1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân Tích Hoạt Động Cho Vay Sản Xuất Kinh Doanh Đối Với Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Tmcp Quân Đội – Chi Nhánh Đà Đẵng – Pgd Sông Hàn Qua 3 Năm 2021 – 2023.Docx

30 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – Chi Nhánh Đà Đẵng – Pgd Sông Hàn Qua 3 Năm 2021 – 2023
Tác giả Bùi Huỳnh Bích Trâm
Người hướng dẫn Th.S Phạm Thị Uyên Thi
Trường học Trường Đại Học Duy Tân
Chuyên ngành Ngân Hàng
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 1,58 MB

Nội dung

Tuy nhiên các hoạt động sản xuất kinh doanh càng tăng lên,dẫn đến Ngân hàng sẽ phải thực hiện hết công suất các hoạt động của Ngân hàngnhưng trong số đó thì hoạt động cho vay là hoạt độn

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA KINH TẾ - TÀI CHÍNH CHUYÊN NGÀNH NGÂN HÀNG - -

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài: “ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY SẢN XUẤT KINH

DOANH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH ĐÀ ĐẴNG – PGD SÔNG HÀN QUA 3 NĂM 2021 –

2023 ”

Giảng viên hướng dẫn : Th.S Phạm Thị Uyên Thi

Sinh viên thực hiện : Bùi Huỳnh Bích Trâm

Mã sinh viên : 26201228277

Đà Nẵng, tháng 1/ 2024

Trang 2

ứng cho nhu cầu sản xuất Ta có thể thấy vị trí của Ngân hàng đã bao trùm lên toàn bộ

các hoạt động kinh tế xã hội và có sự ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinhdoanh của Doanh nghiệp Tuy nhiên các hoạt động sản xuất kinh doanh càng tăng lên,dẫn đến Ngân hàng sẽ phải thực hiện hết công suất các hoạt động của Ngân hàngnhưng trong số đó thì hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu của Ngân hàng, được

sử dụng nhiều nhất và mang lại nhiều lợi nhuận

Với số lượng đông đảo và nhiều loại hình kinh doanh đa dạng, các Doanhnghiệp không những giải quyết được vấn đề việc làm, tăng thu nhập mà còn giúpphát triển kinh tế địa phương, đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước Tuy nhiên,thực tế cho thấy về hình thức cho vay cũng có những mặt khó khăn mà Doanhnghiệp đang gặp phải trong quá trình kinh doanh, đặc biệt là khó khăn về vốn.Nhận thức được điều này, Ngân hàng Quân Đội nói chung, Ngân hàng TMCPQuân Đội – CN Đà Nẵng – PGD Sông Hàn nói riêng trong thời gian qua đã luôn đồnghành và đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của các doanh nghiệp Nhờ tích cực triển khai

và áp dụng nhiều biện pháp, hoạt động cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCPQuân Đội (MB Bank) – CN Đà Nẵng – PGD Sông Hàn đã đạt được những thành tựuđáng kể, góp phần chủ yếu trong thu nhập của PGD Tuy nhiên hình thức cho vay

Trang 3

cũng có những khó khăn và hạn chế trong thời gian qua Và nhờ sự giúp đỡ, hướngdẫn của các anh chị phòng kinh doanh khách hàng doanh nghiệp em đã chọn đề tài:

“ Phân tích hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp tại Ngân Hàng TMCP Quân Đội - CN Đà Nẵng - PGD Sông Hàn qua 3 năm 2021- 2023”.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Làm rõ những vấn đề cơ bản về chính sách hoạt động của Ngân hàng TMCPQuân Đội – CN Đà Nẵng – PGD Sông Hàn cũng như quy trình cho vay và chất lượngcủa hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường

Phân tích, đánh giá đúng thực trạng, thành tựu, hạn chế và nguyên nhân dẫndến những nhược điểm của hoạt động tín dụng Ngân hàng

Đề xuất giải pháp và đưa ra kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả củahoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – CN ĐàNẵng – PGD Sông Hàn

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Tình hình hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tạiNgân hàng TMCP Quân Đội – CN Đà Nẵng – PGD Sông Hàn

Phạm vi nghiên cứu: Chủ yếu tập trung nghiên cứu chính sách, quy trình, cáchoạt động tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – CN Đà Nẵng – PGD Sông Hàn

Thời gian nghiên cứu: Qua 3 năm (2021 – 2023)

