1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thảo luận học phần nguyên lý kế toán đề tài phân tích phương pháp tài khoản kế toán

30 6 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích phương pháp tài khoản kế toán
Tác giả Nhóm 8
Người hướng dẫn Thầy Vũ Lê Đình Hoàng
Trường học Trường Đại học Thương mại
Chuyên ngành Nguyên lý kế toán
Thể loại Bài báo cáo thảo luận học phần
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 377,12 KB

Cấu trúc

  • PHẦN I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT (5)
    • 1. Nội dung và ý nghĩa của phương pháp tài khoản kế toán (5)
      • 1.1. Nội dung của phương pháp tài khoản kế toán (5)
      • 1.2. Ý nghĩa của phương pháp tài khoản kế toán (5)
    • 2. Nội dung và kết cấu tài khoản kế toán (5)
      • 2.1. Khái niệm tài khoản kế toán (5)
      • 2.2. Nội dung, kết cấu của tài khoản (6)
    • 3. Phân loại tài khoản kế toán (8)
      • 3.1. Phân loại tài khoản theo nội dung kinh tế (8)
      • 3.2. Phân loại tài khoản theo công dụng và kết cấu (9)
    • 4. Phương pháp ghi chép trên tài khoản kế toán (14)
      • 4.1. Phương pháp ghi đơn (14)
      • 4.2. Phương pháp ghi kép (15)
      • 4.3. Kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết (16)
    • 5. Hệ thống tài khoản kế toán (18)
      • 5.1. Nguyên tắc xây dựng hệ thống tài khoản kế toán (18)
      • 5.2. Phương pháp xây dựng hệ thống tài khoản kế toán (19)
  • PHẦN II: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÀI KHOẢN KẾ TOÁN VÀO CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG HƯNG PHÁT (21)
    • 1. Thông tin về Công ty Cổ phần đầu tư phát triển xây dựng Hưng Phát (21)
    • 2. Vận dụng phương pháp tài khoản kế toán vào phân tích các nghiệp vụ kinh tế phát (21)
      • 2.1. Một số loại tài khoản mà doanh nghiệp sử dụng (21)
      • 2.3. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh (22)
      • 2.4. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh (23)
      • 2.5. Mô hình chữ T (24)
  • PHẦN III: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN TRAO ĐỔI (27)
    • 1. Điểm giống so với lý thuyết (27)
    • 2. Điểm khác so với lý thuyết (27)
    • 3. Vấn đề đặt ra (28)
    • 4. Giải pháp cho vấn đề (28)
  • KẾT LUẬN (30)

Nội dung

Thảo luận học phần nguyên lý kế toán đề tài phân tích phương pháp tài khoản kế toán Thảo luận học phần nguyên lý kế toán đề tài phân tích phương pháp tài khoản kế toán Thảo luận học phần nguyên lý kế toán đề tài phân tích phương pháp tài khoản kế toán

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Nội dung và ý nghĩa của phương pháp tài khoản kế toán

1.1 Nội dung của phương pháp tài khoản kế toán

Phương pháp tài khoản kế toán là phương pháp kế toán phân loại để phản ánh và kiểm tra một cách thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình và sự vận động của từng loại kế toán

Phương pháp tài khoản kế toán với việc phân loại và phản ánh các đối tượng kế toán một cách thường xuyên, liên tục có hệ thống sẽ cung cấp cho đơn vị các thông tin tổng hợp về tình hình và sự biến động của từng tài sản, từng nguồn vốn và từng quá trình hoạt động của đơn vị

Hình thức biểu hiện của phương pháp tài khoản kế toán là hệ thống tài khoản kế và phương pháp ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào tài khoản kế toán.

1.2 Ý nghĩa của phương pháp tài khoản kế toán

Phương pháp tài khoản kế toán có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý và điều hành hoạt động của đơn vị, cũng như trong công tác kế toán, cụ thể là: o Thông qua phương pháp tài khoản kế toán đơn vị sẽ thu thập được thông tin tổng hợp và chi tiết về tình hình và sự biến động của từng đối tượng kế toán: từng tài sản, từng nguồn vốn và từng quá trình hoạt động của đơn vị o Thông qua phương pháp tài khoản kế toán đơn vị có thể hệ thống hóa được thông tin về toàn bộ hoạt động kinh tế tài chính ở các đơn vị phục vụ cho lãnh đạo và quản lý kinh tế tài chính của nhà nước, các ngành,các đơn vị phục vụ cho yêu cầu quản trị kinh doanh, yêu cầu phân cấp quản lý kinh tế trong đơn vị, cũng như yêu cầu quản lý tài sản ở đơn vị.

Nội dung và kết cấu tài khoản kế toán

2.1 Khái niệm tài khoản kế toán

Tài khoản (TK) kế toán là hình thức biểu hiện của phương pháp tài khoản kế toán được sử dụng để phản ánh, kiểm tra, giám sát từng đối tượng kế toán cụ thể trong đơn vị Tài khoản kế toán được mở cho từng đối tượng kế toán có nội dung kinh tế riêng biệt.

