Đề tài thảo luận học phần pháp luật đại cương cơ cấu tổ chức của bộ máy nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam hiện nay

21 0 0
Đề tài thảo luận học phần pháp luật đại cương cơ cấu tổ chức của bộ máy nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bộ máy Nhà nước bao gồm các cơ quan, tổ chức và đơn vị hành chính, được tổ chức theo nguyên tắc phân công, phân cấp và phối hợp công việc.Bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt N

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIKHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

-ĐỀ TÀI THẢO LUẬN

HỌC PHẦN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN LÝ THUYẾT 3

I Giới thiệu về bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 3

A Định nghĩa và ý nghĩa của bộ máy Nhà nước 3

B Sự phát triển và tiến bộ của bộ máy Nhà nước Việt Nam từ quá khứ đến hiện tại 3

II Khái niệm về bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 7

A Bản chất và mục tiêu của bộ máy Nhà nước trong chế độ xã hội chủ nghĩa 7

B Vai trò và chức năng của bộ máy Nhà nước trong việc thực hiện quyền lực và quản lý nhà nước 9

III Cơ cấu tổ chức của bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay 10A Cấp bộ máy trung ương 10

B Cấp bộ máy địa phương 14

IV Những đặc điểm nổi bật và thách thức đối với bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay 15

A Điểm mạnh và thành tựu của bộ máy Nhà nước 15

B Những thách thức và vấn đề cần được cải thiện và giải quyết 15

V Kết luận 16

PHẦN BÀI TẬP 17

TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

2

Trang 3

PHẦN LÝ THUYẾT

I Giới thiệu về bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamA Định nghĩa và ý nghĩa của bộ máy Nhà nước

Bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay là tổ chức hành chính của Nhà nước, có nhiệm vụ quản lý và điều hành các hoạt động của quốc gia Bộ máy Nhà nước bao gồm các cơ quan, tổ chức và đơn vị hành chính, được tổ chức theo nguyên tắc phân công, phân cấp và phối hợp công việc.

Bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức theo hình thức chính quyền đa cấp, bao gồm các cấp chính quyền tại các địa phương và cấp chính quyền tại trung ương.

Cấp chính quyền tại các địa phương gồm Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, có trách nhiệm quản lý và điều hành các hoạt động tại địa phương Cấp chính quyền tại trung ương gồm Quốc hội, là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước, có nhiệm vụ lập pháp và kiểm soát hoạt động của Chính phủ; Chính phủ, là cơ quan hành pháp cao nhất của Nhà nước, có nhiệm vụ quản lý và điều hành các hoạt động của quốc gia; Ủy ban Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam, có nhiệm vụ lãnh đạo và chỉ đạo các hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam

Bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức theo nguyên tắc dân chủ, tôn trọng quyền tự do và dân chủ của công dân, đảm bảo quyền lợi và lợi ích chung của toàn xã hội.

B Sự phát triển và tiến bộ của bộ máy Nhà nước Việt Nam từ quá khứ đến hiện tại

Sau thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945, ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình lịch sử, trước hàng chục vạn đồng bào Thủ đô, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ cách mạng lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á Sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã khắc vào dòng chảy lịch sử dân tộc như một mốc son chói lọi, biểu tượng của khát vọng hòa bình, độc lập, tự do Trải qua nhiều năm hình thành và phát triển, đến nay là Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà nước ta đã và đang vượt qua rất nhiều thử thách, khó khăn, không ngừng phát triển và hoàn thiện vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Cũng như các nhà nước khác, bộ máy của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tạo nên bởi hệ thống các cơ quan nhà nước có chức năng, nhiệm vụ quyền hạn khác nhau từ trung ương đến cơ sở, được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc nhất định để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước Việt Nam Quá trình ra đời và phát triển, tiến bộ của bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được đánh dấu bằng những giai đoạn cơ bản sau:

1 Giai đoạn thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân (1945 – 1959): Trong giai đoạn này, bộ máy Nhà nước Việt Nam gồm các cơ quan:

- Nghị viện nhân dân là cơ quan có quyền cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, do công dân Việt Nam bầu ra 3 năm một lần.

3

Trang 4

- Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Nhân viên Ban thường vụ Nghị viện không được tham dự vào Chính phủ Chính phủ gồm có Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch và Nội các Nội các có Thủ tướng, các Bộ trưởng, Thứ trưởng và có thể có Phó Thủ tướng

- Hội đồng nhân dân và Ủy ban Hành chính.

