1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận bình luận về án lệ số 16 2017 al về công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là di sản thừa kế do một trong các đồng thừa kế chuyển nhượng

15 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bình luận về Án lệ số 16/2017/AL về công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là di sản thừa kế do một trong các đồng thừa kế chuyển nhượng
Tác giả Phạm Thị Ngọc
Người hướng dẫn PGS.TS.GVCC. Doán Hồng Nhung
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 1,69 MB

Nội dung

Từ nhận thức trên, với một ít kinh nghiệm về mặt thực tiễn, qua quá trình học tập, nghiên cứu ở lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên, tôi lựa chọn tiểu luận bình luận “Án lệ số 16/2017/AL về

Trang 1

—¬

©

i

DAI HOC LUAT ŸII

VNU-LS

TIEU LUAN

Bình luận về Án lệ số 16/2017/AL về công nhận hợp đồng chuyền

nhượng quyền sử dụng đất là di sản thừa kế do một trong các

đồng thừa kế chuyển nhượng

Người thực hiện: Phạm Thị Ngọc

Mã sinh viên: 20063123

Học phân: Kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai

Mã học phần: BSL2027 LKDI, Thứ 4 (6 - 7)

Giảng viên: PGS.TS.GVCC Doãn Hồng Nhung

Hà Nội - 2023

(

Trang 2

NOI DUNG

CHUONG I TOM TAT VU TRANH CHAP

2 Các bên trong vụ tranh chấp

3 Khai quát nội dung an lệ

CHUONG II PHAN TÍCH BẢN ÁN TRANH CHẤP 2 5< s2 se se sesss

2 Các kỹ năng được sử dụng để giải quyết tranh chap dat dai trong ban dn 10

Trang 3

LOI MO DAU

Giải quyết tranh chấp đất đai là một trong những chủ trương lớn của Dang va Nha

nước, nhăm giữ vững đời sống, sản xuất và tỉnh thần đoàn kết trong nội bộ nhân dân,

giữ vững an ninh trật tự và ngăn ngừa hành vi nghiêm trọng vi phạm pháp luật có thể

xảy ra Đảng và nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm đảm bảo cơ chế

về quản lý đất đai Tuy nhiên, do nhiều mặt tác động của cơ chế thị trường, mà trực

tiếp là quá trình đô thị hóa và chuyên dịch cơ cấu kinh tế làm phát sinh tranh chấp

phức tạp và kéo dài

Trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai của nhân dân, đòi hỏi các cơ quan

chức năng phải giải quyết khách quan, tìm chứng cứ cụ thế, rõ ràng và lập luận đảm

bảo sự công bằng trong giải quyết các vấn đề Công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa

của dân, do dân và vì dân, việc nâng cao hiệu quả phục vụ nhân dân trong hoạt động

giải quyết các đơn thư kiến nghị, phản ánh, khiếu nại của công dân có ý nghĩa và vai

trò hết sức quan trọng Bên cạnh đó việc làm tốt công tác quản lý, tô chức bộ máy Nhà

nước cấp cơ sở là vô cùng cần thiết

Từ nhận thức trên, với một ít kinh nghiệm về mặt thực tiễn, qua quá trình học tập,

nghiên cứu ở lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên, tôi lựa chọn tiểu luận bình luận “Án

lệ số 16/2017/AL về công nhận hợp đồng chuyền nhượng quyền sử dụng đất là đi sản

thừa kế do một trong các đồng thừa kế chuyên nhượng” đề làm rõ những vấn đề tranh

chấp đất đai khi chuyên nhượng quyền sử dụng đất là di sản thừa kế và các kỹ năng áp

dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai được sử đụng đề giải quyết bản án

Do trình độ và năng lực còn hạn chế, sự hiểu biết về Luật đất đai và cách xử lý về

tỉnh huống chưa sâu tiêu luận thực hiện chắc chắn còn nhiều thiếu sót, rất mong sự

