Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Trong bầu trời không gì quý bằng Nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của Nhân dân” [47, tr.453]. “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” [44, tr.38]. Chính vì thấy rõ sức mạnh của Nhân dân nên trong suốt quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm, chăm lo phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng nền QPTD vững mạnh để bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Trong Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ngày 22 tháng 12 năm 1944, Người chỉ rõ: “Vì cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến của toàn dân, phải vận động toàn dân, vũ trang toàn dân” [37, tr.539]. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền QPTD là một trong những nội dung cốt lõi của tư tưởng. quân sự Hồ Chí Minh, đó là hệ thống các quan điểm về mục tiêu, chủ thể, lực lượng, nội dung, hình thức, biện pháp để xây dựng nền QPTD. Đó là sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, sự kế thừa, phát triển truyền thống, kinh nghiệm trong lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước của dân tộc và tiếp thu chọn lọc tinh hoa văn hóa giữ nước của nhân loại vào thực tiễn cách mạng Việt Nam; có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. Thấm nhuần sâu sắc tư tưởng của Người về sức mạnh của Nhân dân và phát huy vai trò to lớn của Nhân dân trong xây dựng nền QPTD, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn chăm lo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân vững mạnh, phát huy cao độ vai trò, sức mạnh to lớn của Nhân dân cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; đồng thời: “Phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị kết hợp với sức mạnh thời đại, tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân...”[14, tr.155]. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được thực tiễn phát huy vai trò của Nhân dân. trong xây dựng nền QPTD vẫn còn những hạn chế nhất định: Nhận thức, trách nhiệm của một số cấp ủy, chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị về phát huy vai trò của Nhân dân trong xây dựng nền QPTD chưa thật sâu sắc, đầy đủ; cơ chế, chính sách để phát huy vai trò của Nhân dân vẫn còn một số bất cập, vướng mắc; xác định nội dung phát huy chưa thật cụ thể, chưa có trọng tâm, trọng điểm; phương thức phát huy có nơi chậm đổi mới, nhận thức tư tưởng, của cán bộ, đảng viên và Nhân dân; ý thức, trách nhiệm một số ít quần chúng nhân dân trong tham gia xây dựng nền QPTD chưa cao. Hiện nay, tình hình thế giới, khu vực và trong nước tiếp tục có nhiều diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường; bên cạnh những điều kiện, thời cơ thuận lợi, còn có nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là sự chống phá của các thế lực thù địch và tác động của mặt trái cơ chế thị trường, sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng công nghệ 4.0; đặt ra nhiều vấn đề mới, yêu cầu mới nặng nề, phức tạp hơn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xây dựng nền QPTD vững mạnh cần phải tiếp tục quán triệt sâu sắc và vận dụng sáng tạo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về phát huy vai trò, sức mạnh của Nhân dân, phải “Dựa vào dân, lấy dân là gốc, khơi dậy, phát huy ý chí tự lực, tự cường, truyền thống văn hóa, yêu nước, sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, lấy yên dân là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [63, tr.2]. Vì những lý do trên, tác giả lựa chọn vấn đề: “Phát huy vai trò của Nhân dân trong xây dựng nền QPTD hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh” làm đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Hồ Chí Minh học.
Trang 1Quốc phòng toàn dân QPTD
Trang 2MỤC LỤC
Trang TRANG PHỤ BÌA
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
Chương 1: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LÝ LUẬN VỀ
PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NHÂN DÂN TRONG XÂY DỰNG NỀN QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
18
1.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy vai trò của Nhân dân
trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân - quan niệm,nội dung, giá trị
18
1.2 Quan niệm và tiêu chí đánh giá phát huy vai trò của
Nhân dân trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân hiệnnay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
37
Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI
TRÒ CỦA NHÂN DÂN TRONG XÂY DỰNG NỀN QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
50
2.1 Thực trạng vai trò của Nhân dân trong xây dựng nền
quốc phòng toàn dân thời kỳ đổi mới 1986 đến 2022
50
2.2 Giải pháp phát huy vai trò của Nhân dân trong xây dựng nền
quốc phòng toàn dân hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Trang 3Đó là một truyền thống quý báu của ta Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâmlăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, tolớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước
và lũ cướp nước” [44, tr.38] Chính vì thấy rõ sức mạnh của Nhân dân nên trongsuốt quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quantâm, chăm lo phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc cho sựnghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng nền QPTD vững mạnh để bảo vệvững chắc Tổ quốc Trong Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giảiphóng quân ngày 22 tháng 12 năm 1944, Người chỉ rõ: “Vì cuộc kháng chiếncủa ta là cuộc kháng chiến của toàn dân, phải vận động toàn dân, vũ trang toàndân” [37, tr.539]
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền QPTD là một trong nhữngnội dung cốt lõi của tư tưởng. quân sự Hồ Chí Minh, đó là hệ thống các quanđiểm về mục tiêu, chủ thể, lực lượng, nội dung, hình thức, biện pháp để xâydựng nền QPTD Đó là sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo lý luận chủ nghĩaMác - Lênin, sự kế thừa, phát triển truyền thống, kinh nghiệm trong lịch sửđấu tranh dựng nước, giữ nước của dân tộc và tiếp thu chọn lọc tinh hoa văn
hóa giữ nước của nhân loại vào thực tiễn cách mạng Việt Nam; có vị trí, vai
trò đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp củng cố quốc phòng, an ninh, bảo
vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN
Thấm nhuần sâu sắc tư tưởng của Người về sức mạnh của Nhân dân vàphát huy vai trò to lớn của Nhân dân trong xây dựng nền QPTD, trong suốt quátrình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn chăm lo xây dựng khối đại đoàn kếttoàn dân vững mạnh, phát huy cao độ vai trò, sức mạnh to lớn của Nhân dâncho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; đồng thời:
“Phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chínhtrị kết hợp với sức mạnh thời đại, tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của
Trang 4cộng đồng quốc tế để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toànvẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân ”[14, tr.155].
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được thực tiễn phát huy vaitrò của Nhân dân. trong xây dựng nền QPTD vẫn còn những hạn chế nhấtđịnh: Nhận thức, trách nhiệm của một số cấp ủy, chính quyền địa phương, cơquan, đơn vị về phát huy vai trò của Nhân dân trong xây dựng nền QPTDchưa thật sâu sắc, đầy đủ; cơ chế, chính sách để phát huy vai trò của Nhân dânvẫn còn một số bất cập, vướng mắc; xác định nội dung phát huy chưa thật cụthể, chưa có trọng tâm, trọng điểm; phương thức phát huy có nơi chậm đổimới, nhận thức tư tưởng, của cán bộ, đảng viên và Nhân dân; ý thức, tráchnhiệm một số ít quần chúng nhân dân trong tham gia xây dựng nền QPTDchưa cao
Hiện nay, tình hình thế giới, khu vực và trong nước tiếp tục có nhiềudiễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường; bên cạnh những điều kiện, thời cơthuận lợi, còn có nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là sự chống phá của cácthế lực thù địch và tác động của mặt trái cơ chế thị trường, sự phát triển nhanhchóng của cuộc cách mạng công nghệ 4.0; đặt ra nhiều vấn đề mới, yêu cầumới nặng nề, phức tạp hơn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Xâydựng nền QPTD vững mạnh cần phải tiếp tục quán triệt sâu sắc và vận dụngsáng tạo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về phát huy vai trò, sức mạnh củaNhân dân, phải “Dựa vào dân, lấy dân là gốc, khơi dậy, phát huy ý chí tự lực,
tự cường, truyền thống văn hóa, yêu nước, sức mạnh khối đại đoàn kết toàndân tộc, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, lấy yên dân là nhân tố quyết địnhmọi thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [63, tr.2]
Vì những lý do trên, tác giả lựa chọn vấn đề: “Phát huy vai trò của
Nhân dân trong xây dựng nền QPTD hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh” làm đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Hồ Chí Minh học.
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Trang 5Bàn về tư tưởng Hồ Chí Minh. nói chung, tư tưởng Hồ Chí Minh về xâydựng nền QPTD nói riêng đã được rất nhiều nhà lãnh đạo, quản lý, các nhàkhoa học quan tâm nghiên cứu dưới nhiều phạm vi, góc độ khác nhau, tiêubiểu có các công trình sau:
* Nhóm công trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về quân sự, quốc phòng
Phạm Văn Đồng (1990), Hồ Chí Minh một con người, một dân tộc, một thời đại, một sự nghiệp [20] Đây là công trình nghiên cứu toàn diện về cuộc
đời, sự nghiệp, tư tưởng Hồ Chí Minh và những cống hiến vĩ đại của Ngườicho cách mạng Việt Nam cũng như thế giới Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra vàlớn lên trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động của đất nước Nhiều cuộckhởi nghĩa, đấu tranh giành độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc đều lầnlượt thất bại, phong trào cứu nước của Nhân dân trong nước đứng trướckhủng hoảng sâu sắc về đường lối Với khát vọng cháy bỏng giành độc lập, tự
do cho dân tộc, Người đã bôn ba khắp năm châu bốn biển, vừa lao động, họctập, vừa quan sát, nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm. các cuộc cách mạngđiển hình trên thế giới, Người hiểu rõ cội nguồn những khổ đau của Nhân dânlao động là ở sự áp bức, bóc lột của chủ nghĩa tư bản, đế quốc Người đã tìmthấy ánh sáng của Chủ nghĩa Mác - Lênin, bằng thiên tài trí tuệ, nhận thứcđúng xu thế phát triển tất yếu của loài người và tính chất mới của thời đại mở
ra từ Cách mạng. tháng Mười Nga, Người đã tìm thấy ở đó những vấn đề cơbản của đường lối giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp, giảiphóng con người; độc lập dân tộc gắn liền với CNXH
Bộ quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (2002), Sự nghiệp tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh [2] Nội dung cuốn sách gồm 5 phần: 1 Sự
nghiệp và tư tưởng quân sự của chủ tịch Hồ Chí Minh 2 Tư tưởng quân sự
Hồ Chí Minh 3 Hồ Chí Minh - Biên niên những sự kiện và tư liệu về quân sự
Trang 64 Một số bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quân dội về tưtưởng quân sự Hồ Chí Minh 5 Thế giới ca ngợi sự nghiệp và tư tưởng quân
sự của Chủ Tịch Hồ Chí Minh Trong tác phẩm đã trình bày một cách hệthống sự nghiệp tư tưởng quân sự của Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại của Đảng
ta và Nhân dân ta, chiến sĩ cách mạng lỗi lạc của phong trào giải phóng dântộc và phong trào cộng sản quốc tế Đồng thời, tập trung luận giải rõ nguồngốc, bản chất cách mạng của tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh nói chung, tưtưởng xây dựng lực lượng vũ trang Nhân dân nói riêng Trong đó nêu bật vaitrò của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tổ chức, lãnh đạo, giáo dục, rèn luyệnQuân đội Nhân dân, Việt Nam, cùng với toàn Đảng, toàn dân giành nhữngthắng lợi vẻ vang trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhấtđất nước Tư tưởng quân sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một di sản quý báu
có ý nghĩa to lớn Đồng thời đây là cơ sở quan trọng nhất để Đảng ta hoạchđịnh chủ trương, đường lối xây dựng lực lượng vũ trang Nhân dân, xây dựngnền QPTD vững mạnh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong tình hình mới
Hoàng Minh Thảo (2003), Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh [60].
