1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất Và Tài Sản Gắn Liền Với Đất Thực Tiễn Tại Công Ty Luật Trách Nhiệm Hữu Hạn Trần Hải Ánh.docx

46 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
Tác giả Trần Thị Mỹ Lan
Người hướng dẫn Th.S Châu Thị Ngọc Tuyết
Trường học Trường Đại học Duy Tân
Chuyên ngành Luật Kinh tế
Thể loại Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 2,51 MB

Nội dung

Hình thức của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất...21 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1...23 CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤN

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

KHOA LUẬT

- -CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP KHOÁ 26

HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT –

THỰC TIỄN TẠI CÔNG TY LUẬT

TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN TRẦN HẢI ÁNH

HỌ VÀ TÊN: TRẦN THỊ MỸ LAN

Đà Nẵng, tháng 3 năm 2024TR

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

KHOA LUẬT

- -CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP KHOÁ 26

HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT –

THỰC TIỄN TẠI CÔNG TY LUẬT

TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN TRẦN HẢI ÁNH

Thời gian thực tập : 22/1/2024 – 16/03/2024 Địa điểm thực tâp : Công ty Luật TNHH Trần Hải Ánh Giáo viên hướng dẫn : Th.S Châu Thị Ngọc Tuyết

Sinh viên thực hiện : Trần Thị Mỹ Lan Lớp : K26 – LKT2

Mã số sinh viên : 26208627052

Đà Nẵng, tháng 3 năm 2024

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn và tri ân sâu sắc đến các thầy cô củatrường Đại học Duy Tân, nhất là các thầy cô giáo tại Khoa Luật - những người đãtạo mọi điều kiện tốt nhất và hỗ trợ cho em trong suốt thời gian tham gia học tập.Chính vì nhờ có sự tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức, những hiểu biết

lý luận cho em cũng như các bạn sinh viên mà em đã học được rất nhiều điều, nhiềukiến thức quan trọng về chuyên ngành Luật kinh tế mà em theo học tại khoa

Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Châu Thị Ngọc Tuyết trongthời gian qua đã nhiệt tình, dành nhiều thời gian tâm huyết để trực tiếp hướng dẫn

em triển khai, hiện thực hóa báo cáo và giúp em hoàn thành bài báo thực tập nàymột cách xuất sắc nhất

Thực hiện báo cáo thực tập, con xin chân thành cảm ơn thầy Ánh – Công tyLuật TNHH Trần Hải Ánh đã dành thời gian quý báu để hướng dẫn, truyền đạtnhững kinh nghiệm thực tế liên quan đến pháp luật và chỉ bảo tận tình trong việcthu thập nguồn tư liệu, số liệu cho bài viết của con được hoàn thành

Đề tài báo cáo yêu cầu khối lượng lớn về thời gian, công sức nghiên cứu cả

về mặt lý luận lẫn thực tiễn về công chứng hợp đồng thế chấp tài sản tại văn phòngcông chứng Do trình độ hiểu biết còn hạn chế, đồng thời chưa đáp ứng đủ những

kỹ năng thực tiễn nên bài báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mongnhận được và xin chân thành cảm ơn các ý kiến phê bình, đóng góp của quý thầy(cô) và mọi người

Lời kết, xin kính chúc các thầy cô giáo của trường Đại học Duy Tân luôn dồidào sức khỏe để tiếp tục công việc truyền bá tri thức cho thế hệ trẻ, luôn vững tincho công việc “trồng” người

Đà Nẵng, ngày … tháng … năm 2024

Sinh viên thực hiện

Trần Thị Mỹ Lan

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 3

DANH MỤC VIẾT TẮT 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU 4

MỞ ĐẦU 5

1 Tính cấp thiết của đề tài 5

2.Tình hình nghiên cứu 5

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8

5 Phương pháp nghiên cứu 8

6 Kết cấu của chuyên đề 10

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VÀ PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT 11

1.1 Khái quát về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất 11

1.1.1 Khái niệm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất 11

1.1.2 Đặc điểm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất 16

1.2 Quy định pháp luật về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất 17

Trang 5

1.2.1 Chủ thể của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn

liền với đất 17

1.2.2 Quyền và nghĩa vụ của các bên khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất 17

1.2.3 Hình thức của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất 21

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 23

CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT TẠI CÔNG TY LUẬT TNHH TRẦN HẢI ÁNH 24

2.1 Khái quát về Công ty Luật TNHH Trần Hải Ánh 24

2.1.1 Giới thiệu chung về Công ty Luật TNHH Trần Hải Ánh 24

2.1.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của Công ty Luật TNHH Trần Hải Ánh 26

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty Luật TNHH Trần Hải Ánh 28

2.2 Thực tiễn hoạt động hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại Công ty Luật TNHH Trần Hải Ánh 30

Bảng 2.1: Số liệu thống kê hợp đồng chuyển nhượng đất và tài sản gắn liền với đất tại công ty Luật TNHH Trần Hải Ánh giai đoạn năm 2021 đến năm 2023 30

2.3 Những khó khăn,vướng mắc về thực tiễn hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất 31

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 33

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ ĐỀ XUẤT NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA THỰC TIỄN HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT 34

