BÌNH LUẬN VỤ ÁN HÀNH CHÍNH THEO PHÁP LUẬT TỐ...5 TỤNG HÀNH CHÍNH HIỆN HÀNH...5 a Quá trình khiếu nại và khởi kiện CSGT của ông B liệu có đúng hay sai với pháp luật tố tụng hành chính hiệ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH
Đề 10: Bình luận vụ án hành chính: Kiện CSGT vì phạt mà “không cho xem chuyên đề, kế hoạch tuần tra” theo pháp luật tố tụng hành chính hiện hành.
Họ và tên: Nguyễn Lê Hải Đức
Lớp: K64 CLC
MSV: 19062016
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
I TÓM TẮT BẢN ÁN 4
II BÌNH LUẬN VỤ ÁN HÀNH CHÍNH THEO PHÁP LUẬT TỐ 5
TỤNG HÀNH CHÍNH HIỆN HÀNH 5
a) Quá trình khiếu nại và khởi kiện CSGT của ông B liệu có đúng hay sai với pháp luật tố tụng hành chính hiện hành 5
b) Thời hiệu khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính 7
c) Thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính 7
d) Những vấn đề trong việc dừng phương tiện giao thông đang di chuyển để kiểm tra hành chính của CSGT theo pháp luật hành chính hiện hành 8
e) Quy định về việc người dân có được quyền xem chuyên đề, kế hoạch theo pháp luật hành chính hiện hành hay không ? 8
f) Giải quyết vụ án tố tụng hành chính của Tòa 10
TỔNG KẾT 12
NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO: 13
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, hiện tượng người điều khiển phương tiện tham gia giao thông sau khi được CSGT yêu cầu dừng xe và xuất trình giấy tờ để kiểm tra hành chính thì có một số đối tượng “đòi” CSGT phải đưa ra chuyên đề và kế hoạch tuần tra thì họ mới chịu xuất trình giấy tờ cho CSGT kiểm tra nếu không thì họ nghiễm nhiên cho mình quyền không đưa ra vì cho rằng CSGT đang làm sai và không minh bạch xuất hiện khá nhiều Tuy nhiên, đây liệu có phải là lỗi sai của CSGT hay xuất phát từ sự thiếu hiểu biết của một số đối tượng khi tham gia giao thông ? Trong phạm vi đề tài lần này, dựa vào vụ án hành chính: “Kiện CSGT vì phạt mà “không cho xem chuyên đề, kế hoạch tuần tra” dưới dây, em xin phép trình bày quan điểm cũng như bình luận về vụ án hành chính này theo pháp luật
tố tụng hành chính hiện hành
Trang 4I TÓM TẮT BẢN ÁN
Vào khoảng 10 giờ 30 phút ngày 14 tháng 9 năm 2018, khi ông P.V.B (ngụ tại Trà Vinh) điều khiển xe máy đến đường thuộc P.2 xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh thì bị tổ CSGT yêu cầu dừng xe và kiểm tra giấy tờ B dừng xe, không xuất trình giấy tờ và yêu cầu cảnh sát cho xem chuyên đề, kế hoạch tuần tra thì mới xuất trình giấy tờ Tổ tuần tra đã không đồng ý và lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính và tạm giữ xe của B về lỗi không chấp hành yêu cầu kiểm tra, kiểm soát
Không đồng ý với quyết định của CSGT, đến ngày 20 tháng 9 năm 2018 thì ông B đã đến phòng CSGT tỉnh Trà Vinh để khiếu nại về việc: “ Tổ tuần tra, kiểm soát tự ý kiểm tra giấy tờ của người điều khiển phương tiện khi xe đang lưu thông, không cho xem chuyên đề, kế hoạch tuần tra” Ngày 22 tháng 10 năm
2018, Trưởng phòng CSGT tỉnh Trà Vinh đã giải quyết khiếu nại với đơn trả lời ông B là sai
Ông B sau đó đã tiếp tục làm đơn khiếu nại gửi Giám đốc Công an tỉnh Trà Vinh và đã được xác định nội dung khiếu nại lần đầu là đúng một phần Tiếp theo, do không thống nhất với các quyết định nói trên thì ông B đã khởi kiện ra TAND tỉnh Trà Vinh và đã bị bác đơn kiện sau quá trình xét xử sơ thẩm
Tiếp đấy, ông B đã kháng cáo lên TAND Cấp cao thành phố Hồ Chí Minh nhằm xét xử phúc thẩm Đến ngày 18 tháng 8 năm 2020, TAND Cấp cao thành phố Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm vụ án khiếu kiện quyết định hành chính giữa người khởi kiện là ông B và người bị kiện là Công an tỉnh Trà Vinh và Phòng CSGT tỉnh Trà Vinh Sau quá trình xem xét và nghị án thì HĐXX đã không chấp nhận kháng cáo và giữ nguyên án sơ thẩm
Trang 5II BÌNH LUẬN VỤ ÁN HÀNH CHÍNH THEO PHÁP LUẬT TỐ
TỤNG HÀNH CHÍNH HIỆN HÀNH
Để có được một quá trình phân tích vụ án hành chính: Kiện CSGT vì phạt
mà “không cho xem chuyên đề, kế hoạch tuần tra” theo pháp luật tố tụng hành chính hiện nay một cách dễ hiểu nhất thì chúng ta cần phải làm rõ những vấn đề sau:
a) Quá trình khiếu nại và khởi kiện CSGT của ông B liệu có đúng hay sai với pháp luật tố tụng hành chính hiện hành.
Theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính hiện hành thì đối với các trường hợp không đồng ý với các quyết định của CSGT thì người vi phạm có quyền khiếu nại cũng như khởi kiện khi cho rằng các quyền của mình bị xâm hại Điều 7 của Luật Khiếu nại 2011 đã có quy định rằng: “Khi người vi phạm xác định được quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền lợi cũng như lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người
có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính” Từ đây, chúng ta thấy được rằng người vi phạm trong trường hợp không đồng ý với các quyết định xử phạt của CSGT thì người
vi phạm có thể khiếu nại lần đầu đến cơ quan CSGT đã ra quyết định xử phạt hành chính hoặc cơ quan của CSGT đã đưa ra quyết định xử phạt Ngoài hình thức khiếu nại thì người vi phạm có thể khởi kiện vụ án hành chính Đối chiếu với đề trên về trường hợp của ông B thì chúng ta đã thấy được hành vi khiếu nại ban đầu của ông B đã chính xác khi ông B đã khiếu nại lần đầu đến Phòng CSGT tỉnh Trà Vinh về việc “Tổ tuần tra, kiểm soát tự ý kiểm tra giấy tờ của người điều khiển phương tiện khi xe đang lưu thông, không cho xem chuyên đề,
kế hoạch tuần tra” vào ngày 20 tháng 9 năm 2018
Tiếp theo trong Điều 7 của Luật Khiếu nại 2011 đã có quy định thêm rằng:
“ Đối với trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết
Trang 6khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người
có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính Đối với những quy định trên của điều 7 trong Luật Khiếu nại 2011 đã cho thấy được việc khiếu nại lần hai của ông B cũng chính xác với quy định của Luật Khiếu nại đấy chính là việc sau khi nhận được câu trả lời của Trưởng phòng CSGT tỉnh Trà Vinh là nội dung đơn khiếu nại của ông B là sai thì ông B đã tiếp tục khiếu nại lên Giám đốc Công an tỉnh Trà Vinh và ở lần khiếu nại thứ hai này thì ông B nhận được kết quả là nội dung giải quyết khiếu nại lần đầu là đúng một phần
Điểm quy định cuối cùng của Điều 7 trong Luật Khiếu nại 2011 quy định rằng: “Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của luật Tố tụng hành chính” Đối với quy định này thì ông B cũng đã hành động đúng sau hai lần khiếu nại lần lượt lên Trưởng phòng CSGT tỉnh Trà Vinh và Giám đốc Công an tỉnh Trà Vinh thì ông B đã khởi kiện ra TAND tỉnh Trà Vinh Do không thống nhất với các quyết định của hai lần khiếu nại thì trong quá trình xét
xử sơ thẩm, TAND tỉnh Trà Vinh đã quyết định bác đơn kiện của ông B
Cuối cùng ông B đã kháng cáo lên TAND Cấp cao của thành phố Hồ Chí Minh để xét xử phúc thẩm Tại đây có thể thấy ông B đã áp dụng Điều 174 Luật
Tố tụng hành chính và hướng dẫn tại khoản 1, điều 20 Nghị quyết 02/ HĐTP ngày 29 tháng 7 năm 2011 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Tố tụng hành chính: “Đối tượng
mà đương sự, người đại diện của đương sự có quyền làm đơn kháng cáo để yêu cầu Tòa án cấp trên trực tiếp giải quyết lại theo thủ tục xét xử phúc thẩm bao gồm: Bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp
sơ thẩm
Trang 7Như vậy, quá trình khiếu nại của ông B sau khi không đồng ý với quyết định xử phạt vi phạm hành chính của CSGT tỉnh Trà Vinh thì ông B đã tuân thủ đúng theo Điều 7 của Luật Khiếu nại và thực hiện đúng với các bước quy tắc của khiếu nại và khởi kiện cũng như Điều 174 Luật Tố tụng hành chính và hướng dẫn tại khoản 1, điều 20 Nghị quyết 02/ HĐTP ngày 29 tháng 7 năm
2011 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một
số quy định của Luật Tố tụng hành chính để tuân thủ đúng quy tắc về xét xử phúc thẩm Chính vì điều đấy chúng ta đã thấy được quá trình khiếu nại và khởi kiện của ông B là đúng với pháp luật tố tụng hành chính hiện hành
b) Thời hiệu khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính
Đối với thời hiệu khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính thì điều 9 của Luật Khiếu nại có quy định: “Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính Trong trường hợp người khiếu nại không thực hiện quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập
ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại” So với dữ kiện đã được đưa ra thì từ thời gian ông B nhận quyết định xử lý vi phạm hành chính, ông B đã thực hiện quyền khiếu nại ở trong khoảng thời gian được quy định
c) Thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính
Đối chiếu với vụ án hành chính của ông B thì thời hiệu khởi kiện của ông
B được quy định tại Điểm a khoản 2 điều 116 Luật Tố tụng hành chính 2015:
“ 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc” Như vậy quyết định khởi kiện vụ
án hành chính của ông B là đúng với thời hạn khởi kiện
Trang 8d) Những vấn đề trong việc dừng phương tiện giao thông đang di chuyển
để kiểm tra hành chính của CSGT theo pháp luật hành chính hiện hành
Có thể thấy, xét theo vụ việc của ông B thì việc dừng xe kiểm tra hành chính của CSGT là việc hoàn toàn chính xác theo pháp luật hành chính hiện hành Theo Khoản 1 Điều 8 của thông tư số 65/2020/TT-BCA đã quy định:
“ CSGT được dừng các phương tiện tham gia giao thông đường bộ (sau đây viết gọn là phương tiện giao thông) theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, Thông tư này và quy định khác của pháp luật có liên quan Kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ, giấy tờ của người điều khiển phương tiện giao thông, giấy tờ của phương tiện giao thông và giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện giao thông đang kiểm soát theo quy định của pháp luật; kiểm soát việc thực hiện các quy định về hoạt động vận tải đường bộ theo quy định của pháp luật.” và tại Điểm b Khoản 1 Điều 16 của thông tư số 65/2020/TT-BCA thì: “CSGT thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt”
Chính vì thế, so với bản án của ông B và pháp luật hành chính hiện hành thì CSGT được quyền dừng phương tiện giao thông đang di chuyển để kiểm tra hành chính
e) Quy định về việc người dân có được quyền xem chuyên đề, kế hoạch theo pháp luật hành chính hiện hành hay không ?