- Cơ quan tư pháp ( Tòa án tối cao; các Tòa án phúc thẩm; các Tòa án đệ nhị cấp và sơ cấp Hệ thống Công tố nằm trong các Tòa án ).

Trong giai đoạn này, bộ máy nhà nước được tổ chức theo Hiến pháp năm 1946 là bộ máy nhà nước giản đơn không cồng kềnh, không quan liêu, tất cả để phục vụ cho kháng chiến, kiến quốc.

2 Giai đoạn chuyển từ cách mạng dân tộc dân chủ sang cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam (1959 – 1975)

Trong giai đoạn này, bộ máy nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được tổ chức theo Hiến pháp năm 1959 bao gồm:

- Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với nhiệm kỳ 4 năm; Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Ủy ban Thường vụ quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội do Quốc hội bầu ra, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.

- Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ CỘng hòa do Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bầu ra là người thay mặt cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về mặt đối nội và đối ngoại.

- Hội đồng Chính phủ do Quốc hội thành lập, là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hội đồng Chính phủ bao gồm: Thủ tướng, các Bộ trưởng, các CHủ nhiệm các Ủy ban Nhà nước, Tổng giám đốc ngân hàng Nhà nước.

- Hội đồng nhân dân và Ủy ban Hành chính địa phương các cấp - Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân.

So với giai đoạn trước, bộ máy nhà nước được chia thành 4 cấp (bỏ cấp bộ); thành lập thêm Hội đồng nhân dân cấp huyện; Tòa án chỉ còn lại 3 cấp và tương đương là 3 cấp Viện kiểm sát (từ năm 1975 đã thành lập thêm Viện kiểm sát để kiểm sát việc tuân thủ thêm pháp luật); thành lập Hội đồng Chính phủ; Ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ quan hoạt động thường xuyên của Quốc hội

3 Giai đoạn đất nước thống nhất, cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội (1976 – 1986) Trong giai đoạn này, bộ máy nhà nước Việt Nam bao gồm:

- Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp.

- Hội đồng Nhà nước là cơ quan cao nhất hoạt động thường xuyên của Quốc hội, là Chủ tịch tập thể của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Hội đồng bộ trưởng là Chính phủ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là cơ quan chấp hành và hành chính nhà nước cao nhất của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất 4

Trang 5

Hội đồng Bộ trưởng gồm có: CHủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, các Phó Chủ tịch; các Bộ trưởng và Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước.

- Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân - Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân

Do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bộ máy Nhà nước Việt Nam giai đoạn này có nhiều điểm giống với bộ máy của Nhà nước Xô Viết về cấu trúc và hoạt động Chính vì vậy, bộ máy khá cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều khâu trung gian, mang nặng tính chất hình thức và cơ cấu thành phần, hiệu lực và hiệu quả hoạt động kém; nhiều biểu hiện của tập trung quan liêu; sự can thiệp của các cơ quan nhà nước vào các hoạt động kinh tế - xã hội quá mức cần thiết Đề cao yếu tố tập thể theo tinh thần của chế độ làm chủ tập thể, quyền làm chủ tập thể nên bộ máy được tổ chức theo hướng tập thể quyết định và bên cạnh đó là bộ máy hoạt động kém hiệu quả.

4 Giai đoạn đổi mới (1986 – 2013)

Bộ máy nhà nước Việt Nam được tổ chức theo Hiến pháp năm 1992, sửa đổi, bổ sung năm 2001 gồm có:

- Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Ủy ban Thường vụ quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội

- Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.

- Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Chính phủ gồm có Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và các thành viên khác.

- Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ quốc hội, Chủ tịch nước.

- Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức ở cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã - Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân

Trong giai đoạn này, bộ máy nhà nước được cải cách theo hướng tập trung coi trọng vai trò người đứng đầu các cơ quan, cụ thể: thành lập lại cơ quan hoạt động thường xuyên của Quốc hội là Ủy ban Thường vụ Quốc hội; thiết lập nguyên thủ quốc gia (Chủ tịch nước) là cá nhân; thành lập Chính phủ mà đứng đầu là Thủ tướng; trao cho Thủ tướng nhiều quyền hơn; quy định lại một số nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, Chủ tịch nước và của Chính phủ; hạn chế một phần chức năng của Viện kiểm sát (bỏ chức năng kiểm sát chung của Viện kiểm sát); thành lập thêm Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động Tòa án nhân dân các địa phương giao cho Tòa án nhân dân tối cao quản lý,; tăng cường quyền hạn cho Tòa án cấp huyện; cải cách các cơ quan chính quyền địa phương Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân…

Với những thay đổi nói trên đã làm cho bộ máy trở nên năng động hơn, hoạt động có hiệu quả cao hơn.