4 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp được sử dụng trong bài Khóa luận này chủ yếu là phươngpháp thu thập thông tin và phương pháp phân tích

Phương pháp thu thập thông tin: thu thập thông tin từ số liệu báo cáo tài chính vàkết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quân Đội – CN Đà Nẵng – PGDSông Hàn qua 3 năm (2021 – 2023)

Phương pháp phân tích: sau khi đã thu thập được thông tin thì tiến hành phươngpháp phân tích kết hợp với phương pháp so sánh, đối chiếu, tổng hợp thông tin

Từ đó đề xuất giải pháp để hoàn thiện hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – CN Đà Nẵng – PGD Sông Hàn

Trang 4

Phương pháp phân tích: sau khi đã thu thập được thông tin thì tiến hành phântích kết hợp với phương pháp so sánh, đối chiếu, tổng hợp thông tin.

Từ đó đưa ra nhận xét, giải pháp và kiến nghị đối với hoạt động cho vay đối với

hộ kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – CN Đà Nẵng – PGD Sông Hàn

6 Kết cấu của khóa luận

Ngoài lời mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu thamkhảo, danh mục các bảng biểu, khóa luận gồm 3 phần chính:

hàng doanh nghiệp tại Ngân Hàng thương mại.

nghiệp tại Ngân Hàng TMCP Quân Đội – CN Đà Nẵng – PDG Sông Hàn trong 3 năm 2021 – 2023.

-Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay SXKD đối với doanh nghiệptại NH TMCP Quân Đội – Chi Nhánh Đà Nẵng – PGD Sông Hàn

Trang 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI 1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT DỘNG CHO VAY

1.1.1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng

Tín dụng ngân hàng là mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng

(NH) với các tổ chức tín dụng (TCTD), các doanh nghiệp hay các cá nhân (bên đi vay) Trong đó, NH hay TCTD sẽ chuyển giao tài sản cho bên đi vay được sử dụng trong một thời gian nhất định Khi đến hạn, bên đi vay phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi cho TCTD

1.1.2 Khái niệm cho vay của ngân hàng thương mại

Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó Ngân hàng giaocho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thờihạn nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc vàlãi

Cho vay là hoạt động sinh lời lớn nhất song rủi ro cao nhất củangân hàng thương mại Để Ngân hàng tồn tại và phát triển vữngchắc, hoạt động cho vay cần được an toàn và hiệu quả

Theo Mục 1, Điều 32, Thông tư 39/2016/TT – NHNN về Quy định hoạt động

cho vay của Tổ chức tín dụng Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho

vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đíchxác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cảgốc và lãi

1.1.3 Đặc điểm cho vay ngân hàng thương mại

Trong nền kinh tế, ngân hàng đóng vai trò là định chế tài chínhtrung gian nên trong mối quan hệ tín dụng với doanh nghiệp hay cá nhân, ngân hàng vừa là người đi vay và vừa là người cho vay

Với tư cách là người đi vay, NH nhận tiền gửi của doanh nghiệp,

cá nhân hoặc có thể phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, để

Trang 6

huy động vốn trong xã hội Còn với tư cách là nguời cho vay, Ngân hàng sẽ cấp tín dụng cho người đi vay.

Nhìn chung, tín dụng ngân hàng có một số ưu điểm nổi bật như:

-Hình thức phổ biến của tín dụng ngân hàng là cho vay tiền tệ, rất linh hoạt và đáp ứng đúng nhu cầu của mọi đối tượng trong nền kinh tế Vì thế nên phạm vi hoạt động cũng rất lớn

-Cho vay chủ yếu bằng vốn đi vay của các thành phần trong xã hội chứ không phải là vốn thuộc sở hữu hoàn toàn của một cá nhân,

tổ chức như tín dụng thương mại

-Thỏa mãn gần như tối đa về vốn trong nền kinh tế vì nó có thể huy động nguồn vốn bằng tiền nhãn rỗi trong xã hội

-Thời hạn vay phong phú, có thể là ngắn hạn, trung hạn hay dàihạn đều được

1.1.4 Nguyên tắc cho vay của ngân hàng thương mại

Nguyên tắc cho vay của Ngân hàng thương mại được quy định

rõ tại Điều 4 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động chovay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối vớikhách hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành nhưsau: Hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàngđược thực hiện theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và kháchhàng, phù hợp với quy định tại Thông tư này và các quy định củapháp luật có liên quan bao gồm cả pháp luật về bảo vệ môitrường Khách hàng vay vốn tổ chức tín dụng phải đảm bảo sử dụngvốn vay đúng mục đích, hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng thờihạn đã thỏa thuận với tổ chức tín dụng