Trang 6

3.1 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thực tiễn hợp đồng chuyển nhượng

quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất 34

3.2 Đề xuất nâng cao hiệu quả về thực tiễn hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất 35

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 36

KẾT LUẬN 37

TÀI LIỆU THAM KHẢO 39

Trang 7

6 GCN ĐKHĐ Giấy chứng nhận điều kiện hoạt động

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Số liệu thống kê hợp đồng chuyển nhượng đất và tài sản gắn liền với đấttại công ty Luật TNHH Trần Hải Ánh giai đoạn năm 2021 đến năm 2023 30

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý báu , là tư liệu sản xuất đặc biệtkhông gì thay thế được của nông nghiệp,lâm nghiệp Đất đai là thành phần quantrọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựngcác cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng của mỗi dân tộc Vì vậy

mà việc chuyển nhượng đất và tài sản gắn liền với đất diễn ra ngày càng nhiều, màvấn đề này rất phức tạp nên gây ra nhiều khó khăn khi làm hợp đồng cho các bên Trong việc thiết lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liềnvới đất sẽ xảy ra nhiều yếu tố phức tạp ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các bên

Việc lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền vớiđất của Công ty Luật có vai trò rất quan trọng trong việc góp phần bảo vệ quyền tựdo,dân chủ và quyền sở hữu tài sản của các cá nhân,tổ chức ,giữ gìn trật tự an toàn

xã hội và đặc biệt góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội Hiện nay,hệthống các văn bản pháp luật về đất đai,hợp đồng luôn được sửa đổi,bổ sung và ngàycàng hoàn thiện đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động lập hợp đồng chuyểnnhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại các công ty Luật Tuynhiên,bên cạnh những thuận lợi và kết quả đạt được thì việc giải quyết thực tiễn vẫncòn nhiều bất cập nên dẫn đến những khó khăn,kéo dài

Để tìm hiểu rõ hơn trong việc lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụngđất và tài sản gắn liền với đất gặp những khó khăn nào,trình tự thủ tục giải quyếtnhư nào,vấn đề đảm bảo công bằng lợi ích giữa các bên như thế nào , việc áp dụngpháp luật giải quyết gặp những thuận lợi khó khăn gì trên thực tiễn Đó cũng là lý

do tôi chọn đề tài : “Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn

liền với đất – Thực tiễn tại Công ty Luật TNHH Trần Hải Ánh” làm đề tài nghiên

cứu ,thông qua đó giúp tôi học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm,nâng cao kiến thức phápluật của mình về lĩnh vực đất đai trên thực tế.Từ đó đề ra những kiến nghị hoànthiện pháp luật về giải quyết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sảngắn liền với đất tại công ty Luật

Trang 10

2.Tình hình nghiên cứu

Pháp luật trong hoạt động gỉai quyết thiết lập tư vấn hợp đồng chuyển

nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất là đề tài thu hút sự quan tâmcủa nhiều nhà khoa học pháp lý Cho đến hiện nay đã có nhiều số lượng các bàiviết , các công trình nghiên cứu về cải cách tư pháp và áp dụng pháp luật trong hoạtđộng của văn phòng công chứng và công ty luật Nghiên cứu những vấn đề liênquan đến việc áp dụng pháp luật và thực tiễn thực hiện đã được công bố điển hình là:

- Nguyễn Văn Bường (2022) “Pháp luật về hợp đồng chuyển nhượng quyền

sử dụng đất giữa các tổ chức kinh tế”

- Nguyễn Thị Hồng Nhung (2012) “Pháp luật về chuyển nhượng quyền sử

dụng đất trong kinh doanh bất động sản ở Việt Nam”

- Bài viết “Một số vấn đề pháp lý về chuyển nhượng tài sản gắn liền với

đất”, đăng trên nclp.org.vn (phiên bản cũ của Tạp chí nghiên cứu lập pháp điện tử)

(2007) của tác giả Nguyễn Hồng Anh, đưa ra một số vấn đề vướng mắc liên quanđến việc chuyển giao quyền sở hữu tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất và cáchxác định vật chính - phụ trong hợp đồng này, đồng thời tác giả nêu ra vấn đề liệu

trong hợp đồng này quyền sử dụng có được coi là "vật chính" và tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất có được coi là "vật phụ" ?

- Bài viết “Hợp đồng về quyền sử dụng đất trong BLDS 2015” của tác giả 3

Nguyễn Thùy Trang, Tạp chí Luật học số 4/2016, trong đó bình luận các quy định

về khái niệm, nội dung, hình thức hợp đồng về quyền sử dụng đất, đồng thời đưa

ra một số đề xuất hoàn thiện pháp luật liên quan đến những nội dung trên.v

- Bài viết “Điều kiện thực hiện quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở”

của tác giả Nguyễn Thùy Trang, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 6/2017, trong đóphân tích các điều kiện được thực hiện quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất ởtheo quy định tại Điều 188 của LĐĐ năm 2013

Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu có liên quan mật thiết đến đềtài như: Luận văn thạc sĩ luật học của Đỗ Thị Vân (2015), Viện Đại học mở Hà Nội,

