1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nếu lựa chọn một loại hình chủ thể kinh doanh để tham gia vào thị trường kinh doanh, bạn sẽ lựa chọn loại hình nà

12 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 559,48 KB

Nội dung

Lý giải rõ lý do tại sao bạn lại lựa chọn loại hình a Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;b Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Trong đời sống hàng ngày, đằng sau các hiện tượng muôn hình muôn vẻ, con người dần dần nhận thức được tính trật tự và mối liên hệ có tính lặp lại của các hiện tượng, từ đó hình thành nên khái niệm “quy luật” Với tư cách là phạm trù của lý luận nhận thức, khái niệm “quy luật” là sản phẩm của tư duy khoa học, phản ánh sự liên hệ của các sự vật và tính chỉnh thể của chúng.

Các quy luật của tự nhiên, của xã hội cũng như của tư duy con người đều mang tính khách quan

Con người không thể tạo ra hoặc tự ý xoá bó được quy luật mà chỉ nhận thức và vận dụng nó trong thực tiễn Quy luật “từ những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại” là một trong ba quy luật của phép biện chứng duy vật, nó cho biết phương thức của sự vận động, phát triển Nhận thức được quy luật này có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động thực tiễn khi chúng ta xem xét các sự vật, hiện tượng Nếu nhận thức không đúng quy luật này sẽ dẫn đến tư tưởng tả khuynh, hữu khuynh Tả khuynh là phủ nhận sự tích luỹ về lượng, muốn có ngay sự thay đổi về chất, còn hữu khuynh là khi chất đã biến đổi vượt quá giới hạn độ nhưng không dám thực hiện sự thay đổi căn bản về chất.

Trang 5

Câu 1:

Câu hỏi: Nếu lựa chọn một loại hình chủ thể kinh doanh để tham gia vào thị trường kinh doanh, bạn sẽ lựa chọn loại hình nào? Lý giải rõ lý do tại sao bạn lại lựa chọn loại hình

a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;

c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này.

Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.

 Khả năng huy động vốn rất cao, linh hoạt thông qua việc chào bán các loại cổ phần, phát hành cổ phiếu ra công chúng và thậm chí là các nhà đầu tư nước ngoài

Đây là ưu thế mà không loại hình công ty nào có được.

 Công ty cổ phần không nhất thiết phải có cổ đông sáng lập nếu được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước hoặc từ Công ty trách nhiệm hữu hạn và việc phát hành cổ phiếu là một điểm mạnh mà công ty trách nhiệm hữu hạn không có được.

 Khả năng hoạt động của công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề giúp đa dạng được ngành nghề kinh doanh.

 Mức độ chịu rủi ro của các cổ đông thấp do chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp, thủ tục chuyển nhượng cổ phần đơn giản; không giới hạn số lượng cổ đông góp vốn vào công ty cổ phần; được quyền niêm yết, giao dịch cổ phần trên sàn giao dịch chứng khoán.

Trang 6

 Cơ cấu vốn của công ty cổ phần hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty.

 Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân độc lập nên mang tính ổn định rất cao Nếu trường hợp có 1 cổ đông rút vốn hay phá sản thì công ty cổ phần vẫn có thể tiếp tục hoạt động mà không bị ảnh hưởng.

Theo Khoản 1 Điều 115

- Cổ đông của công ty cổ phần có quyền sau đây:

 Tham dự, phát biểu trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo ủy quyền hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty, pháp luật quy định Mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết;

 Nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông;

 Ưu tiên mua cổ phần mới tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty.

 Nhà đầu tư có nhiều quyền lợi khi là cổ đông của công ty cổ phần, điều này giúp hấn dẫn nguồn vốn đầu tư vào công ty cổ phần

Câu 2:

Câu hỏi: Những khẳng định sau đây Đúng hay Sai? Giải thích tại sao?

