1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Tiểu luận Đổi mới hoạt Động, phát huy vai trò của quốc hội việt nam trong giai Đoạn mới

54 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đổi mới hoạt động, phát huy vai trò của Quốc hội Việt Nam trong giai đoạn mới
Chuyên ngành Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Thể loại Tiểu luận
Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 62,81 KB

Nội dung

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUỐC HỘI VIỆT NAM 1.1. Vị trí, chức năng của Quốc hội Việt Nam 1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội Việt Nam II. ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG, PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA QUỐC HỘI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN MỚI 2.1. Sự cần thiết phải đổi mới hoạt động, phát huy vai trò của Quốc hội Việt Nam trong giai đoạn mới 2.2. Một số giải pháp đổi mới hoạt động, phát huy vai trò của Quốc hội Việt Nam trong giai đoạn mới

Trang 1

II ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG, PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA

QUỐC HỘI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN MỚI

22

2.1 Sự cần thiết phải đổi mới hoạt động, phát huy vai

trò của Quốc hội Việt Nam trong giai đoạn mới

22

2.2 Một số giải pháp đổi mới hoạt động, phát huy vai

trò của Quốc hội Việt Nam trong giai đoạn mới

34

Trang 2

Tổ quốc.

Quốc hội các khóa đã luôn nắm vững đường lối, quanđiểm và các chủ trương, chính sách của Đảng để thể chế hoáthành luật pháp và vận dụng đúng đắn vào các hoạt động củaQuốc hội Đó là kết quả của sự gắn bó mật thiết giữa Quốc hộivới nhân dân, nắm bắt đúng tâm tư, nguyện vọng của nhândân; lắng nghe và tiếp nhận các ý kiến, kiến nghị xác đángcủa cử tri và giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri, làmcho Quốc hội thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất, đại diệncho ý chí và nguyện vọng của nhân dân

Là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quanquyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam, Quốc hội cần phát huy những thành tựu vàkinh nghiệm của suốt 78 năm qua, tiếp tục đổi mới, nâng caohơn nữa chất lượng và hiệu quả hoạt động để đáp ứng tốtnhất yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của đất nước trong giai đoạnmới

Trang 3

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng

xác định: “Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, bảo đảm Quốc hội thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất Đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, phát huy dân chủ, pháp quyền, tăng tính chuyên nghiệp trong

tổ chức và hoạt động của Quốc hội, trong thực hiện chức năng lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao” Yêu

cầu của sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá,xây dựng và bảo vệ đất nước trong giai đoạn mới theo tinhthần của Cương lĩnh chính trị, Chiến lược phát triển kinh tế -

xã hội, Báo cáo chính trị cùng các văn kiện quan trọng khác

mà Đại hội XIII của Đảng vừa quyết định đang đặt ra cho toànĐảng, toàn dân và toàn quân ta những nhiệm vụ nặng nềnhưng rất vẻ vang Xuất phát từ vị trí, vai trò, chức năngnhiệm vụ và yêu cầu xây dựng Quốc hội trong giai đoạn mới

và những kiến thức được trang bị qua môn học Nhà nước Pháp

quyền xã hội chủ nghĩa, học viên chọn chủ đề “Đổi mới hoạt động, phát huy vai trò của Quốc hội Việt Nam trong giai đoạn mới” làm tiểu luận môn học.

Trang 4

Trong cao trào đấu tranh giải phóng, dưới sự lãnh đạocủa Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứngđầu, ngày 16-8-1945, “Đại hội đại biểu quốc dân”, đã đượctriệu tập tại Tân Trào (Tuyên Quang) Đại hội đã thay mặttoàn dân nhất trí tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa củaĐảng Cộng sản Đông Dương, thông qua 10 chính sách lớn củaMặt trận Việt Minh (cụ thể hóa đường lối đối nội và đối ngoạicủa Đảng ngay sau khi giành được chính quyền), cử ra Ủy banDân tộc giải phóng (tức Chính phủ lâm thời) lãnh đạo toàndân giành chính quyền và xây dựng chế độ mới Quốc dân Đạihội Tân Trào chẳng những góp phần quan trọng tạo nên thắnglợi của Cách mạng tháng 8-1945 mà Nghị quyết của Quốc dânĐại hội Tân Trào còn tạo ra những cơ sở cho sự hình thành và

ra đời của một thể chế Nhà nước mới, đặt nền móng cho cuộcTổng tuyển cử bầu Quốc hội và xây dựng Hiến pháp đầu tiêncủa Việt Nam (1946), hình thành Nhà nước dân chủ nhân dânđầu tiên ở Đông Nam Á

Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủlâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước ViệtNam Dân chủ Cộng hòa

Trang 5

Ngày 8-9-1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước ViệtNam Dân chủ Cộng hòa ra Sắc lệnh số 14/SL về cuộc Tổngtuyển cử bầu Quốc hội và những sắc lệnh khác để xúc tiếnviệc chuẩn bị cho cuộc Tổng tuyển cử và dự thảo Hiến pháp.