Theo tác giả, tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh đã kế thừa và đưa nghệ thuậtquân sự Việt Nam phát triển lên đỉnh cao mới - nghệ thuật quân sự Hồ ChíMinh, bao gồm: tư tưởng chiến lược tiến công, giành và giữ quyền chủđộng trong khởi nghĩa cũng như trong chiến tranh phát huy sức mạnh tổnghợp toàn dân, toàn diện của đất nước, của dân tộc kết hợp một cách tài tìnhsức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để chiến thắng kẻ thù; chủ độngđánh vào lòng người đối phương, kết hợp tác chiến với địch vận; nghệ thuậtkhởi đầu và kết thúc chiến tranh
Tác giả khẳng định: Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà chiến lược quân sựthiên tài, luôn khát khao hòa bình, nhưng khi buộc phải chiến tranh đã lựachọn chính xác thời cơ, động viên Nhân dân cả nước không phân biệt già trẻ,gái trai, không phân biệt đảng phái, tôn giáo, hễ là người Việt Nam đều đứng
Trang 7lên đánh giặc cứu nước Trong quá trình tiến hành chiến tranh, khi kẻ địch đã
ở vào thế đường cùng, tư duy, quân sự của Hồ Chí Minh tiếp thu sáng tạotruyền thống quân sự dân tộc biết tìm ra cách kết thúc chiến tranh trong thếmạnh của cách mạng Với tinh thần đó, trong cuộc kháng chiến chống Pháp,Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo vừa đánh, vừa đàm; kết hợp giữa đánh vàđàm để kết thúc chiến tranh Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước,Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra cách thức để kết thúc chiến tranh là “đánhcho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào” và thực tế lịch sử đã diễn ra đúng theocách mà Người đã lựa chọn Toàn bộ tư tưởng quân sự. của Người đã đượcĐảng ta thấm nhuần sâu sắc và thực hiện triệt để trong chiến tranh giải phóngdân tộc và bảo vệ Tổ quốc để làm nên những thắng lợi vẻ vang, to lớn của cáchmạng Việt Nam
Võ Nguyên Giáp (2007), Tư tưởng Hồ Chí Minh với quá trình trưởng thành và chiến thắng của quân đội ta [22] Theo tác giả, Chủ tịch Hồ Chí Minh
chính là người Cha thân yêu của các lực lượng vũ trang, người đã sáng lập rađội quân chủ lực đầu tiên của các lực lượng. vũ trang ta, đội Việt Nam tuyêntruyền giải phóng quân, đó là quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân củadân tộc ta; là sự vận dụng đúng đắn. và sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, cùng
sự kế thừa và phát huy truyền thống, kinh nghiệm đánh giặc giữ nước quamấy nghìn năm lịch sử của dân tộc Việt Nam Đồng thời tác giả đã luận giảihết sức sâu sắc năm nội dung lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với quá trìnhtrưởng thành và chiến thắng của Quân đội Nhân dân Việt Nam Trong đó tậptrung làm rõ sự cần thiết, vai trò, nguyên tắc lãnh đạo của Đảng, việc xâydựng nhân tố chính trị tinh thần trong Quân đội theo tư tưởng Hồ Chí Minh.Quân đội Nhân dân chiến đấu cho mục tiêu, lý tưởng đó nhằm: giải phónggiai cấp công nhân, Nhân dân lao động và toàn thể dân tộc ta thoát khỏi ách
nô lệ, áp bức bóc lột của chế độ phong kiến và của chủ nghĩa thực dân, đế
Trang 8quốc vô cùng tàn ác “Độc lập dân tộc”, “ruộng đất dân cày”, tiến lên xây dựngCNXH, thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu. cũng là khát vọng lâu đời, nóng bỏngcủa cả dân tộc Việt Nam, trước hết là của giai cấp công nhân và giai cấp nôngdân Chiến đấu cho mục tiêu đó Quân đội ta luôn luôn được sự đùm bọc yêuthương, hết lòng ủng hộ giúp đỡ của Nhân dân và Nhân dân cũng coi quân độithực sự là con em của mình Sức mạnh của Quân đội ta bắt nguồn từ sự lãnhđạo giáo dục, rèn luyện của Đảng, của Bác Hồ, từ sức mạnh và lòng thươngyêu đùm bọc của Nhân dân, từ chiều sâu. nền văn hóa truyền thống dân tộc vàsức mạnh thời đại Quân đội ta thực sự trở thành niềm tin, niềm tự hào củaNhân dân, đã được Nhân dân tặng cho danh hiệu “Bộ đội Cụ Hồ” đây là hìnhmẫu rất đẹp về đức hy sinh chiến đấu vì độc lập dân tộc, vì CNXH, vì cuộcsống hòa bình, tự do, ấm no, hạnh phúc của Nhân dân.
Nguyễn Mạnh Hưởng (2012), Tư tưởng Hồ Chí Minh về Quân đội Nhân dân và việc vận dụng hiện nay [27] Tác giả đã khái quát. những nộidung cơ bản, giá trị lý luận và thực tiễn tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựnglực lượng vũ trang Nhân dân và Quân đội Nhân dân Việt Nam; làm rõ quátrình Đảng Cộng sản Việt Nam nhận thức và vận dụng sáng tạo, linh hoạt tưtưởng Hồ Chí Minh về xây dựng quân đội Nhân dân vào điều kiện cụ thể củacách mạng Việt Nam trở thành đội quân bách chiến, bách thắng Đồng thờilàm rõ những cơ sở lý luận và thực tiễn, yêu cầu của sự nghiệp Bảo vệ Tổquốc trong thời kỳ mới, từ đó kiến nghị cho việc vận dụng sáng tạo và pháttriển tư tưởng Hồ Chí Minh về quân đội vào thực tiễn quá trình hoạt độngcách mạng của nước ta hiện nay
Lương Cường (2017),“Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam”[7] Cuốn sách gồm 7 phần: 1 Bối cảnh lịch sử, nguồn
gốc, quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Quân đội Nhândân Việt Nam; 2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất và tính chất chức năng,
Trang 9nhiệm vụ của Quân đội Nhân dân Việt Nam; 3 Tư tưởng Hồ Chí Minh vềxây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị; 4 Tư tưởng
Hồ Chí Minh về xây dựng bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân dukích, về tính cách mạng, chính quy, hiện đại trong xây dựng quân đội kiểumới; 5 Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục lịch sử truyền thống; 6 Nghệthuật đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam và kinh nghiệm huấn luyện,nghệ thuật tác chiến của phương Đông và phương Tây cho cán bộ, chiến sĩ;
7 Tư tưởng Hồ Chí Minh về chăm lo đời sống bộ đội, tri ân thương binh,liệt sĩ và thực hiện chính sách hậu phương quân đội
Theo tác giả, Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà chiến lược quân sự thiên tài,anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới, người cha thân yêucủa quân đội và lực lượng vũ trang Nhân dân Việt Nam Trong hệ thống disản quý báu mà Người để lại cho Nhân dân Việt Nam và nhân loại tiến bộ, tưtưởng quân sự chiếm một vị trí trọng yếu; trong đó, tư tưởng của Người vềquân đội và xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt quantrọng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng với Trung ương Đảng hết lòng chăm loxây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam - một đội quân kiểu mới mang bảnchất giai cấp công nhân, tính Nhân dân và dân tộc sâu sắc Dưới ánh sáng tưtưởng Hồ Chí Minh, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã trưởng thành nhanhchóng, phát triển vượt bậc, cùng với toàn dân đánh thắng mọi kẻ thù xâmlược, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và Nhân dângiao phó Lịch sử dân tộc Việt Nam ghi nhận vai trò to lớn của Quân độiNhân dân Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN
Nguyễn Văn Thế (chủ biên, 2020), Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng quân đội vào xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam trong tình hình mới [61] Tác giả đã tập trung làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận vận dụng
tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng quân đội vào xây dựng Quân đội Nhân dân
Trang 10Việt Nam trong tình hình mới; thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vềxây dựng quân đội vào xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam từ năm 1991đến năm 2020 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng quân đội vào xâydựng Quân đội Nhân dân Việt Nam trong tình hình mới là vấn đề cấp thiết cả
về lý luận và thực tiễn Theo đó, để vận dụng có hiệu quả cần thực hiện tốt việcnâng cao nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể, lực lượng có liên quan; tăngcường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước; phát huy vai trò của các tổchức và cán bộ, chiến sĩ toàn quân; cụ thể nội dung, vận dụng linh hoạt, sángtạo các hình thức, phương pháp vận dụng; đẩy mạnh nghiên cứu lý luận, tổngkết thực tiễn và tạo lập môi trường thuận lợi cho quá trình hiện thực hóa tưtưởng Hồ Chí Minh vào nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấucủa Quân đội Nhân dân Việt Nam trong tình hình mới
