khía cạnh kinh tế trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là phải sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà xã hội cần và muốn với một mức giá có thể duy trì doanh nghiệp ấy và làm thỏa mãn nghĩa vụ của doanh nghiệp với các nhà đầu
Trang 7tư; là tìm kiếm nguồn cung ứng lao động, phát hiện những nguồn tài nguyên mới, thúc đẩy tiến bộ công nghệ, phát triển sản phẩm; là phân phối các nguồn sản xuất như hàng hoá và dịch vụ như thế nào trong hệ thống xã hội
Trong khi thực hiện các công việc này, các doanh nghiệp thực sự góp phần vào tăng thêm phúc lợi cho xã hội, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Đối với người lao động, khía cạnh kinh tế của doanh nghiệp là tạo công ăn việc làm với mức thù lao xứng đáng cơ hội việc làm như nhau, cơ hội phát triển nghề và chuyên môn, hưởng thù lao tương xứng, hưởng môi trường lao động an toàn, vệ sinh và đảm bảo quyền riêng tư, cá nhân ở nơi làm việc.
Đối với người tiêu ung, trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp là cung cấp hàng hoá và dịch vụ, trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp còn liên quan đến vấn đề về chất lượng, an toàn sản phẩm, định giá, thông tin về sản phẩm (quảng cáo), phân phối, bán hàng và cạnh tranh.
Khía cạnh kinh tế trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là cơ sở cho các hoạt động của doanh nghiệp Phần lớn các nghĩa vụ kinh tế trong kinh doanh đều được thể chế hoá thành các nghĩa vụ pháp lý
(2) Khía cạnh pháp lý
Khía cạnh pháp lý trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ những quy định về pháp lý chính thức đối với các bên hữu quan Những điều luật như thế này sẽ điều tiết được cạnh tranh, bảo vệ khách hàng, bảo vệ môi trường, thúc đẩy sự công bằng và an toàn và cung cấp những sáng kiến chống lại những hành vi sai trái Các nghĩa vụ pháp lý được thể hiện trong luật dân sự và hình sự Về cơ bản, nghĩa vụ pháp lý bao gồm năm khía cạnh: (1) Điều tiết cạnh tranh; (2) Bảo vệ người tiêu ung; (3) Bảo vệ môi trường;(4) An toàn và bình đẳng;(5) Khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái.
Thông qua trách nhiệm pháp lý, xã hội buộc các thành viên phải thực thi các
Trang 8hành vi được chấp nhận Các tổ chức không thể tồn tại lâu dài nếu họ không thực hiện trách nhiệm pháp lý của mình
(3) Khía cạnh đạo đức
Là những hành vi và hoạt động mà xã hội mong đợi ở doanh nghiệp nhưng không được quy định trong hệ thống luật pháp, không được thể chế hóa thành luật.
Khía cạnh này liên quan tới những gì các công ty quyết định là đúng, công bằng vượt qua cả những yêu cầu pháp lý khắc nghiệt, nó chỉ những hành vi và hoạt động mà các thành viên của tổ chức, cộng đồng và xã hội mong đợi từ phía các doanh nghiệp dù cho chúng không được viết thành luật.
Khía cạnh đạo đức của một doanh nghiệp thường được thể hiện thông qua những nguyên tắc, giá trị đạo đức được tôn trọng trình bày trong bản sứ mệnh và chiến lược của công ty Thông qua các công bố này, nguyên tắc và giá trị đạo đức trở thành kim chỉ nam cho sự phối hợp hành động của mỗi thành viên trong công ty và với các bên hữu quan.