Ngày 6-1-1946 cuộc Tổng tuyển cử lần đầu tiên trong cảnước Tất cả công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên không phânbiệt nam nữ, giàu nghèo, dân tộc, tôn giáo, chính kiến đãtham gia cuộc Tổng tuyển cử, tự do lựa chọn người đại diệncho mình vào Quốc hội

Ngày 9-11-1946 Quốc hội đã biểu quyết thông qua bảnHiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Quốc hội Việt Nam là một cơ quan trọng trong hệ thốngchính trị Việt Nam, là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dânViệt Nam và là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất củanước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Từ khi ra đời đến nay, với tư cách là cơ quan quyền lựcNhà nước cao nhất, Quốc hội Việt Nam đã đóng góp tích cựcvào sự nghiệp phát triển chung của dân tộc Do hoàn cảnhđặc thù của đất nước, trong nhiều thập kỷ, đặc biệt là 30 nămđầu (1946- 1975) cùng với việc xây dựng chế độ dân chủ củaNhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Quốc hội đã cùng vớiChính phủ đề ra các chủ trương chính sách, tổ chức và độngviên toàn dân “kháng chiến, kiến quốc” giành thắng lợi tronghai cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và thống nhất Tổquốc Chế độ dân chủ mới đã được củng cố và ngày cànghoàn thiện Trên nền tảng tư tưởng cốt lõi của Hiến pháp năm

1946 “Tất cả quyền lực trong nước Việt Nam Dân chủ Cộnghòa đều thuộc về nhân dân Nhân dân sử dụng quyền lực của

Trang 6

mình thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp donhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân”, Quốchội đã thông qua các Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm

1980 và Hiến pháp năm 1992 kế thừa và hoàn thiện Nhà nước

do dân, vì dân phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của đất nước.Nhiều đạo luật quan trọng đã được Quốc hội ban hành nhằmthể chế hoá quyền làm chủ của nhân dân và thực hiện quản lý

xã hội theo Hiến pháp và pháp luật Quốc hội đã đề ra các chủtrương, chính sách lớn có liên quan đến quốc kế dân sinh,quyết định về ngân sách quốc gia, về phát triển kinh tế - xãhội, văn hoá, giáo dục, về chính sách dân tộc, về an ninh quốcphòng, về chính sách đối ngoại Quốc hội cũng đã thực hiệnquyền giám sát tối cao trong quá trình thực thi Hiến pháp vàluật, kiểm tra sự chỉ đạo điều hành của bộ máy Nhà nước trêncác lĩnh vực đời sống xã hội

* Vị trí của Quốc hội Việt Nam

Trong bộ máy nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam, quốc hội chiếm vị trí đặc biệt quan trọng Theo hiếnpháp năm 2013, ở nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân Nhândân có thể thực hiện quyền lực của mình bằng các biệnpháp dân chủ trực tiếp hoặc gián tiếp Bằng biện pháp dânchủ trực tiếp hoặc gián tiếp nhân dân bầu ra các cơ quanđại diện (Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp) để thựchiện quyền lực của mình Vì vậy, Quốc hội và hội đồng nhândân các cấp thường được gọi là cơ quan quyền lực nhà nước

Trong bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam, quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất

Trang 7

Nguyên tắc này được quy định trong các bản Hiến pháp năm

1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến phápnăm 1992 và đặc biệt trong Hiến pháp năm 2013 thì vai tròcủa quốc hội được tăng cường và phát triển hơn nữa trongviệc quy định cơ cấu tổ chức nhà nước, nhất là trong việc quyđịnh vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức, cơquan quyền lực nhà nước

Từ khi ra đời đến nay, Quốc hội luôn thể hiện sứ mệnh lịch

sử của mình là đại diện cho nhân dân để thực hiện quyền lựcnhà nước Đặc biệt, từ Hiến pháp năm 1959 đến nay, Quốc hội

đã được xác lập vị trí và tính chất của mình trong Hiến pháp:

“Cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất.” Từ đó, cũng như trong các nhiệm kỳ tiếp

theo, Quốc hội luôn chứng minh cho sự đúng đắn của chủtrương xây dựng Quốc hội thành cơ quan đại diện cho tiếng nóicủa toàn thể nhân dân trên phạm vi toàn quốc Quốc hội đã trởthành yếu tố cơ bản trong việc đảm bảo các đặc điểm của Nhànước pháp quyền XHCN Việt Nam, yếu tố quy định về mối quan

hệ giữa quyền lực nhà nước với pháp luật, là yếu tố bảo đảmbiến ý chí của nhân dân thành ý chí của nhà nước

Điều 69, Hiến pháp 2013 và Điều 1, Luật Tổ chức Quốc

hội năm 2014 xác định: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.” Vị trí của Quốc

hội được thể hiện:

Thứ nhất, Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của

nhân dân

Quốc hội là cơ quan đại biêu cao nhất (và duy nhất) của

Trang 8

nhân dân, do nhân dân toàn quốc bầu ra một cách trực tiếp,

là hình thức chủ yếu thực hiện quyền lực nha nước của nhândân Chỉ có Quốc hội là cơ quan duy nhất do cử tri ca nướcbầu ra theo nguyên tắc phô thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏphiếu kín Kết quả bầu cử đại biêu Quốc hội là kết quả của sựlựa chọn thống nhất của nhân dân cả nước Các đại biểu Quốchội là những công nhân, nông dân, trí thức và những người laođộng thuộc mọi tầng lớp, dân tộc trong cả nước được nhândân cả nước bầu cử ra đại diện cho quyền lực của nhân dân

và chịu trách nhiệm trước nhân dân, họ có mối liên hệ chặtchẽ với quần chúng, nắm vững tâm tư, nguyện vọng của nhândân và hoạt động vì lợi ích của nhân dân mà họ đại diện

Khoản 1 Điều 79 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của Nhân dân cả nước”.

