1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân Tích Hoạt Động Cho Vay Đối Với Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín- Chi Nhánh Sông Hàn Qua 3 Năm (2021-2023).Docx

105 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Hoạt Động Cho Vay Đối Với Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín- Chi Nhánh Sông Hàn Qua 3 Năm (2021-2023)
Tác giả Võ Thị Khánh Huyền
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Thu Hằng
Trường học Trường Đại Học Duy Tân
Chuyên ngành Kinh Tế-Tài Chính
Thể loại Chuyên Đề Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 0,9 MB

Nội dung

Tuy nhiên, trong thời gian thực tập tại Chi nhánhSông Hàn của Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, nhận thấy vẫn còn nhiều vấn đề cần được cải thiện trong hoạt động cho vay cho khách hàng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA KINH TẾ-TÀI CHÍNH

-

 -CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Đề tài: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI

KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN- CHI NHÁNH SÔNG HÀN

Trang 2

Đà Nẵng, tháng năm 2024

Trang 3

Chuyên đề tốt

nghiệp

GVHD: TS Nguyễn Thị Thu Hằng

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan chuyên đề tốt nghiệp “Phân tích hoạt động cho vay đối vớikhách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Sông Hànqua 3 năm (2021-2023)” là kết quả của quá trình tự nghiên cứu của em và có sự hỗ trợcủa giảng viên hướng dẫn cùng các anh/ chị nhân viên tại Ngân hàng TMCP Sài GònThương Tín - Chi nhánh Sông Hàn Các dữ liệu thông tin trong chuyên đề được thuthập và xử lý một cách trung thực

Em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này!

Đà Nẵng, Ngày….tháng….năm 2024

SINH VIÊN

Võ Thị Khánh Huyền

Trang 4

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đối với các thầy cô trường Đại học Duy Tânđặc biệt là các thầy cô khoa kinh tế - tài chính của trường đã tạo điều kiện cho em để

em có thể hoàn thành tốt bài chuyên đề tốt nghiệp này, và đặc biệt xin chân thành cảm

ơn cô Nguyễn Thị Thu Hằng đã nhiệt tình hướng dẫn em để em có thể hoàn thành tốtbài chuyên đề này

Bên cạnh đó, em xin được gửi lời cảm ơn đến ngân hàng TMCP Sài Gòn ThươngTín - Chi nhánh Sông Hàn, đến quý anh chị trong ngân hàng đã tận tình hướng dẫn emtrong suốt thời gian thực tập tại ngân hàng

Trong quá trình thực tập, cũng như là trong quá trình làm báo cáo thực tập, khótránh khỏi những sai sót, rất mong quý anh chị trong ngân hàng cùng thầy cô bỏ quađồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báocáo này không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng gópcủa thầy cô, để em học thêm được nhiều kinh nghiệm và bài học cho bản thân

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

Chuyên đề tốt

nghiệp

GVHD: TS Nguyễn Thị Thu Hằng

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

2.1 Mục tiêu tổng quát 2

2.2 Mục tiêu cụ thể 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

3.1 Đối tượng nghiên cứu 2

3.2 Phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 2

4.2 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Kết cấu đề tài 3

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4

1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại và hoạt động cho vay của NHTM 4

1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại 4

1.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại 5

1.1.3 Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại 6

1.1.3.1 Hoạt động huy động vốn 6

1.1.3.2 Hoạt động cấp tín dụng 6

1.1.3.3 Hoạt động dịch vụ, thanh toán, ngân quỹ 8

1.1.3.4 Các hoạt động khác 8

1.2 Những vấn đề chung về cho vay KHCN tại NHTM 9

1.2.1 Khái niệm cho vay KHCN 9

1.2.2 Quy trình cho vay đối với KHCN 9

1.2.3 Vị thế của khách hàng cá nhân đối với hoạt động kinh doanh của NHTM 10

1.2.4 Đặc trưng của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân 11

1.2.5 Phân loại cho vay đối với khách hàng cá nhân 11

1.2.5.1 Phân loại theo thời hạn vay 11

Trang 6

Chuyên đề tốt

nghiệp

GVHD: TS Nguyễn Thị Thu Hằng

1.2.5.2 Phân loại theo hình thức đảm bảo 12

1.2.5.3 Phân loại theo phươmg thức vay 12

1.2.5.4 Phân loại theo mục đích vay 13

1.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay KHCN 13

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay đối với KHCN tại ngân hàng 16

1.4.1 Các nhân tố chủ quan 16

1.4.2 Các nhân tố khách quan 18

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN- CHI NHÁNH SÔNG HÀN QUA 3 NĂM (2021 – 2023) 19

2.1 Giới thiệu chung về Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Sông Hàn 19

2.1.1 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Sông Hàn 19

2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 19

2.1.1.2 Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 19

2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban 20

2.2 Tình hình chung về hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Sông Hàn qua 3 năm (2021-2023) 24

2.2.1 Quy trình về hoạt động cho vay đối với KHCN tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Sông Hàn 24

2.2.2 Các sản phẩm cho vay đối với KHCN tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Sông Hàn 27

2.2.3 Tình hình huy động vốn tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Sông Hàn qua 3 năm (2021-2023) 30

2.2.4 Tình hình cho vay tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín- Chi nhánh Sông Hàn qua 3 năm (2021-2023) 32

2.2.5 Kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín- Chi nhánh Sông Hàn qua 3 năm (2021-2023) 36

Trang 7

NH TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Sông Hàn qua 3 năm (2021-2023) 56

2.4 Đánh giá chung về thực trạng hoạt động cho vay đối với KHCN tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín- Chi nhánh Sông Hàn qua 3 năm (2021-2023) 59

2.4.1 Những kết quả đạt được 59 2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân 60

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁC NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH SÔNG HÀN QUA 3 NĂM 62 (2021-2023) 623.1 Định hướng về hoạt động cho vay đối với KHCN tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Sông Hàn 62

3.1.1 Định hướng về hoạt động tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Sông Hàn 62 3.1.2 Định hướng về hoạt động cho vay đối với KHCN tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Sông Hàn 63

3.2 Thuận lợi và khó khăn của NH TMCP Sài Gòn Thương Tín

Trang 8

-Chuyên đề tốt

nghiệp

GVHD: TS Nguyễn Thị Thu Hằng

Chi nhánh Sông Hàn 64

3.3 Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với KHCN tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Sông Hàn 64

3.3.1 Hoàn thiện chính sách tín dụng 64

3.3.2 Không ngừng nâng cao trình độ của các cán bộ tín dụng 65

3.3.3 Xây dựng cẩm nang về khách hàng 67

3.3.4 Đa dạng hóa các sản phẩm cho vay đối với KHCN 67

3.3.5 Cơ sở vật chất 68

3.3.6 Đẩy mạnh hoạt động marketing 69

3.4 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động 70

3.4.1 Kiến nghị 70

KẾT LUẬN 73

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 9

- Chi nhánh Sông Hàn qua 3 năm (2021-2023) 32Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của NH TMCP Sài GònThương Tín – Chi nhánh Sông Hàn qua 3 năm (2021-2023) 37Bảng 2.4: Tình hình cho vay đối với KHCN theo thời hạn tại ngânhàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Sông Hàn qua 3 năm(2021-2023) 40Bảng 2.5: Tình hình cho vay đối với KHCN theo đối tượng tại ngânhàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Sông Hàn qua 3 năm(2021-2023) 44Bảng 2.6: Tình hình cho vay đối với KHCN theo hình thức đảm bảo tạingân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Sông Hàn qua 3năm (2021-2023) 49Bảng 2.7: Tình hình cho vay đối với KHCN theo phương thức vay tạingân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín- Chi nhánh Sông Hàn qua 3năm (2021-2023) 53Bảng 2.8: Tình hình cho vay đối với KHCN theo mục đích vay tạiNgân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Sông Hàn qua 3năm (2021-2023) 56

Trang 10

Chuyên đề tốt

nghiệp

GVHD: TS Nguyễn Thị Thu Hằng

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Chức năng làm trung gian của tín dụng 5

Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý của Ngân Hàng TMCP Sài GònThương Tín – Chi nhánh Sông Hàn 20

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong bối cảnh kinh tế hiện nay của Việt Nam, vai trò của ngân hàng trong việcthu hút và phân phối nguồn vốn cho nền kinh tế nước nhà là cực kỳ quan trọng Trảiqua những năm qua, các ngân hàng tại Việt Nam đã liên tục mở rộng và phát triển cácdịch vụ và sản phẩm tín dụng đa dạng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh

tế, đặc biệt là dành cho khách hàng cá nhân

Thành phố Đà Nẵng, là một trong những trung tâm phát triển mạnh mẽ ở MiềnTrung, đang chứng kiến sự cải thiện đáng kể trong mức sống của người dân, điều nàykéo theo nhu cầu vay vốn từ các ngân hàng để mua nhà, mua ô tô, hoặc kinh doanhnhỏ lẻ cũng đang tăng lên đáng kể Tuy nhiên, trong thời gian thực tập tại Chi nhánhSông Hàn của Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, nhận thấy vẫn còn nhiều vấn

đề cần được cải thiện trong hoạt động cho vay cho khách hàng cá nhân Điều này gây

ra chi phí vay cao, giảm khả năng sinh lời và tăng cường rủi ro cho ngân hàng Do đó,việc nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với cho khách hàng cá nhân tại ngânhàng này trở nên cấp bách và quan trọng hơn bao giờ hết

Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín là một trong những ngân hàng thươngmại cổ phần hàng đầu Việt Nam, không chỉ cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tàichính mà còn đã đặt ra chiến lược phát triển để trở thành một trong những ngân hànghàng đầu tại Việt Nam Tuy nhiên, trong môi trường kinh tế cạnh tranh gay gắt hiệnnay, các ngân hàng phải không ngừng cải thiện hiệu quả hoạt động và tìm ra hướng điphù hợp với nhu cầu của khách hàng để tồn tại và phát triển, sự cạnh tranh giữa cácngân hàng trong nước cũng như với các ngân hàng nước ngoài, giữa các ngân hàng vàcác định chế tài chính phi ngân hàng ngày càng gay gắt, đòi hỏi các ngân hàng muốntồn tại, duy trì cũng như tăng vị thế trên thị trường thì phải không ngừng phát triển vànâng cao hiệu quả hoạt động, tìm ra hướng đi phù hợp với điều kiện và nhu cầu củakhách hàng mới có thể duy trì được mối quan hệ bền vững với các khách hàng cũngnhư mở rộng thêm các khách hàng tiềm năng nhằm gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng

Xuất phát từ lý do trên nên em quyết định chọn đề tài: “PHÂN TÍCH HOẠT

ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN - CHI NHÁNH SÔNG HÀN QUA 3 NĂM (2021-2023) làm chuyên đề tốt

Trang 13

Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn cho vay đối với khách hàng cá nhân

và phân tích hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP SàiGòn Thương Tín - Chi nhánh Sông Hàn

Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động cho vay đối với kháchhàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánhSông Hàn, qua đó xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chovay KHCN, thành công, hạn chế và nguyên nhân của các hạn chếtrong hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng

Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả các hoạt độngcho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Sài GònThương Tín - Chi nhánh Sông Hàn

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề liên quan đến hoạt động chovay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Sài Gòn ThươngTín - Chi nhánh Sông Hàn

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Trang 14

Thu thập dữ liệu từ sách, báo, Internet, các đề tài nghiên cứu,luận văn trước đó có liên quan đến bài nghiên cứu.

Các tài liệu, số liệu, báo cáo về nguồn lực, hoạt động của ngânhàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Sông Hàn như báo cáokết quả hoạt động kinh doanh năm 2021-2023 do các bộ phận chứcnăng của chi nhánh cung cấp

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp thu thập thông tin vàphương pháp phân tích Thông tin thu thập được qua nhiều nguồn như quá trình thựctập trực tiếp tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Sông Hàn, tham khảo ýkiến của cán bộ nhân viên ngân hàng, các báo cáo tài chính năm 2021 – 2023,

Phương pháp phân tích là sử dụng các thông tin đã thu thập được kết hợp vớiphương pháp so sánh, đối chiếu, tổng hợp thông tin, từ đó đưa ra nhận xét, giải pháp

và kiến nghị đối với hoạt động cho vay đối với KHCN tại NH TMCP Sài Gòn ThươngTín - Chi nhánh Sông Hàn

5 Kết cấu đề tài

Mở đầu

Chương 1: Lý luận chung về hoạt động cho vay đối với khách

hàng cá nhân của ngân hàng thương mại

Chương 2: Phân tích hoạt động cho vay đối với khách hàng cá

nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín - Chinhánh Sông Hàn qua 3 năm (2021-2023)

Chương 3: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay đối

với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Sông Hàn

-Kết luận

Trang 15

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại và hoạt động cho vay của NHTM

1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại

Trong quá trình chuyển đổi sang một nền kinh tế thị trường tạiViệt Nam, nhà nước đã thúc đẩy một chính sách kinh tế đa dạng theohướng xã hội chủ nghĩa Mọi người được tự do kinh doanh theo quyđịnh của pháp luật, được bảo vệ quyền sở hữu và thu nhập hợppháp Các hình thức sở hữu có thể là hỗn hợp và đan xen với nhau đểtạo ra sự đa dạng trong các tổ chức kinh doanh Các doanh nghiệp,không phân biệt quan hệ sở hữu, đều có quyền tự quản lý kinhdoanh, hợp tác và cạnh tranh một cách bình đẳng trước pháp luật.Theo hướng đó, sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa sẽ tạo rađiều kiện cần thiết và yêu cầu sự ra đời của nhiều loại hình ngânhàng và tổ chức tín dụng Để tăng cường quản lý và hướng dẫn hoạtđộng của các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác, cũng như tạo điềukiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế và bảo vệ lợi ích của các tổchức và cá nhân, việc đề xuất khái niệm về Ngân hàng Thương mại

là rất cần thiết Theo luật các tổ chức tín dụng của nước cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam ghi: “Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinhdoanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên lànhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung cấpcác dịch vụ thanh toán khác”

Khái niệm hoạt động cho vay của NHTM:

Theo mục 2- Điều 3- Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN về quyđịnh cho vay của tổ chức tín dụng và khách hàng, ta có định nghĩa:

“Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụnggiao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích vàthời hạn nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả cả góclẫn lãi”

Căn cứ vào bảng tổng kết tài sản của các ngân hàng thươngmại, chúng ta thấy rằng cho vay luôn là khoản mục chiếm tỷ lệ lớn

Trang 16

Cá nhân và

doanh nghiệp

GửI tiền

Ngânhàngthươngmainhất trong tổng tài sản của ngân hàng và là khoản mục đem lại thunhập cao nhất cho ngân hàng Tuy nhiên, rủi ro trong hoạt độngngân hàng có xu hướng tập trung vào danh mục các khoản cho vay.Tiền cho vay là một món nợ đối với cá nhân hay doanh nghiệp đivay nhưng lại là một tài sản đối với ngân hàng So sánh với các tàisản khác khoản mục cho vay có tính lỏng kém hơn vì thông thườngchúng không thể chuyển thành tiền mặt trước khi các khoản cho vaythì người vay mới là bên chủ động: có thể trả ngân hàng tiền vaytrước hạn, đúng hạn thậm chí có thể xin gia hạn thêm thời gian CácNHTM chỉ được phép quản lý các khoản vay đó tuân theo hợp đồng

đã ký, ngân hàng phải thực hiện theo đúng hợp đồng đã ký trước đótrừ khi có những sai phạm của khách hàng khi thực hiện hợp đồng