đóng góp của giáo viên đề bản thân có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc giải quyết

các vân đề tương tự

Trang 4

NOI DUNG CHUONG I TOM TAT VU TRANH CHAP

J Nguon cia an lé

Quyết định giám đốc thâm số 573/2013/DS-GĐT ngày 16-12-2013 của Tòa Dân sự

Tòa án nhân dân tối cao về vụ án dân sự “Tranh chấp thừa kế tài sản” tại tỉnh Vĩnh

Phúc giữa nguyên đơn là chị Phủng Thị HI, chị Phủng Thị NI, chị Phùng Thị H2, chị

Phùng Thị P với bị đơn là anh Phùng Văn T: người có quyên lợi, nghĩa vụ liên quan

gồm chị Phùng Thị N2, chị Phùng Thị H3

2 Các bên trong vụ tranh chấp

Nguyên đơn: Phùng Thị HI, chị Phùng Thị NI, chị Phùng Thị H2, chị Phùng Thị P

Bi don: anh Phung Van T

Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan: Phùng Thị N2, chị Phùng Thị H3

Nơi giải quyết tranh chấp: Tòa án nhân dân thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc

3 Khai quát nội dung an lệ

- Tình huống án lệ:

Di sản thừa kế là bất động sản đã được một trong các đồng thừa kế chuyển nhượng

Các đồng thừa kế khác biết và không phản đối việc chuyển nhượng đó Số tiền nhận

chuyên nhượng đã được dùng để lo cuộc sống của các đồng thừa kế Bên nhận chuyền

nhượng đã được cấp giấy chứng nhận quyên sử dụng đất

- Giải pháp pháp lý:

Trường hợp này, Tòa án phải công nhận hợp đồng chuyên nhượng quyền sử dụng

đất là hợp pháp và diện tích đất đã chuyên nhượng không còn trong khối đi sản để

chia thừa kế mà thuộc quyền sử dụng của bên nhận chuyên nhượng

4 Nội dung vụ tranh chấp

Năm 1991, bà Phùng Thị G chuyên nhượng cho ông Phùng Văn K diện tích 13lm2

trong tong diện tích 398m2 của thửa đất trên; phần diện tích đất còn lại của thửa đất là

267,4m2 Nam 1999 bà Phùng Thị G đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,

diện tích 267,4m2, bà Phùng Thị G cùng vợ chồng anh Phùng Văn T vẫn quản lý sử

dụng nhà đất này Việc bà Phùng Thị G chuyển nhượng dat cho ông Phùng Văn K các

Trang 5

con bà Phùng Thị G đều biết, nhưng không ai có ý kiến phản đối gì, các con của bà

Phung Thi G có lời khai bà Phùng Thị G ban đất đề lo cuộc sống cua ba va cac con

Nay ông Phùng Văn K cũng đã được cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất Vì vậy, có cơ sở để xác định các con bà Phùng Thị G đã đồng ý để bà

Phùng hị G chuyên nhượng diện tích 13m2 nêu trên cho ông Phùng Văn K Tòa án

cấp phúc thâm không đưa diện tích đất bà Phùng Thị G đã bán cho ông Phùng Văn K

vào khối tài sản để chia là có căn cứ Tòa án cấp sơ thâm xác định di sản là tong dién

tích đất 398m2 (bao gồm cả phần dat đã bán cho ông Phùng Van K) dé chia là không

đúng

5 Các vấn đề pháp lý trong án lệ

Trong án lệ trên có hai vẫn dé pháp lý cần phải giải quyết

- Thứ nhất, khẳng định trường hợp di sản thừa kế là bất động sản do một trong số các

đồng thừa kế chuyên nhượng cho người khác mà các đồng thừa kế khác biết và không

phản đối việc chuyên nhượng: số tiền nhận chuyên nhượng đã được dùng để lo cho

cuộc sống của các đồng thừa kế; bên nhận chuyên nhượng đã được cấp giấy chứng

nhận quyền sử dụng đất thì phải công nhận hợp đồng chuyên nhượng quyền sử dụng

đất đó là hợp pháp, bên nhận chuyên nhượng có quyền sử dụng đối với đất đó

- Tòa án phải xác định điện tích đất đã chuyên nhượng không còn trong khối di san dé

chia thừa kế Thực tế, vấn đề pháp lý thứ hai được đề cập là hệ quả phái sinh trên cơ

sở công nhận vấn đề pháp lý thứ nhất Có nghĩa là: Do hợp đồng chuyển nhượng

quyền sử dụng đất được công nhận, bên nhận chuyên nhượng đã được ghi nhận là

người có quyền sử dụng đất đó nên phần diện tích đất đã chuyên nhượng tuy được xác