Hoàng Văn Phai (2022), Vai trò của quân đội Nhân dân Việt Nam trong
xây dựng thế trận lòng dân hiện nay [54] Cuốn sách gồm 3 chương nội dung,
trình bày những cơ sở lý luận về vai trò của quân đội trong xây dựng thế trậnlòng dân; phân tích thực trạng thực hiện xây dựng thế trận lòng dân của quânđội hiện nay; làm rõ những nhân tố tác động trực tiếp và các giải pháp nhằmphát huy vai trò của quân đội trong xây dựng thế trận lòng dân Tác giả đã chochúng ta thấy vai trò tầm quan trọng của quân đội trong xây dựng thế trậnlòng dân Trong chiến tranh gian khổ, quân đội ta luôn được Nhân dân đùmbọc, che chở Trong thời bình, quân đội Nhân dân ta tiếp tục được Nhân dântin yêu, giúp đỡ trong mọi hoạt động như huấn luyện, tăng gia sản xuất, chuẩn
bị sẵn sàng chiến đấu vì bình yên của Tổ quốc Do đó việc xây dựng thế trậnlòng dân là cấp thiết hơn bao giờ hết
* Nhóm công trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu về phát huy vai trò của Nhân dân trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân
Nguyễn Quang Phát (2002), Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền QPTD và ý nghĩa trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay [55] Công trình
Trang 11đã tập trung làm rõ cơ sở hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về xâydựng nền QPTD; những nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựngnền QPTD; những nhân tố khách quan tác động đến xây dựng. nền QPTDhiện nay Chỉ ra những yêu cầu cần nắm vững trong quán triệt tư tưởng HồChí Minh vào xây dựng nền QPTD hiện nay là: nhận thức rõ hơn yêu cầunhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, trong thời kỳ mới và sự cần thiết phải gắn chặt giữaxây dựng nền QPTD với nền an ninh Nhân dân; nắm vững tính chất toàn dân,toàn diện của nền quốc phòng, chủ động xây dựng tiềm lực mọi mặt của đấtnước; nắm vững yêu cầu xây dựng, củng cố thế trận QPTD và thế trận an ninhNhân dân. trong thời kỳ mới Trên cơ sở đó, công trình đã chỉ ra các giải pháp
để vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng. nền QPTD trong xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc hiện nay là: Một là, nâng cao ý thức trách nhiệm của toàn
dân, của cả hệ thống. chính trị đối với thực hiện nhiệm vụ củng cố quốc
phòng, giữ vững an ninh bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN; Hai là, chủ động
xây dựng các kế sách và giải pháp đối phó với mọi tình huống có thể xảy ra;
Ba là, thường xuyên chăm lo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng
lực lượng vũ trang Nhân dân vững mạnh về mọi mặt
Nguyễn Quang Dự (Chủ biên, 2007), Xây dựng thế trận lòng dân điểm tựa của Bộ đội Biên phòng [8] Cuốn sách là tập hợp của nhiều bài viết
-khác nhau Nội dung của cuốn sách tập trung khái quát về tình hình và thựctrạng công tác vận động quần chúng, bảo vệ vùng biên giới theo chức năng,nhiệm vụ của lực lượng Bộ đội Biên phòng trong thời kỳ đổi mới của đất nước.Tác giả đề xuất các giải pháp để nâng cao công tác vận động quần chúng bảo
vệ vùng biên giới trước âm mưu chống phá của các thế lực thù địch
Nguyễn Đức Hải (2014), Xây dựng nền QPTD theo tư tưởng Hồ Chí Minh
[24] Theo tác giả, một trong những vấn đề quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh
là xây dựng nền quốc phòng gồm các nội dung cơ bản: Dựng nước và giữnước; QPTD, toàn diện, hiện đại, độc lập, tự chủ; Kết hợp sức mạnh dân tộc
Trang 12và sức mạnh thời đại Tư tưởng này đã. được chính Chủ tịch Hồ Chí Minh vàĐảng ta vận dụng nhuần nhuyễn trong lãnh đạo toàn dân tộc đấu tranh giảiphóng dân tộc trong từng thời kỳ cách mạng, đó là chủ trương “vừa kháng chiếnvừa kiến quốc” trong kháng chiến. chống thực dân Pháp; đường lối thực hiệnthắng lợi đồng thời hai chiến lược cách mạng: Xây dựng CNXH ở miền Bắc vàgiải phóng miền Nam, thống nhất đất nước trong kháng chiến chống đế quốcMỹ; là phương châm. chỉ đạo: “Giữ nước từ lúc nước chưa nguy”.
Trần Đại Quang (2015), Nhân dân cội nguồn sức mạnh bảo vệ an ninh của Tổ quốc [56] Tác phẩm gồm 44 bài viết, bài phát biểu của tác giả, tập
trung xoay quanh các chủ đề xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh tổquốc và một số nội dung có liên quan Qua đó khẳng định quan điểm củaÐảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh về sức mạnh, vai trò to lớn của quần chúngnhân dân trong sự nghiệp cách mạng nói chung và trong quá trình xây dựng,giữ vững hòa bình, an ninh và ổn định đất nước hiện nay; đồng thời tác phẩm
đã đề cập một số vấn đề lý luận - thực tiễn trong đường lối, chủ trương, chínhsách, nguyên tắc, phương châm, biện pháp xây dựng và tổ chức phong tràotoàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc lên một tầm cao mới, góp phần vào côngcuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Nguyễn Việt Hùng (2015), Đại đoàn kết dân tộc - Nhân tố quyết định mọi thắng lợi dưới sự lãnh đạo của Đảng [26] Theo tác giả: đại đoàn kết
dân tộc chính là cội nguồn sức mạnh để dân tộc ta vượt qua mọi khó khăn, thửthách, đánh bại mọi kẻ thù để bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền và toànvẹn lãnh thổ Đặc biệt, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh,với đường lối cứu nước, đấu tranh giải phóng dân tộc đúng đắn, đã huy độngcao độ sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc đánh bại kẻ thù xâm lược
và bè lũ tay sai để giành độc lập, thống nhất đất nước Trong thời kỳ mới, bêncạnh những thời cơ, điều kiện thuận lợi, đất nước ta cũng đang phải đối mặt
Trang 13với rất nhiều nguy cơ, thách thức Do đó, chỉ có phát huy cao nhất sức mạnhkhối đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo. của Đảng mới thực hiệnthắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tô Lâm (2017), Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của Nhân dân trong
sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự [29] Bằng những lý luận và thực tiễn tác giả
đã trình bày một cách khái quát tư tưởng. Hồ Chí Minh về phát huy vai trò củaNhân dân trong giữ gìn an ninh, trật tự Chỉ rõ được cơ sở hình thành tư tưởng
Hồ Chí Minh về vai trò của Nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổquốc Tuy nhiên những đóng góp của tác giả chỉ dừng lại trong việc giữ gìn
an ninh, trật tự của đất nước xong cũng đã làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận
và thực tiễn về phát huy vai trò của Nhân dân Làm sơ sở góp phần bảo vệvững chắc Tổ quốc. Việt Nam XHCN trong tình hình mới hiện nay
Ngô Xuân Lịch (2017), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền quốcphòng toàn dân, chiến tranh Nhân dân và những vấn đề đặt ra trong xây dựng
chiến lược quốc phòng, chiến lược quân sự Việt Nam thời kỳ mới”[32].
Tác giả đã luận giải sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về quân sự, quốcphòng, cốt lõi là tư tưởng về xây dựng nền QPTD, chiến tranh Nhân dân vànhững vấn đề đặt ra trong xây dựng chiến lược quốc phòng, chiến lược quân
sự Việt Nam Tác giả khẳng định: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Lãnh tụ thiên tàicủa dân tộc Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thếgiới Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đểlại cho dân tộc ta, Nhân dân ta và nhân loại kho tàng di sản lý luận quý báu;trong đó, có tư tưởng quân sự của Người Tư tưởng về xây dựng nền QPTD,chiến tranh Nhân dân là một bộ phận trọng yếu, gắn bó hữu cơ, hợp thành tưtưởng quân sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời là định hướng xuyên suốtcho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Đâycũng chính là cơ sở lý luận quan trọng để Đảng ta vận dụng sáng tạo và đề ra
Trang 14những giải pháp chiến lược cho sự nghiệp củng cố quốc phòng, bảo vệ vữngchắc Tổ quốc Việt Nam XHCN trong thời kỳ mới.