1 Tổ hợp tác là chủ thể kinh doanh không có tư cách pháp nhân

2 Trong công ty cổ phần, chỉ có thành viên Hội đồng quản trị mới có quyền biểu

quyết trong cuộc họp Hội đồng quản trị

3 Cơ quan có thẩm quyền cấp đăng ký kinh doanh cho Hợp tác xã X có trụ sở tại

huyện A tỉnh B là Uỷ ban nhân dân huyện A

4 Trong các loại hình doanh nghiệp, chỉ có công ty hợp danh và doanh nghiệp tư

nhân mới được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản phá sản trong quá trình giải quyết phá sản doanh nghiệp.

5 Công ty hợp danh không được phép tổ chức lại bằng cách chia công ty.

Bài làm

Trang 7

1 Tổ hợp tác là chủ thể kinh doanh không có tư cách pháp nhân (Đúng)

Theo điều 3 Nghị định 77 /2019/NĐ-CP

-Tổ hợp tác là tổ chức không có tư cách pháp nhân, được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác, gồm từ 02 cá nhân, pháp nhân trở lên tự nguyện thành lập, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm

-Hợp đồng hợp tác do các thành viên tổ hợp tác tự thỏa thuận, được lập thành văn bản, có chữ ký của một trăm phần trăm (100%) thành viên tổ hợp tác Nội dung hợp đồng hợp tác không được trái với quy định của luật có liên quan, bao gồm các nội dung: Mục đích, thời hạn hợp tác; họ, tên, nơi cư trú của cá nhân; tên, trụ sở của pháp nhân; tài sản đóng góp (nếu có); đóng góp bằng sức lao động (nếu có); phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức; quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp đồng hợp tác; quyền, nghĩa vụ của người đại diện (nếu có); điều kiện tham gia và rút khỏi hợp đồng hợp tác của thành viên (nếu có); điều kiện chấm dứt hợp đồng

-Phần đóng góp của một thành viên tổ hợp tác là giá trị vốn góp bằng tài sản, công sức (hoạt động hay công việc cụ thể) của thành viên đó đã đóng góp hoặc cam kết đóng góp vào tổ hợp tác Việc xác định giá trị phần đóng góp của thành viên tổ hợp tác được thực hiện theo quy định tại Điều 24 của Nghị định này

-Thời hạn hợp tác là thời gian các thành viên tổ hợp tác thỏa thuận hợp tác với nhau và ghi trong hợp đồng hợp tác Thời hạn hợp tác được xác định theo quy định từ Điều 144 đến Điều 148 của Bộ luật dân sự Trường hợp các bên không thỏa thuận thời hạn hợp tác thì thời hạn hợp tác kết thúc khi chấm dứt hợp đồng hợp tác theo quy định tại Điều 512 của Bộ luật dân sự.

Như vậy, tổ hợp tác là tổ chức không có tư cách pháp nhân, được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác, gồm từ 02 cá nhân, pháp nhân trở lên tự nguyện thành lập, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.

2 Trong công ty cổ phần, chỉ có thành viên Hội đồng quản trị mới có quyền biểu quyết trong cuộc họp Hội đồng quản trị (Đúng)

- Theo khoản 1 điều 153 Luật Doanh Nghiệp 2020:

Trang 8

 Hội đồng Quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

- Theo khoản 3 điều 153 Luật Doanh Nghiệp 2020:

 Hội đồng Quản trị thông qua quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty quy định Mỗi thành viên Hội đồng Quản trị có một phiếu biểu quyết.

- Theo khoản 7 điều 157 Luật Doanh Nghiệp 2020:

 Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc người triệu tập gửi thông báo mời họp và các tài liệu kèm theo đến các Kiểm soát viên như đối với các thành viên Hội đồng quản trị.

 Kiểm soát viên có quyền dự các cuộc họp Hội đồng quản trị: có quyền thảo luận nhưng không được biểu quyết.

 Như vậy, trong cuộc họp Hội đồng quản trị, chỉ có thành viên Hội đồng quản trị mới có quyền biểu quyết.