định là di sản thừa kế do người chết dé lại nhưng không còn để chia Khi đó, phan tai

sản đề chia thừa kế là phần tài sản còn lại của người để lại di sản thừa kế (không bao

gồm phan quyền sử đụng đất đã được chuyên nhượng

6 Luật úp dụng trong vụ tranh chấp

Các nguôn luật áp đụng đề giải quyết vụ tranh chấp quyên sử dụng đất trên là:

® Khoản 2 Điều 170, Điều 234, Điều 634, Điều 697 Bộ luật Dân sự năm 2005

(tương đương với khoản 2 Điều 221, Điều 223, Điều 612, Điều 500 Bộ luật

Dân sự năm 2015)

¢ Luat dat đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013

Trang 6

CHUONG II PHAN TICH BAN AN TRANH CHAP

1 Nguyên nhân của vụ việc tranh chấp đất dai

Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đất đai giữa chị Phùng Thị HI, chị Phùng Thị NI,

chị Phùng Thị P, chị Phùng Thị H2 và anh Phùng Văn T bao gồm những nguyên nhân

khách quan và chủ quan như sau:

1.1 Nguyên nhân khách quan

- Đất đai là một loại tài nguyên có giá trị chính vì vậy đã tác động đến tính chất của vụ

tranh chấp không thê tự thương lượng giữa hai bên;

- Trong một thời gian dài, công tác quản lý đất đai bị buông lỏng, quy trình quản lý

thiếu chặt chẽ, thiểu khoa học Hồ sơ địa chính, tài liệu lịch sử làm căn cứ giải quyết

không đầy đủ

- Các chính sách, văn bản pháp luật của Nhà nước về quản lý đá đại có nhiều thay đôi,

có những van đề chưa thật cụ thể Mặt khác, công tác cập nhật văn bản pháp luật của

cán bộ còn yếu, vì vậy việc vận dụng, thực thi trên thực tế gặp nhiều khó khăn;

- Do trình độ nhận thức và hiểu biết pháp luật về đất đai của người đân không cao nên

dẫn đến tình trạng vi phạm các quy định của Nhà nước trong sử dụng và quản lý đất

đai:

- Do xu hướng ích ky và lòng tham của con người nên một số bộ phận người dân đã

lợi dụng việc quản lý thiếu chặt chẽ của nhà nước đề thực hiện các hành vi vi phạm

đất đai nhằm mục đích đem lại lợi ích cho bản thân

1.2 Nguyên nhân chủ quan

Một trong những nguyên nhân chủ quan dẫn đến tranh chấp đất đai là sự thiếu hiểu

biết về pháp luật và quy định về quyền sử dụng đất Nhiều người dân không hiểu rõ

quy trình thủ tục pháp lý đề sở hữu hoặc sử đụng đất đai, cũng như những quy định

liên quan đến chuyên nhượng, cho thuê hay bán đất Khi không có đầy đủ kiến thức và

thông tin, họ đễ dàng bị lừa, gặp rắc rối và đến cuối cùng là rơi vào tình trạng tranh

chấp đất đai

Ngoài ra, một số người cũng tranh chấp đất đai vì sự tham lam và ích kỷ Họ muốn

sở hữu nhiều đất hơn đề đầu tư kinh doanh hoặc xây dựng nhà cửa mà không tuân thủ