đề tài: “Giải quyết tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thực

tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội”; Bài viết

Trang 11

hành” của tác giả Nguyễn Văn Hiến, Tòa án nhân dân tối cao, đăng trên Tạp chí

dân chủ pháp luật ngày 5/7/2018

Tất cả các công trình nghiên cứu trên đã góp phần tạo cơ sở lý luận và thựctiễn cho việc hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai nói chung và hợpđồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất nói riêng Tuynhiên, việc nghiên cứu đề tài pháp luật về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụngđất và tài sản gắn liền với đất vẫn còn cần thiết, bởi lẽ các quy định pháp luật về vấn

đề này vẫn còn nhiềuu bất cập,chưa phù hợp với thực tiễn.Ngoài ra,nghiên cứu về

đề tài này qua thực tiễn hoạt động của Công ty Luật tại Đà Nẵng là có tính đặc thù

và cá biệt

Do đó, đề tài của báo cáo lựa chọn nghiên cứu các vấn đề cơ bản còn tồn tại

vè kém hiệu quả của công tác thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụngđất và tài sản gắn liền với đất tại công ty Luật đồng thời rút ra những kiến nghịnhằm hoàn thiện các quy định pháp luật trong lĩnh vực này để phục vụ cho công táccủa ngành luật góp phần nâng cao hiệu quả cho hợp đồng chuyển nhượng đất và tàisản gắn liền với đất trên thực tế là rất cần thiết và hoàn toàn phù hợp với yêu cầumới trong giai đoạn hiện nay

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 12

* Nhiệm vụ nghiên cứu

Từ những mục đích nêu trên, báo cáo tốt nghiệp có nhiệm vụ sau đây:

Báo cáo làm rõ những vấn đề lý luận của việc lập hợp đồng chuyển nhượngquyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại Công ty Luật

Thu thập và tổng hợp những bản án,hợp đồng nổi bật đã được Công ty LuậtTNHH Trần Hải Ánh giải quyết

Nghiên cứu những vấn đề thực tiễn dựa trên cơ sở lý luận về hợp đồngchuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất

Từ những lý luận và thực tiễn đó, đưa ra những kiến nghị hoàn thiện phápluật về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tạicông ty Luật TNHH Trần Hải Ánh

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những quy phạm pháp luật liên quan đếnhợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất - thực tiễn

áp dụng pháp luật được quy định trong Bộ Luật dân sự năm 2015, Luật Đất đai năm

2013, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 ; thực tiễn áp dụng pháp luật về hợpđồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thông qua các sốliệu, bản án, vụ việc điển hình

* Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

và tài sản gắn liền với đất qua văn bản của Bộ Luật dân sự 2015 tại công ty LuậtTNHH Trần Hải Ánh

Áp dụng pháp luật trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tàisản gắn liền với đất là một vấn đề lớn, có nhiều nội dung khác nhau Tuy nhiên,trong khuôn khổ một báo cáo tốt nghiệp của sinh viên luật việc nghiên cứu chỉ giớihạn trong việc nghiên cứu áp dụng pháp luật tại công ty Luật TNHH Trần Hải Ánhchủ yếu về pháp luật thủ tục Đối với thực tiễn áp dụng, báo cáo tổng hợp và đánhgiá số liệu hợp đồng trong phạm vi công ty Luật TNHH Trần Hải Ánh từ năm 2023đến nay

5 Phương pháp nghiên cứu

Trang 13

Trong đề tài báo cáo, đã sử dụng nhiều phương phương pháp khác nhau đểlàm nền tảng nhằm xây dựng cách thức tiếp cận những nội dung của đề tài Để đạtđược những mục đích đã đặt ra trên cơ sở lý luận báo cáo được triển khai nghiêncứu dựa trên quan điểm của Đảng và nhà nước ta về xây dựng nhà nước pháp quyền

xã hội chủ nghĩa, cải cách tư pháp ở nước ta trong giai đoạn hiện nay Đồng thời,trong đó còn có :

- Phương pháp luận, đó là những nguyên tắc, quan điểm có tính chất đườnglối, xuyên suốt và chỉ đạo quá trình nghiên cứu, với những hai cách tiếp cận cơ bản

Thứ nhất về tính khách quan, trong nghiên cứu về hợp đồng chuyển nhượngquyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất đúng như chúng tồn tại trong thực tế,không thêm, bớt, không bịa đặt, không xuất phát từ động cơ chính trị để chỉ khenhoặc chê một chiều Cần tìm hiểu, đánh giá một cách khách quan cả những tưtưởng, quan điểm cứu về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắnliền với đất

Thứ hai xem xét sự vật một cách toàn diện, là một yêu cầu rất quan trọng

để làm sáng tỏ bản chất của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sảngắn liền với đất; tiếp cận xem xét ở nhiều góc độ, phương diện khác nhau như kháiniệm,đặc điểm,nội dung,hình thức…

- Phương pháp phân tích và tổng hợp là phương pháp được sử dụng rộngrãi, thường xuyên trong quá trình nghiên cứu Phân tích là phương pháp chia cáitoàn thể ra thành nhiều bộ phận, những mặt, những yếu tố đơn giản hơn để đi sâunhận thức từng bộ phận đó một cách sâu sắc, đầy đủ hơn đồng thời nghiên cứucác tài liệu, văn bản, lý luận theo nhiều chiều để phân tích, mổ xẻ ở những góc