5 Giai đoạn hiện nay theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 Bộ máy nhà nước giai đoạn này gồm có các cơ quan:

5

Trang 6

- Quốc hội: là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Ủy ban Thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội.

- Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại Chủ tịch nước có vị trí đặc biệt quan trọng và giữ vai trò quan trọng trong việc bảo đảm sự phối hợp thống nhất giữa các bộ phận của bộ máy nhà nước.

- Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao Bộ, cơ quan ngang bộ và các cơ quan thuộc Chính phủ là các cơ quan quản lý nhà nước cấp Trung ương, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nước.

- Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân: Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cáo và các tòa án khác do luật định) là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp Viện kiểm sát nhân dân gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cáo và các viện kiểm sát khác do luật định, thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.

- Chính quyền địa phương: được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt do luật định.

- Hội đồng bầu cử quốc gia là cơ quan do Quốc hội thành lập, có nhiệm vụ tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội; chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp Việc thành lập cơ quan này góp phần thể hiện tính khách quan trong chỉ đạo tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.

- Kiểm toán nhà nước là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công Việc hiến định địa vị pháp lý của Kiểm toán nhà nước là nhằm tăng cường vị thế và trách nhiệm của cơ quan Kiểm toán nhà nước bảo đảm việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công hiệu quả, tiết kiệm.

Để thực hiện thành công quá trình hội nhập quốc tế trên cơ sở phát huy nội lực, bảo đảm độc lập, tự chủ, bình đẳng và cùng có lợi, bộ máy nhà nước Việt Nam theo Hiến pháp năm 2013 đã tiếp tục kế thừa bản chất và mô hình tổng thể của bộ máy nhà nước trong Hiến pháp 1992, sửa đổi bổ sung năm 2001; thể chế hóa các quan điểm của Đảng về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; định danh và làm rõ hơn nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; xác định rõ hơn chức năng, thẩm quyền của cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và điều chỉnh lại một số nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan này; bổ sung một số hiến định độc lập là Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán nhà nước.

6

Trang 7

Có thể thấy, trải qua nhiều năm hình thành và phát triển, mặc dù đối mặt với không ít khó khăn, thử thách, tuy nhiên, bộ máy nhà nước Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện, đổi mới đáp ứng tiến trình đổi mới, hội nhập quốc tế hiện nay Những thành tựu đã đạt được của Nhà nước ta trong thời gian qua là thí dụ thành công nhất của những đổi mới Tuy nhiên, những gì đạt được so với tiềm năng và nhu cầu thì vẫn chưa được như mong muốn Điều này đòi hỏi cần tiếp tục nghiên cứu những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa bộ máy nhà nước Việt Nam, tiến tới hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, tiến tới chủ nghĩa cộng sản.

II Khái niệm về bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamA Bản chất và mục tiêu của bộ máy Nhà nước trong chế độ xã hội chủ nghĩa 1 Bản chất của nhà nước CHXHCNVN Việt Nam:

Điều 2 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”

Bản chất của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam theo Hiến pháp 2013 là nhà nước của dân, do dân và vì dân Cụ thể:

- Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước;

- Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của tất cả các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam, là biểu hiện tập trung của khối đại đoàn kết toàn dân tộc;

- Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng trong mối quan hệ giữa nhà nước và công dân;

- Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước dân chủ và pháp quyền Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa Nhà nước CHXHCN Việt Nam nằm trong tay giai cấp công nhân và nhân dân la động Đó là kiểu nhà nước có bản chất hoàn toàn khác với kiểu nhà nước bóc lột và là kiểu nhà nước cao nhất trong lịch sử, là nhà nước của dân, do dân và vì dân Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và vì nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.

Nhà nước bảo đảm cho nhân dân thực sự tham gia vào quản lý nhà nước và quản lý xã hội, đảm bảo quyền ứng cử cũng như quyền bầu cử của nhân dân, thực sự có quyền lựa chọn những người đại biểu xứng đáng của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước

2 Các đặc trưng của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay thể hiện cụ thể bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa, bao gồm các đặc trưng sau:

2.1 Tính giai cấp công nhân của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 7

Trang 8

Tính giai cấp công nhân của Nhà nước ta được quy định bởi tính tiên phong và sự lãnh đạo của giai cấp này Tính tiên phong của giai cấp công nhân được thể hiện trong quá trình đấu tranh cách mạng, ở sự trung thành với lý tưởng cách mạng, ở khả năng nhận thức và tư tưởng đổi mới, phát triển