(4) Khía cạnh từ thiện
Doanh nghiệp là một tế bào của xã hội và chỉ tồn tại khi xã hội tồn tại Suy cho cùng, khách hàng và cộng đồng xã hội chính là đối tượng đem lại sự phồn vinh hoặc dẫn tới sự suy vong của mỗi doanh nghiệp Việc phát triển cộng đồng địa phương, hoạt động xã hội, bên cạnh việc thỏa mãn sự mong đợi của xã hội còn là hoạt động giúp cho cộng đồng hưng thịnh và phát triển, đời sống được nâng lên và là tiền đề tiếp theo cho sự phát triển của doanh nghiệp Các hoạt động từ thiện ngày nay cũng rất đa dạng và đa mục đích Có những doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm từ thiện luôn gắn với hoạt động quảng bá, quảng cáo (hay nói một cách khác là vẫn gắn với lợi ích của doanh nghiệp), đồng thời cũng có những doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm từ thiện này một cách vô điều kiện Các hoạt động hỗ trợ người nghèo, quyên góp xây nhà tình nghĩa, ủng hộ đồng bào lũ lụt, tài trợ trẻ em vùng sâu vùng xa,… là những hoạt động từ thiện phổ
Trang 9biến Trong một số nghiên cứu điển hình về CSR cũng đã đề cập nhiều đến khía cạnh này.
Nói tóm lại, CSR là một khái niệm rộng có nhiều cách tiếp cận và định nghĩa khác nhau tùy thuộc vào đối tượng và phạm vi nghiên cứu Tuy nhiên, xét về mặt tổng quát thì CSR chính là việc doanh nghiệp thực hiện một cách tự nguyện các hoạt động vì mục đích xã hội như: tuân thủ pháp luật, thực hiện và đảm bảo quyền con người, phục vụ cộng đồng địa phương, sử dụng tài nguyên hợp lý và bảo vệ môi trường.
Ngoài cách tiếp cận theo mô hình “kim tự tháp” của Caroll (1991, 1999), các doanh nghiệp có thể tiếp cận theo đối tượng tác động để thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Các đối tượng tham gia, ảnh hưởng và hưởng lợi từ việc thực thi CSR của doanh nghiệp được gọi là các bên liên quan (CSR Stakeholder) bao gồm cổ đông/chủ sở hữu doanh nghiệp, người lao động/nhân viên, đối tác, khách hàng, cộng đồng và các tổ chức phi lợi nhận hay tổ chức quốc tế (Matten & Moon, 2008):
Trang 10● Trách nhiệm với thị trường và người tiêu dùng (Khách hàng): Đây là trách nhiệm đảm bảo sự an toàn đối với các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp sản xuất, cung ứng ra Từ đó, đảm bảo sự an toàn cho người tiêu ung Đồng thời, tăng cường ký kết các hợp đồng kinh tế với các đối tác, tăng cường chất lượng, hàng hóa dịch vụ để tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
● Trách nhiệm về bảo vệ môi trường: Đây là trách nhiệm đảm bảo cho sự phát triển bền vững của môi trường, là sự cam kết bảo vệ, đồng thời không gây ra các hành động gây hại cho môi trường như xả thải, tàn phá sinh vật…
● Trách nhiệm với người lao động: Dù doanh nghiệp có cam kết nhiều đến đâu, thực hiện tốt công tác bên ngoài đến đâu nhưng chính những người lao động làm việc cho doanh nghiệp phải chịu những sự bất công, điều kiện lao động, an toàn lao động hay vấn đề tiền lương không được đảm bảo thì không thể gọi là doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội được Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp phải tăng thêm điều kiện vật chất để cải thiện đời sống người lao động Cụ thể là tăng thu nhập, nâng cao hơn chất lượng cuộc sống và sức khỏe cho người lao động và gia đình họ; hỗ trợ người lao động thực hiện tốt hơn luật pháp lao động và mở rộng hơn khả năng bảo hiểm y tế, xã hội cho họ…
● Trách nhiệm chung với cộng đồng: Có thể hiểu đơn giản là các hoạt động từ thiện vì cộng đồng.
● Trách nhiệm xã hội và việc phát triển bền vững của doanh nghiệp (bao gồm cả các cổ đông và nhà cung ứng):
- Thể hiện tốt đạo đức kinh doanh;
- Quản lý tốt và giảm thiểu các rủi ro kinh doanh.