Trên cơ sở làm rõ vị trí, vai trò, nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh
về xây dựng nền QPTD, tác giả đề xuất 4 biện pháp để xây dựng nền QPTDvững mạnh trong thời kỳ mới hiện nay là: Xây dựng nền QPTD, toàn diện,độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, ngày càng hiện đại; Tập trung xây dựng cáctiềm lực của nền QPTD; Xây dựng thế trận QPTD vững chắc; Xây dựngQuân đội Nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại
Đỗ Hồng Lâm (2019), Xây dựng nền QPTD vững mạnh theo tư tưởng
Hồ Chí Minh [30] Theo tác giả: Chăm lo xây dựng nền QPTD, dựa vào dân,
phát huy sức mạnh toàn dân để xây dựng quốc phòng là luận điểm cáchmạng, khoa học cốt lõi, xuyên suốt. trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh
về xây dựng nền QPTD Để xây dựng nền QPTD vững mạnh, phải dựa vàodân, phát huy sức mạnh toàn dân và chỉ có như vậy, chúng ta mới xây dựngđược nền QPTD vững mạnh Phải xây dựng nền QPTD độc lập, tự chủ, tựlực, tự cường, ngày càng hiện đại, có sự gắn kết chặt chẽ giữa quốc phòngvới an ninh, đối ngoại, kinh tế, văn hóa - xã hội Nền quốc phòng nước tamang tính chất hòa bình, tự vệ và mang bản chất của chế độ XHCN; nhiệm vụcủa nó không chỉ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của
Tổ quốc mà còn bảo vệ chế độ XHCN Tính chất toàn dân, toàn diện quan hệchặt chẽ với nhau là cơ sở tạo nên sức mạnh tổng hợp của nền QPTD, đápứng yêu cầu bảo đảm sự ổn định để phát triển đất nước; đồng thời, sẵn sàngđánh bại mọi kẻ thù xâm lược, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN
Trên cơ sở làm rõ vị trí, vai trò, nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh
về xây dựng nền QPTD, tác giả đề xuất 4. biện pháp để xây dựng nền QPTDvững mạnh trong thời kỳ. mới hiện nay là: Xây dựng nền QPTD, toàn diện,độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, ngày càng hiện đại; Tập trung xây dựng các
Trang 15tiềm lực của nền QPTD; Xây dựng thế trận QPTD vững chắc; Xây dựngQuân đội Nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
Các công trình khoa học trên đã tiếp cận và đề cập đến nhiều phươngdiện tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, trong đó có tư tưởng Hồ Chí Minh vềphát huy vai trò của nhân nhân trong xây dựng nền QPTD Kết quả nghiêncứu của các công trình khoa học đã công bố là những tư liệu quý báu, đề tài sẽtiếp thu, kế thừa và phát triển theo hướng nghiên cứu của đề tài Tuy nhiên,cũng chưa có một công trình khoa học nào đề cập có hệ thống, chuyên sâu về:
“Phát huy vai trò của Nhân dân trong xây dựng nền QPTD hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh ” Vì vậy, đề tài nghiên cứu không có sự trùng lặp với các
công trình khoa học đã công bố
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Làm rõ những nội dung về lý luận, thực tiễn và đề xuất giải pháp pháthuy vai trò của Nhân dân trong xây dựng nền QPTD hiện nay theo tư tưởng
Hồ Chí Minh
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Một là, làm rõ quan niệm, nội dung, giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh
về vai trò của quần chúng nhân dân trong xây dựng nền QPTD và tiêu chíđánh giá phát huy vai trò của Nhân dân trong xây dựng nền QPTD hiện naytheo tư tưởng Hồ Chí Minh
Hai là, đánh giá thực trạng vai trò của Nhân dân trong xây dựng nền
QPTD thời kỳ đổi mới từ 1986 đến 2022
Ba là, đề xuất giải pháp phát huy vai trò của Nhân dân trong xây dựng
nền QPTD hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Trang 16Phát huy vai trò của Nhân dân trong xây dựng nền QPTD hiện nay theo
tư tưởng Hồ Chí Minh
* Phạm vi nghiên cứu
Nội dung: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Phát huy vai trò của Nhân dân
trong xây dựng nền QPTD và vận dụng vào thực tiễn hiện nay theo tư tưởng
Hồ Chí Minh
Không gian: Thực tiễn việc phát huy vai trò của Nhân dân trong xây
dựng nền QPTD hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh trên phạm vi cả nước
Thời gian: Các tư liệu, số liệu phục vụ cho nghiên cứu từ năm 1986-2022
5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò của quầnchúng nhân dân trong sự nghiệp cách mạng về xây dựng nền QPTD
* Cơ sở thực tiễn
Luận văn dựa trên kết quả điều tra, khảo sát về thực trạng việc pháthuy vai trò của Nhân dân trong xây dựng nền QPTD hiện nay của các tỉnhthành phố trên cả nước Số liệu trong các chỉ thị, Nghị quyết
* Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp: Kết hợp phương pháp lịch sử,phương pháp lôgic, phân tích, tổng hợp, so sánh; để làm rõ mục đích nhiệm
vụ nghiên cứu
6 Ý nghĩa của đề tài luận văn
Luận văn góp phần hệ thống hóa tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huyvai trò của Nhân dân trong xây dựng nền QPTD và giá trị vận dụng trongthời kỳ mới
Góp phần đánh. giá đúng thực trạng chỉ rõ những ưu điểm, hạn chếtrong việc phát huy vai trò của Nhân dân trong xây dựng nền QPTD hiện
Trang 17nay; đề xuất giải pháp phát huy vai trò của Nhân dân trong xây dựng nềnQPTD hiện nay.
Kết quả của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong công tácnghiên cứu, giảng dạy, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh và chỉ đạo công tác xâydựng nền QPTD trên cả nước
7 Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm: mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh mục côngtrình khoa học của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận văn, danh mụctài liệu tham khảo và phụ lục
Trang 18Chương 1 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LÝ LUẬN VỀ PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NHÂN DÂN TRONG XÂY DỰNG NỀN QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy vai trò của Nhân dân trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân - quan niệm, nội dung, giá trị
1.1.1 Một số quan niệm
* Nhân dân và vai trò của Nhân dân
Theo từ điển Tiếng việt “Nhân dân là đông đảo những người dân thuộcmọi tầng lớp đang sống trong một khu vực địa lý nào đó” [68, tr.87].Từ kháiniệm có thể nhận thấy những đặc trưng nổi bật sau:
Trước hết, Nhân dân là toàn thể cộng đồng người hoặc cộng đồngngười chiếm đa số trong xã hội Thứ hai, Nhân dân. là công đồng người đượcgắn kết chặt chẽ thành thể thống nhất bởi mẫu số chung Mẫu số chung nàykhác nhau trong nhiều quan niệm Thứ ba, Nhân dân là phạm trù chính trị -
xã hội có tính lịch sử, vừa mang tính cộng đồng xã hội vừa mang tính giaicấp Thành phần trong Nhân dân luôn luôn có sự thay đổi và luôn khác biệt
Trang 19biến khát vọng, lý tưởng, hoài bão, ước mơ thành hiện thực trong đời sống
xã hội C.Mác và Ph.Ăngghen đã viết: “tư tưởng căn bản không thể thựchiện được cái gì hết Muốn thực hiện tư tưởng thì cần có những con người sửdụng lực lượng thực tiễn”[34, tr.181]
* Quốc phòng toàn dân và nền Quốc phòng toàn dân
“Quốc phòng là công cuộc giữ nước của một quốc gia, gồm tổng thểcác hoạt động đối nội, đối ngoại về quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá, khoahọc… của Nhà nước và nhân dân để phòng thủ đất nước, tạo nên sức mạnhtoàn diện, cân đối, trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng, nhằm giữ vữnghoà bình, đẩy lùi, ngăn chặn các hoạt động gây chiến của kẻ thù và sẵn sàngđánh thắng chiến tranh xâm lược dưới mọi hình thức, quy mô” ”[1, tr.848]
Điểm 1, Điều 2, Luật Quốc phòng Việt Nam 2018: Quốc phòng là côngcuộc giữ nước bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, trong đó sức mạnhquân sự là đặc trưng, lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt
“Quốc phòng toàn dân là nền quốc phòng mang tính chất “vì dân, dodân, của dân” phát triển theo phương hướng toàn dân, toàn diện, độc lập, tựchủ, tự lực, tự cường và ngày càng hiện đại, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sựquản lý, điều hành của nhà nước, do nhân dân làm chủ, nhằm giữ vững hoàbình, ổn định của đất nước, sẵn sàng đánh bại mọi hành động xâm lược vàbạo loạn lật đổ của các thế lực đế quốc và phản động bảo vệ vững chắc Tổquốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”[1, tr.848]
Theo Điểm 1, Điều 7, Luật Quốc phòng 2018: Nền quốc phòng toàn dân
là sức mạnh quốc phòng của đất nước được xây dựng trên nền tảng nhân lực,vật lực, tinh thần mang tính chất toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự cường
Như vậy, bản chất của quốc phòng Việt Nam là công cuộc phòng thủđất nước, bảo vệ Tổ quốc bằng sức mạnh tổng hợp, trong đó sức mạnh quân
sự là đặc trưng; đồng thời là nền quốc phòng toàn dân, tức mọi người dân
Trang 20Việt Nam đều có nghĩa vụ, trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng
và mang tính chất toàn diện, độc lập, tự chủ, tự cường Nội dung tiến hànhgồm tổng thể các hoạt động đối nội, đối ngoại trên tất cả các lĩnh vực chínhtrị, quân sự, kinh tế, văn hoá - xã hội, khoa học và công nghệ… Chủ thể lãnhđạo sự nghiệp quốc phòng là Đảng Cộng sản Việt Nam theo nguyên tắc tuyệtđối, trực tiếp về mọi mặt Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namquản lý tập trung, thống nhất sự nghiệp quốc phòng theo pháp luật Lực lượngtiến hành quốc phòng là toàn dân, nòng cốt là lực lượng vũ trang nhân dân màtrực tiếp nhất là quân đội nhân dân Việt Nam
* Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy vai trò của Nhân dân trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân
Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy vai trò của Nhân dân trong xây dựng nền QPTD là một bộ phận quan trọng trong tư tưởng quân sự của Người, bao gồm tổng thể các quan điểm về mục tiêu, chủ thể, lực lượng, nội dung, tính chất,
tư tưởng chỉ đạo và phương thức để huy động sức mạnh toàn dân trong xây dựng nền QPTD vững mạnh cả về lực lượng, tiềm lực và thế trận, bảo đảm bảo
vệ vững chắc Tổ quốc.