Ví dụ: Để phản ánh đối tượng là tiền mặt kế toàn mở tài khoản tiền mặt Để phản ánh đối tượng là tiền gửi ngân hàng, kế toán mở tài khoản là tiền gửi ngân hàng

Tài khoản kế toán phản ánh, kiểm tra và giám sát tình hình hiện có và sự vận động của từng đối tượng kế toán cụ thể Sự vận động của từng đối tượng kế toán cụ thể là sự vận động của hai mặt đối lập

2.2 Nội dung, kết cấu của tài khoản Để phản ánh cả hai mặt vận động của đối tượng kế toán, tài khoản kế toán phải được xây dựng theo hình thức hai bên Theo quy ước chung thì tài khoản kế toán được kết cấu theo hình thức chữ T Bên trái gọi là bên Nợ còn bên phải gọi là bên Có.

Sơ đồ kết cấu chung của tài khoản kế toán dưới dạng chữ T

Nợ (Ghi tên gọi TK) Có

Trong đó tài khoản kế toán phản ánh các đối tượng kế toán theo 3 chỉ tiêu:

 Số dư đầu kỳ (SDDK): Phản ánh số hiện có của đối tượng kế toán tại thời điểm đầu kỳ

 Số phát sinh trong kỳ (SPS): Phản ánh sự vận động của đối tượng kế toán trong kỳ.

 Số dư cuối kỳ (SDCK): Phản ánh số đối tượng hiện có của đối tượng kế toán tại thời điểm cuối kỳ

Số dư cuối kỳ của tài khoản được xác định theo công thức: Số dư cuối kỳ = Số dư đầu kỳ + Số phát sinh tăng trong kỳ - Tổng số phát sinh giảm trong kỳ.

Căn cứ vào đối tượng kế toán phản ánh, tài khoản kế toán được chia làm 3 loại:

 Tài khoản kế toán phản ánh các đối tượng là tài sản gọi là tài khoản tài sản.

 Tài khoản kế toán phản ánh các đối tượng là nguồn vốn gọi là tài khoản nguồn vốn.

 Tài khoản kế toán phản ánh các đối tượng là các quá trình sản xuất kinh doanh gọi là tài sản quá trình kinh doanh

Vì giá trị tài sản và nguồn hình thành nên tài sản là hai mặt khác nhau của cùng một khối lượng tài sản trong đơn vị Do vậy, kết cấu của loại tào khoản tài sản phải ngược với kết cấu của tài sản nguồn vốn:

 Số dư đầu kỳ phản ánh số dư hiện có của tài sản và nguồn vốn đầu kỳ

 Số phát sinh tăng phản ánh tài sản, nguồn vốn tăng trong kỳ sẽ được phản ánh cùng bên với số phát sinh tăng

 Số dư cuối kỳ phản ánh tài sản và nguồn vốn hiện còn cuối kỳ được phản ánh cùng bên với số dư đầu kỳ.

Từ những cơ sở trên và theo quy ước thống nhất thì kết cấu cụ thể của tài khoản tài sản và tài khoản nguồn vốn như sau:

Nợ Tài khoản tài sản Có

SDĐK: Phản ánh giá trị tài sản hiện có đầu kỳ.

Số phát sinh tăng trong kỳ: Phản ánh giá trị tài sản tăng trong kỳ

Số phát sinh giảm trong kỳ: Phản ánh giá trị tài sản giảm trong kỳ

SDCK: Phản ánh giá trị tài sản hiện có cuối kỳ

Nợ Tài khoản nguồn vốn Có

Số phát sinh giảm trong kỳ: Phản ánh nguồn vốn giảm trong kỳ

SDĐK: Phản ánh nguồn vốn hiện có đầu kỳ.

Số phát sinh tăng trong kỳ: Phản ánh nguồn vốn tăng trong kỳ

SDCK: Phản ánh nguồn vốn hiện có cuối kỳ.

Quá trình kinh doanh của đơn vị bao gồm: Quá trình mua hàng, Quá trình sản xuất, Quá trình bán hàng (Đối với doanh nghiệp); Quá trình sử dụng kinh phí (Đối với đơn vị sự nghiệp) Các quá trình này có đặc điểm, nội dung khác nhau, yêu cầu quản lý cũng có những điểm khác nhau, vì vậy kết cấu của các tài khoản phản ánh các đối tượng thuộc các quá trình kinh doanh cũng phải có kết cấu khác nhau Kết cấu cụ thể của các tài khoản quá trình sẽ được trình bày trong phần phân loại tài khoản kế toán.