Trang 7

quy định pháp luật, gay ra những bắt cập trong việc quản lý đất đai và ảnh hưởng đến

quyên lợi của người dân khác

Cuối cùng, một số trường hợp tranh chấp đất đai cũng đo những bất đồng trong

quan điểm về việc sử dụng đất đai Điều này có thê bao gồm sự khác biệt trong ý thức

về bảo vệ môi trường, việc sử dụng đất đai đề xây dựng công trình công cộng hoặc sử

dung dat dai dé nuôi trồng, chăn nuôi và sản xuất nông nghiệp

2 Nhận định của tòa án về vụ án

[1] Can cứ vào các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, thì diện tích 398m2 đất tọa lạc tại

khu phố L, phường M, thành phố N, Vĩnh Phúc có nguồn gốc là tài sản chung vợ

chồng ông Phùng Văn N và bà Phùng Thị G Ông Phùng Văn N và bà Phùng Thị G có

06 người con chung là chị Phùng Thị HI, chị Phùng Thị NI, chị Phùng Thị H2, anh

Phùng Văn T, chị Phùng Thị P, chị Phùng Thị N2 Ngày 07-7-1984 ông Phùng Văn N

chết không đề lại di chúc, bà Phùng Thị G và anh Phùng Văn T quản lý và sử dụng

nhà đất trên

[2] Năm 1991, bà Phùng Thị G chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K diện tích

131m2 trong tong điện tích 398m2 của thửa đất trên; phần diện tích đất còn lại của

thửa đất là 267,4m2 Năm 1999 bà Phùng Thị G đã được cấp giấy chứng nhận quyền

str dung dat, diện tích 267,4m2, bà Phùng Thị G cùng vợ chồng anh Phùng Văn T vẫn

quản lý sử dụng nhà đất này Việc bà Phùng Thị G chuyền nhượng đất cho ông Phùng

Văn K các con bà Phùng Thị G đều biết, nhưng không ai có ý kiến phản đối gì, các

con của bà Phùng Thị G có lời khai bà Phùng Thị G bán đất đề lo cuộc sống của bà và

các con Nay ông Phùng Văn K cũng đã được cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận

quyên sử đụng đất Vì vậy, có cơ sở để xác định các con bà Phùng Thị G đã đồng ý đề

bà Phùng Thị G chuyển nhượng diện tích 13lm2 nêu trên cho ông Phùng Văn K Tòa

án cấp phúc thâm không đưa diện tích đất bà Phùng Thị G đã bán cho ông Phùng Văn

K vào khối tài sản để chia là có căn cứ Tòa án cấp sơ thâm xác định di sản là tông

diện tích đất 398m2 (bao gồm cả phần đất đã bán cho ông Phùng Văn K) dé chia la

không đúng

[3] Ngày 19-12-2010 bà Phùng Thị G chết, trước khi chết bà đã để lại di chúc lập

ngày 05-3-2009 có nội dung để lại cho chị Phùng Thị HI (con gái bà Phùng Thị G)

diện tích 90m2 đất trong tổng diện tích 267m2 đất trên, di chúc có chứng thực của Ủy

Trang 8

ban nhân dân phường M ngay 7-3-2009 Tuy di chúc được lập và chứng thực không

cùng ngày qua ý kiến của Ủy ban nhân dân phường và lời khai của những người làm

chứng trong di chúc thì có căn cứ để xác định bà Phùng Thị G lập di chúc khi còn

minh mẫn và nội dung di chúc theo ý nguyện của bà Phùng Thị G nên Tòa án hai cấp

chấp nhận di chúc là có lý, có tình

[4] Tuy nhiên, diện tích 267m2 đất đứng tên bà Phùng Thị G, nhưng được hình

thành trong thời gian hôn nhân nên phải được xác định là tài sản chung của vợ chồng

ông Phùng Văn N và bà Phùng Thị G chưa chia Bà Phùng Thị G chỉ có quyền định

đoạt 1⁄2 diện tích đất trong tổng diện tích 267m2 đất chung của vợ chồng bà Do đó,

phần di sản của bà Phủng Thị G dé lai la 1/2 khối tài sản (133,5m2) được chia theo di

chúc cho chị Phùng Thị HI (con gái bà Phùng Thị GŒ) là 90m2, còn lại là 43,5m2 được

chia cho 5 ký phần còn lại (trong đó chị N2 nhường kỷ phần thừa kế cho anh Phùng

Văn T; chị Phùng Thị H2, chị Phùng Thị NI và chị Phùng Thị P nhường kỷ phần cho

chị Phùng Thị HI) Đối với 1⁄2 diện tích đất trong tổng diện tích 267m2 đất chung của

vợ chồng là phần di sản của ông Phùng Văn N để lại nay đã hết thời hiệu chia thừa kế,

anh Phùng Văn T là một trong các thừa kế không đồng ý chia

[5] Tòa án cấp phúc thâm xác định toàn bộ điện tích 267m2 đất là di sản của bà

Phùng Thị G đề chia theo di chúc cho chị Phùng Thị H1 90m2 đất và phần đất còn lại