Quan niệm trên đã chỉ rõ, tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy vai tròcủa Nhân dân trong xây dựng nền QPTD là một bộ phận quan trọng trong tưtưởng quân sự của Người Đó là kết quả của sự kế thừa truyền thống, kinhnghiệm dựng nước và giữ nước quý báu của dân tộc; nghiên cứu, vận dụngsáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện thực tiễn của cách
mạng Việt Nam Nội hàm quan niệm bao gồm những nội dung sau: Một là,
tư tưởng về vai trò của Nhân dân trong xây dựng nền QPTD là một bộ phận
cấu thành nên tư tưởng quân sự của Người; Hai là, đó là tổng thể các quan
điểm về mục tiêu, chủ thể, nội dung, lực lượng, phương pháp tiến hành, tư
tưởng chỉ đạo để xây dựng nền QPTD vững mạnh Ba là, mục đích của phát
Trang 21huy vai trò của Nhân dân trong xây dựng nền QPTD nhằm phát huy sứcmạnh tổng hợp của mọi tầng lớp Nhân dân cho sự nghiệp xây dựng bảo vệ
Tổ quốc và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, phát huy vai trò to lớn của Nhân dân trongxây dựng nền QPTD, bảo vệ Tổ quốc, trước hết phải thấm nhuần sâu sắc vàvận dụng đúng đắn quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước của dân tộc Đâyvừa là quy luật tồn tại và phát triển, vừa là truyền thống, kinh nghiệm quý báucủa dân tộc ta
1.1.2 Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy vai trò của Nhân dân trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân
Một là, phát huy vai trò của Nhân dân trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân là yêu cầu khách quan, có vị trí, tầm quan trọng đặc biệt đối với
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Xuất phát từ vai trò của Nhân dân Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từngkhẳng định “Trong bầu trời không gì quý bằng Nhân dân Trong thế giới,không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của Nhân dân” [47, tr.453] Hồ ChíMinh cho rằng, tất cả đều là Nhân dân và dưới bầu trời này, không gì quýbằng Nhân dân Theo Người, Nhân dân bao gồm mọi tầng lớp người trong xãhội cùng có chung một vận mệnh, một tương lai, một cuộc sống, một truyềnthống lịch sử, một nền văn minh, văn hóa Bên cạnh đó Người đã khẳng định:
“Làm việc gì cũng phải có quần chúng Không có quần chúng thì không thể
làm được ”[52, tr.279] Nhân dân là chủ thể của lịch sử; cách mạng là sự
nghiệp của quần chúng nhân dân Nền QPTD của đất nước ta là nền quốcphòng vì dân, của dân và do toàn thể Nhân dân tiến hành Do đó phát huy vaitrò của Nhân dân trong xây dựng nền QPTD là yêu cầu tất yếu khách quan có
vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng đối với quá trình xây dựng nền QPTD nóiriêng và sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc nói chung
Trang 22Xuất phát từ yêu cầu của nền QPTD đó là nền quốc phòng toàn dân,toàn diện và ngày càng hiện đại Quốc phòng là một hoạt động có tổ chức vàthực hiện các biện pháp phòng vệ của một quốc gia, nhằm bảo vệ, ngăn chặnmọi nguy cơ xâm lược từ bên ngoài vào Do đó muốn bảo vệ vững chắc độclập chủ quyền của đất nước thì nền QPTD phải vững mạnh toàn diện đủ sứcđấu tranh chống lại các âm mưu của kẻ thù ở trong và ngoài nước Vì vậymuốn xây dựng nền QPTD vững mạnh phải phát huy vai trò của Nhân dân;Nhân dân là lực lượng trực tiếp đóng góp sức người, sức của trong quá trìnhxây dựng nền QPTD
Xuất phát từ thực trạng đất nước Nước ta từ một nước thuộc địa vàphong kiến, kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, đặt dưới ách thống trị, của các triều đạiphong kiến Phương Bắc và sự xâm lược của thực dân và đế quốc Bằng ý chínghị lực kiên cường, Nhân dân ta đã đứng lên đấu tranh giành độc lập tự docho Tổ quốc, đưa đất nước, phát triển theo con đường XHCN; Nhân dân ta từthân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội Do đó đểbảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ Đảng, Nhà nước và Nhân dân phải xâydựng nền QPTD vững chắc, phải phát huy được vai trò và sức mạnh to lớn củaquần chúng nhân dân trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Xuất phát từ mục đích của tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy sứcmạnh của quần chúng nhân dân, trong xây dựng nền QPTD là tạo sức mạnhtổng hợp của đất nước cả về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội,KHCN để giữ vững hoà bình, ổn định, đẩy lùi, ngăn chặn nguy cơ chiếntranh, sẵn sàng đánh bại mọi âm mưu xâm lược của kẻ thù dưới mọi hình thức
và quy mô Bên cạnh đó phát huy vai trò trò Nhân dân còn tạo thế chủ độngtrong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhằm bảo vệ chủ quyền, thốngnhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độXHCN; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; giữ vững ổn định chính trị, môi
Trang 23trường hoà bình, phát triển đất nước theo định hướng XHCN Thực chất củaquá trình trên là sử dụng tổng hợp các biện pháp để huy động và phát huyvai trò của Nhân dân trong quá trình xây dựng nền QPTD bảo vệ Tổ quốc.
Xuất phát từ âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch đốivới cách mạng Việt Nam, đặc biệt là âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết toàndân tộc, làm lòng dân ly tán Do đó tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh làyêu cầu tất yếu khách quan, nhằm xây dựng và bảo vệ vững chắc độc lập tự docủa Tổ quốc trong mọi tình huống Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề mà các thếlực thù địch trong và ngoài nước ra sức xuyên tạc, nhằm chống phá cách mạngViệt Nam Chúng cho rằng nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của Đảng và Nhànước ta đang thực hiện mục đích chỉ là để giữ vững vai trò lãnh đạo, cầmquyền đất nước và xã hội của một số cán bộ chủ chốt Lấy đó làm lý do đểtuyệt đối hóa, đề cao nhiệm vụ củng cố quốc phòng, an ninh bảo vệ Tổ quốc,xem nhẹ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội Nguy hiểm hơn nữa các thế lực thùđịch còn xuyên tạc Đảng, Nhà nước ta tập trung quá nhiều nhân lực và vật lựccho xây dựng Quân đội Nhân dân và công an Nhân dân, ảnh hưởng tiêu cựcđến đời sống của Nhân dân vốn đã nhiều khó khăn, thiếu thốn; đồng thời, làmnảy sinh tiêu cực như tham nhũng, lãng phí làm cho đất nước rơi vào tình trạngnghèo nàn, lạc hậu
Bên cạnh đó các thế lực thù địch còn thực hiện âm mưu “phi chính trịhóa” Quân đội Chúng đưa ra quan điểm như: “Quân đội nên trung lập, đứngngoài chính trị” và “chỉ tuân theo pháp luật” như quân đội các nước phươngTây Đồng thời, phủ nhận, xuyên tạc, bản chất cách mạng, truyền thống tốtđẹp của Quân đội nhân dân; vu cáo, nói xấu, bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo,chỉ huy cao cấp của Quân đội, tạo ra sự nghi ngờ, gây tâm lý hoang mang, dưluận xấu trong Nhân dân, làm xói mòn niềm tin của Nhân dân vào đường lốiquân sự, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc của Đảng Do vậy cần phải phát huy
Trang 24vai trò của quần chúng nhân dân trong xây dựng nền QPTD hiện nay theo tưtưởng Hồ Chí Minh để đấu tranh làm thất bại âm mưu thủ đoạn chống phá củacác thế lực thù địch, bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
Hai là, phát huy vai trò của Nhân dân trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và gắn liền với xây dựng đất nước về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội
Nền QPTD phải luôn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý củaNhà nước Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với sự nghiệpquốc phòng, bảo vệ Tổ quốc Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam lànhân tố quyết định bản chất cách mạng, toàn dân, toàn diện và sức mạnh củaquốc phòng Việt Nam Trong mọi điều kiện, hoàn cảnh, mọi tình huống, phảikiên quyết giữ vững sự lãnh đạo của Đảng, bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân
và chế độ XHCN
Đảng lãnh đạo quốc phòng bằng cương lĩnh, đường lối, chiến lược, cácđịnh hướng về chủ trương, chính sách trong lĩnh vực quốc phòng Nhà nướcthể chế hóa sự lãnh đạo của Đảng bằng hệ thống pháp luật và các văn bản quyphạm pháp luật có liên quan Đảng lãnh đạo quốc phòng thông qua các tổchức Đảng và đội ngũ đảng viên Bên cạnh đó, thực hiện cơ chế lãnh đạoquốc phòng; quy định chức năng, nhiệm vụ của cấp ủy đảng các cấp từ Trungương đến cơ sở; lãnh đạo tiến hành công tác đảng, công tác chính trị trong xâydựng, hoạt động của nền QPTD
Xây dựng nền QPTD phải gắn với quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xãhội của đất nước Kinh tế xã hội có phát triển ổn định mới có đủ tiềm lực để xâydựng nền QPTD Do vậy có thể khẳng định xây dựng nền QPTD luôn luôn đặtdưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước Mọi hoạt động trong quátrình xây dựng nền QPTD phải được triển khai đồng bộ từ Trung ương đếnđịa phương và phải được quản lý, kiểm tra, giám sát chặt chẽ của chính quyền
Trang 25các cấp Phải gắn chặt giữa quốc phòng an ninh và xây dựng phát triển kinh tế
xã hội của đất nước Văn kiện Đại hội XIII đã chỉ rõ “Giữ vững và tăngcường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý tậptrung thống nhất của Nhà nước đối với Quân đội nhân dân, Công an nhân dân
và sự nghiệp quốc phòng, an ninh” [15, tr.160]
Ba là, nội dung và yêu cầu phát huy vai trò của Nhân dân trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân
* Nội dung phát huy vai trò của Nhân dân trong xây dựng nền QPTD
Giáo dục nâng cao nhận thức của các chủ thể, các tổ chức, các lực lượng về vai trò của Nhân dân trong xây dựng nền QPTD Đây là vấn đề có
ý nghĩa quan trọng hàng đầu để thực hiện chiến lược bảo vệ Tổ quốc “từsớm, từ xa” Bởi vì chỉ khi nào các chủ thể, các tổ chức, các lực lượng thấmnhuần truyền thống yêu nước, có lòng tự hào, tự tôn dân tộc; thấy rõ đượcgiá trị của hòa bình, độc lập; nhận diện rõ những âm mưu, hành động chốngphá của các thế lực thù địch, mới nêu cao ý thức, trách nhiệm, tích cực, chủđộng tham gia vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, tạo nên sức mạnh to lớn đểngăn chặn, đẩy lùi mọi nguy cơ chiến tranh, xung đột Vì vậy, phải đẩymạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm củacác chủ thể, các tổ chức, các lực lượng đối với nhiệm vụ tăng cường quốcphòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc
Nâng cao nhận thức trách nhiệm của toàn thể Nhân dân đối với nhiệm
vụ xây dựng nền QPTD Nhân dân vừa là chủ thể vừa là mục tiêu và động lực
to lớn trong quá trình xây dựng nền QPTD, do đó việc nâng cao nhận thứctrách nhiệm của toàn thể Nhân dân đối với xây dựng nền QPTD có ý nghĩaquyết định đến thành công của quá trình xây dựng Chủ tịch Hồ Chí Minh đãtừng nói: “Tư tưởng đúng thì hành động mới khỏi sai lạc và mới làm trọnnhiệm vụ cách mạng”[43, tr.360] Có nhận thức đúng mới có hành động đúng
Trang 26Nhân dân chỉ có thể nắm rõ được chức năng, nhiệm vụ khi nhận thức đúngđắn vị trí, vai trò của Nhân dân trong xây dựng nền QPTD Từ đó mới có thểtrao đổi, thảo luận đưa ra những ý kiến đóng góp của cá nhân trong quá trìnhxây dựng nền QPTD Do đó việc nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàndân đối với nhiệm vụ xây dựng nền QPTD được chủ tịch Hồ Chí Minh đặcbiệt quan tâm chú trọng, coi đây là nhiệm vụ có ý nghĩa quyết định đến thànhcông hay thất bại của quá trình xây dựng nền QPTD.