Phân loại tài khoản kế toán

Phân loại tài khoản kế toán là việc sắp xếp các tài khoản kế toán thành từng loại tài khoản, từng nhóm tài khoản có những đặc trưng giống nhau dựa trên cơ sở tiêu thức phân loại nhất định Việc phân loại tài khoản kế toán giúp việc xây dựng tài khoản kế toán và sử dụng tài khoản kế toán một cách khoa học, hợp lý

3.1 Phân loại tài khoản theo nội dung kinh tế

3.1.1 Loại tài khoản tài sản

Bao gồm các tài khoản phản ánh các đối tượng là tài sản của đơn vị Căn cứ vào nội dung cụ thể, loại tài khoản tài sản được chia thành các nhóm tài khoản sau:

 Nhóm tài khoản phản ánh tài sản tiền và các khoản tương đương tiền: Thuộc nhóm này bao gồm các tài khoản: TK Tiền mặt, TK Tiền gửi ngân hàng…

 Nhóm tài khoản phản ánh đầu tư tài chính ngắn hạn: Thuộc nhóm này bao gồm các tài khoản: TK Đầu tư chứng khoán ngắn hạn, TK Đầu tư ngắn hạn khác

 Nhóm tài khoản phản ánh tài sản nợ phải thu: Thuộc nhóm này bao gồm các tài khoản: TK Phải thu khách hàng, TK Thuế GTGT được khấu trừ, TK Phải thu nội bộ, TK Chi phí trả trước, TK Tạm ứng

 Nhóm tài khoản phản ánh hàng tồn kho: Thuộc nhóm này bao gồm các tài khoản: TK Hàng hoá, TK Nguyên vật liệu, TK Công cụ dụng cụ

 Nhóm tài khoản phản ánh tài sản cố định và bất động sản đầu tư: Thuộc nhóm này bao gồm các tài khoản: TK Tài sản cố định (TSCĐ) hữu hình, TK TSCĐ vô hình, TK Bất động sản đầu tư

 Nhóm tài khoản phản ánh đầu tư tài chính dài hạn: Thuộc nhóm này bao gồm các tài khoản: TK Đầu tư vào công ty con, TK Đầu tư vào công ty liên kết, TK

Vốn góp liên doanh, TK Đầu tư dài hạn khác

3.1.2 Loại tài khoản phản ánh nguồn vốn

Bao gồm các tài khoản phản ánh các đối tượng là nguồn hình thành nên tài sản của đơn vị Căn cứ vào nội dung cụ thể, loại tài khoản nguồn vốn được chia thành các nhóm tài khoản sau:

 Nhóm tài khoản phản ánh nợ phải trả: Thuộc nhóm này bao gồm các tài khoản:

TK Phải trả cho người bán, TK Thuế và các khoản nộp nhà nước, TK Vay ngắn hạn, TK Vay dài hạn

 Nhóm tài khoản phản ánh nguồn vốn của chủ sở hữu: Thuộc nhóm này bao gồm các tài khoản: TK Nguồn vốn kinh doanh, TK Quỹ đầu tư phát triển, TK

Quỹ dự phòng tài chính, TK Nguồn vốn đầu tư XDCB

3.1.3 Tài khoản quá trình kinh doanh

Bao gồm các tài khoản phản ánh các đối tượng kế toán là các quá trình sản xuất, kinh doanh của đơn vị Căn cứ vào nội dung cụ thể, loại tài khoản nguồn vốn được chia thành các nhóm tài khoản sau:

 Nhóm tài khoản phản ánh quá trình mua hàng: Thuộc nhóm này bao gồm các tài khoản: TK Mua hang

 Nhóm tài khoản phản ánh quá trình sản xuất: Thuộc nhóm này bao gồm các tài khoản: TK Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, TK Chi phí nhân công trực tiếp, TK Chi phí sản xuất chung, TK Tính giá thành

 Nhóm tài khoản phản ánh quá trình bán hàng: Thuộc nhóm này bao gồm các tài khoản: TK Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, TK Doanh thu bán hàng nội bộ, TK Doanh thu hoạt động tài chính

 Nhóm tài khoản phản ánh quá trình xác định kết quả: Thuộc nhóm này bao gồm các tài khoản: TK Xác định kết quả kinh doanh

3.2 Phân loại tài khoản theo công dụng và kết cấu

3.2.1 Loại tài khoản chủ yếu

3.2.1.1 Nhóm tài khoản chủ yếu phản ánh tài sản

Bao gồm các tài khoản được sử dụng phản ánh và cung cấp các thông tin về số hiện có, tình hình biến động của từng loại tài sản, kiểm tra, giám sát tình hình quản lý và sử dụng tài sản Bao gồm các tài khoản nhóm 1 và nhóm 2.

3.2.1.2 Nhóm tài khoản chú yếu phản ánh nguồn vốn

Bao gồm các tài khoản sử dụng để phản ánh và cung cấp về số hiện có tình hình biến động của từng nguồn vốn, qua đó kiểm tra, giám sát tình hình quản lý và sử dụng nguồn vốn, kiểm tra được tình hình huy động vốn của đơn vị Nhóm này bao gồm: tài khoản nhóm 3, nhóm 4.

