1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận bình luận và phân tích làm rõ các quan điểm sau cá nhân có thể trở thành chủ thể của luật quốc tế

16 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Giải thích:- Khái niệm: Chủ thể của Luật quốc tế là thực thể độc lập tham gia vào những quan hệ do luật quốc tế điều chỉnh, có đầy đủ quyền, nghĩa vụ và khả năng gánh vác trách nhiệm phá

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIBỘ MÔN CÔNG PHÁP QUỐC TẾ

Trang 2

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

TT Họ và tên Nhiệm vụ Nhóm tựxếp loại Đánh giá củagiảng viên 1 Nguyễn Thị Hương Giang Làm nội dung A

2 Phạm Trường Giang Thuyết trình A 3 Phạm Vũ Hương Giang Làm powerpoint A 4 Đinh Khánh Hà Làm nội dung A 5 Nguyễn Lương Thu Hà Làm nội dung A 6 Nguyễn Thị Hằng Làm nội dung A 7 Vũ Minh Hằng Làm nội dung A 8 Mai Thị Thúy Hiền Làm nội dung A 9 Nguyễn Thúy Hiền Làm nội dung A 10 Cao Quốc Hiếu Làm powerpoint A 11 Vũ Văn Hiếu Thuyết trình A 12 Phạm Phương Hoa Làm word A 13 Bùi Đức Hoàng Làm nội dung A 14 Lê Việt Hoàng Làm nội dung A 15 Nguyễn Nam Bá Hoàng Làm nội dung B 16 Tạ Lê Huy Hoàng Làm nội dung A 17 Đào Ngọc Hùng Làm nội dung A 18 Vũ Duy Hưng Làm nội dung A

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 4PHẦN NỘI DUNG 5Câu 1: Bình luận và phân tích làm rõ các quan điểm sau: 5Câu 2: Phân tích quyền cư trú chính trị và thực tiễn áp dụng trong thực tiễn đời sống quốc tế 6

2.1 Khái niệm, đặc điểm về quyền cư trú chính trị 6 2.2 Thực tiễn về có quyền yêu cầu cư trú ở nước khác và quyền sử dụng quyền lợi này, quyền cư trú chính trị trong đời sống hiện nay 7

Câu 3: Phân tích và lấy ví dụ về vai trò của bên thứ 3 trong giải quyết tranh chấp quốc tế 9Câu 4: Nêu ví dụ về tranh chấp quốc tế và kết quả giải quyết tranh chấp đó trong thực tiễn của đời sống quốc tế 11

4.1 Khái niệm, đặc điểm tranh chấp quốc tế 11

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Công pháp quốc tế, hay luật quốc tế, là ngành luật điều chỉnh quan hệ giữa các chủ thể quốc tế, bao gồm quốc gia, tổ chức quốc tế và cá nhân Ngành luật này đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì hòa bình, ổn định và phát triển trên thế giới, đảm bảo các quốc gia cùng tồn tại và hợp tác trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau Công pháp quốc tế hình thành nên một hệ thống phức tạp và toàn diện của các nguyên tắc và quy tắc pháp lý điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia và các chủ thể pháp lý khác trên thế giới Vai trò của công pháp quốc tế vô cùng thiết yếu, đóng góp vào việc duy trì hòa bình, an ninh và hợp tác trên bình diện toàn cầu.

Trong những thập kỷ gần đây, phạm vi của công pháp quốc tế đã được mở rộng đáng kể để đối phó với những thách thức mới nổi trong thế giới hiện đại Các vấn đề liên quan đến xung đột vũ trang, khủng bố, biến đổi khí hậu và tội phạm xuyên quốc gia đều đã được đưa vào khuôn khổ pháp lý quốc tế Sự điều chỉnh này phản ánh nhu cầu thích ứng của hệ thống pháp luật quốc tế với những thay đổi nhanh chóng trong bối cảnh toàn cầu.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng được chú trọng về đề cao như hiện nay, môn học Công pháp quốc tế lại càng trở nên cần thiết Môn học này cung cấp cho sinh viên kiến thức nền tảng về hệ thống luật quốc tế, bao gồm các nguyên tắc cơ bản, thể chế, cơ quan, và các văn bản pháp lý quốc tế quan trọng Sinh viên sẽ được trang bị khả năng phân tích các vấn đề quốc tế và áp dụng luật quốc tế vào thực tiễn.

