1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chủ đề đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam vai trò của kinh tế tư nhân đối với sự phát triển của việt nam trong giai đoạn hiện nay

11 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 913,06 KB

Nội dung

Nền kinh tế thị trường chịu sự quản lý của Nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, điềutiết vì mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn mi

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

KỲ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

HỌC KỲ II; NĂM HỌC 2020-2021

Chủ đề: Đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Vai trò của kinh tế tư nhân đối với sự phát triển của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Sinh viên thực hiện : Đỗ Thị Thảo

Mã sinh viên : 20111502418

Lớp : DH10NA2 Học phần : Kinh tế chính trị - Marx Lenin LCML2102

Giảng viên hướng dẫn :

Trang 2

Mục Lục:

LỜI MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

I Khái quát về Kinh tế thị trường định hướng xã hội Chủ nghĩa 2

1 Khái niệm 2

2 Đặc trưng 2

II Vai trò của kinh tế tư nhân đối với sự phát triển của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 5

1 Tiềm năng 5

2 Vai trò thực tiễn 6

III Vận dụng thực tiễn – Liên hệ bản thân 7

TỔNG KẾT 8

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Là một nước đang phát triển theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa, nền kinh

tế thị trường có ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế xã hội Việt Nam Kinh tế thị trường là đường lối kinh tế tiềm năng, đa dạng khi vừa vận hành theo cơ chế thị trường mà vẫn chịu ảnh hưởng từ sự điều tiết của nhà nước Đồng thời sở hữu đa dạng các thành phần kinh tế, phân phối dựa theo hiệu quả kinh tế, nhu cầu của thị trường Nền kinh tế thị trường chịu sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, điều tiết vì mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” Kinh tế tư nhân là một trong những hình thức kinh tế trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Đóng góp 39-42% GDP cả nước, góp phần quan trọng huy động các nguồn lực xã hội đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu ngân sách nhà nước, tạo việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, dân sinh xã hội Trong những năm qua, sau khi Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về “tiếp tục thay đổi cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế

tư nhân” được thực hiện, kinh tế tư nhân đã chính thức được khuyến khích phát triển với nhiều giải pháp quan trọng Vai trò của kinh tế tư nhân đối với sự phát triển của kinh tế Việt Nam nói riêng và sự phát triển của Việt Nam nói chung tiếp tục được khẳng định và nhấn mạnh

Trang 4

NỘI DUNG

I Khái quát về Kinh tế thị trường định hướng xã hội Chủ nghĩa.

1 Khái niệm.

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế vận hành theo các quy luật cung cầu của thị trường cùng với sự điều tiết của Đảng Cộng sản Việt Nam giữ vai trò chủ đạo Với mục tiêu dài hạn là xây dựng chủ nghĩa xã hội, hướng tới xác lập xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

Kinh tế thị trường định hướng xã hội là sản phẩm của thời kỳ đổi mới, trực tiếp thay thế nền kinh tế kế hoạch bằng kinh tế hỗn hợp nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường Những thay đổi này giúp Việt Nam hội nhập với kinh tế toàn cầu Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vừa phải bao hàm đầy đủ các đặc trưng chung vốn có của kinh tế thị trường nói chung, vừa có những đặc trưng riêng của Việt Nam Đây là kiểu mô hình kinh tế thị trường phù hợp với đặc trưng lịch sử, trình độ phát triển, hoàn cảnh lịch sử khách quan quy định

2 Đặc trưng

Kinh tế thị trường quyết định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là một kiểu tổ chức kinh tế vừa dựa trên những quy tắc và quy luật của kinh tế thị trường, vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội Việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, phản ánh điều kiện lịch sử khách quan ở nước ta so với các quốc gia trên thế giới

2

Trang 5

a Mục tiêu.

