Khái niệm của tuân thủ pháp luật- Tuân thủ pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế, không tiến hành những hoạt động mà pháp luật cấm.. Sự kiềm
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
ĐỀ TÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN“Pháp luật đại cương”
Trang 2dung (khái niệm + thực hiện pháp luật) + trả lời
Trang 3Giang luật) + tìm câu hỏi trả
Trang 4THỰC HIỆN PHÁP LUẬT A.Khái ni m c a th c hi n pháp lu tệủựệậ
- Thực hiện pháp luật là hành vi của chủ thể (hành động hoặc không hành động) được tiến hành phù hợp với quy định, với yêu cầu của pháp luật, tức là không trái, không vượt quá khuôn khổ mà pháp luật đã quy định
B.CÁC HÌNH TH C TH C HI N PHÁP LU TỨỰỆẬ I Tuân th pháp lu tủậ
1 Khái niệm của tuân thủ pháp luật
- Tuân thủ pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế, không tiến hành những hoạt động mà pháp luật cấm Sự kiềm chế của các chủ thể pháp luật được hiểu là khi pháp luật quy định cấm làm một điều gì đó thì họ không tiến hành hành động này mặc dù họ có cơ hội để thực hiện một hành vi bị cấm.
a 2 Đặc điểm của tuân thủ pháp luật
- Về bản chất thì tuân thủ pháp luật là việc thực hiện pháp luật có tính chất thụ động và thể hiện dưới dạng hành vi không hành động Chủ thể nhận thức được các hành vi của bản thân nắm được quy định của pháp luật và không thực hiện những hành vi mà pháp luật cấm không cho phép như hiện nay pháp luật Việt Nam cấm hành vi mua, bán dâm thì các chủ thể không thực hiện hành vi mua, bán dâm được xem là đang tuân thủ pháp luật.
- Hình thức thể hiện của tuân thủ pháp luật thường được thể hiện dưới dạng những quy phạm cấm đoán là quy phạm của chủ thể không được thực hiện những hành vi nhất định Khi pháp luật quy định cấm làm một điều gì đó thì họ sẽ không tiến hành các hoạt động này dù cho họ có cơ hội để thực hiện một hành vi bị cấm Cùng với việc thi hành pháp luật và sử dụng pháp luật thì tuân thủ pháp luật là những hình thức mà mọi chủ thể đều bắt buộc phải thực hiện theo quy định của pháp luật mà không có sự lựa chọn.
Trang 5b 3 Ví dụ về tuân thủ pháp luật
Để hiểu rõ hơn về tuân thủ pháp luật, chúng ta sẽ đưa có một vài ví dụ cụ thể: - Pháp luật cấm hành vi đua xe, tổ chức đua xe trái pháp, thì tuân thủ pháp luật là việc người dân tuân thủ an toàn giao thông, không đua xe, không tham gia tổ chức đua xe trái phép.
-Pháp luật cấm hút thuốc, uống bia rượu trong trường học, thì tuân thủ pháp luật là giáo viên và học sinh, sinh viên không hút thuốc, không sử dụng chất kích thích khi đến trường.
- Pháp luật cấm những hành vi trộm cắp, bạo lực, phản động hay giết người.
II Thi hành pháp lu tậ
1 Khái niệm:
- Thi hành pháp luật có rất nhiều cách định nghĩa ,dựa trên cơ sở hoa khoa học và thực tiễn pháp luật tại Việt Nam Theo đó tại các cơ sở đào tạo định nghĩa thi hành pháp luật hay gọi cách khác là chấp hành pháp luật là một trong bốn hình
- Đối tượng thi hành pháp luật là mọi chủ thể
- Hình thức thực hiện thường được biểu hiện dưới dạng những quy phạm bắt buộc, do đó chủ thể buộc phải thực hiện hành vi, hành động mang tính hợp pháp mà không có sự lựa chọn.
- Mục đích thi hành pháp luật đó là đưa các quy định pháp luật vào thực tiễn đời sống, đưa những quy định đó trở thành những hành động thực tiễn, hợp pháp của các chủ thể
3 Vai trò của thi hành pháp luật:
- Giúp pháp luật được hiện thực hoá: đây chính là hoạt động đầu ra, nhằm đưa những quy định của hoạt động lập pháp vào thực tiễn Đảm bảo hiệu lực của các quy định pháp luật trong thực tiễn được thực hiện có hiệu quả.