Trang 5

PHẦN NỘI DUNG Câu 1: Bình luận và phân tích làm rõ các quan điểm sau:

a Cá nhân có thể trở thành chủ thể của Luật quốc tế ( Nguyễn Hằng)

Quan điểm trên là SAI Giải thích:

- Khái niệm: Chủ thể của Luật quốc tế là thực thể độc lập tham gia vào những quan hệ do luật quốc tế điều chỉnh, có đầy đủ quyền, nghĩa vụ và khả năng gánh vác trách nhiệm pháp lý quốc tế từ những hành vi mà chính chủ thể thực hiện.

- Chủ thể của luật quốc tế có 4 đặc điểm sau:

(1) Có sự tham gia vào những quan hệ quốc tế do luật quốc tế điều chỉnh (tức là tham gia vào quan hệ luật quốc tế)

(2) Có ý chí độc lập (không lệ thuộc vào các chủ thể khác) trong sinh hoạt quốc tế

(3) Có đầy đủ quyền và nghĩa vụ riêng biệt đối với các chủ thể khác thuộc phạm vi điều chỉnh của luật quốc tế

(4) Có khả năng độc lập gánh vác những trách nhiệm pháp lý quốc tế do những hành vi mà chủ thể đã thực hiện gây ra.

- Tuy nhiên, một cá nhân không thể đáp ứng được đặc điểm thứ 2 ở trên, tức là cá nhân vẫn có thể bị lệ thuộc vào chủ thể khác trong quan hệ quốc tế Đó là khi tham gia vào quan hệ pháp luật lãnh sự và ngoại giao, cá nhân không thể tự mình thực hiện hành vi một cách độc lập được mà phải có sự đồng ý của chủ thể có thẩm quyền.

- Ví dụ: Khi một cá nhân muốn xin visa thì không thể trực tiếp thực hiện việc này với các tổ chức quốc tế bởi vì cá nhân không thể là chủ thể của luật quốc tế Thay vào đó, họ phải nộp đơn xin visa thông qua đại sứ quán hoặc lãnh sự quán của quốc gia mà họ muốn đến Đại sứ quán và lãnh sự quán là những cơ quan đại diện cho quốc gia của họ ở nước ngoài và có thẩm quyền cấp visa cho cá nhân muốn nhập cảnh

- Như vậy, cá nhân không đáp ứng được các điều kiện của chủ thể luật quốc tế nên không thể coi cá nhân là chủ thể của luật quốc tế.

b Trong quan hệ quốc tế, các quốc gia có nghĩa vụ công nhận chủ thểcủa luật quốc tế

Quan điểm trên là SAI Giải thích:

- Khái niệm: Chủ thể của luật quốc tế là thực thể độc lập tham gia vào những quan hệ do luật quốc tế điều chỉnh, có đầy đủ quyền, nghĩa vụ và khả năng gánh vác trách nhiệm pháp lý quốc tế từ những hành vi mà chính chủ thể thực hiện

- Hiện nay, trong quan hệ pháp luật quốc tế hiện đại thì chủ thể của Luật Quốc tế bao gồm:

+ Các quốc gia, đây là chủ thể truyền thống và phổ biến của Luật Quốc tế + Các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập, đây là chủ thể tiềm tàng của Luật Quốc tế.

Trang 6

+ Các tổ chức quốc tế liên chính phủ, đây là chủ thể phái sinh của Luật Quốc tế, được hình thành bởi sự hợp tác của các quốc gia trên nhiều lĩnh vực hướng đến lợi ích của các quốc gia và lợi ích chung của cộng đồng.

+ Các chủ thể đặc biệt khác.

- Việc thừa nhận một thực thể có tư cách quốc gia trong quan hệ quốc tế thường dựa vào những tiêu chí cơ bản Theo quy định của Điều 1 Công ước Montevideo năm 1933 về quyền và nghĩa vụ quốc gia thì một thực thể được coi là quốc gia theo pháp luật quốc tế phải có bốn yếu tố cơ bản sau: (1) Dân cư thường xuyên; (2) Lãnh thổ được xác định; (3) Chính phủ; (4) Năng lực tham gia vào các quan hệ với các chủ thể quốc tế khác.