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phương thức để phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội; nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện “dân giàu nước mạnh dân chủ văn minh”

b Quan hệ sở hữu

Sở hữu là quan hệ giữa người với người trong qúa trình sản xuất và tái sản xuất

xã hội trên cơ sở chiếm hữu nguồn lực của quá trình sản xuất và kết quả lao động tương ứng của quá trình sản xuất hay tái sản xuất ấy trong một điều kiện lịch sử nhất định Sở hữu hàm ý trong đó bao gồm có chủ thể sở hữu, đối tượng

sở hữu, lợi ích từ đối tượng sở hữu

c Thành phần kinh tế

Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam là nền kinh tế có nhiều hình thức ở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là động lực quan trọng, kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể cùng với kinh tế tư nhân là nòng cốt để phât triển một nền kinh tế độc lập, tự chủ

d Quản lý

Là nền kinh thế do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, Nhà nước pháp quyền quản lý, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được điều tiết thông qua pháp luật, các chiến lược, kế hoạch, cơ chế chính sách và các công cụ

Trang 6

kinh tế trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc của thị trường, khắc phục những khuyết tật của kinh tế thị trường và phù hợp với yêu cầu xây dựng CNXH ở Việt Nam

e Quan hệ phân phối

Quan hệ phân phối bị chi phối và quyết định bởi quan hệ sở hữu về TLSX Nền kinh tế thị trường với sự đa dạng các hình thức sở hữu do vậy thích ứng với nó

sẽ có các loại hình phân phối khác nhau: phân phối theo kết quả làm ra chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và thông qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội

f Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội

Tăng trưởng kinh tế là nền tảng để xã hội phát triển Vì vậy việc chú trọng công tác tăng trưởng kinh tế là nhằm đảm bảo sự phát triển của xã hội Song, cùng với đó thì tiến bộ và công bằng xã hội lại vừa là điều kiện đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế, vừa là mục tiêu thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội Chủ nghĩa mà chúng ta phải hiện thực hóa từng bước trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH

Những vấn đề nêu trên đã khái quát rõ nét những vấn đề cơ bản của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó vấn đề định hướng xã hội chủ nghĩa thể hiện ở năm điểm: cần có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đồng thời cần phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội Xác lập các mối quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp để thúc đẩy phát triển mạnh lực lượng sản xuất Nhất

4

Trang 7

là: thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển Thực hiện mục tiêu mà

Trang 8

II Vai trò của kinh tế tư nhân đối với sự phát triển của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành cơ bản quan trọng của nền kinh tế thị trường, là thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất Về hình thức đăng ký kinh doanh, kinh tế tư nhân bao gồm các hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp, công ty (cả trong và ngoài nước) dựa trên sở hữu

tư nhân Việc phát triển KTTN là vấn đề có tầm chiến lược lâu dài trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

1 Tiềm năng

Ngày nay, ở các nước phát triển, khu vực kinh tế tư nhân chiếm trên 85% GDP, là trụ cột bảo đảm cho nền kinh tế quốc gia phát triển ổn định, vững mạnh Các nước có nền kinh tế thị trường phát triển đều xác định kinh tế tư nhân là động lực, là xương sống của nền kinh tế Từ đó các nhà nước đều tạo mọi điều kiện cho thành phần kinh tế này phát triển Nhờ vậy, giai đoạn đầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đều đạt hai con

số, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore… Đồng thời, bằng chính sách điều tiết thu nhập các giai tầng trong xã hội, khát vọng làm giàu của con người ở các quốc gia phát triển là nhân tố đóng vai trò quan trọng nhất, tạo tiềm lực tài chính để thực hiện nhiều chính sách an sinh xã hội tiến bộ, điển hình như tại Đan Mạch, Thuỵ Điển, Na Uy, Hà Lan, Phần Lan…

Điều đó càng cho thấy để đưa nền kinh tế đất nước phát triển, thoát khỏi

sự thiếu cân bằng trong cơ cấu kinh tế thì cần phải đặt cơ cấu kinh tế nói chung

và kinh tế tư nhân trong nước nói riêng về đúng vị thế vốn có của nó

6

Trang 9

2 Vai trò thực tiễn

Trong phát triển kinh tế xã hội, kinh tế tư nhân đóng vai trò tập hợp các hoạt động nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các thành phần kinh tế trong việc góp vốn đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết vấn đề công ăn việc làm và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, đất nước theo hướng hợp lý, tiến bộ