3.2.1.3 Nhóm tài khoản chủ yếu vừa phản ánh tài sản, vừa phản ánh nguồn vốn

Tài khoản thuộc nhóm này giúp doanh nghiệp nắm được tình hình thanh toán công nợ trong quan hệ thanh toán với các tổ chức, cá nhân trong nội bộ cũng như ngoài doanh nghiệp Qua đó, giúp cho việc kiểm tra tình hình thực hiện kỷ luật thanh toán nhằm hạn chế tình hình chiếm dụng vốn hoặc bị chiếm dụng vốn một cách không hợp lý

Kết cấu chung của các tài khoản thuộc loại này như sau:

Tài khoản vừa phản ánh tài sản

Nợ vừa phản ánh nguồn vốn Có

SDĐK: Phản ánh số nợ phải thu lớn hơn số nợ phải trả đầu kỳ

Số phát sinh giảm trong kỳ: Phản ánh nợ phải thu tăng thêm trong kỳ và nợ phải trả đã trả trong kỳ

SDĐK: Phản ánh số nợ phải trả lớn hơn số nợ phải thu đầu kỳ

Số phát sinh giảm trong kỳ: Phản ánh giá trị tài sản giảm trong kỳ

SDCK: Phản ánh số nợ phải thu lớn hơn số nợ phải trả cuối kỳ

SDCK: Phản ánh số nợ phải trả lớn hơn số nợ phải thu cuối kỳ

Phương pháp ghi chép trên tài khoản kế toán

Ghi đơn trên tài khoản kế toán là phương thức phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào một tài khoản riêng biệt, độc lập

Ví dụ: Doanh nghiệp thuê ngoài 1 TSCĐ hữu hình của Công ty A nguyên giá 100.000.000 đồng

Nghiệp vụ này kế toán ghi đơn vào bên Nợ tài khoản “TSCĐ thuê ngoài” phản ánh tài sản cố định thuê ngoài tăng trong kỳ

Nợ TK “TSCĐ thuê ngoài” 100.000.000 Ghi đơn trên tài khoản rất đơn giản, dễ thực hiện

Ghi đơn trên tài khoản chỉ phản ánh kiểm tra và giám sát được sự vận động riêng rẽ, độc lập của bản thân từng đối tượng kế toán cụ thể Ghi đơn trên tài khoản kế toán chưa thể hiện được mối quan hệ khách quan giữa các đối tượng kế toán khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Phạm vi áp dụng: Ghi đơn thực hiện trong các trường hợp sau:

 Ghi chép phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các tài khoản ngoài bảng

 Ghi chép phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các tài khoản chi tiết. Ghi chép vào tài khoản chi tiết chỉ là ghi số liệu cụ thể hóa số liệu đã ghi ở tài khoản tổng hợp (tài khoản cấp I).

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh ở các đơn vị phát sinh các nghiệp vụ kinh tế khác nhau Mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh luôn phản ánh một nội dung kinh tế nhất định và liên quan ít nhất đến hai đối tượng kế toán có liên quan Mỗi một đối tượng kế toán sẽ có một tài khoản kế toán mở ra theo dõi, ghi chép và phản ánh Do đó, để phản ánh mối quan hệ khách quan giữa các đối tượng kế toán khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh thì mỗi nghiệp vụ kinh tế cần được ghi vào ít nhất hai tài khoản kế toán, nói cách khác đó chính là thực hiện ghi kép trên tài khoản kế toán.

Ghi kép trên tài khoản kế toán là phương thức phản ánh các nghiệp vụ phát sinh vào ít nhất hai tài khoản kế toán có liên quan theo đúng nội dung kinh tế của nghiệp vụ và mối quan hệ khách quan giữa các đối tượng kế toán

4.2.2 Định khoản kế toán Để ghi kép, kế toán phải tiến hành định khoản kế toán Định khoản kế toán là việc xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo đúng mối quan hệ giữa các đối tượng kế toán. Định khoản kế toán tiến hành qua 2 bước:

Bước 1: Phân tích nội dung nghiệp vụ kinh tế xác định đối tượng kế toán chịu ảnh hưởng, từ đó xác định tài khoản kế toán cần sử dụng

Bước 2: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đến các đối tượng kế toán và căn cứ vào kết cấu chung của tài khoản kế toán để xác định tài khoản chi Nợ và tài khoản ghi Có

Các loại định khoản kế toán

 Định khoản kế toán giản đơn là định khoản kế toán chỉ liên quan đến hai tài khoản tổng hợp.

 Định khoản kế toán phức tạp là định khoản kế toán liên quan ít nhất đến

3 tài khoản tổng hợp Định khoản kế toán phức tạp có thể có các dạng sau:

- Nghiệp vụ kinh tế phát sinh ghi Nợ 1 tài khoản đối ứng với ghi Có cho nhiều tài khoản.

- Nghiệp vụ kinh tế phát sinh ghi Có 1 tài khoản đối ứng với ghi Nợ cho nhiều tài khoản khác.