+ Việc các quốc gia đang tồn tại trong thực tế có công nhận và thiết lập quan hệ với thực thể có tư cách quốc gia này hay không lại không do các tiêu chí trên

+ Một thực thể có đủ các yếu tố cấu thành quốc gia nhưng không thể buộc các quốc gia khác phải công nhận tư cách quốc gia của thực thể này trong một quan hệ song phương bởi các quốc gia đều có chủ quyền quốc gia Chủ quyền quốc gia gồm quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình và quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế

- Chính vì vậy, việc công nhận và thiết lập quan hệ hợp tác giữa các quốc gia với nhau hoàn toàn tùy thuộc vào ý chí và mong muốn chủ quan của các quốc gia trên cơ sở chủ quyền quốc gia.

Câu 2: Phân tích quyền cư trú chính trị và thực tiễn áp dụng trong thựctiễn đời sống quốc tế

2.1 Khái niệm, đặc điểm về quyền cư trú chính trị 2.1.1 Khái niệm

- Cư trú chính trị là việc một quốc gia cho phép những người nước ngoài đang bị truy nã tại quốc gia mà họ mang quốc tịch do những hoạt động và quan điểm về chính trị, khoa học và tôn giáo… được quyền nhập cảnh và cư trú trên lãnh thổ nước sở tại.

- Từ sau Cách mạng tư sản Pháp, cư trú chính trị đã trở thành một chế định pháp lý được ghi nhận trong Điều 20 Hiến pháp của Pháp năm 1973: “Những người nước ngoài bị truy nã vì đấu tranh cho tự do, được quyền cư trú chính trị” và đến nay đã được thừa nhận rộng rãi trong quan hệ quốc tế.

- Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 đã nêu rõ: “Mỗi người đều có quyền tìm kiếm và được hưởng quy chế tị nạn tại nước khác, thoát khỏi sự săn đuổi” Hay trong Tuyên bố về quyền cư trú chính trị năm 1967: “Quyền cư trú chính trị cần được trao cho những người đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân Các nước cần phải giúp đỡ những người này để họ có thể nhập cảnh, không trục xuất họ hoặc cưỡng bức họ trở về nước mà họ đang bị truy nã…” Bên cạnh đó, người nước ngoài đang cư trú chính trị được quốc gia sở tại bảo đảm về an ninh cũng như cam kết không bị dẫn độ hoặc trục xuất về nước mà họ là công dân hoặc nước mà họ đã cư trú trước khi được cư trú chính trị theo yêu cầu của các quốc gia này.

- Quyền cư trú chính trị là một chế định pháp lý quốc tế nhưng việc dành cho một người được hưởng quyền cư trú chính trị lại là quyền của quốc gia.

Trang 7

2.1.2 Đặc điểm

- Quyền cư trú có tính chất chính trị tuyệt đối

- Trong quan hệ quốc tế, chấp nhận và cho phép một người nước ngoài được cư trú trên lãnh thổ nước mình là thẩm quyền riêng biệt của mỗi quốc gia (chủ yếu xuất phát từ lí do nhân đạo).

- Người nước ngoài được quyền cư trú chính trị không bị buộc phải gia nhập quốc tịch của nước sở tại.

- Quốc gia cho phép cư trú chính trị phải có nghĩa vụ bảo đảm an ninh cho người được cư trú chính trị, bảo đảm họ không bị dẫn độ hoặc trục xuất theo yêu cầu của quốc gia mà họ là công dân.

- Phạm vi những người được hưởng quyền cư trú chính trị:

+ Trong Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người năm 1948, cũng như tuyên bố về cư trú lãnh thổ năm 1967 đã chỉ ra rằng, bất kỳ cá nhân nào cũng có quyền sử dụng quyền lợi này, trừ trường hợp người nước ngoài bị truy nã vì tội phạm hình sự, trái với Hiến chương Liên hợp quốc Điều 14 Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người năm 1948 quy định:

“Điều 14:

1) Khi bị đàn áp, ai cũng có quyền tìm nơi tị nạn và được hưởng quyền tị nạn tại các quốc gia khác.

2) Quyền này không được viện dẫn trong trường hợp sự truy tố thực sự chỉ căn cứ vào những tội trạng không có tính cách chính trị hay vào những hành động trái với mục đích và tôn chỉ của Liên Hiệp Quốc.”

+ Không có cơ sở dành quyền cư trú cho các cá nhân đã bán rẻ lợi ích của dân tộc mình, bị truy nã vì theo đuổi các lợi ích thấp hèn, vi phạm các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc.