độ, khía cạnh khác nhau Thông qua phương pháp phân tích làm cho lý luận luônđổi mới, không bị sáo mòn, sơ cứng, mỗi lần phân tích lại có thể khám phá ranhững cái mới, những nét mới trong các bấn đề liên quan đến vấn đề Chẳng hạn,

để có thể luận giải được những vấn đề của hợp đồng chuyển nhượng quyền sửdụng đất và tài sản gắn liền với đất thì phải tách nó ra thành các vấn đề cụ thểhơn như đặc điểm, chức năng, hình thức… để nghiên cứu Hoặc trong mỗi vấn

đề lớn đó lại chia ra thành những vấn đề nhỏ hơn để có điều kiện phân tích sâuhơn Tổng hợp là liên kết, thống nhất từng mặt từng bộ phận thông tin đã được

Trang 14

phân tích tạo ra cách nhìn nhận, cách đánh giá tổng quát về vấn đề cần nghiêncứu

Ngoài ra, báo cáo còn sử dụng phương pháp liệt kê, đây là phương phápnghiên cứu được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau trong đó có thựctiễn áp dụng pháp luật trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sảngắn liền với đất Áp dụng phương pháp liệt kê để trích dẫn các nội dung trong luậtliên quan đến báo cáo, nhằm xây dựng nên cơ sở lý thuyết khoa học vững chắc chonhứng vấn đề cần làm rõ trong báo cáo

Đồng thời, báo cáo ứng dụng những thành tựu của khoa học luật: Luật đấtđai,Bộ luật dân sự,Luật kinh doanh bất động sản,Bộ luật tố tụng dân sự, trong cáccông trình của các nhà khoa học - luật gia ở trong Ngoài ra đề tài còn sử dụng trungthực các số liệu thống kê của công ty Luật TNHH Trần Hải Ánh, các sách thamkhảo, tạp chí chuyên ngành để làm rõ những tri thức khoa học liên quan đến đề tài

6 Kết cấu của chuyên đề

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung củabáo cáo này bao gồm 3 chương như sau:

Chương 1: Những vấn đề cơ bản và pháp luật về hợp đồng chuyển nhượngquyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất

Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng chuyển nhượng quyền

sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại công ty Luật TNHH Trần Hải Ánh.Chương 3: Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và đề xuất nâng cao hiệuquả của thực tiễn hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắnliền với đất

Trang 15

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VÀ PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT

1.1 Khái quát về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất

1.1.1 Khái niệm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất

Căn cứ quy định tại Điều 53 – Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Việt Nam năm 2013, cụ thể: “ Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản,

nguồn lợi vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các loại tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý” Với tư cách là chủ sở hữu của đất đai, Nhà

nước trao lại quyền sử dụng đất cho người dân thông qua hoạt động giao đất, chothuê đất, công nhận quyền sử dụng đất… Lúc này quyền sử dụng đất trở thành mộtloại tài sản đặc biệt Cơ sở nền tảng của chế độ sở hữu đất đai ở Việt Nam dựa trênhọc thuyết của Mác - Lê Nin về chủ nghĩa xã hội, theo đó, trong nhà nước xã hộichủ nghĩa, các tư liệu sản xuất chủ yếu thuộc sở hữu toàn dân – một dạng đặc biệtcủa sở hữu công cộng Nhà nước là đại diện chủ sở hữu đối với tài sản là đất đai,chính vì vậy, Nhà nước có đầy đủ ba quyền năng đối với đất đai Với tư cách là đạidiện chủ sở hữu, Nhà nước thực hiện chức năng chủ yếu đối với đất đai là chứcnăng thống nhất quản lý đối với đất đai và chức năng điều phối đối với đất đai Nhànước còn có đầy đủ ba quyền năng như đối với tài sản thuộc sở hữu của mình:Quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt

Quy định tại Điều 189 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau : “Quyền sử dụng là

quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản” Và chủ thể có quyền

sử dụng đối với tài sản bao gồm chủ sở hữu và người không phải là chủ sở hữu.Theo đó, Nhà nước là chủ sở hữu đất có quyền sử dụng đối với đất, hoặc ngườikhông phải là chủ sở hữu chỉ được sử dụng đất theo thỏa thuận với chủ sở hữu hoặc

Trang 16

theo quy định của pháp luật, bao gồm người nhận được quyền sử dụng theo mộtgiao dịch, người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình,người được Nhà nước giao quyền sử dụng tài sản của Nhà nước… Với tư cách vừa

là chủ thể quản lý xã hội – quản lý tài nguyên đất đai quý giá của quốc gia, vừa làđại diện chủ sở hữu của đất đai – quản lý tài sản thuộc sở hữu của mình Việc sửdụng đất phần lớn là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân họ có các quyền và nghĩa vụtheo quy định của pháp luật Như vậy, Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu, nắmquyền lực chính trị , ban hành pháp luật nên các quyền và nghĩa vụ của người sửdụng đất đã được quy phạm hóa ở mức độ cụ thể, là cơ sở pháp lý để người sử dụngđất tuân thủ, nhằm sử dụng vốn đất đai của Nhà nước một cách hợp pháp, tiết kiệm,đúng mục đích, đạt hiệu quả cao