Mặt khác, thành phần cơ cấu của Quốc hội cũng thể hiệnsinh động của khối đại đoàn kết toàn dân Đại biểu Quốc hội có

đủ các tầng lớp, thành phần dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp thểhiện nền tảng của liên minh công - nông - trí thức, các tổ chứcquần chúng, lực lượng vũ trang Thực tiễn tổ chức và hoạtđộng của Quốc hội nước ta từ Quốc hội khóa I đến nay đã đượcxây dựng trên nền tảng đoàn kết toàn dân, không phân biệtthành phần giai cấp, dân tộc, tôn giáo, nam, nữ

Thứ hai, Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao

nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Ở Việt Nam, chi có Quốc hội mới có đủ thẩm quyềnquyết định những vấn đề thuộc chủ quyền quốc gia, các vấn

đê trọng đại của đất nước Quốc hội có quyền quyết định

Trang 9

những vấn đề quan trọng nhất của đất nước như thông quaHiến pháp, các đạo luật, quyết định những chính sách cơ bản

về đối nội và đối ngoại, mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa,

xã hội, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước; bầu, miễnnhiệm, bãi nhiệm những chức vụ cao nhất của bộ máy nhànước (Quy định tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịchnước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiêm sát nhân dân,Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước, chính quyênđịa phương và cơ quan khác do Quốc hội thành lập); giám sáttối cao hoạt động của bộ máy nhà nước Quốc hội biểu hiệntập trung ý chí và quyền lực của nhân dân trong phạm vi cảnước Điều này xuất phát từ bản chất của Nhà nước ta là tất

cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân Muốn sử dụngquyền lực của mình, nhân dân phải được tổ chức bầu cử raQuốc hội, Quốc hội là cơ quan cao nhất thực hiện quyền lựccủa nhân dân Chỉ có Quốc hội mới có quyền biến ý chí củanhân dân thành ý chí nhà nước, thành pháp luật mang tínhbắt buộc chung đối với toàn xã hội

Mức độ chi phối các quyết định của Quốc hội cũng có ảnhhường rất quan trọng đối với sự phát triển đất nước Những quyếtđịnh của Quốc hội mang tính quyền lực đòi hỏi các tổ chức, cánhân và toàn bộ xã hội tuân thủ và chấp hành triệt để

Với vị trí như trên, Quốc hội thực sự là cơ quan đại biểucao nhất của nhân dân và là cơ quan quyền lực nhà nước caonhất, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước

Tóm lại, sự hiện diện của Quốc hội, vị trí vai trò của Quốchội được ghi nhận trong Hiến pháp là một bảo đảm quantrọng cho các yêu cầu của nhà nước pháp quyền về chủ

Trang 10

quyền nhân dân và tính hợp pháp của chính quyền Không cơquan nào khác mà chỉ có Quốc hội mới là thiết chế xứng đángnhất đóng vị trí trung tâm trong việc đảm bảo thuộc tính đạidiện cho tiếng nói của nhân dân, thay mặt nhân dân thực hiệnquyền lực nhà nước trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa Việt Nam.

* Chức năng của Quốc hội Việt Nam

Điều 69 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao dôi với hoạt dộng của Nhà nước”; Điều 1, Luật tổ chức Quốc hội năm 2014 xác định: Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước Như vậy, chức năng

của Quốc hội nước ta gồm ba chức năng chính: Chức năng lậppháp; chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đấtnước; chức năng giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt độngcủa Nhà nước

Căn cứ vào Hiến pháp, Quốc hội ban hành luật, nghị

Trang 11

quyết Căn cứ vào Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội,

ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành pháp lệnh, nghị quyết

Quy trình xây dựng và ban hành các vãn bản pháp luậtcủa Quốc hội theo Luật Ban hành văn bản quy phạm phápluật năm 2015 gồm có các bước sau:

- Lập chương trình xây dựng luật

- Soạn thảo luật

- Thẩm tra dự án luật

- Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về dựthảo luật

- Thảo luận, tiếp thu, chỉnh lý và thông qua dự án luật

- Công bô luật

Thứ hai, Chức năng quyết định các vấn đề quan trọng

của đất nước

Theo quy định của Hiến pháp, Luật Tổ chức Quốc hội vàcác văn băn liên quan, nội dung quyết định các vấn đề quantrọng của đất nước gồm: Quốc hội quyết định các vấn đềquan trọng về kinh tế - xã hội; Quốc hội quyết định chính sách

cơ bản về đối ngoại, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; Quốc hộiquyết định các vấn đề về tổ chức, nhân sự cấp cao của Nhànước và về địa giới hành chính; Quốc hội quyết định đại xá;Quốc hội quyết định trưng cầu ý dân

Những vấn đề quan trọng của đất nước do Quốc hộiquyết định cũng là căn cứ cho việc thực hiện chức năng giámsát tối cao của Quốc hội, từ nhân sự cấp cao trong bộ máynhà nước đến các chính sách cơ bản về kinh tế, xã hội, khoahọc, công nghệ, văn hóa, giáo dục, quốc phòng, an ninh và

Trang 12

Quốc hội quyết định thành lập, bãi bỏ các bộ, cơ quanngang bộ của Chính phủ; thành lập mới, nhập, chia, điềuchỉnh địa giới tỉnh, thành phố trực thuộc hung ương; thành lậphoặc giải thể đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Quốc hộiquyết định vấn đề chiến tranh và hòa bình; quy định vê tìnhtrạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốcphòng và an ninh quốc gia Quốc hội quyết định đại xá, quyếtđịnh trưng câu ý dân.