- Giúp nhà nước thực hiện chức năng quản lý và bảo đảm tôn trọng luật pháp - Giúp bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể
Trang 6- Trong quá trình thi hành có thể phát hiện những lỗ hổng, hạn chế, những quy định pháp luật không còn phù hợp với thực tiễn Qua đó góp phần hoàn thiện hệ
thống pháp luật và nâng cao chất lượng của hoạt động lập pháp.4 Vai trò của công dân khi thi hành pháp luật:
- Công dân có trách nhiệm chấp hành các quy định và quyết định của pháp luật, đóng góp vào việc xây dựng và duy trì một xã hội văn minh tổ chức và an toàn - Công dân phải tuân thủ các quy tắc, quy chế và nội quy của cộng đồng, đồng thời giữ gìn trật tự, an ninh, an toàn và vệ sinh cộng đồng
- Công dân cũng có trách nhiệm thông báo cho các cơ quan chức năng đều phát hiện hành vi vi phạm pháp luật, đảm bảo rằng pháp luật được thực thi đúng đắn và công bằng.
III S d ng pháp lu tử ụậ
1, KHÁI NIỆM:
Sử dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật chủ động, tự mình quyết định việc thực hiện hay không thực hiện điều mà pháp luật cho phép
2, ĐẶC ĐIỂM:
- Đối tượng sử dụng pháp luật là mọi chủ thể của quan hệ pháp luật, chứ không riêng gì một cá nhân hay bất cứ tổ chức nào.
- Hình thức thực hiện sử dụng pháp luật là những quy phạm trao quyền Trong đó, pháp luật quy định về những quyền hạn của mỗi chủ thể.
- Sử dụng pháp luật không mang tính bắt buộc Như đã phân tích ở trên, việc sửdụng pháp luật là việc các chủ thể thực hiện quyền hạn của mình trong phạm vi
mà pháp luật cho phép Việc tuân thủ pháp luật là bắt buộc đối với mọi đối tượng, nhưng việc sử dụng pháp luật dựa trên ý chí và sự lựa chọn, chủ động của các chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp luật Có thể thấy rằng việc sử dụng pháp luật là hành động hoặc hành vi không thực hiện hành động.
Nếu như trong hình thức tuân thủ pháp luật và chấp hành pháp luật thể hiện nghĩa vụ phải thực hiện các quy phạm một cách “thụ động” hay “tích cực” thì trong hình thức thứ ba này chỉ thực hiện các quyền mà pháp luật cho phép Hình thức này khác các hình thức trên ở chỗ chủ thể pháp luật có thể thực hiện hoặc không thực hiện các quyền chủ thể của mình được pháp luật quy định theo ý chí của mình, mà không buộc phải thực hiện.
3 Ví dụ sử dụng pháp luật
Ví dụ về sử dụng pháp luật 1:
Trang 7Pháp luật quy định công dân được quyền tự do ngôn luận Anh B là một công dân nên cũng được tự do thực hiện quyền này trong đời sống cũng như trên mạng xã hội.
Ví dụ về sử dụng pháp luật 2:
Pháp luật quy định công dân được pháp luật bảo vệ và có quyền kiện với những hành vi xâm phạm đến quyền của họ Gia đình anh K có mảnh đất đang sinh sống nhưng bị gia đình hàng xóm xây dựng lấn chiếm một phần đất của mình Anh K đã gửi đơn kiện về vấn đề này lên cơ quan có thẩm quyền để giành lại quyền lợi của mình.
Ví dụ về sử dụng pháp luật 3:
Pháp luật quy định công dân có quyền giám sát những hoạt động của cơ quan nhà nước Chị Quỳnh đã phát giác ra hoạt động sai phạm của cán bộ cấp xã về hành vi lạm dụng chức vụ quyền hạn của mình để rút ruột trợ cấp của người dân khó khăn Chị Quỳnh đã làm đơn khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết xác minh.