1.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại

Chức năng làm trung gian tín dụng

Sơ đồ 1.1: Chức năng làm trung gian của tín dụng

Bằng việc hoạt động như một "trung gian" tín dụng, Ngân hàng Thương mại đãđóng vai trò quan trọng trong việc kết nối giữa những người có vốn dư thừa và nhữngngười thiếu vốn, mang lại lợi ích không chỉ cho chính ngân hàng mà còn cho nền kinh

tế Đối với ngân hàng, họ thu được lợi nhuận từ sự chênh lệch giữa lãi suất cho vay vàlãi suất tiền gửi, cũng như từ hoa hồng môi giới Trong trường hợp của Ngân hàngCông thương - một trong những ngân hàng thương mại quốc doanh, khoảng 80% lợinhuận đến từ hoạt động cho vay, là nền tảng để ngân hàng tồn tại và phát triển Đối vớinền kinh tế hiện nay, chức năng này đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế bằng cách cung cấp vốn để hỗ trợ quá trình sản xuất và mở rộng quy môsản xuất Bằng cách này, ngân hàng biến vốn không hoạt động thành vốn hoạt động,

Ủy thác đầu tư

Cá nhânvàdoanhnghiệpCho vay

Đầu tư

Trang 17

kích thích quá trình lưu thông vốn và thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đây chính là chức năng quan trọng nhất của NHTM, nó quyếtđịnh sự duy trì và phát triển của ngân hàng đồng thời là cơ sở đểthực hiện các chức năng sau:

Chức năng trung gian thanh toán:

Chức năng trung gian thanh toán đóng vai trò quan trọng đối với

xã hội, khi ngân hàng thương mại thực hiện các giao dịch thanh toándựa trên yêu cầu của khách hàng và tuân thủ theo pháp luật Sựphát triển của chức năng thanh toán của ngân hàng giúp mọi ngườitiết kiệm thời gian và chi phí trong một xã hội hiện đại hơn, so vớinhững thời kỳ trước đây Điều này gián tiếp thúc đẩy quá trình kinhdoanh, lưu thông hàng hóa và đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn.Thông qua chức năng trung gian thanh toán, hệ thống NHTMgóp phần phát triển nền kinh tế Khi khách hàng thực hiện thanhtoán qua ngân hàng sẽ giảm rủi ro, giảm chi phí thanh toán chokhách hàng đồng thời tốc độ luân chuyển vốn kinh doanh của kháchhàng nhanh hơn, làm cho hiệu quả sử dụng vốn của khách hàngtăng Đối với NHTM chức năng này góp phần tăng lợi nhuận của ngânhàng thông qua việc thu lệ phí thanh toán Nó lại tăng nguồn vốncho vay của ngân hàng thể hiện qua số dư tài khoản tiền gửi củakhách hàng Chức năng này cũng chính là cơ sở để hình thành chứcnăng tạo tiền của ngân hàng thương mại

Chức năng tạo tiền:

Với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, ngân hàng vô hình chung thựchiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế thông qua hoạt động tíndụng và thanh toán Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngânhàng sử dụng nguồn vốn huy động được để đi vay Sau đó, số tiền đólại được đưa vào nền kinh tế thông qua hoạt động mua hàng hóa,trong khi những người có số dư tài khoản tiếp lại tiêu dùng thông quacác hình thức thanh toán qua thẻ,…

1.1.3 Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại

1.1.3.1 Hoạt động huy động vốn

Trang 18

Là nghiệp vụ hình thành nên nguồn vốn hoạt động của ngânhàng, nằm bên phần nguồn vốn trên bảng tổng kết tài sản củaNHTM Ngân hàng thương mại được huy động vốn dưới các hình thứcsau:

Nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khácdưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loạitiền gửi khác

Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác đểhuy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước

Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam

và của các tổ chức tín dụng nước ngoài

Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước

Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Ngân hàngNhà nước

1.1.3.2 Hoạt động cấp tín dụng

Ngân hàng thương mại được cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhândưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ cógiá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quyđịnh của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Trong các hoạt động cấp tíndụng, cho vay là hoạt động quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất

Cho vay khách hàng là các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế:

Trang 19

Đây là loại hình cho vay của các NHTM mà các Doanh nghiệp,các tổ chức kinh tế là đối tượng được phục vụ Do đặc thù riêng cócủa đối tượng này mà các NHTM phải tổ chức các phòng tín dụngchuyên trách phục vụ Đây là nhóm khách hàng thường có nhu cầuvay vốn rất lớn Tuy nhiên, số lượng khách hàng thì lại không quálớn, nên các NHTM cần đặc biệt quan tâm chú ý quan tâm đến từngkhách hàng cụ thể, từ đó xây dựng tốt mối quán hệ tín dụng lâu dài,đồng thơi mở rộng quan hệ với các khách hàng mới.

Cho vay khách hàng cá nhân:

Nhóm đối tượng còn lại là nhóm các khách hàng cá nhân (baogồm cá nhân, hộ gia đình, chủ trang trại, tổ hợp tác…) được cácNHTM áp dụng phương thức cho vay theo quy trình thủ tục của chovay khách hàng cá nhân Nhóm đối tượng này có số lượng rất lớn và

có nhu cầu vay các khoản nhỏ lẻ, tuy nhiên đây là nhóm khách hàngkhá nhạy cảm nên các NHTM cần có phương thức tiếp cận cũng nhưquản lý hợp lý mới có thể khai thác tốt mảng khách hàng này

• Bảo lãnh

Ngân hàng thương mại được bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán,bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đấu thầu và các hình thứcbảo lãnh ngân hàng khác bằng uy tín và bằng khả năng tài chính củamình đối với người nhận bảo lãnh Mức bảo lãnh đối với một kháchhàng và tổng mức bảo lãnh của một ngân hàng thương mại khôngđược vượt quá tỷ lệ so với vốn tự có của NHTM

• Chiết khấu

Ngân hàng thương mại được chiết khấu thương phiếu và cácgiấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với tổ chức, cá nhân và có thể táichiết khấu các thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đốivới các tổ chức tín dụng khác

• Cho thuê tài chính

Ngân hàng thương mại được hoạt động cho thuê tài chính nhưngphải thành lập công ty cho thuê tài chính riêng Việc thành lập, tổchức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính thực hiện theo

Trang 20

Nghị định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của công ty chothuê tài chính.

Ngoài ra, NHTM còn có hoạt động bao thanh toán, tài trợ xuấtnhập khẩu, thanh toán quốc tế, môi giới đầu tư chứng khoán…

1.1.3.3 Hoạt động dịch vụ, thanh toán, ngân quỹ

- Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ của NHTM bao gồmcác hoạt động sau:

- Cung cấp các phương tiện thanh toán

- Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng

- Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ

- Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định củaNHNN

- Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế khi được NHNN chophép

- Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng

- Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thốngthanh toán liên ngân hàng trong nước

- Tham gia hệ thống thanh toán quốc tế khi được NHNN chophép

1.1.3.4 Các hoạt động khác

• Góp vốn mua cổ phiếu

NHTM Ngân hàng thương mại được quy định sử dụng vốn điều lệ

và quỹ dự trữ để đầu tư vào việc góp vốn, mua cổ phần của cácdoanh nghiệp và tổ chức tín dụng khác trong nước, theo quy địnhcủa pháp luật Hơn nữa, ngoài việc đầu tư trong nước, ngân hàngcũng có thể góp vốn, mua cổ phần và hợp tác liên doanh với cácngân hàng nước ngoài để thành lập các ngân hàng liên doanh

• Tham gia thị trường tiền tệ

NHTM được tham gia thị trường tiền tệ, theo quy định của NHNN,thông qua các hình thức mua bán các công cụ của thị trường tiền tệ

• Kinh doanh ngoại hối

NHTM được quy định có thể trực tiếp kinh doanh hoặc thành lập

Trang 21

các công ty trực thuộc để thực hiện các hoạt động liên quan đến thịtrường ngoại hối và vàng, cả trên thị trường trong nước và quốc tế.