Tóm lại có thể hiểu: Quyền sử dụng đất (chế độ sử dụng đất) là toàn bộ cácquy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành trong đó quy định việc bảo vệ các quyền

và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân được nhà nước giao đất sử dụng Quyền sửdụng đất được xem như là một quyền năng pháp lý, quyền năng này được pháp luậtghi nhận và bảo vệ Quyền sở hữu đất đai là quyền nguyên sinh, còn quyền sử dụngđất là quyền phái sinh, sau khi được nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất, hoặc côngnhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất.Luật Đất đai 2013 đã chính thức ghinhận quyền sử dụng đất ổn định, lâu dài của hộ gia đình, cá nhân và cho phép họđược chuyển quyền sử dụng đất trong thời hạn sử dụng, việc người sử dụng đấtđược thực hiện giao dịch quyền sử dụng đất, nghĩa là tiến hành dịch chuyển quyền

sử dụng đất của mình theo nội dung và hình thức nhất định phù hợp quy định củapháp luật đất đai, thể hiện sự thừa nhận và khẳng định của Nhà nước rằng quyền sửdụng đất là tài sản của người sử dụng đất; họ được đưa nó vào lưu thông, trao đổitrên thị trường; tạo thuận lợi để người sử dụng đất khai thác tối đa lợi ích từ đất đai Tài sản gắn liền với đất : Tài sản gắn liền với đất được hiểu là những tài sảnvật chất không thể tách rời với một mảnh đất cụ thể, ví dụ như các công trình xâydựng như nhà ở, tòa nhà, cầu đường, đường sắt, đường bộ, cống hố và các côngtrình khác được xây trên một mảnh đất cụ thể Các tài sản này được coi là gắn liềnvới đất vì chúng không thể di chuyển hoặc tách rời một cách dễ dàng và không gâythiệt hại cho chúng

Trang 17

Theo pháp luật Việt Nam, tài sản gắn liền với đất còn bao gồm các quyền sửdụng đất, quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản khác có liên quan đến đất Tài sảnnày thường được xem là cơ sở hạ tầng cho các hoạt động kinh doanh, giao thôngvận tải, công nghiệp và dân cư Việc quản lý và sử dụng tài sản gắn liền với đất cầntuân thủ các quy định của pháp luật để đảm bảo an toàn và bền vững cho môitrường và con người.

Đúng với ý nghĩa của tài sản gắn liền với đất, các tài sản này thường được coi

là các tài sản đầu tư lớn và có giá trị cao Việc quản lý và sử dụng tài sản này là mộttrong những vấn đề quan trọng nhất của các doanh nghiệp và Chính phủ Việc sởhữu các tài sản gắn liền với đất thường đòi hỏi các quy trình pháp lý và thủ tục phứctạp để đảm bảo tính chính xác và tránh các tranh chấp pháp lý trong tương lai

Trong phạm vi tài sản gắn liền với đất, các quyền sử dụng đất có thể được chiathành nhiều loại khác nhau, chẳng hạn như quyền sử dụng đất cho mục đích nôngnghiệp, quyền sử dụng đất cho mục đích công nghiệp, quyền sở hữu đất và quyền

sử dụng đất theo hình thức cho thuê Các quyền sử dụng đất này cũng có thể đượcphân loại theo thời hạn Ví dụ như quyền sử dụng đất dài hạn, quyền sử dụng đấtngắn hạn hoặc quyền sử dụng đất vĩnh viễn

Việc quản lý tài sản gắn liền với đất đòi hỏi các kỹ thuật và kiến thức chuyênmôn về quản lý tài sản, bao gồm cả phân tích đầu tư, quản lý rủi ro, đánh giá giá trịtài sản, lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động bảo trì và sửa chữa Ngoài ra, việcquản lý tài sản gắn liền với đất cũng đòi hỏi sự phối hợp và tương tác giữa các đơn

vị và cơ quan quản lý, để đảm bảo các hoạt động được thực hiện một cách hiệu quả

và bền vững

Hiện nay theo quy định của pháp luật về đất đai thì tài sản gắn liền với đất baogồm một số loại tài sản cụ thể: (Khoản 4 Điều 3 Nghị định 21/2021/NĐ-CP vàkhoản 1 Điều 104 Luật Đất đai năm 2013)

- Nhà ở, công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà ở: Nhà ở, côngtrình xây dựng thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà ở là các công trình xây dựng đượcthực hiện nhằm mục đích phát triển các dự án xây dựng nhà ở hoặc khu dân cư Các

dự án này thường được thực hiện bởi các nhà đầu tư, công ty xây dựng hoặc các chủđầu tư khác Các công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà ở có thể baogồm một số loại công trình khác nhau Cụ thể:

Trang 18

+ Nhà ở: các loại nhà ở được xây dựng trong các khu đô thị hoặc khu dân cưmới Các nhà ở này có thể bao gồm căn hộ, biệt thự, nhà phố, chung cư,

+ Các công trình cơ sở hạ tầng: các công trình cơ sở hạ tầng được xây dựng đểđảm bảo các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của cư dân trong khu dân cư, bao gồmđường giao thông, hệ thống thoát nước, điện, nước,