Trong lĩnh vực đối ngoại, Quốc hội quyết định chính sách

cơ bản về đổi ngoại; phê chuẩn hoặc bãi bỏ các điều ước quốc

tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia theo đề nghị của Chủtịch nước

Cần nhận thức đúng vai trò của Quốc hội thay mặt nhândân cả nước quyết định các vấn đề quan trọng của đất nướcmột cách thực chất và phải phản ánh được ý chí và nguyệnvọng của nhân dân, đảm bảo mỗi quyết định của Quốc hộiphải có tính thực tiễn, phải hướng đến phục vụ cuộc sống của

nhân dân Điều này phù hợp với nguyên tắc: “Mọi quyền lực

Trang 13

nhà nước đều thuộc về nhân dân, nhân dân sử dụng quyền lực của mình thông qua cơ quan đại diện cho mình là Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.” Như vậy, có thể khẳng

định: Tính đại diện cho nhân dân của Quốc hội là câu trả lờiđúng đắn nhất cho câu hỏi Tại sao Quốc hội Việt Nam lại là

“cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” và có những chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn như hiện nay? Đồng thời, chỉ khi thực sự là “cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất”, thực sự nắm trong tay

quyền lập hiến, lập pháp, quyền quyết định những vấn đềquan trọng nhất của đất nước và quyền giám sát tối cao đốivới toàn bộ hoạt động của nhà nước và của toàn xã hội thì

Quốc hội mới thực sự đúng là “cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân” Đây là hai mặt của một vấn đề

Trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, sự hiệndiện của Quốc hội không chỉ là sự khẳng định cho quan điểmquyền lực nhà nước từ nhân dân Nhân dân thành lập ra Quốchội, đến lượt mình, Quốc hội đóng vai trò đảm bảo quyền lựccủa Nhân dân, hướng đến phục vụ nhân dân Mặc dù vậy,năng lực quyết định của Quốc hội phụ thuộc vào các yếu tốnhư: Thời gian hoạt động của Quốc hội, thời gian thực hiệnnhiệm vụ đại biểu của các đai biểu quốc hội, tính chuyênnghiệp của các đại biểu quốc hội, khả năng tổ chức và hoạtđộng của các cơ quan chuyên môn của Quốc hội

Thứ ba, Chức năng giám sát tối cao toàn bộ hoạt động

của Nhà nước

Khoản 1, khoản 3 Điều 2, Luật Hoạt động giám sát củaQuốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 đã chỉ ra:

Trang 14

Giám sát là việc chủ thể giám sát theo dõi, xem xét,đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sựgiám sát trong việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật về việcthực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xử lý theo thẩmquyền hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý

Giám sát tối cao là việc Quốc hội theo dõi, xem xét, đánhgiá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sáttrong việc tuân theo Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội

và xử lý theo thẩm quyền hoặc yêu cầu cơ quan có thẩmquyền xử lý Giám sát tối cao được thực hiện tại kỳ họp Quốchội

Như vậy việc giám sát tối cao là việc Quốc hội theo dõi,xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhânchịu sự giám sát trong việc tuân theo Hiến pháp, luật, nghịquyết của Quốc hội và xử lý theo thẩm quyền hoặc yêu cầu

cơ quan có thẩm quyền xử lý

Quốc hội nước ta thực hiện quyền giám sát tối cao đốivới toàn bộ hoạt động cùa Nhà nước nhằm đảm bảo chonhững quy định của Hiến pháp và pháp luật được thi hànhtriệt để và thống nhất, bộ máy nhà nước hoạt động đông bộ,

có hiệu lực, hiệu quả

Đối với nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam,chức năng giám sát tối cao của Quốc hội đối với hoạt độngcủa nhà nước để bảo đảm cho Hiến pháp, luật và nghị quyếtcủa Quốc hội được các cơ quan ở cấp trung ương tuân thủ vàthực hiện một cách thống nhất; ngăn chặn sự lạm quyềntrong tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước bảo đảm chomọi hoạt động của các cơ quan và các cá nhân đứng đầu các