• Uỷ thác và nhận ủy thác

NHTM được phép uỷ thác và uỷ thác làm đại lý trong các lĩnh vựcliên quan đến hoạt động ngân hàng, bao gồm quản lý tài sản và vốnđầu tư của tổ chức và cá nhân, cả trong và ngoài nước, theo các hợpđồng uỷ thác hoặc hợp đồng đại lý

• Cung ứng dịch vụ bảo hiểm

NHTM được phép cung cấp dịch vụ bảo hiểm, và có thể thànhlập các công ty trực thuộc hoặc liên doanh để kinh doanh bảo hiểm,tuân thủ theo quy định của pháp luật hiện hành

• Tư vấn tài chính

NHTM được cung ứng các dịch vụ tư vấn tài chính, tiền tệ chokhách hàng dưới hình thức tư vấn trực tiếp hoặc thành lập công ty tưvấn trực thuộc ngân hàng

• Bảo quản vật quý giá

NHTM được thực hiện các dịch vụ bảo quản vật quý, giấy tờ cógiá, cho thuê tủ két, cầm đồ và các dịch vụ khác có liên quan theoquy định của pháp luật

1.2 Những vấn đề chung về cho vay KHCN tại NHTM

1.2.1 Khái niệm cho vay KHCN

Cho vay KHCN là một trong những nghiệp vụ chính của ngânhàng Cho vay KHCN là một khái niệm chỉ mối quan hệ về kinh tếtrong đó ngân hàng chuyển cho khách hàng quyền sử dụng mộtlượng giá trị (tiền) với những điều kiện mà hai bên đã thỏa thuậnnhằm mục đích giúp khách hàng có thể sử dụng hàng hóa, dịch vụtrước khi họ có khả năng chi trả, tạo điều kiện cho họ có thể có mộtmức sống cao hơn

1.2.2 Quy trình cho vay đối với KHCN

Quy trình cho vay được các cán bộ tín dụng áp dụng cho quá trình cho vay diễn

ra một cách khoa học nhằm hạn chế, ngăn ngừa rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng.Tuỳ theo đặc điểm tổ chức và quản trị, mỗi ngân hàng đều thiết kế và xây dựng

Trang 22

cho mình một quy trình tín dụng riêng Sau đây là các bước căn bản của một quy trìnhtín dụng:

Bước 1: Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng, là khâu căn bản đầu tiên của quy trìnhtín dụng, nó được thực hiện ngay sau khi cán bộ tín dụng tiếp xúc và ngân hàng, loạitín dụng yêu cầu và quy mô tín dụng, cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng lập hồ sơvới những thông tin yêu cầu khác nhau

Bước 2: Phân tích tín dụng: Là phân tích khả năng hiện tại và tiềm tàng củakhách hàng về sử dụng vốn tín dụng, khả năng hoàn trả nợ và khả năng thu hồi vốnvay cả gốc và lãi

Bước 3: Quyết định và ký hợp đồng tín dụng: Quyết định tín dụng là quyết địnhcho vay hay từ chối đối với một hồ sơ vay vốn của khách hàng Đây là khâu cực kỳquán trọng trong quy trình tín dụng vì nó ảnh hưởng rất lớn đến các khâu sau và ảnhhưởng đến uy tín và hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng

Bước 4: Giải ngân: Là khâu tiếp theo sau khi hợp đồng tín dụng đã được ký kết,khâu phát tiền vay cho khách hàng trên cơ sở mức tín dụng đã cam kết trong hợp đồng.Bước 5: Giám sát tín dụng: là khâu khá quan trọng nhằm mục tiêu bảo đảm tiềnvay được sử dụng đúng mục đích đã cam kết, kiểm soát ruie ro tín dụng, phát hiện vàchấn chỉnh kịp thời những sai phạm có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ saunày

Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng: Đây là khâu kết thúc của quy trình tíndụng Khâu này gồm có các việc quan trọng cần xử lý (1) Thu nợ cả gốc và lãi, (2) táixét hợp đồng tín dụng, (3) thanh lý hợp đồng tín dụng

1.2.3 Vị thế của khách hàng cá nhân đối với hoạt động kinh doanh của NHTM

Trước đây, hoạt động của NHTM chủ yếu tập trung vào cácdoanh nghiệp lớn, các tổ chức kinh tế Mà ít quan tâm đến đối tượng

là các khách hàng cá nhân, dẫn đến những lãng phí trong khai tháctiềm năng cũng như lợi ích từ nhóm khách hàng này

Tuy nhiên, mấy năm gần đây các NHTM đã tăng cường quan tâm

và chú trọng nhiều hơn đến nhóm khách hàng cá nhân Đặc biệt làsau vụ NHTM bị lỗ do cho vay các tổng công ty lớn của nhà nướctrong khoảng những năm 2000 Nhận thức được điều này, các ngânhàng đã tập trung cung cấp nhiều dịch vụ hơn cho nhóm khách hàng

Trang 23

cá nhân và sẵn lòng sử dụng lực lượng nhân viên để phục vụ tốt hơncho nhóm này.

Đối tượng khách hàng cá nhân không chỉ là nhóm đối tượng cónhu cầu vay vốn, mà còn cung cấp một lượng vốn lớn cho NHTMthông qua các khoản tiền gửi tiết kiệm Điều này tạo điều kiện thuậnlợi cho việc đầu tư vào các tài sản trung và dài hạn của ngân hàng,nhờ tính ổn định và bền vững của nguồn vốn này

Việc xây dựng một mối quan hệ tốt với nhóm khách hàng này,các NHTM vừa tiếp cận được các dịch vụ cho vay phát sinh từ nhucầu tiêu dùng cũng như mở rộng thêm sản xuất kinh doanh của cáckhách hàng cá nhân Đồng thời khi có những khoản tiết kiệm hìnhthành từ nhóm khách hàng này thì các NHTM cũng là nơi mà cáckhách hàng sẽ lựa chọn là nơi gửi tiền tiết kiệm của mình

Do đó, khách hàng cá nhân đóng vai trò quan trọng trong mọihoạt động của Ngân hàng Thương mại, và vị thế của họ được khẳngđịnh cả trên lý thuyết và trong thực tiễn

1.2.4 Đặc trưng của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân

Đặc trưng về khoản vay: Chủ yếu là các khoản vay nhỏ, nhưng

số lượng các khoản vay là rất nhiều

Đặc trưng về chất lượng các khoản vay: Chất lượng của các

khoản vay thường là khá tốt Tuy nhiên các khoản cho vay đối vớicác khách hàng cá nhân chỉ có chất lượng tốt khi không có nhữngbiến cố từ phía khách hàng Bên cạnh đó các khoản vay thường cótính rủi ro cao nên nó được các ngân hàng cho vay áp dụng mức lãisuất cao nhất trong bảng lãi suất cho vay áp dụng đối với các khoảnvay trong các NHTM

Đặc trưng về thời hạn khoản vay: Thời hạn của các khoản vay

chủ yếu là ngắn hạn, một phần là trung hạn và một phần rất nhỏ làdài hạn Điều đó có thể được giải thích phần nào là do đây là hìnhthức cho vay với mức lãi suất cao nhất trong các NHTM

1.2.5 Phân loại cho vay đối với khách hàng cá nhân

1.2.5.1 Phân loại theo thời hạn vay

Trang 24

Phân chia theo thời gian có ý nghĩa quan trọng đối với ngânhàng vì thời gian liên quan mật thiết đến tính an toàn và sinh lợi củatín dụng nói chung cũng như khả năng hoàn trả của khách hàng.Thời gian cho vay càng dài thì rủi ro càng lớn nên lãi suất càng cao.Hơn nữa, việc phân chia theo thời gian còn giúp ngân hàng đảm bảo

sự phù hợp về kỳ hạn giữa nguồn vốn huy động được và số tiền chovay Theo thời gian, các khoản vay của ngân hàng được phân thành:

Cho vay ngắn hạn: Là loại cho vay có thời hạn đến 12 tháng và

được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động cho các doanhnghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân

Cho vay trung hạn: Là các món vay có khoảng thời gian trên 12

tháng đến 60 tháng Cho vay trung hạn chủ yếu được mua sắm tàisản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng sảnxuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ và thời gianthu hồi vốn nhanh, hình thành vốn lưu động thường xuyên của cácdoanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp mới thành lập…