+ Các công trình công cộng: các công trình công cộng bao gồm các công trìnhxây dựng như trường học, bệnh viện, công viên, sân bóng, Các công trình nàyđược xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu của cư dân trong khu dân cư

Việc đầu tư xây dựng nhà ở và các công trình liên quann đến khu dân cư làmột hoạt động kinh doanh quan trọng và đóng vai trò quan trọng trong phát triểnkinh tế và đáp ứng nhu cầu nhà ở của cộng đồng

- Nhà ở riêng lẻ theo quy định của Luật Nhà ở: Theo quy định của Luật Nhà ở

số 65/2014/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội, nhà ở riêng lẻ là mộtloại nhà được xây dựng để ở của một hộ gia đình hoặc một cá nhân Nhà ở riêng lẻthường được xây dựng trên đất sở hữu của chủ sở hữu hoặc được thuê hoặc chothuê theo các hình thức pháp lý khác nhau

+ Theo đó nhà ở riêng lẻ được định nghĩa là một công trình xây dựng được sửdụng để ở của một hộ gia đình hoặc một cá nhân, có đầy đủ các tiện nghi cần thiết

để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, bao gồm các khu vực như phòng ngủ,phòng khách, phòng bếp, nhà vệ sinh và các tiện ích khác như sân vườn, sânthượng, giếng trời,

+ Nhà ở riêng lẻ là một trong những loại hình nhà ở phổ biến nhất ở nước ta vàđược quy định cụ thể trong Luật Nhà ở để bảo vệ quyền lợi của các chủ sở hữu nhà

ở riêng lẻ và đảm bảo an toàn, chất lượng của công trình xây dựng này

- Công trình xây dựng khác: ngoài các công trình xây dựng nêu trên thì cònbao gồm một số loại công trình cụ thể khác như:

+ Công trình cầu đường: bao gồm các cây cầu đường, đường cao tốc, đường sá

đô thị, hầm chui, Những công trình này được xây dựng để kết nối các khu vựckhác nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, giao thương, vận chuyển hànghóa,

Trang 19

+ Các công trình cơ sở hạ tầng: bao gồm hệ thống thoát nước, đường ống cấpnước, đường ống khí, hệ thống điện, hệ thống viễn thông, Các công trình nàyđược xây dựng để đảm bảo các hoạt đọng sinh hoạt hàng ngày của con người.

Chuyển nhượng quyền sử dụng đất là người đang sử dụng đất chuyển giao đấtcùng với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất cho người khác sử dụng Bênchuyển giao đất và quyền sử dụng đất sẽ nhận được được số tiền tương ứng với giátrị quyền sử dụng đất theo thỏa thuận của hai bên

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là chế định quan trọng, trungtâm, cơ bản trong Luật dân sự việt Nam, Hợp đồng là một giao dịch dân sự trong

đó các bên trao đổi ý chí với nhau, thỏa thuận, thống nhất ý chí nhằm phát sinh các

quyền và nghĩa vụ dân sự đối với nhau BLDS 2005 quy định về “ hợp đồng dân sự

là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự” Theo quy định tại Điều 385 BLDS 2015 thì “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự” BLDS

2015 không đưa ra khái niệm về “hợp đồng dân sự” mà chỉ quy định là “Hợp

đồng”- đây là điểm mới không chỉ về kỹ thuật lập pháp mà còn thể hiện tính minh

bạch, mở rộng phạm vi điều chỉnh: Hợp đồng dân sự, hợp đồng thương mại, hợpđồng đầu tư… Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được ghi nhận trong

Bộ luật Dân sự Việt Nam qua các thời kỳ, khái niệm này lần đầu tiên được ghi nhận

tại Bộ luật dân sự năm 1995 và Bộ luật dân sự năm 2005 được thể hiện như sau:

“Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên chuyển nhượng QSDĐ có nghĩa vụ chuyển giao đất và quyền sử dụng đất của mình cho bên nhận chuyển nhượng, bên nhận chuyển nhượng có nghĩa vụ trả cho người chuyển nhượng một khoản tiền tương ứng với giá trị QSDĐ” ( Điều 697 BLDS 2005) Như vậy, bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển

nhượng quyền sử dụng đất cùng thống nhất ý chí, thỏa thuận để chuyển giao QSDĐ

và tiền cho nhau để thỏa mãn nhu cầu sử dụng đất của mình

Tóm lại , hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền vớiđất dưới góc độ pháp luật dân sự là sự chuyển dịch QSDĐ và tài sản gắn liền vớiđất từ người có quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hợp pháp sang ngườikhác theo trình tự, thủ tục, điều kiện do luật quy định, theo đó người có QSDĐ và

Trang 20

tài sản gắn liền với đất (người chuyển nhượng) có nghĩa vụ giao đất và tài sản gắnliền với đất và QSDĐ cho người khác (người nhận chuyển nhượng) có nghĩa vụthanh toán một khoản tiền có giá trị tương đương với thửa đất và tài sản gắn liền vớiđất được chuyển giao; người chuyển nhượng phải có nghĩa vụ nộp thuế chuyểnnhượng QSDĐ và tài sản gắn liền với đất , người nhận chuyển nhượng có nghĩa vụnộp lệ phí trước bạ và lệ phí thẩm định theo quy định của pháp luật