Trang 15

cơ quan nói trên hoạt động vì lợi ích của nhân dân Giám sáttối cao của Quốc hội là giám sát mang tính quyền lực nhànước Đặc trưng này sẽ chỉ rõ sự khác nhau giữa giám sát củaQuốc hội - cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất với giám sátcủa Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên Tínhchất tối cao của quyền giám sát của Quốc hội được bắt nguồn

từ địa vị pháp lý của Quốc hội trong Bộ máy nhà nước Quốchội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyềnlực nhà nước cao nhất Nội dung này cũng chỉ rõ sự khácnhau giữa giám sát tối cao của Quốc hội với các hoạt độngđiều tra, thanh tra, giám sát, kiểm sát của các cơ quan nhànước khác Trong bộ máy nhà nước ta, ngoài Quốc hội không

có một cơ quan nhà nước nào được phép thực hiện quyềngiám sát tối cao

Có thể nói, chức năng giám sát tối cao của Quốc hội xuấtphát từ bản chất của Quốc hội Việt Nam là cơ quan đại biểucao nhất của nhân dân Trong điều kiện xây dựng nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, việc thực hiện chứcnăng giám sát tối cao đối với hoạt động của nhà nước củaQuốc hội cần được nhận thức một cách đầy đủ, đúng đắn, vàkhoa học cả về phương diện lý luận lẫn thực tiễn hoạt động.Những nhận thức không đầy đủ và đúng đắn về vai trò giámsát tối cao của Quốc hội là không phù hợp với nguyên tắc

“quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.” Quốc hội thực hiện

giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước trong điềukiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam có vaitrò to lớn trong việc góp phần phòng chống lạm quyền, lộng

Trang 16

quyền từ phía các cơ quan nhà nước có thấm quyền Đảm bảoquyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và phục vụ nhân dân.

Điều 70 Hiến pháp 2013, Điều 6 Luật Tổ chức Quốc hộinăm 2014, Điều 4 Luật Hoạt dộng giám sát của Quốc hội vàHội đông nhân dân năm 2015 xác định: Quốc hội giám sát tốicao việc tuân theo Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội;giám sát tối cao hoạt động của Chủ tịch nước, Ủy ban Thường

vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng,thành viên khác cùa Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Việnkiểm sát nhân dân tôi cao, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểmtoán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập; giámsát tối cao văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước, ủyban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ,Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa

án nhẵn dân tối cao, Viện trường Viện kiểm sát nhân dân tốicao, Tổng Kiểm toán nhà nước; giám sát tối cao nghị quyếtliên tịch giữa ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc Chính phủ vớiĐoàn Chủ tịch ùy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao vớiViện trưởng Viên kiểm sát nhân dân tối cao, thông tư liên tịchgiữa bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh ánTòa án nhân dân tối cao, Viện trường Viện kiểm sát nhân dântối cao

Chức năng giám sát của Quốc hội được thực hiện thôngqua hoạt động giám sát của Quốc hội và hoạt động giám sátcủa các cơ quan của Quốc hội như: ủy ban Thường vụ Quốchội, Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội, đại biểuQuốc hội, kỳ họp Quốc hội

Trang 17

Giám sát của Quốc hội được thực hiện ờ cả trong kỳ họp

và giữa 2 kỳ họp Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước,Chù tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa ánnhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát dân nhân tối cao,các thành viên của Chính phủ và các cơ quan khác do Quốchội thành lập Trong thời gian Quốc hội họp, câu hỏi chất vấncủa Quốc hội gửi đến Chủ tịch Quốc hội, người bị chất vấnphải trả lời tại kỳ họp Giữa 2 kỳ họp, câu hỏi chất vấn đượcgửi đến ủy ban Thường vụ Quốc hội và chuyển đến cơ quan,người bị chất vấn và định thời gian trả lời chất vấn

Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoạt động giám sát những nộidung như: Giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyếtcủa Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uy ban Thường vụQuốc hội Giám sát hoạt động của Chính phu, Tòa án nhân dântối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước và

cơ quan khác do Quốc hội thành lập, Hội đồng nhân dân cấptỉnh Giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủtướng Chính phủ, Hội đông Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao,Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sátnhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước Giám sát nghịquyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch ủy ban Trungương Mặt trận Tồ quốc Việt Nam, thông tư liên tịch giữa Chánh

án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhândân tối cao, thông tư liên tịch giữa bộ trưởng, thủ trưởng cơquan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Việntrưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, nghị quyết của Hội đồngnhân dân cấp tỉnh Giúp Quốc hội tổ chức thực hiện quyền giámsát tối cao theo sự phân công của Quốc hội

Hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc hội giám sát

Trang 18

việc tuân theo pháp luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội

và ủy ban Thường vụ Quốc hội; các kế hoạch, chính sách doHội đông dân tộc hoặc ủy ban dó phụ trách

Các hình thức giám sát của Quốc hội

Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thựchiện quyền giám sát của mình thông qua nhiều hình thứckhác nhau, như: nghe báo cáo của các cơ quan tại các cuộchọp, thực hiện chất vấn trong và ngoài kỳ họp, thực hiện giámsát bằng các đoàn kiểm tra (thường là các đoàn kiểm tra của

Ủy ban và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội)

Về xem xét báo cáo

Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan kháccủa Quốc hội thực hiện chức năng giám sát thông qua việc xemxét, thẩm tra báo cáo công tác hàng năm, 6 tháng 1 lần và báocáo chuyên đề của Chính phủ, Chánh án Tòa án Nhân dân tốicao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểmtoán Nhà nước Bên cạnh đó, Quốc hội, các cơ quan của Quốchội có thể yêu cầu thành viên của Chính phủ, Tòa án Nhân dântối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nướctrực tiếp đến báo cáo, hoặc báo cáo bằng văn bản, hay cungcấp các tài liệu mà Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội quantâm

Hàng năm, cuối mỗi nhiệm kỳ, Quốc hội xem xét báo cáocông tác hoạt động năm của Chính phủ Hội đồng dân tộc, các