Bản chất giai cấp của Nhà nước ta thể hiện bản chất của giai cấp công nhân, là giai cấp tiên tiến nhất, cách mạng nhất, phấn đấu vì lợi ích của nhân dân lao động và của toàn xã hội

2.2 Tính dân tộc của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Nhà nước ta là nhà nước của tất cả các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam, là biểu hiện tập trung của khối đoàn kết dân tộc Các dân tộc anh em đều bình đẳng trước pháp luật Mỗi dân tộc đều có ngôn ngữ riêng, được Nhà nước tạo điều kiện, hỗ trợ về mọi mặt để phát triển văn hóa, kinh tế, xã hội Các chính sách xã hội thể hiện tính dân chủ, nhân đạo của nhà nước xã hội chủ nghĩa đang được triển khai thực hiện ở vùng đồng bào các dân tộc Ngày nay, tính dân tộc đó được phát huy nhờ kết hợp với tính giai cấp, tính nhân dân và tính thời đại

2.3 Tính nhân dân của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân Điều 2 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức”

Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân: Nhân dân thiết lập nên Nhà nước bằng quyền bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân, sử dụng quyền lực nhà nước chủ yếu thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp Ngoài ra, nhân dân còn thực hiện quyền lực nhà nước bằng các hình thức giám sát, khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện các quyết định, hành vi của các cơ quan nhà nước và các cá nhân có thẩm quyền làm thiệt hại đến quyền lợi của họ; tham gia góp ý vào các dự án chính sách, pháp luật

Tính nhân dân không phủ nhận các biện pháp cương quyết, mạnh mẽ của Nhà nước nhằm chống lại các hành vi gây mất ổn định chính trị, vi phạm pháp luật, xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, tập thể và công dân Vì vậy, cùng với việc đổi mới, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước, Nhà nước cần tăng cường bộ máy cưỡng chế để đảm bảo an ninh, an toàn cho xã hội và cho từng cá nhân con người

2.4 Tính thời đại của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Nhà nước ta là một Nhà nước xã hội chủ nghĩa, thực hiện thiết chế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa Vì vậy, Nhà nước ta hiện nay đang thực hiện chính sách phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời thực hiện dân chủ hóa đời sống xã hội Nhà nước ta thừa nhận nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là phương tiện để đạt mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” Bên cạnh việc chăm lo phát triển kinh tế, Nhà nước Việt Nam còn quan tâm đến việc giải quyết các vấn đề xã hội, chú trọng phát triển giáo dục, y tế, văn hóa…

8

Trang 9

Tính thời đại của Nhà nước ta còn được thể hiện sinh động trong chính sách đối ngoại với phương châm: “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới” Nhà nước Việt Nam thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị, hợp tác trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào nội bộ của nhau

B Vai trò và chức năng của bộ máy Nhà nước trong việc thực hiện quyền lực và quảnlý nhà nước

1, Tại sao bộ máy hành chính nhà nước quan trọng trong việc quản lý đất nước?

Bộ máy hành chính nhà nước là một trong những thành phần cơ bản của hệ thống chính trị của một quốc gia Trong việc quản lý đất nước, bộ máy hành chính nhà nước đóng vai trò vô cùng quan trọng vì những lý do sau:

Bộ máy hành chính nhà nước là tổng thể hệ thống các cơ quan chấp hành và điều hành được lập ra để quản lý toàn diện các lĩnh vực của đất nước Các cơ quan này có nhiệm vụ chính là thực hiện chức năng quản lý, điều hành và giám sát công việc của các đơn vị khác trên cả nước, đảm bảo sự thống nhất và hiệu quả trong hoạt động của toàn bộ hệ thống

Bộ máy hành chính nhà nước liên quan trực tiếp đến việc triển khai các chính sách và pháp luật của Nhà nước về quản lý đất nước Những chính sách và pháp luật này được quyết định bởi các cơ quan đại diện của Nhà nước như Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Chính phủ và các Sở, Ngành trên địa bàn

Bộ máy hành chính nhà nước còn có trách nhiệm giám sát quá trình triển khai các chính sách, pháp luật đối với quản lý đất nước Các cơ quan này đảm bảo rằng những chính sách và pháp luật được thực hiện đúng đắn, công bằng và hiệu quả.