Phát huy sức mạnh tổng hợp trong tham gia xây dựng nền QPTD Đây
là quan điểm xuyên suốt của chủ tịch Hồ Chí Minh trong quá trình xây dựngnền QPTD Nhân dân là lực lượng trực tiếp đóng góp sức người, sức của,nhân lực và vật lực để xây dựng nền QPTD Trong kháng chiến với các khẩuhiệu “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người” Trong thờibình các phong trào hành động cách mạng tiếp tục được thể hiện như “Tuổitrẻ xung kích bảo vệ Tổ quốc”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống vănhóa”, “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” đã tạo nên sức mạnh tổng hợp đánhbại mọi kẻ thù xâm lược Bên cạnh sức mạnh về vật chất, sức mạnh về tinhthần cũng vô cùng quan trọng, đó chính là sự đồng thuận của toàn dân với sựnghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh Sứcmạnh vật chất và sức mạnh tinh thần của Nhân dân là điều kiện tiên quyết đểxây dựng nền QPTD Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn “Cậu
bé chăm chỉ học hành trong nhà trường cũng là kháng chiến Anh dân cày càycuốc ngoài đồng ruộng, anh thợ cặm cụi trong nhà máy, chị bán hàng buônbán ngược xuôi, ông già xách giỏ đi câu cũng là kháng chiến Các công chức,các nhà văn, nhà báo mải miết trước bàn giấy, cạnh tủ sách cũng là khángchiến Các y sinh, khán hộ lăn lộn bên giường bệnh cũng là kháng chiến Cácnhà giàu có đem hết tài lực mở mang xưởng thợ, khai thác ruộng đất cũng làkháng chiến Đó là toàn dân kháng chiến”[38, tr.96]
Trang 27* Yêu cầu phát huy vai trò của Nhân dân trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân
Phải quan tâm giáo dục, giác ngộ, vũ trang cho toàn dân Quan tâm,
giác ngộ, động viên, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm củaNhân dân trong xây dựng nền QPTD Sức mạnh của Nhân dân chỉ được pháthuy và trở thành động lực to lớn khi họ được giác ngộ, giáo dục, bồi dưỡng
Vì vậy, lực lượng xây dựng nền QPTD là Nhân dân phải được tuyên truyền,giáo dục về nhiệm vụ, mục tiêu, mục đích của quá trình xây dựng nền QPTD.Như vậy, theo quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh, lực lượng toàn dân trướctiên phải được giác ngộ về nhiệm vụ, mục đích chính trị của chiến tranh, chỉkhi nào họ thấm nhuần mục đích và nội dung một cách sâu sắc thì mới có thểtiến hành xây dựng nền QPTD một cách toàn diện, mới huy động được mọilực lượng Nhân dân tham gia vào quá trình xây dựng
Bên cạnh đó phải vũ trang toàn dân, Nhân dân phải được huấn luyện,luyện tập các phương án tác chiến, tiến hành diễn tập ở các cấp độ khác nhau,phải biết sử dụng các vũ khí, khí tài quân sự Cùng với đó Nhân dân phảiđược tham gia, đóng góp, trao đổi, bàn bạc, thảo luận vào quá trình hoạchđịnh chủ trương, chính sách xây dựng nền QPTD của Đảng, Nhà nước trongcác thời kỳ cách mạng
Chăm lo bồi dưỡng sức dân, đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân Bồi dưỡng và nâng cao sức dân đó chính là vừa lo cho Nhân
dân có cuộc sống no đủ về vật chất, vừa phải nâng cao đời sống tinh thầncủa Nhân dân ngày càng phong phú, hun đúc nhiệt huyết cách mạng, tình yêu
Tổ quốc ngày một cao, niềm tin với chế độ ngày một lớn Trong Di chúc,Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Nhân dân lao động ta ở miền xuôi cũngnhư ở miền núi, đã bao đời chịu đựng gian khổ, bị chế độ phong kiến vàthực dân áp bức, bóc lột, lại kinh qua nhiều năm chiến tranh Tuy vậy, Nhân
Trang 28dân ta rất anh hùng, dũng cảm, hăng hái, cần cù Từ ngày có Đảng, Nhândân ta luôn đi theo Đảng, rất trung thành với Đảng”[53, tr.622] Do đó “Chínhsách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống củaNhân dân Nếu dân đói là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng vàChính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là
Đảng và Chính phủ có lỗi”[46, tr.518] Đảng và Chính phủ phải có kế hoạch
sẵn sàng, rõ ràng, chu đáo, để tránh khỏi bị động, thiếu sót và sai lầm Nóicách khác, tất cả mọi việc liên quan đến dân, dù nhỏ hay lớn, Đảng và Chínhphủ phải có trách nhiệm
Bên cạnh đó, bảo đảm và tạo điều kiện cả về vật chất và tinh thần choNhân dân, thực hiện tốt chính sách xã hội để có những điều kiện cần thiếtcho Nhân dân Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến lợi íchchính đáng của Nhân dân, không chỉ mong muốn, họ được tự do, hạnh phúc
mà Nhân dân còn phải có cuộc sống đầy đủ Khi Nhân dân được đảm bảođiều kiện vật chất và tinh thần thì sẽ phát huy tính tích cực, tự giác và sángtạo, cùng toàn Đảng, toàn quân tiến hành thắng lợi sự nghiệp cách mạng
Luôn gần dân, sát dân, hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân Chủ
tịch Hồ Chí Minh cho rằng cán bộ là người đem chính sách của Đảng, Nhànước và Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và tiến hành làm theo.Đồng thời, đem tình hình của quần chúng nhân dân báo cáo cho Đảng, Nhànước và Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng Để hoàn thành tráchnhiệm trước quần chúng nhân dân, theo Người, cán bộ, đảng viên phải đượcdân tin, dân yêu, dân phục Muốn vậy, trước hết mỗi cán bộ, đảng viên biết yêudân, kính dân, gần dân để hiểu dân; gắn bó với thực tiễn cơ sở, phải gươngmẫu làm trước để dân hiểu và làm theo Gần dân, hiểu dân, sát dân, chính làbằng những hành động thiết thực, những việc làm cụ thể đem lại lợi ích choNhân dân, tận tụy hết lòng quan tâm, chăm lo đời sống Nhân dân Như vậy để
Trang 29phát huy được sức mạnh to lớn của quần chúng nhân dân trong tham gia xâydựng nền QPTD, cần quan tâm, chăm lo, gần dân, sát dân, hiểu rõ tâm tư,nguyện vọng của Nhân dân.
Phải chống quan liêu, xa rời quần chúng nhân dân Trong suốt quá
trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn quan tâm và giải quyết mối quan hệmật thiết giữa Nhân dân với Đảng Chính quá trình đó đã xây dựng nên mốiquan hệ máu thịt giữa Đảng với Nhân dân, trong đó, cán bộ, đảng viên vừa
là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của Nhân dân Và trongnhiệm vụ của người đảng viên, nhiệm vụ quan trọng bậc nhất là phải giữmối liên hệ mật thiết, thường xuyên với Nhân dân Ngược lại, nếu đội ngũcán bộ quan liêu, xa rời quần chúng nhân dân sẽ dẫn đến hậu quả khônlường, làm cho một số cán bộ, đảng viên tha hóa, biến chất, không xứngđáng với vai trò lãnh đạo và càng không làm tròn sứ mệnh là người đầy tớthật trung thành của Nhân dân
Biểu hiện của căn bệnh này đó là việc thiếu kiểm tra, đôn đốc, khôngsâu sát, nắm chắc tình hình cơ sở, vì thế mắc vào bệnh xa quần chúng, bàngiấy, dẫn đến lý luận suông, xây dựng kế hoạch thực hiện không sát vớithực tế Đó còn là biểu hiện ở cách làm việc quan cách, cửa quyền, háchdịch, thiếu dân chủ, theo kiểu đóng cửa làm kế hoạch, hoặc chỉ biết mệnhlệnh hành chính Không quan tâm, không lắng nghe nguyện vọng của Nhândân, không làm cho dân hiểu, dân theo, gây bức xúc, giảm lòng tin củaNhân dân vào Đảng, Nhà nước
Bốn là, hình thức, biện pháp phát huy vai trò của Nhân dân trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân
Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, thuyết phục vận động quần chúng nhân dân, làm tốt công tác dân vận Đây là hình thức, biện pháp
quan trọng để phát huy vai trò của Nhân dân trong xây dựng nền QPTD Bởi
Trang 30vì có nhận thức đúng mới có hành động đúng, từ đó giúp chủ thể thực hiện tốtchức năng, nhiệm vụ được giao Hệ thống chính trị, cấp ủy đảng, chính quyềnđịa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, quán triệt, để nâng caonhận thức, trách nhiệm cho Nhân dân; giúp Nhân dân nhận thức đúng đắn,đầy đủ về quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhànước về nhiệm vụ xây dựng nền QPTD.
Bằng những nội dung, hình thức biện pháp tuyên truyền đa dạng, linhhoạt giúp cho Nhân dân có nhận thức đúng đắn, qua đó tạo sự chuyển biếntích cực về hành động trong tham gia xây dựng nền QPTD Làm tốt công tácvận động quần chúng, trực tiếp bám sát Nhân dân nắm tâm tư, nguyện vọngcủa quần chúng nhân dân; hướng dẫn, giúp đỡ Nhân dân trong tham gia pháttriển kinh tế xã hội và xây dựng nền QPTD, bảo vệ Tổ quốc
Phát huy vai trò của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các cấp, các ngành trong phát huy vai trò của Nhân dân Đây là nội dung có ý nghĩa
quan trọng trong xây dựng nền QPTD Cần phát huy vai trò của các tổ chức,nhất là tổ chức đảng, tổ chức chỉ huy, vai trò của đội ngũ cán bộ các cấp trong
tổ chức học tập, quán triệt tuyên truyền sâu rộng các nội dung chủ yếu trongxây dựng nền QPTD đến quần chúng nhân nhân Các tổ chức quần chúng cóvai trò quan trọng trong vận động Nhân dân tham gia xây dựng nền QPTD.Theo chức năng và nhiệm vụ của mình, các tổ chức đoàn thể tham mưu đềxuất với cấp ủy, lãnh đạo những nội dung, biện pháp, hình thức tổ chức phùhợp đối với phát huy vai trò của Nhân dân trong xây dựng nền QPTD
Tổ chức tốt các phong trào hành động cách mạng Phát huy vai trò
của Nhân dân thông qua các phong trào hành động cách mạng, phong tràothi đua yêu nước Đây là nội dung quan trọng góp phần khích lệ, động viênNhân dân hăng hái tham gia xây dựng nền QPTD Trên cơ sở giáo dục vềđường lối, nhiệm vụ, xây dựng ý chí quyết tâm phải phát động các phong
Trang 31trào hành động cách mạng để phát huy vai trò của Nhân dân trong xây dựngnền QPTD Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, dưới sự lãnh đạotài tình của Đảng các phong trào hành động cách mạng như “Thanh niên basẵn sàng”, “Phụ nữ ba đảm đang”, “Thóc không thiếu một cân, quân khôngthiếu một người” hay “Xe chưa qua nhà không tiếc” đã trở thành nhữngphong trào lôi cuốn đông đảo quần chúng nhân dân tham gia, đóng góp sứcngười, sức của cho sự nghiệp kháng chiến kiến quốc; làm nên những thắnglợi to lớn của cách mạng Việt Nam.