Cho vay dài hạn: Là loại cho vay có thời hạn trên 60 tháng và

thời hạn tối đa có thể lên đến 20-30 năm Cho vay dài hạn nhằmmục đích tài trợ cho các công trình xây dựng cơ bản như xây dựngnhà ở, sân bay, cầu đường, các thiết bị, phương tiện vận tải có quy

mô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới…

1.2.5.2 Phân loại theo hình thức đảm bảo

Là loại cho vay dựa trên cơ sở có bảo đảm như thế chấp,cầm cố,hoặc phải có bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba Trong nhiềutrường hợp, ngân hàng yêu cầu khách hàng phải có tài sản đảm bảokhi nhận tín dụng Lý do là khách hàng phải đối đầu với rủi ro trongkinh doanh, có thể mất khả năng trả nợ cho ngân hàng Những biến

cố không mong đợi có thể gây ra cho ngân hàng những tổn thất lớn.Chính vì vậy, trừ những khách hàng có uy tín cao, nhiều khách hàngphải có tài sản đảm bảo khi nhận tín dụng của ngân hàng yêu cầuphải có tài sản đảm bảo, ngân hàng muốn có một nguồn trả nợ thứhai khi nguồn thứ một là nguồn thu nhập từ hoạt động kinh doanh

Trang 25

không đảm bảo trả nợ Hiện nay, hầu hết các khoản cho vay đềuphải có tài sản đảm bảo.

Cho vay không có tài sản đảm bảo: Cho vay không có tài sảnđảm bảo là việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng

đi vay mà không có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc sự bảo lãnh bằngtài sản của bên thứ ba Cho vay không có tài sản đảm bảo thôngthường dành cho khách hàng có uy tín cao, khách hàng truyềnthống, có tình hình tài chính lành mạnh, kinh doanh thường xuyên cólãi… Tuy nhiên, đây là hình thức cho vay mang nhiều rủi ro đối vớicác ngân hàng, ngân hàng cần thẩm định kỹ khách hàng trước khiquyết định cho vay

1.2.5.3 Phân loại theo phươmg thức vay

Cho vay từng lần

Là hình thức cho vay tương đối phổ biến của ngân hàng đối với các kháchhàng không có nhu cầu vay thường xuyên, không có điều kiện để được cấp hạn mứcthấu chi Theo từng kỳ hạn nợ trong hợp đồng, ngân hàng sẽ thu gốc và lãi Trong quátrình khách hàng sử dụng tiền vay, ngân hàng sẽ kiểm soát mục đích và hiệu quả Phátsinh theo từng nhu cầu của khách hàng nhằm bổ sung vốn lưu động tạm thời thiếu hụttrong quá trình sản xuất kinh doanh

Cho vay theo hạn mức tín dụng

Cho vay theo hạn mức tín dụng là phương thức cho vay mà ở đó ngân hàngcho phép khách hàng được vay ở một hạn mức nhất định, và cần phải duy trì mức dư

nợ không vượt quá mức được cấp, hạn mức tín dụng có thể tính cho cả kỳ hoặc cuối

kỳ Đó là số dư tối đa tại thời điểm tính, hạn mức tín dụng được cấp trên cơ sở kếhoạch sản xuất kinh doanh, nhu cầu vốn và nhu cầu vay vốn của khách hàng

Ngoài ra có các phương thức khác như: Cho vay ứng trước, cho vay thấu chi,cho vay đồng tài trợ và các loại cho vay khác Nhiều phương thức đòi hỏi người vaycung cấp tài sản làm đảm bảo, chẳng hạn như chứng khoán, tài sản doanh nghiệp, hoặchóa đơn chờ thanh toán Thời gian vay có thể ngắn hạn hoặc dài hạn tùy thuộc vàomục đích sử dụng vốn Ví dụ, cho vay ứng trước thường ngắn hạn, trong khi cho vaytheo giá trị tài sản có thể kéo dài hơn Mỗi phương thức cho vay có thể phù hợp vớimột mục đích cụ thể như mở rộng kinh doanh, quản lý dòng tiền, đầu tư vào dự án cụ

Trang 26

thể, hoặc giảm rủi ro tín dụng Các ngân hàng cho vay đều đặt ra các điều kiện và yêucầu để giảm thiểu rủi ro tài chính, bảo đảm khả năng trả nợ của người vay.

1.2.5.4 Phân loại theo mục đích vay

Cho vay tiêu dùng: Cho vay tiêu dùng là khoản cho vay để tài trợcho việc tiêu dùng nhằm giúp người tiêu dùng có thể sử dụng hànghóa dịch vụ trước khi họ có khả năng chi trả, tạo điều kiện cho ngườivay được hưởng mức sống cao hơn Thông thường quy mô của nhữngkhoản vay này nhỏ rủi ro cao vì phụ thuộc phần lớn vào thu nhập và

ý thức trả nợ của khách hàng Mà hiện nay, ở Việt Nam tỷ lệ thunhập ngầm là rất cao (là những khoản thu nhập không kiểm soátđược) nên lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao Đối tượng được vay

là các cá nhân và hộ gia đình vay để phục vụ cho mục đích mua nhà,mua ô tô, du học, du lịch…

Cho vay kinh doanh: Là loại hình cho vay của tổ chức tín dụngđối với các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụcủa các cá nhân, tổ chức như: cho vay công nghiệp, cho vay thươngmại, cho vay nông nghiệp…

1.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay KHCN

Doanh số cho vay

Doanh số cho vay là một chỉ tiêu thường được sử dụng để phảnánh tổng số tiền mà ngân hàng đã phát ra dưới dạng các khoản tíndụng cho vay trong một thời gian cụ thể, không kể món cho vay đó

đã thu hồi về chưa Doanh số cho vay thường được xác định theotháng, quý, năm

Nợ quá hạn

Trang 27

Theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày22/4/2005 về phânloại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng trong hoạt độngngân hàng của các tổ chức tín dụng do NHNN ban hành, định nghĩa:

“Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và lãi đãquá hạn”

Để góp phần hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng, NHNN đãquyết định ban hành nghị định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày22/4/2005 và quyết định số 18/2007/QĐ- NHNN ngày 25/4/2007 vềviệc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về phân loại nợ, tríchlập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt độngngân hàng của các tổ chức tín dụng Theo hai quyết định này, toàn

bộ số dư nợ gốc sẽ được phân thành 5 nhóm, trong đó nhóm 1 là cáckhoản nợ trong hạn, từ nhóm 2 đến nhóm 5 là các khoản nợ quá hạn

có nguy cơ cao dần, khả năng thu hồi thấp Cụ thể:

Nhóm 1( Nợ đủ tiêu chuẩn):

Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khảnăng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi Các khoản nợ quá hạn dưới 10ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc

và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng hạn còn lại

Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tạiKhoản 2

Nhóm 2 ( Nợ cần chú ý):

Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thờihạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại, các khoản nợkhác được phân loại vào nhóm 2

Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn):

Các khoản nợ quá hạn từ 90 – 180 ngày, các khoản nợ cơ cấu lạithời hạn trả nợ nhưng vẫn quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơcấu lại, các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 3

Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ):

Các khoản nợ quá hạn từ 181 – 360 ngày, các khoản nợ đã cơcấu lại thời hạn trả nợ nhưng vẫn quá hạn từ 90 – 180 ngày theo thời

Trang 28

hạn nợ đã cơ cấu lại, các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 4.

Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn):

Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày, các khoản nợ khoanh chờChính phủ xử lý, các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạntrên 180 ngày theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại, các khoản nợ khácđược phân loại vào nhóm 5

Hệ số thu nợ:

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thu hồi nợ của ngân hàng, chobiết số tiền vốn mà ngân hàng thu được với doanh số cho vay nhấtđịnh Tỷ lệ này càng lớn chứng tỏ công tác thu hồi vốn của ngânhàng có hiệu quả, rủi ro tín dụng càng thấp

Tỷ số thu nợ = Doanh số thu X 100(%)

Doanh số cho

Tỷ lệ dư nợ cho vay tên tổng nguồn vốn huy động:

Tỷ lệ dư nợ cho vay trên nguồn vốn huy động = ( Dư nợ chovay / Nguồn vốn huy động) x 100%

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sử dụng vốn huy động cho việcvay vốn Chỉ tiêu này quá thấp hay quá cao đều không tốt Chỉ tiêunày quá thấp đồng nghĩa ngân hàng sử dụng ít nguồn vốn của mìnhvào việc cho vay Ngược lại, chỉ tiêu này quá cao có nghĩa là ngânhàng sử dụng toàn bộ nguồn vốn vào hoạt động cho vay, rủi ro tíndụng và rủi ro thanh khoản của ngân hàng lúc này rất cao, điều nàycũng không tốt Nếu ngân hàng sử dụng vốn vay cho phần lớn từnguồn vốn cấp trên thì không hiệu quả bằng việc sử dụng nguồn vốnhuy động được Cho nên ngân hàng cần giữ tỷ lệ này ở mức độ hợplý

Tỷ lệ quá hạn trên tổng dư nợ:

Tỷ lệ nợ quá hạn = Số dư nợ quá hạn X 100(%)

Tổng dư nợChỉ tiêu này thường nói lên chất lượng tín dụng của một ngân

Trang 29

hàng Thông thường chỉ số này dưới mức 3% thì hoạt động kinhdoanh của ngân hàng bình thường Nếu tại thời điểm nào đó tỷ lệ nợquá hạn chiếm tỷ trọng trên tổng dư nợ lớn thì nó phản ánh chấtlượng nghiệp vụ tại ngân hàng kém, rủi ro tín dụng lớn và ngược lại.

Trang 30

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ:

dư nợ quá hạn và trên cơ sở các khoản vay được đảm bảo haykhông Chỉ tiêu này càng thấp thì chất lượng hoạt động tín dụngcàng cao, rủi ro của các khoản vay của ngân hàng càng được giảmthiểu

Chỉ tiêu doanh số thu nợ trên dư nợ bình quân:

Vòng quay vốn tín dụng = Doanh số thu nợ (Vòng)

Dư nợ bình quân

Dư nợ bình quân = Dư nợ đầu kì + Dư nợ cuối kì

2Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng và thờigian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm Vòng quay vốn càng nhanh thìđược coi là tốt và việc đầu tư càng được an toàn

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay đối với KHCN tại ngân hàng

1.4.1 Các nhân tố chủ quan

Chính sách tín dụng

Đây là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp đến quy môhoạt động tín dụng nhất nói chung và của tín dụng ngắn hạn nóiriêng Bởi chính sách tín dụng chính là đường lối, chủ trương đảmbảo cho hoạt động tín dụng đi vào đúng quỹ đạo liên quan đến việc

mở rộng hay thu hẹp tín dụng, nó có ý nghĩa đến sự thành bại của cả

Trang 31

một ngân hàng.

Đối với ngân hàng thương mại, chính sách tín dụng đúng đắnphải đảm bảo khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng, trên cơ sởphân tán rủi ro, tuân thủ pháp luật và đường lối chính sách nhà nước,đồng thời đảm bảo được tính công bằng

Chính sách tín dụng của ngân hàng ảnh hưởng đến quy mô củatín dụng ngắn hạn ở rất nhiều khía cạnh khác nhau ở 3 yếu tố sau:

Lãi suất cạnh tranh: Đây là yếu tố đầu tiên đến quyết định vay

vốn của khách hàng Lãi suất cho vay càng thấp thì sẽ càng thu hútđược khách hàng Tuy nhiên, các ngân hàng không thể hạ mức lãisuất thấp hơn nhiều so với các ngân hàng khác để thu hút khách màlãi suất này phải được xác định trên cơ sở quy định chung về lãi suấtcho vay của hệ thống ngân hàng, lãi suất phải phù hợp với từngngân hàng

Về phương thức cho vay: Phương thức cho vay đa dạng và phong

phú, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng tại từng thời điểm kháchnhau là nhân tố quan trọng để mở rộng quy mô hoạt động tín dụngnói chung và tín dụng ngắn hạn nói riêng

Về tài sản đảm bảo tiền vay: Khách hàng muốn vay vốn tại ngân

hàng phải đáp ứng đủ các điều kiện, nguyên tắc vay vốn Trong đó,điều kiện về tài sản đảm bảo tiền vay đóng vai trò quan trọng trongquyết định cho vay của ngân hàng

Trình độ cán bộ tín dụng (CBTD)

Con người là yếu tố quan trọng nhất trong sự thành công trongquản lý vốn tín dụng nói riêng và hoạt động quản lý ngân hàng nóichung Kinh tế càng phát triển các mối quan hệ càng phức tạp, cạnhtranh ngày càng gay gắt, đòi hỏi trình độ của con người ngày càngnâng cao

Đội ngũ cán bộ ngân hàng có chuyên môn nghiệp vụ giỏi, có đạođức, có năng lực sẽ giúp ngân hàng có được những khoản tín dụngđảm bảo, ngăn ngừa được những rủi ro khi thực hiện một khoản tíndụng

Trang 32

Vì vậy, một ngân hàng có được một chính sách tín dụng hợp lýnhưng nếu không có đội ngũ có năng lực, kiến thức, chuyên môn vàđạo đức nghề nghiệp thì cũng không đảm bảo được chất lượng cáckhoản tín dụng cũng như có thể mở rộng quy mô và điều này sẽ ảnhhưởng rất nhiều đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất đóng vai trò khá quan trọng ảnh hưởng đến hoạtđộng cho vay KHCN của ngân hàng Vị trí ngân hàng thuận lợi ảnhhưởng không nhỏ đến lượng khách hàng Bên cạnh đó không gian tưvấn và giao dịch thuận lợi sẽ tạo ấn tượng tốt đối với khách hàng.Không ngừng nâng cấp chất lượng cơ sở vật chất theo thời đại mớikhông bị tụt ở phía sau

Sản phẩm tín dụng cá nhân

+ Sản phẩm cho vay KHCN phong phú đa dạng

+ Sản phẩm cho vay phải phù hợp với mục đích và mong muốncủa khách hàng

+ Sản phẩm cho vay phải cạnh tranh được với các ngân hàngkhác

+ Sản phẩm cho vay luôn cải tiến và đổi mới để phù hợp với mọithời đại

1.4.2 Các nhân tố khách quan

Tình trạng của nền kinh tế

Tình hình kinh tế hiện tại của một quốc gia có ảnh hưởng to lớnđến mọi hoạt động kinh tế diễn ra bên trong nó, và hoạt động chovay cho khách hàng cá nhân không phải là ngoại lệ Thực tế, nóthường chịu ảnh hưởng rất lớn từ tình hình kinh tế tổng thể Khi nềnkinh tế đang phát triển mạnh mẽ, các hoạt động của các Ngân HàngThương Mại cũng thường diễn ra tích cực và mạnh mẽ hơn Trongtình huống này, nhu cầu vay của khách hàng cá nhân thường tăngcao, và sự cạnh tranh giữa các Ngân Hàng Thương Mại trở nên ác liệthơn

Phía khách hàng

Trang 33

Để đảm bảo rằng việc sử dụng tín dụng được hiệu quả nhất vàđóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, vai trò củakhách hàng là không thể phủ nhận Một khách hàng có đạo đức cao,tình hình tài chính ổn định và thu nhập đều đặn sẽ luôn sẵn lònghoàn trả đúng hạn, từ đó bảo đảm tính an toàn và nâng cao chấtlượng của khoản vay Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưngchủ yếu là khả năng tài chính, năng lực và uy tín của khách hàng.