3 Cơ quan có thẩm quyền cấp đăng ký kinh doanh cho Hợp tác xã X có trụ sở tại huyện A tỉnh B là Uỷ ban nhân dân huyện A (Đúng)

- Theo khoản 1 điều 6 Nghị Định 193/2013/NĐ-CP Hướng dẫn luật HTX:  Khi thành lập, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải tiến hành đăng ký tại cơ

quan đăng ký hợp tác xã nơi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã dự định thành lập đặt trụ sở chính.

a) Liên hiệp hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân đăng ký tại phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch và đầu tư;

b) Hợp tác xã đăng ký tại phòng tài chính - kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện  Như vậy,Ủy ban nhân dân cấp huyện thường là cơ quan có thẩm quyền cấp đăng ký kinh doanh cho các tổ chức kinh doanh, bao gồm cả hợp tác xã, có trụ sở tại huyện đó Cơ quan này chịu trách nhiệm quản lý và cấp phép cho các hoạt động kinh doanh trong phạm vi huyện của mình Do đó, trong trường hợp hợp tác xã X có trụ sở tại huyện A tỉnh B, Ủy ban nhân dân huyện A thường là cơ quan có thẩm quyền cấp đăng ký kinh doanh cho hợp tác xã này.

Trang 9

4 Trong các loại hình doanh nghiệp, chỉ có công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân mới được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản phá sản trong quá trình giải quyết phá sản doanh nghiệp (Đúng)

- Theo Khoản 2 Điều 13 Luật Phá sản 2014 có quy định điều kiện để doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản như sau:

 Công ty hợp danh có tối thiểu hai thành viên hợp danh là Quản tài viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc của công ty hợp danh là Quản tài viên.

 Doanh nghiệp tư nhân có chủ doanh nghiệp là Quản tài viên, đồng thời là Giám đốc.

- Ngoài ra theo Khoản 1 Điều 12 Nghị định 22/2015/NĐ-CP còn có quy định:  Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có đủ điều kiện quy định tại Khoản 2

Điều 13 của Luật Phá sản sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp có trụ sở.

 Theo đó, điều kiện để doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản bao gồm điều kiện về người đứng đầu công ty phải là Quản tài viên và doanh nghiệp phải được đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản đối với doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

5 Công ty hợp danh không được phép tổ chức lại bằng cách chia công ty (Đúng)

- Căn cứ khoản 1 Điều 198 Luật Doanh nghiệp 2020:

 Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể chia các tài sản, quyền và nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của công ty hiện có (sau đây gọi là công ty bị chia) để thành lập hai hoặc nhiều công ty mới.

 Như vậy, theo quy định của Luật Doanh Nghiệp 2020 thì các loại hình doanh nghiệp có thể chia là công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn Công ty hợp danh không được chia theo quy định tại Khoản 1 điều 198 Luật Doanh Nghiệp 2020.

Trang 10

Câu 3:

Câu hỏi: Công ty cổ phần ABC có trụ sở chính tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La Công ty có 2 chi nhánh tại huyện Bắc Yên và thành phố Sơn La trên địa bàn tỉnh Sơn La Tháng 4/ 2018, cơ quan có thẩm quyền đã ra quyết định tuyên bố phá sản đối với công ty cổ phần ABC

Bằng những kiến thức pháp lý đã học, anh (chị) hãy giải quyết các vấn đề sau đây:

1 Xác định cụ thể cơ quan có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với công ty cổ

phần ABC? Nêu rõ căn cứ pháp lý?

2 Hãy phân chia tài sản phá sản của công ty ABC theo quy định của Luật phá sản

2014, biết rằng tài sản thanh lý được của công ty là 10 tỷ đồng (chưa bao gồm giá trị tài sản bảo đảm) và công ty có các khoản nợ cụ thể như sau:

2.1 Nợ thuế: 3 tỷ đồng

2.2 Nợ công ty hợp danh Minh Thông: 5 tỷ đồng (đây là khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục tiêu phục hồi hoạt động kinh doanh) 2.3 Nợ công ty nước sạch: 200 triệu đồng

2.4 Nợ ngân hàng X : 3 tỷ đồng (tài sản thế chấp bán được 1,5 tỷ) 2.5 Nợ ngân hàng Y: 4 tỷ đồng (tài sản cầm cố bán được 5 tỷ)

2.6 Nợ tiền bồi thường thiệt hại với công ty cổ phần Công Tâm: 2 tỷ đồng 2.7 Nợ lương người lao động: 2 tỷ đồng

2.8 Chi phí phá sản: 300 triệu đồng

Bài làm

1 Xác định cụ thể cơ quan có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với công ty cổ phần ABC? Nêu rõ căn cứ pháp lý?