Bộ máy hành chính nhà nước còn liên quan đến việc tạo ra một môi trường kinh doanh và đầu tư thuận lợi cho các doanh nghiệp Các cơ quan này đảm bảo rằng quy trình cấp phép đất được tiến hành một cách minh bạch, nhanh chóng và thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Vì vậy, có thể thấy rõ sự quan trọng của bộ máy hành chính nhà nước trong việc quản lý đất nước Chúng ta cần đảm bảo sự hoạt động hiệu quả của bộ máy này để đảm bảo một nước Việt Nam phát triển bền vững và hài hòa.

2, Chức năng của bộ máy Nhà nước trong việc thực hiện quyền lực và quản lý Nhànước.

Bộ máy nhà nước Việt Nam có một số chức năng quan trọng trong việc thực hiện quyền lực và quản lý nhà nước, bao gồm:

- Chức năng lập pháp: Bộ máy nhà nước tham gia vào quá trình lập pháp thông qua Quốc hội và các cơ quan lập pháp khác Chúng thảo luận, đề xuất và thông qua các luật, nghị quyết, quyết định nhằm tạo ra cơ sở pháp lý cho hoạt động của xã hội.

- Chức năng hành pháp: Bộ máy nhà nước thực hiện các quyết định của chính phủ và các cơ quan hành pháp khác Điều này bao gồm việc cấp phép, giám sát tuân thủ pháp luật, và giải quyết tranh chấp.

- Chức năng quản lý: Bộ máy nhà nước thực hiện chức năng quản lý các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, bao gồm kinh tế, y tế, giáo dục, an ninh, và môi trường Chúng xây 9

Trang 10

dựng và thực hiện chính sách, chiến lược để đảm bảo phát triển bền vững và ổn định của quốc gia.

- Bảo vệ lợi ích quốc gia và công dân: Bộ máy nhà nước đảm bảo bảo vệ lợi ích quốc gia và các quyền lợi của công dân bằng cách xây dựng và thực hiện các chính sách, luật pháp, và các biện pháp khác nhằm đảm bảo an ninh, trật tự và sự công bằng trong xã hội.

- Thúc đẩy sự phát triển: Bộ máy nhà nước cũng tham gia vào việc thúc đẩy sự phát triển của quốc gia thông qua việc đầu tư vào các lĩnh vực cần thiết như giáo dục, công nghệ, hạ tầng, và phát triển kinh tế.

Tóm lại, bộ máy nhà nước Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện quyền lực và quản lý nhà nước bằng cách thực hiện các chức năng lập pháp, hành pháp, quản lý, bảo vệ lợi ích và thúc đẩy sự phát triển.

III Cơ cấu tổ chức của bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiệnnay

A Cấp bộ máy trung ương

1 Tổ chức và chức năng của Chính phủ

Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (gọi tắt là Chính phủ Việt Nam hay đơn giản hơn là Chính phủ) là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, cơ quan chấp hành của Quốc hội Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước.

1.1 Tổ chức

Lịch sử: Hiến pháp 1946, bản Hiến pháp đầu tiên thông qua ngày 9/11/1946 lần đầu tiên quy định về Chính phủ Thiết chế nhà nước ở thời điểm này có sự khác biệt, khi mà Chủ tịch nước đồng thời là người đứng đầu Chính phủ, giúp việc cho Chủ tịch nước có Nội các do Thủ tướng đứng đầu cùng các Bộ trưởng, Thứ trưởng, Phó Thủ tướng Hiến pháp 1959, có hiệu lực từ ngày 31 tháng 12 năm 1959, gọi với tên gọi Hội đồng Chính phủ Từ bản Hiến pháp này, thiết chế của nhánh hành pháp trở về Thủ tướng đứng đầu Chính phủ như hiện tại thay vì là Chủ tịch nước như bản Hiến pháp 1946 Hiến pháp 1980, có hiệu lực từ ngày 18 tháng 12 năm 1980, gọi là Hội đồng Bộ trưởng Hiến pháp 1992, có hiệu lực từ ngày 15 tháng 4 năm 1992 được đổi lại là Chính phủ Hiến pháp 2013, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2014 vẫn giữ nguyên tên gọi Chính phủ.

Nhiệm kì: (Hiến pháp 2013, Điều 97 quy định) "Nhiệm kì của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chính phủ tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới thành lập Chính phủ" Trong đó, Điều 71 quy định nhiệm kì của mỗi khóa Quốc hội là 5 năm.

Thành phần: Hiến pháp 2013, Điều 95 Mục 1 có quy định: "Chính phủ gồmThủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ Cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ do Quốc hội quyết định Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số."

1.2 Chức năng

Hiến pháp 2013, điều 96 quy định "Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau: 10

Ngày đăng: 11/04/2024, 15:01