-Nguyên tắc vay đúng mục đích: Sau khi được chấp thuận cho

vay, người được cho vay phải sử dụng vốn theo đúng với mục đíchvay được thể hiện trong hồ sơ vay vốn

Trang 7

-Nguyên tắc trả nợ gốc và lãi tiền vay: Khi trả, người được cho

vay sẽ phải trả cả gốc lẫn lãi cho phía Ngân hàng Tiền lãi có thể trảtheo kỳ theo thỏa thuận giữa hai bên trong hồ sơ vay vốn

-Nguyên tắc trả đúng hạn: Người được cho vay phải có nghĩa vụ

trả cả tiền lãi lẫn tiền gốc đúng thời hạn đã thỏa thuận Nếu vượtquá thời hạn mà người được cho vay vẫn chưa trả thì phải bị phạttheo điều khoản đã ký từ trước

1.1.5 Phân loại cho vay của ngân hàng thương mại

Về cơ bản, hiện nay tín dụng ngân hàng được chia làm 2 loại chính gồm:

-Tín dụng cá nhân: Phục vụ cho những nhu cầu sử dụng vốn cá nhân như mua nhà, mua xe, kinh doanh, trang trải cuộc sống cá nhân,

-Tín dụng doanh nghiệp: Phục vụ cho những nhu cầu sử dụng vốn của những doanh nghiệp như mua sắm tài sản, thanh toán công

nợ, bổ sung vốn lưu động,

Ngoài ra, còn có các cách phân loại khác như sau:

Dựa trên thời hạn tín dụng:

-Tín dụng ngắn hạn: Thời hạn không quá 12 tháng

-Tín dụng trung hạn: Thời hạn từ 12 tháng đến 60 tháng

-Tín dụng dài hạn: Thời hạn lớn hơn 60 tháng

Dựa trên đối tượng tín dụng:

-Tín dụng vốn lưu động: Là loại tín dụng được dùng để hình thành vốn lưu động của các tổ chức kinh doanh

-Tín dụng vốn cố định: Là loại tín dụng dùng để hình thành tài sản cố định

1.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2.1 Khái niệm về cho vay khách hàng doanh nghiệp

Trang 8

Cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại là hình thức cấp tín dụng của ngân hàng đối với doanh nghiệp, theo đó ngân hàng giao cho doanh nghiệp một khoảnbằng tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.

1.2.2 Nguyên tắc cho vay khách hàng doanh nghiệp

Nguyên tắc vay phải có mục đích và sử dụng vốn vay đúng mục đích: Sau

khi được chấp thuận cho vay, người được cho vay phải sử dụng vốn theo đúng vớimục đích vay được thể hiện trong hồ sơ vay vốn

Nguyên tắc hoàn trả nợ gốc và tiền lãi: Khi đến hạn thanh toán, người được

cho vay sẽ phải trả cả gốc lẫn lãi cho phía Ngân hàng Tiền lãi có thể trả theo kỳ theothỏa thuận giữa hai bên trong hồ sơ vay vốn

Nguyên tắc vốn vay phải có đảm bảo: Người đi vay phải đảm bảo với Ngân

hàng bằng tài sản hoặc không bằng tài sản của mình để bù đắp nếu xảy ra rủi ro trongkhoảng thời gian vay Dựa vào hình thức đảm bảo, một phần nào đó mà Ngân hàng cóthể có cơ sở để áp dụng mức cho vay và lãi suất tương ứng

1.2.3 Đặc điểm cho vay khách hàng doanh nghiệp

Đối tượng khách hàng đa dạng do đó mục đích sử dụng vốn của doanh nghiệp cũng rất đa dạng

Thủ tục và quy trình cho vay doanh nghiệp phức tạp hơn vì tính pháp lý của doanh nghiệp phức tạp hơn so với cá nhân

Nguồn trả nợ của người vay từ tiền bán hàng , lợi nhuận, khấu hao và các nguồn thu hợp pháp khác

Rủi ro xảy ra từ cho vay doanh nghiệp thường gây ra tổn thất lớn cho ngân hàng thương mại

1.2.4 Phân loại cho vay khách hàng doanh nghiệp

1.2.4.1 Theo thời hạn cho vay

Cho vay ngắn hạn là những khoản vay có thời hạn đến

1 năm, thường được sử dụng để tài trợ cho vốn lưu động của doanhnghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn khác

Cho vay trung hạn là những khoản vay có thời hạn trên 1 năm

đến 5 năm được cung cấp để mua sắm trang thiết bị, máy móc

Trang 9

chống bị hao mòn, cải tiến đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng kinh doanh.