- Nghiệp vụ kinh tế phát sinh chi Nợ nhiều tài khoản đối ứng với ghi Có nhiều tài khoản khác.

Thực chất của định khoản kế toán phức tạp là do nhiều định khoản kế toán giản đơn ghép lại Hay nói cách khác một định khoản kế toán phức tạp có thể tách thành nhiều định khoản giản đơn

Nguyên tắc 1: Mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi ít nhất vào 2 tài khoản kế toán có liên quan.

Nguyên tắc 2: Nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi theo 1 trong 3 trường hợp sau:

 Ghi Nợ một tài khoản đối ứng với ghi Có của một hay nhiều tài khoản khác.

 Ghi Có một tài khoản đối ứng với ghi Nợ của một hay nhiều tài khoản khác có liên quan.

 Ghi Nợ nhiều tài khoản đối ứng với ghi Có nhiều tài khoản trong cùng một định khoản.

Nguyên tắc 3: Trong một định khoản kế toán, số tiền ghi Nợ và số tiền ghi Có của các tài khoản đối ứng bao giờ cũng bằng nhau

4.3 Kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết

Kế toán tổng hợp là việc thu thập, xử lý, ghi chép và cung cấp thông tin tổng quát về hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị.

Kế toán tổng hợp cung cấp những thông tin tổng quát về tình hình tài sản, nguồn vốn, tình hình và kết quả hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị, đây là nguồn số liệu quan trọng phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính và phân tích thông tin kinh tế của đơn vị cũng như các đối tượng sử dụng thông tin Thông qua các số liệu của kế toán tổng hợp, người sử dụng thông tin sẽ có những đánh giá kịp thời về kết quả hoạt động kinh tế, tài chính; tỷ trọng tài sản; nguồn vốn, khả năng thanh toán, tình hình tài chính của đơn vị.

Kế toán chi tiết là việc thu thập, xử lý, ghi chép và cung cấp thông tin chi tiết theo yêu cầu quản lý theo từng đối tượng kế toán cụ thể trong đơn vị Kế toán chi tiết có những đặc điểm sau:

Kế toán chi tiết được tổ chức thu thập, xử lý, ghi chép và cung cấp thông tin theo 2 hình thức là tài khoản chi tiết (tài khoản cấp II, cấp III ) và sổ chi tiết

Tài khoản chi tiết là hình thức tổ chức kế toán chi tiết số liệu đã phản ánh trên tài khoản tổng hợp

Ví dụ: Tài khoản “Chi phí bán hàng”, sẽ thiết kế các tài khoản chi tiết như: o Tài khoản “Chi phí nhân viên bán hàng” o Tài khoản “Chi phí vật liệu, bao bì sử dụng cho bán hàng” o Tài khoản “Chi phí dụng cụ, đồ dùng sử dụng cho bán hàng” o Tài khoản “Chi phí khấu hao TSCĐ sử dụng cho bán hàng” o Tài khoản “Chi phí bảo hành sản phẩm hàng hoá” o Tài khoản “Chi phí dịch vụ mua ngoài sử dụng cho bán hàng” o Tài khoản “Chi phí bằng tiền khác của bộ phận bán hàng” o Tài khoản “Hàng hoá”, sẽ mở các tài khoản chi tiết như: Tài khoản “Trị giá mua hàng hoá” Tài khoản “Chi phí thu mua hàng hoá”

4.3.3 Mối quan hệ giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết

Kế toán tổng hợp chỉ cung cấp được những thông tin tổng quát về tình hình tài sản, nguồn vốn, tình hình và kết quả hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị Thông qua thước đo tiền tệ kế toán tổng hợp cung cấp các chỉ tiêu tổng giá trị phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính, so sánh và đánh giá hiệu quả hoạt động Song trong quá trình quản lý và phân tích đầu tư kinh doanh rất cần những thông tin chi tiết về tình hình biến động của giá cả, số lượng, quy cách của từng loại, từng 28 nhóm tài sản từng chi tiết sản phẩm; tình hình huy động và hiệu quả sử dụng của từng nguồn vốn; và kết quả của từng hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị Những thông tin chi tiết này chỉ có thể có được từ kế toán chi tiết Kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết cùng phản ánh các đối tượng kế toán nhưng ở mức độ khác nhau Do vậy giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết có mối quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau trong việc cung cấp thông tin số liệu Mối quan hệ này còn được thể hiện trong ghi chép và đối chiếu số liệu như sau:

 Kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết phải tiến hành đồng thời Các đối tượng cần hạch toán chi tiết, khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh thì đồng thời với việc ghi vào các tài khoản tổng hợp phải ghi vào các tài khoản chi tiết hoặc các sổ chi tiết thuộc tài khoản tổng hợp đó Kế toán chi tiết luôn minh hoạ cho kế toán tổng hợp