+ Trong tuyên bố của Liên hợp quốc về cư trú lãnh thổ được thông qua ngày 14/2/1967 đã khẳng định: Quyền cư trú chính trị cần được trao cho những người đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân Các nước cần phải giúp đỡ những người này để họ có thể nhập cảnh, không trục xuất cưỡng bức họ trở về nước mà họ đang bị truy nã Các nước không được trao quyền cư trú cho những kẻ phạm tội ác quốc tế, trước hết là tội ác chống hoà bình và tội ác chiến tranh Các nước phải đảm bảo an ninh cho người cư trú chính trị trên lãnh thổ nước mình.

+ Quyền cư trú chính trị không thể được giành cho những kẻ tội phạm hình sự mà việc dẫn độ được quy định trong các điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương về dẫn độ.

2.2 Thực tiễn về có quyền yêu cầu cư trú ở nước khác và quyền sử dụng quyền lợi này, quyền cư trú chính trị trong đời sống hiện nay

- Cơ sở chung để một người được hưởng quyền cư trú chính trị là người đó đang bị truy tố vì lý do chính trị chứ không phải hình sự Người xin cư trú chính trị không bị dẫn độ đến các quốc gia mà ở đó có thể họ phải đối mặt với hình phạt nặng hơn so với nước sở tại Ngoài ra, trong một số trường hợp, pháp luật quốc tế cho phép các quốc gia cấp quy chế tị nạn chính trị cho những người đang tị nạn tại quốc gia mình Trong pháp luật và thực tiễn của các nước, việc áp dụng quyền cư trú rất khác nhau Sự khác nhau như vậy xuất phát từ chính

Trang 8

sách, đường lối cũng như vị thế của quốc gia trên trường quốc tế và mối quan hệ ngoại giao giữa các nước với nhau:

- Ở Việt Nam, chế định quyền cư trú mang tính chất dân chủ và tiến bộ Theo Điều 49 Hiến pháp 2013: “Người nước ngoài đấu tranh vì tự do và độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội, dân chủ và hòa bình hoặc vì sự nghiệp khoa học mà bị bức hại thì được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xem xét cho cư trú.”, những người được hưởng quyền cư trú là những người nước ngoài bị truy nã vì bảo vệ lợi ích của nhân dân lao động, vì hoạt động khoa học…

- Pháp luật của Liên bang Nga quy định, Tổng thống Nga có quyền quy định vấn đề quốc tịch và cư trú chính trị Nga dành cho những người bị truy đuổi hoặc đe dọa truy đuổi ở nước mà họ mang quốc tịch hoặc ở nước mà người này thường trú vì lý do hoạt động chính trị-xã hội và chính kiến, không trái với các nguyên tắc dân chủ được cộng đồng quốc tế công nhận, với các quy phạm luật quốc tế, quyền cư trú tại Liên bang Nga Theo quy định, quyền cư trú chính trị ở Liên bang Nga không dành cho:

+ Những người bị truy nã vì các hành vi được định danh là tội phạm hoặc hành vi có lỗi trái với các mục đích và nguyên tắc của tổ chức Liên hợp quốc;

+ Cá nhân tới từ nước thứ ba mà ở nước này không có sự đe dọa truy nã và các lý do khác.

+ Cơ quan có thẩm quyền giải quyết là cơ quan di trú trung ương Trình tự và thủ tục giải quyết được quy định trong sắc lệnh của Tổng thống Nga ngày 21/7/1997.

- Theo các quy định của Cộng hoà Pháp, người nước ngoài nộp đơn xin cư trú tại cơ quan có thẩm quyền của Pháp về người tị nạn và người không có quốc tịch cùng với các loại giấy tờ cần thiết khác như hộ chiếu, giấy chứng minh thư Trong đơn phải ghi rõ nguyên nhân, hoàn cảnh, sự kiện dẫn đến việc xin cư trú ở Pháp Thực tiễn về vấn đề này của nước Pháp đã cho thấy, Pháp không cho phép những cá nhân chạy khỏi nước mà người này thường trú vì lý do nội chiến đến cư trú Quyền cư trú tại Pháp có hiệu lực đầu tiên là 3 năm, sau đó sẽ được gia hạn từng thời kỳ nhất định là 5 năm Theo luật của Pháp, người xin cư trú không bị mất quốc tịch của mình.