Cho vay dài hạn là những khoản vay có thời hạn trên 5 năm

Loại tín dụng này được sử dụng để đáp ứng nhu cầu mua sắm dây chuyền sản xuất, thiết bị vận

tải quy mô lớn, xây dựng mới công trình, đầu tư vào các dự án phát triển

1.2.4.2 Theo hình thức đảm bảo

Cho vay có đảm bảo bằng tài sản

Cho vay có đảm bảo bằng tài sản là hình thức Ngân hàng cho khách hàng vayvốn, khi đó khách hàng có nghĩa vụ trả khoản nợ vay được cam kết bảo đảm thực hiệnbằng tài sản thế chấp, cầm cố, tài sản hình thành từ vốn vay của khách hàng vay hoặcbảo lãnh của bên thứ ba làm đảm bảo

Cho vay có đảm bảo không bằng tài sản

Cho vay có đảm bảo không bằng tài sản là hình thức cho vay tín chấp mà nghĩa

vụ trả nợ không cần phải có bất kỳ tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh nào bên thứ ba.Khoản vay này chỉ dựa trên uy tín của chính Doanh nghiệp hoặc sự bảo lãnh bằng uytín của bên thứ ba Không có tài sản đảm bảo nên Doanh nghiệp phải có uy tín vàchứng minh tài chính hàng tháng ở mức ổn định Đây là hình thức cấp tín dụng mangtính rủi ro đối với Ngân hàng nên bước thẩm định sẽ khắt khe hơn

1.2.4.3 Theo mục đích sử dụng

Vay Sản xuất kinh doanh đầu tư TSCĐ

Vay để mua sắm nhà xưởng, địa điểm kinh doanh, xây dựng nhà xưởng và muamáy sắm máy móc, thiết thị phục vụ Sản xuất kinh doanh,…

Bổ sung vốn phát triển kinh doanh

Vốn kinh doanh: Vốn lưu động, vốn mua hàng hóa, dịch vụ, chi phí nguyên vậtliệu sản xuất, của khách hàng Bên cạnh đó vay để phát triển và nâng cấp cơ sở sảnxuất, kinh doanh, phát triển dịch vụ, sửa chữa máy móc thiết bị… phục vụ Sản xuấtkinh doanh

1.2.4.4 Theo phương thức cho vay

Trang 10

Theo Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theoquyết định số 1627/2001/Qđ-NHNNngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN, ngânhàng tiến hành cho vay theo các phương thức sau:

Cho vay từng lần

Là mỗi lần vay, khách hàng và ngân hàng tiến hành thực hiện những thủ tục

vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng Phương thức này thích hợp vớinhững Doanh nghiệp có nhu cầu vốn không thường xuyên hoặc hoạt động sản xuấtkinh doanh có tính chất mùa vụ

Cho vay theo hạn mức tín dụng:

Ngân hàng và khách hàng xác định và thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trìtrong một khoảng thời gian nhất định Hay nói cách khác đây là hình thức cấp tín dụngtrong đó khách hàng được quyền rút vốn theo hạn mức tín dụng đã được cấp trong mộtkhoảng thời gian nhất định Khách hàng chỉ phải lập một hồ sơ cho nhiều khoản vaytrong một chu kì kinh doanh của mình Tổng doanh số cho vay trong thời gian cho vay

có thể lớn hơn hạn mức tín dụng nếu khách hàng thường xuyên trả nợ Phương thức vaynày chỉ giới hạn dư nợ, không giới hạn doanh số vay do đó thích hợp với những DN cónhu cầu vốn thường xuyên, tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhanh và có uy tín

1.2.5 Vai trò cho vay khách hàng doanh nghiệp:

Góp phần thúc đẩy sản xuất lưu thông hàng hóa phát triển

Góp phần ổn định tiền tệ, giá cả

Góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm, ổn định trật tự xã hội

Là đòn bẩy kinh tế hỗ trợ sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp

Góp phần tăng tiềm lực tài chính, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

1.2.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay

khách hàng doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại 1.2.6.1 Các nhân tố vĩ mô

a Môi trường kinh tế - xã hội

Sự phát triển của nền kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh củangân hàng nói chung và hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp nói riêng Tình hìnhkinh tế xã hội ổn định sẽ tạo tiền đề cho hoạt động đầu tư và các Doanh nghiệp cảm

Trang 11

thấy an tâm hơn khi đưa ra quyết định đầu tư và mở rộng quy mô kinh doanh Ngượclại khi môi trường kinh tế gặp khó khăn, suy thoái thì hộ kinh doanh sẽ hạn chế đi vayhơn

b Môi trường tự nhiên

Tác động trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp, nhất lànhững Doanh nghiệp nông nghiệp phụ thuộc chủ yếu điều kiện tự nhiên Nếu thời tiếtthuận lợi thì sản xuất nông nghiệp gặp nhiều thuận lợi, Doanh nghiệp có được mùa cóthu nhập tốt hoàn trả nợ ngân hàng đúng hạn Doanh nghiệp có khả năng tài chính ổnđịnh tốt từ đó khoản tín dụng được đảm bảo Ngược lại nếu các trường hợp bất khảkháng xảy ra trong môi trường tự nhiên như thiên tai bão lũ, động đất, hỏa hoạn ảnhhưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng Môi trường không thuậnlợi thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn, từ đo làm giảm đi chất lượng hoạt động cho vaycủa NHTM

c Yếu tố môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý là một hệ thống pháp luật và văn bản pháp quy liên quan đếnhoạt động của Ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng Những văn bảnpháp luật đầy đủ rõ ràng, đồng bộ sẽ tạo điều kiện cho Ngân hàng yên tâm hoạt độngkinh doanh, cạnh tranh trong lĩnh vực cho vay, quản trị rủi ro tín dụng tốt Quan hệ chovay phải được pháp luật thừa nhận, pháp luật quy định cơ chế hoạt động cho vay, tạo ranhững điều kiện kinh tế xã hội, đồng thời duy trì hoạt động cho vay được ổn định, bảo

vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia quan hệ cho vay Những quy định pháp luật vềcho vay phải phù hợp với điều kiện và trình độ phát triển kinh tế xã hội

- Năng lực tài chính: Khả năng hoàn trả khoản vay của khách hàng là vấn đềđược ngân hàng quan tâm đầu tiên, khách hàng phải cung cấp bằng chứng về khả năngtài chính Thu nhập từ tiền lương hoặc thu nhập từ sản xuất, kinh doanh hàng tháng

Trang 12

phải đủ lớn và ổn định Bên cạnh hiệu quả hoạt động tài chính, khả năng sử dụng vốncũng là một yếu tố quyết định đến việc khách hàng có sử dụng tín dụng hiệu quả haykhông

- Sự trung thực và uy tín: Trong quá trình cấp tín dụng, nếu khách hàng cung cấp

dữ liệu, tài liệu hoặc sử dụng vốn sai phương án, mục đích, thì rủi ro ngân hàng sẽphát sinh Ngân hàng trở nên khó nắm trong việc nắm bắt tình hình sản xuất kinhdoanh Khi khách hàng có ý thức vay vốn ngay từ đầu thì rủi ro tín dụng thấp sẽ giúpcho ngân hàng phát triển hoạt động tín dụng, công việc thẩm định cũng trở nên dễdàng hơn Mỗi lần vay, thì khách hàng biết được họ đang có một khoản nợ Uy tín củakhách hàng phải thanh toán đúng hạn trong thời gian thực hiện hợp đồng Trong quátrình thanh toán thì có thể xảy ra tình trạng chậm trễ, ngân hàng sẽ đánh giá nếu có lý

do chính đáng và ngược lại, nếu không chấp hành thì điều này khiến khách hàng mấttín nhiệm và nhu cầu quay lại sau đó của họ cũng bị hạn chế

e Đối thủ cạnh tranh

Hầu hết các Ngân hàng đều hoạt động trong môi trường cạnh tranh, để có thểgiữ khách hàng và mục tiêu kinh doanh của Ngân hàng Ngân hàng cần xác định đốithủ cạnh tranh một cách cụ thể và chính xác Trong hoạt động kinh doanh nói chung