177.4m2 chia theo pháp luật cho 5 kỷ phần là không đúng

[6] Ngoài ra, anh Phùng Văn T không kháng cáo nhưng Tòa án lại tuyên anh Phung

Văn T phải chịu 200.000 đồng án phí phúc thâm Chị Phùng Thị NI, chị Phùng Thị

H2, chị Phùng Thị P tự nguyện nhường kỷ phần của các chị cho chị Phùng Thị HI và

được Tòa chấp nhận, chị Phùng Thị HI là hộ nghèo được miễn toàn bộ án phí nhưng

Tòa cấp phúc thâm không tuyên trả lại tiền tạm ứng án phí sơ thâm cho chị Phùng Thị

NI, chị Phùng Thị H2, chị Phùng Thị P đều là không đúng Vì vậy, kháng nghị của

Viện trưởng Viện kiêm sát nhân dân tôi cao là có căn cứ châp nhận 7

1 Theo quy định tại tiểu mục 2.4 mục 2 phần I của Nghị quyết số 02/2004/NQ- HDTP ngay 10-8-2004

của Hội đồng Tham phan Tòa án nhân dân tối cao thì không đủ điều kiện để chia tài sản chung nên

phần diện tích đắt này ai đang quản lý, sử dụng thì được tiêp tục quản lý, sử dụng

? Quyết định giám đốc thẩm về vụ án dân sự tranh chấp thừa kế tài sản số 573/2013/DS-GĐT

https://thuvienphapluat.vn/banan/ban-an/quyet-dinh-giam-doc-tham-ve-vu-an-dan-su-tranh-chap-thua-

ke-tai-san-so-5732013dsgdt-1865?tab=1

Trang 9

CHƯƠNG III Bình luận về bản án 34/2018/DS-PT

Thực tiễn trong cuộc sống hiện nay, trường hợp một người thừa kế tự mình định

đoạt di sản thừa kế cho người khác mà không có sự tham gia của những đồng thừa kế

còn lại là khá phổ biến Theo quy định của pháp luật về thừa kế thì một đồng thừa kế

muốn định đoạt di sản thừa kế trong đó có phần của những đồng thừa kế khác thì phải

có sự đồng ý của tất cả các đồng thừa kế khác đó Tuy nhiên, luật lại không quy định

rõ về việc hiểu như thể nào là đồng ý, làm sao để chứng minh được sự đồng ý của

những đồng thừa kế còn lại là vấn đề không hề đễ dàng Án lệ số 16/2017/AL ra đời

đã góp phân giải đáp được những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp

luật liên quan đến vấn đề trên

1.Bình luận cá nhân về bản án án 34/2018/DS-PT

Theo đó, Án lệ này đã giải quyết được hai vấn đề lớn sau:

Thứ nhất, xác định sự đồng ý của những đồng thừa kế không trực tiếp tham gia vào

giao dịch chuyên nhượng di sản thừa kế:

Án lệ xác định rằng, trong trường hợp “Di sản thừa kế là bất động sản đã được một

trong các đồng thừa kế chuyên nhượng Các đồng thừa kế khác biết và không phản đối

việc chuyên nhượng đó Số tiền nhận chuyên nhượng đã được đùng để lo cuộc sống

của các đồng thừa kế Bên nhận chuyên nhượng đã được cấp giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất.”