- Hoa Kỳ điều chỉnh vấn đề quyền cư trú theo Luật Di trú liên bang Theo quy định của luật này, người nước ngoài xin cư trú chính tụ tại Hoa Kỳ phải thuộc nhóm người tị nạn theo các quy định của luật quốc tế (phù hợp với khái niệm pháp lý quốc tế về người tị nạn) đồng thời người nước ngoài phải đang hiện diện trên lãnh thổ Hoa Kỳ hoặc ở điểm nhập cảnh vào nước này Không được phép xin cư trú tại các đại sứ quán hoặc lãnh sự quán Hoa Kỳ ở nước ngoài Những người xin cư trú ở Hoa Kỳ mà trước đó có hành vi tội phạm hình sự nghiêm trọng không có tính chất chính trị hoặc có cơ sở chắc chắn rằng người này là mối nguy hiểm cho an ninh quốc gia của Hoa Kỳ thì sẽ không được hưởng quyền cư trú tại Mỹ.

- Luật của nước Cộng hòa Áo quy định, người nước ngoài nộp đơn xin cư trú tại Áo sẽ được giải quyết tại khu vực biên giới (cửa khẩu vào Áo) Vì vây, ở khu vực biên giới của nước Cộng hòa Áo có các điểm đặc biệt dành cho người tị

Trang 9

nạn Tại đây, họ sẽ bị kiểm soát và kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền về di trú của nhà nước Áo.

KẾT LUẬN: Như vậy, các căn cứ xác định quyền được cư trú chính trị

chưa được quy định cụ thể, rõ ràng Trình tự, thủ tục cấp quy chế tị nạn của các quốc gia còn chưa thống nhất Đặc biệt, hoạt động dẫn độ tội phạm chỉ được áp dụng đối với những trường hợp phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự và phụ thuộc vào quốc gia được yêu cầu có chấp nhận đề nghị dẫn độ đó hay không.

Câu 3: Phân tích và lấy ví dụ về vai trò của bên thứ 3 trong giải quyết tranhchấp quốc tế

Tranh chấp quốc tế là hoàn cảnh thực tế mà trong đó, các chủ thể tham gia có những quan điểm trái ngược hoặc mâu thuẫn nhau và có những yêu cầu, hay đòi hỏi cụ thể trái ngược nhau - đó là sự không thỏa thuận được với nhau về quyền hoặc sự kiện, dẫn đến sự mâu thuẫn, đối lập nhau về quan điểm pháp lý hoặc quyền giữa các bên chủ thể luật quốc tế với nhau Tranh chấp quốc tế đòi hỏi phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình và dựa trên các nguyên tắc, quy phạm của Luật Quốc tế nhằm ổn định các quan hệ quốc tế và duy trì hòa bình, an ninh quốc tế, còn được gọi là các biện pháp hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế Tranh chấp sẽ chấm dứt khi sự xung đột này không còn tồn tại, có thể đã được đáp ứng hoặc vì lý do khách quan, chủ quan nào đó.

Một trong những biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế là phương thức thông qua bên thứ ba bao gồm: trung gian, hòa giải, thông qua ủy ban điều tra và ủy ban hòa giải.

Trung gian

Giải pháp trung gian được quy định trong các Công ước La Haye 1899 và 1907 như là một trong các biện pháp hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế Nhiệm vụ của bên trung gian là khuyến khích, động viên các quốc gia có liên quan đến tranh chấp giải quyết vụ tranh chấp bằng biện pháp hòa bình nào đó, cụ thể là việc tác động để các bên tiếp xúc ngoại giao và tiến hành các cuộc đàm phán chính thức Bên trung gian không tham gia vào đàm phán và không đưa ra các điều kiện giải quyết tranh chấp, các đề nghị, khuyến cáo của cơ quan trung gian chỉ có thể là cơ sở cho các cuộc đàm phán và thỏa thuận giữa các bên tranh chấp mà không thể có giá trị pháp lý ràng buộc Bên thứ ba có thể là một hoặc một số quốc gia; một hoặc một số cá nhân có uy tín hoặc có thể thông qua cơ quan của tổ chức quốc tế.

Bên thứ 3 trong giải pháp trung gian đóng vai trò lớn trong việc giải quyết tranh chấp, nhất là khi các cường quốc giữ nhiệm vụ này Bên trung gian không chỉ tạo cơ hội cho các bên tranh chấp tiếp xúc gặp gỡ, khuyến nghị một số vấn đề mà còn dùng ảnh hưởng của mình để gây tác động mạnh mẽ đối với các bên nhằm mục đích để họ chấp nhận giải pháp nào đó Như vậy, trong vai trò trung gian, bên thứ ba có nhiệm vụ làm dịu sự căng thẳng cũng như trung hòa các đòi hỏi, mâu thuẫn giữa các bên tranh chấp.