và cho vay đối với Doanh nghiệp nói riêng, với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt nhưhiện nay, thị phần cho vay của Ngân hàng bị chia nhỏ, giảm sút và gây khó khăn choNgân hàng trong việc mở rộng cho vay Do đó để mở rộng hoạt động cho vay thì việcnghiên cứu tìm hiểu đối thủ cạnh tranh để ngày càng chiếm ưu thế hơn Đặc biệt là giatăng các hình thức cho vay Doanh nghiệp với các tỷ lệ lãi suất cạnh tranh để nhằmmục đích thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến vay tiền Các Ngân hàng phải nângcao chất lượng dịch vụ để có thể thu hút được khách hàng, duy trì khả năng cạnh tranh

và đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh Môi trường cạnh tranh đồng thời cũng tạocho Ngân hàng phải hoàn thiện hơn, phát triển hơn nữa, ngày càng sẽ có nhiều gói sảnphẩm mới, chất lượng để đáp ứng đủ nhu cầu vay của khách hàng

1.2.6.2 Các nhân tố vi mô

a Chính sách tín dụng

Trang 13

Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động chính, quan trọng nhất củaNgân hàng, hoạt động này được thực hiện theo một chính sách rõ ràng và thống nhấttrong toàn hệ thống.

Chính sách tín dụng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của ngân hànghoặc các tổ chức trung gian tạo ra lợi nhuận cao hơn Chính sách là hệ thống các biệnpháp liên quan đến việc hạn chế tín dụng để đạt được mục tiêu đã hoạch địch và hạnchế rủi ro, bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh Trong hoạt động cho vay đốivới Doanh nghiệp, chính sách tín dụng của mỗi Ngân hàng rất quan trọng Chính sáchtín dụng bao gồm kỳ hạn của khoản vay, lãi suất cho vay và mức lệ phí, phương thứccho vay,… Chính sách tín dụng phải đúng đắn, phù hợp sẽ làm thúc đẩy mở rộng tíndụng của một Ngân hàng và đảm bảo được lợi ích của khách hàng

b Cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất thiết bị cũng ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của ngân hàng.Nếu việc trang bị đầy đủ các thiết bị tiên tiến phù hợp với phạm vi và quy mô hoạtđộng, phục vụ kịp thời các nhu cầu khách hàng với chi phí cả hai bên đều có thể chấpnhận được sẽ giúp ngân hàng tăng cường khả năng cạnh tranh, thực hiện tốt mục tiêutăng cường hoạt động cho vay

c Chiến lược kinh doanh

Việc xây dựng chiến lược là rất quan trọng đối với bất kỳ tổ chức nào, vì chiếnlược đóng vai trò định hướng các hoạt động dài hạn và tạo cơ sở vững chắc cho việcthực hiện đồng bộ, nhất quán và có hệ thống hoạt động của Ngân hàng

Đối với ngành ngân hàng, chiến lược là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạtđộng kinh doanh của ngân hàng Để đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng,cần lập kế hoạch cho từng bộ phận, cụ thể là kế hoạch tăng trưởng tín dụng, kế hoạchMarketing Kế hoạch phải rõ ràng và hiệu quả, vì các quyết định kinh doanh của ngânhàng ảnh hưởng đến sự phát triển, khả năng cạnh tranh và sự tồn tại trên thị trường

Nó bao gồm việc đưa ra các quyết định về việc lựa chọn sản phẩm, đáp ứng sự hàilòng của khách hàng và đạt được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh Tuynhiên, để đạt được thành công các mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch, ngân hàng phảitập trung nhiều hơn vào hoạt động kinh doanh cho vay và tìm hiểu các lĩnh vực tiềmnăng để mở rộng hoạt động kinh doanh cho vay

Trang 14

1.2.7 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay 1.2.7.1 Doanh số cho vay

Doanh số cho vay là tổng số tiền mà khách hàng vay vốn từ phía ngân hàng quacác lần giải ngân được tính theo trong một thời kỳ, giai đoạn nhất định hoặc nó là sốtiền mà khách hàng thực hiện hoạt động giao dịch vay vốn từ phía ngân hàng được giahạn trong khoản thời gian nhất định Trong trường hợp doanh số cho vay của Ngânhàng thấp cho thấy hoạt động cho vay của Ngân hàng đang bị trì trệ, kém hiệu quả vàtrong tương tai Ngân hàng cần cải thiện hoạt động này hơn nữa