Việc đưa ra nhận định như vậy của ân lệ số 16/2017/AL là hoàn toàn hợp ly, bởi lẽ:

Đồng ý là việc một chủ thê thể hiện ý chí cho phép, chấp thuận về một vấn đề nào

đó Ý chí đồng ý có thê biểu hiện bằng nhiều hình thức khác nhau trong đó thì ký trên

giấy là một trong số đó Ngoài ra, việc biết mà không phản đối, cùng nhau sử dụng

số tiền có được từ việc định đoạt di sản, cũng lả biểu hiện cho sự đồng ý VÌ vậy, án

lệ xác định các đồng thừa kế khác biết mà không phản đối, cùng sử dụng tiền có thế

được coi là đồng ý, là phù hợp với ý chí của các bên

Thứ hai, hệ quả pháp lý khi xác định rằng có sự đồng ý của những đồng thừa kế

không trực tiếp tham gia vào giao dịch chuyển nhượng di sản thừa kế:

Án lệ nêu rõ “Tòa án phải công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

là hợp pháp và diện tích đất đã chuyến nhượng không còn trong khối đi sản đề chia

thừa kê mà thuộc quyên sử dụng của bên nhận chuyên nhượng.”

Trang 10

Quan điểm nêu trên của Án lệ là hoàn toàn hợp lý Vì, trong tỉnh huống của án lệ

này, Tòa án đã xác định rằng, các đồng thừa kế đã đồng ý với giao dịch mà họ không

trực tiếp tham gia Như vậy, hợp đồng này hoàn toàn không xâm phạm đến quyền lợi

của những đồng thừa kế không trực tiếp tham gia giao dịch Vì vậy, việc công nhận

hợp đồng chuyên nhượng là thuyết phục va hợp lý Từ đó, đương nhiên rằng diện tích

đất đã chuyên nhượng thuộc quyền sử dụng của bên nhận chuyền nhượng, không còn

trong khối di san dé chia thừa kế nữa

Những nội đung trên của án lệ số 16/2017/AL mang tính bổ sung rất kịp thời cho

hệ thống pháp luật hiện hành, tuy nhiên trên thực tế làm sao để có thể áp dụng án lệ

một cách chính xác, linh hoạt và hợp lý là điều không dễ Theo quan điểm của tác giả,

chúng ta có thé áp dụng linh hoạt án lệ số 16/2017/AL trên thực tế trong những trường

hợp như sau:

- Thứ nhất: Vẫn có thể áp dụng án lệ này trong trường hợp định đoạt toàn bộ di sản

thừa kế, không nhất thiết chỉ áp dụng trong trường hợp định đoạt một phần di sản thừa

kế (phần quyền sử dụng đất) như trong án lệ đã nêu

- Thứ hai: Di sản được định đoạt có thê là những loại tài sản khác theo quy định của

pháp luật, không bắt buộc chỉ là quyền sử dụng đất như trong án lệ

- Thứ ba: Vẫn có thể áp dụng trong trường hợp thừa kế theo di chúc

- Thứ tư: Loại giao địch có thé la: thé chấp, cằm có, cho thuê, vẫn có thể áp dụng,

không nhất thiết chỉ là chuyên nhượng

2 Các kỹ năng được sử dụng để giải quyết tranh chấp đất đai trong bản an

Đề giải quyết các vấn đề pháp lý trong trong bản án tranh chấp quyền sử dụng đất

là di sản thừa kế do một trong các đồng thừa kế chuyên nhượng trên, người làm luật

không chỉ cần nắm vững kiến thức chuyên môn mà còn cần phải có những kỹ năng,

kinh nghiệm khi tham gia giải quyết tranh chấp đất đai Dưới đây là một số kỹ năng

được sử dụng trong suốt quá trình giải quyết án lệ số 16/2017/AL về công nhận hợp

đồng chuyên nhượng quyền sử đụng đất

2.1 Kỹ năng đặt câu hỏi

Trong xuyên suốt quá trình điều tra, làm sáng tỏ vụ án thì kỹ năng đặt câu hỏi sẽ

giúp người làm luật đễ dàng hơn trong việc xác định gốc rễ của sự việc, làm rõ sự thật

$ L§ Dinh ich Nam, Bình luận án lệ số 16/2017/AL về công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử

dụng đất là di sản thừa kê do một trong các đông thừa kê chuyên nhượng

10

Ngày đăng: 09/08/2024, 19:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w