Quan điểm phát triển công nghiệp may ở tỉnh Đồng Nai đến năm 2030

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Kinh tế chính trị: Phát triển công nghiệp may Ở tỉnh Đồng Nai hiện nay (Trang 65 - 73)

Chương 3 QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

3.1. Quan điểm phát triển công nghiệp may ở tỉnh Đồng Nai đến năm 2030

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng CNM ở tỉnh Đồng Nai thời gian qua, tác giả đề xuất một số quan điểm có tính định hướng nhằm phát triển CNM

ở tỉnh Đồng Nai đến năm 2030 như sau:

3.1.1. Phát triển công nghiệp may ở tỉnh Đồng Nai phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, các cơ quan ban ngành của Tỉnh và Hiệp hội Dệt May tỉnh Đồng Nai

Công nghiệp may là một trong những ngành kinh tế trọng điểm của Tỉnh nó tồn tại và hoạt động trong môi trường có hàng loạt các yếu tố tác động, ảnh hưởng tới phát triển CNM. Để phát triển CNM ở Tỉnh nói chung và nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp may nói riêng không thể chỉ dựa vào một lực lượng nào đó. Thực tế quá trình phát triển CNM ở tỉnh Đồng Nai cũng cho thấy, do không biết phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng nên hiệu quả chưa cao. Nhiều doanh nghiệp may mặc trên địa bàn của Tỉnh còn trông chờ, ỷ lại vào sự chỉ đạo giúp đỡ của cấp ủy, chính quyền các cấp trong Tỉnh, thiếu chủ động trong việc phát huy nội lực để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó cấp uỷ, chính quyền các cấp trong Tỉnh chưa có các biện pháp tích cực để giúp đỡ các doanh nghiệp may mặc tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc mà bản thân doanh nghiệp không đủ sức làm. Vì vậy, kết quả nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp CNM và phát triển CNM ở tỉnh Đồng Nai chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng của doanh nghiệp và chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế của Tỉnh trong bối cảnh mới.

66

Do vậy, việc phát triển CNM ở tỉnh Đồng Nai không thể chỉ dựa vào nỗ lực phấn đấu của bản thân doanh nghiệp mà cần có sự chung tay góp sức của nhiều lực lượng, trong đó đặc biệt của cơ quan chính quyền các cấp của Tỉnh.

Để thực hiện quan điểm này, cần làm tốt một số yêu cầu sau:

Một là, các doanh nghiệp ngành CNM cần quán triệt sâu sắc các văn bản của Tỉnh về phát triển CNM.

Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 36/2008/QĐ-TTG về: Phê duyệt chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm

2015, định hướng đến năm 2020, trong quyết định này Thủ tướng yêu cầu: phát triển ngành Dệt May theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa; lấy xuất khẩu làm mục tiêu của ngành, mở rộng thị trường và gắn với bảo vệ môi trường. Bộ Công thương, ngày 11/4/2014 đã ban hành Quyết định số 3218/QĐ-BCT phê duyệt “Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; ngày 29 tháng 12 năm 2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1643/QĐ-TTg

“Phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Dệt May và Da giầy Việt Nam đến năm 20230, tầm nhìn đến năm 2035” và Công văn số 599/BCT-CN, ngày 09 tháng 2 năm 2023 của Bộ Công Thương “Về việc triển khai thực hiện Chiến lược phát triển ngành Dệt May và Da Giầy Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035” trong đó Bộ Công thương yêu cầu: Quy hoạch xây dựng mục tiêu phát triển ngành Dệt May trở thành một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn, hướng về xuất khẩu và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước ngày càng cao.

UBND tỉnh Đồng Nai, ngày 14 tháng 3 năm 2023 đã ban hành Công văn số 2158/UBND-KTNS “Về việc triển khai tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển ngành Dệt may và Da Giầy Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035”, trong công văn này thể hiện quan điểm của UBND

67

Tỉnh là: Phát triển ngành Dệt May nhằm góp phần vào việc tạo giá trị gia tăng cho công nghiệp tỉnh Đồng Nai. Phát triển để tăng kim ngạch xuất khẩu, tạo công ăn việc làm, tăng khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Mục tiêu được UBND Tỉnh đề ra là: giai đoạn 2025 - 2030 tăng trưởng đạt 7,68% và cơ cấu ngành Dệt May chiếm tỷ trọng 5,90% của toàn ngành công nghiệp [43, tr.8].