1.1.2 Đặc điểm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là một dạng của hợp đồng nên

nó có tất cả các đặc điểm của hợp đồng là sự thỏa thuận trên cơ sở tự nguyện củacác bên tham gia hợp đồng, hợp đồng phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên thamgia giao kết, các quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng chủ yếu gắn bó với lợi ích vậtchất của các bên giao kết Ngoài ra, còn có những đặc trưng, đặc điểm riêng, nhữngđặc điểm riêng này xuất phát từ chế độ sở hữu, sử dụng, quản lý đất đai, đất đaithuộc sở hữu toàn dân, trong đó đại diện hợp pháp của đất đai là Nhà nước, còn tổchức, hộ gia đình, cá nhân là chủ thể sử dụng đất:

Thứ nhất, nó là một sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệpháp luật dân sự Đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì hành vicủa chủ thể đó là sự thỏa thuận và để đi đến ký kết làm phát sinh quyền và nghĩa vụcủa bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng

Thứ hai, chủ thể của hợp đồng: không như những loại hợp đồng khác là chủthể phải có quyền sở hữu đối với tài sản,riêng loại hợp đồng này chủ thể có quyền

sở hữu ( sở hữu toàn dân) không phải là chủ thể của hợp đồng này, mà là người sửdụng đất mới là chủ thể

Thứ ba, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có sự thể hiện ý chí của

16 các chủ thể Sự thể hiện ý chí của các bên được thực hiện thông qua sự thỏathuân Với hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất các bên được bày tỏ ý chícủa mình về giá đất, phương thức thanh toán, vị trí đất, diện tích đất…

Thứ tư: đối tượng của hợp đồng là yếu tố không thể thiếu mà các bên thỏathuận hướng tới, do đất đai là tài sản đặc biệt nên đối tượng của loại hợp đồng nàycũng đặc thù, là quyền quản lý, chiếm hữu, quyền sử dụng đối với đất đai

Trang 21

Thứ năm, mục đích của việc giao kết hợp đồng là những lợi ích mà các bênmong muốn đạt được Khi thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất bên nhậnchuyển nhượng phải thanh toán cho bên chuyển nhượng một khoản tiền tương ứngvới giá trị của mảnh đất Còn bên chuyển nhượng nhận được một khoản tiền để thựchiện những mục đích khác

Thứ sáu: Hình thức của hợp đồng, hiệu lực của hợp đồng: bắt buộc bằng vănbản, có công chứng, chứng thực, và điều kiện phát sinh hiệu lực của hợp đồng là khiđược cơ quan có thẩm quyền phê duyệt

1.2 Quy định pháp luật về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

và tài sản gắn liền với đất

1.2.1 Chủ thể của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử đất thực chất là một giao dịch dân sự, do

đó để hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có hiệu lực thì phải đáp ứng các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

Căn cứ vào Điều 117 Bộ luật dân sự năm 2015 và Điều 167 Luật Đất đai năm

2013, điều kiện để hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có hiệu lực đó là:Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp vớigiao dịch dân sự được xác lập Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự và năng lựchành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập Chủ thể tham gia vàohợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải hoàn toàn tự nguyện Mục đích vànội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái với đạođức xã hội

Chủ thể của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là những bên thamgia vào giao dịch mua bán đất Thông thường, hợp đồng này có hai chủ thể chính:

Bên bán (người chuyển nhượng): Đây là người sở hữu quyền sử dụng đất và

muốn chuyển nhượng cho bên mua Bên bán cần cung cấp đầy đủ thông tin vềquyền sử dụng đất, giấy tờ liên quan và thực hiện các thủ tục cần thiết để hoàn tấtgiao dịch

Bên mua (người nhận nhượng): Đây là người muốn mua quyền sử dụng đất từ

bên bán Bên mua cần xác minh thông tin về đất, kiểm tra tính pháp lý và thực hiệncác thủ tục đăng ký biến động để chuyển quyền sử dụng đất sang tên

Trang 22

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được lập ra để bảo đảm quyềnlợi của cả hai bên và đảm bảo tính pháp lý của giao dịch Việc công chứng hoặcchứng thực hợp đồng giúp tăng tính minh bạch và đáng tin cậy trong quá trìnhchuyển nhượng đất.

