1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài nguyên tắc hoạt động của bộ máy nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam liên hệ thực tiễn

20 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nguyên Tắc Hoạt Động Của Bộ Máy Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Liên Hệ Thực Tiễn
Trường học Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội
Chuyên ngành Pháp Luật Đại Cương
Thể loại Bài Tập Lớn
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 354,75 KB

Nội dung

Các cơ quan Nhà nước khác với các tổ chức xã hội khác là có quyền lực, nhiệm vụ, chức năng và thẩm quyền theo quy định của pháp luật, có hình thức hoạt động theo quy định của pháp luật..

Trang 1

BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

TÊN ĐỀ TÀI NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM LIÊN HỆ THỰC TIỄN

BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học phần: Pháp luật đại cương

HÀ NỘI – 2022

Trang 2

BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

TÊN ĐỀ TÀI NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM LIÊN HỆ THỰC TIỄN

BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học phần: Pháp luật đại cương

HÀ NỘI – 2022

Trang 3

MUC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

PHẦN NỘI DUNG 4

1 Bộ máy Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 4

1.1 Khái niệm 4

2 Các nguyên tắc hoạt động của bộ máy nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 4

2.1 Nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân 5

2.2 Quyền lực nhà nước thống nhất, trên cơ sở có sự phân công phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp 5

2.3 Nguyên tắc thứ ba là Đảng lãnh đạo 6

2.4 Nguyên tắc tập trung dân chủ 7

2.5 Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa 8

2.6 Nguyên tắc đảm bảo sự đoàn kết và bình đẳng giữa các dân tộc 8

3 Liên hệ thực tiễn 9

3.1 Liên hệ thực tiễn hiện nay về việc xây dựng bộ máy chính quyền của nước ta 9

3.2 Liên hệ thực tiễn hiện nay về việc xây dựng bộ máy chính quyền của nước ta 10

3.3 Những tồn tại trong quá trình tinh gọn bộ máy nhà nước 12

3.4 Thực trạng xây dựng chính quyền đô thị ở nước ta hiện nay 13

PHẦN KẾT 15

TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Trang 5

1

PHẦN MỞ ĐẦU

Nhà nước là một tổ chức lớn nhất trong tất cả các loại tổ chức Đó là loại

tổ chức sinh ra với nhiều chức năng, nhiệm vụ khác nhau tùy theo bối cảnh, hoàn cảnh ra đời của nó Với các chức năng đối nội, đối ngoại có quan hệ mật thiết với nhau, không thể phủ nhận vai trò quan trọng của Nhà nước đối với sự phát triển và tồn vong của một quốc gia Những giai đoạn đầu của sự phát triển quốc gia, Nhà nước sinh ra để thực hiện sứ mệnh của giai cấp thống trị, giai cấp giành được quyền kiểm soát quốc gia Nhưng cùng với sự phát triển, Nhà nước càng ngày càng được xác định rõ hơn, xác định lại đúng hơn chức năng của mình

Nhà nước bao gồm nhiều cơ quan riêng lẻ nhưng có mối quan hệ mật thiết, hoạt động tương đương nhau Các cơ quan Nhà nước khác với các tổ chức

xã hội khác là có quyền lực, nhiệm vụ, chức năng và thẩm quyền theo quy định của pháp luật, có hình thức hoạt động theo quy định của pháp luật

Nhưng nếu các cơ quan nhà nước chỉ hoạt động rời rác, không thống nhất, không có sự phối hợp sẽ giảm hiệu quả quản lý, không thực hiện hết các chức năng quan trọng của Nhà nước Do đó, cần có một hệ thống kết nối các

cơ quan quyền lực của Nhà nước lại với nhau để thông qua đó thực hiện tốt nhất các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước, được gọi là bộ máy Nhà nước

Bộ máy Nhà nước Việt Nam được thiết lập dựa trên các nguyên tắc cơ bản chung Các nguyên tắc này đều nhằm vào một mục tiêu duy nhất là làm cho bộ máy nhà nước thực sự là một bộ máy nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, là công cụ chủ yếu để nhân dân xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Đồng thời cũng là để bộ máy Nhà nước hoạt động có hiệu quả

Hiệu quả quản lý Nhà nước là kết quả thực hiện các hoạt động gắn liền với chức năng chấp hành và điều hành của các cơ quan hành chính Nhà nước và