 Mối quan hệ giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết còn thể hiện trong quan hệ đối chiếu số liệu Số liệu kế toán chi tiết phải khớp đúng với số liệu của kế toán tổng hợp trong một kỳ kế toán Quan hệ đối chiếu số liệu được xác định: Tổng số phát sinh trong kỳ bên Nợ, bên Có và các số dư bằng tiền của các tài khoản chi tiết hoặc các sổ chi tiết của một tài khoản tổng hợp (kế toán chi tiết) phải bằng tổng số phát sinh trong kỳ bên Nợ, bên Có và số dư bằng tiền của chính tài khoản tổng hợp đó (kế toán tổng hợp)

Hệ thống tài khoản kế toán

5.1 Nguyên tắc xây dựng hệ thống tài khoản kế toán

Hệ thống tài khoản kế toán xây dựng có số lượng các tài khoản phản ánh đầy đủ các đối tượng kế toán không được trùng lặp hoặc bỏ sót các đối tượng kế toán Đối tượng kế toán bao gồm các loại tài sản, nguồn vốn tồn tại dưới các hình thái khác nhau, có sự vận động và yêu cầu quản lý khác nhau, để thu nhập thông tin đầy đủ phục vụ quản lý các tài khoản được mở cho từng đối tượng, đảm bảo tính rõ ràng dễ hiểu.

Hệ thống tài khoản kế toán xây dựng phải phù hợp với cơ chế chính sách quản lý kinh tế, tài chính hiện hành, đồng thời phải xét đến sự phát triển trong tương lai về chính sách quản lý kinh tế, tài chính.

Hệ thống tài khoản kế toán phải được sắp xếp logic khoa học theo mối quan hệ giữa các tài khoản và đáp ứng yêu cầu thông tin phục vụ công tác quản lý

5.2 Phương pháp xây dựng hệ thống tài khoản kế toán

Có rất nhiều phương pháp đánh số hiệu tài khoản kế toán, song phương pháp thuận tiện và có tính khoa học hơn cả là đánh số hiệu tài khoản kế toán theo hệ thập phân.

Theo phương pháp này Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp thống nhất quy định mỗi tài khoản cấp I được đánh số hiệu bằng 3 con số: trong đó số đầu chỉ loại tài khoản, số thứ hai chỉ nhóm tài khoản, còn con số thứ ba chỉ số thứ tự của tài khoản trong loại và nhóm đó Tài khoản cấp II gồm 4 số: trong đó ba số đầu chỉ tài khoản cấp

I còn số thứ tư chỉ số thứ tự của tài khoản cấp II trong tài khoản cấp I

Ví dụ: hệ thống tài khoản kế toán: Theo TT số 200/2014/TT-BTC ngày 22-12-

2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp áp dụng đối với tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế

Theo TT số 200/2014/TT-BTC, TKKT:

Loại 1 – Tài sản lưu động

Nhóm 2 – Tài sản tài chính và đầu tư ngắn hạn Nhóm 3 – Tài sản trong thanh toán

Nhóm 4 – Các khoản tạm ứng, chi phí trả trước Nhóm 5 – Hàng tồn kho

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÀI KHOẢN KẾ TOÁN VÀO CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG HƯNG PHÁT

Thông tin về Công ty Cổ phần đầu tư phát triển xây dựng Hưng Phát

Tên công ty: Công ty Cổ phần đầu tư phát triển xây dựng Hưng Phát.

Tên giao dịch: HUNG PHAT CURVED STOCK INVESTMENT

Tên viết tắt: HUNG PHAT DEVELOPMENTCO. Địa chỉ công ty: Số 51, ngõ 28, đường Tăng Thiết Giáp, phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Lĩnh vực hoạt động: Công ty Cổ phần đầu tư phát triển xây dựng Hưng Phát hoạt động xây dựng cho các công trình xây dựng dân dụng (bao gồm san lấp mặt bằng và công trình đầu tư xây dựng, đấu thầu xây dựng) Không những thế, công ty hiện đang mở rộng sang thi công các công trình giao thông và thủy lợi để bước đầu làm quen, sau đó tiến tới đưa các lĩnh vực này thành ngành nghề kinh doanh chính.

Vận dụng phương pháp tài khoản kế toán vào phân tích các nghiệp vụ kinh tế phát

2.1 Một số loại tài khoản mà doanh nghiệp sử dụng

LOẠI TÀI KHOẢN TÀI SẢN

TK 112 Tiền gửi ngân hàng

TK 131 (dư nợ) Phải thu của khách hàng

TK 153 Công cụ, dụng cụ

TK 211 Tài sản cố định hữu hình

LOẠI TÀI KHOẢN NỢ PHẢI TRẢ VÀ NGUỒN VỐN

TK 331 (dư có) Phải trả cho người bán hàng

TK 338 Phải trả, phải nộp khác

TK 341 Vay và nợ thuê tài chính

TK 353 Quỹ khen thưởng phúc lợi

TK 411 Vay và nợ thuê tài chính

TK 414 Quỹ đầu tư phát triển

TK 421 Lợi nhuận chưa phân phối

TK 441 Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản

2.2 Số dư đầu kỳ của một số loại tài sản sử dụng

Số dư đầu kỳ của các tài khoản tại ngày 1/10/2022 (Đơn vị: 1.000đ)

Số tài khoản Số tiền Số tài khoản Số tiền

2.3 Nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Trong tháng 10/2022, Công ty Cổ phần đầu tư phát triển xây dựng Hưng Phát có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:

Nghiệp vụ 1: Ngày 5/10, mua đất để thi công công trình, trị giá mua 950.000, đã thanh toán 400.000 bằng TGNH, số còn lại ký nhận nợ Đất đã được đưa vào sử dụng.