Phát huy vai trò của Quân đội Nhân dân trong xây dựng thế trận lòng dân, vận động Nhân dân tham gia xây dựng nền QPTD Sinh thời, Hồ Chí
Minh cho rằng không có Nhân dân thì không có bộ đội, Quân đội ta là quânđội Nhân dân, do dân đẻ ra, vì dân mà chiến đấu, yêu nước, yêu dân, cho nên
hy sinh kham khổ Trong chiến tranh gian khổ, quân đội luôn được Nhân dânđùm bọc, che chở Trong thời bình, quân đội tiếp tục được Nhân dân tin yêu,giúp đỡ trong mọi hoạt động như huấn luyện, tăng gia sản xuất, chuẩn bị sẵnsàng chiến đấu vì bình yên của Tổ quốc
Quân đội Nhân dân Việt Nam là lực lượng nòng cốt trong bảo vệ Tổquốc và trong xây dựng “thế trận lòng dân” Lực lượng trực tiếp giúp đỡNhân dân phát triển sản xuất, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.Luôn là lực lượng đi đầu trong phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai,thảm họa, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, chống phá của các thế lực thùđịch, nhất là ở các địa bàn chiến lược, trọng yếu về quốc phòng, an ninh; giữvững bản chất, truyền thống, phẩm chất tốt đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ”, tăngcường mối quan hệ mật thiết quân - dân, tạo niềm tin của Nhân dân đối vớiĐảng, Nhà nước, Quân đội và chế độ XHCN Do đó có thể khẳng định pháthuy vai trò của Quân đội Nhân dân trong xây dựng thế trận lòng dân, vận độngNhân dân tham gia xây dựng nền QPTD có ý nghĩa quan trọng và vai trò thenchốt trong quá trình xây dựng nền QPTD hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Trang 321.1.3 Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy vai trò Nhân dân trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân
* Giá trị lý luận
Một là, tư tưởng Hồ Chí Minh góp phần bổ sung, khẳng định giá trị truyền thống yêu nước tốt đẹp của dân tộc
Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, Nhân dân Việt Nam
đã hun đúc nên các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc đó là: Ý thức chủquyền quốc gia dân tộc, tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường, bất khuất, tinhthần tương thân, tương ái, nhân văn, nhân đạo, cố kết cộng đồng dân tộc; thủychung, khoan dung độ lượng; thông minh sáng tạo Hồ Chí Minh kế thừa, bổsung, bồi đắp và phát triển lên một một tầm cao mới, từ đó phát huy nhữnggiá trị tốt đẹp của truyền thống dân tộc Việt Nam để xây dựng nền QPTDvững mạnh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc
Từ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, Hồ Chí Minh vận dụng mộtcách sáng tạo trong xây dựng, sử dụng lực lượng, các hình thức, biện phápkhác nhau xong vẫn đem lại hiệu quả và đạt được mục đích cao cả đó là độclập cho Tổ quốc, ấm no, tự do, hạnh phúc cho Nhân dân Tư tưởng Hồ ChíMinh là động lực mạnh mẽ cho sự trường tồn và phát triển của truyền thốngtốt đẹp của dân tộc Tư tưởng của Người về phát huy vai trò của Nhân dântrong xây dựng nền QPTD đã tiếp tục bồi đắp, nâng lên tầm cao mới các giátrị truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Hai là, góp phần làm phong phú lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò của quần chúng nhân dân trong cách mạng vô sản
Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy vai trò của quần chúng nhân dântrong xây dựng nền QPTD hình thành trên cơ sở vận dụng trung thành, sángtạo chủ nghĩa Mác - Lênin trong điều kiện mới Trong điều kiện một nướcthuộc địa nửa phong kiến, tồn tại những mâu thuẫn đặc thù không giống các
Trang 33nước phương Tây, Hồ Chí Minh đã vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩaMác - Lênin vào cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lược và đã giành đượcnhững thắng lợi vẻ vang cho cách mạng Việt Nam
Cùng với sự vận dụng sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin về vai tròcủa quần chúng nhân dân trong cách mạng vô sản vào Việt Nam, chủ tịch HồChí Minh đã góp phần làm phong phú thêm lý luận chủ nghĩa Mác - Lênintrong điều kiện mới Người đưa ra những quan điểm, luận điểm về tổ chức,phương pháp, cách thức xây dựng nền QPTD phù hợp trong từng thời kỳ,từng giai đoạn lịch sử, để giành thắng lợi cho cách mạng Việt Nam Các quanđiểm đó cho thấy mọi hoạt động quân sự phải dựa vào dân, phát huy và khơinguồn sức mạnh to lớn trong Nhân dân để tiến hành đấu tranh giành độc lậpdân tộc và thống nhất đất nước
Ba là, là cơ sở lý luận, nền tảng tư tưởng để Đảng ta hoạch định chủ
trương, đường lối lãnh đạo, chỉ đạo phát huy vai trò của Nhân dân trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của quần chúng nhân dân trong xâydựng nền QPTD đã trở thành kim chỉ nam định hướng cho mọi hoạt động củaĐảng Trên cơ sở tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng đã đề ra nhiềuchủ trương, biện pháp sáng tạo để phát huy sức mạnh to lớn của quần chúngnhân trong quá trình xây dựng nền QPTD Tư tưởng của Người đã trở thànhcẩm nang quý giá để Đảng xây dựng đường lối quốc phòng, an ninh; hoạchđịnh các chiến lược, sách lược trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, trên cơ sở nềntảng sức mạnh to lớn của quần chúng nhân dân
Trong thực tiễn các giai đoạn của lịch sử, Đảng luôn đề ra những chủtrương, biện pháp nhằm phát huy vai trò của quần chúng nhân dân trong xâydựng nền QPTD Từ đó sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc luôn nhậnđược sự quan tâm, đồng tình ủng hộ của quảng đại quần chúng nhân dân
Trang 34Trong giai đoạn hiện nay, tình hình quốc tế, khu vực đang có nhiều diễn biếnphức tạp, đất nước đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức Hơnbao giờ hết sự nghiệp xây dựng nền QPTD cần phải được xây dựng và củng
cố vững chắc Thực tiễn đã chứng minh nhờ có tư tưởng Hồ Chí Minh soisáng mà Đảng đã đề ra nhiều chủ trương, biện pháp đúng đắn để phát huy vaitrò của quần chúng nhân trong sự nghiệp xây dựng nền QPTD, góp phần thựchiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới
to lớn của Nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Nhân dân
đã trở thành một nhân tố quyết định làm nên những thắng lợi to lớn của cáchmạng Việt Nam
Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh
đã có những chủ trương, sách lược đúng đắn, quy tụ, tập hợp, giáo dục, rènluyện Nhân dân; phát huy sức mạnh to lớn của Nhân dân làm nên thắng lợicách mạng Tháng Tám vẻ vang, lật đổ đế quốc, phong kiến, giành chính quyềncách mạng về tay Nhân dân, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.Đây là tiền đề quan trọng lý giải tính đúng đắn của tư tưởng Hồ Chí Minh vềvai trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp xây dựng nền QPTD sau này
Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, đất nước lại rơi vào tìnhthế “ngàn cân treo sợi tóc”, cùng một lúc phải đối phó với giặc đói, giặc dốt
Trang 35và giặc ngoại xâm Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi: “Bất kì đàn ông, đàn bà,bất kì người già, người trẻ, không phân chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc Hễ
là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc”[40, tr.534] Dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng ta và Chủ tịch
Hồ Chí Minh, cách mạng Việt Nam đã vượt qua khó khăn thử thách, liêntiếp giành được những thắng lợi to lớn, đỉnh cao là thắng lợi của chiến dịchĐiện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, đánh dấu sự sụp đổhoàn toàn của chế độ thực dân cũ, giải phóng hoàn toàn miền Bắc, tiến lênxây dựng CNXH, trở thành hậu phương vững chắc tiếp tục cung cấp sứcngười, sức của cho miền Nam với tinh thần “tất cả vì miền Nam thân yêu, tất
cả cho đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược” Trong cuộc kháng chiến chống
Mỹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Nhiệm vụ quan trọng nhất củachúng ta là xây dựng nền tảng vật chất và kĩ thuật của CNXH, đưa miền Bắctiến dần lên CNXH có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có văn hóa và
khoa học tiên tiến”[49, tr.412] Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ
Chí Minh, sức mạnh to lớn của Nhân dân, sự đồng tâm, nhất trí của quândân cả hai miền Nam - Bắc tiếp tục được phát huy cao độ, trở thành sứcmạnh để đất nước ta đánh bại đế quốc Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai, giảiphóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước Thắng lợi vĩ đại của dântộc càng cho thấy giá trị thực tiễn to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh trongphát huy vai trò của quần chúng nhân dân trong xây dựng nền QPTD và bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của quần
chúng nhân dân trong xây dựng nền QPTD là chân lý hết sức đúng đắn, đã gópphần làm nên thắng lợi to lớn của cách mạng Việt Nam Nhân dân đã trở thànhmột lực lượng có sức mạnh to lớn trong sự nghiệp xây dựng nền QPTD Đây làbài học quý giá, là cẩm nang cho toàn Đảng, toàn dân ta trong thời kỳ mới
Trang 36Hai là, góp phần quan trọng phát huy sức mạnh của toàn dân cho sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Nhân dân là lực lượngquan trọng nhất, to lớn nhất có sức mạnh nhất Người đặt Nhân dân ở vị trítrung tâm, sánh cùng trời, đất và xác định rõ không có gì quý bằng Nhân dân;không có gì mạnh bằng sức mạnh đoàn kết của Nhân dân và cũng không có gìchống được dân chúng - “Dân khí mạnh thì quân lính nào, súng ống nào cũngkhông chống lại” [36, tr.297] Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn Chủ tịch