Trang 6

2

hoạt động của người thực thi công vụ theo quy định của pháp luật Do nội dung

và mục tiêu quản lý Nhà nước trong từng giai đoạn khác nhau nên việc xem xét hiệu quả quản lý nhà nước tương ứng với mỗi giai đoạn cũng không giống nhau

Do đó, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước là một trong những nhiệm

vụ trọng tâm hàng đầu, đồng thời là quá trình xây dựng nền hành chính trong sạch, có đủ năng lực, sử dụng đúng quyền lực, từng bước hiện đại hóa để quản

lý có hiệu lực, hiệu quả công việc của Nhà nước, xét về thực chất là đổi mới mối quan hệ giữa Nhà nước, với nhân dân, trong đó chủ yếu là quan hệ giữa các cơ quan hành chính với nhân dân và quan hệ giữa các cơ quan trong nền hành chính nhà nước

Muốn hoạt động có hiệu quả, bộ máy nhà nước phải hoạt động theo những nguyên tắc nhất định Do đó, khi nghiên cuwuss về bộ máy nhà nước Việt Nam, chúng ta không thể đề cập tới những nguyên tắc nhất định trong tổ chức và hoạt động của nó

Các nguyên tắc tổ chức và quản lý của bộ máy nhà nước là những nguyên

lý, tư tưởng chỉ đạo mang tính then chốt, thể hiện bản chất, nội dung, ý nghĩa, mục tiêu và nhiệm vụ của nhà nước, tạo cơ sở cho việc tổ chức và triển khai các hoạt động của bộ máy nhà nước Trải qua mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi kiểu nhà nước lại có những nguyên tắc tổ chức và hoạt động khác nhau, bộ máy nhà nước ngày càng được hoàn thiện, chặt chẽ Các nguyên tắc cũng được củng cố,

bổ sung để có thể hoàn thiện bộ máy nhà nước qua từng thời kỳ Các nguyên tắc này cần được tìm hiểu, tiếp thu, tuyên truyền để mọi cá nhân nhận thức được tầm quan trọng của bộ máy nhà nước với sự phát triển của đất nước Đó

cũng chính là lý do thực hiện đề tài “Nguyên tắc hoạt động của bộ máy nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Liên hệ thực tiễn” là cần thiết

trong xã hội hiện nay

Trang 7

3

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung bài tập lớn gồm

03 phần:

Phần 1: Bộ máy Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Phần 2: Các nguyên tắc hoạt động của bộ máy nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Phần 3: Liên hệ thực tiễn

Trang 8

4

PHẦN NỘI DUNG

1 Bộ máy Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

1.1 Khái niệm

Bộ máy nhà nước là hệ thống cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương, được tổ chức theo nguyên tắc tập trung thống nhất tạo thành một cơ chế đồng bộ thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước

Bộ máy Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là hệ thống cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương, có tính độc lập tương đối về cơ cấu tổ chức, được thành lập và có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, nhân danh nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước bằng hình thức, phương pháp đặc thù

Bộ máy Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm: Quốc hội, Chính phủ, Chủ tịch nước, Tòa án, Viện kiểm sát, chính quyền địa phương

2 Các nguyên tắc hoạt động của bộ máy nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là hệ thống các

cơ quan nhà nước từ trung ương đến cơ sở được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc chung thống nhất tạo thành cơ chế chặt chẽ, đồng bộ nhằm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ mà nhân dân giao cho

Nguyên tắc hoạt động của bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam

là những nguyên lý, những tư tưởng chỉ đạo đúng đắn, phù hợp với bản chất của nhà nước, tạo cơ sở cho tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước và toàn thể bộ máy nhà nước Thông thường các nguyên tắc hoạt động của bộ máy nhà nước được ghi nhận trong các bản Hiến pháp, đạo luật của nhà nước Hệ thống các nguyên tắc gồm:

- Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đảm bảo các nguyên tắc tất cả quyền lực thuộc về nhân dân;

Trang 9

5

- Nguyên tắc quyền lực nhà nước thống nhất, trên cơ sở có sự phân công phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp

+ Nguyên tắc đảng lãnh đạo;

+ Nguyên tắc pháp chế;

+ Nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước

2.1 Nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân

Điều 2 Hiến pháp 2013: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng

là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức” Theo đó, nhân dân có quyền bầu cử và ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của pháp luật; có quyền tham gia quản lí nhà nước, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với

cơ quan nhà nước, biểu quyết khi nhà nước trưng cầu ý dân; thực hiện việc kiểm tra giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, nhân viên nhà nước; có quyền khiến nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật của các cơ quan nhànước, nhân viên nhà nước

Nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân khẳng định quyền lực nhân dân là quyền lực gốc và là quyền lực cao nhất; Nhà nước là bộ máy phục vụ lợi ích nhân dân, hoạt động phù hợp với ý chí, nguyện vọng của đông đảo nhân dân…

2.2 Quyền lực nhà nước thống nhất, trên cơ sở có sự phân công phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp

Trang 10

6

Điều 3 Hiến pháp 2013: Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”

Các cơ quan dân biểu (Quốc hội và Hội đồng nhân dân) là cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân Các cơ quan khác từ trung ương tới địa phương đều phải báo cáo và chịu trách nhiệm trước các cơ quan này Trong đó, Quốc hội là cơ quan chủ yếu thực hiện quyền lập pháp, Chính phủ là cơ quan chủ yếu thực hiện quyền hành pháp, Toà

án là cơ quan chủ yếu thực hiện quyền tư pháp nhưng hoạt động của mỗi cơ quan luôn nhận được sự hỗ trợ tích cực của các cơ quan khác

Trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình, các cơ quan có

sự kiểm soát lẫn nhau đối với việc thực hiện quyền lực nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình

Ý nghĩa nguyên tắc này nhằm đảm bảo sự thống nhất, tránh được hiện tượng mâu thuẫn, xung đột giữa các cơ quan nhà nước trong quá trình thực hiện quyền lực nhà nước

2.3 Nguyên tắc thứ ba là Đảng lãnh đạo

Điều 4 Hiến pháp 2013 khẳng định:“Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội"

Là một tổ chức chính trị của giai cấp, đảng có quyền lãnh đạo chính trị nhưng đảng không quản lý nhà nước mà Đảng là lực lượng lãnh đạo chính trị đối với xã hội Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo toàn diện đối với công tác tổ chức và hoạt động của Nhà nước Việt Nam bằng rất nhiều các phương pháp khác nhau: lãnh đạo công tác chính trị tư tưởng; đề ra chủ trương đường lối, phương hướng lớn về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội

Chỉ đạo và quyết định những vấn đề lớn về tổ chức bộ máy và nhân sự; chỉ đạo quá trình xây dựng pháp luật, thể chế hoá chủ trương, chính sách…;

Trang 11

7

theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn trong quá trình thực hiện…; đào tạo cán bộ để tăng cường cho bộ máy nhà nước Ngược lại, mọi tổ chức Đảng và mọi Đảng viên cũng phải hoạt động trong khuôn khổ quy định của Hiến pháp và pháp luật

Nguyên tắc Đảng lãnh đạo nhằm giữ vững bản chất xã hội chủ nghĩa của nhà nước; tạo ra sự thuần nhất trong hệ thống chính trị; đảm bảo các cơ quan nhà nước, các nhân viên nhà nước luôn hoạt động theo một lý tưởng và định hướng thống nhất

2.4 Nguyên tắc tập trung dân chủ

Điều 8 Hiến pháp 2013: “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ” Tập trung dân chủ là nguyên tắc quy định trước hết chế độ lãnh đạo tập trung đồng thời bảo đảm sự kết hợp giữa việc chỉ đạo tập trung thống nhất của cơ quan nhà nước ở trung ương và cơ quan nhà nước cấp trên với mở rộng dân chủ, phát huy tính tự chủ, sáng tạo của cơ quan nhà nước ở địa phương và cơ quan cấp dưới

Nguyên tắc tập trung dân chủ thể hiện:

- Về tổ chức, tất cả quyền lực nhà nước đều bắt nguồn từ nhân dân, mà quyền lực ấy được nhân dân thực hiện một cách trực tiếp hoặc thông quan bộ máy nhà nước mà cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là Quốc hội Các cơ quan nhà nước khác phải báo cáo công tác trước Quốc hội Quốc hội chỉ đạo thống nhất hoạt động của toàn bộ bộ máy nhà nước