Nghiệp vụ 2: Ngày 7/10, Công ty mua 80.000 xi măng PCB 30 của Công ty TNHH vật tư kỹ thuật xi măng (VTKT) Số xi măng đã nhập kho đầy đủ tại kho vật tư số 1, đúng chất lượng theo hóa đơn (PNK 16) Công ty chưa thanh toán cho công ty vật tư kỹ thuật xi măng.

Nghiệp vụ 3: Ngày 8/10, Công ty mua 90.000 thép cuộn của Công ty TNHH Navico.

Số thép đã nhập kho đầy đủ, đúng chất lượng đúng theo hóa đơn (PNK 17) Công ty đã thanh toán bằng tiền chuyển khoản.

Nghiệp vụ 4: Ngày 11/10, mua máy vi tính IBM và máy in sử dụng tại phòng kế toán

20.000, đã thanh toán bằng tiền mặt.

Nghiệp vụ 5: Ngày 18/10, nhận vốn góp kinh doanh của công ty TNHH Sông Đà bằng đất đai 2.500.000, bằng tiền mặt 300.000, bằng tiền gửi ngân hàng 700.000.

Nghiệp vụ 6: Ngày 20/10, Công ty thanh toán tiền mua xi măng kỳ trước cho Công ty

TNHH vật tư kỹ thuật xi măng 75.000, trong đó chuyển vào tài khoản tiền gửi ngân hàng 40.000, số còn lại trả bằng tiền mặt.

Nghiệp vụ 7: Ngày 22/10, Công ty thu các khoản phải thu khác bằng tiền mặt nhập quỹ

Nghiệp vụ 8: Ngày 25/10, Công ty dùng tiền gửi ngân hàng để thanh toán tiền cho người bán 250.000, các khoản phải trả khác 50.000.

2.4 Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Nghiệp vụ 1: Ngày 5/10, mua đất để thi công công trình, trị giá mua 950.000, đã thanh toán 400.000 bằng TGNH, số còn lại ký nhận nợ Đất đã được đưa vào sử dụng.

Nghiệp vụ 2: Ngày 7/10, Công ty mua 80.000 xi măng PCB 30 của Công ty TNHH vật tư kỹ thuật xi măng (VTKT) Số xi măng đã nhập kho đầy đủ tại kho vật tư số 1, đúng chất lượng theo hóa đơn (PNK 16) Công ty chưa thanh toán cho công ty vật tư kỹ thuật xi măng.

Nghiệp vụ 3: Ngày 8/10, Công ty mua 90.000 thép cuộn của Công ty TNHH Navico

Số thép đã nhập kho đầy đủ, đúng chất lượng đúng theo hóa đơn (PNK 17) Công ty đã thanh toán bằng tiền chuyển khoản.

Nghiệp vụ 4: Ngày 11/10, mua máy vi tính IBM và máy in sử dụng tại phòng kế toán

20.000, đã thanh toán bằng tiền mặt

Nghiệp vụ 5: Ngày 18/10, nhận vốn góp kinh doanh của công ty TNHH Sông Đà bằng đất đai 2.500.000, bằng tiền mặt 300.000, bằng tiền gửi ngân hàng 700.000

Nghiệp vụ 6: Ngày 20/10, Công ty thanh toán tiền mua xi măng kỳ trước cho Công ty

TNHH vật tư kỹ thuật xi măng 75.000, trong đó chuyển vào tài khoản tiền gửi ngân hàng 40.000, số còn lại trả bằng tiền mặt.

Nghiệp vụ 7: Ngày 22/10, Công ty thu các khoản phải thu khác bằng tiền mặt nhập quỹ

Nghiệp vụ 8: Ngày 25/10, Công ty dùng tiền gửi ngân hàng để thanh toán tiền cho người bán 250.000, các khoản phải trả khác 50.000

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN TRAO ĐỔI

Điểm giống so với lý thuyết

Có thể thấy, so với lý thuyết, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của công ty Hưng Phát vẫn có những điểm chung nhất định.

 Nhìn chung, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của công ty Hưng Phát đều giống với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo lý thuyết kế toán Các nghiệp vụ kinh tế này đều làm thay đổi cấu trúc tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp.