Ví dụ 4:
Pháp luật quy định công dân có quyền tự do kinh doanh buôn bán và thu về lợi nhuận của mình Gia đình chị Diệp đã lựa chọn làm quán ăn để kinh doanh.
Ví dụ 5:
Pháp luật quy định công dân có quyền thành lập các doanh nghiệp của mình khi đủ điều kiện Anh Bình thành lập công ty TNHH cung cấp các dịch vụ về vận chuyển cho khách hàng.
=> Như vậy việc sử dụng pháp luật là công dân được tự do thực hiện những gìmà pháp luật cho phép Tuy nhiên để thực hiện được đúng pháp luật quy địnhthì công dân còn không được phép làm những gì pháp luật cấm để tránh hànhvi vi phạm pháp luật.
IV Áp d ng pháp lu tụậ
1 Khái niệm:
Áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính quyền lực Nhà nước, do chủ thể có thẩm quyền tiến hành thông qua trình tự, thủ tục pháp luật quy định nhằm cá biệt hóa quy phạm pháp luật thành quyền, nghĩa vụ đối với cá nhân, tổ chức
Ví dụ: + Tòa án xét xử tranh chấp thừa kế, đất đai + UBND ra quyết định thu hồi đất
2 Đặc điểm:
Áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước Cụ thể: Hoạt động áp dụng pháp luật do những chủ thể có thẩm quyền tiến hành trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của họ Mỗi cơ quan nhà nước hay
Trang 8nhà chức trách trong phạm vi thẩm quyền chỉ được thực hiện một số hoạt động áp dụng pháp luật nhất định Ví dụ: Cục thuế có thẩm quyền thu thuế và quản lý việc nộp thuế các cá nhân và doanh nghiệp.
Hoạt động áp dụng pháp luật thể hiện ý chí của nhà nước Quá trình áp dụng pháp luật có thể mang tính đơn phương của ý chí nhà nước hoặc cũng có thể nhà nước thừa nhận ý chí của các chủ thể liên quan.
Các quyết định của cơ quan nhà nước khi áp dụng pháp luật (văn bản áp dụng pháp luật) có tính chất bắt buộc đối với tất cả các tổ chức, cá nhân có liên quan Trong những trường hợp cần thiết, nhà nước có thể cưỡng chế thi hành quyết định áp dụng pháp luật đã có hiệu lực pháp luật Chẳng hạn, cá nhân đã có bản án phạt tù, nếu không tự nguyện chấp hành hình phạt, cơ quan có thẩm quyền sẽ áp giải để tống giam.
Áp dụng pháp luật là một hoạt động được tiến hành theo trình tự và thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định Hoạt động áp dụng pháp luật có tính chất quan trọng, phức tạp, ảnh hưởng lớn đến quyền và lợi ích của các chủ thể có liên quan Tuỳ thuộc vào từng lĩnh vực áp dụng pháp luật mà trình tự, thủ tục được xác lập cho phù hợp Chẳng hạn, việc giải quyết một vụ án hình sự cần phải tiến hành theo những quy định của pháp luật tố tụng hình sự, việc giải quyết một vụ án dân sự cần phải tiến hành theo những quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
Áp dụng pháp luật là hoạt động cá biệt hoá quy phạm pháp luật đối với từng trường hợp cụ thể Đối tượng của hoạt động áp dụng pháp luật là những quan hệ xã hội cần đến sự điều chỉnh cá biệt trên cơ sở những mệnh lệnh chung trong quy phạm pháp luật Chính nhờ có quá trình áp dụng pháp luật mà nhiều quy phạm pháp luật mới có điều kiện được thực hiện trên thực tế.
Áp dụng pháp luật là hoạt động khoa học và sáng tạo (sự sáng tạo trong phạm vi quy định của pháp luật) Để việc áp dụng pháp luật này thực sự có hiệu quả đòi hỏi các nhà chức trách phải có ý thức pháp luật cao, có tri thức tổng hợp, có kinh nghiệm phong phú, đồng thời phải linh hoạt, sáng tạo, không được máy móc để giải quyết các vụ việc xảy ra trong thực tế cuộc sống một cách đúng đắn nhất
3 Những trường hợp cần áp dụng pháp luật:
Áp dụng pháp luật là hoạt động phức tạp, được tiến hành trong những trường hợp sau:
Cần phải áp dụng chế tài pháp luật đối với chủ thể vi phạm pháp luật Ví dụ: khi người điều khiển mô tô vượt đèn đỏ thì cảnh sát giao thông có quyền áp dụng pháp luật để xử phạt người vi phạm đó.