Ví dụ:

+ Năm 1982, tại trại Davis, Mỹ đã làm trung gian hòa giải giúp Israel và Ai Cập giải quyết tranh chấp về bán đảo Sinai mà Israel đã chiếm của Ai Cập

Trang 10

trong cuộc chiến tranh 6 ngày năm 1967 Sau đó, Israel đã trả bán đảo Sinai cho Ai Cập với điều kiện Ai Cập phải phi quân sự hóa ở bán đảo này.

+ Từ năm 1968 đến năm 1973, Cộng hoà Pháp là quốc gia chủ nhà tạo điều kiện cho các bên liên quan trong cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam Việt Nam gồm Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Chính phủ lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, Việt Nam Cộng hòa và Mỹ đàm phán nhằm chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình tại Việt Nam (Hội nghị Paris 27/1/1973).

Hòa giải

Biện pháp hòa giải cũng được tiến hành bởi sự tham gia của bên thứ ba, với nhiệm vụ là dung hòa các yêu sách và hòa giải giữa các bên tranh chấp nhưng kiến nghị của họ không có tính chất bắt buộc Bên thứ ba có thể là một hoặc một số quốc gia, cá nhân hoặc tổ chức quốc tế, không tham gia vào vụ tranh chấp.

Vai trò của bên thứ ba trong hòa giải thể hiện tích cực hơn biện pháp trung gian Bên hòa giải có thể đưa ra các kiến nghị cùng cách giải quyết và soạn các dự thảo để các bên thảo luận Bên cạnh đó, vai trò của bên thứ ba cũng được đề cao với phạm vi quyền hạn và nghĩa vụ rộng lớn hơn, thể hiện ở việc tham gia vào đàm phán từ đầu cho đến khi kết thúc, thậm chí có thể điều khiển cả cuộc đàm phán, đưa ra kiến nghị hoặc đưa ra đề nghị thay đổi yêu sách của các bên tranh chấp nhằm làm cho các bên tranh chấp hòa hợp hơn.

Ví dụ:

+ Năm 2001, Úc và Ai Cập đã ký kết BIT nhằm thúc đẩy đầu tư và bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư từ cả hai quốc gia Với mục đích BIT nhằm bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư từ cả hai quốc gia, đảm bảo rằng họ không bị phá sản hoặc mất quyền lợi do các hành động của chính phủ hoặc các biện pháp khác Đồng thời cung cấp cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các nhà đầu tư và chính phủ Điều này có thể bao gồm việc sử dụng hòa giải, tòa án hoặc trọng tài Trong BIT, hòa giải viên đóng vai trò quan trọng Họ là người thứ ba độc lập, không có quyền lợi hoặc nghĩa vụ liên quan đến tranh chấp Hòa giải viên giúp các bên tìm kiếm giải pháp hòa bình và thuyết phục họ thoả thuận với nhau để loại bỏ tranh chấp.

Thông qua ủy ban điều tra

Thông qua ủy ban điều tra trong giải quyết tranh chấp quốc tế được coi là biện pháp điều tra, được ghi nhận trong nhiều điều ước quốc tế, như Công ước La Haye 1907 về giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế, Hiến chương Bogota 1948, các Công ước Giơnevơ về bảo hộ nạn nhân chiến tranh năm 1949 Cơ quan điều tra là một ủy ban gồm một số thành viên nhất định, trong đó thường có cả công dân các bên tranh chấp nhưng họ không đại diện cho quốc gia mình Nhiệm vụ chủ yếu của ủy ban điều tra không phải là trực tiếp giải quyết vụ tranh chấp mà báo cáo của ủy ban điều tra chỉ xác nhận một cách khách quan những tình hình, sự kiện đã xảy ra chứ không có tính chất như quyết định của trọng tài hay phán quyết của tòa án Các bên tranh chấp có toàn quyền trong việc chấp nhận hay bác bỏ báo cáo của ủy ban điều tra.

Vai trò của ủy ban điều tra là giúp cho việc hiểu một cách rõ ràng, khách quan về các sự kiện đã làm nảy sinh tranh chấp Điều tra sẽ tạo điều kiện cho các

Ngày đăng: 11/04/2024, 15:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w