ủy ban của Quốc hội có trách nhiệm tiến hành thẩm tra cácbáo cáo trước khi trình Quốc hội

Giám sát việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật

Trang 19

Việc giám sát ban hành văn bản quy phạm pháp luậtđược Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan củaQuốc hội và các đại biểu Quốc hội tiến hành thường xuyên,nhằm bảo đảm các văn bản pháp luật được ban hành kịp thời,phù hợp với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháplệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Văn bảnpháp luật được ban hành phải bảo đảm tính toàn diện, nếukhông sẽ “vênh” đối với các văn bản khác Đồng thời cũngphát hiện những nội dung sai trái của văn bản để kịp thời yêucầu sửa đổi, hủy bỏ nhằm bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp

và tính thống nhất của hệ thống văn bản pháp luật

Giám sát thông qua hoạt động chất vấn, giải trình

Đây là hình thức giám sát quan trọng của Quốc hội,thể hiện trực tiếp quyền giám sát của Quốc hội, thể hiện rõnét tính dân chủ trong hoạt động của Quốc hội Có 2 hìnhthức chất vấn của đại biểu Quốc hội, đó là chất vấn của đạibiểu Quốc hội tại kỳ họp Quốc hội và giữa hai kỳ họp Quốchội Quốc hội có thể giám sát được hoạt động của các cơquan nhà nước thuộc đối tượng chịu sự giám sát của Quốchội thông qua việc trả lời của người bị chất vấn Từ năm

2013 đến nay, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đãtiến hành một số phiên chất vấn đối với thành viên Chínhphủ, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh ánTòa án nhân dân tối cao Hội đồng Dân tộc, các ủy ban củaQuốc hội tiến hành tổ chức các phiên giải trình về các lĩnhvực được phân công phụ trách Thông qua các phiên giảitrình, các cơ quan của Quốc hội đã góp phần làm rõ nhữngkhó khăn, vướng mắc, đồng thời đưa ra những giải phápkhắc phục, nhằm đẩy mạnh có hiệu quả việc phát hiện và

Trang 20

xử lý hành vi vi phạm.

Thực hiện hoạt động giám sát ở địa phương

Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc

và các Ủy ban của Quốc hội dựa trên chương trình giám sáthàng năm, căn cứ vào tình hình thực tế để thành lập các đoàngiám sát hoạt động của các cơ quan thuộc Chính phủ, hoạtđộng của cơ quan chính quyền địa phương Tùy theo cấp độ

và tính chất của sự việc mà thành lập những đoàn giám sátkhác nhau

Các cơ quan, tổ chức ở Trung ương và địa phương liênquan có trách nhiệm hợp tác chặt chẽ với các cơ quan củaQuốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội tronghoạt động giám sát; báo cáo và cung cấp đầy đủ, kịp thời,chính xác những thông tin, tài liệu cần thiết có liên quan đếnnội dung giám sát theo yêu cầu của cơ quan tiến hành giámsát Các cơ quan chịu sự giám sát thực hiện đầy đủ, kịp thời,nghiêm túc những kiến nghị sau giám sát và báo cáo kết quảthực hiện đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội

1.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội Việt Nam

Các nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội được quy địnhtrong Điều 70 Hiến pháp 2013 và đã được quy định cụ thểtrong Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 của nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam Các nhiệm vụ, quyền hạn của Quốchội được phân thành các lĩnh vực sau đây:

Trong lĩnh vực lập hiến và lập pháp

Quyền lập hiến, lập pháp của Quốc hội xuất phát từ vị trí,tính chất của Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất

Trang 21

Vì vậy chỉ có Quốc hội mới có quyền quyết định ra các quy phạmpháp lý cao nhất, điều chỉnh các mối quan hệ xã hội cơ bản nhấtcủa nước ta Các quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nướckhác ban hành cũng không được trái với tinh thần và nội dungcủa Hiến pháp và luật.

Ở một số nước tư bản có sự phân biệt quốc hội lập hiến

và quốc hội lập pháp Quốc hội lập hiến được bầu ra đê làmhiên pháp, khi hiến pháp được ban hành thì quốc hội lập hiếngiải thể Còn Quốc hội lập pháp không có quyền làm hiếnpháp mà chỉ căn cứ vào hiến pháp đề ra các đạo luật cần thiếtnhằm thi hành hiến pháp và các đạo luật bổ sung cho hiênpháp

Ở nước ta, quyền lập hiến cũng như quyền lập pháp đềuthuộc về Quốc hội Quốc hội giữ quyền làm hiến pháp thì cũng

có quyền sửa đổi hiến pháp; Quốc hội có quyền làm luật thìcũng có quyền sửa đôi luật Để đảm bảo cho hoạt động nàycủa Quốc hội được tiến hành thuận lợi và hiệu quả, pháp luật

đã quy định cụ thể các bước chuẩn bị và quy trình thực hiện

Còn sáng kiến lập pháp (sáng kiến pháp luật), tức làquyền trình dự án luật ra trước Quốc hội được giao chonhiều cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và những người cóchức trách trong bộ máy nhà nước như: Chủ tịch nước, ủyban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tốicao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Mặt trận Tổ quốc ViệtNam và các tổ chức thành viên của Mặt trận; các đại biếuQuốc hội Ngoài quyền trình dự án luật còn có quyền trìnhkiến nghị về luật ra trước Quốc hội Các cơ quan trình dự ánluật phải chuẩn bị, xây dựng hoàn chình và trình bày trước

Trang 22

Quốc hội dự án đó để Quốc hội xem xét, quyết định.