Cần áp dụng các biện pháp tác động nhà nước nhưng không liên quan đến trách nhiệm pháp lý Ví dụ: cưỡng chế trưng thu, trưng mua một tài sản, phương tiện cần thiết cho quốc phòng, an ninh,
Trang 9Quyền và nghĩa vụ của chủ thể không mặc nhiên phát sinh, thay đổi, chấm dứt nếu thiếu sự can thiệp của nhà nước Ví dụ: cơ quan quân sự ra lệnh gọi nhập ngũ, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định yêu cầu một người tham gia lao động công ích.
Xảy ra tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các bên chủ thể mà không thể tự giải quyết được Ví dụ trường hợp tranh chấp quyền thừa kế, tranh chấp về hợp đồng.
Nhà nước cần thiết phải kiểm tra, giám sát các bên trong quan hệ đó hoặc xác nhận sự tồn tại hay không tồn tại của một số sự kiện Ví dụ như việc công chứng/chứng thực hợp đồng, tuyên bố một người mất tích, tuyên bố một người bị mất năng lực hành vi dân sự hay tuyên bố một người đã chết.
V Tình hu ngố
Hai vợ chồng Hoàng và Nga có hai con chung là Ngọc (sinh năm 2009) và Hoa (sinh năm 2011) Năm 2014, Hoàng đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc và chung sống như vợ chồng với Lan, hai người góp vốn như nhau để kinh doanh tạo lập được khối tài sản chung là 4 tỷ Năm 2018, Hoàng về nước và yêu cầu Nga Ly hôn, toà án đã thụ lý đơn Năm 2019, Hoàng chết do tai nạn, Lan đến nhà đòi chia tài sản Biết Hoàng và Nga có tài sản chung là 1,6 tỷ và trong suốt thời gian Hoàng đi xuất khẩu lao dộng tại Hàn Quốc không gửi tài sản nào về cho Nga a, Chia thừa kế trong trường hợp trên?
b, Chia thừa kế trong trường hợp Hoàng có di chúc để lại 1/2 tài sản của mình cho Lan
TH1: Chia thừa kế trong trường hợp trên B1: Xác định di sản chia theo: pháp luật B2: Tính di sản thừa kế
-Tài sản chung: 1,6 tỷ/2=800 triệu(Tài sản riêng) -Tài sản riêng của Hoàng: 2 tỷ
-> Tổng tài sản riêng của Hoàng : 2 tỷ 8 B3: Xác định đối tượng thừa kế theo pháp luật -Hàng thừa kế 1: Nga, Ngọc, Hoa
B4: Đặt giả định:
-Di sản : 2 tỷ 800 triệu/3= khoảng 933 triệu(1 suất) TH2: Chia thừa kế theo di chúc để lại 1/2 tài sản cho Lan B1: Xác định di sản chia theo: di chúc
B2: Xác định tài sản riêng Tài sản riêng của A: 2 tỷ 8
Trang 10B3: Xác định người được hưởng không phụ thuộc vào di chúc: Nga, Ngọc, Hoàng
Xác định người được hưởng di sản: Nga, Ngọc, Hoàng, Lan B4: Giả định:
-Chia theo di chúc của anh Hoàng: 1/2 tài sản cho Lan= 1 tỷ 4 TH1: 1/2 tài sản của Hoàng không có di chúc
-Hàng thừa kế thứ 1: Bố mẹ, con cái, vợ chồng (nuôi) -Di sản: 1 tỷ 4/3= khoảng 466 triệu
TH2: 1/2 tài sản của Hoàng có di chúc là cho Lan -Di sản: 1 tỷ 4/3= khoảng 466 triệu
-Nga=Hoàng=Ngọc= 466X2/3= khoảng 310 triệu -> Lan= 1 tỷ 4 -(310X3)= 470 triệu
VI GI I ĐÁP TH C M CẢẮẮ
HẾT