Hồ Chí Minh đi đến khẳng định một nguyên lý sâu sắc: Có dân là có tất cả,mất dân là mất hết, “Ta được lòng dân thì ta không sợ gì cả Nếu không đượclòng dân thì ta không thể làm tốt công tác” [51, tr.142] Nhân dân không chỉđóng góp tài lực, vật lực để giúp đỡ cán bộ, đảng viên và tổ chức cách mạng,
mà còn để tổ chức và giải quyết thắng lợi nhiệm vụ của các phong trào cáchmạng Trong tiến trình của cách mạng Việt Nam, ở mỗi giai đoạn lịch sử cónhững phong trào khác nhau nhằm giải quyết nhiệm vụ đặt ra Các phong tràođược tổ chức thành công đều có sự đóng góp rất lớn của Nhân dân Tư tưởngcủa Người về phát huy sức mạnh của toàn dân cho sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc có ý nghĩa chiến lược đối với cách mạng Việt Nam Đây là cơ sở
để xây dựng nền QPTD vững mạnh bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền,thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia, dân tộc trước âm mưu chốngphá của các thế lực thù địch
Ba là, góp phần quan trọng phát huy sức mạnh của toàn dân cho sự nghiệp đổi mới đất nước và là cơ sở để đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minhluôn quán triệt quan điểm quần chúng nhân dân là người làm nên lịch sử; cáchmạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân; Nhân dân là gốc của đất nước,
Trang 37là cơ sở của mọi thắng lợi, là lực lượng tạo ra mọi của cải vật chất và tinh
thần trong xã hội Trong tác phẩm Đường Kách mệnh (1927), Người viết:
“chỉ ước ao sao đồng bào xem rồi thì nghĩ lại, nghĩ rồi thì tỉnh dậy, tỉnh rồi thìđứng lên đoàn kết nhau mà làm cách mệnh”[37, tr.283]
Với Chủ tịch Hồ Chí Minh cách mạng là sự nghiệp của quần chúngnhân dân do vậy Đảng đã đoàn kết mọi lực lượng để thực hiện nhiệm vụ cáchmạng và sự nghiệp đổi mới đất nước Qua đó đấu tranh làm thất bại mọi âmmưu chống phá khối đại đoàn kết toàn dân tộc của các thế lực thù địch Trongcông cuộc đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay, Đảng, Nhà nước luôn vậndụng sáng tạo tư tưởng của Người về phát huy vai trò sức mạnh to lớn củaNhân dân trong xây dựng nền QPTD Đây là vấn đề nhất quán xuyên suốt, lànhân tố quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc trong thời kỳ mới
Trong cương lĩnh năm 1991 của Đảng đã nhấn mạnh và chỉ rõ củng cốquốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyêncủa toàn thể quần chúng nhân dân và của Nhà nước Đại hội XIII Đảng ta tiếptục nhấn mạnh: “Sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố, dân chủXHCN tiếp tục được phát huy Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể Nhân dântiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, vận động đông đảo Nhândân tham gia các phong trào thi đua yêu nước, phát huy ngày càng tốt hơn vaitrò đại diện quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên vànhân dân [13, tr.70]
Như vậy, có thể khẳng định vai trò của quần chúng nhân dân trong sựnghiệp xây dựng nền QPTD nói riêng, sự nghiệp đổi mới đất nước nói chung
là vô cùng quan trọng Sức mạnh của quần chúng nhân dân là sức mạnh vôđịch góp phần to lớn thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược của cáchmạng Việt Nam đó là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Trang 381.2 Quan niệm và tiêu chí đánh giá phát huy vai trò của Nhân dân trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
1.2.1 Quan niệm phát huy vai trò của Nhân dân trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Phát huy theo nghĩa chung nhất, được hiểu là quá trình “làm cho cáihay, cái tốt tỏa tác dụng và tiếp tục nảy nở thêm Phát huy ưu điểm Dân chủđược phát huy Phát huy đầy đủ tác dụng” [68, tr.742] Như vậy phát huy làquá trình khơi dậy, thúc đẩy những cái hay, cái tốt vốn có tiềm tàng trong mọi
sự vật, hiện tượng, làm cho những cái hay, cái tốt đó ngày càng bộ lộ rõ rànghơn, sâu sắc hơn và lan tỏa rộng rãi hơn
Phát huy vai trò là tổng hợp các hoạt đông nhằm gia tăng tính chất,mức độ, khả năng đóng góp các nguồn lực cho sự nghiệp xây dựng nềnQPTD Những hoạt động này, do chủ thể là Đảng Cộng sản Việt Nam và Hệthống chính trị tác động vào Nhân dân để huy động nguồn lực về vật chất vàtinh thần làm cho họ phát huy hết khả năng và sức mạnh tổng hợp đóng góp
và quá trình xây dựng nền QPTD và sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Trên cơ sở các khái niệm đã được trình bày như trên, tác giả đưa raquan niệm phát huy vai trò của Nhân dân trong xây dựng nền QPTD hiện naytheo tư tưởng Hồ Chí Minh như sau:
Là tổng thể các hoạt động của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, quản lý của Nhà nước để vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy vai trò của Nhân dân nhằm khơi dậy, quy tụ, phát huy lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí, niềm tin, quyết tâm của Nhân dân, tạo thành sức mạnh tổng hợp để xây dựng nền QPTD vững mạnh đáp ứng yêu cầu bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN theo quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trang 39Mục đích của phát huy là nhằm huy động tối đa tiềm năng, sức mạnh
của Nhân dân tham gia vào xây dựng nền QPTD vững mạnh để bảo vệ vữngchắc Tổ quốc Sức mạnh của quần chúng nhân dân là sức mạnh to lớn, tiềmlực của Nhân dân là vô tận Khơi dậy và phát huy được sức mạnh và tiềmlực to lớn của Nhân dân là điều kiện tiên quyết để xây dựng củng cố nềnQPTD, là cơ sở quan trọng để thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ của cáchmạng Việt Nam, đó là xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt NamXHCN; đưa đất nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc trên con đường
mà Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định, qua đó nâng cao vị thế củađất nước với bạn bè trên thế giới
Chủ thể phát huy là cả hệ thống chính trị, gồm Đảng, Nhà nước, Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên; Nhân dân và lực lượng vũtrang cả nước Trong đó, Đảng Cộng sản Việt Nam là chủ thể lãnh đạo pháthuy, Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là chủ thể quản lý, điều hành.Đảng đề ra các chủ trương, chính sách các chỉ thị Nghị quyết liên quan đến xâydựng nền QPTD Nhà nước quản lý điều hành bằng các văn bản quy phạm phápluật, bảo đảm cho các chỉ thị, Nghị quyết đi vào thực tiễn cuộc sống của Nhândân Mặt trận tổ quốc, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội tập hợp, quy tụ Nhândân đưa Nhân dân vào các phong trào hành động cách mạng Lực lượng vũ trang
là lực lượng nòng cốt để Nhân dân phát huy vai trò trong xây dựng nền QPTD
Đối tượng phát huy là toàn thể Nhân dân Việt Nam, gồm cả Nhân dân
trong nước và đồng bào ta ở nước ngoài Quá trình phát huy vai trò của Nhândân trong tham gia xây dựng nền QPTD hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
là quá trình lâu dài, khó khăn và phức tạp đòi, hỏi phát huy sức mạnh củaNhân dân cả trong nước và ngoài nước Nhân dân trong nước là lực lượngthường xuyên và trực tiếp tiến hành quá trình xây dựng nền QPTD Bên cạnh
đó kiều bào ở nước ngoài có những đóng góp vô cùng to lớn đối với quá trình
Trang 40xây dựng nền QPTD Theo thống kê của Bộ tài chính từ năm 1986 đến 2022
đã có hơn 200 tỷ đô la được kiều hối chuyển về Việt Nam Đây là nguồn lựctài chính quan trọng để Đảng, Nhà nước ta huy động trong phát triển kinh tế
xã hội và củng cố quốc phòng an ninh
Nội dung phát huy, phát huy vai trò của Nhân dân cả nguồn lực vật chất
và nguồn lực tinh thần Đối với nguồn lực vật chất đó là quá trình đóng gópsức người, sức của cho quá trình xây dựng nền QPTD Đối với nguồn lực tinh
thần cần phải tích cực giáo dục chủ nghĩa yêu nước, truyền thống đấu tranh
giữ nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, tinh thần độc lập tự chủ, tự lực, tựcường; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của Nhân dân; củng cố lòng tin củaNhân dân đối với Đảng, Nhà nước, Quân đội và chế độ XHCN; nâng cao ýthức trách nhiệm của mọi người dân; xây dựng ý chí quyết tâm của toànĐảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị trong xây dựng nền QPTD.Thông qua các cơ sở giáo dục từ Trung ương đến địa phương, các tổ chức cáclực lượng cần giáo dục nâng cao chủ nghĩa yêu nước, truyền thống dân tộccho mọi tầng lớp, chú trọng quan tâm đến đối tượng thanh niên Bên cạnh đóphải xây dựng niềm tin, ý chí của các chủ thể, các lực lượng về thành côngcủa việc phát huy vai trò Nhân dân trong xây dựng nền QPTD hiện nay theo
tư tưởng Hồ Chí Minh, qua đó củng cố niềm tin của Nhân dân với Đảng, niềmtin về thắng lợi của con đường đi lên xây dựng CNXH ở nước ta
Hình thức, biện pháp phát huy, sử dụng tổng hợp và kết hợp chặt chẽ
các hình thức, biện pháp tuyên truyền, giáo dục; tập trung vào các nội dung,biện pháp thường xuyên, trực tiếp để quy tụ, tập hợp, khơi dậy, phát huy cácnhân tố tạo nên “thế trận lòng dân”; định hướng, dẫn dắt, động viên, cổ vũ,các nhân tố trong xây dựng nền QPTD, tạo nền tảng vững chắc để bảo vệ Tổquốc Xây dựng các tổ chức, cơ quan; xác định trách nhiệm của các lực lượngtrong quá trình phát huy vai trò của Nhân dân trong xây dựng nền QPTD