Trong lĩnh vực quyết định những vấn để quan trọng cùa đất nước

Là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, Quốc hội cóquyền quyết định những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội;những vấn đề quốc kế, nhân sinh; những vấn đề đối nội, đốingoại và quốc phòng, an ninh của đất nước

Trong lĩnh vực kinh tế, Quốc hội quyết định mục tiêu, chỉtiêu, chính sách, nhiêm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hộicùa đất nước; quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền

tệ quốc gia; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; quyếtđịnh phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sáchtrung ương và ngân sách địa phương; quyết định mức giới hạn

an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính phủ; quyết định dựtoán ngân sách nhà nước và phê chuẩn ngân sách trungương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước

Quốc hội quyết định những vấn đề hệ trọng đối với vậnmệnh của đất nước như: Quyết định vấn đề chiến tranh vàhòa bình; quy định về tình trạng khan cấp, các biện pháp đặcbiệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia; quyếtđịnh chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước;quyết đinh đại xa; quyết đinh việc trưng cầu ý dân,

Quốc hội còn có nhiệm vụ và quyền hạn quan trọng nữa

là quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại; phê chuẩn,quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực của điêu ướcquốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyên quốcgia, tư cách thành viên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam tại các tổ chức quốc tế và khu vực quan trọng, các

Trang 23

điều ước quốc tế về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơbản của công dân và các điều ước quốc tế khác trái với luật,nghị quyết của Quốc hội.

Quốc hội đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xâydựng, củng cố và phát triển bộ máy nhà nước từ trung ương đếnđịa phương Bộ máy nhà nước ta từ trung ương đến địa phương,

từ các cơ quan quyền lực nhà nước đến các cơ quan quản lý nhànước, cơ quan xét xử và cơ quan kiểm sát được tổ chức theo môhình nào, nguyên tắc tổ chức hoạt động ra sao đều do Quốc hộixem xét, lựa chọn quyết định tại các kỳ họp của mình và được thểhiện trong Hiến pháp, Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chínhphủ, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật Tổ chức Viện kiểm sátnhân dân, Luật Tổ chức chính quyền địa phương

Ngoài việc quy định chung về tổ chức và hoạt động củacác cơ quan nhà nước, Quốc hội còn bầu, miễn nhiệm, bãinhiệm Chù tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, PhóChủ tịch Quốc hội, ủy viên ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịchHội đồng dân tộc, Chủ nhiệm ủy ban của Quốc hội, Thủ tướngChính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Việnkiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia,Tổng Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan khác doQuốc hội thành lập; phê chuẩn đề nghị bồ nhiệm, miễn nhiệm,cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng và thành viênkhác của Chính phủ, thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; phêchuẩn danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh,Hội đồng bầu cử quốc gia Sau khi được bầu, Chủ tịch nước, Chủtịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dântối cao phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, nhân dân vàHiến pháp; bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ

Trang 24

do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.

Quốc hội quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang

bộ của Chính phủ; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chìnhđịa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn

vị hành chính - kinh tế đặc biệt; thành lập, bài bỏ cơ quankhác theo quy định của Hiến pháp và luật

Quốc hội có quyền bãi bỏ các văn bản của Chủ tịch nước,

Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ,Tòa án nhân dân tôi cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao tráivới Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội

Quốc hội còn quy định hàm, cấp trong lực lượng vũ trangnhân dân; hàm, cấp ngoại giao và những hàm, cấp nhà nướckhác; quy định huân chương, huy chương và danh hiệu vinh

dự nhà nước

Trong lĩnh vực giám sát tối cao toàn bộ hoạt động của Nhà nước, giám sát việc tuân thủ theo Hiến pháp và pháp luật.

Theo chức năng, nhiệm vụ của mình, giám sát việc thựchiện Hiến pháp và pháp luật do nhiều cơ quan nhà nước tiếnhành như: Hội đồng nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, nhưng sự giám sát của Quốc hội là sự giám sát cao nhất.Quốc hội thực hiện quyền giám sát nhằm bảo đảm cho nhữngquy định của Hiến pháp, pháp luật được thi hành triệt để,nghiêm minh và thống nhất Quốc hội giám sát hoạt động củacác cơ quan nhà nước nhằm đảm bảo cho các cơ quan nàyhoàn thành nhiệm vụ, quyền hạn đã được quy định, làm cho

bộ máy nhà nước hoạt động nhịp nhàng, có hiệu lực, hiệuquả, không chồng chéo, chông các biêu hiện tham nhũng,

Trang 25

quan liêu, hách dịch và cửa quyền Theo Điều 70 Hiến pháp

năm 2013: Quốc hội “Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hôi; xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước, ủy ban Thường vụ Quốc hôi, Chính phủ, Tòa án nhân dân tôi cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hôi đồng bầu cử quốc gia, Kiêm toán nhà nước và

cơ quan khác do Quốc hội thành lập”.