Có thể thấy rõ ràng thời điểm gần đây trên mạng xã hội ngày càng xuất hiện nhiều những video về việc người dân “cãi nhau” với CSGT bằng được để đòi xem chuyên đề, kế hoạch tuần tra thì họ mới chịu xuất trình giấy tờ để kiểm tra hành chính Điều này xuất phát từ sự thiếu hiểu biết bởi những người tham gia giao thông bởi theo Điều 6 thông tư số: 67/2019/ TT-BCA về quy định về thực hiện dân chủ trong công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đã ghi rõ:
Trang 9Căn cứ vào đặc điểm, tính chất và nội dung phải công khai, cơ quan Công an áp dụng một, một số hoặc tất cả các hình thức công khai sau đây:
1 Đăng tải trên Cổng thông tin điện tử; Trang thông tin điện tử của cơ quan Công an
2 Đăng Công báo
3 Niêm yết tại trụ sở cơ quan Công an
4 Công khai trên phương tiện thông tin đại chúng
5 Thông qua việc tiếp công dân; họp báo; thông cáo báo chí; hoạt động của người phát ngôn trong lực lượng Công an nhân dân theo quy định của pháp luật
Vì vậy, CSGT không có trách nhiệm hay nghĩa vụ phải đưa ra chuyên đề hay kế hoạch tuần tra để cho người dân xem Người dân chỉ có thể xem qua những nơi trên
Bên cạnh đấy, tại thông tư 11/2010/TT-BCA ngày 25.3.2010, quy định danh mục bí mật Nhà nước trong lực lượng Công an nhân dân, thì kế hoạch công tác trong lực lượng công an là tài liệu mật Và quy định trên của thông tư
đã được Cục Cảnh sát ban hành văn bản, thể hiện rõ kế hoạch là tài liệu, nghiệp
vụ ngành công an, chỉ cấp thẩm quyền mới được kiểm tra
Chính vì những quy định trên của pháp luật hành chính hiện hành, người dân không có quyền “đòi” CSGT đưa ra chuyên đề và kế hoạch tuần tra thì mới xuất trình giấy tờ để CSGT kiểm tra Nếu người dân muốn xem thì chỉ có thể xem qua 5 địa chỉ mà thông tư67/2019/ TT-BCA đã nêu ra
Qua điều này, chúng ta đã thấy rõ được hành động của CSGT đã chính xác và hành động của ông B đã vi phạm vào khoản 5, điều 11, Nghị định số 46/2016/NĐ-CP là “Không chấp hành yêu cầu kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ”
Trang 10f) Giải quyết vụ án tố tụng hành chính của Tòa
Theo như vụ án hành chính của ông B, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy được sự sai sót của ông B do thiếu hiểu biết về pháp luật nên căn cứ vào tội
“ Không chấp hành yêu cầu kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ” thì việc ông B đã khởi kiện lên Tòa sơ thẩm và bị bác đơn cũng như kháng cáo lên Tòa phúc thẩm và bị Hội đồng xét xử không chấp nhận đơn và giữ nguyên án sơ thẩm cũng là điều dễ hiểu khi việc làm của ông B là không khách quan và sai sự thật Qua đây, chúng ta có thể thấy được Tòa sơ thẩm và Tòa phúc thẩm đã xử lý bản án vô cùng chính xác
III MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CÁ NHÂN
Thông qua vụ án hành chính của ông B thì chúng ta có thể thấy được pháp luật tố tụng hành chính hiện hành đang dần hoàn thiện một cách hoàn chỉnh để
có thể dễ dàng giải quyết những vụ án hành chính như thế này hơn Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp như trên xảy ra thường xuyên Vì vậy khi giải quyết các vấn đề trên các chiến sĩ CSGT cần phải giải thích cho người người dân một cách đơn giản và dễ hiểu nhất rằng tuy điểm d khoản 1 Điều 5 Thông tư 67/2019/TT-BCA có quy định: “Kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông, Kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề về giao thông,
Kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm thường xuyên, gồm các nội dung cụ thể sau: Tên đơn vị; tuyến đường; các loại phương tiện và các hành vi vi phạm tiến hành kiểm soát, xử lý; thời gian thực hiện…” là nằm trong Nội dung công khai của Công an nhân dân trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông tuy nhiên theo Điều 6 cùng thông tư 67 có quy định chỉ công khai ở 5 địa chỉ đã nêu ở trên và theo thông tư 11/2010/TT-BCA chỉ rõ cho người dân đây chính là tài liệu Mật để người dân có thể hiểu rõ hơn và tránh những tình trạng như ông B
Cuối cùng, các cơ quan có thẩm quyền xét xử vụ án tố tụng hành chính cần thực thi đúng với pháp luật hành chính hiện hành nhằm đảm bảo quyền lợi
Trang 11của người dân và nâng cao vị thế của Nhà nước trong việc quản lý Nhà nước bằng pháp luật
Trang 12TỔNG KẾT
Từ vụ án tố tụng hành chính trên chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của pháp luật hành chính hiện hành khi đã góp phần vào việc giải quyết các vấn đề hành chính một cách đơn giản và hiệu quả hơn; giúp cho người dân
có thể dễ dàng tìm hiểu về pháp luật nhằm giúp cho Tòa có thẩm quyền xử lý vụ việc một cách chính xác nhất để tìm ra đúng người, đúng tội Qua đây để giáo dục cho người dân cũng như nâng cao vị thế của Nhà nước trong việc quản lý Nhà nước bằng pháp luật