1.2.7.2 Doanh số thu nợ

Doanh số thu dư nợ là toàn bộ khoản tiền được thu hồi về mà ngân hàng chokhách hàng vay trong một thời kỳ Và nếu doanh số thu nợ càng cao chứng tỏ công tácquản lý, thu hồi nợ, kiểm soát các khoản vay tốt Ngược lại nếu doanh số thu nợ thấpthì cho thấy công tác thu hồi nợ của Ngân hàng đối với các khoản vay kém hiệu quả

1.2.7.3 Dư nợ cho vay

Dư nợ cho vay là tổng khoản tiền mà khách vay còn nợ và cần thanh toán choNgân hàng tại một thời điểm nhất định Và đương nhiên đây cũng là khoản cho vay

mà Ngân hàng cần phải thu về Tổng dư nợ phản ánh quy mô Ngân hàng, tổng dư nợthấp phản ánh chất lượng tín dụng thấp, Ngân hàng không mở rộng được hoạt động tíndụng , không thu hút được khách hàng Dư nợ càng cao chứng tỏ quy mô hoạt độngcho vay của Ngân hàng càng lớn, nhưng cũng cho thấy nguy cơ rủi ro mà Ngân hàng

có thể gặp phải cũng rất cao

Dư nợ cho vay (n) = Doanh số cho vay (n) – doanh số thu nợ (n)

+ dư nợ cho vay đầu kì (n-1)

1.2.7.4 Nợ xấu

Nợ xấu được hiểu là các khoản nợ khó đòi (Nợ nhóm 3 – Nợ dưới tiêu chuẩn)trở đi, khi người vay không thể trả nợ khi đến hạn phải thanh toán như đã camkết trong hợp đồng tín dụng Thời gian quá hạn thanh toán trên 90 ngày thì bị coi là nợxấu Một

khi cá nhân tổ chức ghi nhận có nợ xấu hoặc có lịch sử nợ xấu trên hệ thống CICthì sẽ rất khó tham gia vay vốn ở Ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác

Trang 15

Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 22/01/2013 của Thống đốc NHNNViệt Nam quy định về việc phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dựphòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chinhánh ngân hàng nước ngoài Theo đó, nhóm nợ gồm có 5 nhóm như sau:

- Nợ đủ tiêu chuẩn (Nhóm 1): Nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thuhồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn Nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là cókhả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi đã quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi cònlại đúng thời hạn

- Nợ cần chú ý (Nhóm 2): Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày Nợ cơ cấu lạithời hạn trả nợ lần đầu

- Nợ dưới tiêu chuẩn (Nhóm 3): Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày và nợ đãđược gia hạn lần đầu

- Nợ nghi ngờ (Nhóm 4): Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày và nợ đã được

cơ cấu lại thời gian trả nợ lần thứ hai

- Nợ có khả năng mất vốn (Nhóm 5): Nợ quá hạn trên 360 ngày và nợ cơ cấu lạithời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn

Nợ xấu thuộc các nhóm nợ 3, 4, 5 và có số ngày quá hạn thanh toán từ 90 ngàytrở lên

1.2.7.5 Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ

Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng tín dụng của Ngân hàng, cũng như khả năngthu hồi nợ của Ngân hàng , giúp ta đánh giá chính xác thực trạng rủi ro trong hoạtđộng tín dụng của Ngân hàng Tỷ lệ nợ xấu cao so với trung bình ngành và có xuhướng tăng lên có thể là ấu hiệu cho thấy Ngân hàng đang gặp khó khăn trong việcquản lý chất lượng các khoản vay Ngược lại, nếu tỷ lệ này thấp cho thấy chất lượngcác khoản tín dụng được cải thiện

Tỷ lệ nợ xấu = (Tổng nợ xấu / Tổng dư nợ) x 100%

ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI – CN ĐÀ NẴNG – PDG SÔNG HÀN TRONG 3 NĂM 2021

- 2023

Ngày đăng: 02/10/2024, 21:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Tín dụng ngân hàng là gì? Đặc điểm và vai trò như thế nào?- skccompany (smartlykapital.vn) Khác
2. Điều kiện và nguyên tắc cho vay của Ngân hàng thương mại (luanvan1080.com) Khác
3. Cơ sở lí luận về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại (luanvan1080.com) Khác
4. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY Khách HÀNG Doanh NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG - i PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY - Studocu Khác
5. Thông tư 39/2016/TT-NHNN Quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w