Quốc hội thực hiện quyền giám sát thông qua các hìnhthức xem xét báo cáo hoạt động của Chủ tịch nước, ủy banThường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Việnkiểm sát nhân dân tối cao; thông qua Hội đồng dân tộc, các

ủy ban của Quốc hội và hoạt động của bản thân các đại biểuQuốc hội Đặc biệt là hoạt động chất vấn tại các kỳ họp củaQuốc hội, các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vàcác phiên giải trinh tại Hội đồng dân tộc va các ủy ban củaQuốc hội; thông qua lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tinnhiệm các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn

Trong một số nhiệm kỳ gần đây, hoạt động giám sát củaQuốc hội đã có nhiêu tiến bộ đáng kể Nhưng do nhiềunguyên nhân nên trên thực tế hoạt động nay con một số hạnchế, hiệu quả chưa cao Hoạt động giám sát của Quốc hội mớichỉ dừng lại ở mức độ phát hiện và phân tích vấn đề, vụ việcrồi động viên, đôn đốc, nhắc nhở các ngành, các cấp ờ địaphương quan tâm, xem xét giải quyết mà chưa có biện pháphữu hiệu, chưa có chế tài cần thiết Để Quốc hội là cơ quanquyền lực nhà nước cao nhất, hoạt động giám sát của Quốchội cần được đặt đúng tầm, tổ chức chu đáo và phải thườngxuyên tăng cường thì mới mang lại hiệu quả thiết thực, đápứng được mong muốn của nhân dân

Trang 26

II ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG, PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA QUỐC HỘI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN MỚI

2.1 Sự cần thiết phải đổi mới hoạt động, phát huy vai trò của Quốc hội Việt Nam trong giai đoạn mới

Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022, Hội nghị lầnthứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tụcxây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Việt Nam trong giai đoạn mới đã xác định mục tiêu: “Tiếp tục đổi mới tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội; bảo đảm Quốc hội thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Hiến pháp” Để thực hiện mục tiêu đề ra, đổi mới tổ chức và hoạt

động của Quốc hội là hết sức cần thiết Việc đổi mới, nâng caohiệu quả hoạt động của Quốc hội Việt Nam trong giai đoạn mớixuất phát từ những vấn đề sau:

Một là, xuất phát từ vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền

hạn của Quốc hội

Trong bộ máy nhà nước ta, Quốc hội là cơ quan đại biểucao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhấtcủa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Quốc hội thựchiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đềquan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt độngcủa Nhà nước

Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất bởi vìtheo quy định của Hiến pháp, ở nước ta, tất cả quyền lực thuộc

về Nhân dân Nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước.Quốc hội do Nhân dân bầu ra, là cơ quan nhà nước cao nhất

Trang 27

thực hiện quyền lực của Nhân dân Quốc hội là cơ quyền lựcnhà nước cao nhất còn thể hiện ở chức năng của Quốc hội.Theo quy định của Hiến pháp, Quốc hội là cơ quan thực hiệnquyền làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, làm luật và sửa đổiluật Bằng việc làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, Quốc hộiquy định các vấn đề cơ bản nhất, quan trọng nhất về hình thức

và bản chất của Nhà nước; ghi nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảođảm quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; quy định các nộidung cơ bản về chế độ kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoahọc, công nghệ, môi trường, bảo vệ Tổ quốc và về tổ chức bộmáy nhà nước

Bằng việc làm luật và sửa đổi luật, Quốc hội điều chỉnhcác quan hệ xã hội trong từng lĩnh vực của đời sống xã hội.Bên cạnh đó, Quốc hội là cơ quan có quyền quyết định cácvấn đề quan trọng của đất nước, đó là những chủ trương lớn,những vấn đề quốc kế dân sinh, những chính sách cơ bản vềđối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, anninh của đất nước Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối caođối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước Không một cơ quannào đứng trên Quốc hội trong xem xét, đánh giá việc thi hànhHiến pháp, luật - những văn bản mà chỉ Quốc hội mới cóquyền ban hành Các cơ quan do Quốc hội thành lập và ngườigiữ các chức vụ do Quốc hội bầu, phê chuẩn phải chịu tráchnhiệm, báo cáo công tác trước Quốc hội và chịu sự giám sátcủa Quốc hội

Cùng với các chức năng lập hiến, lập pháp và quyết địnhcác vấn đề quan trọng của đất nước thì giám sát tối cao củaQuốc hội có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong cơ chế tổchức, vận hành, thực thi và kiểm soát quyền lực của nhà

Ngày đăng: 05/10/2024, 21:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Khóa XIII, Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới, Hà Nội, 2022 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 về tiếp tụcxây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới
2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 66, 69, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đảng toàn tập, tập 66,69
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia Sự thật
3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, 2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toànquốc lần thứ XIII, tập I
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia sự thật
7. Khoa Nhà nước và Pháp luật Học viện Chính trị, Tập bài giảng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Hà Nội, 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa Nhà nước và Pháp luật Học viện Chính trị, "Tập bàigiảng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
8. Nguyễn Phú Trọng, Đoàn kết, vững tin đưa đất nước vào giai đoạn mới, Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, 2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đoàn kết, vững tin đưa đất nước vàogiai đoạn mới
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia sự thật
9. Nguyễn Phú Trọng, Một số vấn đề về lý luận và thực tiễn về Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, 2022 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về lý luận và thực tiễnvề Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ởViệt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia sự thật
5. Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và hội đồng nhân dân năm 2015 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w