Trải qua hơn 20 năm đổi mới, từ lúc chưa được thừa nhận, bị hạn chế phát triển đến nay, kinh tế tư nhân ở nước ta đã có những thay đổi đáng kể, với việc từng bước được “cởi trói” và dần trở thành một thành phần không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW về “Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” Đó là bước tiến tất yếu, rất quan trọng trong nhận thức và tổ chức thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng hoàn bị và hiện đại Và, doanh nghiệp tư nhân vươn tới phải là doanh nghiệp mang thương hiệu Việt, một trong những chủ thể làm nên nội lực của nền kinh tế

Kết thúc năm 2019, thành phần kinh tế tư nhân chiếm trên 70% giá trị sản xuất công nghiệp và trên 70% giá trị xuất khẩu của nước ta Năm 2020, xuất khẩu kể cả dầu thô đạt gần 181 tỷ USD, tăng 6,6% so với cùng kỳ, chiếm 71,3% kim ngạch xuất khẩu Xuất khẩu không kể dầu thô đạt 179,5 tỷ USD, tăng 6,9%

so với cùng kỳ, chiếm 70,7% kim ngạch xuất khẩu cả nước Nhập khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài đạt 148,9 tỷ USD, tăng 9,1% so cùng kỳ và chiếm 63,5% kim ngạch nhập khẩu cả nước Tính chung, khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu 32,1 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu 30,6 tỷ USD không kể dầu thô, bù đắp

Trang 10

phần nhập siêu 12,7 tỷ USD của khu vực trong nước, giúp cả nước xuất siêu 19,4

tỷ USD

III Vận dụng thực tiễn – Liên hệ bản thân.

Là một sinh viên, em nhận thức được rằng bản thân mình cần phải cố gắng hơn nữa, không ngừng học tập, cải thiện trình độ chuyên môn, học vấn của bản thân Nỗ lực hết mình để góp phần phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Cùng với đó rèn luyện tư duy, cải thiện đạo đức, lối sống, thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao

Để vai trò của kinh tế tư nhân được phát huy đúng với những tiềm năng

mà nó mang lại cho nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thì cá nhân em thấy vị thế của kinh tế tư nhân cần được khẳng định rõ hơn Cần thống nhất tư tưởng, nhận thức và hành động trong hệ thống chính trị Ở những nước phát triển, nhà nước luôn có những chính sách phát triển cho kinh tế

tư nhân Việc có những khoản đầu tư, hỗ trợ cho những start-up này phát triển không chỉ tránh được tình trạng mất cân bằng cơ cấu kinh tế mà còn giúp kinh tế

xã hội phát triển, đạt được những cột mốc mới Điển hình là ở Trung Quốc – một quốc gia có nền kinh tế khá giống nước ta hiện đang phát triển nhanh chóng Một phần lớn ở đó là nhờ kinh tế tư nhân mà nhà nước Trung Quốc rất chú trọng phát triển

8

Trang 11

TỔNG KẾT

Việt Nam là một nước theo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Đây là nền kinh tế hỗn hợp nhiều thành phần, vừa vận hành theo cơ chế thị trường, vừa có sự điều tiết của nhà nước, sở hữu đa dạng các hình thức sở hữu và đa dạng thành phần kinh tế Việc điều tiết của nền kinh tế thị trường do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam quản lý Việc phân phối được thực hiện chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và phân phối qua hệ thống an sinh, phúc lợi xã hội Đây cũng là nền kinh tế hiện đại trong thời kỳ hội nhập quốc tế

Là một trong những thành phần chính của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hiện đang đóng góp khoảng 40% GDP cả nước, kinh tế

tư nhân là bộ phận kinh tế dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất Về hình thức, kinh tế tư nhân bao gồm các hộ kinh doanh cá thể, donh nghiệp, công

ty dựa trên sở hữu tư nhân Đây là hình thức kinh tế có tiềm năng phát triển, đảm bảo cho nền kinh tế quốc gia phát triển ổn định, vững mạnh Song, dù có những đóng góp to lớn như thế thì kinh tế tư nhân lại chưa được đặt đúng vị thế của mình Hiện nay, mô hình kinh tế này đang dần được chú trọng, Nhà nước đã có những chính sách, những giải pháp để hỗ trợ, loại bỏ những rào cản cho sự phát triển của kinh tế tư nhân

Ngày đăng: 25/05/2024, 18:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w