1.2.2 Quyền và nghĩa vụ của các bên khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất

Bộ luật dân sự năm 2015 hiện hành không còn quy định cụ thể về quyền vànghĩa vụ của các bên trong hợp đồng chuyển nhượng đất nữa mà chỉ quy địnhnguyên tắc chung cho các hình thức chuyển quyền sử dụng đất, vì trong thời gian ápdụng Bộ luật dân sự năm 2005 thấy rõ sự chồng chéo với quy định pháp luật về đấtđai khác, nên theo quy định hiện hành những điều khoản quy định về quyền vànghĩa vụ của các bên trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất này đượcQuốc hội chuyển toàn bộ sang Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014

Thứ nhất, Luật đất đai năm 2013 quy định về chế độ sở hữu đất đai quyền hạn

và trách nhiệm của Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhấtquản lý về đất đai, chế độ quản lý và sử dụng đất đai, quyền và nghĩa vụ của người

sử dụng đất đối với đất đai thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam" Trong khi đó hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là giao dịch dân

sự của các tổ chức, cá nhân với nhau Do đó luật này không có những quy định vềquyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.Thứ hai, Luật kinh doanh bất động sản năm 2014 quy định về kinh doanh bắtđộng sản, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản và quản

lý nhà nước về kinh doanh bất động sản Do đó Luật này mới có những quy định vềquyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.Bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất là người đang sử dụng đất chuyển giao đấtcùng với quyền sử dụng cho người khác sử dụng Bên chuyển giao đất và quyền sửdụng đất sẽ nhận được số tiền tương ứng với giá trị quyền sử dụng đất theo thỏathuận của hai bên

 Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất :

Bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất có các quyền :

Yêu cầu bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất thanh toán tiền theo thơi

Trang 23

Quyền yêu cầu bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất thanh toán tiềnthời hạn và phương thức đã thỏa thuận trong hợp đồng, đồng thời cũng là nghĩa vụbên nhận chuyển nhượng phải thực hiện và đã được quy định trong phần nghĩa vụcủa bên nhận quyền sử dụng đất.

Yêu cầu bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhận đất theo đúng hạn

đã thỏa thuận trong hợp đồng

Bên nhận chuyển nhượng phải nhận đất đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợpđồng Đối với bất động sản là đất thì không giống như tài sản khác, hạn chế tài sản

có nguy cơ bị hỏng dẫn đến không thể thực hiện được hợp đồng, mà bên có quyềnđược quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện đúng nghĩa vụ nhận hàng đúngthời gian trong hợp đồng, nếu không thì được xem là chậm tiếp nhận nghĩa vụ.Nhưng còn đối với tài sản là quyền sử dụng đất thì không tương tự như các loại tàisản khác, vấn đề lớn nhất cần quan tâm là có thể bên nhận chuyển nhượng yêu cầunhận đất sớm hơn dự kiến hay trong hợp đồng

Như vậy có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của bên chuyển nhượng hoặc mộtbên thứ ba, cần phải tạo điều kiện để bên chuyển nhượng có thời gian để giao đấtnhư đã thỏa thuận trong hợp đồng, có thể đất vẫn đang trong thời gian khai thácchưa hoàn tất hay chưa di dời tài sản gắn liền với bất động độn

Yêu cầu bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất bồi thường thiệt hại dolỗi của bên nhận chuyển nhượng gây ra.Khi bên nhận chuyển nhượng quyền sửdụng đất gây ra lỗi dẫn đến gây thiệt hại cho bên chuyển nhượng thì bên nhậnchuyển nhượng phải có nghĩa vụ bồi thường cho bên chuyển nhượng quyền sử dụngđất, và yêu cầu này chắc chắn bên nhận chuyển nhượng phải thực hiện vì cũng đượcquy định trong phần nghĩa vụ của bên nhận chuyển nhượng

 Tương ứng với quyền thì bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất phảithực hiện nghĩa vụ :

Cung cấp thông tin đầy đủ trung thực về quyền sử dụng đất và trách nhiệm vềthông tin do mình cung cấp

Cung cấp thông tin về đất đai là nghĩa vụ mà bên nhận chuyển nhượng phảithực hiện Trong những thông tin quan trọng nhất là tình trạng đất sử dụng đang cótranh chấp hay bị kê biên thi hành án hay không, thời hạn sử dụng đất còn bao lâu.Những thông tin này ảnh hưởng đến quyền lợi của bên nhận chuyển nhượng khá

Ngày đăng: 02/10/2024, 21:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5.“Một số vấn đề pháp lý về chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất” (tạp chí nclp.org.vn, phiên bản cũ của Tạp chí nghiên cứu lập pháp điện tử năm 2007) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề pháp lý về chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất
1.Quốc hội, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 28/11/2013 Khác
2.Bộ Luật dân sự (Luật số 91/2015/QH13) ngày 24/11/2015 3.Luật đất đai (Luật số 45/2013/QH2013) ngày 29/11/2013 Khác
8. Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai Khác
9.Nghị định 148/2020/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định hướng dẫn Luật Đất đai Khác
10.Thông tư 02/2015/TT-BTNMT hướng dẫn Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đất đai 2013 và Nghị định 44/2014/NĐ-CP về giá đất Khác
11.Thông tư 23/2014/TT-BTNMT về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.B.Tài liệu tham khảo Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Số liệu thống kê hợp đồng chuyển nhượng đất và tài sản gắn liền với đất tại công ty Luật TNHH Trần Hải Ánh giai đoạn năm 2021 đến năm 2023. - Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất Và Tài Sản Gắn Liền Với Đất  Thực Tiễn Tại Công Ty Luật Trách Nhiệm Hữu Hạn Trần Hải Ánh.docx
Bảng 2.1 Số liệu thống kê hợp đồng chuyển nhượng đất và tài sản gắn liền với đất tại công ty Luật TNHH Trần Hải Ánh giai đoạn năm 2021 đến năm 2023 (Trang 35)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w