Hai là, các doanh nghiệp CNM của Tỉnh phải chú trọng trong việc xây dựng chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp mình trên cơ sở lợi thế cạnh tranh xét ở cả quy mô trong nước và thế giới

Cần có sự tập trung chiều sâu để chuyên môn hoá sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí hay đa dạng hoá sản phẩm ngay từ khâu đầu vào những sản phẩm dệt may mà doanh nghiệp đang có lợi thế như sản phẩm may xuất khẩu. Các doanh nghiệp may mặc ở Đồng Nai cần linh hoạt, chủ động nắm bắt thông tin thị trường và thông tin về các đối thủ để có quyết sách đầu tư đúng đắn, qua đó mới có cơ sở để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, giảm giá thành và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh để giành ưu thế trong cạnh tranh.

Ba là, các doanh nghiệp CNM cần phải tích cực, chủ động liên doanh liên kết với các doanh nghiệp khác cả trong và ngoài nước, với các doanh nghiệp ngoài Hiệp hội Dệt May

Kinh nghiệm của các doanh nghiệp thành đạt trên thế giới cho thấy, không có doanh nghiệp nào đủ sức bao trùm mọi thế mạnh của Hiệp hội Dệt May; đợi chờ sự tích tụ trong từng doanh nghiệp là con đường không có hiệu quả; tăng qui mô sản xuất bằng vốn vay cũng chính là tăng quy mô những lợi thế hạn hẹp của một doanh nghiệp, còn liên doanh, liên kết, sẽ ngay lập tức hội tụ được các lợi thế mà từng doanh nghiệp đã tích luỹ được theo các con đường khác nhau.

68

Bốn là, cấp uỷ và chính quyền các cấp trong Tỉnh cần làm tốt vai trò tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp CNM trên địa bàn Tỉnh

Cần có quy hoạch phát triển các doanh nghiệp may một cách hợp lý để

có chính sách đầu tư thoả đáng, đẩy nhanh tốc độ phát triển. Hiện tại Tỉnh đang trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức, các doanh nghiệp CNM đã, đang và sẽ ngày càng có vị trí quan trọng đặc biệt trong sự phát triển của nền kinh tế của Tỉnh. Trong từng thời kỳ, việc quy hoạch có ý nghĩa rất quan trọng, giúp chính quyền Tỉnh có chính sách đầu tư thoả đáng để tập trung các nguồn lực cho sự phát triển KT - XH, đồng thời là cơ sở để phát triển doanh nghiệp CNM, giúp cho doanh nghiệp CNM có định hướng phát triển và phát huy được vai trò của nó trong sự phát triển kinh tế của Tỉnh.

Tỉnh cần đầu tư nhiều hơn nữa cho giáo dục và đào tạo, KH&CN, nghiên cứu - ứng dụng. Đây là lĩnh vực quan trọng đối với sự phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp CNM của Tỉnh. Việc đầu

tư cho sự phát triển của lĩnh vực giáo dục và đào tạo cần quán triệt phương châm giáo dục của Đảng ta là “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Trên cơ sở đó, cần củng cố nâng cấp và nâng cao chất lượng các trường đại học, cao đẳng, trung cấp hiện có; xây dựng thêm nhiều trường đào tạo nghề và nâng cao chất lượng các trường dạy nghề nhằm tạo ra những người thợ có tay nghề cao, ý thức và kỷ luật lao động tốt.

3.1.2. Phát triển công nghiệp may ở tỉnh Đồng Nai phải trên cơ sở phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của Tỉnh

Đây là quan điểm có ý nghĩa quan trọng, chỉ đạo các hoạt động của chủ thể nhằm phát huy tối đa các nguồn lực, tiềm năng, lợi thế so sánh, sản xuất được các sản phẩm may mặc có giá trị cao, sức cạnh tranh tốt với các mặt hàng trong nước, nhằm phát triển mạnh mẽ ngành CNM, góp phần nâng cao thu nhập của Tỉnh, doanh nghiệp và người lao động.