Trang 34

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN- CHI NHÁNH SÔNG HÀN QUA 3 NĂM (2021 –

2023)2.1 Giới thiệu chung về Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Sông Hàn

2.1.1 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Sông Hàn

tỷ động Hệ thống gồm 16.000 nhân viên trên 552 chi nhánh và phòng giao dịch trênkhắp cả nước

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín – Sacombank Chi nhánhSông Hàn

Địa chỉ: 240 Nguyễn Hữu Thọ, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng

Điện thoại: (0236) 3750 986

Ngân hàng Sacombank Chi nhánh Sông Hàn thành lập ngày 01/10/2015, tại Đạihội đồng cổ đông thường niên 2014, hiện chi nhánh có 4 PGD chính là PGD NgũHành Sơn, PGD Hoà Vang, PGD Cẩm Lệ, PGD Núi Thành

2.1.1.2 Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín

a)Tầm nhìn

Sacombank trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại và đa năng

Trang 35

Chuyên viên

tư vấnGiao dịch viên

GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH

hàng đầu Việt Nam và vươn tầm khu vực

b)Sứ mệnh: Tối ưu giải pháp tài chính trọn gói, hiện đại và đa tiện ích

Khách hàng: Tối đa hoá giá trị gia tăng cho đối tác, nhà đầu tư

và cổ đông

Mang lại giá trị về nghề nghiệp và sự thịnh vượng cho cán bộnhân viên (CBNV)

Đồng hành cùng sự phát triển chung của cộng đồng xã hội

c) Giá trị cốt lõi: Slogan: “ĐỒNG HÀNH CÙNG PHÁT TRIỂN”

Tiên phong làm người mở đường và chấp nhận vượt qua thửthách để khám phá ra những hướng đi mới

Luôn đổi mới, năng động và sáng tạo để biến những khó khắn,thách thức thành cơ hội để phát triển

Cam kết với mục tiêu chất lượng bằng sự chuyên nghiệp, tậntâm và uy tín cao nhất đối với khách hàng, đối tác

Trách nhiệm đối với cộng đồng và xã hội theo phương châmhoạt động “Đồng hành cùng phát triển”

Tạo dựng sự khác biệt với những sản phẩm

Phương thức kinh doanh và mô hình quản lý mang tính đột phá

và sáng tạo

2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban

Trang 36

Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý của Ngân Hàng TMCP Sài

Gòn Thương Tín – Chi nhánh Sông Hàn

Là trung tâm quản lý mọi hoạt động của chi nhánh, giám đốchướng dẫn và chỉ đạo việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, vàphạm vi hoạt động được giao từ cấp trên Ông/chị cũng có thẩmquyền ra quyết định về các vấn đề liên quan đến tổ chức, bãi nhiệm,khen thưởng và kỷ luật đối với cán bộ, nhân viên của đơn vị

Đại diện chi nhánh ký kết hợp đồng với khách hàng

Nơi xét duyệt, thiết lập các chính sách và đề ra chiến lược hoạtđộng phát triển đồng thời chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanhcủa chi nhánh

Xử lý hoặc kiến nghị với các cấp có thẩm quyền, xử lý các cá

Chuyên viên quan hệ khách hàng cao cấpChuyên viên

quan hệ

khách hàng

cá nhân

Trang 37

nhân hoặc tổ chức vi phạm chế độ tiền tệ, tín dụng, thanh toán củachi nhánh.

Trưởng phòng khách hàng cá nhân

Đặt mục tiêu phát triển các mối quan hệ khách hàng, đồng thờiđảm bảo đạt được tất cả các mục tiêu ngắn hạn Lập kế hoạch vàtriển khai các hoạt động hàng ngày của Phòng KHCN, giám sát hiệuquả hoạt động của từng cán bộ nhân viên thuộc phòng KHCN, chịutrách nhiệm về chỉ tiêu KPIs liên quan đến phòng KHCN tại chinhánh Tổ chức các hoạt động bán chéo Sản phẩm dịch vụ KHCN vớiKHDN/KHDNL và ngược lại Quản lý hoạt động tín dụng đảm bảo chấtlượng, hiệu suất xử lý hồ sơ tín dụng của KHCN (rà soát và ký kết hồ

sơ trước khi trình các cấp phê duyệt) Lập báo các định kỳ theo quyđịnh Tổ chức việc quản lý các khoản nợ xấu tại đơn vị kinh doanhđảm bảo tiêu chuẩn và chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng theoquy định đảm bảo tuân thủ các cam kết SLA đối với các hoạt độngtại phòng KHCN - Huấn luyện trực tiếp, tư vấn và hướng dẫn nghềnghiệp, khuyến khích nhân viên và giải quyết vấn đề - Đảm bảo pháttriển chuyên môn và đào tạo cho chuyên viên KHCN

Trưởng phòng khách hàng doanh nghiệp

Quản lý, điều hành người lao động thực hiện các nhiệm vụ củaphòng Lập kế hoạch kinh doanh, tổng hợp phân tích đánh giá tìnhhình hoạt động kinh doanh, thực hiện kiếm tra giám sát công tác báocáo thống kê Theo quy định của NHNN phản ánh kịp thời những vấn

đề vướng mắc cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ và những vấn

đề mới nåy sinh Đề xuất biện pháp trình giám đốc chi nhánh xemxét giải quyết Tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán

bộ của phòng Thẩm định lại, xác định các giới hạn tín dụng chokhách hàng doanh nghiệp có nhu cầu giao dịch về tín dụng, tài trợthương mại trình lãnh đạo chi nhánh quyết định theo Thẩm định lạikhách hàng doanh nghiệp, phương án quy định của NHCT Việt Nam,

dự án vay vốn bảo lãnh các hình thức tín dụng khác theo thẩmquyền và quy định của NHCT Việt Nam Đưa ra các đề xuất chấp

Trang 38

thuận, không chấp thuận các đề xuất cấp tín dụng, cơ cấu lại thờihạn trả nợ của khách doanh nghiệp trên cơ sở kết quả thẩm địnhtrình lãnh đạo chi nhánh Thực hiện kiểm tra kiểm soát và quản lýkhách hàng vay trên hệ thông INCAS theo đúng quy trình quản lýcủa NHCT Việt Nam Thực hiện nhiệm vụ thành viên hội đồng tíndụng, hội đồng miễn giảm lãi, hội đồng xử lý rủi ro Thực hiện một sốcông việc khác khi Giám đốc giao.

Chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân

Chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân là những người tiếpxúc, liên hệ trực tiếp với khách hàng để tư vấn và bán các sản phẩm

mà ngân hàng cung cấp Các sản phẩm ấy có thể là các khoản vay

nợ, gửi tiết kiệm hoặc thẻ,… đồng thời họ cũng là những người tiếpnhận và kiểm tra hồ sơ của khách hàng trước khi chuyển cho bộphận có liên quan thẩm định lại Đối với các ngân hàng, vị trí chuyênviên quan hệ khách hàng khá quan trọng bởi vì họ là những ngườiđại diện cho ngân hàng tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, là rào chắnbảo vệ những rủi ro đặc thù trong ngành Do đó mà điều kiện tuyểndụng thường rất khắt khe tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, tư vấncho họ những sản phẩm, dịch vụ, tiện ích và cách hoàn thành các

Trang 39

thủ tục hồ sơ theo quy định của ngân hàng dựa trên nhu cầu sử dụng

và khả năng tài chính của khách hàng

Chuyên viên quan hệ khách hàng cao cấp

Chủ trì chính trong các công tác liên quan đến xây dựng chủtrương, đường lối, chính sách có tầm cỡ lớn của ngân hàng được ápdụng trên phạm vi toàn bộ các chi nhánh Thực thi, tổ chức, chỉ đạocho những hoạt động của ngân hàng được vào đúng nề nếp, tiêuchuẩn của ngành Chỉ đạo và đánh giá công việc về hiệu quả, đưa racác phương án đề xuất để sửa đổi, bổ sung cho công việc đó nếuchưa phù hợp Chủ trì và tham gia trực tiếp vào nghiên cứu các đềtài liên quan đến “tri thức khoa học” của lĩnh vực ngân hàng Từ đóphát hiện các thiếu sót, đổi mới hệ thống quản lý cho phù hợp và tối