- Thu hút nhà đầu tư dài hạn và tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn mới;
- Củng cố quan hệ với nhà cung cấp và các đối tác kinh doanh.
Trang 11- Nâng cao uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp; củng cố vị trí và mở rộng thị phần của doanh nghiệp;
- Tuân thủ tốt các quy định của pháp luật và các tổ chức kinh tế quốc tế.
- Động lực cho nhân viên và thu hút nhân tài cho doanh nghiệp; Cải tiến khoa học, kỹ thuật, gia tăng năng suất, chất lượng
- Tiết kiệm chi phí, gia tăng doanh thu trong dài hạn 4 CáclĩnhvựchoạtđộngcủaCSRcủadoanhnghiệp/tổchứchiệnnay.
Các nước Anglo Saxon biểu hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp với khái niệm PPP bao gồm ba lĩnh vực: con người (people), hành tinh (planet) và lợi nhuận (profit) Một số tổ chức lại còn thêm lĩnh vực quản trị (governance) Nhưng ý kiến này bị đả phá vì quản trị doanh nghiệp không có tính cách tự nguyện.
Trong quy chế và tiêu chí xét thưởng của Giải thưởng trách nhiệm xã hội doanh nghiệp năm 2009, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) giới hạn trách nhiệm xã hội doanh nghiệp ở hai lĩnh vực: lao động và môi trường, nhưng cũng đặt thêm tiêu chí “hoạt động kinh doanh có hiệu quả kinh tế” Nói một cách khác, VCCI cũng dùng khái niệm PPP như đa số các tổ chức và doanh nghiệp quốc tế.
Hiện nay, các doanh nghiệp/ tổ chức thường lựa chọn hoạt động CSR trong các lĩnh vực cụ thể như:
1 Bảo vệ Môi trường:
- Giảm lượng khí nhà kính và carbon footprint - Tăng cường sử dụng nguồn năng lượng tái tạo - Quản lý chất thải và tái chế.
2 Xã hội và Cộng đồng:
- Hỗ trợ giáo dục và phát triển kỹ năng cộng đồng - Tài trợ cho các dự án xã hội và y tế.
Trang 12- Tạo việc làm và thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương 3 Quản lý Nhân sự và Đạo đức kinh doanh:
- Tạo điều kiện làm việc công bằng và an toàn.
- Phát triển chính sách đạo đức và giáo dục về đạo đức nghề nghiệp 4 Chăm sóc Khách hàng và Quảng bá ý thức tiêu dùng:
- Sản phẩm và dịch vụ bền vững.
- Thông tin và quảng bá về nguồn gốc sản phẩm và quy trình sản xuất 5 Quản lý Chuỗi cung ứng Bền vững:
- Đảm bảo rằng các đối tác và nhà cung cấp cũng tuân thủ các tiêu chuẩn bền vững.
- Giám sát và cải thiện đối thoại với nhà cung cấp về quy trình sản xuất bền vững.
6 Nghiên cứu và Phát triển môi trường:
- Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ xanh.
- Phát triển sản phẩm và dịch vụ có tác động tích cực đối với môi trường và xã hội.
7 Quản lý Rủi ro và An toàn:
- Phòng ngừa tai nạn và rủi ro cho nhân viên và cộng đồng - Phản ứng nhanh chóng và hiệu quả khi có sự cố 8 Tài trợ Nghệ thuật và Văn hóa:
- Hỗ trợ sự sáng tạo và giáo dục văn hóa.
- Tài trợ cho các sự kiện và dự án nghệ thuật và văn hóa 9 Chính trị và xã hội:
- Tham gia vào các hoạt động chính trị và xã hội tích cực - Hỗ trợ các tổ chức và chiến dịch xã hội.
10.Chăm sóc Khách hàng và An ninh thông tin:
- Bảo vệ quyền riêng tư và an toàn thông tin của khách hàng - Đảm bảo tính minh bạch trong các quá trình kinh doanh.