69

Phát triển CNM ở tỉnh Đồng Nai là tổng thể các biện pháp nhằm phát huy, tạo dựng, củng cố và tăng cường các lợi thế so sánh của doanh nghiệp, từ đó làm cho sản phẩm hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp chiếm ưu thế so với sản phẩm hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các doanh nghiệp khác trên thị trường

Trước đây, việc nâng cao năng lực cạnh tranh ở hầu hết các doanh nghiệp may mặc và phát triển CNM của Tỉnh thường chỉ chú trọng vào các lợi thế cạnh tranh trước mắt, ngắn hạn như giá nhân công rẻ, nguyên liệu rẻ, cung về hàng hoá, dịch vụ mà thường không chú ý đến những lợi thế cạnh tranh bền vững, lâu dài nên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp thường không lâu dài và nhanh chóng bị các đối thủ san lấp và làm cho các lợi thế đó mất dần tác dụng và giảm sút dần cùng với thời gian. Lợi thế cạnh tranh bền vững

là lợi thế dựa trên thực lực, sức mạnh thực tế mà doanh nghiệp tạo dựng bằng nội lực, văn hoá, uy tín, thương hiệu có thực, chắc chắn, lâu dài của bản thân doanh nghiệp. Theo đó, trong thời gian tới phát triển CNM ở tỉnh Đồng Nai cần chú ý quan tâm một số yêu cầu sau:

Một là, phát huy những tiềm năng, lợi thế của địa phương về vị trí địa

lý, tài nguyên thiên nhiên để phát triển CNM

Tỉnh Đồng Nai nằm trong khu kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ, trên từng lĩnh vực, Đồng Nai đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ X và kế hoạch phát triển

KT - XH giai đoạn 2016 - 2020, “Đồng Nai giữ vững là một trong các địa phương tăng trưởng cao và ổn định. Về kinh tế, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân hàng năm đạt trên 8%, bình quân đầu người ước tính đạt 4.810 USD” [13, tr.6], hầu hết các ngành kinh tế chủ yếu của Tỉnh đều đạt và vượt so với các chỉ tiêu đề ra hàng năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng ngành dịch vụ, công nghiệp và xây dựng, giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản. Các mặt văn hóa xã

70

hội, giáo dục, y tế và con người đạt được nhiều thành tựu, an ninh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện một cách rõ rệt.

Trong những năm tới, khuyến khích các nhà đầu tư vào các doanh nghiệp may của Tỉnh đang có thế mạnh là sản xuất các mặt hàng may mặc phục vụ xuất khẩu ra thị trường nước ngoài và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước. Khơi dậy tính sáng tạo và phát huy các sản phẩm truyền thống gắn với ứng dụng các tiến bộ KHKT, công nghệ và trình

độ quản lý tiên tiến để tạo nên ấn tượng cho các sản phẩm truyền thống của các doanh nghiệp CNM trên thị trường trong nước và quốc tế.

Hai là, tăng trưởng năng suất lao động bền vững và nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, dịch vụ

Sự tăng trưởng năng suất lao động bền vững, lợi thế cạnh tranh, hệ thống hỗ trợ được sử dụng cuối cùng vẫn là nhằm hiệu quả kinh doanh cao nhất. Trong tương lai, thế giới của công nghệ cao, công nghệ thông tin, năng lực sáng tạo và năng lực đổi mới là yếu tố sống còn cho phát triển ngành CNM ở Tỉnh.

Hiện tại, khả năng sáng tạo và đổi mới các các doanh nghiệp may Việt Nam nói chung, của tỉnh Đồng Nai nói riêng chưa cao, điều này giới hạn khả năng tăng trưởng của năng suất lao động trong dài hạn. Chính sự đổi mới và sáng tạo là yếu tố quyết định tới năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Hơn thế, việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và phát triển CNM phải tính trong dài hạn, tạo ra sự phát triển bền vững, đồng thời phải luôn gắn kết việc phát triển đi đôi với bảo vệ môi trường.

Hiện nay, nhiều sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp CNM của tỉnh có giá trị gia tăng thấp, thậm chí ở mức rất thấp, mặc dù có doanh thu khá cao. Vì vậy, các doanh nghiệp CNM nếu không có chiến lược và giải pháp nâng cao giá trị gia tăng thì về lâu dài doanh nghiệp sẽ kém năng lực cạnh

71

tranh. Cần có chính sách khuyến khích mạnh mẽ hơn đối với các sản phẩm, dịch vụ có tỷ trọng giá trị gia tăng cao thông qua cơ chế hướng dẫn đầu tư: ưu đãi thuế, mặt bằng, đất đai, hỗ trợ đào tạo nhân lực, hỗ trợ về thông tin và thúc đẩy xuất khẩu. Tuy nhiên, các hỗ trợ đó phải được cân nhắc, tính toán cho phù hợp với các cam kết quốc tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

và toàn cầu hóa.