- Theo khoản 1 Điều 8, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

(sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp tỉnh) có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký hợp tác xã tại tỉnh đó và thuộc một trong các trường hợp sau:

Trang 11

a) Vụ việc phá sản có tài sản ở nước ngoài hoặc người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài;

b) Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;

c) Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có bất động sản ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;

d) Vụ việc phá sản thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp huyện) mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết do tính chất phức tạp của vụ việc.

 Như vậy, cơ quan có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với công ty cổ phần ABC là tòa án nhân dân Tỉnh Sơn La

2 Hãy phân chia tài sản phá sản của công ty ABC theo quy định của Luật phá sản 2014, biết rằng tài sản thanh lý được của công ty là 10 tỷ đồng (chưa bao gồm giá trị tài sản bảo đảm) và công ty có các khoản nợ

*Căn cứ pháp lý:

- Căn cứ Điều 53 Luật Phá sản năm 2014: Xử lý nợ có bảo đảm

 Ngân hàng Y: 4 tỷ đồng => Thừa 1 tỷ đồng => Nhập vào tổng tài sản còn của công ty ABC

 Ngân hàng X: 3 tỷ đồng => Thiếu 1,5 tỷ => Được xem là khoản nợ không có bảo đảm và sẽ được chia cùng với các chủ nợ không bảo đảm khác ở sau nếu công ty còn tài sản

 Tổng tài sản của công ty ABC = 10 tỷ + 1 tỷ = 11 tỷ

- Căn cứ Điều 54 Luật Phá sản năm 2014: Thứ tự ưu tiên trong thanh toán nợ Căn cứ vào khoản 1 Điều 54 Luật Phá sản năm 2014

“1 Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau:

a) Chi phí phá sản;

b) Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết; c) Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;

Trang 12

d) Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.”

- Thứ tự phân chia như sau:

(1) Chi phí phá sản: 300 triệu đồng => Tổng TS còn = 11 tỷ đồng - 300 triệu đồng = 10,7 tỷ đồng

(2) Nợ lương người lao động: 2 tỷ đồng => Tổng TS còn = 10,7 tỷ đồng - 2 tỷ đồng = 8,7 tỷ đồng

(3) Nợ công ty hợp danh Minh Thông: 5 tỷ đồng (đây là khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục tiêu phục hồi hoạt động kinh doanh) => Tổng TS còn = 8,7 tỷ đồng - 5 tỷ đồng = 3,7 tỷ đồng

(4) Các khoản nợ không bảo đảm:

Tổng nợ không bảo đảm = 3 tỷ đồng (thuế) + 200 triệu đồng (công ty nước sạch) + 2 tỷ đồng (bồi thường thiệt hại với công ty cổ phần Công Tâm) + 1,5 tỷ đồng (thiếu của ngân hàng X) = 6,7 tỷ đồng > Tổng tài sản còn 3,7 tỷ đồng.

- Căn cứ vào khoản 3 Điều 54 Luật Phá sản năm 2014

“3 Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều này thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.”

Các chủ nợ sẽ được nhận theo tỷ lệ %: - Thuế = (3 tỷ/6,7 tỷ) % x 3,7 tỷ = 1,66 tỷ đồng

- Công ty nước sạch = (0,2 tỷ/6,7 tỷ) % x 3,7 tỷ = 110 triệu đồng - Công ty cổ phần Công Tâm = (2 tỷ/6,7 tỷ) % x 3,7 tỷ = 1,1 tỷ đồng - Ngân hàng X = (1,5 tỷ/6,7 tỷ) % x 3,7 tỷ = 830 triệu đồng

Ngày đăng: 10/04/2024, 16:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w