ưu nhất Là người chủ trì những công việc liên quan đến biên soạn tàiliệu mới, chỉnh sửa tài liệu cũ nếu có những điểm chưa phù hợp Tổchức các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ cho các nhân viên khác trongngân hàng, chấn chỉnh công tác quản lý bằng các hình thức phù hợp

Giao dịch viên (GDV)

Là những nhân viên ngân hàng làm việc tại các quầy giao dịch ởcác chi nhánh, phòng giao dịch hay các điểm giao dịch của một ngânhàng Đây là một vị trí phản ánh chất lượng nghiệp vụ, hình ảnhthương hiệu của ngân hàng, đòi hỏi yêu cầu cao về ngoại hình,nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp khéo léo Giao dịch viên ngân hàng làtrực tiếp tiếp xúc, xử lý và giải quyết các nhu cầu của khách hàng từgửi tiền, rút tiền, chuyển tiền, ủy nhiệm chi, thu hộ, chi hộ, mở tàikhoản, xử lý thông tin tài khoản, hạch toán giao dịch và ghi chép lạitất cả giao dịch liên quan đến nghiệp vụ ngân hàng phát sinh tạiquầy của họ Hỗ trợ khách hàng xử lý các giao dịch như gửi tiền, rúttiền hoặc thanh toán, giải quyết khiếu nại hoặc chênh lệch tài khoản

và trả lời các câu hỏi Thông báo cho khách hàng về các sản phẩm,dịch vụ, chương trình khuyến mãi của ngân hàng Theo dõi, ghi chép,báo cáo và lưu trữ các thông tin giao dịch, nguồn cung cấp của ngânhàng và khách hàng, đảm bảo mọi thông tin đều chính xác và đầy

Trang 40

đủ Duy trì và cân đối các ngăn kéo tiền mặt và điều chỉnh các chênhlệch Đóng gói tiền mặt và tiền xu cuộn để cất trong ngăn kéo hoặckho tiền ngân hàng Giữ khu vực làm việc sạch sẽ, ngăn nắp vàphong thái chuyên nghiệp Xử lý tiền tệ, giao dịch và thông tin bímật một cách có trách nhiệm Sử dụng phần mềm để theo dõi thôngtin ngân hàng và tạo báo cáo Đảm bảo quản lý tốt duy trì hạn mứcthu, chi và tồn quỹ tiền mặt được giao Tuân theo tất cả các quy định

và thủ tục về tài chính và bảo mật của ngân hàng

Chuyên viên tư vấn

Chuyên viên tư vấn ngân hàng là những người thực hiện côngviệc tư vấn dịch vụ, sản phẩm mà ngân hàng đang cung cấp chokhách hàng Bên cạnh đó, họ cùng là người chăm sóc, giải quyếtnhững khiếu nại, thắc mắc của khách hàng trong quá trình sử dụngsản phẩm, dịch vụ Không những vậy, họ còn là những người thu hút,

mở rộng mối quan hệ của ngân hàng đối với những khách hàng tiềmnăng Giám sát và điều phối các hoạt động tại sảnh giao dịch Sảnhgiao dịch là nơi làm việc chủ yếu của các chuyên viên tư vấn ngânhàng Tại đây, các chuyên viên tư vấn ngân hàng sẽ thực hiện nhữngcông việc như đón tiếp, lắng nghe nhu cầu, điều phối công việc đểgiải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải Tư vấn, giải đápthông tin cho khách hàng: Khách hàng khi liên lạc với ngân hàng sẽđược các chuyên viên tư vấn ngân hàng trao đổi về những vấn đềgặp phải hoặc được tư vấn về những dịch vụ phù hợp với nhu cầucủa bản thân

2.2 Tình hình chung về hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Sông Hàn qua 3 năm (2021-2023)

2.2.1 Quy trình về hoạt động cho vay đối với KHCN tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Sông Hàn

Bước 1: Tiếp nhận nhu cầu vay, thẩm định, lập tờ trình thẩm

định

 Tiếp nhận nhu cầu vay của khách hàng

Ngày đăng: 02/10/2024, 21:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3.Luận văn thạc sỹ: “ Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay KHCN tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoài quốc danh- TP Hồ Chí Minh”- Tác giả Huỳnh Nguyễn Đức Huy- Khoa kinh tế tài chính- ngân hàng- trường Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao chất lượng hoạt động cho vayKHCN tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoài quốc danh- TP Hồ ChíMinh
4.Đề tài “ Đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hà Nội”- Tác giả Nguyễn Hoàng Tùng Sơn- Đại học công nghệ TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàngthương mại cổ phần Hà Nội
5.Đề tài “ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh biên hòa”- Tác giả Đoàn Thị Hồng Dung- Khoa tài chính- Ngân hàng- Trường DH Lạc Hồng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động chovay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triểnnông thôn chi nhánh biên hòa
1.PGS-TS. Phan Thị Cúc. 2008. Giáo trình tín dụng ngân hàng.TPHCM: NXB Thống kê Khác
2.GS-TS Lê Văn Tư. 2005. Quản trị ngân hàng thương mại. Hà Nội: NXB Tài chính Khác
6.Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2021-2023 của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Sông Hàn Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1: Chức năng làm trung gian của tín dụng - Phân Tích Hoạt Động Cho Vay Đối Với Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín- Chi Nhánh Sông Hàn Qua 3 Năm (2021-2023).Docx
Sơ đồ 1.1 Chức năng làm trung gian của tín dụng (Trang 16)
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý của Ngân Hàng TMCP Sài - Phân Tích Hoạt Động Cho Vay Đối Với Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín- Chi Nhánh Sông Hàn Qua 3 Năm (2021-2023).Docx
Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy quản lý của Ngân Hàng TMCP Sài (Trang 36)
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại ngân hàng TMCP Sài - Phân Tích Hoạt Động Cho Vay Đối Với Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín- Chi Nhánh Sông Hàn Qua 3 Năm (2021-2023).Docx
Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn tại ngân hàng TMCP Sài (Trang 47)
Bảng 2.2: Tình hình cho vay tại ngân hàng TMCP Sài Gòn - Phân Tích Hoạt Động Cho Vay Đối Với Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín- Chi Nhánh Sông Hàn Qua 3 Năm (2021-2023).Docx
Bảng 2.2 Tình hình cho vay tại ngân hàng TMCP Sài Gòn (Trang 50)
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của NH TMCP Sài - Phân Tích Hoạt Động Cho Vay Đối Với Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín- Chi Nhánh Sông Hàn Qua 3 Năm (2021-2023).Docx
Bảng 2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của NH TMCP Sài (Trang 56)
Bảng 2.5: Tình hình cho vay đối với KHCN theo đối tượng tại - Phân Tích Hoạt Động Cho Vay Đối Với Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín- Chi Nhánh Sông Hàn Qua 3 Năm (2021-2023).Docx
Bảng 2.5 Tình hình cho vay đối với KHCN theo đối tượng tại (Trang 64)
Bảng 2.6: Tình hình cho vay đối với KHCN theo hình thức đảm - Phân Tích Hoạt Động Cho Vay Đối Với Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín- Chi Nhánh Sông Hàn Qua 3 Năm (2021-2023).Docx
Bảng 2.6 Tình hình cho vay đối với KHCN theo hình thức đảm (Trang 70)
Bảng 2.7: Tình hình cho vay đối với KHCN theo phương thức - Phân Tích Hoạt Động Cho Vay Đối Với Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín- Chi Nhánh Sông Hàn Qua 3 Năm (2021-2023).Docx
Bảng 2.7 Tình hình cho vay đối với KHCN theo phương thức (Trang 74)
Bảng 2.8: Tình hình cho vay đối với KHCN theo mục đích vay - Phân Tích Hoạt Động Cho Vay Đối Với Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín- Chi Nhánh Sông Hàn Qua 3 Năm (2021-2023).Docx
Bảng 2.8 Tình hình cho vay đối với KHCN theo mục đích vay (Trang 78)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w