Tăng cường liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp CNM trong sản xuất, trao đổi và bán hàng hóa. Liên kết dệt may tạo điều kiện mở rộng thị trường của doanh nghiệp từ đó tăng quy mô để đạt lợi thế về quy mô, giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp dệt, tăng tích lũy để tiếp tục tái đầu tư cho công nghệ mới nhằm đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp CNM.

3.1.3. Phát triển công nghiệp may ở tỉnh Đồng Nai phải hướng tới phát triển bền vững

Phát triển CNM cần phải gắn kết với việc bảo vệ môi trường trên cơ sở

áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, đổi mới công nghệ, phát triển công nghiệp sạch, bố trí địa điểm các doanh nghiệp hợp lý để nâng cao hiệu quả xử

lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường.

Việc giải quyết hài hòa mối quan hệ biện chứng giữa phát triển KT -

XH, bảo vệ môi trường với tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh là vấn

đề chung của đất nước mà Đảng ta đã xác định và trong đó có tỉnh Đồng Nai. Phát triển CNM đối với phát triển bền vững, đó chính là phát triển toàn diện

cả về tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định trong thời gian dài; nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập, từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng, góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân, giải quyết an sinh xã hội; sử dụng tài nguyên thiên nhiên tiết kiệm có hiệu quả, bảo vệ cảnh quan môi trường sinh thái với củng cố quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có ý nghĩa quan trọng. Thực tiễn hiện nay, ở Tỉnh do vấn đề chạy theo lợi ích kinh tế đơn thuần mà chưa quan tâm đến các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường và quốc

72

phòng - an ninh trong phát triển CNM. Thời gian qua, CNM đã phát huy vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nhưng đồng thời với đó là cũng gây ra những ảnh hưởng đến xã hội như số việc làm tạo ra còn ít, lợi ích của người lao động chưa hài hòa, cảnh quan bị phá vỡ, môi trường sinh thái bị ô nhiễm, an ninh trật tự diễn biến phức tạp, vị trí chiến lược về quốc phòng và đất quốc phòng bị lấn chiếm. Do vậy, để phát triển CNM ở tỉnh Đồng Nai đối với phát triển bền vững ở Tỉnh cần phải quán triệt đầy đủ và tổ chức thực hiện tốt quan điểm này trên một số yêu cầu sau:

Một là, phát huy vai trò CNM đối với tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững theo kế hoạch phát kinh tế - xã hội ở tỉnh Đồng Nai

Thực tế ở tỉnh Đồng Nai trong những năm 2017 - 2022 tốc độ tăng trưởng kinh tế cao so với mức bình quân của cả nước nhưng thiếu bền vững vì chủ yếu dựa vào ngành Công nghiệp, dịch vụ. Tuy nhiên do ảnh hưởng của đại dịch Covid

- 19 nên ngành Công nghiệp, dịch vụ của cả nước nói chung và của tỉnh Đồng Nai nói riêng bị thiệt hại nặng nề. Vì vậy, cần phát huy vai trò của CNM đối với phát triển bền vững ở Tỉnh. Việc tăng trưởng kinh tế cao và bền vững phải dựa vào sản xuất trên cơ sở nguồn nhân lực chất lượng cao và KH&CN hiện đại với năng suất, chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Hai là, phát triển CNM trong giải quyết các vấn đề xã hội nhằm nâng cao đời sống cả vật chất và tinh thần cho nhân dân

Trước tiên về cơ chế chính sách an dân; xây dựng, phát triển về kết cấu

hạ tầng như: điện, đường, trường, trạm, nhà ở… giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập. Đồng thời phát huy dân chủ, bảo đảm công khai minh bạch, công bằng giải quyết hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, xã hội, tập thể, doanh nghiệp

và người dân; giữa các thành phần kinh tế.

Ba là, phát triển CNM trong bảo vệ cảnh quan và môi trường sinh thái

Việc hình thành và phát triển hệ thống các cụm công nghiệp trên địa bàn cảu Tỉnh thời gian qua đã có những đóng góp quan trọng trong tăng trưởng công

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Kinh tế chính trị: Phát triển công nghiệp may Ở tỉnh Đồng Nai hiện nay (Trang 65 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)