- Về hoạt động, các cơ quan nhà nước trong mỗi phân hệ chịu sự chỉ đạo tập trung thống nhất của cơ quan đứng đầu phân hệ ấy Cơ quan cấp dưới phải phục tùng cấp trên nhưng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể tự giải quyết các công việc một cách linh hoạt, không trông chờ, ý lại vào cấp trên; có quyền phản hồi ý kiến với cấp trên; có quyền đề xuất sáng kiến… Nguyên tắc

Trang 12

8

tập trung dân chủ có ý nghĩa hết sức quan trọng Mở rộng dân chủ, phát huy tính chủ động, sáng tạo của quần chúng nhân dân, của tập thể đồng thời vẫn đảm bảo được sự chỉ động tập trung thống nhất của trung ương với địa phương, của cấp trên với cấp dưới, đề cao trách nhiệm và ý thức kỷ luật của cán bộ, công chức

2.5 Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa

Nguyên tắc pháp chế đòi hỏi mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội mà trước hết là tất cả các cơ quan nhà nước, nhân viên nhà nước phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật; Việc thành lập và hoạt động của tất cả các cơ quan nhà nước đều phải tuân theo những quy định nghiêm ngặt của pháp luật; mọi hành vi vi phạm pháp luật dù là của cơ quan nhà nước, nhân viên nhà nước cũng phải được xử lý nghiêm minh Thực hiện tốt pháp chế là cơ sở pháp luật vũng chắc đảm bảo cho sự hoạt động bình thường, đúng đắn của bộ máy nhà nước, phát huy hiệu quả, tăng cường hiệu lực của quản lý nhà nước, đảm bảo công bằng xã hội; củng cố lòng tin của nhân dân vào bộ máy nhà nước; phát huy tối đa hiệu lực quản lí của bộ máy nhà nước…

2.6 Nguyên tắc đảm bảo sự đoàn kết và bình đẳng giữa các dân tộc

Điều 5 Hiến pháp 2013: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc”

Bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc luôn được nhà nước ta quan tâm và bảo đảm thực hiện Nhà nước đề ra và thực hiện các chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau giữa các dân tộc (các dân tộc thiểu số có quyền dùng tiếng nói chữ viết, giữ gìn và phát huy bản sắc và truyền thống của mình, được quan tâm để từng bước nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần…); Mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc đều bị nghiêm cấm và trừng trị; Trong bộ máy

Trang 13

9

nhà nước thành lập các cơ quan chuyên biệt phụ trách mảng công tác này như Hội đồng dân tộc thuộc Quốc hội, Uỷ ban dân tộc và miền núi thuộc Chính phủ…

Nguyên tắc này nhằm củng cố khối đại đoàn kết toàn dân; khẳng định Việt Nam là nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ đất nước Việt Nam, khẳng định tính chất dân chủ và dân tộc của nhà nước Việt Nam…

Như vậy, Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được

tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc chung thống nhất tạo thành cơ chế chặt chẽ, đồng bộ nhằm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ mà nhân dân giao cho Mỗi một quốc gia có một hệ nguyên tắc riêng , cũng là một cơ sở để phân biệt bộ máy nhà nước này với bộ máy nhà nước khác

3 Liên hệ thực tiễn

3.1 Liên hệ thực tiễn hiện nay về việc xây dựng bộ máy chính quyền của nước

ta

Hiện nay nước ta đang chủ trương xây dựng bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hiệu quả theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước là một chủ trương lớn, quan trọng, được đề cập trong nhiều văn kiện của Đảng, nhất là Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về “Tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức”

Hiện nay, những mục tiêu, quan điểm quan trọng về cải cách bộ máy hành chính được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm triển khai Hệ thống

tổ chức của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội

đã được đổi mới; chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của từng tổ chức

đã được phân định, điều chỉnh hợp lý hơn Nhiều địa phương đã ráo riết thực hiện, với sự thống nhất và đồng thuận cao, theo lộ trình từng bước, nhằm xây

Ngày đăng: 04/06/2024, 18:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2017 Khác
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2016 Khác
3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb.Chính trị quốc gia - sự thật, H.2016 Khác
4. Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001). NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội - 1995 Khác
5. Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi năm 2007 Khác
6. Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001 Khác
7. Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 Khác
8. Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 Khác
9. Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân năm 2002 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w