 Phương pháp tài khoản kế toán của công ty Hưng Phát hoàn toàn giống với phương pháp tài khoản kế toán theo lý thuyết kế toán Phương pháp này dựa trên nguyên tắc ghi kép, theo đó mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được ghi nhận đồng thời trên hai tài khoản đối ứng.

 Về mặt nội dung, phương pháp tài khoản kế toán của công ty Hưng Phát đều có nội dung tương ứng với phương pháp tài khoản kế toán theo lý thuyết kế toán. Các tài khoản kế toán được sử dụng đều có tên gọi, nội dung, kết cấu và phương pháp ghi chép tương ứng với các tài khoản kế toán theo quy định của pháp luật.

Ví dụ, nghiệp vụ mua hàng hóa, thành phẩm, vật tư, thiết bị làm tăng tài sản và tăng nguồn vốn nợ phải trả (phải trả người bán) của doanh nghiệp

Điểm khác so với lý thuyết

Sự khác nhau giữa công tác kế toán của công ty với chế độ kế toán hiện hành:

 Công ty Cổ phần đầu tư phát triển xây dựng Hưng Phát có một số tên gọi khác so với tên gọi theo lý thuyết kế toán Ví dụ, nghiệp vụ "mua nguyên vật liệu" theo lý thuyết kế toán được gọi là "mua hàng" trên sổ sách kế toán của công ty Hưng Phát…

 Trong lý thuyết kế toán, TK 211 “Tài sản cố định hữu hình” chỉ được sử dụng để phản ánh giá trị tài sản cố định hữu hình Tuy nhiên, trong thực tế, tài khoản này cũng có thể được sử dụng để phản ánh giá trị tài sản cố định vô hình, như quyền sử dụng đất Trong trường hợp này, công ty Hưng Phát mua đất để thi công công trình nên có thể được coi là tài sản cố định hữu hình do đó, tài khoản

211 cũng có thể được sử dụng để phản ánh giá trị đất.

Vấn đề đặt ra

Trong công tác xây dựng cơ bản, số lượng, chủng loại nguyên vật liệu rất lớn. Trong khi đó, công ty chỉ sử dụng tài khoản 152 cho tất cả các nguyên vật liệu điều đó làm khó xác định chính xác số lượng và giá trị của từng loại nguyên liệu, khó khăn trong việc phân loại và phân bổ chi phí.

Giải pháp cho vấn đề

Do có nhiều chủng loại nguyên vật liệu nên muốn quản lý tốt nguyên vật liệu và hạch toán chính xác nguyên vật liệu, Công ty cần tiến hành phân loại nguyên vật liệu một cách khoa học và hợp lý Khi sử dụng ký hiệu để thay thế cho tên gọi, nhān hiệu, quy cách nguyên vật liệu thì trước hết công ty nên phân loại nguyên vật liệu dựa vào tác dụng, tính năng tương đồng thành từng loại chính

Sau đó, chi tiết từng loại thành nhóm, mỗi nhóm gồm nhiều thứ Mỗi loại, mỗi nhóm, mỗi thứ nguyên vật liệu dược quy định một mã riêng, sắp xếp theo một trật tự thuận tiện cho việc tìm kiếm thông tin về một loại nguyên vật liệu nào đó

Hơn nữa, công ty cần tạo lập một mã nguyên vật liệu thống nhất giữa các bộ phận, phòng ban liên quan đảm bảo tính khoa học, hợp lý

Có thể phân loại như sau: Toàn bộ nguyên vật liệu của công ty hiện nay có thể được phân thành 5 loại:

 Nguyên vật liệu chính: Là toàn bộ những nguyên vật liệu chính, chủ yếu tham gia cấu thành nên thực thể vật chất của sản phẩm Trong nguyên vật liệu chính bao gồm tất cả các nhóm nguyên vật liệu mà công ty đã phân loại như hiện nay: Nhóm xi măng (XM), nhóm thép (THEP), nhóm cát (CAT)

 Nguyên vật liệu phụ: Là những nguyên vật liệu chỉ có tác dụng phụ trợ trong sản xuất như: que hàn, các loại phụ gia

 Nhiên liệu: Là những thứ dùng để cung cấp nhiệt lượng trong quá trình thi công công trình: xăng, dầu điêzen

 Phụ tùng thay thế: Là các chi tiết, phụ tùng dùng để sửa chữa và thay thế cho máy móc, phương tiện vận tải: xăm, lốp, hộp số, vòng đệm, thanh mài mòn, tấm mài mòn

 Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Là những loại nguyên vật liệu và thiết bị được sử dụng cho công việc xây dựng cơ bản bao gồm cả thiết bị cần lắp, không cần lắp: công cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt các công trình xây dựng cơ bản.

Cùng với việc phân loại nguyên vật liệu như trên, TK 152 có thể được tổ chức thành các tài khoản cấp 2 như sau:

 TK 1521 – Nguyên vật liệu chính

 TK 1522 – Nguyên vật liệu phụ

 TK 1524 – Phụ tùng thay thế

 TK 1525 – Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản.

Ngày đăng: 20/03/2024, 22:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w